GIÁO TÀI A TỲ ĐÀM

PHÂN NHÓM (kalaapa) SẮC PHÁP

Kalaapa là bọn, nhóm, cụm; vậy Ruupakalaapa là cụm sắc, bọn sắc, nhóm sắc.

Trong bọn sắc có nhiều sắc phối hợp nhau, các sắc ấy có 3 điểm tương đồng (sahavutti) với nhau:

– Ekuppaada: đồng sanh.
– Ekanirodha: đồng diệt.
– Ekanissoya : đồng nương 4 đại như nhau: những sắc nào tương đồng nhau trên 3 điểm như thế mới được gọi là một Ruupakalaapa.

Có tất cả 23 nhóm sắc: 9 nhóm sắc nghiệp, 8 nhóm sắc tâm, 4 nhóm sắc quí tiết, 2 nhóm sắc vật thực, như trong Abhidhammattha Sangaha , Ngài Anuruddha cũng đã ghi :

Kammacittatukaahaara
Samu.t.thaanaa yathaakkamam
Nava.t.tha caturo dveti
Kalaapaa hi teviivati.

23 sắc này nếu tính theo chi pháp, gồm có 23 sắc thôi bởi trừ ra giao giới và 4 sắc tướng. Giao giới chỉ là khoảng cách giữa các nhóm sắc, 4 sắc tướng chỉ là từng giai đoạn biến thái của các nhóm sắc nên không có chi pháp hẳn hoi. Như trong Abhidhammattha Sangaha, Ngài Anuruddha đã xác nhận:

Kalaapaana.m paricchede
Lakkha.nattaa vicakkha.naa
Na kalaapangamiccAahu
Aakaasa.m lakkha.naani ca.

Trong 9 nhóm sắc nghiệp nếu kể theo chi pháp hẳn hoi thì chỉ có 17 sắc (không tính giao giới). 9 bọn sắc nghiệp chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita) thôi và trong mỗi người chỉ có 8 bọn sắc nếu là nam thì không có nhóm sắc nữ giới tính, nếu là nữ thì không có nhóm sắc nam giới tính (hay có thể gọi là nhóm sắc tố nam). 8 nhóm sắc nghiệp ở đây chỉ cho sắc nghiệp thuần túy chớ chưa kể đến nhóm sắc quí tiết do nghiệp trợ (Kammapaccaya – utujaruupakalaapa). Nghĩa là trong 9 nhóm sắc nghiệp cũng có tejodhaatu (sắc hỏa giới) nhưng đó là do nghiệp trợ sanh nên sắc hoả giới đó ở đây vẫn được gọi là kammajaruupa (sắc nghiệp). Còn sắc quí tiết do nghiệp trợ thì dù sao cũng không là sắc nghiệp thuần túy, chính thống nên không được kể chung vào các nhóm sắc nghiệp, nó phải nằm bên phần sắc quí tiết mới đúng.

Những bộ phận trong cơ thể chúng sanh như tóc, lông, móng, răng đều là những sắc quí tiết nhưng điểm cần nhớ là trong công trình tạo ra các bộ phận cơ thể đó, sắc quí tiết do nghiệp trợ (kammapaccaya-utujaruupa) luôn ở vị trí chủ yếu, còn 3 thứ sắc quí tiết còn lại thì đóng vai trò phụ thuộc sự có mặt của chúng mỗi bậc, nhất là khi chúng sanh đã chết, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực đã chấm dứt sinh hoạt, lúc bấy giờ chỉ còn lại 4 thứ sắc quí tiết. Do đó mới nói rằng trong mỗi người có nhiều lắm cũng chỉ 8 bọn sắc nghiệp thôi.

BỌN SẮC NGHIỆP PHÂN BỐ TRÊN THÂN

Thân thể con người được chia ra 3 phần:

1) Uparimakaaya: phần trên: kể từ cổ lên đầu.
2) Majjhimakaaya: phần giữa: từ cổ xuống lổ rún.
3) Hetthimakaaya: từ rún xuống chân.

* Ở phần thượng thân có được 7 bọn sắc nghiệp:

– Cakkhudasakalaapa.
– Sotadasakalaapa.
– Ghaanadasakakalaapa.
– Jivhaadasakakalaapa.
– Kaayadasakakalaapa.
– Bhaavadasakakalaapa.
– Jiivitanavakakalaapa
.

* Ở phần hạ thân có được 3 bọn sắc nghiệp:

– bọn thân,
– bọn giới tính,
– bọn mạng quyền.

-ooOoo-

SẮC TÂM

Sắc tâm có 2 nhánh: Muulakalaapa và Muuliikalaapa.

Nhánh Muulakalaapa có 4 nhóm:

1) Suddha.t.thakakalaapa: 8 bất ly.
2) Saddanavakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh.
3) Kaayavi~n~nattinavakakalaapa: 8 bất ly và thân biểu tri.
4) Vaciivi~n~nattisaddadasakalaapa: 8 bất ly, khẩu biểu tri và cảnh thinh.

Nhánh Muuliilalaapa có 4 nhóm:

1) Lahutaadi-ekaadasaka-kalaapa: 8 bất ly, 3 kỳ dị.
2) Saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh, 3 kỳ dị.
3) Kaayavinnattilahutaadidvaadasak-akalaapa: 8 bất ly, thân biểu tri, 3 kỳ dị.
4) Vaciivi~n~nattisaddalahutaaditerasaka-kalaapa: 8 bất ly, khẩu biểu tri, cảnh thinh, 3 kỳ dị.

Thích giải:

Theo Cisuddhinagga-attha-kathaa thì giải có 8 nhóm sắc tâm như vậy nhưng trong Abhidhammattha Sangaha thì Ngài Anuruddha chỉ nêu 6 nhóm thôi, tức là trừ ra nhóm cảnh thinh (saddanavaka-kalaapa) với nhóm thinh kỳ dị (saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa). Và nhóm sắc tâm này nếu nói theo chi pháp là 14 sắc tâm (trừ giao giới). Các nhóm sắc tâm chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita).

1) Nhóm sắc suddha.t.thakakalaapa có mặt trong những lúc thân không cửû động, khẩu không phát biểu, trong những khi tâm yếu đuối không tích cực, năng động, nhóm sắc này là hơi thở ra vào, bản tướng hiển hiện qua sự phồng xộp. Khi tâm buồn phiền thì bản tướng của nhóm sắc này là nét mặt dủ dột, héo hắt khi tâm sợ hãi cái gì thì nhóm sắc này là sự nổi óc, rợn gáy, lạnh lưng, hay tóc lông dựng ngược… cứ thế mà suy diễn.

2) Nhóm saddanavakakalaapa có mặt khi có tiếng động phát ra từ thân mà không do khẩu tác động, hoặc có mặt khi tâm yếu đuối, thối thất, thụ động, tiêu cực. Tiếng động ở đây chẳng hạn như là tiếng ngáy, tiếng ho, tiếng nghiến răng tiếng các khớp xương co giản…

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm sắc này được gọi là nhóm thinh kỳ dị (saddalahutaadidvaadasakakalaapa) và nhóm thinh kỳ dị này có mặt khi tâm được vui vẽ hay năng động, tích cực. Dạng hiển hiện của nhóm thinh kỳ dị cũng có thể là những tiếng động như ở nhóm thinh nhưng trong trẻo hơn và nếu là những tiếng ù ờ cũng dễ nghe và dễ hiểu, thay vì tiếng ù ờ thiếu kỳ dị thì nghe không rõ ràng, không trong trẽo.

3) Nhóm kaayavi~n~nattinavakakalaapa có mặt qua những cử động nhỏ nhặt không thường xuyên của thân thể trong lúc tâm yếu đuối, không tích cực, năng động như việc ngồi, nằm, đứng, đi, co duỗi, dở bước đạp… nói chung những cử động không cần tới sự nổ lực bao nhiêu. Ðó là dạng hiển hiện của nhóm sắc này.

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm sắc nầy được gọi là kaayavinnattilahutaadidvaadasakakalaapa và thường hiện khởi trong những lúc tâm tư vui vẽ,năng động chúng cũng là những oai nghi trên nhưng có tổ chức hơn.

4) Nhóm vaciivinnattisaddadasakakalaapa có mặt khi ta nói chuyện, đọc sách, tụng kinh mà tâm tư thiếu vui tươi hay không năng động tích cực. Khi có 3 kỳ dị cùng sanh thì nhóm này được gọi là vaciivinnattisaddalahutaaditarasakakalaapa và thường xuyên có mặt trong thời bình nhật (paakati) hoặc vào những khi tâm vui vẽ năng động, chúng cũng là những lời tụng đọc, những câu nói thôi nhưng thuận hoạt, trôi chảy hơn.

NHÓM SẮC TÂM PHÂN BỐ TRÊN THÂN

– Phần thượng thân (uparimakaaya) là vị trí có mặt của cả 8 nhóm sắc tâm.

– Phần trung thân (majjhimakaaya) và hạ thân (he.t.thimakaaya) là vị trí có mặt của 4 nhóm sắc tâm nhóm bất ly (suddha.t.thakakalaapa), nhóm thân biểu tri, nhóm kỳ dị, nhóm thân biểu tri kỳ dị (kaayavi~n~nattilahutaadidvaa- dasakakalaapa).

SẮC QUÍ TIẾT

Sắc quí tiết có 2 nhánh muulakalaapa và muulikalaapa .

Nhánh Muulakalaapa gồm có 2 nhóm sắc:

1) Suddha.t.thakakalaapa: 8 bất ly.
2) Saddanavakakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh.

Nhánh Muuliikalaapa cũng gồm có 2 nhóm sắc.

1) Lahutaadi-ekaadasakakalaapa: 8 bất ly, 3 kỳ dị.
2) Saddalahutaadidvaadasakakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh, 3 kỳ dị.

Thích giải:

4 nhóm sắc quí tiết nếu tính theo chi pháp thì có 12 sắc (trừ giao giới) cơ thể chúng sanh luôn có đủ 4 nhóm sắc quí tiết này, riêng về những vô sinh vật thì chỉ có 2 nhóm quí tiết thôi đó là nhóm bất ly và nhóm Thinh (saddanavakakalaapa).

SẮC QUÍ TIẾT TRONG LOÀI SINH VẬT

1) Nhóm thuần bất ly chính là cơ thể chúng sanh, nó làm chỗ nương cho các loại sắc khác, nếu không có nhóm sắc này thì các nhóm sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực không thể hiện khởi được. Nhóm thuần bất ly nầy thường sinh khởi nơi cơ thể trong thời điểm hoạt động.

Khi có 3 kỳ dị cùng đi chung thì nhóm thuần bất ly sẽ được gọi là lahutaadi-ekadasakakalaapa tức là cơ thể trong tình trạng hoạt động.

2) Nhóm Thinh (saddanavakalaapa) chính là một tiếng động nào đó được thân tạo ra như tiếng sôi ruột, tiếng cọ tay hay tiếng ngáy… những tiếng rời rạc, mơ hồ, vô tổ chức.

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm này được gọi là saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa, cũng là những âm thanh phát ra từ thân như trên nhưng rõ ràng, dứt khoát hơn.

Ðối với những vật vô tri thì sự hiện diện của sắc quí tiết như sau:

1) Nhóm thuần bất ly là núi non, sông ngòi, gió, lữa, nước, mặt trăng, mặt trời, tinh tú, bóng râm…
2) Nhóm thinh là tiếng gió, tiếng sét, tiếng đá lỡ, đất sụp, tiếng chuông trống…

3 kỳ dị không bao giờ có đối với vật vô tri.

SẮC VẬT THỰC

Sắc vật thực cũng có 2 nhánh: muulakalaapa và muliikalaapa.

Nhánh I chỉ có một nhóm thuần bất ly (suddha.t.thakakalaapa) thôi, nhánh II là nhóm kỳ dị (lahutaadi-ekaadasakakalaapa): 8 bất ly + 3 kỳ dị.

Tính trên chi pháp chặt chẻ thì có 2 nhóm sắc vật thực trên đây chỉ gồm có 12 sắc thôi (trừ giao giới) và chúng chỉ sanh trong cơ thể chúng sanh. Sau đây là qui trình sinh diễn của sắc vật thực.

1) Nhóm thuần bất ly của sắc vật thực hiện khởi khi nào cơ thể được tiếp nhận một món ăn hay loại thuốc men nào đó, như ở trước đã nói, bọn thuần bất ly chỉ có mặt khi cơ thể đang ở trong tình trạng tiêu cực, thiếu hoạt động.

2) Nhóm kỳ dị, cũng sinh ra khi cơ thể được tiếp dưỡng bằng thuốc men hay vật thực ngoại, nhưng chúng chỉ có mặt khi cơ thể cử hoạt động, nói rộng hơn là đang ở tình trạng năng động. Tóm lại thuần bất ly cũng là sắc vật thực nhưng thiếu sự cộng tác của 3 kỳ dị. Còn 3 kỳ dị cũng là sắc vật thực nhưng chúng có kết hợp.

2 nhóm sắc vật thực này không có đối với giống vô sanh vật bởi vì sắc vật thực phải luôn dựa vào kammaja-oja để sinh ra. Kammaja-oja luôn làm điều kiện (upakaara) cơ bản cho vật thực ngoại (bahiddhoja), nguồn sinh tố từ các thức ăn bên ngoài như vậy đối với những thực phẩm chưa được ăn thì chất dinh dưỡng trong chúng chỉ là sắc quí tiết chớ không phải là sắc vật thực chẳng hạn như cây cối được phát triển, trổ hoa ra quả nhờ nương vào đất, nước, phân bón đó làm sắc vật thực cho cây nhưng kỳ thực trong trường hợp nầy những cái đó chỉ đóng vai tròsắc quí tiết chớ không phải là sắc vật thực bởi vì cây cối không có ăn các chất đó như chúng ta ăn thực phẩm, chúng chỉ hấp thụ thôi, chỉ hút các dưỡng tố đó qua củ, rể của mình. Nếu nói theo thông thường thì đó cũng là một hình thức ăn” nhưng theo thực tính chân đế thì không phải như thế, đó là nói theo vohaarasammuti (từ ngữ tục đế) thôi.

LỘ TRÌNH DIỄN CỦA SẮC PHÁP (Ruupapavattikkamanaya)

A.t.thaviisati kaamesu
Honti teviisa ruupiisu
Sattasasevasa~n~niina.m
Aruupe natthi ki~ncipi

Ở cõi dục có đủ 28 sắc pháp. Ở cõi sắc hữu tưởng chỉ có 23 (mũi, lưỡi, thân và 2 sắc tính). Ở cõi vô tưởng có 17 sắc (trừ 5 thần kinh, cảnh thinh, 2 sắc giới tính, ý vật, 2 biểu tri).

– Nói tổng quát thì ở cõi Dục có đủ 28 sắc nhưng nếu phân tách riêng ra nhiều trường hợp thì dĩ nhiên không phải như vậy. Ðối với nữ nhân thì không có sắc nam tính, ngược lại nam nhân thì không có sắc nữ tính. Hoặc khi bị tàn tật mất một giác quan nào đó thì 5 sắc thần kinh cũng không có đủ.

– 15 cõi sắc giới hữu tưởng không có thần kinh tỷ, thiệt, thân cùng 2 sắc giới tính vì 5 sắc này chỉ có ý nghĩa khi hưởng dục thôi, mà ở cõi sắc giới thì coi như đã ly khai các dục nên không thể có 5 sắc này nơi 1 phạm thiên sắc giới. Nói về 2 thần kinh nhãn nhĩ, sở dĩ ở cõi sắc giới hữu tưởng vẫn có là vì 2 cơ quan mắt tai không phải chỉ được xài trong việc hưởng dục, mà chúng còn có nhiều lợi ích hướng thượng khác nếu biết sử dụng như mắt còn có thể chiêm bái Thánh Nhân tai còn có thể nghe Chánh Pháp. Mà 2 việc này vị phạm thiên có thể làm được nên ở cõi ly dục đó thần kinh nhãn nhĩ mới đủ lý do để có mặt.

– Ở cõi vô tưởng chỉ có 17 sắc: 8 bất ly, giao giới, mạng quyền, 3 kỳ dị, 4 sắc tướng. Vì các phạm thiên vô tưởng không có tâm thức nên những sắc làm sở y cho tâm (như 5 thần kinh) không có trên đây. Còn 2 sắc tính là những sắc tạo điều kiện cho tham dục tích cực nhất, mà ở vị phạm thiên vô tưởng thì việc hưởng dục làm sao có được nên sắc tính dĩ nhiên không có.

Ðối với Phạm thiên cõi vô sắc là những vị đã trải qua quá trình tu tập thiền định vô sắc, một cấp thiền ly tham trong sắc (Ruupaviraagabhaavanaa). Nhàm chán trong sắc thì làm sao lại có thể còn sắc!

SẮC PHÁP TRONG CÕI DỤC

Ở  cõi dục giới có 28 sắc pháp. 28 sắc pháp nếu nói rộng thì thành 74 sắc bởi vì có 18 sắc nghiệp, 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết và 12 sắc vật thực. Cộng 4 con số này lại ta có được 58 sắc như ta biết, sắc pháp có 4 loại vì dựa theo nhân sanh của chúng. Trong mỗi loại ấy ta cộng thêm 4 sắc tướng vào, vậy thành ra có đến 16 sắc tướng. Ta lấy 16 nhân với 58 sắc kể trên thì thành ra 74 sắc.

SẮC PHÁP TRONG CÕI SẮC GIỚI HỮU TƯỞNG

Trên cõi sắc giới hữu tưởng có được 23 sắc pháp. Nếu tính theo loại sắc thì chỉ có 3 loại (trừ ra sắc vật thực) vì chư Phạm Thiên không có ăn uống như Nhân Loại hay Chư Thiên cõi dục giới, các vị chỉ sống bằng pháp hỷ (jaati) thôi.

Trong 3 loại sắc còn lại ấy, sắc nghiệp chỉ có 13 (trừ 3 thần kinh tỷ, thiệt, thân cùng 2 sắc tính) sắc tâm trên đó vẫn đủ số 15, sắc quí tiết vẫn 13. Ta cộng 3 con số này lại thành ra 41 rồi trong mỗi loại sắc ta kể vào đó thêm 4 sắc tướng, 4 sắc tướng nhân với 3 loại sắc thì ra 12 sắc tướng, 12 sắc tướng cộng với 4 sẽ cho ra 53 sắc. Vậy nếu nói hẹp thì ở cõi sắc giới hữu tưởng có 23 sắc nếu kể rộng thì có 53.

SẮC PHÁP Ở CÕI SẮC GIỚI VÔ TƯỞNG

Ở cõi vô tưởng chỉ có 7 sắc pháp nếu tính theo loại thì chỉ có 2: sắc nghiệp và sắc quí tiết. Vì chúng sanh vô tưởng không có tâm thức nên họ không có sắc tâm còn sắc vật thực cũng không có. Ðó là quy luật trên ấy.

Sắc nghiệp ở cõi vô tưởng có 10 là 8 bất ly, giao giới, mạng quyền, sắc quí tiết trên đó có 12 (trừ thinh). Vậy tổng cộng lại là 22 sắc, kể thêm 8 sắc tướng đi với chúng nữa là 30. Ðó là tính rộng. Tính hẹp có 17 thôi.

Chú thích:

Ðúng ra lấy 4 sắc tướng cộng vào với mỗi loại sắc đó là tính tổng quát (như 18 sắc nghiệp cộng sắc tướng thì thành 22 sắc nghiệp, 15 sắc tâm cộng với 4 sắc Tướng thành ra 19…) nếu đem 4 sắc tướng cộng vào với từng sắc Nipphanna thì mới cặn kẽ. Tức là có tất cả 17 sắc Nipphanna (trừ giao giới), Mỗi sắc Nipphanna đều có 4 sắc tướng đi kèm. Vậy có tất cả 68 sắc tướng (17 x 4). Lấy 68 này cộng với 18 sắc nghiệp thì thành ra có đến 86 sắc nghiệp.

Trong 15 sắc tâm có được 9 sắc Nipphanna: 8 bất ly và thinh (saddaruupa) trong 9 sắc này mỗi cái đều có 4 sắc tướng đi kèm, thành ra có tới 36 sắc tướng. Lấy 36 này cộng với 15 sắc tâm.

Trong 13 sắc quí tiết có được 9 sắc Nipphanna như trên, và mỗi cái trong 9 sắc đó cũng đều có 4 sắc Tướng đi kèm thế là cũng có 36 sắc tướng trong sắc quí tiết. Lấy 36 này cộng với 13 sắc quí tiết thì thành ra có tới 49 sắc quí tiết

Trong 12 sắc vật thực có được 8 sắc Nipphanna, ta cộng 4 sắc Tướng vào với từng sắc Nipphanna sẽ cho ra 32 sắc Tướng. Lấy 32 này cộng với 12 thì thành ra sắc vật thực có đến 44.

-ooOoo-

Trong thời tái tục (patisandhikaala: uppaadakkhana của patisandhicitta) luôn vắng mặt 8 sắc : Thinh: 5 kỳ dị, dị và diệt. Trong thời bình nhật thì sắc nào cũng có mặt.

Nói theo thực tính pháp thì sát-na sanh của tâm tái tục được gọi là pa.tisandhikaala (thời tái tục), từ sát-na trụ của tâm tái tục trở đi cho đến sát-na trụ của tâm tử được gọi là thời bình nhật (pavattikaala). Sở dĩ trong thời tái tục không có 8 sắc kể trên là vì trong thời điểm đó thân khẩu của chúng sanh chưa hoạt động, nói năng gì được thân xác chúng sanh lúc đó hoàn toàn trong tình trạng tiêu cực tối đa, lại nữa trong sát-na sanh của tâm tái tục sắc chưa có dấu hiệu biến suy, cằn cỗi nên cũng không có dị và diệt, về điều này ta có thể hiểu như một nồi cơm mới vừa đặt lên bếp chưa ấm nồi thì làm sao có thể sôi tim hay kêu nồi gì được.

Trong Abhidhammattha Sangaha ghi rằng thời tái tục chỉ thiếu 8 sắc. Xem câu đó ta dễ hiểu lầm rằng trong 20 sắc còn lại có đủ 4 loại sắc: nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực, kỳ thật trong lúc tái tục chỉ có sắc nghiệp, còn 3 loại sắc kia chỉ sanh ra trong thời bình nhật mà thôi, 20 sắc nghiệp ở đây là: 5 sắc thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền, 8 bất ly, giao giới, sinh, tiến.

Theo Abhidhammattha Sangaha thì trong thời tái tục chỉ vắng mặt 8 sắc, nhưng theo atthakathaa và .tiikaa thì có tới 9 sắc vắng mặt trong thời tái tục là trừ thêm TIẾN (santati). Vậy theo các tài liệu đó thì vào thời tái tục chỉ có 19 sắc mà thôi.

Còn trong thời bình nhật thì 28 sắc pháp hiện khởi đầy đủ, nói theo loại thì đủ cả 4 loại, nói theo bọn thì đủ cả 9 bọn. Ðiều cần nhớ là không phải đối với chúng sanh nào trong thời tái tục cũng có đủ 9 bọn sắc nghiệp, bởi vì điều đó còn phải tùy vào sinh thú và sanh loại.

SANH LOẠI HỮU TÌNH (Yoni)

Tất cả chúng sanh chỉ nằm trong 3 hoặc 4 sanh loại sau đây:

1) Samsedajayoni: thấp sanh, giống hữu tình sinh ra từ môi trường ẩm thấp hay từ một vật chất vô sinh nào đó.

2) Opapaatikayoni: hóa sanh, giống hữu tình tự nhiên hiện ra, không dựa vào môi trường vật chất nào cả và sự xuất hiện đó diễn ra tựa như từ trên trời rơi xuống vậy.

3) Gabbhaseyyakayoni: thai sanh giống chúng sanh sinh ra từ quá trình thụ kết thai bào của động vật giống cái, nếu nói rộng sanh loại này còn được chia ra 2 nhánh:

  1. a)Andajayoni: noãn sanh, sanh ra trong dạng trứng.
    b)Jahaabujayoni: sinh ra trực tiếp từ sản môn (và mang sẳn hình dáng của mình).

QUÃNG THÍCH:

1) Loài hữu tình thấp sanh là loại chúng sanh sinh ra do điều kiện hấp thụ thiên nhiên, không do quá trình kết hợp tính giao của động vật (dù người hay thú) có thể chúng sinh ra từ máu mủ, cây cối, trái cây, bông hoa… như nàng Ci~ncaanaanavikaa đã sinh ra từ cây me, nàng Ve.luvatii sanh ra từ cây tre, nàng Padumavatii sinh ra từ hoa sen, 499 đứa con trai của nàng Padumavatii (mà sau đó trở thành những vị Ðộc Giác) đã sinh ra từ sản huyết, hoặc như các loài côn trùng, sâu bọ sanh ra từ những môi trường tự nhiên. Giống thấp sanh cũng trưởng thành chậm như thai sanh.

2) Loài hóa sanh nhờ nghiệp quá khứ mà sanh ra một cách thình lình, và hình dáng hoàn chỉnh ngay lúc đó chớ không phải phát triển từ từ như các giống hữu tình kia. Chúng sanh thuộc chủng loại này gồm có người ở địa ngục Chư Thiên, Phạm Thiên, người thời sơ kiếp (nhân loại trong thời điểm địa cầu mới hình thành).

3) Loài noãn sanh là giống hữu tình sinh ra từ bụng mẹ nhưng trong dạng trứng. Sau khi trứng nở mới từ đó chun ra và lớn lên theo thời gian giống noãn sanh gồm có những loài tiêu biểu như chim chóc, gà, vịt, rồng, rắn … Ðối với nhân loại cũng sanh ra trong dạng trứng như trường hợp hai anh em vị trưởng lão nọ trong chú giải pháp cú kinh, hai vị này là con của một cinnara (nhân điểu: giống chim đầu và mình như người nhưng chân chim, có cánh bay được). Hai vị khi mới được sinh ra chỉ là 2 cái trứng rồi sau đó trứng nở. Lớn lên cả 2 anh em họ đều đi xuất gia.

4) Giống bào sanh (tử cung sanh) là những chúng sanh được cưu man trong bụng mẹ với hình dáng sẳn có của mình như nhân loại và loài bàng sanh nào đó.

SANH LOẠI VÀ CÕI

Niraye bhummavajjesu
Devesu ca na yoniso
Tisso purimikaa honti
Catassa pi gatittaye
(Sammohavimodanii-atthakathaa)

QUÃNG THÍCH:

Các loài sau đây: chúng sanh địa ngục, Chư thiên trong 6 cõi Dục thiên (trừ ra hạng địa cư thiên: bhumma.t.thadeva), loài ngạ quỉ Nijjhaamata.nhika và Phạm thiên sắc giới đều thuộc giống hóa sanh.

Còn nhân loại, địa cư thiên, bàng sanh (tiracchaana), a tu la, ngạ quỉ (trừ ra loài Nijjhaamata.nhika) thuộc cả 4 sanh loại (yoni).

* * *

SẮC NGHIỆP CỦA MỖI SINH LOẠI

1) Loài thấp sanh và hóa sanh trong thời tái tục có được 8 bọn sắc nghiệp, bọn nhãn,… nói chung là 5 bọn thần kinh, bọn giới tính bọn ý vật. Ðó là tính tổng quát, lấy chuẩn mức tối đa (ukkatthanaya). Còn nếu lấy mức tối thiểu (omakanaya) thì đối với loài thấp sanh có thể thiếu 4 bọn sắc nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ và bọn giới tính. loài đọa xứ hóa sanh trong thời tái tục có thể thiếu 3 bọn nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn giới tính. Nhân loại hóa sanh (trong thời sơ kiếp) thiếu 1 bọn sắc nghiệp trong khi tái tục đó làbọn giới tính. Tất cả như thiên cõi Dục trong thời tái tục có đủ các sắc nghiệp.

2) Phạm thiên sắc giới hữu tưởng trong thời tái tục có được 4 bọn sắc nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn ý vật bọn mạng quyền.

3) Phạm Thiên vô tưởng trong thời tái tục chỉ có được 1 bọn sắc nghiệp đó là bọn mạng quyền.

4) Loài thai sanh nói chung (gabbhaseyyaka) trong thời tái tục có tối đa (ukka.t.tha) 3 bọn sắc nghiệp: bọn thân, bọn giới tính, và bọn ý vật nói hạn chế hơn (onakanaya) thì sanh loại này trong thời tái tục có ít nhất là 2 bọn sắc nghiệp: bọn thân và bọn ý vật, còn bọn giới tính đôi khi có thể thiếu. Nãy giờ là giải về sắc nghiệp tái tục của các sinh loại.

SẮC NGHIỆP BÌNH NHẬT MỖI SINH LOẠI

* Ðối với loài thấp sanh và hóa sanh ở cõi Dục, tong thời bình nhật thì có được thêm bọn sắc nghiệp là bọn mạng quyền. Khi gom chung sắc nghiệp tái tục và sắc nghiệp bình nhật lại thì được 8 bọn.

* Phạm Thiên Sắc giới trong thời bình nhật cũng chỉ có 4 bọn sắc nghiệp thôi, không có thêm bọn nào nữa. Riêng về Phạm thiên vô tưởng thì vẫn một bọn sắc nghiệp như cũ.

* Loài thai sanh (nói chung) trong thời bình nhật sinh được 5 bọn sắc nghiệp nữa là bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ, bọn thiệt, bọn mạng quyền. Trong 5 bọn đó đôi khi có thể thiếu 3 bọn sau đây: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ. Nói gọn lại, nếu kể tất cả bọn sắc nghiệp tái tục và bình nhật lại thì được 8 bọn. Trong đó có 4 bọn có thể bị thiếu trong một vài trường hợp đặc biệt.

Thời điểm xuất hiện các sắc thần kinh đối với loài thai sanh:

Trong bộ Paramatthavinicchaya (của Ngài Anuruddha) có ghi rằng:

Tato para.m pavattimhi
Va.d.dhamaanassa jantuno
Cakkhudasakaadayo ca
Cattaaro honti sambhavaa.

Mười một tuần lễ sau khi tái tục 4 bọn sắc nghiệp (tức 4 sắc thần kinh đầu) sẽ khởi lên cho chúng sanh một cách tương ứng [*] và cả 4 phải sinh cùng lượt không trước không sau nhau. Ðể khẳng định rõ điều này khi thuyết về 4 bọn sắc nghiệp còn lại (trừ bọn thân, bọn tính, mạng quyền, ý vật) Ðức Phật Ngài không có kể thứ lớp từng bọn theo cách uppattikkamanaya hay còn gọi là desanaakamanaya tức nêu từng chi trước sau như khi thuyết Ngũ Uẩn, Tứ Ðế, mà Ngài lại gom chung một lần mà kể ra. Về vấn đề 4 bọn sắc nghiệp sanh khởi trong tuần lễ thứ 11 sau khi tái tục. Trong bộ Kathaavatthu nói rằng “Sesaani cattaari sattasattati rattimhi. jaayanti: 4 bọn sắc nghiệp còn lại sinh khởi trong đêm thứ 77 sau ngày tái tục”.

Còn bọn sắc mạng quyền thì khởi sinh sau ngày tái tục 1 tuần lễ.

Riêng về loài thấp sanh và hoá sanh thì bọn mạng quyền sinh lên từ sát-na trụ (.thitik.) của tâm tái tục.

[*] Như với người muu bẩm sinh thì phải thiếu thần kinh nhãn

QUÁ TRÌNH PHÔI THAI

Pa.thama.m kalala.m hoti
Kalalaa hoti abbuda.m
Abbudaa jaayate pesi
Pesi nibbattate ghano
Ghanaa pasaakhaa jaayanti
Kesaa lomaa nakhaapi ca.
(Sagaathaavag. Yakkha Sa.myut. – Sa.my.-nikaaya)

Quãng thích:

– Trong tuần lễ đầu tiên sau khi tái tục, bào thai chỉ là một dịch chất trong suốt như dầu mè. Ðức Phật gọi dịch chất này là kalala.

– Vào tuần lễ thứ hai dịch chất kalala biến dạng thành một tí nưóc sền sệt (Chánh tạng gọi là abbuda)

– Vào tuần lễ thứ ba chất nước sẹät đó đổi sang dạng một cục thịt đỏ hói (Chánh tạng gọi là Pesi)

Vào tuần lễ thứ tư cục thịt đỏ ấy biến thành một khối săn chắc hơn, thay vì khi còn ở dạng pesi thì chỉ là một cục thịt mềm rệu. Dạng này được Ðức Phật gọi là Ghana, có hình dạng giống trứng gà.

– Vào tuần lễ thứ năm khối thịt săn chắc đó bắt đầu hình thành đầu mình tay chân. Từ tuần lễ thứ 12 đến tuần lễ thứ 42 các tóc, lông, móng dần dần mọc ra.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA 3 LOẠI SẮC CÒN LẠI

Trong các cõi hữu sắc hữu tưởng sát-na tâm đầu tiên trong một kiếp sống là tâm tái tục. Khi tâm tái tục diệt rồi thì tâm hữu phần đầu tiên sẽ khởi lên. Ngay sát-na của tâm hữu phần này, sắc tâm được tạo ra kể từ đó về sau, lúc nào sắc tâm cũng chỉ khởi lên ngay sát-na sanh của tâm, còn sát-na trụ và diệt thì yếu quá không đủ sức tạo sắc tâm. Bởi vì theo quy luật, tâm và sở hữu trong sát-na rất mạnh, còn ở 2 sát-na tiểu sau thì yếu hơn.

– Bọn sắc quí tiết đầu tiên luôn khởi lên vào sát-na trụ của tâm tái tục từ đó về sau nó khởi lên liên tục trong từng sát-na tiểu. Vì sắc quí tiết không phải do tâm trợ sanh nên dù tâm đang ở tình trạng nào: mạnh hay yếu cũng không ảnh hưởng gì đến chúng.

– Ðối với loài thấp sanh và hóa sanh khi vừa tái tục xong thì có thể tiêu thụ thực phẩm được liền nên bọn sắc vật thực của 2 loài này cũng sinh lên ngay lộ ý môn đầu tiên của kiếp sống. Và loại sắc này cũng không do tâm trợ sanh nên dù ở sát-na nào của tâm chúng cũng đều có thể sinh lên được cả.

Ðối với loài thai sanh thì bọn sắc vật thực khởi lên kể từ khi người mẹ ăn uống vào. Chất sinh tố trong thức ăn mà người mẹ dùng đó sẽ phân bố vào bầu thai để nuôi dưỡng nó. Nhưng điều nên nhớ là trong khi bầu thai còn trong dạng dịch chất (kalala) thì sinh tố từ bà mẹ không nuôi được nó. Kể từ tuần lễ thứ hai trở đi sinh tố trong các thức ăn mà bà mẹ ăn vào đó mới có thể nuôi dưỡng bầu thai. Kể từ lúc hiện khởi ấy trở về sau, vào bất cứ sát-na nào của tâm, sắc vật thực cũng khởi lên được. Trong sagaathaavagga (yakkhasa.myutta – Sa.myutta Nikaaya), bậc đạo sư bảo rằng:

Ya~ncassa bhu~njati maataa
Anna.m paana~nca bhojana.m
Tena so tattha yaapeti
Maatu kucchigato tiro.

“Món ăn thức uống mà bà mẹ dùng vào (sẽ giúp cho) thai bào nhờ đó mà hình thành cơ thể để lớn mạnh”.

-ooOoo-

LỘ SẮC TỔNG QUÁT

I-* Icceva.m patisandhimupaadaaya kammasamu.t.thaanaa. Dutiyacittamupaadaa ya cittasamu.t.thaanaa. .thitikaalamupaadaaya utusamu.t.thaanaa, ojaaphara.namupaa- daaya aahaarasamu.t.thaanaa. Ceti catusamu.t.thaanaruupakalaapasantati kaamaloke diipajaalaa uja nadiisoto viya ca yaavataaykamabbhocchinnaa pavattati.

Như đã nói, sắc nghiệp bắt đầu sinh ra từ sát-na Sanh (up.kh.) của tâm tái tục. Sắc tâm bắt đầu có mặt từ sát-na sanh của tâm hữu phần đầu tiên trong kiếp sống. Sắc quí tiết bắt đầu hiện khởi từ sát-na Trụ (.thi-kh.) của tâm tái tục sắc vật thực bắt đầu có mặt kể từ lúc các oja được tiếp viện và phân bố. Sự diễn biến tiếp nối liên tục của 4 loại sắc này trong cõi dục giống như một ngọn lữa hay như một dòng nước vậy.

II-* Mara.nakaale pana cuticittoparisattarasamacittassa .thitikaalamupaa- daaya kammajaruupaani na uppajjanti. Puretaramuppannaani ca kammajaruupaa -paani cuticittasamakaalameva pavattitvaa nirujjhanti. Tato para.m cittajaahaara- jaruupa~nca vocchijjati. Tato para.m utusamu.t.thaanaruupaaramparaa yaava mataka.levarasankhaaraa pavattanti.

Trong thời cận tử, từ sát-na trụ của tâm thứ 17 tính từ tâm tử kể ngược lại thì các sắc nghiệp không còn sinh thêm cái nào nữa, còn những sắc nghiệp đã sanh sẳn (trong sát-na sanh của tâm thứ 17 tính từ tâm tử kể ngược lại) thì cứ kéo dài đời sống của mình cho tới khi tâm tử khởi lên để cùng diệt mất một lượt với nó. Sau khi sắc nghiệp đã diệt mất thì sắc tâm và sắc vật thực cũng diệt luôn. Khi 3 loại sắc đó đã mất hết trong cơ thể chúng sanh thì sắc quí tiết vẫn còn tiếp tục sinh ra cho tới khi thân xác đã trở thành tử thi.

Quãng thích:

Sau đây là giải rộng về 2 cận tử Paali vừa nêu trên.

Ðiểm tâm yếu của bài kệ I muốn nói là sắc nghiệp bắt đầu sinh ra. Từ sát-na sanh của tâm tái tục rồi sau đó cứ vậy mà sinh diệt mãi cho đến hết kiếp sống chúng sanh. Trước giờ lâm chung, sắc nghiệp sanh lên một lần cuối cùng vào sát-na sanh của tâm thứ 17 tính từ tâm từ kể ngược lại những sắc nghiệp đó cứ đợi 17 sát-na tâm trôi qua cho hết thời hạn tồn tại của mình để rồi cùng diệt một lượt với tâm tử vì tuổi thọ của một sắc pháp dài bằng 17 sát-na tâm, đó là quy luật muôn đời không ai có thể sửa đổi cho khác đi được.

Câu Paali thứ hai muốn nói rằng ngoại trừ tâm viên tịch của vị La Hán, còn tâm tử của phàm nhân và Thánh hữu học đều có tạo sắc tâm. Như vậy lần sinh lên cuối cùng của sắc tâm được diễn ra ngay sát-na sanh, của tâm tử. Ðối với vị La hán thì sắc tâm sinh lên lần cuối cùng ở sát sát-na sanh của tâm thứ hai kể từ tâm tử tính ngược lại. Ðiều này có nghĩa là khi tâm đã diệt, người ta đã chết hẳn, sắc tâm vẫn còn tồn tại trong một khoảnh khắc đối với phàm nhân và thánh hữu học, khi họ đã chết rồi sắc tâm vẫn tiếp tục kéo dài thời gian tồn tại tương đương với 16 sát-na tâm. Còn vị La Hán sau khi viên tịch rồi, sắc tâm của vị ấy tiếp tục có mặt trong một khoảng thời gian tương đương với 15 sát-na tâm rồi diệt mất luôn. Nói theo chân đế thì là như vậy chớ nếu nói theo tục đế thì coi như tâm tử và sắc tâm lúc nào cũng cùng diệt một lượt bởi thời gian tương đương với 15, 16 sát-na tâm quả thật vô cùng ngắn ngủi, chưa bằng 1% của một vinaajii (một “sao” đơn vị đo thời gian cực ngắn, tương đương với 1% giây đồng hồ).

Nói về sắc vật thực, chúng sanh lên lần cuối cùng vào sát-na diệt của tâm tử. Nghĩa là khi tâm tử đã diệt, sắc vật thực tiếp tục tồn tạïi trong một thời gian tương đương 50 (năm mươi) sát-na tiểu rồi mới diệt,

Sở dĩ nói sắc quí tiết vẫn tếp tục tồn tại trong cơ thể chúng sanh sau khi họ đã chết là vì sắc quí tiết không bị ảnh hưởng gì tử tâm thức cả. Kể từ lúc cơ thể đã cứng lạnh rồi siinh trương rồi chỉ còn xương hay thậm chí tới lúc xương trở thành đất thành bụi, sắc quí tiết vẫn tiếp nối nhau sinh diệt mãi cho tới khi nào thế giới tiêu hoại thì thôi. Ðó là nói về sắc quí tiết trong thân xác của loài thấp sanh, thai sanh, (gab).

Riêng về sắc quí tiết của loài hóa sanh thì khi họ chết rồi nó cũng diệt luôn bởi thân xác của họ giống như ngọn lửa, còn sống thì còn thấy, chết rồi thì không có dư sót lại tí vật chất nào.

Từ kiếp sống này tới kiếp sống khác, sắc pháp cứ mãi khởi lên nơi chúng sanh, từ sát-na tái tục cho tới lúc chết như các Ngài đã nói:

Iccevam matasattaana.m
Punadeva bhavantare
Pa.tisandhimupaadaaya
Tathaaruupa.m pavattati

“Ðối với những người đã chết rồi, sang sanh hữu khác sắc pháp lại tiếp tục hiện khởi như cũ, kể từ lúc tái tục trở về sau, cứ vậy mà diễn biến”.

-ooOoo-

NHỮNG CÂU HỎI VỀ SẮC PHÁP

1) Sắc pháp được chia chẻ mấy cách? Kể ra và hãy cho biết ý nghĩa của mỗi cách.

2) Có bao nhiêu sắc pháp? Hãy nêu tên gọi từng cái theo thứ tự.

3) 28 sắc pháp kể gọn có bao nhiêu kể chi tiết có bao nhiêu?

4) Hãy lấy ra những sắc chân đế thật sự và hãy giải thích từng loại sắc sau đây sabhaavasaaya, asabhaavaruupa, salakkha.naruupa, alakkha.naruupa, nipphannaruupa, anipphannaruupa, ruuparuupa, aruuparuupa, sammasanaruupa, asammasanaruupa.

5) Hãy giải thích sắc Nahaabhuuta và Upaadaaya là thế nào. Hãy kể cho đủ những chỗ thiếu: Ðất, nước, lửa, gió, sắc thần kinh nhãn, sắc cảnh sắc, sắc cảnh xúc, sắc nữ giới tính, mạng quyền, thân biểu tri, khinh, sinh, diệt.

6) Hãy cho biết sự phân bố của 28 sắc pháp trên thân thể chúng sanh.

7) Hãy cho biết thực tính chân đế của từng sắc trong tứ đại. Và có mấy thứ nước, lửa, gió?

Nước có 2 loại:

  1. a) Nước ở dạng quến tụ (na) đượcu.nhatejotác động sẽ chảy ra (paggahara.nalakkhana) như sắt, đồng chì, kẽm… Bản tướng thủy đại của những vật chất ấy chỉ cần được nhiệt hỏa tác động là hiển hiện. Ðó là loại nước thứ nhất.
  2. b) Bản tướng thủy đại trong dạng chất lõng khi đượcSiitatejo(hàn hỏa) tác động thì sẽ gom lại và khắn vào nhau, như nước ở 0o c (không độ C) sẽ trở thành na ngay .

8) Hãy nêu lời giải tự của các sắc thần kinh nhãn… nói chung là 5 thần kinh.

9) Tại sao các màu sai biệt được gọi là sắc cảnh sắc, các mùi sai biệt được gọi là sắc cảnh khí?

10) Hãy dẫn chứng câu giải tự của các sắc ý vật, mạng quyền, vật thực, giao giới.

11) Nếu chia cho sâu sắc, 2 biểu tri có tới mấy loại? – Hãy giải nghĩa và dịch từng câu giải tự sau đây:

– Kaayena vi~n~natti: kaayavi~n~natti.
– Viseso aakaaso: vikaaso
– Lahuno bhaavo: lahutaa
– Ruupassa lahutaa: ruupalahutaa.
– Lakkhiiyanti vinicchiiyanti dhammaa ime sankhaatatii etenaati lakkhana.m.

12) Nếu gọi tâm theo thực tính, sắc pháp có được mấy tên gọi? Hãy giải nghĩa từng tên gọi ấy.

13) Ajjhattikaruupa, vatthuruupa, dvaararuupa, indriyaruupa, o.laarikaruupa, trong người của bạn (học sinh) có được mấy, kể ra chi tiết.

14) Hãy chia sắc pháp vào từng cặp sau đây: sắc thô, sắc tế, sắc do thủ, sắc phi do thủ, bất ly, khả ly (vinibbhoga).

15) hãy phân chia 7 sắc cảnh giới theo uppattidvaara và kammadvaara kèm theo lời giải thích.

16) Gocaraggaahakaruupa là gì? Hãy giải nghĩa và phân chia các Gocaraggaahakaruupa theo asampatagacar và sampattagoccaraggaahakaruupa kèm theo lời giải thích.

17) 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới được gọi là sắc hữu đối xúc (sappattig), tại sao thế? Hãy giải thích. Thế nào là sắc quyền, có mấy sắc quyền, hãy giải thích và nêu lên từng sắc một.

18) Hãy giải thích thế nào là sắc bất ly và khả ly theo ý của bạn, dĩ nhiên phải làm sao cho có luận cứ.

19) Hãy kể rõ sắc nào.

a- Là sắc quyền mà không là sắc tế
b- Là sắc tế mà không là sắc quyền
c- Là sắc quyền mà cũng là sắc tế
d- Không là sắc quyền cũng không là sắc tế.
e- Là sắc do thủ (upaadinnaruupa) nhưng không là sắc khả ly (vinib)
f- Là sắc khả ly nhưng không là sắc do thủ.
g- Là sắc khả ly mà cũng là sắc do thủ
h- Không là sắc do thủ cũng không là sắc khả ly.

20) Hãy cho biết có mấy nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực có thể tạo sắc pháp và không thể tạo sắc pháp (nghiệp ở đây tính trên tâm). Hãy kể chi tiết.

21) Có những sắc pháp sanh từ Cetasika đã diệt, có những sắc sanh từ cetasika mới sinh, tại sao Ðức Phật không gọi những sắc đó là cetasikaruupa? Hãy giải thích.

22) Có mấy thứ oja giúp sắc vật thực sinh khởi? Và loại oja nào trực tiếp trợ sanh sắc thực, oja nào chỉ ở vai trò trưởng dưỡng, tác động gián tiếp cho sinh khởi.

23) Hãy dịch câu kệ Paali sau đây

A.t.thaarada pannarasa
Terasa dvaadasaati ca
Kammacittotukaahaara
Jaani honti yathaakkama.m

Và hãy phân tích, 18 sắc nghiệp theo ajjhattikaruupa, vatthuruupa, dvaararuupa, indriyaruupa, o.laarikaruupa.

24) Hãy chia các sắc sau đây theo 4 samu.t.thaana (nhân sanh), 16 sắc tế, ekasamu.t.thaanikaruupa (sắc có 1 nhân sanh), dvisamu.t.thaanikaruupa (sắc có 2 nhân sanh), tisamu.t.thaanikaruupa (sắc có 3 nhân sanh), catusamu.t.thaanikaruupa (sắc có 4 nhân sanh),

25) Các Ngài đã nói rằng 4 sắc tướng không có nhân sanh nào, vậy tại sao có chỗ các Ngài lại bảo là 4 sắc tướng luôn có mặt theo các sắc “CHỦ NĂNG”? Hãy giải thích cho đúng ý các Ngài.

26) 4 sắc quí tiết (sinh ra) trong thân là gì? Hãy giải thích từng cái.

27) Hãy kể rõ tâm nào được 7 loại sắc tâm, kể từng chi tiết, tâm nào tạo được loại nào.

28) Hãy cho biết (từng) sắc tâm nào sanh ra từ các tâm sau đây: 8 tham, 2 sân, 2 si, khai ý, sinh tiếu, 8 đại thiện, 5 thiện sắc giới, (trừ 2 tâm thông), 5 quả sắc giới, 2 tâm thông, 4 tố vô sắc, 4 thánh quả.

29) Hãy kể 13 tâm hỷ thọ làm việc cười cho 3 người.

30) Kalaapa nghĩa là gì, có mấy ruupakalaapa? Hãy dẫn chứng tài liệu.

31) Tại sao Ngài Anuruddha bảo rằng các sắc trong một bọn phải tương đồng nhau trên 3 điểm sahavutti, không được nhiều hơn mà cũng không được kém hơn?

32) Tại sao sắc giao giới và 4 sắc tướng không có chi pháp hẳn hoi dứt khoát? Hãy giải thích và dẫn chứng tài liệu?

33) Hãy nêu rõ 9 bọn sắc nghiệp trên ý nghĩa và chi pháp.

34) Trong mỗi người có tối đa bao nhiêu sắc nghiệp? 2 sắc tính có cùng sanh trong 1 chúng sinh không? Hãy giải thích. Hãy phân xác thân thành 3 phần và kể từng sắc nghiệp phân bố trên đó.

35) Hãy kể tên 8 bọn sắc tâm theo thứ tự và hãy giải thích tâm thế nào là bọn Thinh với bọn Thinh kỳ dị.

36) Từ cổ xuống rún có được bao nhiêu sắc tâm, kể ra, và 8 bọn sắc tâm ấy là nhóm sắc nào, bao nhiêu, kể ra.

37) 13 sắc quí tiết nếu đem kể thành bọn thì được mấy bọn? kể ra. Ðồng thời hãy chia rõ bọn quí tiết nào ở nội thân chúng sanh, loại nào ngoài thân chúng sanh?

38) Hãy phân tích sự khác nhau giữa tiếng la lối và tiếng nhạc cụ. Hãy phân biệt thế nào là bất ly do tâm sanh và bất ly do quí tiết sanh?

39) 2 bọn sắc vật thực có sanh trong cơ thể chúng sanh được không? Hãy giải thích theo cái hiểu của bạn và sao cho đúng với tài liệu kinh sách.

40) Hãy dịch câu kệ Paali sau đây:

Viisati kaamesu
Hon ti tevisa ruupisu
Sattarasevasa~n~niina.m
Aruupe natthi ki~ncipi.

41) Các Ngài nói rằng ở cõi Phạm Thiên Sắc Giới hữu tưởng chỉ có 4 bọn sắc nghiệp là bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn ý vật và bọn mạng quyền. Vậy trên mặt vị Phạm Thiên ấy ta chỉ thấy có mắt và tai thôi sao? và tại sao trên đó vẫn còn có nhãn, nhĩ.

42) Có bao nhiêu sắc ở cõi Vô Tưởng? Trong người bạn có mấy sắc? Kể ra? Nếu kể rộng thì có mấy sắc được nghiệp trợ sanh? Kể ra? Và hãy cho biết nếu kể rộng thì ở cõi Dục có bao nhiêu sắc?

43) Hãy dịch câu Paali sau đây:

Saddo vikaaro jarataa
Marana~ncapapattiya.m
Na labbhanti pavattatu
Na ki~ncipi na labbhati.

44) Sắc pháp trong thời tái tục là những sắc nào kể ra. Hãy cho biết những loại sắc nghiệp của loài thấp sanh và thai sanh trong thời tái tục. Ðồng thời kể ra luôn sắc nghiệp tái tục của Phạm Thiên Sắc Giới hữu tưởng.

45) Ðối với loài thấp sanh và thai sanh có thể thiếu những bọn sắc nghiệp nào? Hãy cho biết mắt, tai, mũi, lưỡi, mạng quyền xuất hiện nơi cơ thể bạn kể từ thời điểm nào?

46) Có mấy sinh loại sau khi tái tục xong liền trưởng thành (có cơ thể hoàn chỉnh) lập tức? Hãy nói rõ từng giai đoạn phát triển của mỗi bộ phận cơ thể nơi bạn từ lúc tái tục cho tới lúc thật sự hoàn chỉnh.

47) Hãy nói rõ lần sinh ra đầu tiên và cuối cùng của 4 loại sắc (vào sát-na nào có ngoại lệ gì với ai …)

48) 4 loại sắc nơi cơ thể bạn sẽ diệt vào thời điểm nào, hãy nói chi tiết các Ngài Atthakathaacariya (Chú Giải Sư) và Tikaacariya (Phụ Giải Sư) đều bảo rằng “Nhân loại có thể sống 7 ngày bằng 1 bữa cơm, ở thiên giới thì một bữa ăn có thể nuôi sống Chư Thiên trong 1 – 2 tháng”, còn Ngài Anuruddha thì lại bảo rằng: Nhân loại có thể không ăn trong 7 – 10 tháng mà vẫn sống. Muốn biết Ngài chỉ cho hạng người nào, và khi như vậy thì người ấy sống bằng gì?

49) Hãy minh giải, quãng thích 2 đoạn Paali dưới đây:

a- Mara.nakaale pana cuticittoparisattaramacittassa .thitikaalamupaadaaya kammajaruupaani me uppajjanti puretaramuppannaani ca kammajaruupaani cuticittasamakaalameva pavattitvaa nirujjhanti.

b- Tato para.m citajaahaarajaruupa~nca vocchijjati.

50) Hãy dịch câu kệ sau đây và hãy cho biết (cùng với lời giải thích ) là câu kệ này có áp dụng cho cả 31 cõi được không?

Icceva.m matasattaana.m
Punadeva bhavantare
Patiïsandhimupaadaaya
Tathaaruupa.m pavattati.

-ooOoo-

 

 

* Các bài trích trong cuốn Giáo Tài A Tỳ Đàm của Hòa Thượng Saddhammajotika - Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) dịch Việt. Nguồn Vietheravada.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app