Tu Tập Dịnh Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ

Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?

– Thưa Ni sư [Dhammadinna] thế nào là ⑴ ‘định samādhi’, ⑵ thế nào là ‘định tướng samādhinimittā’, ⑶ thế nào là ‘định tư cụ samādhiparikkhārā’ [điều kiện tiên quyết], ⑷ thế nào là ‘định tu tập samādhibhāvanā’?

– Hiền giả Visākha,
⑴ ‘Nhất Tâm cittassa ekaggatā’ là định;
⑵ ‘Bốn Niệm Xứ cattāro satipaṭṭhānā’ là định tướng;
⑶ ‘Bốn Tinh cần cattāro sammappadhānā’ là định tư cụ [điều kiện tiên quyết];
⑷ ‘Sự luyện tập āsevanā’, ‘sự tu tập bhāvanā’, ‘sự tái tu tập bahulīkammaṃ’ của những pháp ấy là ‘định tu tập samādhibhāvanā’ ở đây vậy.

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 44. Tiểu kinh Phương quảng

Ghi chú – TK Viên Phúc Sumangala

– Lời tuyên bố này rõ ràng cho thấy rằng ba yếu tố hay ba chi của nhóm Định trong Bát Thánh Đạo (Giới – Định – Tuệ): Ðó là Chánh tinh tấn (Bốn tinh cần), Chánh niệm (Bốn Niệm Xứ) và Chánh định (Nhất tâm) làm nhiệm vụ cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau.

– Tỳ Khưu ni Dhammadinna (Pháp Thí) là Thánh nữ Alahán – Nữ đệ nhất pháp sư trong số các nữ Đại đệ tử của Đức Phật:

Nữ Tôn giả sinh tại Ràjagaha, trong một gia đình trưởng giả, có chồng là Visàkha, sống hạnh phúc. Chồng được nghe Thế Tôn thuyết pháp và chứng A-na-hàm quả. Trở về nhà với thái độ thanh thoát mà nghiêm túc, khác với vẻ tình tự như mọi khi. Nữ Tôn giả cặn hỏi lý do. Tôn giả Visàkha giải thích và trao quyền tự do lại cho nữ Tôn giả cải giá. Ít hôm sau đó nữ Tôn giả gia nhập Ni đoàn, nỗ lực thiền quán và không bao lâu thì đắc quả A-la-hán. Tôn giả Visàkha đến thăm hỏi và được Tỳ Khưu Ni giảng pháp rành mạch (về Niết-bàn, về Diệt thọ tưởng định…) Tôn giả Visàkha trình lại Thế Tôn sự việc. Thế Tôn xác nhận Tỳ Khưu Ni Dhammadinnà là bậc Ðại tuệ, Thuyết pháp đệ nhất trong hàng nữ đệ tử của Thế Tôn.

“And, lady, ⑴ what is concentration, ⑵ what are the distinguishing marks of concentration, ⑶ what are the requisites for concentration, ⑷ what is the development of concentration?”

“⑴ Whatever, friend Visākha, is one-pointedness of mind, this is concentration;
⑵ the four foundations of mindfulness are the distinguishing marks of concentration;
⑶ the four right efforts are the requisites for concentration;
⑷ whatever is the practice, the development, the increase of these very things, this is herein the development of concentration.”

(https://suttacentral.net/mn44/en/horner)

“⑴ Katamo panāyye, samādhi, ⑵ katame dhammā samādhinimittā, ⑶ katame dhammā samādhiparikkhārā, ⑷ katamā samādhibhāvanā”ti?

“Yā kho, āvuso visākha,
⑴ cittassa ekaggatā ayaṃ samādhi;
⑵ cattāro satipaṭṭhānā samādhinimittā;
⑶ cattāro sammappadhānā samādhiparikkhārā.
⑷ Yā tesaṃyeva dhammānaṃ āsevanā bhāvanā bahulīkammaṃ, ayaṃ ettha samādhibhāvanā”ti.

(https://suttacentral.net/mn44/pli/ms)

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app