Thiền viện Phước Sơn, 07/01/2020

Câu hỏi của thiền sinh: Thưa Thiền sư, làm thế nào con có thể biết được liệu mình có đang thực hành đúng hay không?

Nếu bạn đang thực hành theo phương pháp chỉ-làm-mà-thôi hoặc chỉ-không-làm-mà-thôi bằng cách làm các việc thiện, sẽ rất dễ để hiểu bạn có đang thực hành đúng cách hay không. Miễn là chúng ta có khả năng làm như thế này [thì là đúng]. Nếu chúng ta bỏ cuộc, chối bỏ phương pháp chỉ-làm-mà-thôi hoặc dừng lại việc thực hành, thì là không đúng. Đối với người không có cơ hội để tiếp cận phương pháp này, sẽ là đúng đắn nếu họ có được cơ hội để tiếp cận. Chừng nào một người có khả năng hiểu và thực hành, khi đó họ đang đi đúng hướng. Đây là cách để bạn có thể tự nhận định về sự thực hành của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học hỏi từ những người cùng thực hành phương pháp này và học hỏi từ vị thầy. Những người cùng thực hành một phương pháp sẽ có những trải nghiệm tương tự. Đó là lý do tại sao mà những sự thực hành và những kinh nghiệm sẽ không khác nhau nhiều. Bằng việc học hỏi từ những bạn đồng tu, bạn sẽ có thể nhận ra đâu là cách thực hành đúng. Bên cạnh đó, chắc chắn nhất là một khi bạn thành tựu khả năng thực hành một cách thành thục, sự nghi ngờ sẽ được đoạn tận. Khi đó, bạn sẽ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng.

Câu hỏi của thiền sinh: Thưa thiền sư, làm sao ta có thể dừng lại những hành động về thân và khẩu khi tâm chúng ta có đang có mong muốn nói và làm?

Nếu bạn muốn nói hoặc làm bạn nên chánh niệm trên chính những mong muốn đó tại thời điểm hiện tại. Nếu không có chánh niệm, bạn sẽ nói hoặc làm như những gì bạn muốn. Nhân của những hành động về thân và khẩu chính là sự vô minh và dính mắc của chúng ta. Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng giữ chánh niệm trên những tham ái đó khi bạn đang muốn nói hoặc làm điều gì. Khi giữ được chánh niệm trên hành động thân và khẩu của mình, bạn sẽ thấy được cái tính không của những ước vọng, tham ái của mình.

Câu hỏi của thiền sinh: Thưa thiền sư, làm sao để chúng ta có thể xả ly khỏi những kiến thức và những hiểu biết hiện tại của mình?

Mỗi khi sự hiểu biết đó sinh khởi, bạn nên dùng nó làm đối tượng của chánh niệm cho đến khi bạn có thể xả ly khỏi nó. Khi không có chánh niệm, bạn sẽ dính mắc. Và ngược lại, nếu giữ được chánh niệm, bạn sẽ có thể xả ly khỏi sự hiểu biết hiện tại. Nhưng để làm được điều này, bạn cần thực hành nhiều hơn nữa. Khi nào sức mạnh của sự chánh niệm trở nên đủ mạnh, thì sức mạnh của sự xả ly cũng mạnh mẽ hơn. Khi đó bạn sẽ có khả năng xả ly khỏi những hiểu biết hiện tại. Cũng như vậy, đối với những trải nghiệm của bạn trong quá khứ, bất cứ khi nào bạn nhớ về những điều đó, bạn nên cố gắng chánh niệm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Cố gắng chánh niệm trên đối tượng là sự hiểu biết hiện tại hay là các kinh nghiệm trong quá khứ. Dần dà, bạn sẽ trở nên thành thục trong việc giữ chánh niệm trên những đối tượng này. Đến khi khả năng chánh niệm của bạn trở nên mạnh mẽ, bạn sẽ thành công trong việc xả ly khỏi những kinh nghiệm quá khứ của mình.

Câu hỏi của thiền sinh: Thưa thiền sư, làm cách nào để chúng ta có thể vun bồi lòng khoan dung?

Để vun bồi lòng khoan dung, bạn nên học hỏi từ những người khác, cũng như từ trung tâm Thabarwa ở Thanlyin. Mỗi ngày, có rất nhiều người đến đây để cho đi, họ từ tâm cúng dường cho trung tâm, cho bệnh nhân và những người cao tuổi. Nếu bạn dám làm như vậy, tâm bạn sẽ có biến chuyển và bạn sẽ dễ dàng trở nên khoan dung.

Câu hỏi của thiền sinh: Thưa thiền sư, vậy làm thế nào để chúng ta biết những gì mình đang làm là những điều đúng đắn và nên làm?

Nếu bạn có khả năng làm những điều bạn cần làm, thì những nhu cầu của bạn rồi cũng sẽ được đáp ứng bởi những hành động này. Còn nếu bạn làm những việc không nên làm, thì những nhu cầu của bạn sẽ không được thỏa mãn. Đó là nhân và quả. Chỉ bằng cách thực hành nghiêm túc và liên tục, chúng ta sẽ hiểu vì sao chúng ta nhận những lợi ích và kết quả hiện tại. Bằng chính việc quan sát kết quả nhận được này, chúng ta sẽ biết được đâu là hành động nên hoặc không nên làm. Với những hành động đúng, chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt. Với những hành động sai, chúng ta sẽ nhận được kết quả không tốt. Chính vì vậy, tùy thuộc vào kết quả bạn nhận được, bạn sẽ có thể nhận định được hành động nào là đúng, hành động nào là sai.

 

Thiền sư Ottamasara Sayadaw

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app