[03]

35- SỞ HỮU TÂM (CETASIKA)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tâm là Pháp phụ thuộc của Tâm, Sở hữu Tâm đối với Tâm có 4 sự đồng:

1- Ðồng sanh với tâm.
2- Ðồng diệt với tâm.
3- Ðồng nương một vật với tâm.
4- Ðồng biết một cảnh với tâm.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu tâm có 52 thứ:

– Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Ðịnh, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý.
– Tầm, Tứ, Thắng Giải, Cần, Hỷ, Dục.
– Si, Vô tàm, Vô quý, Phóng dật.
– Sân, Tật, Lận, Hối.
– Hôn trầm, Thụy miên.
– Hoài nghi.
– Tín, Niệm, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh Tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích Tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân, Chánh tâm.
– Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh Mạng.
– Bi, Tùy hỷ.
– Trí tuệ.
36- SỞ HỮU XÚC (Phassa)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Xúc là trạng thái giáp mặt của 3 pháp: Căn, cảnh và Thức.

– Bốn ý nghĩa của xúc:

1- Chơn tướng của sở hữu Xúc là chạm nhau.
2- Phận sự của sở hữu Xúc là Tâm tiếp xúc với cảnh.
3- Sự thành tựu của sở hữu Xúc là Tâm, Căn và cảnh hợp lại.
4- Nhân cần thiết của sở hữu Xúc là có cảnh hiện ra.
Thí dụ: hai bàn tay chạm vào nhau phát ra âm thanh.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Xúc có 6 loại:

1- Nhãn xúc
2- Nhĩ xúc
3- Tỷ xúc
4- Thiệt xúc
5- Thân xúc
6- Ý xúc
III. Ðối chiếu: Sở hữu Xúc đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu phi xúc.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh (tánh thiện, bất thiện và vô ký).
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống (giống thiện, giống Bất thiện, giống Quả và giống Duy tác).
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: Thọ, Tưởng, hành, Thức (Tứ danh uẩn).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi xúc bằng:

5 uẩn: Không có.
12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ).
18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi xúc bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Tưởng, hành, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
37- SỞ HỮU THỌ (Vedanā)

I. Ðịnh nghĩa: Thọ là sự lãnh nạp đối tượng.

4 ý nghĩa của Thọ:

1- Chơn tướng: sự cảm thọ đối với cảnh sở tri.
2- Phận sự: là tiếp nhận, thưởng thức cảnh.
3- Thành tựu: là khổ và lạc.
4- Nhân cần thiết của Thọ là sở hữu Xúc.
II. Phân tích chi pháp: Thọ được chia làm năm thứ:

1- Thọ Khổ: là những cảm giác khó chịu vì không thích hợp với thân. Phối hợp với thân thức quả bất thiện.
2- Thọ Lạc: là những cảm giác khoan khoái, dễ chịu do sự thích hợp với thân. Phối hợp với thân thức quả thiện vô nhân.
3- Thọ Ưu: Là cảm giác buồn bực của tâm vì gặp cảnh bất như ý. Phối hợp với 2 tâm sân.
4- Thọ hỷ: phối hợp với 62 tâm thọ hỷ
5- Thọ xả: phối hợp với 55 tâm thọ xả.
– Nhãn thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm nhãn thức lãnh nạp cảnh sắc.
– Nhĩ thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm nhĩ thức lãnh nạp cảnh thinh.
– Tỷ thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm tỷ thức lãnh nạp cảnh khí.
– Thiệt thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm thiệt thức lãnh nạp cảnh vị.
– Thân thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm thân thức lãnh nạp cảnh xúc.
– Ý thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm ý thức lãnh nạp cảnh pháp.

38- SỞ HỮU TƯỞNG (Saññā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tưởng là cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận thức lại những cảnh, vật, hay sự việc đã gặp đã biết.

– Bốn ý nghĩa của Tưởng:

1- Chơn tướng cách nhớ.
2- Phận sự nhớ lại việc đã qua.
3- Sự thành tựu nhớ đặng sự vật đã biết.
4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.
Thí dụ: Ta nhớ lại một sự việc, một cảnh vật nào đó trong quá khứ. Hoặc như người thợ mộc nhận ra phiến gỗ được bao nhiêu thước tất.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tưởng có 6 loại:

1- Sắc Tưởng
2- Thinh Tưởng
3- Khí Tưởng
4- Vị Tưởng
5- Xúc Tưởng
6- Pháp Tưởng
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tưởng đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh (tánh thiện, bất thiện và vô ký).
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống (giống thiện, giống Bất thiện, giống Quả và giống Duy tác).
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 3 uẩn: Thọ, hành, Thức (Tứ danh uẩn).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn)
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô)
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:

5 uẩn: Không có
12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ)
18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới)
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, hành, Thức uẩn
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
Ghi chú: pháp xứ và pháp giới có phần bất tương ưng là 16 sắc tế và Níp-Bàn.

39- SỞ HỮU TƯ (Cetanā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tư là trạng thái tính làm, quyết làm cố tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tư:

1- Chơn tướng: Ðôn đốc pháp đồng sanh.
2- Phận sự: Làm cho pháp đồng sanh bắt cảnh.
3- Sự thành tựu: Sắp đặt được pháp đồng sanh.
4- Nhân cần thiết: Thọ, Tưởng và Thức uẩn.
Thí dụ: Người giám đốc xí nghiệp chỉ huy các công nhân làm việc.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tư có 6 loại:

1- Sắc Tư
2- Thinh Tư
3- Khí Tư
4- Vị Tư
5- Xúc Tư
6- Pháp Tư
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tư đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).

13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:

5 uẩn: Không có.
12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ).
18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).

14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tư bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
40- SỞ HỮU NHỨT HÀNH (Ðịnh – Ekaggatā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Nhứt Hành là trạng thái tâm qui tụ trên một đối tượng, hay nói một cách khác là tập trung tư tưởng trên một đề mục.

– Bốn ý nghĩa của Nhứt Hành:

1- Chơn tướng: Là cách không hoạt động.
2- Phận sự: Là gom các pháp đồng sanh thành một.
3- Sự thành tựu: Là yên lặng.
4- Nhân cần thiết: Là thọ lạc.
Thí dụ: Kính hội tụ gom ánh sáng mặt trời vào 1 điểm để phát ra lửa.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Nhứt Hành có 2 thứ:

1- Cận định.; 2- Nhập định.III. Ðối chiếu: Sở hữu Nhứt Hành đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm (vì thuộc sở hữu Biến Hành).
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu (phi định).
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Tứ danh uẩn).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ðịnh bằng:

5 uẩn: Có 1 uẩn (hành uẩn).
12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ).
18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ðịnh:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
41- SỞ HỮU MẠNG QUYỀN (Jīvitindriyā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Mạng Quyền là sự sống còn của danh pháp tồn tại đủ 3 sát na (sanh, trụ, diệt). Gọi là mạng quyền vì bảo tồn sự sống của Tâm pháp trong 3 sát na, gọi là quyền vì có khả năng điều hành các danh pháp đồng sanh, cùng làm một phận sự.

– Bốn ý nghĩa của Mạng Quyền:

1- Chơn tướng: Là cách bảo tồn pháp đồng sanh.
2- Phận sự: Là làm cho pháp đồng sanh được tồn tại trong 3 sát na tiểu.
3- Sự thành tựu: Là pháp đồng sanh tồn tại đến sát na diệt.
4- Nhân cần thiết: Là phải có Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như nước đối với loài thủy thảo .

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Mạng Quyền chỉ có 1

III. Ðối chiếu: Sở hữu Mạng Quyền đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Mạng Quyền.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Mạng Quyền bằng:

5 uẩn: Không có.
12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ).
18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Mạng Quyền bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
42- SỞ HỮU TÁC Ý (Manasikāra)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tác Ý là cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tác Ý:

1- Chơn tướng: Là cách hướng dẫn pháp tương ưng bắt cảnh trọn vẹn.
2- Phận sự: Là làm cho tâm phối hợp với cảnh.
3- Sự thành tựu: Là hướng tâm đến cảnh.
4- Nhân cần thiết: Là phải có cảnh.
Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tác Ý có 3 loại:

1- Tác Ý thành lộ.
2- Tác Ý thành đổng tốc.
3- Tác Ý thành cảnh.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tác Ý đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm.
2) 52 sở hữu tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tác Ý.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tác Ý bằng:

5 uẩn: Hành uẩn
12 xứ: Pháp xứ
18 Giới: Pháp giới
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tác Ý bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
43- SỞ HỮU TẦM (Vitakka)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tầm là hướng tâm đến cảnh hay nói khác đi là đem tâm đến đối tượng.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Tầm:

1- Chơn tướng: Là cách đem tâm đến cảnh.
2- Phận sự: Là làm cho tâm gặp cảnh.
3- Sự thành tựu: Là tâm gặp được cảnh.
4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như con ong bay đến nụ hoa.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tầm có 6:

1- Sắc Tầm
2- Thinh tầm
3- Khí tầm
4- Vị tầm
5- Xúc tầm
6- Pháp tầm.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tầm đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 44 Dục giới (trừ ngũ song thức) và 11 tâm Sơ Thiền.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tầm.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 3 thọ (Hỷ, Xả, Ưu).
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm 9 sự (trừ thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm xúc).
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn).
12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô).
18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tầm bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tầm bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ
18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
44- SỞ HỮU TỨ (Vicāra)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tứ là trạng thái tâm quan sát đối tượng một cách khắn khít.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Tứ:

1- Chơn tướng: Là cách chăm nom cảnh.
2- Phận sự: Là làm cho tâm khắn khít với cảnh.
3- Sự thành tựu: Là tâm đã khắn khít được với cảnh.
4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như con ong bay rà rà chung quanh nụ hoa nó đã gặp.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tứ có 6 .

1- Sắc Tứ
2- Thinh Tứ
3- Khí Tứ
4- Vị Tứ
5- Xúc Tứ
6- Pháp Tứ.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tứ đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 22 chi Sơ và Nhị Thiền).
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tứ.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến đủ 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tứ bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tứ bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
45- SỞ HỮU THẮNG GIẢI (Adhimokkho)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Thắng giải là trạng thái tâm quyết đoán trước sự vật một cách khẳng định.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Thắng giải:

1- Chơn tướng: Là cách quyết đoán.
2- Phận sự: Là làm cho tâm không lưỡng lự.
3- Sự thành tựu: Là cảnh được phân đoán.
4- Nhân cần thiết: Là có cảnh cần phân đoán.
Thí dụ: Như 1 quan toà tuyên bố một vụ án.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Thắng giải chỉ có 1.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Thắng giải đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 110 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và si hoài nghi).
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu tâm Phi Thắng giải.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến đủ 5 thọ.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm đủ 14 sự.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:

5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.

12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô.

13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thắng giải bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.

14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thắng giải bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.

46- SỞ HỮU CẦN (Viriyaṃ)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Cần là sự siêng năng tinh tấn của Tâm cố gắng trước mọi khó khăn.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Cần:

1- Chơn tướng: Là cách siêng năng chịu đựng.
2- Phận sự: Là trợ sức cho pháp đồng sanh.
3- Sự thành tựu: Là không lui sụt.
4- Nhân cần thiết: Là quán tưởng cảnh: khổ, sanh, già, đau chết, 4 đường ác đạo v.v…
Thí dụ: Như viên dũng tướng khi lâm trận bất chấp hiểm nguy, hằng lướt tới không hề lùi sụt để tiêu diệt đối phương hầu bảo vệ đoàn quân của mình.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Cần có 2 .

1- Tà cần
2- Chánh cần có 4: 1) Thận Cần; 2) Trừ Cần; 3) Tu Cần; 4) Bảo cần.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Cần đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 105 tâm (trừ 15 tâm quả vô nhân và 1 khai ngủ môn).
2) 52 Sở hữu Tâm: Phối hợp được với 51 sở hữu Tâm phi cần.
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến 3 thọ là Hỷ, ưu, và xả.
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm 7 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Thập di, khai môn, Phân đoán, Ðổng tốc).
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Cần bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Cần bằng:

5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
47- SỞ HỮU HỶ (Pīti)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Hỷ là trạng thái tâm an vui với đối tượng của Tâm.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Hỷ:

1- Chơn tướng: Là cách mừng phấn khởi.
2- Phận sự: Là làm cho Thân Tâm.
3- Sự thành tựu: Là các no lòng.
4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như đứa trẻ khi thấy Mẹ đi chợ về,

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Hỷ có 5 loại như sau:

1- Tiểu Hỷ
2- Sát na Hỷ
3- Hải triều Hỷ
4- Khinh thăng Hỷ
5- Sung mãn hỷ.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hỷ đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 51 tâm thọ Hỷ (trừ Tứ Thiền).
2) 52 Sở hữu Tâm: Phối hợp với 46 Sở hữu Phi Hỷ (trừ Sân phần và hoài nghi).
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến 1 thọ (thọ hỷ).
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm được 6 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng Tốc, Thập di và Quan sát).
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới tho.â
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hỷ bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hỷ bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
48- SỞ HỮU DỤC (Chanda)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Dục là sự mong muốn của tâm.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Dục:

1- Chơn tướng: Là hy vọng cho được cảnh.
2- Phận sự: Là làm cho tâm mong mỏi.
3- Sự thành tựu: Là được cảnh cho tâm muốn.
4- Nhân cần thiết: Có cảnh đáng muốn được.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Dục có 3 loại.

1- Tham Dục
2- Pháp Dục
3- Tác Dục.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Dục đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 101 tâm (trừ 18 tâm vô nhân và 2 tâm si).
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 50 Sở hữu Tâm (trừ hoài nghi).
3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh.
4) 4 Giống: Có đủ 4 giống.
5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến được 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân.
9) 14 Sự: Làm đủ 5 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di).
10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh.
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Dục bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Dục bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
49- SỞ HỮU SI (Moha)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Si là trạng thái mê mờ tối tăm không thấy rõ sự thật.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Si:

1- Chơn tướng: Là mờ ám trái với Trí tuệ.
2- Phận sự: Là che ngăn sự sáng suốt (không hiểu thấu đáo).
3- Sự thành tựu: Là mờ ám.
4- Nhân cần thiết: Không khéo dùng tâm.
Thí dụ: Như bóng tối ban đêm không thể thấy cảnh vật.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Si chỉ có một.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Si đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 12 tâm Bất Thiện.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 13 Bất thiện phi Si.
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện
4) 4 Giống: Giống bất thiện
5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học).
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm
7) 5 Thọ: Tương kiến với 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Tham và Sân).
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết đủ 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Si bằng:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Si bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
49- SỞ HỮU VÔ TÀM (Ahirika)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô Tàm là trạng thái không hỗ thẹn đối với tội lỗi.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô Tàm:

1- Chơn tướng: Là cách không ái ngại sự ác xấu.
2- Phận sự: Làm tội lỗi.
3- Sự thành tựu: Không lui sụt với cảnh tạo ác.
4- Nhân cần thiết: Không biết tự trọng.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô Tàm chỉ có 1.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô Tàm đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Vô Tàm).
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện.
4) 4 Giống: Giống bất thiện.
5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học).
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Tham và Sân).
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Tàm:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.

14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Tàm bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
50- SỞ HỮU VÔ ÚY (Anottappa)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô Úy là trạng thái tâm không ghê sợ tội lỗi.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô Úy:

1- Chơn tướng: Là cách không ghê sợ tội lỗi.
2- Phận sự: Làm tội ác.
3- Sự thành tựu: Là không sợ tội ác.
4- Nhân cần thiết: Không tôn trọng kẻ khác.
Thí dụ: Như bà con không sợ cọp hay người uống thuốc độc không biết sợ.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô Úy chỉ có 1.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô Úy đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Vô Tàm).
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện.
4) 4 Giống: Giống bất thiện.
5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học).
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến 3 nhân bất thiện.
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
 

5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.

12) Bất tương ưng với:5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Úy:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Úy bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
51- SỞ HỮU PHÓNG DẬT (Udhacca)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Phóng Dật là trạng thái tâm giao động phóng túng bị trần cảnh chi phối.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Phóng Dật:

1- Chơn tướng: Là cách không an tịnh.
2- Phận sự: Là làm cho tâm không trụ một cảnh được lâu.
3- Sự thành tựu: Là tâm hằng giao động.
4- Nhân cần thiế: Tác ý không khéo.
Thí dụ: Như đống tro bị hòn đém vào.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Phóng Dật chỉ có 1.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Phóng Dật đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Phóng Dật).
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện.
4) 4 Giống: Giống bất thiện.
5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học).
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm
7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến 3 nhân bất thiện.
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ thô.
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Phóng Dật:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Phóng Dật bằng:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
52- SỞ HỮU THAM (Lobha)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tham là trạng thái Tâm chấp đối tượng, dính mắc vào đối tượng, luyến ái cảnh trần, say đắm ngũ dục.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Tham:

1- Chơn tướng: Là cách thu hút cảnh.
2- Phận sự: Là làm cho tâm vướng mắc cảnh.
3- Sự thành tựu: Là không dứt bỏ cảnh.
4- Nhân cần thiết: Ưa gặp pháp ràng buộc.
Thí dụ: Như đá nam châm hút sắt.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tham có 3 loại.

1- Dục ái
2- Sắc ái
3- Vô sắc ái.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tham đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 8 Tâm Tham.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 22 Sở hữu (13 Tợ tha, 4 Si phần 3 Tham phần và 2 Hôn phần).
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện.
4) 4 Giống: Giống bất thiện.
5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học).
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ, và xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến với 1 nhân Si.
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tham:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tham:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
53- SỞ HỮU TÀ KIẾN (Diṭṭha)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tà kiến là trạng thái tâm chấp quấy, thấy lầm trái với trí tuệ.

– Bốn ý nghĩa của sở hữu Tà kiến:

1- Chơn tướng: Là cách cố chấp không đúng chân lý.
2- Phận sự: Là suy xét sai lầm.
3- Sự thành tựu: Là chấp cứng theo sự sai lầm.
4- Nhân cần thiết: Là không cần gặp bậc trí thức.
Thí dụ: Ban đêm đạp nhằm trái cà mà tưởng là con cóc và trái lại v.v…

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tà kiến phân ra đại khái có 2: Thường kiến và đoạn kiến.

III. Ðối chiếu: Sở hữu Tà kiến đối với:

1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 4 tâm Tham hợp tà.
2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 20 Sở hữu (13 Tợ tha, 4 Si phần, sở hữu Tham phần và 2 Hôn phần).
3) 3 Tánh: Tánh bất thiện.
4) 4 Giống: Giống bất thiện.
5) 12 Người: Sanh khởi với 4 phàm.
6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 25 cõi phàm vui dục giới.
7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ, và xả).
8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân: Tham và Si.
9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc.
10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn).
11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn.
12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ.
18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:

5 uẩn: Sắc uẩn.
12 xứ: 10 xứ tho.â
18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tà kiến:

5 uẩn: Hành uẩn.
12 xứ: Pháp xứ.
18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tà kiến:

5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn.
12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ.
18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
 

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app