THIỀN SƯ TSERING EVEREST & JOANNA MACY

Tsering Everest

Trong căn phòng lộng lẫy nhìn xuống một khoảng không bao la thuộc vịnh San Francisco, trên tường treo nhiều bức tranh Đông Phương tuyệt đẹp, sàn nhà được trải thảm quí, những bình hoa thật dễ thương cắm đầy hoa tươi càng làm cho căn phòng thêm rực rỡ. Một người đàn ông mặt sần sùi, đội một chiếc mũ cắm lông chim ở phía sau, ông bận chiếc váy Clubba bằng cô-tông đỏ nhạt (một loại váy dài của phụ nữ và nam giới Tây Tạng vẫn thường mặc), ông đang ngồi xếp bằng trên một trường kỷ màu sét gụ quay mặt vào căn phòng rộng và yên tĩnh. Mắt nhắm nghiền và đôi môi mấp máy lời kinh Mantra tay ông đang mân mê cỗ tràng hạt. Ông quay nhìn từ từ về phía chỗ ngồi thấp rồi lên chiếc ghế gỗ cách đó vài bộ, một người phụ nữ trẻ, tuổi khoảng độ ba lăm đang ngồi bất động, một cuốn sách bìa bằng da to tướng đặt trên đùi. Vẻ mặt tươi cười với cặp mắt xanh nâu, lọn tóc nâu kẹp sau gáy, trước trán gắn một chiếc trâm to bằng cây đũa. Rất đông người ngồi chật cả căn phòng, họ đang ngồi thiền, đùi tựa trên gối nệm thiền hoặc quay mặt vào tường. Họ đang yên lặng chờ đợi hay rầm rì nói chuyện nhẹ nhàng với nhau. Họ đến để nghe người đàn ông ngồi trên trường kỷ giảng giải Phật pháp – người đàn ông đó là một vị Thầy Pháp (Lama) Tây Tạng – Ngài Đại đức Chagdud Tulku Rinpoche.

Khi ông mở mắt ra, đặt cỗ tràng hạt trên nệm thiền gần đó và mĩm cười nhỏ nhẹ, ông liếc nhìn sang người đàn bà ngồi kế bên – một cái nhìn thật tin cẩn và thông cảm, được thử thách qua thời gian và tôi luyện bằng tính khí khôi hài. Càng về chiều, ấn tượng đầu tiên này lại càng in đậm nét. Tất cả mọi người hiện diện trong căn phòng đều chứng kiến một sự cộng tác tuyệt vời giữa thiền sư với thiền sinh đó, với giọng nói mang sắc thái ngâm thơ, bà đã truyền đạt lại những tín lý Phật giáo Tây Tạng cổ xưa thâm sâu và nhiệt tình cho cử tọa gồm toàn người Mỹ hỗn tạp.

Chagdud Rinpoche nói Tiếng Anh rất ít và những gì ông nói mọi người đều hiểu hết. Nhưng thiền sinh Tsering Everest của ông đã hiểu chính xác từng lời nói của ông. Bà còn hiểu nhiều hơn cả những gì ông muốn nói. Với tình bạn đã lâu và sự hòa hợp tuyệt vời đó, bà đã hiểu được toàn mạch văn, ý tứ và cả tinh thần đằng sau lời nói của ông. Và bà đã diễn đạt những gì ông nói bằng một giọng văn rõ ràng tự nhiên và xúc tích. Khi Đại sư Chagdud Rinpoche diễn giải, bà ghi chép vào cuốn sách to tướng để trên đùi (cho dù sau đó phải dịch lại, bà rất ít khi phải nhìn vào những gì đã ghi chép). Đôi khi bà cắt ngang lời nói của Đại sư để xin giải thích rõ thêm. Bà tập trung tư tưởng cao độ, không chao đảo và hoàn toàn thoải mái. Thỉnh thoảng Chagdud cũng pha trò về một số câu hỏi bà đã đặt ra, ngược lại đôi khi bà cũng tiết lộ một vài chi tiết hài hước, châm biếm về thiền sư của mình. Bầu khí phòng thiền tràn ngập tình nhân ái, vui tươi và với lòng nhiệt tình tuyệt đối để truyền đạt Phật pháp vì lợi ích cho toàn thể chúng sanh.

Tsering có nghĩa là “trường thọ.” Tên đó được ngài Đại đức Dudjom Rinpoche ban tặng, khi bà đến tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng lần đầu tiên vào năm 1979 tại Ashland, bang Oregon; lúc đó bà mới hai mươi lăm tuổi – một bà mẹ độc thân sinh sống và lớn lên tại Helena, Montana, bà đã lập gia đình tại đó lúc mới mười chín tuổi, rồi ly dị và chuyển đến sinh sống tại California sau năm năm chung sống. Bà cho tôi biết, trong quãng đời niên thiếu bà đã có được một đức tin tự nhiên sâu xa và có cảm nhận về một chân lý chung cuộc, nhưng điều đó thật chóng qua. Vị thiền sư đầu tiên bà gặp là một vị cao niên tên là Rosicrucian, chủ nhân một tiệm sách cũ tại Los Angeles, chính ông đã chỉ vẽ cho bà đọc và khuyên bà đừng bao giờ tiếp cận “Guru-shop”. Sau đó ít lâu bà chuyển đến Oregon có hai bà chị đang sống ở đó, bà đã tìm hiểu một số lời dạy bí truyền, kể cả chiêm tinh học. Nhưng đã sớm nhận ra đó “không phải điểm cơ bản bà cần nắm” và bà cần phải tìm được một ông thầy cho mình. Bà thực sự không biết phải kêu cầu đến ai và chỉ biết cầu khẩn với vũ trụ bao la – lạ lùng thay khoảng độ một tuần sau bà được mời tham dự một cuộc diễn thuyết “do một chàng trai trẻ có giọng nói Anglê. Bà cho biết, “Tôi không biết anh ta là một Phật tử, Tôi cũng chẳng hay chàng trai đó là người Tây Tạng.”

Chàng trai đề cập đến thực tại tuyệt đối. – làm sao có thể cảm nghiệm, xem thấy, sờ mó và cảm nhận được thực tại đó. Ngay từ đáy lòng bà đã nhận ra được cái chân lý đã từng một lần am hiểu. “Cả cuộc đời tôi là một quá trình phấn đấu liên tục để tìm kiếm điều gì đó chính xác tuyệt tối, điều gì đó để có thể dốc toàn tâm toàn lực vào đó.” Bà cảm thấy như bị thôi thúc để khám phá ra toàn bộ những gì có thể làm đối với cái chân lý tuyệt đối đó và như bị ép buộc phải thắc mắc ai sẽ là người thầy dạy cho mình đây. Tuy nhiên vẫn không làm thế nào thu thập được thông tin cơ bản cái tôn giáo (Phật giáo) bà đã có dịp tiếp cận, sau này bà được biết thiền sư cho bà là ngài Đại Đức Diudjom Rinpoche và ông sẽ hướng dẫn một khóa khai tâm về Phật giáo tại Ashland, bang Oregon. Và không chậm trễ, bà đã có mặt ngay tại đó. Trên ngai cao, “Một ông già tuyệt vời đang ngồi.” Nhờ một thông dịch viên ông già tuyên bố, hễ ai muốn ăn mày cửa Phật thì ở lại, bằng không làm ơn rời khỏi căn phòng này.

“Tôi hoàn toàn bị choáng ngợp.” Cho đến giờ phút này bà vẫn tưởng tượng Phật giáo chỉ là một vài việc thờ cúng nhảm nhí và với những chú bò chạy khắp đường phố Ấn-độ. Nhưng bà đã nhận ra nếu như những gì bà cảm nhận được trong mấy ngày qua là hiện thực, thì những ý nghĩ xưa nay bà suy nghĩ đều không chính xác. “Tôi đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành Phật tử. Làm sao có thể sống “kiểu đó được đây.” “Tôi phải thực hiện cho kỳ được. Và thế là không chút do dự tôi đã dấn sâu vào Phật giáo kể từ đó.”

Chính cái ngày khai tâm nhập Phật giáo, lần đầu tiên bà đã được gặp Lama Chagud Rinpoche. Ông ta đang giúp việc tại Chùa, mang theo nhang và một cái tô khất thực. Đối với bà ông ta rất mạnh khỏe. Bà suy nghĩ, “Chẳng lẽ ông lại là một thầy Yoga?”. Ngay ngày hôm sau bà nói với Dudjon Rinpoche, bà thực sự muốn tìm hiểu nghiêm túc và bà đã yêu cầu Đại sư phái một thiền sư đến vùng Eugene nơi bà đang cư ngụ. Đáp lại, ngài Đại sư Dudjon Rinpoche yêu cầu Chagdud Rinpoche muốn làm Lama (Tu sĩ Phật giáo) đến cư trú tại đoàn thể mới được thành lập tại Eugene hay không. Và Chagdud Rinpoche đã vui vẻ nhận lời.

Một ít người tham gia buổi khai tâm nhập Phật giáo đó hiện vẫn còn là đệ tử của thiền sư Chagdud Rinpoche cho đến nay. Và rất nhiều thiền sinh khác từ khắp nơi trên thế giới cũng đã nhập bọn với họ trong nhiều năm ngay tại thiền viện Corgage Grove, bang Oregon. Tsering tái giá trở lại vào năm 1982 và sinh được một cậu con trai, Joseph, hiện nay đã mười tuổi.

Khi tôi hỏi thăm mối tương quan khá đặc biệt của bà với thiền sư và sự trong sáng trong mối tương quan này, bà cho biết: “Lúc đầu, tôi hoàn toàn ngưỡng mộ những gì ông thuyết giảng. Tôi ngưỡng mộ cái bản chất và Phật pháp ông đang truyền đạt. Nó đã trở thành huyết mạch trong tôi. Vì thế cho nên từ chỗ tôi ngưỡng mộ ông. Tôi không thấy khó khăn gì trong giao tiếp cả. Thoạt tiên hầu như chỉ có vấn đề trong khi nghe ông nói. Ông không nói được tiếng Anh, còn tôi thì muốn biết mọi sự. Ông khoanh tay hoặc chỉ cười một cách nào đó và tôi thì nhìn vào mà đoán ra ông muốn nói gì. Hiện giờ lại dùng đến hình ảnh. Ông là một họa sĩ vẽ bằng chữ. Như thể là một haiku. Tiếng Anh của ông cũng giống như là haiku. Nếu các bạn nhận ra hình ảnh bằng chữ như thế, các bạn có thể hiểu được ý nghĩa.”

“Đêm qua hình ảnh gợi cho tôi biết là thầy đang dọn thảm có phải không.”

“Chính xác, thật chính xác. Ông chấm một lằng xuống và tôi đoán ra toàn bộ bức hình ra sao. Rồi tôi thêm vào các chi tiết và vẽ nốt phần còn lại. Điều đó khiến tôi thật sung sướng. Chỉ cần cái chấm trên trang giấy đó đã hàm chứa toàn bộ ý nghĩa ông muốn diễn đạt. Thế nên nếu như tôi có thể làm cho nhiều người hiểu được hình ảnh đó, thật là hạnh phúc cho tôi biết bao”.

“Bà có thể thực hiện điều đó ngay từ đầu không? Bà đã gợi ý cho ông về công việc dọn thảm đấy chứ?”

“Tôi nghĩ là đã kích hoạt được những gì ông giảng. Vì ông dư biết tôi muốn biết điều đó.” bạn thúc và rồi sẽ thấy đó xuất hiện. Và rồi điều còn lại chỉ là đoán ra ý nghĩa. Trong nhiều năm tôi đã thúc ông từng chút ít một và tôi nắm được ý nghĩa điều đó. Vấn đề là cần thực hiện như vậy trong một thời gian dài.”

“Như vậy bà chưa bao giờ biết người Tây Tạng và chưa bao giờ nói tiếng của họ chứ?”

“Chưa, nhưng ông dùng thông ngôn trong một thời gian ngắn. Và tương tự như là một con đập bị vỡ tung. Cuối cùng Rinpoch đã nói được tiếng Anh và những lời thuyết pháp của ông thật là tuyệt. Ông đã có thể nói tám tiếng đồng hồ liên tiếp. Tôi cảm thấy ớn lạnh, nhưng ông đã mang lại cho tôi tất cả những chi tiết tôi cần.”

“Đến nay bà đã phải nghe lại nhiều lần phải không? Nhưng theo chỗ tôi hiểu, những điều đó hoàn toàn mới lạ đối với tôi. Như thể là lần đầu tiên được nghe thấy vậy.”

“Điều đó đã nằm sẵn trong đầu tôi, như hơi thở mới tinh. Tôi cố dừng lại chính xác ở điểm tôi cần phải nghe. Đó là điều gì tôi để vuột mất và cần phải biết. Thế rồi điều mới mẻ sẽ tới, trở thành hiện thực và cũng chính là điều tôi có thể truyền đạt cho người khác và cũng rất có ý nghĩa đối với tôi.”

“Không phải là học theo nghĩa thu thập kiến thức, nhưng để kiến thức trở thành sống động và coi kiến thức đó như chính cuộc sống của bạn vậy.

“Điều đó thật chính xác và là toàn bộ vấn đề. Tương tự như hơi thở tôi hít vào và thở ra.”

“Thế còn điều gì khác bạn muốn làm hay không?”

“Không đâu, tôi không muốn thực hiện bất kỳ điều gì khác nữa, tôi không có tham vọng nào hết. Đây là điều tôi hằng cầu nguyện rất nhiều mới có được. Đôi khi thật khó khăn đối với gia đình tôi. Tôi thường xuyên phải xa nhà và đôi khi thật là khó với tôi nữa – lúc nào cũng phải di chuyển khẩn trương. Lúc nào cũng phải hiện diện trong nhiều phòng thiền khác nhau, thay đổi xe hơi, thay đổi xe lửa tại ga khác nhau. Mọi sự lúc nào cũng thay đổi liên tục. Nhiều người mới tới tham gia, nhiều địa phương mới mở điểm. Nhưng ích lợi thật khôn lường vì ngài Ripoche đã sống chân lý đó. Lúc nào ông cũng làm gương cho tôi phải sống chân lý ấy ra sao. Tất cả chúng tôi đều chao đảo trong việc luyện tập. Nhưng ông tỏ ra kiên trì liên tục, không phải ngừng lại mà cũng không cần bắt đầu bao giờ. Đặc tính đó lan tỏa khắp nơi, kéo dài thường xuyên, không có điểm xuất phát, không có điểm sau cùng, thêm vào đó ông còn thúc đẩy tôi. Vâng đúng vậy, ông thúc tôi liên tục lúc tôi tỏ vẻ lười biếng, khi tôi muốn ra bãi biển để tắm.

“Bà không thấy phiền chút nào sao?”

“Có chứ, nhưng điều đó không kéo dài, vì những gì tôi thực sự mong muốn cũng chính là điều ông đang tìm cách giúp tôi thực hiện vậy.”

“Bà có lúc nào cảm thấy cần phải được yên ổn để thư giãn đôi chút không?

“Như xem phim chẳng hạn? Ồ, ông cảm thấy mất thời giờ và tốn tiền vô ích. Nhưng tôi vẫn cứ đi. Tôi muốn tiếp xúc trực tiếp với thực tế. Nhưng còn có nhiều điều khác cần phải học hỏi. Tôi thường suy nghĩ, “Chớ gì tôi nắm được điều đó thì rồi tôi có thể làm sụp đổ và xây dựng lại. Nhưng đó là ý tưởng khiến tôi kiệt sức. Thắp lên là thắp lên, không khác gì tắt đi. Tôi đã chăm chú kiểm điểm lại nội tâm trong nhiều năm. Và tôi nhận ra chất lượng luyện tập thật sự là một thực tế tích cực chứ không phải tiêu cực. Mặt trời không thể quyết định tắt ngúm được hay ngưng nghỉ chút ít. Thế nên điều tôi phải làm thực sự là chỉ cần tiếp tục mà thôi. Nếu bạn có thể, thì bạn đâu có thể bị kiệt sức.”

“Dẫu sao cũng cần phải nghỉ ngơi thư giãn đôi chút phải không,.”

“Vâng, đúng vậy. Đôi khi có người đề nghị với Rinpoche đi nghỉ ngơi một thời gian. Nhưng đối với ông điều đó có nghĩa là mất đi vài ba ngày và không ai hiểu được ý nghĩa Hữu Thể là gì cả.”

“Bà có cho đây là vật thể duy nhất mà Phật pháp đã truyền tới cho hai người có phải không? Tôi thấy hình như có điều gì đó giữa hai người, mà chỉ có sự kết hợp giữa hai người mới có thể thực hiện được.”

“Tôi ủng hộ những gì ông đang làm và rồi tôi có được sức mạnh để thực hiện những gì tôi đang chủ trương. Tôi truyền tải ý nghĩa ông muốn diễn đạt. Trước tiên tôi khơi dậy ý nghĩa đó trong tôi và rồi lan tỏa ra bên ngoài, dùng bất kỳ từ nào tôi có thể hiểu được. Tôi dư sức thực hiện điều này chỉ vì có sự hiện diện của ông mà thôi. Và sự thể hiện rộng rãi nơi tôi chính ông đã ban tặng cho. Tôi thực sự tận dụng được hầu hết những gì ông truyền đạt bằng cách nhận ra nơi ông như là nguồn mạch Phật pháp. Tôi càng giúp ông thể hiện điều đó, tôi lại càng tận dụng được và tự động viên mình và thấy mình tiến triển thêm. Điều giúp ích cho tôi nhiều nhất đó là coi ông như là một Đức Phật, một tấm gương sống động, tôi đang nghe theo, thấm nhuần và phục vụ. Lý do ông thể hiện bản chất Đức Phật không có nghĩa là trong tôi không có bản chất đó, hoặc giả bản chất Phật không hiện hữu trong tôi. Điều đó chứng tỏ nguyên lý nhị nguyên nơi mỗi chúng ta.”

“Và khi chúng ta không nhận ra thì sao?”

“Khi đó chẳng còn gì để bàn nữa.”

Mùa Đông năm 2000

Có đôi lúc đối với tôi bắt kịp được Lama Tsering là điều thật khó khăn. Bà di chuyển liên tục và rất nhanh – Từ bang Oregon đến Arizona sang Brasil rẽ qua El salvador rồi quay lại Brazil – đến nỗi chúng tôi lạc nhau trên đường đi. Cuối cùng tôi phải dùng thư điện tử để liên lạc với chồng bà, ông David Everest, cũng là một đạo si. Ông đã cung cấp cho tôi rất nhiều chi tiết về cuộc sống của vợ ông. Kể từ khi tôi gặp bà lần cuối. Tsering tiếp tục làm thông dịch viên cho ngài Chagdud Rinpoche từ năm 1981 đến năm 1991. Nhân kỷ niệm sinh nhật của bà vào ngày 01 tháng 09 năm 1990, Chagdud Rinpoche đề nghị bà sửa soạn tham dự một khóa huấn luyện truyền thống trong ba năm. Thế là Tsering cùng với chồng và con trai lại phải di chuyển từ bang Oregon đến cư ngụ tại California, họ bắt đầu xây dựng một trung tâm huấn luyện thiền tại Trinity Alpes. Họ đã dọn dẹp một phía căn nhà họ đang ở, với sự hỗ trợ của đoàn thể Sangha, họ đã hoàn tất đủ các tiện nghi để Tsering bắt đầu cuộc huấn luyện vào ngày 11 tháng 7 năm 1991 (nhằm đúng ngày nhật thực). Khi khóa huấn luyện được tiến hành, công việc xây dựng vẫn được tiếp tục. Vì thế bà thường xuyên ngồi thiền giữa tiếng búa bổ cộng với tiếng xe ủi đất gầm vang. Trong thời gian này gia đình vẫn đến thăm bà, còn Rinpoche thường xuyên lui tới để thuyết pháp tại đó. Ông cũng đề nghị bà bắt đầu thuyết pháp trước khi khóa huấn luyện kết thúc. Như thế bà đã bắt đầu giảng đàng sau một bức rèm che qua hệ thống âm thanh để cho mọi người có thể nghe. Vào tháng 12 năm 1994, Rinpoche đến trễ vì tại Napa Valley bị lụt và ông yêu cầu Tsering kéo dài khóa huấn luyện thêm một tháng nữa. Thế là bà đã nhanh chóng sử dụng một hệ thống âm thanh có công xuất lớn hơn và những người tham gia khóa huấn luyện, theo như David cho biết nhiều người chưa từng nhìn thấy Tsering bao giờ, đã bị say đắm do tiếng nói và lòng chân thực của bà. Bất kỳ ai nghe Tsering thuyết pháp đều hiểu được những gì bà đang truyền đạt. Trong số đó có một ông người Brazil tên là Manoel Vidal, một luật sư sống tại thành phố San Paolo, vì quá cảm kích với thuyết pháp của bà, đã đề nghị bà sang Brazil để thực hiện một chuyến hoằng pháp tại đó – và chính ông đã tài trợ kinh phí và thông ngôn cho bà. Thế nên khi khóa huấn luyện kết thúc vào tháng hai năm 1995, Tsering đã được nhận nhiệm vụ mới. Rinpoche đưa cho bà một chiếc va-li và nói “Thầy, con, một va-li- lên đường” Ông coi bà như là một Tara mới, một người nắm quyền dòng dõi Red Tara và xuất gia cho bà vào ngày 02 tháng 03 năm 1995.

Hiện giờ Tsering phải điều hành ba trung tâm thiền: Odsal Ling, tại thành phố Sao Phaolo (chỗ ở chính của bà) Dorje Ling tại Curitiba Brazil và Mingyur Ling tại Ashlangd, bang Orregon. Cho dù bà di chuyển rất nhiều trên đất nước này cũng như khắp nơi trên thế giới, trọng tâm chính công việc của bà hiện nay là tập trung vào thuyết pháp tại Brazil.

Cuối cùng tôi và Tsering cũng đã gặp lại nhau qua điện thoại khi bà trở lại California vào tháng 12 năm 1998. Giọng nói của bà vẫn sang sảng và vang dội như những ngày còn trẻ trung như những ngày trước khi xuất gia cũng như nhận lãnh nhiệm vụ như hiện nay. Bà cho biết, “Bất luận vì lý do gì, hay bất kể điều gì sẽ xảy ra bà không có ý định quay trở lại California.” Hiện nay bà đang sống tại một quốc gia xa lạ và có nền văn hóa khác xa với những gì tại quê nhà, ngay tại “giây phút đầu tiên” để thuyết pháp cho những người mới gia nhập Phật pháp, đối với họ bà cảm thấy “như đã gặp nhau và quen biết.” Bà cho biết, “Tôi đã đến đây, đã thực hiện Phật pháp – chỉ có điều ở một cương vị khác. Trước kia, tôi ngồi nghe thuyết pháp; hiện nay tôi giữ vai trò thuyết giảng.

Kinh nghiệm Phật pháp hầu như vượt không gian và thời gian đến với một quốc gia hoàn toàn mới lạ. Vẫn y hệt những người đã tập trung lại tại nước Mỹ, hiện nay họ lại qui tụ lại bên Brazil. Những người có quan hệ trực tiếp với Phật pháp đã đến gặp lại các thiền sư và lắng nghe họ thuyết pháp. Những con người với tấm lòng và nhân cách thể hiện tình thương và nhân hậu để làm cho người khác được giác ngộ.”

“Tôi có thể tưởng tượng điều diễn ra tại bất kỳ quốc gia nào hay ở bất kỳ nơi nào vẫn rất tốt đẹp đối với tôi.” Tôi hỏi xem bà đã quen sống tại Brazil chưa và bà cho biết: “rất tuyệt vời” Nhưng bà biết đó Rinpoche đã đào luyện thật tuyệt vời tại quê nhà. Tôi rất ít khi được ở “nhà”, bởi vì tất cả những năm tháng đi truyền bá Phật pháp, tôi thường xuyên phải di chuyển đó đây, mình phải làm quen như sống ở nhà bất kỳ chỗ nào đặt chân đến.” Tôi nhắc lại một số điều đã đề cập với bà trong những năm qua, như tìm “thanh thản trong công việc”. Bà trả lời: “Vâng, thanh thản trong công việc lúc nào cũng có đó, cho đến khi nào mọi diễn tiến ra thật đơn giản ngay trong thinh lặng.”

Chúng tôi cùng nhau xét đến hai vấn đề bức xúc: trước tiên là về thực tại tức giận và hận thù trong cuộc sống và trên đời này và chúng ta phải đối phó làm sao thật khôn ngoan; Thứ hai, một điều tối quan trọng là sống với tâm tình cởi mở với mẹ của chúng ta (một khó khăn khá phổ biến nơi các đạo hữu Tây Phương). Tsering phân biệt ba cách tiếp cận khả dĩ đối phó được với tức giận, tương ứng với ba truyền thống Phật giáo: Hinayana (tiểu thừa), Mahayana (đại thừa) và Vajrayana (Mật tông). Nơi truyền thống thứ nhất, tức giận được loại trừ cùng với những khuynh hướng tiêu cực khác. Đối với truyền thống thứ hai, nó được chuyển hóa thành một vài hành động tích cực, tỷ như, lòng nhân ái hay lượng từ bi. Còn theo truyền thống thứ ba tức giận được giải tỏa bằng cách nhìn nhận chính bản chất tức giận là một năng lực và đương nhiên là hoàn hảo rồi. Bạn không cần thay đổi hoặc chuyển hóa điều gì cả nhưng đơn giản chỉ cần phơi bày bản chất ra mà thôi. Tức giận không thể tách biệt khỏi năng lực giác ngộ, ngay cả khi nó xuất hiện dưới dạng méo mó. Bằng cách giải phóng năng lực cơ bản này, tức giận “giống như cái gương soi” có thể được nhận ra.

Theo Tsering, ta chỉ có thể thực hiện được những điều kể trên chủ yếu là tìm cách thư giãn. “Đó là kết quả của cố gắng tự nhiên, một qui trình cũng rất tự nhiên.” Nhưng theo nhận thức thì rất dễ bị lẫn lộn ở đây, bà cũng lưu ý là “không dễ gì thực hành được Vajrayana.”

Sau này, trở lại với vấn đề thứ hai vừa đề cập đến ở trên, bà cho tôi biết đến một “giây phút khá sửng sốt” trong đó bà hiểu ra thực hành Phật pháp chính là bắt đầu một cách tự nhiên với việc học hỏi yêu thương và sống nhân hậu với người mẹ của mỗi người chúng ta. “Người mẹ đâu phải là một người hoàn hảo, bà chỉ là một con người có rất nhiều giới hạn.” Nhưng người mẹ đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta hiện hữu trong giây phút chào đời. Đôi khi cha mẹ chúng ta không có cả duyên số (karma) ngay cả để nâng đỡ cho sự việc lành mạnh đó,” bà cho biết: “Nhưng một điều đặc biệt quan trọng là đi đến thống nhất ý kiến với mẹ và yêu mến người mẹ của mỗi chúng ta, ngay cả khi mẹ mình có phạm phải nhiều sai lầm, để thông cảm với mẹ và hiểu rằng mẹ cũng chỉ muốn được hạnh phúc. Bạn không cần đạt được nhiều điểm tối ưu, cũng không cần được thiên hạ khen ngợi, nhưng thực chất người đàn bà này đã ban tặng cho bạn một thân xác và làm sao bạn giúp đỡ được mẹ của mình đây?”

Bà cho tôi hay, hiện nay đã có cách luyện tập thiền Vajrayana, được cơ cấu hóa để hiểu được tính “dễ thương” của một bà mẹ một cách trực tiếp và thực tiễn. Bà nói tiếp, “Một phụ nữ đang trông giờ lâm chung, không còn nhiều thời gian, chúng ta phải làm gì đây?” Chúng ta tập trung khả năng trực giác, yêu thương, nhân ái và cả trí tuệ để đem lại lợi ích cho người phụ nữ đã ban tặng cho chúng ta thân xác này. “Mọi niềm vui sướng bạn có được là do ở người đàn bà đó đã sinh hạ ra bạn trên đời này. Mặt khác, đối xử với mẹ chúng ta như vậy còn hàm chứa ý nghĩa lời dạy là mọi chúng sanh đã có một thời là mẹ chúng ta vậy. Bà là người đầu tiên nhưng cũng là gạch nối cho tất cả phụ nữ khác đã sinh hạ chúng ta, rất yêu thương chúng ta, ấp ủ và nuôi dưỡng chúng ta không kể ngày đêm và nơi chốn trong suốt cuộc sống chúng ta. Có quá nhiều kinh nghiệm để đời từ công việc làm này, giúp mở rộng lòng các bạn và phá vỡ cái vỏ bề ngoài của các bạn nữa.”

Tôi kể cho bà về công việc chăm sóc người mẹ 96 tuổi của tôi và làm thế nào tôi đã nhất định giúp mẹ “nhìn ra sự thật,” trong khi tôi đã quá kiệt sức chăm lo cho mẹ mà vẫn chưa làm mẹ bớt đau khổ. Trong thâm tâm, tôi dư biết là tôi hơi cố chấp và tôi cần bỏ qua tất cả và chỉ muốn thực sự yêu mẹ mà thôi. Nhưng tôi vẫn phải chịu trận.

Tsering vạch ra rằng “Hy vọng là bà cụ sẽ hiểu ra. Và ai biết được bà cụ có hiểu ra hay không? Bạn cần phải bỏ qua không cần yêu cầu bà cụ phải hiểu bạn, thông cảm hay xin lỗi bạn. Hoặc để bạn phải dạy cho bà biết. Bà cụ sẽ chẳng nghe bạn đâu! Nhưng nếu bạn có sức mạnh hơn, nếu như tình yêu và thông cảm của bạn ít bị giới hạn, điều đó sẽ biến chuyển cách khác (chắc chắn là như thế).

Tsering nói thêm. “Đây chính là Phật pháp cơ bản nhất, cũng là Phật pháp bước thứ nhất và đó là toàn bộ cả một qui trình. Để chuyển biến chúng ta chỉ cần nhớ lại chính người phụ nữ này đã mang lại cuộc sống cho chúng ta.” Tsering tin tưởng rằng nếu như chúng ta vun trồng tình yêu, lòng nhân ái và trí khôn ngoan đối với mẹ chúng ta, khi các cụ qua đi thì tương quan giữa các cụ và chúng ta sẽ được tăng cường.

Trong nền văn hóa chúng ta, không thấy có quan niệm đơn giản sinh hạ ra chúng ta lại là một hành vi ưu ái. Bà nói thêm, ai cũng vậy thôi, vì thế cho nên ai cũng có một khởi đầu cuộc sống như vậy.”

Kết thúc cuộc nói chuyện, Tsering trở lại với kinh nghiệm có được với Chagdud Rinpoche vào lúc ban đầu. Thực tế ông lúc nào cũng hiện diện tại đó, ngồi thiền tại căn phòng trong khi đó bà đang diễn dịch Phật pháp. Hiện nay cho dù ông không còn hiện diện thể lý, mọi sự vẫn y nguyên như cũ. Những câu chuyện bà kể là của riêng bà chứ không phải là của thiền sư. “Nhưng giáo lý thì vô hạn” một nguồn mạch chảy dồi dào nơi mọi sự. Như những chiếc ly đựng có khác nhau, Phật pháp có thể được nhiều người khác nhau diễn tả, nhưng chất ngọt của rượu vẫn chỉ là một.” Tôi mỉm cười nói với Tsering. Tôi có thể thấy được hạnh phúc trong giọng nói của bà.

Joanna Macy

Vào một buổi tối tháng Sáu năm 1986, căn phòng đầy nhóc người tại Boulder, bang Colorado, chỉ trong nháy mắt đã biến thành một làng người Sri Lanka. Biến cố này là một phần cuộc hội thảo bàn về Chiến Lược Hòa Bình được tổ chức Naropa và hội Bạn Người Phật tử Vì Hòa Bình đồng bảo trợ. Chỉ trong vòng mười lăm phút đề ra các chi tiết do Joanna Macy hướng dẫn và đơn giản là bàn đến những vấn đề đời thường. Tất cả những người tham dự đã nắm được những thông tin cần thiết cho một sự biến đổi ngoạn mục xảy ra. Trong vòng ba tiếng đồng hồ họ đã đóng vai người nông dân, người lao động, các bà mẹ, người công chức và trẻ em, tất cả họ đều nắm được những thông tin cơ bản về những vấn đề liên quan cách xa họ cả nửa vòng trái đất.

Vào cuối những năm bảy mươi, sau một năm sinh sống và làm việc, Joanna hiểu rất rõ về người Sri Lanka và các vùng nông thôn họ sinh sống. Để tổ chức buổi hội thảo, bà bắt đầu với một cảnh chứa đầy những chi tiết yêu thương – gồm cả màu sắc, âm thanh, mùi vị. Đến thời điểm những người tham dự chọn vai cho mình, họ còn biết cả loại áo nào họ cần mặc. Rồi Joanna hướng họ lên một ngôi chùa trên đỉnh đồi dưới bầu trời chiều trong xanh, tiếng sỏi sào sạc dưới chân, không khí tỏa mùi đồng nội. Chính bà thủ vai người tổ chức cộng đồng Sarvodaya (một phong trào Phật giáo cổ vũ cho những thay đổi xã hội tại Sri Lanka do A.T. Ariyaratne sáng lập) bà hướng dẫn đám đông tụng ba Bài kinh “Trông cậy” và tổ chức một buổi thiền với đề tài về lòng nhân ái và đó cũng là nghi thức khai mạc cho bất kỳ một cuộc họp Sarvodaya nào. Kế đến trong vòng hai tiếng đồng hồ tất cả những người tham dự đều nhập vai – rất nghiêm túc, khẩn trương, thực tế và vui nhộn – đám trẻ con nô đùa bên ngoài trước căn phòng để nghe và thêm vào những thông tin trong khi cha mẹ chúng thảo luận những vấn đề cấp bách tại địa phương. Thời gian được rút ngắn lại nên chỉ trong một buổi chiều họ phải dồn ba cuộc họp thường cần đến bốn tuần lễ liên tiếp để tổ chức. Vào cuối thời gian qui định, họ đã thành lập được các nhóm công tác và lập ra một dự án làm việc cho cả làng gọi là Shramadana. Bước đầu, những người tham dự phải biết qua một số nguyên tắc Phật giáo được áp dụng vào những qui trình thay đổi xã hội và nhất là về những vấn đề nổi cộm thuộc Thế Giới Thứ Ba (các nước đang phát triển) để được làm sáng tỏ. Joanna tin là những mặc cảm tội lỗi và mặc cảm thua sút thường làm cho nhiều người bối rối. Nhưng bằng cách nhập vai chúng tôi đã vượt thắng được mặc cảm tội lỗi. Chúng tôi biết họ cũng chỉ là những người giống hệt chúng ta, họ rất tuyệt vời và thông minh và như vậy hàng rào ngăn cách biến mất.

Đến 10.00 giờ đêm hôm đó tại Boulder, trời đã về khuya, nhưng căn phòng vẫn tràn hứng khởi đến nỗi không ai muốn ra về. Mọi người đều sôi nổi mang áp dụng những nguyên tắc vào chính cuộc sống và cộng đồng của mình khi họ rời khỏi phòng thiền. Nhưng theo Joanna thì một dự án Shramadana phải được triển khai trong vòng sáu tuần – bình thường phải sửa soạn trong vòng sáu tháng – “Vấn đề không phải chỉ đề cập nhiều đến việc làm nhưng thay đổi nơi mỗi con người là chính.” Như câu châm ngôn Sarvoydana nêu rõ: “chúng tôi xây dựng con đường và con đường đó sẽ biến đổi chúng ta.”

Hai chủ đề chính cứ diễn tới diễn lui hay xuất hiện trong suốt cuộc đời Joanna – Đó là vấn đề siêu nhiên và chính trị xã hội- Joanna Macy sinh tại Los Angeles vào năm 1929, lớn lên tại Nữu ước, theo học trường Trung học Pháp tại Manhattan, học đại học Wellesley college chuyên về môn Lịch Sử Kinh Thánh. Bà nhớ lại: “Những thắc mắc Tôn giáo và những nhu cầu của giới phụ nữ thực sự đã mê hoặc tôi.” Cùng lúc đó bà lại tỏ ra rất cấp tiến về chính trị và đã nhận được học bổng Fullbright để theo học môn Chủ Nghĩa Quốc Gia tại các nước thuộc Thế Giới thứ ba. Bà lập gia đình vào năm 1953 và có ba người con. Vào những năm sáu mươi chồng bà là nhân viên điều hành chương trình Peace Corps. Cả gia đình đã di chuyển sang sống tại Ấn Độ trong hai năm và chính tại đó, lần đầu tiên ở tuổi ba mươi lăm bà có dịp tiếp cận với Phật giáo – trong một buổi diễn thuyết của Đức Dalai Lama với những người tình nguyện Peace Groups bà cũng có mặt trong nhóm thính giả.

Trong thời gian đó bà làm việc với một đoàn thể tu sĩ có khoảng một trăm Lama Tây Tạng (tu sĩ Phật giáo Tây tạng) và 300 người đời, điều hành đoàn thể đó là thiền sư, ngài Đại Đức Kharmtrul Rinpoche, họ là nhũng người đã chạy trốn sang Ấn Độ từ vùng đất Kham phía đông Tây Tạng vào thời Trung quốc xâm chiếm đất nước này. Họ mang theo một nền văn hóa riêng biệt, phong phú trong vũ điệu, âm nhạc và nghệ thuật, cũng như truyền thống Yoga cổ xưa. Đi theo ngài Đại Đức Khamtrul Rinpoche có sáu bảy thầy Yogi thường gọi là tokdens – hay các thầy pháp Yoga tiến bộ, họ mặc toàn đồ trắng, tóc để dài cột thành từng lọn trên đầu. Đã có một thời họ bị coi là bọn mọi rợ và thần bí và họ đã thực hành một hình thức yoga và có các bài thuốc chữa bệnh huyền bí và mê tín nhất thế giới. Joanna đã gắn bó rất mật thiết với nhóm này “Chúng tôi thích ứng với nhau rất mau lẹ” – và bà đã sống với họ trong nhiều tuần lễ liên tiếp và suốt mùa hè tại Dalhousie, Ấn Độ. Bà còn nhớ: “Tôi cảm thấy như đang sống ngay ở Tây Tạng.” Với sự giúp đỡ của nhóm tình nguyện Peace Corps bà đã tổ chức những dự án hết sức thiết thực để cộng đồng có điều kiện tự hoạt động được.

Thỉnh thoảng cũng có một vài người Châu Âu đến tìm hiểu về “Phật giáo trong chốc lát” Nhưng Joanna ngăn cản. Bà thẩm định hiệu quả và thực tế các tổ chức hiện có và trong một ít tháng sinh hoạt với đoàn thể này bà đã xin thụ huấn tinh thần (Phật giáo). Trong khi đó bà đã gặp và gần gũi với ni sư Palmo (nữ tu sĩ Phật giáo), một phụ nữ người Anh rất tuyệt, Ni Sư Palmo đã lập gia đình với một người Shíc và đến sống tại Ấn Độ vào những năm Ba Mươi, bà đã bị bắt cùng với Gandhi vì bị tình nghi phần tử Satyagrahi yêu nước, ni sư đã thọ giáo với thiền sư Mahasi Sayadaw tại Răng-gun vào những năm năm mươi và năm 1959, thủ tướng Nehru đã yêu cầu Ni Sư thành lập các trại tỵ nạn tại miền Bắc Ấn Độ và Nê-pal cho người Tây Tạng chạy trốn khỏi ách thống trị Trung quốc. Khi triển khai công việc này, Palmo đã bắt liên lạc được với các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng trong đó Đức Dalai Lama và Hòa Thượng Gyalwa Karmapa và ni sư đã nhận hai người đó là thiền sư đồng thời công nhận và theo đuổi truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Chính ni sư Palmo đã giới thiệu Joanna nhập thiền và là thiền sư đầu tiên của Joanna. Palmo đã thành lập một ni viện Phật giáo Tây Tạng và Joanna cũng lưu lại đó một thời gian để tập luyện và nhận được những hướng dẫn đầu tiên về truyền thống Thiền Minh Sát. Sau đó ngay tại Ni đoàn Khamtrul một Lama đã truyền Phật pháp cho bà. Hiện nay bà vẫn liên lạc gần gũi với các thiền sư Tây Tạng, cho dù bà không luyện Vajrayana. Joanna chuyên sâu Thiền Minh Sát, nhưng tương quan Phật giáo của bà vẫn mang đậm sắc thái Tây Tạng và tính chất lạc quan cũng như nhân hậu tuyệt vời của họ thể hiện rõ nét nơi cuộc sống bá tánh. Họ không cay đắng trước quân Trung quốc xâm lược, họ chỉ khôi hài, tỷ dụ như, “Thật tội nghiệp, họ (người Trung Hoa) đã tự rước lấy nghiệp chướng (karma) cho mình.” Tinh thần cao thượng đó đã khơi dậy nơi Joanna lòng quảng đại phi thường.

Trong suốt những năm 1970, ở vào tuổi tứ tuần, Joanna mới hoàn tất kiến thức đại học và đã đạt được học vị tiến sĩ chuyên khoa Tôn Giáo tại Đại Học Syracuse vào năm 1978. Lãnh vực bà tập trung tìm hiểu lần này là về Phật giáo. Luận án tiến sĩ của bà mang đề tài: Kinh Phật Đại Thừa (Kinh Phật và Luật giới) Thuyết Nhân quả là Phật pháp bà đặc biệt chú trọng và những tương quan giữa tinh thần với thể chất.

Trước hoàn cảnh đó Joanna rất “thực tế” đặc biệt khi phải đụng đến những vấn đề tồn vong của hành tinh này, cũng như quyền lực cá nhân, những vấn đề hiện nay bà rất quan tâm.

Năm 1979, Joanna nhận được học bổng do tổ chức Ford Foundation trao tặng để nghiên cứu phong trào Sarvodaya tại Sri Lanka. Trước tiên bà muốn nghiên cứu những học thuyết Phật giáo giúp thúc đẩy và huy động biến đổi xã hội xảy ra nơi bá tánh, trong khi đó bà thu thập những phương pháp Phật giáo mang nhiều ý nghĩa đối với đất nước và văn hóa Hoa kỳ. Bà cho biết, “Trong khi quá tin tưởng vào trợ giúp kỹ thuật, ngược lại chúng ta cần học hỏi nơi họ rất nhiều.” Bà cảm thấy Phật pháp đã thâm nhập vào phong trào trong mọi lãnh vực, hình thành mục tiêu, hoạch định chiến lược xuất phát từ trên trung ương xuống cho tới các làng xóm. Bà đã quan hệ thân thiết với mọi người trong xã hội nơi bà cư ngụ và tiếp tục liên lạc mật thiết với phong trào và các lãnh đạo Sarvodaya. Cuốn sách đầu tiên, Phật pháp và phát triển (Dharma and development) (xuất bản năm 1983, tái bản năm 1985, do Kumarian Press, West Hartford, conn.) Bà viết ra dựa trên những kinh nghiệm có được về phong trào này.

Nhưng chính nhờ nhận thức được chiều sâu và tính phổ quát nỗi thất vọng bị ức chế và sự băng hoại tâm linh trong thời đại chúng ta, trước khả năng suy đồi toàn diện khó lòng tránh khỏi được, đã gây cảm hứng tác phẩm mới nhất của bà vừa qua. Bà viết, “Loài người chúng ta đang có nguy cơ diệt vong.” Năm 1981 bà viết một tác phẩm nhỏ mang tựa đề Công việc đầy thất vọng (Despairwork) (Philadelphia: Nhà xuất bản New Society) trong đó bà có viết: “Nỗi nguy lớn nhất cho tồn vong của nhân loại không phải do hỏa thiêu nguyên tử hay hủy hoại môi trường, nhưng chính thái độ phớt lờ hàng loạt những nguy cơ đó, chúng ta mù quáng lao vào công việc kinh doanh bình thường và tạo ra những vật cấm kỵ trong văn hóa đối nghịch lại những biểu hiện thất vọng đó”. Ngược lại với những thái độ trên, bà đang phát triển hàng loạt những cơ hội luyện tập tập thể dựa trên những trực quan và thực hành Phật giáo, giúp giải thoát và phát hiện những cảm xúc điên loạn hay đau khổ để rồi tăng sức mạnh cho mọi người hành động, bà công nhận những cảm xúc thuộc loại này thường rất phổ biến và xuất phát từ những bận tâm đôi khi vượt xa cả bản ngã cá nhân và đã được chứng thực một cách hùng hồn trong tương quan giữa chúng ta. Không nhất thiết phải đề cập đến Phật giáo, Bà đang tìm cách truyền thông Phật pháp qua kinh nghiệm.

Ví dụ: trong một nhóm luyện tập lấy vấn đề thất vọng và tăng cường sức mạnh làm chủ đề, bà giới thiệu hành thiền về chủ đề lòng nhân ái, theo cách Bodhicitta Tây Tạng. Thoạt tiên bà kêu gọi mọi người bằng tưởng tượng kinh qua đau khổ của người khác, càng sinh động và càng cụ thể bao nhiêu càng tốt và một khi họ đã thâm nhập được vào đau khổ đó, trong hơi thở, họ hình dung ra những đau khổ đó như là một dòng suối đen ngòm đang tuôn trào trong từng hơi thở. Và qua cả trái tim. Cứ để chúng tuôn trào ra và diễn ra thật tự nhiên. Tập trung vào cảm nhận, chứ không vào tư tưởng. “Bằng cách xóa bỏ những cấm kỵ chống lại thất vọng và hiện rõ chúng lên trong tưởng tượng, bằng cử điệu, rơi lệ, điên loạn và bằng lời nói đơn thuần nữa, những luyện tập thể lý như vậy sẽ giải thoát ức chế. Chính do sự giải thoát và truyền đạt thông tin như thế sẽ dẫn đến cam kết mạnh mẽ hơn trong nhiệm vụ chung là duy trì cuộc sống còn cho chúng sanh.”

Trong sáu năm qua, với sự tập trung cao độ cũng như bằng sức thuyết phục nhân tâm, Joanna đã cung cấp một tầm nhìn Phật giáo cho khoảng từ mười ngàn đến hai chục ngàn người thông qua hàng trăm điểm luyện tập như thế tại Hoa kỳ, Canada, Anh quốc, Tô-cách-Lan Úc và Tân Tây Lan. Mùa hè 1986 với sự trợ giúp của một thông ngôn, bà cũng đã thiết lập hàng chục điểm luyện tập như vậy tại Đức, Đan mạch và Na-uy. Cuốn sách của bà mang tựa đề: Thất vọng và sực mạnh cá nhân trong thời đại nguyên tử (Despair and Personal Power in the Nuclear Age). Xuất bản tại Philadelphia: Nhà xuất bản New Society, năm 1983) đã mô tả công việc này rất chi tiết. Vừa rồi bà bắt đầu hướng dẫn những điểm luyện tập sinh thái sâu xa gọi là “Cố vấn cho bá tánh”. Thông qua những luyện tập và những nghi thức đã phát sinh nhiều ảnh hưởng qua lại nơi bá tánh”. Một phần cảm hứng bà có được do nhà sư người Việt Nam, đồng thời cũng là một thiền sư. Mới đây bà cũng quay trở lại với truyền thống Phật giáo Hua-yen Trung Quốc. Một truyền phái Đại thừa chủ trương một tầm nhìn được sao chép nguyên bản của vũ trụ. Trong kinh Huayen Sutra, Joanna đã tìm ra được những gợi ý về việc tập luyện thiền thôi thúc sự phát triển một thể thức thuần nhất bà rất say mê phát triển.

Niềm tin của bà vào khả năng thấm nhuần những truyền thống đó rất sâu xa. Nhưng cần thiết phải được nêu ra và chúng ta cần có kinh nghiệm để làm rõ điều đó. Bà cho biết, “đó chính là sắc thái công việc tôi đang thực hiện.”

Dầu sao, đôi khi bà vẫn còn nhiều nghi vấn. Một vài năm qua, bà đã đến gặp Đại sư Chogyad Rinpoche, một trong số các anh em và thiền sư Phật pháp của bà tại Tashi Jong miền bắc Ấn Độ. Hơi rụt rè một chút bà cho đại sư biết, bà đang sử dụng những kỹ năng vay mượn và thích ứng từ phía Phật giáo áp dụng cho cả những người thuộc các tôn giáo khác nữa – như Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo – những kỹ năng đó đôi khi chỉ mang sắc thái những kinh nghiệm đời thường, nhưng có đôi lúc ngay cả trong các nơi thờ tự nữa. Bà nêu câu hỏi, “Thầy có cho làm thế là sai không?”. Ông cười to và để lộ một ánh mắt thật yêu thương và ông cho biết, “Ô, Joanna, Đức phật đâu có phải là một Phật tử đâu!”

Mùa Đông năm 2000

Bằng giọng nói rất hùng hồn và say đắm Joanna kể cho tôi về hai sức mạnh chính đã định hình tất cả những công việc của bà trong những thập kỷ qua. Sức mạnh đầu tiên là trong tiềm thức của chúng ta đã thấy xuất hiện những lãnh vực chính trị và siêu nhiên. Bà cho biết, “Một điều rất rõ ràng là hiện nay bá tánh đã gắn bó với nhau nhiều hơn,” nhưng vào đầu những năm tám mươi những tụ điểm hội thảo hướng dẫn bá tánh đối phó với những vấn đề chính trị dưới một tầm nhìn siêu nhiên, “cần phải có nhiều can đảm.” và hiện nay bá tánh cũng cho đó là điều đương nhiên.”

Trực giác thứ hai đã trực tiếp ảnh hưởng lớn đến công việc của bà đó chính là sự công nhận những trục trặc sâu xa trong cơ cấu của xã hội ta hiện nay – và sức mạnh đó đã gây tác hại và nẩy sinh tàn phá ở diện rộng. “Sự phân hóa giàu nghèo. Không ít người ngày càng giàu một cách đê tiện và số người trở nên thiếu thốn dưới mức có thể tồn tại được ngày càng gia tăng – tôi không nghĩ lại có người tưởng tượng được sự việc đã trở thành tồi tệ đến thế.” Những khủng hoảng sinh thái cũng đã vượt quá mức cho phép chúng ta có thể hình dung được trong một thập kỷ qua.

Vì thế cho nên, một đàng, sự khôn ngoan vẫn nở rộ, mặt khác sự gia tăng nguy cơ và ngu xuẩn cũng biểu hiện rõ nét.” Nhận thức được sự thật trái ngược đang xảy ra cùng một lúc như vậy, Joanna đã cảm thấy một mặt được nâng đỡ do Phật pháp của Đức Phật, mặt khác là những hệ thống nguyên lý của Phật pháp. “Những nguyên lý đó ấp ủ nuôi dưỡng nhau, đan quyện vào nhau, vận dụng những khả năng tâm lý và tình cảm để kích thích trực giác khiến tôi khỏi bị nghẹt thở.”

Hình như hệ thống của chúng ta đã kéo dài kiểm soát, nơi cái gọi là “các hệ thống thoát khỏi vòng kiềm tỏa.” Thế nên trong một tác phẩm mới đây, Joanna đã nhấn mạnh ngày càng nhiều hơn về lòng biết ơn. “Là con người hiện nay có nghĩa là chúng ta đang tham gia vào một chương sử ý nghĩa nhất trong lịch sử nhân loại.” Đương nhiên bà cũng nhận ra, “Không có gì bảo đảm chúng ta không gặp thất bại. Thế nên chúng ta đang rất phấn chấn, muốn đánh cược tất cả, nhờ có cơ hội biểu lộ đầy đủ lòng can đảm tận dụng tất cả những gì đã học hỏi được trong mối tương quan hỗ tương lẫn nhau, để khám phá ra vẻ đẹp và giá trị nơi tấm lòng con người của chúng ta.”

Cùng lúc đó, Joanna cũng phải đương đầu với tức giận. Sử dụng phương pháp thiền kết hợp cả truyền thống thiền minh sát vipassana lẫn truyền thống Tây tạng, bà đã “đánh bạn” được với tức giận. Tức giận và điên loạn có thể xuất hiện đối lại với bất công và đau khổ dai dẳng trên thế gian này. Một trong các đại thiền sư người Tây Tạng lại cho Joanna biết, “nỗi bực dọc ray rứt như thế – lại có thể phát xuất ngay từ tấm lòng đầy lòng nhân hậu.”

Chúng ta đang sống giữa sự chuyển đổi từ xã hội công nghệ phát triển sang một xã hội chịu đựng cuộc sống. Một giai đoạn mà thế hệ tương lai (“nếu thế hệ tương lại còn tồn tại’) có thể coi đó là một bước ngoặt vĩ đại. Trong cuốn sách cuối cùng của bà mang tên “Trở Lại Với Cuộc Sống” (Coming Back To Life) (Nhà xuất bản Molly Young Brown, New Society, 1998) Bà đã tập hợp nguyên tắc mãnh liệt với những sự kiện đơn giản trong thực tế lại với nhau, đem lại cho chúng ta “những món ăn tinh thần” để nhận định và đối phó với những khủng hoảng toàn cầu được mệnh danh là một khủng hoảng về nhận thức. Thay vì tách biệt những thực tại cạnh tranh liên tục. Bà nhấn mạnh, “Chúng ta đang trôi bồng bềnh trong mối tương quan”, không thể tách biệt khỏi thể chất sinh động trong vũ trụ.”

Trong những trung tâm huấn luyện của bà rải rác khắp thế giới, trong những khóa tập huấn bà chỉ thủ vai giảng viên phụ tại trường Starr King một phân viện thuộc Đại học Berkeley, tại học viện California dành cho việc nghiên cứu tổng quát San Francesco và ngay cả tại viện đại học Creation Spirituality tại Oakland, Joanna đã nhấn mạnh sự khẩn trương lớn lao cũng như sự thẩm định mạnh mẽ cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt và đề ra khả năng tạo bước đột phá mới.

Trong các khóa huấn luyện cao cấp, các thiền sinh đã tụ tập lại trong mười hai ngày và Joanna đã trình bày, “Đến mọi vấn đề tôi đã học được, dưới dạng thích hợp nhất, như thể ngày mai tôi sẽ không còn tồn tại trên trần gian này nữa.” Bà không bao giờ nhấn mạnh đến cái “nhãn” Phật giáo mà chỉ muốn cống hiến một giải thích tất cả mọi tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bá tánh ngay thời điểm hiện tại.

“Vì tất cả mọi sự sẽ có ngày tàn lụi, khi cả những hệ thống đều sụp đổ, chúng ta bắt đầu đay nghiến lẫn nhau và sợ hãi phát triển. Tôi muốn cống hiến cho moị người sự trợ giúp cần thiết để đối phó với hoảng sợ, kinh hoàng và những cuồng loạn xã hội để mọi người có thể vượt qua được mà không cần chạy đến với người khác. Nhưng với đầy đủ tư cách và mãnh lực riêng trên bước đường lưu lạc trên trần gian này cho đến hiện nay. Để nhìn lại và xem xét bước đường tiến hóa của chúng ta đã đạt đến tuyệt vời tới mức độ nào, thì chắc hẳn những khủng hoảng hiện nay chẳng phải là điều gì to lớn. Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận ra được với bao khả năng thích ứng, kể những thích ứng kỳ diệu của cuộc sống chúng ta. Tất cả những điều đó cũng sẽ giúp chúng ta vững bước tiến lên phía trước và sợ hãi là một qui trình co thắt của con tim mà thôi.”

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app