THIỀN SƯ KARUAN DHARMA

Trên vỉa hè đường phố Lô-Giang
Mười gót chân lặng lẽ dấn bước.
Năm bóng áo cà sa vàng lả lướt
Chùa phía trên sân rộng thênh thang.
Vang vọng tiếng hát trong thinh lặng
Trên Bàn thờ, ánh sáng lung linh, nào hoa nào lá.
Tượng đức Phật vàng óng nở nụ cười.
Giữa đám đông một đoàn người Châu Á
Một cụ già, ôm chặt đứa cháu thơ.
Người đàn ông mảnh khảnh sụp lạy xá
Dâng đóa hương lên tận mắt ngang tầm.
Lên đức Phật và vội nhập đám đông.

Phía bên ngoài là bầy trẻ lao xao.
Những cánh tay trần khẳng khiu lộ rõ
Hàng trăm khuôn mặt hớn hở vui tươi.
Áo choàng trắng, giày da sạch sẽ
Một đám trẻ ríu rít tựa chim quyên
Trên đụn cát, yên tĩnh, yên tĩnh.
Rồi quanh đó một Karunna rảo bước
Karunna người Âu đầy chân chất.
Trong chiếc áo dài phụ nữ Việt nam
Rồi toàn bộ đám trẻ vẫy tay chào
Karunna một người hùng bất khuất
Bọn trẻ líu lo rền vang thật lễ phép
Cánh tay vẫy gọi tên “Karunna”
Lồng ngực chúng phập phồng phấn khởi
Tung cánh bay cao khắp phương trời
Người chứng kiến buột vội tiếng kêu.
— Lenore Friedman

Dọc theo Đại lộ Los Angeles, hai hàng dừa cao xếp hàng thẳng tắp, lấp ló rất nhiều nhà hai tầng kiểu cổ đẹp tuyệt trần với mái cong sơn phết rực rỡ, thảm cỏ chăm sóc kỹ lưỡng và một cánh vườn san sát bên nhau tạo thành môt thứ công viên riêng tư trong đó bọn trẻ đang đùa giỡn cùng với bầy chó, mèo và loáng thoáng mấy vị sư đầu cạo nhẵn xúng xính trong bộ áo cà sa màu vàng. Đó chính là Trung Tâm thiền Phật giáo quốc tế (International Buddhist Meditation Center). Được thành lập vào năm 1970 do một học giả Phật giáo người Việt Nam và cũng là thiền sư Phật giáo thiền định (Zen). Kể từ sau khi ông viên tịch vào năm 1980, trung tâm đặt dưới sự điều hành của người đệ tử thân cận nhất và cũng là người được chọn thừa kế Phật pháp của ông. Một trong những căn nhà đã được chuyển thành một phòng hành thiền đầy màu sắc với một tượng Phật vàng trên bàn thờ. Cho dù đã có những buổi hành thiền qui định vào buổi sáng và buổi chiều, người ta cũng có thể đến ngồi thiền vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Qua phố bên kia, bước lên một cầu thang dẫn đến cửa chính điện, tại đó là nhà ở và phòng làm việc của Karunna. Trong cuộc viếng thăm Trung Tâm IBMC, tôi đã nghỉ ngơi ngay trên sàn nhà phòng nho nhỏ dành cho các thiền sinh đối diện với phòng hành thiền. nhưng những giờ đi bách bộ lại được thực hiện phía bên kia đường, ngay phía trên dãy bậc thang rộng.

Trách nhiệm và lịch trình của Karuna khít khao dễ sợ. Nhưng bà vẫn bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để tiếp chúng tôi. Bà đã báo cho một số người chính yếu trong trung tâm không được gây gián đoạn cuộc phỏng vấn. Thế nhưng điện thoại vẫn cứ reo liên tục. “Tôi đang thực hiện phỏng vấn được nửa chừng – chúng ta sẽ gặp sau được không?” Bà nhắc lại nhiều lần như thế. Nhưng rồi dù muốn hay không bà vẫn phải thực hiện những cuộc trao đổi ngắn. tôi hiểu bà đang tham gia nhiều sinh hoạt rất đa dạng (từ việc xử lý văn bản, đến những công việc chỉnh trang thành phố đang gặp khó khăn trong xây dựng) một lát sau lại là một chính trị gia lỗi lạc. (Ô-hô. Gớm, ông biết đó, hắn có lý đấy. Rất có thể chúng ta lợi to nếu tham gia vào vấn đề đó.); tiếp đó, lại một người bị bệnh và nôn mửa cần tư vấn (“lên giường đi, được không? Kiêng nước trái cây, uống một chút nước lạnh, đừng lạnh quá đấy nhé. Sau đó dùng ít trà, một ít dương cúc đừng dùng sữa nhé một chút xíu cũng không tốt đâu)

Bà thường phá lên cười luôn. Tiếng cười dài, mạnh mẽ và rất quảng đại giống như con người Karuna vậy.

Chúng tôi ngồi thiền tại một bàn thấp trong phòng rộng rãi trải nhiều thảm nhỏ và gối đệm thiền, đèn, hình ảnh và nhiều thứ vặt vãnh từ khắp nơi gửi tới. Giữa những cú điện thoại tôi thấy một bức hình Karuna hồi còn nhỏ. bà sinh tại thị trấn nhỏ tại Wiscosin trong một gia đình cha mẹ rất đạo đức. Mẹ bà là một người rất đôn hậu, từ tốn, bà đã qua đời mười hai năm trước, tương quan giữa Karuna và mẹ rất tốt. Quan hệ với cha phức tạp hơn, hai người xung khắc với nhau trong nhiều năm. Ông là người sáng lập một nhà thờ nhỏ tại đó gia đình đến tham dự các lễ nghi và sau này Karuna tổ chức dạy học tại đó vào các ngày Chúa Nhật. Nhưng đến tuổi mười tám, bà khẳng định truyền thống đạo đức của gia đình không thực sự trả lời nổi những câu hỏi thiết thực trong cuộc sống và trong vòng mười năm tiếp theo bà là thành viên phái bất khả tri (agnostic).

Tuy nhiên vào cuối tuổi hai mươi bước sang tuổi ba mươi một ý tưởng tự nhiên chợt đến với bà: bà muốn trở thành một Phật tử. Thật kỳ cục ý tưởng này không dựa trên cơ sở tri thức nào cả. Bà có được một số sách của thiền sư D.T. Suzuki nhưng không bao giờ đọc cả. Ý tưởng này hoàn toàn tự phát, nhưng rất mạnh mẽ đến nỗi sau này khi phải nhập viện một thời gian ngắn để mổ tai và khi điền vào bản lý lịch nhập viện trong mục tôn giáo bà đã ghi “Phật giáo.” Một phần là nhận thức tự nhiên của bà, phần vì muốn tránh không muốn để các vị chức sắc Giáo Hội đến thăm. Nhưng sau khi rời bệnh viện được ít ngày, bà đã quyết định bắt đầu đọc một ít sách về Phật giáo.

Trong giai đoạn này bà đang sống tại Los Angeles và đang phải đối phó với ít nhiều khó khăn trong cuộc sống kể cả phải ly dị với chồng nữa. Bà đã có một đứa con gái và đang dạy học tại một trường trung học. Bà cảm thấy cần phải tổ chức lại cuộc sống, “Tôi thấy quá mệt mỏi vì một vài điều lẻ tẻ, mệt mỏi trong quan hệ, đặc biệt là đối với đàn ông. Tôi chỉ muốn được yên ổn và bình yên.”

Trước kỳ nghỉ hè vào những năm sáu mươi, bà quyết định tham gia khóa đại học tại UCLA (nếu tốt nghiệp bà sẽ có thêm được một ít thu nhập.) Nhưng trong cuốn mục lục các môn học bà không thấy thích môn học nào cả, kể cả văn chương (Bà đang dạy Anh văn) hay tâm lý học. Triết là môn học bà thường tránh né (“Tôi không quan tâm đến triết Tây” ) nhưng lần này bà nhận thấy tại phân khoa về Phật giáo và Phật giáo thiền định (Zen.) Bà nghĩ “Thật là tuyệt. Tôi sẽ tham gia khoa này và có thể kiếm thêm được một ngàn đô-la mỗi năm.”

“Đang kỳ nghỉ hè vào buổi chiều vì thế chúng ta đến lớp hai lần một tuần và mỗi lần ba tiết. Tôi bước vào. và có một người Á Đông đang giảng ở khoa đó. Tôi ngồi xuống và nhìn ông ta và vào buổi tối tôi mới phát hiện ra đó là một Tôn giáo dạy về những gì cuộc sống mách bảo tôi. Ông ta bắt đầu với những điều cơ bản về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Và tôi thực sự hiểu được đau khổ! Tôi nghĩ “đây là điều hết sức thực tế.”

Đây chính là một tôn giáo có thể trả lời được nhu cầu trong cuộc sống đã không được giải đáp cho bà trong nhiều năm. Trong nhiều năm qua, xét về vật chất bà thật thoải mái, nhưng không được thỏa mãn về tinh thần. Khi rời khỏi lớp học đầu tiên về Phật giáo bà nhận ra rằng, bà phải theo học khóa này và quyết định tìm gặp cho được ông thầy Á đông đó ngay trước lớp học.

Bà nói, “Những thầy giáo ít khi gây được ấn tượng với tôi. Tôi chưa bao giờ để ý đến ông thầy Hindu bao giờ. Nhưng khi tôi nhìn vào con người này, ông tỏ ra rất đôn hậu và có nụ cười hết sức hấp dẫn, ông cười to và cười rúc rích, không phải là người nghiêm nghị cho lắm, ông thực sự đang thể hiện được những gì ông giảng dạy. Nhìn vào ông tôi thấy hình như toát ra xung quanh ông một bầu khí đặc biệt lan tỏa ra khoảng độ mười hai bộ. Tôi thực sự không nhìn thấy ông trong thực tế. Tôi không biết cắt nghĩa điều đó ra sao. Tôi chỉ biết ông là một con người thực sự. Nhưng sau này, khi đã quen biết ông trong nhiều năm và trở thành đồ đệ thân cận của ông tôi đã tiết lộ cho ông biết, khi mới gặp ông lần đầu tiên tôi cảm thấy ông không phải là con người thực sự. Và ông đã phá lên cười khoảng mười lăm phút liền. Ông nói, “đó là điều thật tuyệt vời làm sao con có thể nghĩ ra được những điều như vậy?”

“Nhưng trong vòng mười hai năm tôi sống hằng ngày với ông, tôi không bao giờ mất đi cái cảm giác đó tức là ông không phải là con người thực sự. Ông di chuyển trong thế giới này, ông hành động với những phong cách nhân loại nhưng ông thực sự không dính dáng gì với cái thế giới ông đang đi lại và hành động.”

Karuna còn kể lại một sự kiện khác đã xảy ra trong những giai đoạn đầu khóa học tại Đại học UCLA. Bổn sư của bà không nói cho ai biết ông là một nhà sư. Nhưng do linh cảm bà đã biết điều đó. Bà tự hỏi làm sao có thể trở thành thiền sinh của ông được. Trong buổi giải lao vào một buổi học ban chiều, bà ra ngoài và ngồi ở lối ngang cạnh lớp học để hút thuốc. Khi đó bà thấy ông đi ra và ngồi ngay đối diện với bà, bà cảm thấy bối rối. Nhưng ông nhìn bà và mỉm cười, rút ra một túi thuốc và một cái tẩu. “Con thấy đó, thầy cũng hút thuốc đây này.” Bà chưa bao giờ nói chuyện với ông trước đó. nhưng ông đã nhận ra hơi khó chịu. Bà rất cảm kích (sau này bà nói cho tôi hay, cả hai chúng tôi đều bỏ thuốc).

Cuối cùng bà xin được nói chuyện với ông sau giờ học. Ông đã đề nghị cả hai đi uống cà phê. Và ngồi đối diện trên chiếc bàn trong quán. Điều rõ ràng là “Ông biết hết mọi sự về tôi đã lâu. Ông biết những gì tôi đang tiến hành thực hiện, ông kể hết những biến cố xảy ra trong đời tôi. Đó là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau, thế mà ông nói, ông đã biết tôi biết bao nhiêu lần trong đời. Ông đã kể rất chính xác cho tôi nghe những gì ông không thể biết về tôi được. Và ngược lại, cho dù tôi không thể cắt nghĩa được, tôi cũng biết được nhiều điều về ông.”

“Một cuộc gặp gỡ thật tuyệt vời” tôi nói với Karuna “Bà quả là người may mắn”

“Tôi không biết phải cám ơn ông làm sao trong cuộc đời này và vì ông đã chỉ vẽ cho tôi con đường tiến lên. Đó là điều tôi không thể đền đáp lại được. Toàn bộ quan điểm của tôi về cuộc sống đã thay đổi. Những gì làm cho tôi ham thích, tôi không cảm thấy như vậy nữa. Và hiện nay tôi chỉ còn cảm thấy lòng tri ân tràn trề đối với người thầy của tôi mà thôi.”

Vào thời điểm khóa học thứ nhất tại UCLA kết thúc, Karuna đã chính thức trở thành đệ tử của Ngài. Thoạt đầu bà tham gia một nhóm học hỏi Phật giáo nho nhỏ do ông điều hành. Nhưng sau đó ông chuyển nhóm đó cho một nhà sư Phật giáo trẻ người Mỹ, thì bà lại xin được học riêng với ông. Cùng với một vài học sinh khác để có thể thường xuyên thâu thập thêm kiến thức từ phía ông. Hàng ngày bà đã thực hiện luyện tập hành thiền (được chỉ định như là “Bài tập ở nhà” trong suốt khóa nhập môn.)

Trong khi đó, đa số các đồ đệ cao cấp hơn trong khóa học đề nghị ông ở lại quốc gia này để thành lập trung tâm thiền. Khi hiện trạng cư trú thường xuyên được vãn hồi. Ông quyết định thử nghiệm tiềm năng này xem sao. Ông thuê một căn nhà gần Holliwood và một nhóm đồng ý đưa ra một dự án trong vòng một năm, trong thời gian đó có thể tìm mua một tài sản rộng hơn hiện nay họ đang cư ngụ tại Los Angeles.

Karuna vẫn tiếp tục đi dạy học nguyên buổi vào thời điểm đó (Bà tiếp tục công việc cho đến năm 1981) và con gái Bà là Christine đã được mười một tuổi. Karuna vẫn đến trung tâm thiền vào mỗi cuối tuần và ba bốn lần trong tuần từ thị trấn nơi hai mẹ con đang sinh sống gần đó. Hàng ngày vẫn có các buổi hành thiền, các khóa tập luyện hàng tuần và rất nhiều công việc cần được thực hiện. Năm 1973 bà đã gia nhập tập viện và nhận luật giới tập sinh.

Bà Karuna nói với tôi, “Qui trình xuất gia theo truyền thống Việt nam có phần nghiêm khắc hơn là theo truyền thống Nhật Bản. Gắn bó gần gũi với giới luật cổ Đại Thừa hơn. Thí dụ, xuất gia đầy đủ yêu cầu phải tuân thủ đủ 250 luật giới đối với nam giới và 348 luật giới đối với nữ giới. Và các nhà sư yêu cầu phải là người chưa lập gia đình và phải sống độc thân. Tuy vậy Ngài cho thấy ông là một nhà cải cách. Ông đã học tại Đại học Nhật Bản trong bảy năm và hoàn toàn thoải mái với cách tiếp cận phóng khoáng hơn tại Nhật. Tại đó các nhà sư có thể lập gia đình. Ông cảm thấy rất thích hợp với văn hóa nước Mỹ nếu người ta được tự do một trong hai loại xuất gia chung cuộc. – có nghĩa là những lời khấn của một nhà sư Nhật Bản hay những lời khấn theo kiểu tỳ kheo hoặc nữ tỳ kheo truyền thống. Tuy nhiên tất cả những người muốn nhận xuất gia được yêu cầu phải học hỏi tất cả những lời khấn trong vòng ba tháng trước khi xuất gia, một phần vì để cho họ có thể xác định rõ ràng loại nào thích hợp cho họ. Cuối cùng họ có thể nhận hoặc là tuyên thệ 25 lời khấn để trở thành thiền sư Phật pháp hay là tuyên thệ 250 lời khấn để trở thành tỳ kheo hay nữ tỳ kheo. Cả hai loại đều nhận chung trong một nghi thức và một loại áo cà sa và được coi như có địa vị giống nhau.

Vì ông quan tâm mạnh mẽ đến việc đem nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau nhích lại với nhau. Nên tiến sĩ Thiên-an đã mời “các thiền sư chứng giám” từ nhiều trường phái Phật giáo khác nhau càng nhiều càng tốt đến tham dự nghi lễ xuất gia.

“Điều đó hình như để đem lại một phong cách thống nhất tại các trung tâm thiền hiện nay.” Tôi đề nghị: “Đó là điều hết sức dễ dàng được chấp nhận từ nhiều phía, cũng mang phong cách hết sức đại kết (ecumenical). Đó có phải chính là ảnh hưởng của ông ngay từ đầu không?”

“Vâng, dứt khoát là thế,” Karuna nói, “Ngay từ đầu đó là điều ông rất quan tâm. Chúng tôi đã có các nhà sư Đại thừa, các thầy tu Phật giáo Tây Tạng tại trung tâm chúng tôi.”

Tôi thắc mắc có phải là tinh thần này có liên quan đến bản chất Việt Nam của ông hay không?.

“Rất nhiều thiền sư Việt nam theo khuynh hướng đại kết. Điều đó cũng đúng với trường hợp vị thiền sư, trụ trì tại một chùa tại đây. Và cũng rất đúng trong trường hợp một đại sư trụ trì tại San Diego. Tôi thực sự không biết lý do tại sao.”

“Vậy thì bà nhận xuất gia theo kiểu nào? Bà đã chọn loại lời khấn nào vậy?”

“Tôi yêu cầu được nhận tất cả các luật giới nữ tỳ kheo một khi đến thời điểm xuất gia chung cuộc. Cho tới thời điềm đó tôi vẫn chưa chắc lắm. Điều đó không phải vì tôi nghĩ tôi có thể tuân thủ toàn bộ các luật giới – tôi không chắc lắm. Nhưng tôi muốn càng truyền thống và càng hợp với việc xuất gia là điều tốt. Một phần cuộc sống tôi vẫn là cuộc sống “đời thường” – tôi đang dạy học tại trường và con gái tôi đang lớn lên. Tôi biết chắc một điều là trong tương lai tôi phải thực sự gắn bó và càng sớm càng tốt tôi nhất định phải được nhấn chìm vào công việc Phật giáo.”

“Bà có cảm nhận gì về việc phụ nữ lại có nhiều luật giới hơn nam giới không?”

“Có, tôi cũng có một vài suy nghĩ về điều đó. một vài điều không gây rắc rối cho tôi chút nào cả. Một vài điều chỉ mang tính phục vụ. Thật rất khó nếu không đề cập đến một cách đặc trưng và đó là một vài điều chúng ta không nên làm (và tôi thực sự không muốn để cho mọi người biết về những luật giới đó.) Nhưng tôi nghĩ có một vài luật giới không được áp dụng một cách vô tư. Nhưng đối với Ngài, chúng ta chỉ bàn luận đến những gì đằng sau những luật giới này mà thôi, điều gì luật giới này nhắm tới và cuối cùng là chỉ nhắm tới những điểm chính yếu sau đây: điểm chính yếu nhất là loại bỏ bản ngã và lòng tự buông thả, nuông chiều. Mặc dù chúng không là những luật giới tột đỉnh nhất. Nhưng theo Phật giáo Đại Thừa, họ nhấn mạnh đến tinh thần hơn là theo từ ngữ của luật.”

“Nhưng điều đó không cắt nghĩa được lý do tại sao lại cần đến nhiều luật giới hơn đối với phụ nữ.”

“Không đâu, điều đó không thực sự là như thế. Tôi có một vài nguyên tắc về điều đó. nhưng tôi không biết có chính xác hay không. Thoạt tiên có một vài thắc mắc về việc không hiểu có phải tất cả các luật giới đó đều đã được tống đạt từ thời Đức Phật còn sống hay không hay là được thêm vào sau này. Điều thứ hai là phải nhìn vào luật Vinaya (kỷ luật tu trì) như là những qui luật đã được truyền lại 2.500 hoặc 2.600 năm trước tại một nền văn hóa đặc biệt và chúng ta không có cách nào biết được. Nếu Đức Phật xuất hiện vào thế kỷ hai mươi tại Mỹ thì thử hỏi chúng ta sẽ có cùng một thứ luật giới hay không.”

“Tôi nghĩ bà có thể đoán thử xem”

“Chúng ta chắc không cần phải có nhiều đến thế rất có thể là một luật chơi hoàn toàn khác hẳn. Điều thứ ba là vượt trên tất cả, Đức Phật cũng đã là một nhà đại sư tâm lý. Ngài đã sinh sống tại Ấn độ, tại đó phụ nữ có vai trò còn kém phần quan trọng hơn cả đàn bò và tự nhiên hiện nay phụ nữ được đối xử hoàn toàn bình đẳng trong Ni đoàn. Và tôi lại thắc mắc thế nào chẳng có một vài luật giới không được đề ra vì những vấn đề thực tiễn đàn ông có trong quan hệ với phụ nữ hay sao? Giả như tại đây chúng ta có một nhóm đàn ông Ấn độ, tại đó phụ nữ không có giá trị và thình lình họ được nâng lên bình đẳng thì sao?”

“Thế nên luật giới Ni Sư phải đi sau các sư là để xoa dịu họ chăng?”

“Tôi thắc mắc nếu vậy thì tôi không ngạc nhiên chút nào cả. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán thôi. Một vài luật giới mang tính chất như vậy. Thí dụ, bạn không được nói xấu các vị sư và bạn không được la mắng họ.”

“Và bạn còn phải vái lạy họ, ngay cả khi họ mới được xuất gia còn bạn đã được xuất gia lâu rồi. Đó là một trong những điều đầu tiên”.

“Đúng vậy”

“Đã có ai xem xét để hiện đại hóa những luật giới này chưa?”

“Tôi đã có một cuộc đối thoại thật thú vị một vài năm vừa qua với Walpola Rahula, là tác giả cuốn Đức Phật đã dạy gì (What the Budđha taught) ông ta là người Sri lanka và rất nổi tiếng trong truyền thống Đại thừa. Cuốn sách của ông rất hữu ích cho những người mới nhập Phật giáo. Ông có đến thăm trung tâm bốn năm trước. Và tôi cũng đã đề cập với ông một số điều thay đổi cần thiết để áp dụng Phật giáo vào xã hội Mỹ. Tôi đã nói với vai trò ni sư đối với các vị sư thực sự đã có khó khăn. Không phải chỉ có phụ nữ Mỹ mà cả nam giới Mỹ cũng không muốn có sự tách biệt như thế và tôi đã nói với ông tôi không biết phải xử lý vấn đề này như thế nào”.

“Ông nhìn tôi và nói, “Bà biết không, các vị sư không thể làm gì được cả, vì đó không phải là luật giới của họ. Chính các bạn là Ni Sư các bạn phải thay đổi và bà là người phải làm điều đó!” đó là điều tuyệt vời, tôi nghĩ thế.”

“Thế phải làm sao đây?”

“Vâng, phải đổi mới một số luật giới không còn thích hợp để áp dụng nữa. Và nếu không có gì thì các giới luật phải được áp dụng đồng đều cho cả nam lẫn nữ. Những giới luật trong Phật giáo Zen không có phân biệt như vậy. Và thiền sư của tôi cũng không phân biệt đối xử như thế.

“Vâng. Thế bà sẽ được xuất gia đầy đủ vào khi nào vậy?”

“Xuất gia chung cuộc của tôi vào năm 1976 với 250 luật giới.”

“Thế bà cạo đầu vào năm nào?”

“Tôi xuống tóc vào năm 1974.”

“Đó có phải là một việc đại sự không?”

“Vâng, đó là một việc đại sự. Thiền sư của tôi đã xuất gia cho một phụ nữ trước đó mà vẫn không cần xuống tóc và khi tôi đã sẵn sàng để được thụ phong chúng tôi có một cuộc trao đổi về vấn đề này. Tôi xin phép thiền sư cho tôi cạo đầu. Nhưng ông cho là trong xã hội Mỹ thật quá khó khăn đối với một phụ nữ, đặc biệt bà lại đang giảng dạy. Tôi nói điều đó không can chi với tôi cả. Tôi có thể đội tóc giả khi tôi ra trước công chúng hay đến dạy tại trường học. Nhưng ông nói không nên. Và ông đã từ chối. Điều này xảy ra sáu tháng trước ngày xuất gia chính thức của tôi. Và tôi thỉnh thoảng lại trao đổi với nhau về vấn đề này. Khi gần đến ngày xuất gia tôi nói với thầy của tôi. “Xin cho phép con xuống tóc. Ngay cả thầy không yêu cầu những người khác làm thế, hãy cho phép con được cạo đầu.”

Tôi nói, “Xin bà cho tôi biết cảm nhận của bà thế nào về việc xuống tóc này?”

“Tôi cảm thấy rằng nếu chúng ta không xuống tóc, thì sự cam kết của chúng ta không phải toàn diện. Tôi cảm thấy xuống tóc là điều cần thiết, một cách tình cảm chứ không phải là chỉ tượng trưng. Để được hoàn toàn dứt bỏ mọi sự. Thế nên tôi yêu cầu được xuống tóc, ngay cả những phụ nữ khác không yêu cầu được làm thế và thầy tôi nói: “Không, không có gì phân biệt cả.” Tôi trả lời là thầy đã phân biệt bằng cách yêu cầu nam giới xuống tóc nhưng không yêu cầu nữ giới. Vì thế cho nên tôi mới thắng thế. Ít nhất là về nghi thức. Thầy đã yêu cầu mọi người phải xuống tóc”.

Hôm trước ngày xuất gia có một nghi thức cắt tóc. Tất cả chúng tôi tụ tập ở vườn sau nhà. Và mọi người đứng vây quanh, cả sư sãi và cả Phật tử, giáo dân. Vị sư chủ trì là ngài Suhita. Chúng tôi đều là bạn thân với nhau. Và nhà sư đang xoa tay, đang đợi những lọn tóc quăn rơi xuống. Cứ mỗi lần nhà sư nhìn tôi, ông lại lẩm bẩm. “Clíp, clíp, clip” nhà sư đang chờ để cắt những lọn tóc khỏi đầu tôi. Chúng tôi tất cả đang ở trong khu vườn vào buổi sáng sớm, hát bài ca cắt tóc bằng tiếng Việt-Nam, trong khi đó mọi người đều nhận nghi thức cắt tóc, thình lình Thầy chạy vội vào trong nhà, một vị sư chạy vào xem có chuyện gì xảy ra, quay trở lại vị sư này cho biết “Xin đừng ai chạy vào trong nhà lúc này” khi tôi hỏi tại sao, ông nói, vì thầy (Suto) quá cảm động khi thấy một phụ nữ người Mỹ cạo đầu đi tu. Sau đó thầy quyết định tất cả mọi người cả nam lẫn nữ muốn trở thành sư phải cạo đầu và đã trở thành luật từ đó về sau. Và tôi nghĩ đó là một điều luật tốt.

“Nếu có người cần xuất hiện ngoài xã hội hay giảng dạy tại các trường Tây âu tại những nơi đầu cạo trọc không có lợi, họ có thể để tóc mọc trở lại. Nhưng tôi nghĩ cần cạo đầu ít nhất trong một giai đoạn nào đó. thí dụ trong suốt thời kỳ huấn luyện sau khi xuất gia. Vì rất khó huấn luyện tốt được khi để tóc dài. Nếu một người không có thể cạo đầu, thì chẳng có thể hoàn thành chức vụ một nhà sư đảm nhận. Vì đây không phải là một cuộc sống lãng mạn. Cạo đầu chẳng là gì cả so với những gì một nhà tu hành phải thực hiện, mà chỉ đơn giản là một vị sư thôi.”

“Một cách toàn diện và hoàn hảo có phải không?”

“Đúng vậy.”

“Tôi muốn hỏi thêm một chút: trở thành nhà sư mang ý nghĩa gì?”

“Đối với tôi trở thành một nhà sư chỉ mang có một ý nghĩa. Và đó chính là điều thúc bách tôi cam kết hoàn toàn với công việc nhà Phật. trở thành một vị sư đối với tôi là thề hứa với chính lòng mình là cuộc đời còn lại của mình, Công việc nhà Phật phải là ưu tiên số một.”

“Bà nói là cạo đầu là việc dễ dàng so với những việc khác. Bà có thể nói rõ hơn điều đó được không?”

“Tôi nghĩ nhiều người Mỹ có tư tưởng thật lãng mạn về việc trở thành một vị sư. Họ nghĩ là làm một nhà sư bạn có thể ngồi thiền hàng giờ dài, rằng cuộc sống của một nhà sư nhàn hạ, trầm lặng, yên tĩnh và thoát khỏi những phiền toái ngoài đời. Điều này rõ ràng là không đúng. Sẽ có nhiều phiền toái hơn. Sẽ có nhiều vấn đề hơn, có nhiều đòi hỏi hơn về thời giờ của bạn. Một khi chúng ta tiến thêm hơn trong việc huấn luyện, vai trò của chúng ta ngày một gia tăng. Thiền sư và hoàn cảnh thực tại của mỗi người yêu cầu chúng ta ngày càng nhiều hơn. Một điều rất bình thường đối với một nhà sư đã cam kết thực sự thì ngủ ít và ngồi ít không phải là điều lạ. Vì có quá nhiều công việc để làm. Các vấn đề khó khăn lúc nào cũng nẩy sinh. Đặc biệt sống trong đoàn thể như thế này. Tôi yêu thích bỏ thì giờ ra làm bất kỳ công việc gì có thể kết thúc một cách siêu nhiên. Nhưng thay vào đó tôi lại phải dính dáng đến công việc điều hành rất nhiều, với công việc thơ lại nơi thành phố, với những xung đột giữa những cư dân. Khi có khoảng ba mươi lăm hay bốn mươi lăm người sống trong một đoàn thể, những xung khắc sẽ xảy ra. Tất cả chúng ta tại đây rất sẵn sàng giúp đỡ, rất chịu đựng và nâng đỡ lẫn nhau. Nhưng ngay cả trong những đoàn thể cởi mở nhất, mặn mà nhất và đầy tình thương nhất. Xung khắc vẫn luôn xảy ra.”

Năm 1975, có một thay đổi bi thảm đã diễn ra trong cuộc sống mọi người sống tại Thiền viện IBCZ. Nước Mỹ đã dính líu trong cuộc chiến Việt nam được mười ba năm. Nhưng vào đầu tháng Giêng, tiến sỹ Thiên-an nói với Karuna là Sàigon sẽ sụp đổ trước một tây tháng năm. “Làm sao thầy biết được chuyện này?” Bà hỏi. “Tự nhiên tôi biết mà thôi.” Thầy trả lời và nói thêm, “sẽ có rất nhiều việc để làm đấy”. Ít lâu sau thầy đã trực tiếp can thiệp vào việc dàn xếp cho các nhà sư trẻ người Việt Nam nhập cảnh vào đất nước này, làm việc thông qua Hội các người bạn Mỹ (American Friends Service Committee) và cả bộ ngoại giao. Và chịu trách nhiệm về các phúc lợi cho các vị sư này và tiếp tục công việc huấn luyện một khi họ tới được Los Angeles. Ngày 30 tháng Tư Sài gòn sụp đổ. Chỉ hai tuần sau khi Thiền viện IBMC khởi sự khóa huấn luyện ba tháng. Điện thoại reo ngay lập tức và hình như không bao giờ chấm dứt. Vì Ngài là một trong những nhà sư Phật giáo Việt Nam có nhiều uy tín tại Mỹ. Chỉ qua một đêm ngủ dậy ngài đã nắm quyền hành giải quyết làn sóng người di cư Việt nam đổ vào đất nước này. Đối với Karuna, là người đã quá hăng say trong công việc, sự kiện này có nghĩa là bà phải trải rộng giới hạn công việc ra xa hơn nữa. Trong vòng bảy tháng bà đã hiện diện mỗi cuối tuần liên tục tại trại tị nạn Pendleton, là nơi người tị nạn đến tá túc trong giai đoạn đầu đến nước Mỹ. Bà đến để thuyết pháp và thực hiện công việc phục vụ Tôn giáo, thuyết giảng. Và các trợ giúp ban đầu. Sau này khi cộng đồng người Việt tại Los Angeles đã mọc lên nhanh chóng (vào lúc đó những cái xác mệt mỏi nằm ngủ khắp nơi trên nền nhà thiện viện). Bà phải giải quyết toàn bộ những nhu cầu trong việc di chuyển những con người này tới một môi trường hoàn toàn mới mẻ xa lạ.

“Thật sự mỗi giây phút đã trở thành thật sôi động” Karuna hồi tưởng lại, bà phải học làm việc dưới áp lực. Bình tĩnh trong cơn khủng hoảng. Không còn phải là vấn đề mỗi người làm hay không làm điều gì “làm đi thôi” bạn không còn lựa chọn nào cả và điều đó rất tốt. Tôi suy nghĩ. Bà không bao giờ ngủ hơn bốn năm tiếng đồng hồ mỗi đêm trong suốt thời gian đó và bà biết là thầy của mình còn ngủ ít hơn thế nữa. Mỗi buổi sáng đòi hỏi bà phải chú ý đến những gì cần thiết, không cần phản ứng hay suy tư gì từ bên ngoài.

“Tôi học được không khước từ điều gì cả. Hoàn toàn không chống lại bất kỳ điều gì. Chúng ta không còn có cơ hội nào để làm thế cả. Một khi bạn không có sự lựa chọn nào, bạn biết đó bạn không còn kịp suy nghĩ – để chống lại hay trả lời phủ định bất kỳ điều gì.

Chỉ qua một đêm mà trung tâm thiền đã thay đổi hoàn toàn. Trước đó là một đoàn thể có ba mươi lăm người cư ngụ. Hiện nay con số người di cư đến đã lên đến 150 người, kể cả một số rất đông con nít. “Họ có mặt khắp nơi” Karuna cho biết, “Bạn không thể đi ra đi vô phòng hội mà không dẫm chân lên xác người vì chúng tôi không còn chỗ nào để cho họ ở nữa.” Ngoài những căng thẳng không thể tránh khỏi tạo ra giữa các cộng đồng người Mỹ, lại xuất hiện những vấn đề khó khăn cụ thể phát sinh như vấn đề đăng ký cho trẻ em đến trường, dàn xếp để khám sức khỏe, trợ giúp tài chánh, lấy thẻ bảo hiểm y tế – toàn bộ những tổ chức cần thiết để nuôi ăn và nhà ở cho một dòng chảy khổng lồ những người mới đến.

Đối với Karuna, kinh nghiệm này và những kết quả luôn gắn liền bà với cộng đồng người Việt từ đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hướng đi cuộc đời bà đã lãnh nhận. Bà luôn luôn tham gia bất kỳ sinh hoạt Phật giáo người Việt nào nội trong tầm lái xe đến được trong vùng Los Angeles. Và được mời đến bất kỳ ngôi chùa Việt Nam nào trên đất nước này. Bà cũng rất quan tâm đến tinh thần đại kết Phật giáo và đến các cuộc đối thoại với các nhóm Tôn giáo khác. Bà là thành viên tích cực của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Vùng Nam California, một nhóm qui tụ tất cả các truyền thống Phật giáo và các nhóm sắc tộc. Và như Karuna tường trình lại, đã xuất hiện một “tình huynh đệ tuyệt vời” giữa các nhóm hiện diện.

Vào tháng chín năm 1976 một biến cố thứ hai xảy ra cũng đã tác động mạnh đến cuộc sống Bà Karuna. Những cảm nhận về những khó khăn đánh dấu giai đoạn người Việt Nam có mặt tại trung tâm đã dần dà được giải quyết. Đa số những người này đã thích ứng rất tốt với môi trường mới và tự tổ chức được cuộc sống của họ. Một ngôi Chùa Việt Nam cũng đã được thiết lập và đang phát triển mạnh. Con gái bà hiện nay đã mười sáu và bước vào tuổi dậy thì, đang cần sự chăm sóc của mẹ rất nhiều. Karuna đang tìm cách tập trung tới việc luyện tập của con gái. Sắp sửa kết thúc học tại trường trong vòng hai năm nữa và được tự do dồn hết nghị lực vào điều con gái bà đã suy nghĩ là công việc thực sự của nó. Tháng tám năm 1976 con gái đã kết thúc xuất gia chung cuộc. Bà cảm thấy cuộc sống của con gái bà như mới trên bước đường khởi sự. Một tháng sau đó một tai nạn đã giết chết một người đàn bà rất thân với con gái và thình lình nó phải đối mặt với viễn cảnh phải nuôi dạy đứa con 21 tháng tuổi bà ta đã để lại.

Thoạt đầu bà suy nghĩ, “Tôi không thể làm được điều này” bà đang theo học để lấy bằng tiến sĩ. Bà cũng đã khởi sự học tiếng Phạn và tiếng Nhật. Bà đã lập chương trình cộng tác với một người bạn Hàn quốc đang dịch Kinh Phật từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Anh., trong khi đó Karuna đang dịch sang từ tiếng Phạn. Nhưng đứa bé lại đang buồn ngủ trên cái nôi cạnh Bà. Karuna đã về thăm gia đình ít ngày trước đó và thật sự không còn chỗ nào để gửi nuôi đứa bé. Bà cẩn thận lướt qua tất cả các lựa chọn khác. Và chẳng tìm thấy biện pháp nào khả thi. Bà không thể bỏ qua được là phải bắt đầu lại công việc nuôi con nhỏ.

Ngay lúc đầu bà gặp rất nhiều rắc rối: đứa trẻ tự rút lui vào nội tâm, không nói tiếng Anh, không kiên nhẫn với chính mình. Nhưng Karuna đã để lại nơi đứa trẻ tình yêu dạt dào ngay từ những giây phút đầu tiên. Và bà không bao giờ phải hối hận về quyết định đó. Vào thời điểm tôi tới thăm, đứa con nuôi của bà đã lên mười tuổi và luôn tươi cười vui vẻ.

Lại còn một biến cố thứ ba đã làm thay đổi tận gốc rễ cuộc đời bà và không nghi ngờ gì nữa đó là khó khăn lớn nhất. Karuna cho biết, “Vì không còn lựa chọn nào khác.” Vào năm 1980 người thầy yêu dấu của bà viên tịch. Ông bị ung thư gan, đã di căn lên đến não và ông đã bị đau đúng một năm.

“Nhưng chỉ trước khi ông từ trần khoảng ba tháng chúng tôi mới thấy ông bị bệnh thực sự và ngay cả ông cũng mới thấy trong người bị bệnh. Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu cho tôi biết là ông thầy phải chịu đau đớn rất nhiều.”

Karuna có mặt với thầy mình đều đặn, chính bà đã đưa thầy nhập viện vào ngày cuối cùng. “Một điều không dễ dàng gì phải sống vào những thời điểm đó với ông thầy của mình vì ông bị bệnh quá nặng, nhìn cuộc sống của thầy mình sắp qua đi, biết rõ không thể làm gì khác được để bám chặt vào cuộc sống đó, Bà không muốn rời xa thầy mình một giây phút nào.”

Tôi nói. “Thật là một điều tốt lành vì bà luôn túc trực tại đó.”

“Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đó,”

“Bà yêu ông thầy nhiều lắm phải không?”

“Ô vâng tôi chưa hề có người bạn thân thiết nào như vậy trong đời mình cả.”

Karuna cho biết, ảnh hưởng của thầy quá sâu đậm và bà không còn biết cách nào để đáp trả lại được. “Chỉ có một cách duy nhất một đệ tử có thể trả công được cho thầy mình là trở thành vĩ đại như chính người thầy của mình vậy. Tôi không biết có thể thực hiện được điều này hay không.” Bà ngừng lại và rồi nói thêm, “Không, tôi nghĩ có thể thực hiện được điều này. Không những chỉ có thể được mà theo tôi suy nghĩ tôi phải thực hiện cho bằng được điều đó. Không phải ngay lập tức, nhưng chỉ là tôi có muốn thực hiện hay không.”

Sau cái chết của người thầy vĩ đại tại trung tâm thiền có một khoảng trống lớn và có nhu cầu phải tái cấu trúc lại những đường biên từ trước đến giờ. “Thầy là một phần quá thân thiết với tôi và tôi cũng đã trở nên một phần thiết yếu của thầy. Đến nỗi không có sự hiện diện thể lý của nhau, thật rất khó lòng biết được ranh giới riêng tư cá nhân tôi nằm ở chỗ nào. và cần một thời gian dài để giải quyết điều này.” Bà chưa sẵn sàng để tự đứng vững được, rất có thể phải chờ đến mười năm nữa chăng. Nhưng điều đó tương tự như lao xuống vực thẳm. Không còn thời gian để suy nghĩ nữa. “Tôi đã sẵn sàng chưa?” hay là “Tôi muốn chờ thêm mười năm nữa.”

Tuy nhiên, khi mà đường biên dần dần được vẽ lại, Karuna đã nhận ra được bà không bao giờ có thể tách biệt khỏi thầy mình được. “Thầy hoàn toàn hiện hữu trong tôi mạnh mẽ đến nỗi lúc nào tôi cũng hiện diện nơi thầy mình.”

Karuna đương nhiên là đã nhận lãnh toàn bộ trọng trách tại trung tâm sau khi Bổn sư của bà từ trần. Và trở thành Giám đốc thiền viện IBMC vào năm 1980. Thêm vào những nhiệm vụ điều hành bà lại giảng dạy đều đặn một số lớp học tại học viện, (một vài chủ đề vừa rồi về các môn học như: Kinh Lotus Sutra; lịch sử và phát triển phái Đại Thừa Cổ Đại; Triết học Phật giáo Zen. Thiền định Zen; giới thiền sư Dharma.; Kinh Vimalakirti Nirdesa Sutra; Triết lý Phật giáo.; Kinh Sutra Nữ hoàng Srimala Devi; triết lý và các tôn giáo Á Đông.)

Khi tôi nhận xét là bà không bao giờ nghĩ đến việc có một cuộc sống riêng cho đời mình, bà đáp lại, “Không, là một nhà sư bạn không thể có cuộc sống riêng cho chính mình được, cuộc sống riêng tư ấy đã hoàn toàn biến mất. Rất lâu rồi, nhưng đặc biệt hiện giờ cuộc sống ấy chẳng còn hiện hữu nữa.”

Chúng tôi không tránh khỏi đề cập đến kinh nghiệm của Karuna như là một nhà sư phụ nữ và một nữ thiền sư trong một không gian đa số là nam giới, điều đó thật là quan trọng lúc ban đầu. Bà nhớ lại, để phát triển cảm nhận tự tin và độc lập – “Không phải điều gì được ưu ái dành cho phụ nữ nơi bất kỳ nền văn hóa nào” – và cũng cần thời gian để tự đứng vững, không phải lúc nào cũng phải dựa dẫm vào người khác. Bà cho biết, phụ nữ được dạy cho biết ngay từ hồi mới sinh ra là đến với người khác mỗi khi có vấn đề gây nản lòng, Nam giới đã được dạy cho biết là họ sẽ phải có giải pháp. Nhưng ngày nay điều này đã thay đổi rồi. Nam giới đã tự thú nhận là họ không phải lúc nào cũng có sẵn giải pháp. Và phụ nữ coi sự lệ thuộc như một cái nạng họ cần phải gỡ bỏ đi. Bà nói thêm, “Họ phải đối mặt trực tiếp và trở thành hoàn toàn tự lập. Và tôi nghĩ hiện nay tôi đang làm điều đó. chúng ta sẽ thấy điều đó đúng hay sai.! Nhưng tôi nghĩ tôi chỉ đạt đến điểm đó sau khi thầy tôi đã qua đời, khi tôi không còn ai để có thể cậy nhờ được nữa.”

“Có bao giờ bà thấy có vấn đề với nam giới là những người chưa quen thấy phụ nữ có được thứ độc lập đó chưa?”

“Ô có đấy, dứt khoát là có rồi và tôi cảm thấy rất khó chịu một thời gian. tôi cố gắng tỏ ra rất dễ thương về điều đó. Nhưng tôi cũng đã xô xát trực tiếp với nam giới nhiều lần. Mặt khác, phụ nữ cũng có vấn đề riêng của họ nữa – có những người đã gán tất cả những khó khăn của chúng ta cho nam giới trong xã hội. Trong khi điều đó ở một vài khía cạnh. đó chỉ là cái cớ để chúng ta trốn tránh trách nhiệm. Thế nên điều gì đã đúng trong quá khứ, chúng ta phải đối phó ngay lập tức trong hiện tại. Tôi cũng đã gặp nhiều phụ nữ cứ cố gắng thuyết phục tôi những kinh nghiệm họ thấy về hành thiền giữa nam giới và nữ giới rất khác biệt. Kinh nghiệm mỗi cá nhân rất khác nhau và nhất định giới tính cũng góp một phần vào sự khác biệt đó., nhưng chỉ có một phần thôi. Và tôi không biết được đó có phải là phần quan trọng nhất hay không.”

Karuna cảm thấy điều quan trọng là vai trò thiền sư không những chỉ dành cho nữ giới thôi mà còn cho cả nam giới nữa. Nữ Thiền sư đã cung cấp cho chúng ta một cách tiếp cận và một viễn tưởng khác. Nhưng tri giác thông thường của chúng ta là nữ thiền sư đôn hậu hơn, nhẹ nhàng hơn và yên tịnh hơn chỉ là một ảo giác. Karuna tin rằng cho dù bên ngoài có nhẹ nhàng hơn, “bên trong không mấy khác biệt nhau đâu,” rất có thể nữ giới còn tỏ ra một chút rắn chắc hơn nam giới nữa là đằng khác.

Tôi hỏi, “Bà đang nói về chính mình có phải không?”

“Tôi có thể nói về chính bản thân tôi. Là một người phụ nữ đạt đến vị thế đó, dứt khoát phải có sức mạnh thực sự, sắt thép thực sự. Bên dưới những thứ đó, tôi có thể tỏ ra không khoan nhượng với bất kỳ ai ở bất kỳ thời điểm nào và có lẽ đó là điều tồi tệ”

“Tôi rất thích trông thấy bà hành động!”

“Vâng, trong hầu hết mọi trường hợp tôi là người rất có tình có lý. Nhưng tôi rất hay tự bóc trần. Tôi kỳ vọng rất nhiều nơi người khác. Một trong những điểm yếu của tôi là tôi không thể chịu đựng được những người lười biếng và những người thiếu khả năng. Tôi cứ bỏ qua họ luôn. Những thiền sinh nào gắn bó mật thiết với tôi chỉ là những thiền sinh đã tỏ ra cam kết một cách kiên trì và dài hạn. Những sinh viên nào tôi muốn bỏ ra nhiều thời gian gần gũi chỉ là những em rất chăm chỉ chịu khó và không bao giờ nói, “Em không thể.”

Mặc dù bà không có được những gương phụ nữ điển hình trong nhiệm vụ đặc biệt nào để noi theo. Karuna không bao giờ coi điều đó là vấn đề nghiêm trọng, “Chẳng bao giờ xảy đến với tôi là phụ nữ lại không có thể hoàn thành được bất luận điều gì bao giờ.”

Tuy nhiên, với một khí thế có hơi khác người một chút Karuna đã cho thấy một khía cạnh khác nơi bản thân bà. Chúng ta có thể nói tất cả những gì chúng ta muốn nói, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà. Về giác ngộ không có gì liên quan đến những khác biệt giới tính cả. (“Nếu không có thân xác, thì làm sao có được những khác biệt giới tính?” ) Tuy nhiên ở một mức độ ngoài đời hàng ngày chúng ta phải thừa nhận có những khác biệt được nhận ra. Và ngày càng rõ Karuna đã nhận thấy rằng có một thay đổi sâu rộng về những điều được coi là những giá trị của người phụ nữ, khi Phật giáo du nhập vào nền văn hóa mới này bà tin rằng sẽ có được thành công nhất định, nếu như có được một lượng lớn nghị lực và trách nhiệm của người phụ nữ can dự vào đó.

Bà cho là, Phụ nữ nơi Phật giáo tại nước Mỹ thể hiện như điều David Spangler gọi là “Vị thế nhạy bén nhất” vì thế họ luôn phải hết sức tỉnh táo và ngay cả phải tỏ ra “tốt hơn” là người đồng nghiệp nam giới của mình.(“Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ chúng ta còn tốt hơn nam giới trong một vài lãnh vực nào đó”) cho dù bà chờ đợi điều gây ngạc nhiên. Bà tiếp tục nói, nhìn chung không phải phụ nữ chỉ đang nuôi dưỡng, nhận thức và nhạy bén hơn với những thay đổi, mà họ còn tỏ ra là người mạnh mẽ hơn nữa. Họ là những người mà toàn bộ gia đình luôn phải tùy thuộc vào. Và xét cho cùng bà nói thêm, phụ nữ ít tình cảm hơn nam giới.

Tôi yêu cầu bà làm ơn nhắc lại điều vừa nói và bà cho biết, “Tôi nghĩ phụ nữ ít tình cảm hơn đàn ông ở chỗ họ thực tiễn hơn, ít lãng mạn hơn nam giới khi những điều thực tiễn, những tình tiết cụ thể, những việc thường ngày xảy ra. Phụ nữ thường thực tế hơn nhiều trong quan hệ và thái độ của họ về những quan hệ đó.”

“Bất hạnh thay đàn ông đã luôn lãng mạn hóa phụ nữ tới mức độ gây phương hại đến chúng ta” tôi nói thêm.

“Và tôi nghĩ phụ nữ đã không làm thế đối với đàn ông ở bất cứ nơi nào. Có lẽ tốt hơn chúng ta cũng phải bắt đầu như thế là vừa”.

Bà mô tả tiếp một biến cố nhỏ xảy ra nhiều năm trước khi có người hỏi thiền sư của bà về việc phụ nữ giác ngộ như thế nào. Họ đã nhận thấy tất cả những ví dụ điển hình trong văn chương đều chỉ liên quan đến nam giới. Thiên-an đã trả lời theo ý kiến của ông thì đàn bà dễ được giác ngộ hơn vì nhiều người trong họ đã phát triển lòng nhân ái một cách mạnh mẽ và có khả năng nhận thức bằng trực giác rất cao. Vì thế ngay từ bẩm sinh họ đã tiến gần hơn nam giới trong việc để thể hiện giác ngộ. Nói một cách khác cảm tình họ gặp ít chướng ngại hơn trên bước đường dẫn đến giác ngộ.

Tuy nhiên, Karuna cảm thấy theo truyền thống phụ nữ ít trở thành thiền sư hay lãnh đạo. Vì họ ít quan tâm đến quyền lực theo một nghĩa rộng. Và nhiệm vụ đương nhiên của người phụ nữ là phụ thuộc vào nam giới. – Bà nói, “Điều đó không phải là Phật giáo, mà là điều do văn hóa áp đặt”. Nhưng hiện nay phụ nữ cần có được chỗ đứng bình đẳng, không chờ người khác ban tặng cho điều gì. Nếu họ không làm như vậy họ sẽ chẳng bao giờ có được cách đối xử bình đẳng.

Tôi hỏi tiếp: “Trong cơ cấu Phật giáo ngày nay, liệu có thể thực hiện nổi điều đó không?”

“Vâng, nếu chúng ta muốn thực hiện điều đó, sao lại không được. Và hiện nay là thời điểm để làm điều đó, bất luận điều gì chúng ta thực hiện trong những giai đoạn đào luyện này sẽ ảnh hưởng lớn đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai.”

Trong lời kết câu chuyện kể về Karuna và thiền sư của bà. Có đề cập đến người cha của Karuna, quan hệ giữa cha và Karuna gặp đầy khó khăn và chông gai trong suốt cuộc đời bà. Tổ tiên của bà đã sang định cư tại Mỹ hơn 350 năm qua và ông là người mang gốc “Ăng-lê đặc biệt” và rất bảo thủ. Bà không thể trình bày được với ông về bất kỳ điều gì quan trọng trong cuộc đời. Cho dù ông luôn muốn các con của ông lớn lên trở thành người có cá tính độc lập. Sự ông không đồng ý và không thông cảm với những lựa chọn quan trọng nhất đời người con gái của ông là điều rất rõ ràng. Vào năm 1975, chỉ một năm sau khi mẹ bà qua đời, cha của bà đã quyết định tái giá. Và khi ông gọi con gái về để loan báo ý định đó. Bà nghe rõ ràng ông cảm thấy hơi sợ hãi nếu như con gái không đồng ý, vì bà vẫn là một thành viên trong gia đình. Vào lúc đó, tất cả nỗi lo sợ của bà đều tiêu tan hết.

Sau này, ông đã gặp thiền sư của con gái và lưu lại một ít thời gian trao đổi với ông. Và Karuna cho biết, “Thật là tuyệt vời vô cùng,” Ông bắt đầu đọc, học và truyền bá Phật giáo cho những người trong giới có kiến thức để cho họ hiểu những gì con gái ông đang thực hiện. Khi Thiên-an viên tịch, cha của bà vừa mới qua ca mổ đầu gối, nhưng ông cho biết ông phải ra viện ngay lập tức để đến chỗ con gái. Bà nói, “Nhưng ba vẫn còn phải nằm viện cơ mà, ba không thể di chuyển được đâu,” Nhưng ông chỉ một mực nhắc lại là ông phải đến.

Karuna cho biết, “Đó chính là điều tôi cần đến,” Ông bắt đầu tập luyện trên giường bệnh và cho dù bác sĩ đã cảnh báo là ông không được di chuyển trong vòng nhiều tuần, chỉ trong vòng ba ngày sau ông đã rời bệnh viện và lên máy bay về nhà.

Chính sự hiện diện của ông mang lại ích lợi vô cùng cho Karuna. Cả ngày bà phải ở lại Trung Tâm thiền Los Angeles. Bao quanh biết bao nhiêu người đau khổ và lo lắng. Không có nhiều thời gian riêng dành cho bà. Ngay cả ban đêm bà cũng lái xe về nhà tại Downey và có cha đang chờ tại đó, ngay cả vào lúc một hai giờ sáng. Không có nhiều thời gian và họ chỉ có thể nói với nhau hầu hết chỉ về những điều không mấy quan trọng, nhưng đơn giản là ông chỉ có mặt tại đó đã là điều thật ý nghĩa rồi. “Và khi ông thấy hàng ngàn hàng ngàn người tuôn ra đường tham dự đám tang và khi ông đọc bài đăng tải trên tờ Thời Báo Los Angeles và những bản điện báo trên khắp thế giới gửi tới và nghe về các lễ nghi không ngừng diễn ra tại đây trong suốt một tuần lễ, cha đã nhận ra vị thế cũng như địa vị tôi đang nắm giữ. Hiện nay khi ông nói về tôi ông thường dùng từ “Con gái tôi, một nữ tu Phật giáo.” và tôi nghĩ hiện giờ ông rất hãnh diện về tôi.”

Thế là Karuna đã mất đi một người thầy nhưng lại tìm được một người cha mà bấy lâu nay bà đã không phát hiện ra được ông vẫn còn đó. Theo một số thông tin phát hành tại thiền viện IBMC tờ Monthly Guide (Người Hướng Dẫn Hàng Tháng) hình như bà cũng phát hiện ra được một đệ tử (học trò) – một phụ nữ với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề điều dưỡng và hiện nay cũng đang theo học khóa huấn luyện trở thành tu sĩ Phật giáo chung với bà và cũng đã điều hành một khóa huấn luyện cuối tuần về thiền và phương án chữa trị. (Trong một lá thư mới đây Karuna cũng viết về một học trò nam cũng đang trong giai đoạn huấn luyện) Đây là đôi điều bà đã trình bày mong rằng khi nào đó trong tương lai khi tôi đến gặp lại bà. Vào thời điểm đó chủ yếu bà chỉ suy tính về thực hiện công việc của cố thiền sư, bà đã hứa với thầy mình là sẽ giữ những gì đã hứa. Nhưng hiện giờ bà cho biết là đang muốn có nhiều thiền sinh theo học với bà để trở thành tu sĩ Phật giáo nam cũng như nữ và để phát triển một nhóm những người tình nguyện là chính và một người trong số họ sẽ lãnh trách nhiệm điều hành trung tâm thay bà để cho Karuna được rảnh rỗi đôi chút.

Được rảnh để làm gì? thưa bà, để viết và xuất bản nhiều bản viết tay của thiền sư để lại, rất có thể tôi sẽ viết một cuốn tiểu sử về người thầy thiền sư của bà, để quay trở lại học tiếp môn ngôn ngữ tiếng Phạn, để đọc được những bản Kinh Phật Nguyên Thủy, để thỉnh thoảng đi du lịch sang Á châu và thực hiện những công việc Đại kết thầy mình đã khởi xướng. Tuy nhiên, tất cả những công việc đó đều đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng vẫn còn một thời gian dài để chăm sóc cho đứa con nuôi và huấn luyện một đệ tử khả dĩ đảm trách được công việc điều hành Trung Tâm Thiền, bà cảm thấy cần phải mất đến mười năm. Nhưng rõ ràng là mọi sự cứ diễn tiến lên phía trước. Tôi có thể nhận ra Karuna đang cương quyết tiến những bước dài về phía trước. Và tôi còn nghe được cả tiếng cười của bà.

Mùa Đông năm 2000

Từ cuộc thăm viếng đầu tiên chúng tôi đã thực hiện được trong nhiều năm qua. Tôi còn nhớ rất rõ diện mạo Karuna: một phụ nữ mạnh mẽ, cường tráng và tỏa ra nguồn nghị lực dồi dào. Hiện nay bà phải chống gậy, chân trái của bà đã phải gắn một cái kẹp, cánh tay trái không còn sử dụng được nữa. Sáu năm qua, bà đã bị một cú nhồi máu cơ tim rất mạnh, hậu quả là bà không thể xoay trở trên giường được nữa. Hiện nay, sau khi đã phục hồi và với một chiếc xe hỗ trợ, bà đã có thể đi lại mỗi ngày. Bà bước đi rất khó khăn và phải tập trung rất nhiều.

Mặc dù Karuna không bao giờ nghi ngờ bà sẽ hồi phục được, sự bất lực là một thách thức lớn đối với bà. Bà nói với tôi: “Trở thành hoàn toàn phụ thuộc vào người khác là một bài học rất lớn tôi cần phải học”. Những chi tiết chân tình nơi kinh nghiệm của bà nay được nhìn dưới một nguồn sáng mới. “Tôi bắt đầu đánh giá cao cách thức thân thể chúng ta hoạt động cho dù xưa nay chúng ta không để ý đến.” Hiện giờ bà phải tập trung tư tưởng vào đủ thứ. “Làm sao có thể di chuyển chân này đây? Làm sao di chuyển xuống cầu thang? Tôi có thể mặc được chiếc áo này không? Tôi có thể làm cho chân trái cử động được không?” Đơn giản thật, nhưng lại hết sức khó khăn. Để nhấc chân lên, Bà phải dừng lại và suy nghĩ, “Hãy nhấc chân lên nào”.

Tuy nhiên, điều khó nhất là đối phó với những cảm xúc, chúng thình lình xuất hiện và không thể kiềm chế được. Trước kia bà chưa bao giờ khóc trước công chúng, “ngay cả khi thiền sư và cũng là người bạn quý nhất trên đời của tôi qua đời.” Giờ đây bà thấy mình có thể khóc vì bất cứ điều gì bình thường nhất, nhưng sau đó bà bắt đầu cho là hiện tượng cụ thể đó là do hậu quả “cú sốc” tim gây ra. Mãi về sau bà mới chế ngự được cảm xúc, cho dù bà vẫn thấy rất dễ bật khóc khi đang xem phim!

Toàn bộ kinh nghiệm đó là”một thiền sư vĩ đại” đối với bà. Bà nhận ra là “cứ mỗi khi chúng ta khóc một cách dễ dàng vì buồn phiền hay tức bực, không nhất thiết đó phải là dấu hiệu chúng ta đang tấn tới trên đường Phật pháp.” Thoạt tiên việc không kiềm chế được cũng thách thức và gây phiền toái cho bà. Nhưng bà nghiệm thấy được sau cú sốc, bàng quang thường co nhỏ lại và dễ dàng nhận ra việc không kiềm chế được như một cách khác làm cho bà không tự kềm chế.

Ở một mức độ nào đó, các thiền sinh lớp lớn cũng đang đảm trách dần nhiệm vụ thuyết Pháp của Karuna. Tỷ dụ như trong ba năm đầu sau “cú sốc” một đệ tử chính đang tu luyện của bà đã đảm nhận điều hành chương trình huấn luyện các sư sãi. Bi thảm thay, chính người học trò này của bà cũng đã qua đời vào năm 1996, bắt buộc Karuna lại phải đảm trách một số công việc bà đã từ bỏ.

Một lãnh vực hết sức thúc bách đối với bà đó là dự án hướng về các nhà tù, Bà đã khai trương năm năm về trước. Hàng tuần trung tâm IBMC nhận được khoảng từ năm đến mười lá thư do các tù nhân gửi đến tìm kiếm thông tin về hành thiền. Nếu như Karuna cảm thấy họ là ứng viên thích hợp, bà sẽ liệt kê họ vào một chương trình liên lạc bằng thư từ giúp họ liên lạc trực tiếp với các thiền sinh có kinh nghiệm, các thiền sinh này sẽ gửi tài liệu và trả lời các thắc mắc cho họ. Một thiền sinh hàng tháng quan hệ với khoảng sáu mươi tù nhân, trông nom một khóa giảng huấn cho mỗi tù nhân riêng biệt. Hiện nay, một trong số các tù nhân cũng đã lãnh trách nhiệm hướng dẫn cho nhiều học sinh tù nhân mới. Mục đích là huấn luyện những tù nhân lãnh án tù dài hạn để bắt đầu và duy trì ngồi thiền, các nhóm học hỏi tại các nhà tù có nhiều tù nhân hưởng ứng. Một trong những thiền sinh trong tù đã được xuất gia qua điện thoại như một người anh em trong Ni đoàn do Karuna khởi xướng và chính anh ta cũng được giao trách nhiệm liên hệ với các tù nhân mới khởi sự hành thiền. Một vị sư nữa tại trung tâm cũng đang làm việc với các thanh thiếu niên trong trại Giáo Hóa Juvenile Hall và tại Camp Kilpatrik ở Malibu. Vị sư này dạy các em thổi khẩu cầm kèm theo hướng dẫn hành thiền.!

Trong những năm qua, trung tâm đã đăng cai tổ chức các buổi liên hoan nhân ngày lễ Vu lan (Halloween) cho các trẻ em đường phố và các trẻ em bị lạm dụng tình dục cũng như một buổi hòa nhạc ngoài trời dành cho toàn bộ khu ngoại ô với nhiều ban nhạc Rock tại Los Angles đến biểu diễn. Sáu tuần lễ sau các cuộc bạo động xảy ra tại Los Angeles vào năm 1992 trung tâm thiền IBMC kết hợp với Hội Đồng Liên Tôn Giáo miền nam California đã tổ chức một sự kiện gọi là “Nối Vòng Tay Lớn Xuyên Los Angeles.” Hai mươi ngàn người đứng kề bên nhau dọc suốt mười dậm Đại Lộ Western cầm tay nhau và biểu dương tinh thần hòa hợp chủng tộc và tôn giáo là điều quan tâm chính tại Trung tâm IBMC trong nhiều năm qua. (Trung Tâm IBMC nắm phần tổ chức và thực hiện sự kiện, chủ yếu do con lớn của Karuna đứng ra điều động tổ chức).

Karuna cũng nhận thấy đang có sự gia tăng của một số các chàng đồng tình dục, đồng giới tuồn về trung tâm, rất có thể là do kết quả xuất quân của hai thiền sinh lớp lớn: một người hoạt động với nhóm đồng tính luyến ái nữ trên Internet, còn người thứ hai đang lãnh đạo một nhóm đồng tính luyến ái nam tại trung tâm. Bà cho biết, “tính chất tình dục đồng giới không là vấn đề với chúng tôi,” một chàng tình dục đồng giới đã được xuất gia đầy đủ là một thiền sư Zen và hai người đàn ông và một phụ nữ cũng đã được xuất gia là thiền sư đang được huấn luyện. Mọi người ước ao đều có thể được xuất gia đầy đủ làm thiền sư Zen.

Nhưng “thay đổi lớn nhất,” theo Karuna chính là những thủ tục xuất gia truyền thống tại trung tâm. Năm 1994, đã có một “Cuộc Xuất gia Lớn” đầu tiên mời tất cả các Đại sư, thiền sư thuộc tất cả các truyền thống đến tham dự. Có ba mươi Đại Thiền sư đến tham dự lễ nghi, đại diện cho các truyền phái Đại Thừa, Tiểu Thừa và Vajrayana và các tu sĩ Pure Land cũng có mặt cộng với Đại Thiền sư Zen. Hơn thế nữa, nam giới cũng như nữ giới đều cùng nhận những trách nhiệm ngang nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử một nữ Đại sư (Karuna) dâng lời thề chung cuộc đại diện cho cả nam và nữ tu sĩ.

Nghi lễ mang đặc trưng “quốc tế thực sự”: được hướng dẫn bằng tiếng Anh, sử dụng những hình thức xuất gia theo truyền thống Việt Nam và kéo dài trong vòng ba giờ. Mỗi nhà sư nhận áo cà-sa theo truyền thống riêng của mình nhận pháp danh do thiền sư của mình ban tặng. Có hai mươi bảy nam nữ thiền sinh được xuất gia ngày hôm đó. Ba năm sau vào tháng 11 năm 1997, một “Cuộc Xuất gia Lớn” thứ hai cũng được tổ chức. Kết quả là có ba nữ thiền sinh theo trường phái Đại Thừa từ Việt nam, Sri Lanka và Nepal nhận được xuất gia chung cuộc, “một sự kiện chưa từng xảy ra tại đất nước họ,” và tám thiền sinh phụ nữ Tây phương được xuất gia theo truyền thống Tây tạng. Karuna hy vọng các chùa khác cũng noi theo, xuất gia cho những người không chia ra các trường phái riêng lẻ, nhưng xuất gia vào một cộng đồng tu sĩ Phật giáo thống nhất.

Karuna cảm thấy phải khẩn trương đào tạo một số thiền sinh mới và trẻ. Đa số các thiền sinh của bà đều “quá lớn tuổi để có thể điều hành trung tâm, một khi tôi phải ra đi: họ thường đã ngoài bốn mươi, năm mươi hoặc giả ngoài bảy mươi nữa. Tôi sắp bước sang tuổi sáu mươi năm tới và cần mười năm để đào tạo một người có thể điều hành và quản lý cũng như kiêm cả giảng dạy. Vấn đề của tôi nằm tại chỗ đó.”

Nhưng để làm một thiền sư tốt, hiện bà tin tưởng hơn bao giờ hết đó là tùy thuộc vào vấn đề chúng ta sống ra sao. “hơn là thực hiện những bài thuyết Pháp thật sáng giá.” Tôi nghĩ, công cuộc tại các nhà tù là phần chính công việc thuyết pháp của bà hiện nay (hầu hết được thực hiện thông qua máy tính) là một ví dụ điển hình. Karuna cho biết, “Các tù nhân rất cần đến quan hệ với thế giới bên ngoài, cách tiếp cận của họ rất trực tiếp, khẩn trương và đôi khi rất mủi lòng. Đặc biệt đối với những người còn phải ở tù trong nhiều năm nữa. Một số người trong bọn họ có được trực giác rất tuyệt. Thoạt tiên bọn họ sẽ chỉ viết vài chữ như: “Tôi chỉ là người khởi sự học thiền. Tôi mới hiểu ra được là tôi đã gây ra hầu như toàn bộ mọi vấn đề. Tôi thực sự không phải là một người xấu. Tuy nhiên tôi đã phạm sai lầm. Hiện giờ tôi muốn học chế ngự cuộc sống của tôi, để tìm bình yên tại một chỗ chẳng có bình yên. Các bạn có thể giúp tôi bằng cách gửi cho tôi một vài cuốn sách hay một vài bản tin về Phật giáo không? Tôi xin cám ơn bạn vì đã bỏ thời giờ ra đọc bức thư của tôi và tôi nóng lòng chờ đợi hồi âm của bạn”

Đôi khi, Karuna cảm thấy thật biết ơn vì đã thức dậy vào mỗi buổi sáng. Đôi khi, “Tôi quá mệt mỏi và cũng muốn đi lòng vòng để giết thời gian. Nhưng tôi không biết tìm đâu ra thời gian.”

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app