DÂY XÍCH CỦA NHÂN QUẢ THEO Ý NGHĨA VI DIỆU PHÁP

Vấn đề “Dây xích của nhân quả” hay “Thuyết thập nhị duyên khởi” khi phát biểu theo ý nghĩa vi diệu pháp, có thuyết rộng để lại rằng:

Vấn: Cớ sao vô minh Avijjaa, Đức Thế Tôn giải thích vô minh trước?

Đáp: Đức Thế Tôn giải thích vô minh trước vì vô minh là đầu tiên, là rễ cái là nơi dựa vào nghiệp dẫn chúng sinh đi trong khổ cảnh.

Giải rằng: Chúng sinh bị vô minh đè ép rồi hằng tạo những nghiệp khiến mình phải ưu sầu phiền não than van trong đời Này, lại còn đem vào khổ cảnh (cầm thú, Atula, ngạ quỉ, địa ngục). Chúng sanh tạo nghiệp dữ, nhất là sát sinh cũng vì vô minh. Nếu không có vô minh, chúng sinh cũng không làm ác được. Cớ ấy, Đức Thế Tôn mới giảng về vô minh và cũng do vô minh là pháp sinh hành v.v. tiếp theo nữa.

Avijjaa (vô minh)

Vô minh dịch là thế nào?

Đức Thế Tôn giải thích rằng:

Na vijaanaatiiti avijjaa avindiya.m vaa kaayaduccaritaadi”n vindati pa.tilabhati vindiya.m vaa kaayasucaritaadika.m na vindati veditabbam vaa catusaccaadika.m na vindika.m karoti avijjaamaane vaa javaa peti vijjamane vaa na javaapetiiti avijjaa

1.- Sự không hiểu biết, tức là vô trí tuệ gọi là vô minh.
2.- Vô minh: dịch là gặp được, nhất là thân bất hạnh.
3.- Vô minh: dịch là không có, nhất là thân chánh đáng.
4.- Pháp nào không làm cho trí tuệ là nhân quán tưởng khối( [1] ) của ngũ uẩn, lục nhập yếu tố theo tình trạng tiêu diệt rõ rệt, không cho thấy phân minh tứ diệu đế và các căn( [2] ), pháp ấy gọi là vô minh.
5.- Pháp nào khiến chúng sanh xoay vần trong tứ sanh năm gati( [3] ) tam giới, vô cùng tận, pháp ấy gọi là vô minh.
6.- Pháp nào khiến chúng sanh chạy đi trong hình thái của người nữ và người nam v.v. không thấy theo chơn lý trong ý nghĩa tối hậu. Pháp ấy gọi là vô minh.

Sa”nkhaara (hành)

Sa”nkhaara: Hành có do vô minh là duyên sinh ấy. Giải rằng: Có vô minh phụ cấp hộ trợ, hành mới sinh ra được. Hành ấy là duyên, tức là thiện và bất thiện hợp nhau tạo ra. Hành chia ra làm 6 là:

1.- Pu~n~naabhisa”nkhaara : tạo thiện.
2.- Ap~n~naabhisa”nkhaara : tạo bất thiện.
3.- Anenjaabhisa”nkhaara : tạo bất động (về chư Phạm thiên trên sắc giới và vô sắc giới).
4.- Kaayasa”nkhàra : thân hành (số tức quan).
5.- Vajiisa”nkhaara : suy, sát.
6.- Cittasa”nkhaara : tưởng, thọ.

Tiếng Sa”nkhaara có bốn là:

1.- Sa”nkha.tasa”nkhaara
2.- Abhisa”nkhatasa”nkhaara
3.- Abhisa”nkhara.nakasa”nkhaara
4.- Bayogaabhisa”nkhaara

1.- Sa”nkha.tasa”nkhaara: là các pháp gồm có duyên tạo tác.
2.- Abhisa”nkhatasa”nkhaara: là sắc pháp sanh theo nghiệp trong ba cõi.
3.- Abhisa”nkhara.nakasa”nkhaara: là tác ý thiện và bất thiện phù hợp trong ba cõi.
4.- Bayogaabhisa”nkhaara: sự tinh tấn trong thân, và trong tâm.

Nếu phát biểu vi tế theo ý nghĩa vi diệu pháp là như vầy:

Pu~n~naàbhisa”nkhaara: là tác ý trải đi trong dục giới có tám, trong sắc giới có năm. Tám tác ý lành trong dục giới là:

1.- Soma.nassasahagata.m ~naa.nasa.mpayuta.m asa.mkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích( [4] ).

2.- Soma.nassasahagata.m ~naa.nasa.mpayusa”nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

3.- Soma.nassasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa”nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ nhưng không gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

4.- Soma.nassasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa”nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ nhưng không có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

5.- Upekkhaasahagata.m ~naa.nasampayutta.m asa”nkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

6.- Upekkhaasahagata.m ~naa.nasampayutta.m sasa”nkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

7.- Upekkhaasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa”nkhaarikameka.m: tâm xả không gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích v.v.

8.- Upekkhaasahagata.m ~naa.navippayutta.m sasaíkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

Đây là tám thiện tâm. Thứ tự của phần việc phát hiện tâm trong cõi dục: Nếu người dựa vào nhân sinh tâm vui thích, nghĩ rằng: vật dâng cũng có, người thọ thí cũng có, rồi phát tâm phỉ lạc, hiểu chân chánh rằng, ta bố thí sẽ được quả vui, rồi không bỏ qua, không cần phải có người đến dắt dẫn, tự mình làm phước. Làm được như thế, trong lúc nào thiện tâm thứ nhứt hiện ra (gọi là tâm hoan hỉ và có trí tuệ, không có điều khuyến khích).

Nếu người có tâm hoan hỉ và có trí tuệ, nhưng không lưu tâm, đến sự bố thí, trừ khi có người đến xúi giục, mới thí được. Đây là thiện tâm thứ hai nổi lên, (gọi là tâm hoan hỉ gồm có trí tuệ nhưng có điều khuyến khích).

Nếu là người ngu dốt, không thông rõ phước tội, như trẻ em, quen thấy mẹ cha và thân quyến làm phước lễ bái Phật, Pháp, Tăng. Nó hoan hỉ đem vật cầm trong tay đem dâng đến nhà Sư hoặc cho kẻ thọ thí khác, hay đưa tay lên lễ bái, như thế là thiện tâm thứ ba hiện ra, gọi là tâm hoan hỉ không gồm có trí tuệ và không có điều khuyến khích.

Nếu trẻ em ấy, chờ khi có cha mẹ hoặc thân quyến khuyên bảo mới thí, hay lễ bái do tâm hoan hỉ, như vậy, là tâm thứ tư sinh lên, gọi là tâm hoan hỉ vô trí tuệ, có điều khuyến khích.

Nhân sanh hoan hỉ nghĩa là không có vật thí hoặc thiếu người thọ thí v.v. hay không vừa lòng, do lẽ khác, họ không vui thích nhưng có tâm xả trong việc làm phước, như đã giải trong khoản thứ tư. Lúc nào các thiện tâm trong dục giới thiếu cái gì, nghĩa là tâm xả gồm có trí tuệ, không có điều khuyến khích: tâm xả gồm có trí tuệ, có điều khuyến khích; tâm xả vô trí tuệ, không có điều khuyến khích; tâm xả vô trí tuệ, có điều khuyến khích; sẽ phát sinh trong thời ấy.

Giải rằng: Cả tám thiện tâm trong dục giới ấy, nếu chia theo mười cách làm phước thì lên tới tám mươi nghĩa là:

Bố thí được — 8
Trì giới được — 8
Niệm Phật — 8
Giúp trong việc lành — 8
Tôn kính người — 8
Được phước rồi đem dâng đến kẻ khác — 8
Hoan hỉ phước — 8
Nghe pháp — 8
Thuyết pháp được — 8
Làm cho sự hiểu biết trở nên chơn chánh — 8

Tổng cộng thành = 80

Nếu chia theo mười sáu đối tượng nghĩa là đề cập đến thinh, hương, vị, xúc, pháp đối tượng thì được (80 x 6 = 480).

Nếu kể theo bốn Abhipatii( [5] ) phải chia ra làm hai Ko.t.thaasa (phần) là:

1.- Ko.t.thaasa phía gồm có trí tuệ — 240
2.- Ko.t.thaasa không gồm có trí tuệ — 240

Ko.t.thaasa : phước gồm có trí tuệ thì nhơn với 4 Abhipatii tức là:

1.- Chanda: lòng ao ước, nguyện vọng.
2.- Viriya: nghị lực.
3.- Citta: suy nghĩ.
4.- Vima.msaa: điều tra.

Mỗi pháp 240 gộp lại thành 240 x 4 = 960

Phước vô trí tuệ nhơn với ba pháp là Chanda, Virya, Citta (trừ Vima.msaa) thành:
240 x 3= 720

Thành = 1680

Về thân nghiệp cũng được: 1680
Về khẩu nghiệp cũng được: 1680
Về ý nghiệp cũng được: 1680

Thành = 5040

Bực hạ, bực trung, bực thượng cũng được mỗi bực 5040 X 3 = 15.120; nếu kể theo thời, nói hành lễ, bản năng v.v. thì hằng hà số.

Vĩn~naana (Thức)

Đoạn trước đã giải về Hành theo ý nghĩa Vi Diệu Pháp, cho biết đại khái, đây xin giải về sáu thức:

1.- Cakkhuvi~n~naana: Nhãn thức
2.- Sota vi~n~naana : Nhĩ thức
3.- Ghaanavi~n~naana : Tỷ thức
4.- Jivhavi~n~naana : Thiệt thức
5.- Kaayavi~n~naana : Thân thức
6.- Manovi~n~naana : Ý thức.

Nhưng mỗi thức nói đây (trừ ý thức) chia ra làm hai là:

1.- Kết quả lành.
2.- Kết quả dữ.

Phần ý thức có 22 là:

1) 2 Manodhaatu có quả lành và dữ.
2) 3 Manovi~n~na”nadhaatu( [6] ) là Ahetukavi~n~naanaa (vô nhân thức).
3) 8 Hetu kaamaavacaravipaaka: kết quả trải đi trong dục giới.
4) 5 Ruupaavacaravipaana: kết quả trải đi trong sắc giới.
5) 4 Aruupaavacaravipaaka: kết quả trải đi trong vô sắc giới.

Gộp vào với thức đã giải rồi phía trước thành 32 phần phàm thức.

Phàm thức như đã giải, kể vào trong sáu thức hoặc nói một cách khác là: sáu thức ấy chia rải rác là 32 phàm thức.

Về thánh thức không liệt vào trong thức là quả phát sanh từ pháp hành. Vì thánh thức thuộc về giới hạn của bậc thánh nhân đã đắc đạo quả rồi.

Vấn: Tại sao thức có hành là duyên sinh (pháp hành)?

Đáp: Khi người không tạo thiện nghiệp và ác nghiệp để dành thì quả vui và quả khổ cũng không có. Nếu không nhân thì cũng vô quả.

Vấn: Cớ sao thức sinh từ hành?

Đáp: Giải cho thấy gần trước, như quả mà thiện nghiệp sinh trong dục giới, cũng do duyên là phước tạo trong dục giới (Kaamaavacarapu~n~naabhisa”nkhaara). Quả của Pu~n~naabhisa”nkhaara có 16 là:

Quả phúc sinh từ năm thức là:

1.- Nhãn thức — 1
2.- Nhĩ thức — 1
3.- Tỷ thức — 1
4.- Thiệt thức — 1
5.- Thân thức — 1

Ba quả phúc sinh từ ý thức là:

1.- Manodhaatu (1)
2.- Manovi~n~naadhaatu (2)

Và tám thiên trong dục giới, thành mười sáu. Cả 16 quả thiện hằng khiến thức sinh trong Kaamasugati( [7] ) tức là người và trời hợp với câu quả trong dục giới thiên như là bố thí v.v. mà người được làm để dành, là duyên sinh nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, tốt đẹp, vừa lòng của Manodhaatu tức là người ngẫm nghĩ, lặng ngấm là tưởng đến Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, niệm đến bố thí, trì giới mà mình đã làm, cho sinh lên nhàn cảnh. Trong nơi cuối cùng, người niệm trong khi hấp hối thường thường cũng được sinh lên nhàn cảnh.

Cớ ấy, mới nói Hành là duyên sinh Thức hoặc nói một cách khác, là Thức sinh từ duyên Hành. Ngoài ra Manovi~n~naa.nadhaatu gồm có sự vui thích cũng sinh từ duyên phước đã tạo (Pu~n~naabhisa”nkhaara).

Manovi~n~naa.nadhaatu gồm có Xả, và Manovi~n~naa.nadhaatu không bao hàm trí tuệ cũng hiện ra từ duyên tức là sự tạo phước (Pu~n~naabhisa”nkhaara). Nếu không có duyên hành thì các pháp đã giải ấy không thể phát sinh được. Lại, Pa~ncaruupaavacaravipaaka( [8] ) là quả khiến thức trú trong sắc giới cũng sinh nhân trong sắc giới là thiện duyên, sinh từ Ruupaavacarapu~n~naabhisa”nkhaara( [9] ): hợp với tiếng Ruuupaavacarakusala( [10] ), nghĩa là khi người đắc thiền không dứt, đến khi ngũ uẩn tan rã cũng được sinh trong sắc giới, kể vào trong Pu~n~naabhisa”ndhaara như Kaamaavacarakusala. Kaamaavacarakusala ấy sinh từ Nhãn môn cũng có, sinh từ Nhĩ môn, từ Tỷ môn, từ Thiệt môn hoặc sinh từ Thân cũng có. Kaamaavacarakusala( [11] ) sinh từ Nhãn môn có giải rằng: khi người được thấy Phật, Pháp, Tăng rồi phát tâm hoan hỉ, nói cho cùng dù thấy lễ vật cúng dường sắp đặt cúng Phật, Pháp, Tăng rồi có tâm tín ngưỡng tính vui thích cũng được sinh trong nhàn cảnh. Kaamaavacarakusala sinh từ Nhĩ môn là khi người được nghe tiếng thuyết pháp hoặc tiếng kinh hay được nghe tiếng luận về Phật ngôn rồi phát đức tin vui thích cũng được sinh lên nhàn cảnh. Kaamaavacarakusala: sinh từ tỷ môn là khi người được ngửi mùi thơm rồi tính để cúng dường Tam Bảo, phát đức tin vui thích cũng được sinh trong nhàn cảnh. Kaamaavacarakusala: sinh từ Thiệt môn là khi người nếm các vị trái cây các vị thực phẩm ngọt ngon đáng đem dâng chư Tăng, dù như thế cũng gọi là KaamaavacarakusalaKaamaavacarakusala sinh thân đụng chạm là: khi thân tiếp xúc y hay chiếu đệm v.v. rồi phát tâm hoan hỉ nghĩ rằng, các vật này, nếu ta tìm kiếm để để bố thí sẽ được quả phúc, như thế cũng gọi là Kàmàvacarakusala. Tóm tắt rằng Kaamaavacarakusala Ruupaavacarakusala và Aruupaavacakusala có thể khiến thức đi thụ sinh trong nhàn cảnh đuợc, thích hợp theo giới hạnh của mình.

Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Thức có do Hành là duyên hộ trợ như vậy. Phần ác Apu~n~naabhisa”nkhaara là nhân cho sinh sáu thức là:

1.- Nhãn thức
2.- Nhĩ thức
3.- Tỷ thức
4.- Thiệt thức
5.- Thân thức
6.- Ý thức

Manovi~n~naanadhaatu.

Trong tác ý lành và tác ý dữ, tác ý dữ là Ahetukamanovi~n~naana( [12] ) hằng dẫn đi tái sinh bốn ác đạo và tác ý lành là Ahetukavi~n~naana( [13] ) dù dẫn đi tái sinh trong nhàn cảnh (cõi người). Trong nơi đây chỉ về nhàn cảnh cõi người mà thôi, không suốt đến cõi trời, song là người không có đủ tứ chi tốt đẹp (người mù, điếc, câm, tê liệt v.v. )

Giải cho thấy phân minh rằng:

Tác ý ác Ahetukavi~n~naana hằng cho sinh trong khổ cảnh (4 ác đạo).

Kàmavacarakusala hằng cho sinh trong cõi trời và cõi người Rupàvacarakusala dẫn lên hữu sắc giới Aruupaavacakusala dắt đi trong vô sắc giới.

Trong thời tái sinh có ba cảnh tượng là:

1.- Kamma
2.- Kammanimitta
3.- Gatinimitta

1.- Kammalà tác ý lành hoặc dữ mà chúng sinh đã tạo cho đi tái sinh.
2.- Kammanimittalà đồ vật dùng để tạo nghiệp hiện ra rõ rệt là đối tượng cho tái sinh.
3.- Gatinimitta: là các vật mà mình sẽ được hưởng thụ hiện ra thành đối tượng.

Giải rằng: phần lành hay dữ là đối tượng nảy ra trong lúc hấp hối. Ngoài ra, dù nằm mọâng chết trong lúc ngủ mê, chết chìm thì Kammanimitta cũng xuất hiện rõ rệt đến người chắc chắn, như vậy.

Gatinimitta rõ rệt trong tâm thấy cõi trời, địa ngục hoặc cõi người Gatinimitta trên cõi trời rõ rệt đến người sắp chết dinh thự, lầu đài, cung điện, xe trời, có vị trời ra dấu kêu gọi v.v.  Gatinimitta địa ngục lộ ra là dao, gươm, chảo đồng sôi hoặc lửa. Gatinimitta cõi người là xe cộ, y phục đẹp quý giá.

Theo như đã giải đây, thấy rõ rằng: Thức sanh ra được do hành là nhân. Nếu không có hành thì thức cũng không có.

Tích một người phú gia Gopakaiivalii nhà ở gần chùa Kalapitthi:

1.- Có tâm trong sạch tạo một ngôi tháp, thờ trong chùa ấy, khi lâm bịnh nặng gần chết, nằm liệt trên giường, không ngồi được, tháp đã tạo ấy hiện rõ rệt đến mắt hắn, hắn niệm tưởng tháp ấy, chết rồi được lên thiên cung.

2.- Có con một phú gia tên Ma.t.thaku.ndalii mang bệnh nặng gần chết, được thấy Đức Thế Tôn rồi phát tâm hoan hỉ, dù là lúc trước chưa từng làm phước. Chỉ nhờ tâm vui thích trong Đức Phật rồi sinh lên cõi trời.

Naama – Ruupa (danh sắc)

Danh Sắc sinh vì Thức là duyên.

Danh là gì? – Danh dịch là dẫn đi nghĩa là dẫn thức cho xoay vần trong luân hồi và cho sinh trong: tứ sinh, năm Gati( [14] ) và chín Sattavasa:

Tứ sanh là:

1.- Jalambuja : Thai sinh là sinh đẻ bằng bào thai như người, thú bốn chân …
2.- Andaja  : Noãn sinh là trứng sinh (trứng gà, vịt v.v. )
3.- Sansedaja : Thấp sinh là sinh từ nơi ướt ẩm thấp như ruồi.
4.- Upapattika : Hóa sinh (biến hóa và sinh sản) sinh ra tự nhiên (như trời, sâu).

Năm Gati là:

1.- Địa ngục.
2.- Ngạ quỉ.
3.- Thú.
4.- Người.
5.- Trời.

Sattavaasa: (chỗ trú ngụ của chúng sinh) chín chỗ ngụ của chúng sinh là:

1.- Chúng sinh có hình thể khác nhau, có tư tưởng khác nhau (người, trời, dục giới).
2.- Chúng sinh có hình thể khác nhau, có tư tưởng giống nhau (Phạm thiên đắc sơ thiền).
3.- Chúng sinh có hình thể giống nhau, có tư tưởng khác nhau (Abhassa, Phạm thiên).
4.- Chúng sinh có hình thể giống nhau, có tư tưởng giống nhau (Asubha kanhaa Phạm thiên).
5.- Chúng sinh vô tư tưởng (Asa~n~nuusatta).
6.- Chúng sinh vô biên thiền.
7.- Chúng sinh thức vô biên thiền.
8.- Chúng sinh vô hữu sở thiền.
9.- Chúng sinh phi phi tưởng thiền.

Ruupa: (Sắc) chỉ về sinh và diệt. Thế nào là Sắc?

Đức Thế Tôn thuyết rằng: Sắc nào là Sắc trong quá khứ, Sắc trong tương lai, và Sắc trong hiện tại, là Sắc bên trong hoặc bên ngoài, Sắc thô thiển hay vi tế, Sắc hèn hay quí, Sắc gần hay xa, gộp lại gọi là Sắc.

Thân ngũ uẩn chia ra làm 28 loại:

1.- Nahaabhuutaruupa: Tứ đại
2.- Upaadaayaruupa: 24 Sắc đưa vào Tứ đại.

Tứ đại là:

1.- Pathaviidhaatu : yếu tố Đất.
2.- Aapodhaatu   : yếu tố Nước.
3.- Tejodhaatu  : yếu tố Lửa.
4.- Vaayodhaatu  : yếu tố Gió.

24 Sắc đưa vào Tứ Đại là:

1.- Cakkhu: Mắt
2.- Sota: Tai
3.- Ghaana: Mũi
4.- Jiivhaa: Lưỡi
5.- Kaaya: Thân

Cả năm thể ấy gọi là Pasaadaruupa (cảnh tượng sắc).

6.- Ruupaarammana : sắc cảnh tượng, sắc là tướng sinh cảnh tượng.
7.- Saddaaramma.na : thinh cảnh tượng, tiếng là nơi sinh cảnh tượng.
8.- Gandhaaramma.na : hương cảnh tượng, mùi là nơi sinh cảnh tượng.
9.- Rasarammana : vị cảnh tượng, vị là nơi sinh cảnh tượng.

Sắc ấy gọi là Sayaruupa( [15] ) hoặc Gocararuupa: (giới hạn sắc).

10.- Hình thái người nữ : Bhavaruupa: hình thái sắc( [16] ).
11.- Hình thái người nam.
12.- Hadayaruupa: trái tim
13.- Jivitindriya: sinh mệnh sắc.
14.- Kabalinkaahaara: thực phẩm sắc.
15.- Aakaasadhaatu: không khí.
16.- Kaayavi~n~naatti: sự phát biểu bằng thân.
17.- Vacii~n~naatti: sự phát biểu bằng khẩu
18.- Sự nhẹ nhàng của sắc
19.- Sự mềm dẻo của sắc
20.- Sự biến đổi của sắc (Vikaararuupa)
21.- Sự sinh ra của sắc
22.- Sự tiến triển của sắc
23.- Sự suy đồi của sắc
24.- Sự tan rã của sắc.

Tiếng gọi Ruupa (Sắc) có nghĩa là tiêu diệt, theo Phật ngôn rằng:

– Này các Tỳ khưu! Các ngươi gọi sắc ấy là thế nào? Này các Tỳ khưu, sắc ấy nương vào sự tiêu diệt nghĩa là sinh ra rồi hằng tiêu diệt, không thể trụ trường cữu được, có sự tiêu diệt, tan rã là tự nhiên, cớ ấy mới gọi là sắc.

Sắc tiêu diệt do cái chi?

Sắc tiêu diệt do nhiều nguyên nhân là:

1.- Tiêu diệt do sự Lạnh
2.- Tiêu diệt do sự Nóng
3.- Tiêu diệt do sự Mong ăn
4.- Tiêu diệt do sự Mong uống
5.- Tiêu diệt do Gió, Nắng và sự Tiếp xúc

Tiêu diệt do sự Lạnh là trong địa ngục giữa thế giới hằng rõ rệt ở giữa ba khoảng sa bà thế giới, ở giữa khoảng núi sa bà thế giới. Địa ngục ấy rộng 80.000 do tuần, phía dưới không có đất, phía trên không có mặt trăng mặt trời mãi mãi.

Vì nhân không có ánh sáng mặt trời, và ánh sáng đèn, ánh sáng ngọc Mani, thân thể chúng sinh trong địa ngục giữa thế giới ấy, treo chân đảo ngược theo núi sa bà thế giới, bằng móng chân, gặp nhau rồi bám nhau tưởng là được thực phẩm, cấu xé nhau, tranh đấu nhau, để cướp đoạt ăn nhau rồi rơi trong nước nâng đất, thân thể đứt từng đoạn, bị nước acide cắt, rồi tiêu diệt bằng sự lạnh rõt rệt trong địa ngục giữa sa bà thế giới (Lokantananaka) như vậy.

Sắc tiêu diệt bằng sự Nóng là sự nóng rõ rệt trong vô gián địa ngục (Aviciinaraka).

Trong vô gián địa ngục, lửa cháy đỏ mãi mãi. Đấy địa ngục toàn là sắt các quỉ sứ hành hình tội nhân theo năm cách( [17] ).

Chúng sinh trong địa ngục chịu khổ không kể xiết.

Sự tiêu diệt do Món ăn là loài ngạ quỉ bị chết trong nhân gian, vì sự đói, thiếu thực phẩm. Thật vậy, có hạng ngạ quỉ không được ăn uống trải qua cách khoảng hai ba, vị Phật tổ (Buddhantara) chết rồi sống lại để chịu khổ muôn phần, cho đến hết ác nghiệp.

Tiêu diệt do mong Uống là có hạng chúng sinh trong loại ngạ quỉ, Kaalaka~njikaasura bị ác quả tiếp xúc không khi nào được nếm một giọt nước, cách khoảng hai, ba, vị Phật tổ. Chúng tìm thấy nước trong sông hoặc biển khi vào đến thì chẳng có chút ít nước, trong nơi ấy. Sông và biển trở thành cát đá. Chúng rất tiều tụy, khổ sở khôn cùng, không tả xiết, cho đến khi hết ác nghiệp, đã tạo từ trước.

Có tích rằng: Có loại ngạ quỉ Kaalaka~njikaasura chịu khổ vì mong uống nước không thể chịu được. Tìm đến sông sâu, rộng một do tuần, nước trong sông không rõ rệt đến chúng. Trong sông ấy hiện ra toàn là khói, đá như trên đất, đá lửa. Khi được nghe tiếng nước, bèn đi lần tới sông, gặp được 30 vị Tỳ khưu đến bờ sông. Các Ngài thấy loài ngạ quỉ Kaalaka~njikaasura bèn hỏi rằng:

– Người là ai? Cớ sao lại đến mé sông này?

Ngạ quỉ ấy bèn bạch:

– Tôi là ngạ quỉ ở nơi sông này, vì mong được uống nước đã quá lâu rồi.

Chư Tỳ khưu nói:

– Sông này đầy nước, ngươi không thấy sao?

Ngạ quỉ bạch:

– Tôi chỉ thấy nước từ xa, khi vào đến mé sông, nước trong sông chẳng có, chỉ thấy ngọn lửa cháy đỏ, không được như mong muốn. Tôi đi đến đâu cũng như vậy, chưa từng nếm được một nhỏ nước.

Cả 30 Tỳ khưu nói rằng:

– Ngươi hãy nằm trên mé sông, chúng ta sẽ cho ngươi uống nước được như ý.

Ngạ quỉ, được nghe, rất vui lòng, bèn nằm gần mé sông. Cả 30 vị Tỳ khưu dùng 30 cái bát đi múc nước đổ trong miệng của ngạ quỉ đến trưa tới giờ khất thực.

Các Ngài bèn nói:

– Bây giờ vừa rồi, chúng ta sẽ đi khất thực. Chúng ta đổ nước vào miệng ngươi, ngươi có dùng được chút ít chăng?

Ngạ quỉ bạch:

– Tôi không được chút ít nước nào thấm giọng cả.

Có lời hỏi rằng: ác nghiệp của ngạ quỉ này đã tạo trong kiếp trước ra sao mà phải chịu khổ đến thế?

Đáp: Ngạ quỉ tên Kaalaka~njikaasura đã ăn lén thực phẩm của Tăng mà người dành sẳn, để làm lễ tăng thí. Vì lòng tham, không thẹn tội. Thấy người đào giếng, ao để thí nước thì ngăn đường, chận nẻo. không cho người đi tới lui dùng nước ấy. Vì tâm ganh tị, sau khi ngũ uẩn tan rã, bị đọa trong địa ngục rất lâu. Ra khỏi địa ngục rồi, sinh lên loài ngạ quỉ phải chịu khổ như thế, phải nhịn khát cho đến hết nghiệp đã tạo. Bậc trí tuệ nên hiểu rằng, ngạ quỉ loại Kaalaka~njikaasura tiêu diệt vì mong uống, như vậy.

Sắc tiêu diệt do Gió, Nắng, và sự Tiếp xúc như ran nhỏ ran to. Trong Kinh chú giải có ghi rằng: bệnh gió nảy ra trong thân thể làm cho người đau nhức mỏi mệt v.v. cũng gọi là tiêu diệt bằng gió.

Sắc tiêu diệt bằng nắng thấy rõ trong sự đi đường xa. Như có tích một người nữ ra khỏi nhà đi cùng đám đông người. Vì đi không kịp bọn, nên lạc đường trong buổi xế. Đuờng xa nóng nực do ánh nắng mặt trời, cát trên đất, nóng như lửa than. Người nữ ấy không thể để chân trên đất được, nên đem hoa trong giỏ mang ở vai làm vớ (bít tất), cổi áo bỏ vào giỏ, rồi đi nữa. Khi áo nóng, con của y bế theo cũng la khóc, vì quá nóng. Rốt cục mẹ con phải chịu chết nắng giữa đường. Đấy gọi là sắc tiêu diệt do nắng, trong đường xa.

Bậc trí tuệ cho rằng sắc ấy nếu gồm có sự tiêu diệt gọi là sắc. Nhân về sự tiêu diệt rất nhiều, nhất là sự tiêu diệt do sự lạnh và sự nóng như vậy.

Giải rằng: Thức là duyên sanh Danh Sắc là thức ác dẫn đi đến khổ cảnh. Nếu là thiện thì lên nhàn cảnh, có thân hình xinh đẹp.

Lời chú giải có giảng tiếp rằng:

Thức dữ dẫn đến khổ cảnh, như cận sự nam Mahaavaacaka, cần chuyên hành Sa môn pháp đến năm mươi năm. Nhưng chưa đắc đạo quả. Đoạn này có giải rằng, thức của Cận sự nam ấy là lành, từ trước mới được học Sa môn pháp và hành theo, nhưng khi bắt đầu thực hành rồi mà chưa đắc quả theo sở thích. Người cận sự nam ấy thối chí do nghĩ rằng, giáo pháp của đấng Chánh đẳng Chánh giác, không phải là pháp giải thoát, nghĩa là không dẫn chúng sinh ra khỏi sự kinh sợ, khổ sinh tử được thật. Nếu là pháp cứu khổ đem chúng sanh ra khỏi luân hồi chắc chắn, thì chính mình cận sự nam Mahàvàcaka thực hành Sa môn pháp năm mươi năm cũng đắc đạo quả rồi. Khi cận sự nam ấy phát ác tâm như thế, nên bỏ sự tinh tấn không còn thực hành Sa môn pháp nữa. Sau khi chết cận sự nam ấy sinh làm cá sấu to trong một bưng lớn, trong một cụm rừng, thân hình đáng ghê tởm theo loại cá sấu. Khi thức ác dẫn đi làm thú rồi, hình thể cũng thích hợp với ác pháp đã tạo. Thức trú trong loài thú, danh và sắc cũng xen vào là danh và sắc của thú. Cớ ấy mới thuyết rằng, danh và sắc phát sinh do thức là duyên. Nếu thức ác là duyên sinh sắc, cũng phải nương vào thức hư hỏng rồi cũng không thể tạo nghiệp lành được. Trừ khi nào là thức lành người mới có khả năng làm lành được. Nếu đã làm lành rồi quả quyết sẽ được thụ sinh trong nhàn cảnh. Danh và sắc ấy thực hành theo thức vừa với thái độ thích đáng như vậy, đều dựa vào thức tất cả. Cớ ấy mới gọi là danh và sắc có, do thức là duyên sinh.

Sự thật thức nào hành trong khi tái sinh và lúc biến cố tức là trong hiện tại, thức ấy tồn tại đến đâu, danh sắc cũng thực hành đến đó, nếu thức không trú vững danh sắc cũng không an trụ được, như có Phật ngôn rằng:

Acira.m vataya.m kaayo
pathavii adhisessati
chu.d.do apetavi~n~naano
niirattha.mva kalingara.m

— Không bao lâu, thân này phải nằm trên mặt đất, thân không có thức (người) phải bị liệng bỏ như khúc cây vô dụng.

Chú giải rằng: Thân này không tồn tại bao lâu, cũng sẽ nằm trên mặt đất nếu không có thức là vô dụng, như khúc cây, hoặc khúc củi. Khúc cây và khúc củi có khi còn hữu dụng, như cây khô dùng làm nhà và xe vân vân v.v. hoặc làm củi chụm vào bếp để nấu đồ ăn cho thành tựu được v.v.

Thân người dùng làm việc được cũng dựa vào cái Thức, nếu không có thức thì thành vô dụng. Ngoài ra, nếu giải rộng thêm, chúng ta sẽ thấy rõ rằng, nếu không có nhãn thức, xem vật chi cũng không thấy, không nhĩ thức cũng không nghe được, không có tỷ thức cũng không biết vị, không có thân thức cũng không biết sự tiếp xúc, không có ý thức cũng không suy nghĩ, không hiểu biết theo tâm mong muốn được.

Tóm lại, nếu ngũ uẩn (danh sắc) thiếu thức thì chẳng còn giá trị nữa, ngũ uẩn thực hành thế nào cũng nương vào thức, thức trú trong nơi nào, ngũ uẩn rõ rệt trong nơi ấy. Vì thế Đức Thế Tôn mới thuyết rằng: Danh sắc sinh do thức là duyên như vậy.

Salaayatana (lục nhập)

Đức Thế Tôn có thuyết rằng: “Lục nhập sinh từ danh sắc là duyên”.

Tiếng Salaayatana: dịch là lục nhập. Sự thật lục nhập có hai, là:

1.- Lục nhập ngoại là: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc và Pháp.
2.- Lục nhập nội có 6 là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý, có lời hỏi rằng:

Tiếng Salaayatana lục nhập, Aayatana sáu giác quan trong thuyết “Thập nhị duyên khởi”, lấy lục nhập bên nào?

Sự thật không nên hoài nghi, trong lời hỏi rằng: mọi loài phải đều ở trong thân mình không phải ngoại thân, chỉ bấy nhiêu chúng ta cũng đã rõ rằng sáu giác quan nội trong thuyết “Thập nhị duyên khởi” thuộc về giác quan nội.

Có lời hỏi thêm nữa rằng: nếu như vậy là không ám chỉ đến lục nhập ngoại sao?

Không phải nếu đã nói đến lục nhập nội, tất có quan hệ đến lục nhập ngoại nữa, vì là đối nhau. Nếu muốn cho dễ hiểu, chúng ta phải nói rằng lục nhập trong thuyết “Thập nhị duyên khởi” có ý trỏ ngầm cả lục nhập nội lẫn lục nhập ngoại.

Lời vấn đáp trên có giải rằng, tiếng lục nhập ám chỉ đến lục nhập nội và lục nhập ngoại.

Danh và Sắc là duyên sinh lục nhập vì khi danh sắc sinh, lục nhập mới sinh, nếu không có danh sắc, lục nhập cũng không thể sinh từ duyên nào khác được.

Thí dụ: như quả và cây, cây hằng sinh trước, nở mộng sinh chồi, cành lá rồi sau mới có bông trái. Cây ấy là duyên sinh trái, thế nào, danh sắc có rồi, hằng là duyên sinh cho lục nhập. Muốn hiểu biết phân minh nên trở thuyết minh lại vấn đề lục nhập cho biết ý nghĩa trước rồi mới giải rõ về lục nhập sinh vì danh sắc là duyên, tiếp theo.

Trong Tạng “Vi diệu pháp” có phát biểu rằng:

Lục nhập có 12 là:

1.- Cakkhvaayatana: lục nhập tức là Nhãn
2.- Sotaayatana: lục nhập tức là Nhĩ
3.- Ghaanaayatana: lục nhập tức là Tỷ
4.- Jiivhaayatana: lục nhập tức là Thiệt
5.- Kaayayatana: lục nhập tức là Thân
6.- Manaayatana: lục nhập tức là Ý
7.- Ruupaayatana: lục nhập tức là Sắc
8.- Saddaayatana: lục nhập tức là Thinh
9.- Gandhaayatana: lục nhập tức là Hương
10.- Rasaayatana : lục nhập tức là Vị
11.- Pho.t.thabhaayatana: lục nhập tức là Xúc
12.- Dhammaayatana: lục nhập tức là Pháp.

Tiếng Aayatana dịch là nối, là rộng, là lan ra.

Chú thích: Nối tức là mắt nối với sắc, tai nối với tiếng, mũi nối mùi, lưỡi nối với vị, thân nối với sự đụng chạm, tâm nối với pháp.

Dịch là rộng hay lan ra nghĩa là thực hành theo, trong nẻo luân hồi vô cùng tận. Luân hồi đây dù là người đã vượt qua cũng không thấy được thủy chung( [18] ). Khổ trong luân hồi còn chưa được quay chiều đến đâu cũng hằng dẫn chúng sinh đi rộng ra, lan ra, đến đó.

Hỏi tiếp nữa rằng: Đức Thế Tôn thuyết lục nhập nội, Ngài giải về mắt và tai trước, cớ sao?

Đáp: Vì mắt và tai có nhiều nhân( [19] ) nghĩalà người được thấy, nghe pháp vô thường. Cũng do hai giác quan ấy.

Giải rằng: có hạng người trong đời này, khi thức dậy từ buổi sáng được thấy phụ nữ xinh đẹp và được xem các vật mà đời cho là hạnh phúc. Sự được gặp thấy ấy không cao quí, vì sự được gặp nhất là phụ nữ hằng làm cho sinh thêm điều vui thích trong nẻo luân hồi. Cớ đó, mới gọi là không cao quí. Dù đời cho là tốt đẹp đến đâu, bởi là khí chất( [20] ) tự nhiên của đời, như dòi trong tiêu, ớt hoặc dòi trong phẩn. Nhưng nếu người có tâm trong sạch vui thích thấy Kim thân Phật, Bảo tháp, Đại thọ, Bồ đề v.v. cho đến Tỳ khưu Tăng, như vậy gọi là thấy cách tối cao, không chi sánh bằng. Sự thấy như thế, làm cho phát tâm hoan hỉ, tạo nghiệp lành, đem mình đến nhàn cảnh, trong kiếp này và về sau.

Có tích như vầy: có một thiếu nữ, thấy bảo tháp rồi phát tâm vui mừng, thân trở nên nhẹ nhàng do phỉ lạc. Thiếu nữ ấy thấy ánh sáng đèn mà hàng Phật tử đem đến cúng dường bảo tháp, rất thỏa mãn, nàng bèn mong mỏi đi đến đấy để lễ bái cúng dường và được gặp mẹ cha nàng. Xếp đặt các lễ vật (nhang, đèn và hoa thơm) cúng dường bảo tháp rồi nàng xin đi theo. Xong mẹ cha nàng không chấp thuận, vì lẽ trời tối, thiếu nữ không nên đi trong ban đêm, nên nàng buộc mình phải ở nhà. Vì tâm thành vui thích, thiếu nữ đứng dựa lan can nhà, thấy rõ ánh nhang, đèn cúng dường bảo tháp, càng nhìn xem càng phát tâm hoan hỉ, nàng niệm Phật đắc phỉ lạc khiến tâm nhẹ nhàng, bay đến bảo tháp, trước cha mẹ nàng nữa.

Cớ ấy, sự thấy bảo tháp rồi tín ngưỡng trong sạch mới gọi là thấy cách tối cao.

Ngoài ra, sự thấy Chư Tăng trì giới cũng gọi là cách tối cao, làm cho tâm trong sáng, sẽ tạo được nhiều phúc báu.

Có tích như vầy: có một chim cu xem thấy Chư Tăng rồi cúi đầu tỏ dáng làm lễ. Đức Phật thấy thế bèn dự đoán rằng: về sau chim cu ấy sẽ thành một vị Độc Giác Phật hiệu là Đức Somanassapaccekabuddha.

Trong Kinh có ghi tích một chim cu ngụ trên cây, gần chân núi Vediyaka. Trong giờ Đức Thế Tôn ngụ đi khất thực cùng với Tăng chúng chim cu ấy thấy chư Tăng phát tâm vui thích kính mến, bay ra khỏi cây theo đưa đến xóm nhà. Khi Phật và Chư Tăng khất thực xong trở về, chim cu ấy cũng bay theo đưa đến núi Vediyaka, nơi ngụ của Đức Thế Tôn. Chim cu cúi đầu lễ bái rồi bay trở về chỗ ngụ.

Ngày kia, Đức Thế Tôn dẫn Chư Tăng đi khất thực rồi trở về, chim cu ấy bay đậu trên đất rồi đi theo đến núi Vediyaka. Đức Thế Tôn ngồi nghỉ trước động, có Chư Tăng hầu chung quanh, tương tợ như các tinh tú bao quanh mặt trăng sáng lạn, đáng ngoạn. Chim cu thấy vậy rất hân hoan, cúi đầu gục gặc trước mắt Phật và phía trước Chư Tăng. Đức Thế Tôn thấy thế, Ngài mỉm cười, Đức Aananda liền quỳ bạch, cầu Đức Thế Tôn cho Chư Tăng được rõ nguyên nhân ấy.

Đức Thế Tôn hỏi:

– Này Aananda! Ngươi có thấy cử chỉ chim cu ấy chăng?

– Bạch Phật tôi thấy.

-Này Aananda! Chim cu ấy sẽ thành một vị Độc Giác Phật trong thời tương lai, danh hiệu Somanassapaccekabuddha. Vì có tâm kính mến và trong sạch trong Tăng chúng trong hiện tại. Xong rồi Ngài ngụ vào động an nghỉ.

Chim cu ấy, khi hết tuổi thọ, được sinh lên thiên giới.

Do nhân quả như đã giảng, Đức Thế Tôn mới thuyết về nhãn quan trước. Tiếp theo Ngài mới giảng về nhĩ quan giống nhau như vậy.

Đây giải tiếp về vấn đề danh sắc. Nếu thuyết bằng cách vi tế và cao siêu là danh và sắc hằng là duyên sinh lục nhập nghĩa là duyên sinh trong sự tái sinh và thực hành cho đến hết phước trong cõi vô sắc.

Vấn: Danh là duyên sinh lục nhập trong cõi vô sắc, biết được như thế nào?

Đáp: Danh là duyên đồng thời.

Giải rằng: người niệm thiền vô sắc trong thế gian không, sau khi thác được sinh lên cõi Phạm thiên vô sắc, vừa với thiền ấy.

Danh là A~n~nama~n~napaccaya trong vô sắc giới nghĩa là sinh trong cõi Phạm thiên vô sắc tầng nào, danh cũng sanh trong cõi Phạm thiên vô sắc ấy.

Danh là duyên sinh trong cõi Phạm thiên vô sắc do Nissayapaccaya, do Sampayuttapaccaya, do Viipaakapaccaya, do Atthayaccaya, và do Avigatapaccaya.

Giải rằng: Nissayapaccaya: danh là duyên đến lục nhập dù thế lực hộ trợ Sampayuttapaccaya: danh gồm có duyên đến lục nhập tức là danh bao hàm lục nhập.

Viipaakapaccaya: danh là duyên cho quả gọi là Phạm thiên vô sắc tầng này, tầng kia.

Atthayaccaya: sanh trong vô sắc tầng nào, danh cũng có trong vô sắc tầng ấy.

Avigatapaccaya: danh là lục nhập không lìa nhau, danh có trong nơi nào lục nhập cũng có trong nơi ấy.

Phải hiểu rằng: trong bốn Phạm thiên vô sắc không có sắc thật, nhưng có nhân để xác nhận gọi là vô sắc, chỉ có tư thế nhưng gọi là sắc, cũng không được. Tư thế ấy kể vào lục nhập. Vì thế danh là duyên đến lục nhập gọi là sinh đồng thời duyên.

Về Phạm thiên hữu sắc nên hiểu như vầy:

Danh và sắc là duyên sinh cả hai loại luc nhập nghĩa là người niệm thiền trong cõi người khi ngũ uẩn tan rã, sinh lên cõi trời phạm thiên có ba giác quan nhất là tỷ quan cũng có gọi là Phạm thiên tầng ấy. Vì thế danh và sắc mới là duyên trong cõi Phạm thiên hữu sắc. Danh ấy gọi là Phạm thiên hữu sắc. Danh và sắc mới gọi là duyên sinh lục nhập, lục nhập có danh và sắc là duyên.

Chúng sinh, sinh trong cõi nào cũng chỉ có danh là duyên sinh lục nhập chỉ khác nhau có đủ danh hay không, nghĩa là:

Có hạng chỉ có thọ
Có hạng chỉ có tưởng
Có hạng chỉ có hành
Có hạng chỉ có 2 uẩn
Có hạng có cả 3 uẩn.

Người và trời trong dục giới thiên có đủ 3 là: thọ, tưởng và hành. Phần phạm thiên có 2 là: tưởng và hành, không có thọ. Đức Phạm thiên không có thọ, vì có phỉ lạc là thực phẩm, không biết vị, chua, mặn, đắng ngọt ra sao, và không thụ cảnh tượng( [21] ) tức là sắc, thinh, hương, vị và xúc.

Dù đức Phạm thiên hữu sắc cũng chỉ hưởng thụ( [22] ) pháp cảnh mà thôi dầu là như thế cũng gọi là có danh và sắc là duyên, giống nhau. Vì tưởng uẩn liệt vào trong danh. Danh ấy là duyên sinh lục nhập. Lời giải đây chỉ cho thấy rằng danh và sắc là duyên sinh lục nhập trong sắc giới. Nhưng thí dụ không được, bởi trong vi diệu pháp không có nói.

Trong Tạng Kinh có thuyết rằng: Trong thời kỳ Phật Kassapa, khi gần mạc Pháp, Chư Tăng hành đạo không trong sạch, vi phạm điều học và khuấy rối Phật giáo, không quan tâm đến Phật ngôn. Thuở ấy có 7 vị Tỳ khưu, thấy nguyên nhân như vậy, phát tâm chán ngán nên bàn định cùng nhau rằng, giáo pháp của Đức Chánh Biến Tri Kassapa đến kỳ sẽ tiêu diệt. Chúng ta mau cố gắng tìm nơi nương tựa, chớ nên để Phật giáo tiêu diệt trước, trong khi đạo quả còn tồn tại. Chúng ta nên cố gắng hành cho đắc đạo quả. Đồng ý như vậy, rồi dẫn nhau đến lễ bái Bảo tháp Đức xa lỵ của đấng cứu thế Kassapa; xong cùng nhau vào non tuyết lãnh. Gặp một hòn núi giữa rừng cho là thích hợp với sự bổ khuyết Sa môn pháp, tất cả bảy vị tính rằng, chúng ta đồng nhau lên hòn núi này, nếu vị nào sợ chết thì đừng lên, vị nào dám hy sinh nguyện thực hành, chí tử bất thối, mới nên lên. Cả bảy vị đồng ý nhau, làm thang để lên núi cho được, rồi xô thang rớt xuống đất. Nguyện không xuống, trừ khi đắc đạo quả rồi mới xuống bằng thần thông.

Mỗi vị quyết định bổ sung pháp tham thiền quán tưởng.

Qua ngày sau, vị Tỳ khưu sư trưởng tu Sa môn pháp đắc A-la-hán quả trước. Sáng sớm, ngài bay đến ao sen rửa mặt, súc miệng rồi bay đi khất thực tại Bắc cưu lưu châu( [23] ) được thực phẩm vừa rồi trở về núi. Ngài mời sáu vị kia thọ thực.

Tất cả sáu vị không thừa nhận, vịn lẽ rằng không được cam kết cùng nhau, là khi vị nào đắc quả trước phải trải đi khất thực đem đến cho vị chưa thành. Như vậy không nên thọ thực. Vì thế cả sáu vị không dùng cơm mà vị sư trưởng đem cho, rồi tận tâm sốt sắng hành Sa môn pháp liên tiếp.

Ngày thứ hai, vị Tỳ khưu nhỏ hạ kế sư trưởng đắc A na hàm quả. Sáng ra, bay đi khất thực đem về thỉnh Chư Sư dùng, nhưng năm vị kia cũng không bằng lòng nhận, do dựa vào lẽ như đã nói trên.

Ngài sư trưởng A-la-hán nhập Niết bàn, vị A na hàm hết tuổi thọ, được lên cõi Phạm thiên. Còn lại năm vị không ai đắc quả gì cả, đến bảy ngày không thọ thực thác rồi sinh lên cõi trời, do thế lực thực hành bổ sung sa môn pháp. Đến giáo pháp Đức Phật chúng ta đây, năm vị ấy, giáng sinh xuống nhân gian, như vầy:

1.- Một vị sinh ra làm vua Pukakusaati.
2.- Một vị sinh ra làm đức Kumaarakassapathera.
3.- Một vị sinh ra làm đức Baahiya.
4.- MoÄt vị sinh ra trong gia đình võ sĩ danh là Dabba.
5.- Một vị sinh ra làm Sabhiya Paribbaayaka (đạo phiêu lưu).

Theo pháp đã giải đây, chúng ta thấy rằng, vì được sinh lên cõi phạm thiên có Sa~n~naakhandha (tưởng uẩn) và Sa”nkhaarakhandha (hành uẩn là duyên sinh lục nhập).

Tóm tắt rằng: Danh là duyên sinh Lục nhập trong cõi Phạm thiên như bạn của năm vị Tỳ khưu Tăng ấy.

(xem tiếp phần b)

( [1] ) Khối: nhiều vật nhiều cái un đúc lại làm một.

( [2] ) Indriya: căn hoặc gốc.

( [3] ) Gati: cõi mà chúng sinh phải tái sinh sẽ giải rõ phía sau.

( [4] ) Khuyến khích: xúi dục.

( [5] ) Abhipatii: Pháp là chủ.

( [6] ) Là ý hướng về cảnh đối tượng và biết rõ rồi hành theo, dhaatu: nâng đỡ ý thức

( [7] ) Cõi dục thiện mà chúng sinh phải tái sinh.

( [8] ) Năm quả hành trong sắc giới.

( [9] ) Phước tạo trong sắc giới.

( [10] ) Thiện trong sắc giới.

( [11] ) Thiện trải đi trong cõi dục.

( [12] ) Ahetuka manovi~n~naana: vô nhân

( [13] ) Thiện trải đi trong dục giới vô nhân thức.

( [14] ) Gati là 5 nơi phải đi tái sinh.

( [15] ) Sayaruupa: Thích hợp sắc.

( [16] ) Thái sắc: hình dáng bề ngoài của sự vật được biểu hiện ra một cách rõ ràng xác thực.

( [17] ) Tội nhân nằm trên miếng sắt lửa cháy: hai tay hai chân và ngực bị đóng đinh lửa.

( [18] ) Thủy chung: bắt đầu và cuối cùng, từ đầu đến cuối.

( [19] ) Nhân: tăng lên.

( [20] ) Khí chất: khuynh hướng của tình cảm.

( [21] ) Cảnh tượng: Ahammana: là tình trạng phô bày ra trước mắt.

( [22] ) Hưởng thụ: được hưởng.

( [23] ) Bắc cưu lưu châu: châu hướng bắc trong 4 châu.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app