TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 51

Kinh Kandaraka

  1. TOÁT YẾU

Kandaraka Sutta – To Kandaraka.

The Buddha discusses four kinds of persons found in the world – the one who torments himself, the one who torments others, the one who torments both himself and others, and the one who torments neither but lives a truly holy life.

Kinh nói cho Kandaraka.

Phật bàn đến bốn hạng người được tìm thấy trên đời: hạng người tự hành khổ, hạng người hành khổ người, hạng vừa tự hành khổ vừa hành khổ người, hạng không tự hành khổ, không hành khổ người mà lại sống một đời thực thánh thiện.

  1. TÓM TẮT

Du sĩ Kandaraka cùng cư sĩ Pessa con trai người huấn luyện voi, đến yết kiến Phật. Quan sát sự thanh tịnh của chúng tỳ kheo [1], du sĩ ca tụng Phật khéo hướng dẫn, và hỏi chư Phật trong quá khứ, tương lai có được những chúng tỳ kheo thanh tịnh như hiện nay không [2]. Phật xác nhận là có, trong chúng tỳ kheo này, có vị là a la hán lậu tận, việc tu hành đã thành mãn; có vị là bậc Hữu học khéo kiên trì giới luật, luôn an trú Bốn niệm xứ [3] để nhiếp phục tham ưu ở đời.

Pessa công nhận sự vi diệu của pháp tu này, vì thỉnh thoảng ông cũng tu quán bốn niệm xứ [4]. Ông tán thán Phật đã thấu hiểu về hạnh phúc và bất hạnh của chúng sinh. Với tư cách người huấn luyện voi, Pessa nhận xét rằng con voi có khi cũng quỷ quyệt nhưng không bằng người; con người quả thực rắc rối hơn loài thú [5], miệng nói khác, lòng nghĩ khác. Phật dạy thật có như vậy, và đề cập bốn hạng người [6] sống ở đời: hạng tự hành khổ, hạng làm khổ người, hạng làm khổ cả hai, hạng không làm khổ mình không làm khổ người, tự ngã trú vào Phạm thể [7].

Phật hỏi trong bốn hạng, Pessa thích ý hạng nào. Cư sĩ trả lời ba hạng đầu không đáng thích ý, chỉ có hạng thứ tư làm ông khoái. Nói xong ông từ giã Phật vì còn bận nhiều công việc.

Khi Pessa bỏ đi, Phật bảo chúng tỳ kheo rằng, giá mà Pessa ở lại thêm chốc lát, ông sẽ được lợi ích lớn, tuy vậy ông cũng đã khá được ích lợi từ cuộc luận đàm ngắn ngủi ấy [8]. Kế đến Phật giảng rộng cho chúng tỳ kheo về 4 hạng người:

hạng tự hành mình là những kẻ tu khổ hạnh [9] không đưa đến giải thoát.

hạng làm khổ kẻ khác là người hành những nghề nghiệp gây đau khổ cho người và vật.

hạng tự làm khổ và làm khổ người là kẻ theo ác giới [10].

hạng không làm khổ mình không làm khổ người là những vị xuất gia thành tựu giới, từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, hộ trì căn, tu 4 niệm xứ, chứng 4 thiền và 3 minh, thành bậc a la hán [11].

III. CHÚ GIẢI

  1. Kinh sớ: Vì tôn trọng Phật và theo luật, tỳ kheo không nói chuyện với nhau cũng không dám ho mỗi khi Phật thuyết pháp. Thân không giao động, tâm không xao lãng, họ ngồi vây quanh đức Thế tôn như những cụm mây vây quanh đỉnh núi Tu di. Du sĩ Kandaraka có lẽ thầm so sánh hội chúng tỳ kheo này với các hội chúng du sĩ được mô tả trong kinh 76.
  2. Theo kinh sớ, Kandaraka không có tri kiến về chư Phật quá khứ vị lai. Ông chỉ nói lên lời này để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với chúng tỳ kheo thanh tịnh, khéo được hướng dẫn. Nhưng Phật thì xác nhận lời của du sĩ trên căn bản thắng trí của Ngài.
  3. Bốn niệm xứ được đưa vào đây để chỉ rõ nguyên nhân uy nghi tịch tịnh của tăng chúng. Xem kinh số 10.
  4. “Chúng con cũng vậy, khi có cơ hội, chúng con cũng tu tập tứ niệm xứ; chúng con không hoàn toàn xao lãng thiền định.”
  5. Lời này ngụ ý rằng con vật đôi khi cũng láu cá và lừa bịp, nhưng sự khôn lanh của nó rất giới hạn, trong khi sự khôn lanh của con người thì vô cùng tận.
  6. Luận giải thích đoạn này được nói để tiếp theo lời Pessa rằng đức Thế Tôn biết rõ gì là an lạc gì là nguy hiểm cho hữu tình; vì Phật hiển thị 3 hạng người đầu hành xử đưa đến lợi lạc. Ðoạn này cũng có thể liên hệ đến lời ca tụng của du sĩ đối với tăng chúng; vì Phật sẽ hiển thị 3 lối Ngài không huấn luyện chúng tỳ kheo, và 1 lối theo đó chư Phật quá khứ hiện tại vị lai đều huấn luyện chúng tỳ kheo.
  7. Vị “không tự hành khổ, không làm khổ người, tự ngã trú vào Phạm thể “cảm thọ lạc thọ của các thiền, đạo, quả, và niết bàn. Phạm thể ở đây có nghĩa là thánh thiện hay thù thắng.
  8. Pessa đáng lẽ chứng quả Dự Lưu, nhưng anh đã rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy khi Phật chưa giảng xong bài Pháp. Tuy vậy anh cũng nhận được 2 lợi lạc: thêm lòng tin đối với tăng chúng, và hiểu thêm về Bốn niệm xứ.
  9. Ðoạn kinh về “tự hành khổ “nói chi tiết về những khổ hạnh mà nhiều người đương thời Phật đang tu tập, và chính Phật cũng đã từng tu trong thời gian nỗ lực đạt giác ngộ. Xem kinh 12.
  10. Ðoạn kinh về “tự làm khổ và làm khổ người “mô tả sự tu tập của người tự hành hạ mình với hy vọng được phước, bằng cách lập tế đàn trong đó nhiều con vật bị giết, nhiều kẻ làm công bị áp bức.
  11. Ðoạn kinh về hạng “không tự hành khổ, không làm khổ người “lại sống thánh thiện, cảm thọ thuần lạc thọ, ám chỉ bậc A la hán. Ðể hiển thị vị ấy không tự hành mình cũng không làm khổ người, đức Phật mô tả con đường tu tập của vị ấy để chứng quả.
  12. PHÁP SỐ

Ba nghiệp, ba minh, bốn chân lý, bốn niệm xứ, bốn hạng người, bốn thiền, năm triền cái.

  1. KỆ TỤNG

Bạn Kan-da-ra-ka
Cùng cư sĩ Pessa
Làm nghề huấn luyện voi
Cùng đến yết kiến Phật. 

Du sĩ ca tụng Phật
Khéo hướng dẫn chư tăng
Hỏi quá khứ vị lai
Chúng được như vậy chăng? 

Phật dạy: “Cả ba thời
Chư Phật cùng một Pháp
Tỳ kheo tu pháp này
Có vị thành La hán. 

Hoặc thành bậc Hữu học,
Khéo kiên trì giới luật,
An trú Bốn niệm xứ
Ðể nhiếp phục tham ưu.” 

Pessa tiếp lời Phật:
– Thế tôn khéo trình bày
Pháp Bốn niệm xứ này
Con thỉnh thoảng tu tập

Con quán thân nơi thân
Quán thọ nơi cảm thọ
Quán tâm ngay nơi tâm
Quán pháp nơi các pháp 

Chánh niệm và tỉnh giác
Ðể nhiếp phục tham ưu.
Thế tôn quả thấu suốt
Vui khổ của hữu tình.

Cởi mở thay, loài thú
Rắc rối thay loài người
Sống rối ren xảo quyệt
Lòng với miệng khác nhau. 

“Kẻ tự hành, hành người
Kẻ làm khổ cả hai,
Kẻ không làm ai khổ,
Ngươi thích ý hạng nào?”

– Bạch Phật, ba hạng đầu
Không làm con thích ý
Chỉ có hạng thứ tư
Làm con thấy khoái ý.

Biết chân khổ, ưa vui
Sao lại tự hành mình?
Và hành hạ kẻ khác?
Hoặc hành xác cả hai?

Hạng không khổ mình, người
Quả làm con thích ý.
Rồi Pessa cáo từ
Vì bận nhiều công việc.

Phật dạy chúng tỳ kheo:
“Nếu nán lại chốc lát
Kẻ huấn luyện voi ấy
Sẽ được nhiều lợi lạc.

Có kẻ tu khổ hạnh
Về cách ăn mặc ở
Ðều theo lối khổ sở
Ðây là tự hành mình.

Có hạng làm nghề ác
Sát sinh và trộm cắp
Hoặc tra tấn dã man
Là hành hạ người khác.

Làm khổ mình lẫn người
Là kẻ có tà kiến
Giết vô số sinh loài
Cùng phá hoại cây cối.

Mong tẩy sạch tội lỗi
Chúng dựng những tế đàn
Làm khổ người và vật
Bản thân cũng gian nan.

Không làm khổ mình, người
Xuất gia thành tựu giới,
Từ bỏ 10 nghiệp ác
Hộ trì 5 giác quan

Tu tập 4 niệm xứ
Chúng 4 thiền 3 minh
Ðạt vô thượng an ổn
Ðệ tử Phật, người này.”

-ooOoo

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 52

Bát thành
(Atthakanagarasuttam)

  1. TOÁT YẾU

Atthakanàgara Sutta – The man from Atthakanagara

The venerable Ànanda teaches eleven “dơrs to the Deathless “by which a bhikkhu can attain the supreme security from bondage.

Người từ thành Bát

Tôn giả Ànanda dạy 11 “cửa bất tử “, qua cửa này một tỳ kheo có thể đạt đến vô thượng an ổn khỏi trói buộc.

  1. TÓM TẮT

Gia chủ Dasama đến gặp tôn giả Ànanda hỏi về pháp môn độc nhất mà nếu tinh tấn tu hành, sẽ khiến tâm chưa giải thoát được hoàn toàn giải thoát, lậu hoặc chưa trừ hoàn toàn được đoạn trừ, đạt vô thượng an ổn. Tôn giả giảng, đó là pháp môn ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú sơ thiền với 5 thiền chi, lần lượt chứng đến tứ thiền chỉ còn xả niệm thanh tịnh; an trú bốn phạm trú: biến mãn 10 phương với Từ tâm giải thoát, Bi tâm giải thoát, Hỉ tâm giải thoát, Xả tâm giải thoát; tu tập ba trong bốn Không định là: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ.

Mười một quả vị ấy đều thuộc hữu vi, do suy tư tác thành. Nếu khi đắc một thiền chứng nào, hành giả tuệ tri “cái này thuộc hữu vi, do suy tư tác thành, nên vô thường, bị hoại diệt”, vị ấy sẽ tận trừ lậu hoặc. Nhưng nếu lậu hoặc chưa đoạn, do tham luyến pháp này, do hoan hỉ pháp này, vị ấy diệt trừ năm hạ phần kết sử, được hóa sinh vào cõi trời Ngũ tịnh cư, khỏi trở lui đời này. Như vậy là pháp độc nhất do Thế tôn giảng. Nếu tỳ kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm tinh tấn hành trì pháp ấy, thì tâm được giải thoát, lậu hoặc được trừ diệt, vô thượng an ổn được chứng đạt.

Khi nghe tôn giả Ananda nói vậy, gia chủ Dasama bạch: “Bạch tôn giả, như người đi tìm một kho tàng lại được 11 kho; con đi tìm một pháp môn bất tử mà được nghe 11 pháp môn. Như ngôi nhà cháy có 11 cửa, chỉ do một cửa người ta cũng có thể thoát ra an toàn. Cũng vậy chỉ với một cửa bất tử trong 11 cửa này, con có thể đạt an toàn cho con.” Rồi gia chủ cúng dường Ananda và chúng tăng.

III. CHÚ GIẢI

  1. Lời Dasama nói “tâm chưa giải thoát được hoàn toàn giải thoát, lậu hoặc chưa trừ hoàn toàn được đoạn trừ, đạt vô thượng an ổn “ám chỉ quả vị A la hán.
  2. Thuộc hữu vi, do suy tư tác thành “thường được sử dụng liên kết, chứng tỏ một trạng thái có điều kiện, mà tư tâm sở hay ý hành (volition ) là yếu tố chính.
  3. Một phương pháp phát triển tuệ quán từ một thiền tịnh chỉ: Sau khi đắc 1 thiền chứng, hành giả xuất khỏi thiền ấy và quán sát trạng thái này là pháp duyên sinh – được phát sinh nhờ điều kiện – yếu tố chính là tư tâm sở hay ý hành. Trên căn bản này, vị ấy xác quyết tính vô thường của nó, rồi quán sát thiền ấy bằng tuệ thâm nhập 3 đặc tính vô thường khổ vô ngã. Xem thêm kinh 64, một phương pháp hơi khác với phương pháp này để phát triển tuệ giác trên căn bản các thiền chứng.
  4. Do tham luyến pháp này, hoan hỉ pháp này “có nghĩa là dục tham đối với tịnh chỉ và tuệ quán. Nếu hành giả có thể từ bỏ tất cả dục tham đối với chỉ và quán, vị ấy trở thành một A la hán; nếu không thể từ bỏ dục tham, vị ấy không thể trở thành một A la hán; nếu không thể từ bỏ dục tham, vị ấy thành một vị Bất Hoàn và được tái sinh vào cõi Tịnh cư thiên.
  5. Mười một cửa bất tử là 4 thiền, 4 phạm trú, và 3 thiền chứng Vô sắc: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, được dùng làm cơ sở để phát triển tuệ quán đạt đến A la hán quả. Phi tưởng phi phi tưởng xứ không được đề cập ở đây, vì nó quá vi tế không thể làm đối tượng cho tuệ quán.
  6. PHÁP SỐ

Bốn thiền, bốn phạm trú hay bốn vô lượng, năm triền cái, năm thiền chi.

  1. KỆ TỤNG

Gia chủ Dasama
Ðến thầy Ananda
Xin giảng pháp độc nhất
Do Thế tôn giảng dạy
“Khiến tâm được giải thoát
Lậu hoặc được đoạn trừ
An ổn khỏi trói buộc
Nếu tinh cần gắng tu.
Ly dục, ly bất thiện,
Chứng và trú sơ thiền
Thấy thiền này hữu vi
Do suy tư tác thành
Tu chứng cả bốn thiền
Vẫn thấy nó hữu vi
Không tham đắm thiền này
Ðạt lậu tận, giải thoát.
Tu đến bốn vô lượng
Nhập Không vô biên xứ,
Ðến Thức vô biên xứ,
Cùng Vô sở hữu xứ
Vẫn thấy là hữu vi
Do suy tư tác thành
Không tham đắm Ðịnh này
Ðạt lậu tận, giải thoát

Nếu tham luyến, hoan hỉ
Với một thiền, định nào
Vị ấy sẽ hóa sinh
Vào cõi Tịnh cư thiên
Do vì đã đoạn trừ
Năm hạ phần kết sử
Nhập niết bàn tại đấy
Khỏi trở lui đời này.”
Gia chủ Dasama
Bạch thầy Ananda:
Như tìm một kho tàng
Ðược mười một kho báu
Con tìm cửa bất tử
Lại được mười một cửa;
Như nhà lửa bốc cháy
Có mười một lối ra
Ở đây cũng như vậy
Bốn thiền và ba không
Cùng bốn tâm vô lượng
Cửa giải thoát an toàn.”

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 53

Hữu học

  1. TOÁT YẾU

Sekha Sutta – The Disciple in Higher Training.

At the Buddha’s request the venerable Ànanda gives a discourse on the practices undertaken by a disciple in higher training.

Ðệ tử trên đạo lộ hữu học.

Phật bảo tôn giả Ananda giảng về các pháp tu của một bậc hữu học.

  1. TÓM TẮT

Những gia chủ dòng họ Sakya thỉnh Phật và chư tăng đến khánh thành một ngôi giảng đường [1] ở Kapilavastu. Sau khi thuyết pháp, Phật nằm xuống nghỉ và bảo tôn giả Ananda giảng Hữu học đạo.

Tôn giả giảng về sáu giai đoạn tác thành một bậc Hữu học như sau:

  1. Thành tựu giới;
  2. Giữ gìn tâm ý khi sáu căn tiếp xúc sáu trần;
  3. Tiết độ ăn uống;
  4. Chú tâm cảnh giác hay chánh niệm tỉnh giác trong bốn uy nghi;
  5. Thành tựu bảy diệu pháp là tín, tàm, quý [2], tấn, văn, niệm [3], tuệ [4].
  6. Lạc trú bốn thiền một cách không khó khăn mệt nhọc.

Khi thành tựu được sáu phép ấy, vị thánh đệ tử được gọi là đi trên đường Hữu học, có trứng không bị hư thối, có khả năng phá vỡ vỏ vô minh để đạt vô thượng an ổn khỏi các trói buộc.

Khi chứng tứ thiền với xả niệm thanh tịnh [5], thánh đệ tử được túc mạng minh, nhớ các đời trước của mình với đại cương và chi tiết, như phá vỡ lớp vỏ đầu tiên. Vị ấy với thiên nhãn thấy được sống chết và nghiệp quả của chúng sinh, như phá lớp vỏ thứ hai. Vị ấy đoạn trừ tất cả lậu hoặc, chứng đạt an trú ngay hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát [6], như phá lớp vỏ thứ ba. Như gà ấp trứng, nếu ấp ủ đúng mức thì dù không ước mong gì, cũng sẽ có lúc gà con mổ vỏ chui ra.

Thành tựu giới, hộ trì căn, tiết độ ăn uống, chú tâm cảnh giác, đầy đủ bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn thiền thuộc tăng thượng tâm [7], sáu thứ này thuộc về Hạnh đức của vị ấy. Ba minh thuộc về Trí đức vị ấy.

Rồi tôn giả nhắc lại bài kệ của phạm thiên Sanankumàra:

Chúng sinh tin giai cấp,
Vương tộc là tối thượng,
Vị minh hạnh cụ túc,
tối thắng trên nhân thiên [8].

III. CHÚ GIẢI

  1. Người ta tin rằng trước khi sử dụng ngôi nhà mới xây, nếu mời 1 vị tu cao đến ở trước dù chỉ 1 đêm, sẽ được phước. Niềm tin này vẫn còn tiếp diễn tại các xứ Phật giáo ngày nay, nên những phật tử xây nhà mới thường mời các tỳ kheo đến tụng kinh cầu an trước khi dọn vào ở.
  2. Tàm và quý thường đi đôi, được Phật gọi là vị “hộ trì thế gian “vì nó là nền tảng của đạo đức. Tàm có đặc tính biết tự trọng, ghê tởm điều xấu xa, quý là quan tâm đến dư luận, sợ làmđiều quấy.
  3. Kinh giải thích danh từ sati, niệm, bằng cách nhắc đến ý nghĩa nguyên thủy của nó là ký ức. Tương quan giữa 2 nghĩa của niệm – ký ức và chú ý – có thể nói như sau: sự chú ý sâu sắc đối với những hình dáng hiện tại là nền tảng để có ký ức chính xác về quá khứ. Luận nhắc đến niệm ở đây để ám chỉ nó là pháp đầu tiên trong 7 yếu tố của giác ngộ.
  4. Theo Kinh sớ, tuệ ở đây là trí sinh diệt thuộc đạo, có thể thâm nhập sự sinh diệt của 5 uẩn. Trí thuộc đạo được gọi là thâm nhập bởi vì nó chọc thủng và nhổ tận cái khối tham sân si; Trí thuộc tuệ quán được gọi là thâm nhập vì nó tạm thời chọc thủng tham sân si, và vì nó đưa đến sự thâm nhập bằng đạo lộ.
  5. Ðây nói về thiền thứ 4, nền tảng của 3 loại trí tiếp theo.
  6. Ở điểm này, vị ấy chấm dứt làm bậc hữu học và thành bậc A la hán.
  7. Những pháp này là 15 yếu tố truyền thống làm nên Hạnh. Trong toàn thể quá trình tu tập, Hạnh đi đôi với Minh là 3 loại trí. “Minh hạnh túc “chỉ chư Phật và A la hán.
  8. Câu này được Phật xác nhận trong kinh Truờng bộ III. Phạm thiên Sanankumàra, “trẻ mãi“theo sớ, là 1 thanh niên đã đắc thiền, khi chết tái sinh vào Phạm Thiên giới mà vẫn giữ sắc đẹp đã có trong hiện hữu cõi người. Xem Trường bộ, Kinh 18.
  9. PHÁP SỐ

Ba minh, bốn thiền, sáu căn, bảy thánh tài.

  1. KỆ TỤNG

Tôn giả Ananda
Giảng sáu pháp tác thành
Một bậc thánh Hữu học
Cho bộ tộc Sakya:
Một là thành tựu giới;
Hai gìn giữ sáu căn
Ba tiết độ ăn uống;
Bốn chú tâm cảnh giác
Ðề phòng ô nhiễm khởi.
Năm, tu bảy thánh tài:
Tín, tàm, quý, tấn, văn,
Chánh niệm và tuệ quán.
Sáu lạc trú bốn thiền
Không khó khăn mệt nhọc.
Thành tựu sáu pháp ấy,
Là một vị Hữu học,
Có trứng không bị thối,
Có khả năng phá vỡ
Các lớp vỏ vô minh
Ðạt vô thượng an ổn.
Bốn thiền, túc mạng trí
Là phá vỏ đầu tiên
Thiên nhãn Sinh tử trí
Như phá vỏ thứ hai.
Ðoạn trừ hết lậu hoặc,
Chứng trú ngay hiện tại,
Tâm và tuệ giải thoát,
Là lớp vỏ thứ ba.
Như gà mái ấp trứng
Khi ấp ủ đến thời
Dù không có mong ước
Gà con cũng chui ra.
Sáu yếu tố đầu tiên
Giữ giới đến bốn thiền
Là thuộc về Hạnh đức
Ba minh thuộc Trí đức.
Chúng sanh tin giai cấp,
Vương tộc là tối thượng,
Vị minh hạnh cụ túc,
Tối thắng cõi trời, người.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 54

Potaliya

  1. TOÁT YẾU

Potaliya Sutta – To Potaliya.

The Buddha teaches a presumptuous interlocutor the meaning of the “cutting off affairs” in his discipline. The sutta offers a striking series of similes on the dangers in sensual pleasures.

Giảng cho Potaliya.

Phật giảng dạy cho một người hợm hĩnh đến tham vấn, ý nghĩa của “đoạn trừ tục sự” trong pháp luật của Ngài. Kinh này đưa ra một loạt những ví dụ đặc sắc về những nguy hiểm của dục lạc.

  1. TÓM TẮT

Gia chủ Potaliya đến viếng Phật, bất mãn khi nghe Phật gọi mình là gia chủ, vì ông đã giao phó tục sự cho con cái, sống với tối thiểu đồ ăn mặc. Phật giảng cho ông rõ thế nào là đoạn tận các tục sự trong giới luật bậc thánh, ấy là từ bỏ:

  1. sát sinh
    2. lấy của không cho,
    3. nói dối,
    4. hai lưỡi,
    5. tham dục,
    6. sân hận hủy báng,
    7. phẫn não,
    8. quá mạn;

Do thấy rõ chúng là kiết sử, là triền cái [1], có thể gây ra những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não; trong khi đối với người đã từ bỏ chúng [2] thì những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não không còn.

Phật dạy thêm, tuy vậy đó chưa phải là sự đoạn tận toàn diện các tục sự. Ðoạn trừ toàn diện là thấy rõ dục [3] như khúc xương, như miếng thịt nơi miệng chim kên, như đuốc ngược gió, như hố than bừng, như mộng, như vật mượn, như cây có nhiều quả chín… khổ nhiều não nhiều, nguy hiểm càng nhiều hơn. Do thấy như vậy, mọi chấp thủ tài vật được đoạn tận, vị ấy tu xả [4], chứng ba minh. Potaliya tự nhận còn rất xa với sự đoạn tận ấy, tự nhận lâu nay đã lầm tưởng là thù thắng những gì chưa phải thù thắng. Ông ca tụng Phật đã gợi nơi ông lòng ái kính sa môn, và xin quy y.

III. CHÚ GIẢI

  1. Kết sử là trói buộc và sai khiến; triền cái là cột trói và ngăn che. Mặc dù sát sinh không gồm trong 10 kết sử và 5 triền cái, nó được xem là trói buộc vì buộc người ta vào vòng tái sinh, và triền cái vì nó ngăn sự an lạc chân thật. 
  2. Sát sinh và lấy của không cho phải từ bỏ nhờ thân giới; nói dối và nói lời ác được từ bỏ nhờ ngữ giới; tham sân kiêu mạn, bỏ nhờ ý giới.
  3. Những ví dụ về nguy hiểm của dục được nói đến trong kinh 22, mặc dù kinh nầy không khai triển về 3 ví dụ cuối. 
  4. Theo Luận giải, “xả căn cứ dị biệt” là xả liên hệ đến 5 dục; “xả căn cứ đồng nhất” là xả ở thiền thứ 4.
  5. PHÁP SỐ
  6. KỆ TỤNG

Gia chủ Potaliya
Phẫn nộ và bất mãn
Khi nghe Phật gọi mình
Với danh từ gia chủ
Người phó thác tục sự
Cho những con cái ông,
Và sống rất đạm bạc
Với tối thiểu cần dùng.
Phật giảng đoạn tục sự
Trong giới luật bậc thánh
Là từ bỏ tám pháp
Tai hại và trói buộc:
Sát sinh và trộm cắp
Nói dối và đâm thọc
Tham dục và sân báng,
Phẫn nộ và kiêu căng
Muốn tận trừ tục sự
Cần thấy rõ dục lạc
Chỉ như khúc xương khô
Như miếng thịt chim tha
Như đuốc cầm ngược gió
Như hố đỏ than hừng,
Như một giấc chiêm bao
Như vật mượn phải trả
Như cây có nhiều quả…
Cần phải thấy như vậy
Dục khổ nhiều não nhiều,
Nguy hiểm càng nhiều hơn.
Do thấy được như vậy,
Tận trừ mọi chấp thủ
Chứng bốn thiền, ba minh
Ðạt lậu tận, giải thoát.
Gia chủ Potaliya
Tự nhận còn cách xa
Lâu nay tưởng thù thắng
Những pháp chưa thù thắng.
Rồi ông ca tụng Phật
Ðã gợi lên nơi ông
Lòng ái kính sa môn
Và quy y Tam bảo.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 55

Jivaka

  1. TOÁT YẾU

Jivaka Sutta – To Jivaka.

The Buddha explains the regulations he has laid down concerning meat-eating and defends his disciples against unjust accusatioins.

Giảng cho Jivaka.

Phật giảng những quy luật Ngài đã chế định về sự ăn thịt và bảo vệ các đệ tử khỏi bị lên án bất công.

  1. TÓM TẮT

Jivaka [1] hỏi Phật, ông ta nghe nói Sa môn Gotama biết con thú bị giết để làm thịt cúng dường cho mình mà vẫn dùng, lời nói đó có đúng không hay là xuyên tạc. Phật xác nhận đó là lời xuyên tạc, và dạy có ba trường hợp không được phép dùng thịt, đó là khi có thấy, nghe và nghi con vật ấy đã vì mình mà bị giết [2]. Khi một tỳ kheo sống biến mãn mười phương với bốn phạm trú từ, bi, hỉ, xả, và khi được cư sĩ mời ăn, vị ấy lúc ăn không tham đắm vị ngon, không hi vọng, thấy rõ tai họa của tham dục, ý thức sự xuất ly; lúc ăn không nghĩ đến tự hại, hại người, hại cả hai. Tỳ kheo ăn như vậy không lỗi. Khi ấy Jivaka tán thán Phật an trú tâm từ, nhưng Phật dạy rằng tham sân si đã được Như lai đoạn trừ tận gốc [3].

Ai vì Phật và chúng tăng mà giết hại sinh vật sẽ tạo nhiều phi công đức do năm nguyên nhân:

Thốt lên lời nói hãy dắt con vật này đến.
Con vật khi bị dắt đem giết rất buồn sầu sợ hãi;
Khi người ấy ra lệnh giết;
Con vật cảm thọ khổ ưu lúc bị giết;
Lúc người ấy cúng dường Phật và chúng Tăng một cách phi pháp.

Jivaka ca ngợi Phật và xin Phật nhận ông làm đệ tử [4].

III. CHÚ GIẢI

  1. Jivaka là đứa con bị bỏ rơi của một kỹ nữ được vương tử Vô Úy tìm thấy đem về nuôi. Ông học thuốc ở thành Takkasila và về sau được đề cử làm y sĩ chữa bệnh cho Phật. Ông chứng Dự lưu sau khi nghe Phật thuyết pháp.
  2. Ðoạn này nói rõ những quy luật về sự ăn thịt mà đức Phật đã đặt ra cho tăng chúng. Người ta sẽ thấy rằng Phật không đòi hỏi các tỳ kheo phải ăn chay, mà cho phép họ ăn thịt khi tin chắc rằng con vật ấy đã không bị giết cốt để cung cấp thịt cho mình. Thịt như vậy gọi là “thanh tịnh ở ba phương diện “, vì nó không được thấy, được nghe, hay được nghi là thịt của 1 con vật bị giết cốt để đãi tỳ kheo. Giới luật của Phật tử tại gia “không được sát sinh “sẽ ngăn cấm vị ấy giết thịt để cúng dường tỳ kheo nhưng không cấm mua thịt những con vật đã chết.
  3. Ở đây đức Phật chứng tỏ rằng Ngài an trú tâm từ không chỉ vì đã dập tắt ác ý bằng thiền quán về từ tâm như Phạm thiên, mà Ngài đã tận diệt gốc rễ của sân hận nhờ đã chứng đắc A la hán quả.
  4. Thật khó hiểu ở đây là Jivaka xin quy y làm đệ tử tại gia trong khi ông đã chứng quả Dự lưu. Có lẽ công thức này được sử dụng như 1 phương tiện tái xác nhận sự quy y Tam Bảo của một người, chứ không chỉ giới hạn vào sự quy y đầu tiên.
  5. PHÁP SỐ

Ba thứ tịnh nhục, bốn phạm trú.

  1. KỆ TỤNG

Jivaka hỏi Phật
Các trường hợp Phật dạy
Về ăn thịt, không ăn
(Tịnh nhục, bất tịnh nhục.)
Bất tịnh là vật sống
Nhìn thấy nó bị giết
Nghe kêu gào thảm thiết
Nghi nó chết vì mình
Ngược lại khi tỳ kheo
Sống biến mãn mười phương
Với từ, bi, hỉ, xả
Ðược mời thọ cúng dường
Khi ăn không tham đắm
Không hi vọng tơ tưởng,
Thấy tai họa tham dục,
Ý thức sự xuất ly;
Không nghĩ đến tự hại,
Không nghĩ đến hại người,
Không nghĩ hại cả hai
Như vậy ăn không lỗi.
Ai vì Phật và tăng
Mà giết hại sinh vật
Sẽ tạo nhiều phi phước
Do năm nguyên nhân này:
Nào khi sai bắt lợn
Nào lúc trói dắt đi
Nào lúc đâm thọc huyết
Nghe tiếng kêu ai bi
Nào lúc nó dãy chết,
Nào lúc đem cúng dường
Cho chúng tăng ăn dùng
Vật cúng dường phi pháp.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 56

Ưu ba ly

  1. TOÁT YẾU

The wealthy and influential householder Upàli, a prominent supporter of the Jains, proposes to go to the Buddha and refute his doctrine. Instead, he finds himself converted by the Buddha’s “converting magic”.

Giảng cho Upàli.

Gia chủ giàu có và nổi tiếng tên Upàli, một thí chủ quan trọng của giáo pháp Ni kiền tử, định đến bài bác chủ trương của Phật. Nhưng ngược lại, ông tự thấy mình bị cảm hóa bởi “pháp thuật cảm hóa” của Phật.

  1. TÓM TẮT

Trường khổ hạnh [1] (Dìghatapassi) thuộc pháp Ni kiền tử đến nơi Phật. Phật hỏi Ni kiền tử chủ trương có bao nhiêu pháp làm nên ác nghiệp.

Trường khổ hạnh đáp không chủ trương nghiệp, mà là phạt [2]. Thân phạt, khẩu phạt, ý phạt, ba thứ khác nhau.

Phật hỏi thứ nào quan trọng nhất, ông đáp thân phạt [3] quan trọng nhất. Phật hỏi lại ba lần và ông xác nhận cả ba lần.

Rồi Trường khổ hạnh hỏi lại. Phật nói Ngài không chủ trương phạt mà chủ trương nghiệp, là ba nghiệp thân, khẩu, ý. Ba thứ khác nhau nhưng ý là quan trọng nhất [4].

Trường khổ hạnh cũng hỏi lại ba lần để Phật xác nhận ý nghiệp là quan trọng nhất. Rồi ông cáo từ trở về thuật lại cuộc đàm thoại với Ni kiền tử.

Upàli đại thí chủ của Ni kiền tử được cử đến luận chiến với Phật, nhưng Trường khổ hạnh can ba lần, nói Sa môn Gotama có huyễn thuật lôi cuốn đệ tử ngoại đạo. Ni kiền tử không tin, cứ để Upàli đi. Khi được Phật kể lại cuộc đàm thoại với Trường khổ hạnh, Upàli cũng xác nhận lập trường của Ni kiền tử là ý nghiệp kém xa thân nghiệp.

Phật bảo nếu ông có thể đàm luận trong tinh thần tôn trọng sự thật thì ngài sẽ nói chuyện với ông. Sau khi Upàli chấp nhận điều kiện này, Phật đưa ra bốn ví dụ cho thấy ý là quan trọng.

Ví dụ thứ nhất liên hệ đến giới luật của Ni kiền tử không uống nước lạnh. Phật hỏi nếu một người vì giữ giới này mà phải chết, thì tái sinh ở đâu. Upàli đáp ở cõi trời Ý trước, vì chấp vào ý mà chết [5]. Phật chỉ cho thấy Upàli đã tự mâu thuẫn với lời nói trước. Tuy vậy Upàli vẫn thấy thân nghiệp quan trọng hơn.

Phật lấy ví dụ thứ hai là nếu Ni kiền tử hoàn toàn tự chế không dùng nước lạnh, hoàn toàn chú tâm vào sự chế ngự nước lạnh, hoàn toàn loại trừ nước lạnh, hoàn toàn thấm nhuần giới kiêng nước lạnh [6], nhưng lúc đi qua đi lại lỡ dẫm phải côn trùng, có phạm tội không. Upàli nói không phạm, vì không cố ý [7]. Phật cho thấy ông đã tự mâu thuẫn lần thứ hai.

Ví dụ thứ ba: Một người với đại thần thông lực, với tâm sân hận trong giây lát có thể giết toàn dân thành Nalanda không? Upàli nói một tâm sân hận có thể giết không những một thành mà nhiều thành Nalanda.

Ví dụ thứ tư, Phật hỏi ông có nghe những khu rừng của các vị ẩn sĩ đã trở thành rừng hoang trở lại vì tâm sân hận của các ẩn sĩ ấy không. Upàli xác nhận có nghe, và thưa rằng ông đã phục ngay từ ví dụ đầu tiên, nhưng vì muốn nghe biện tài của Phật về vấn đề này mà ôngđóng vai trò chống đối.

Ông ca tụng Phật và xin quy y, nhưng Phật dạy ông rằng người trí cần phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Upàli càng thán phục Phật, so với thái độ khoe khoang của các giáo chủ ngoại đạo khi được làm thầy ông.

Upàli lặp lại lời xin quy y, và Phật dạy ông hãy tiếp tục hỗ trợ cho Ni kiền tử như bấy lâu nay ông đã làm. Upàli rất cảm động trước lòng từ bi của Phật, khác với ngoại đạo chỉ muốn độc tôn, và lặp lại lời cầu xin quy y.

Khi ấy Phật giảng cho ông về bố thí, giới, các cõi trời, sự hạ liệt ô nhiễm của dục và lợi ích của xuất ly. Rồi Ngài giảng về Bốn thánh đế. Upàli ngay tại chỗ được mắt pháp [8] ly trần vô cấu, hoài nghi về Pháp [9] được tiêu trừ. Ông cáo từ Phật và về nhà căn dặn gia nhân từ nay khi các nam nữ Nigantha đến, hãy nói họ chờ ở cổng sẽ bố thí đồ ăn, nhưng hãy mời đệ tử Phật vào.

Khi nghe tin ấy, giáo chủ Nigantha đến gặp Upàli, nhưng không được mời ngồi chỗ tôn trọng như thường lệ. Ông chỉ trích Upàli đã điên rồ mắc phải huyễn thuật cảm hóa của Gotama. Upàli nói: “Thật tốt lành thay huyễn thuật cảm hóa ấy [10]. Mong sao tất cả bà con dòng họ, mọi giai cấp, toàn thế giới, kể cả chư thiên nhân loại, đều được huyễn thuật này lôi cuốn.”

Rồi Upàli ví dụ con khỉ con, có thể nhuộm được, nhưng không thể đập, ủi, làm thành mềm dịu; cũng vậy là lý thuyết Nigantha ngu si, chỉ ăn nhuộm với kẻ ngu, không với bậc trí. Ngược lại giáo lý Phật như vải mới có thể nhuộm, đập, ủi, làm thành mềm dịu; nghĩa là ăn nhuộm với người trí, không với kẻ ngu.

Khi được hỏi bây giờ Upàli là đệ tử của ai, Upàli đọc lên bài kệ dài ca tụng những đức tính của Phật. Nigantha không chịu nổi, ngay tại chỗ thổ ra huyết nóng [11].

III. CHÚ GIẢI

  1. Có nghĩa là khổ hạnh Cao vì ông ta rất cao.
  2. Pali Danda là cây roi dùng để trừng phạt và cuối cùng có nghĩa là hình phạt, ngay cả khi không có khí cụ. Ở đây dường như muốn nói Ni kiền tử xem thân hành khẩu hành ý hành là những khí cụ qua đó người ta tự hành hạ bằng cách kéo dài sự trói buộc vào sinh tử và hành hạ kẻ khác bằng cách làm hại họ.
  3. Ni kiền tử chủ trương thân, khẩu tạo nghiệp biệt lập với sự can thiệp của ý, cũng như khi gió thổi, những cành lay động và lá xào xạc không cần có tâm đi trước.
  4. Có lẽ Phật nói điều này vì trong giáo lý Ngài, thì tâm sở hay ý hành là chất liệu cốt yếu của nghiệp và khi không có ý – nghĩa là trường hợp một thân hành hay ngữ hành không cố ý – thì không tạo nghiệp. Nhưng Luận giải cho rằng khi Phật nói điều này là ám chỉ tà kiến có hậu quả cố định, và dẫn chứng Tăng Chi I như sau: “Này các tỳ kheo, ta không thấy pháp nàođáng quở trách cho bằng tà kiến. Tà kiến là đáng quở trách nhất trong tất cả các pháp.” Các loại tà kiến được mô tả trong kinh 60.
  5. Ni kiền tử không được dùng nước lạnh vì có chứa sinh vật. Do sự kiêng cử nước lạnh bằng thân và lời, họ giữ cho thân hành và ngữ hành thanh tịnh, nhưng nếu tâm họ khao khát nước lạnh thì ý hành của họ bất định, và như thế họ tái sinh và cõi “những vị trời bị ý trói buộc.”
  6. Lời này trong kinh Trường Bộ II được gán cho Ni kiền tử xem như lập thuyết của họ. Nanamoli nêu lên trong bản thảo rằng ở đây có lẽ muốn chơi chữ vì Vàri vừa có nghĩa nước vừa có nghĩa là 1 đường cong. Ðại đức Bodhi dịch căn cứ Luận Trường Bộ Kinh như sau: “Một Ni kiền tử chế ngự đối với tất cả loại nước; tránh tất cả ác; thấm nhuần với sự tránh tất cả ác.” Mặc dù lời này có ý quan tâm đến sự thanh lọc, nhưng giọng điệu khác hẳn giáo lý Phật.
  7. Phật nêu lên một mâu thuẫn trong lập luận của Ni kiền tử là một đằng họ cho “thân phạt” quan trọng nhất, một đằng lại xác quyết sự hiện hữu của ý hoàn toàn thay đổi tính chất đạo đức của 1 hành vi.
  8. Pháp nhãn là Dự lưu đạo. Câu “tất cả cái gì phải sinh ra đều phải hoại diệt” chỉ rõ cách thức đạo khởi lên. Ðạo lấy tịch diệt làm đối tượng, nhưng nhiệm vụ của nó là đi sâu vào, thâm nhập tất cả pháp hữu vi, những pháp phải chịu sinh diệt.
  9. Pháp được nói ở đây chính là Tứ diệu đế. Sau khi thấy được Tứ diệu đế, vị ấy đã cắt đứt kết sử hoài nghi và bây giờ có được cái thấy cao quý và giải thoát sẽ đưa người thực hành phù hợp với cái thấy ấy đạt đến sự diệt khổ hoàn toàn.
  10. Ưu Ba Ly nói điều này để ám chỉ quả Dự Lưu mà trước đây ông đã đắc.
  11. Ni kiền tử rất đau khổ vì mất đệ tử ngoại hộ, và sự buồn khổ của ông gây một xáo trộn cơ thể đưa đến kết quả là ông hộc ra máu tươi. Khi đã hộc ra máu tươi thì ít ai có thể sống được. Bởi thế người ta mang ông đến Pàvà trên 1 cái cáng và ở đấy ít lâu sau ông chết.
  12. PHÁP SỐ

Ba nghiệp, bốn sự thật, năm triền cái.

  1. KỆ TỤNG

Khổ hạnh Ni kiền tử
Ðến luận đàm với Phật
Về tầm mức quan trọng
Trong quá trình tạo nghiệp
Theo ông là “Thân phạt”
Phật thì dạy “ý nghiệp”
Trường khổ hạnh trở về
Thuật lại cuộc đàm thoại
Giáo chủ Ni kiền tử
Ðề cử Ưu ba ly
Ðại thí chủ của mình
Ðến luận chiến với Phật
Trường khổ hạnh can gián
– Sa môn Gotama
Có huyễn thuật lôi cuốn
Coi chừng sẽ thua to.
Ni kiền tử cả quyết:
– Không thể có chuyện ấy
Ưu ba ly sẽ thắng
Cồ đàm sẽ thua
Khi đến nơi, Phật bảo
“Muốn sáng tỏ vấn đề
Vì tôn trọng sự thật
Thì có thể đàm luận.”
Ưu ba ly chấp thuận
Phật hỏi: “Người giữ giới
Do kiêng cữ nước lạnh
Chết tái sinh chỗ nào?”
– Ở cõi trời Ý trước
Do vì chấp vào ý.
Phật bảo Ưu ba ly:
“Ông đã tự mâu thuẫn.”
Phật lại hỏi ông ta
“Người kiêng uống nước lạnh
Nhưng dẫm chết côn trùng
Thì có phạm tội không?”
Ưu ba ly: – Không phạm,
Vì không có cố ý.
Phật lại cho ông thấy
Ðã tự phản lại mình.
“Với gươm giáo, một người
Có thể giết nhiều người
Trong giây lát được không?”
– Thưa Cồ đàm, không thể.
“Người có đại thần thông
Trong giây lát nổi giận
Có thể giết bao nhiêu?”
– Giết cả toàn thế giới.
“Tại sao rừng ẩn sĩ
Ðã trở lại rừng hoang?”
Ưu ba ly trả lời
– Do tâm sân ẩn sĩ
Với ví dụ đầu tiên,
Con đã bị luận bại
Muốn nghe Thế tôn dạy
Nên con vờ chưa tin.
Ông xin quy y Phật
Phật dạy ông nghĩ kỹ
Trước khi làm quyết định
Xứng thái độ người trí.
Ưu ba ly bạch Phật:
– Các bậc đạo sư khác
Nếu được con xin theo
Sẽ rêu rao khoác lác
Thế tôn không như vậy
Con xin quy y Phật
Pháp và Tỳ kheo tăng
Xin trọn đời quy ngưỡng.
Phật bảo Ưu ba ly:
“Hãy tiếp tục cúng dường
Cho ai đến xin ông
Như các Ni kiền tử.”
– Ôi đức Phật từ bi
Khác xa kẻ độc tôn
Con bội phần hoan hỉ
Xin trọn đời quy y.
Phật giảng về bố thí,
Giới, và các cõi trời,
Sự hạ liệt của dục
Và lợi ích xuất ly.
Khi tâm ông thuần thục
Phật giảng Bốn thánh đế.
Ông đắc ngay Pháp nhãn
Về Pháp hết hoài nghi.
Ông cáo từ đức Phật
Về nhà dặn gia nhân
Mở cửa đón chư tăng
Ðóng cửa Ni kiền tử.
Giáo chủ Ni kiền tử
Ðến gặp Ưu ba ly
Không còn được tôn trọng
Ngồi cao như mọi khi.
Ni kiền tử tức tối
Trách ông thật ngu si
Ðể Cồ đàm dụ dỗ
Với huyễn thuật bùa mê.
– Vi diệu thay huyễn thuật
Ưu ba ly tiếp lời,
– Thật tốt lành, lợi ích
Huyễn thuật cảm hóa này
Mong bà con dòng họ,
Mong cho mọi giai cấp,
Mong cho cả thế gian
Ðược Cồ đàm dụ dỗ
Vì nhân loại chư thiên
Nhờ huyễn thuật cảm hóa
Của Thế tôn Như lai
Sẽ an lạc lâu dài.
Lý thuyết Ni kiền tử
Chỉ thích hợp kẻ ngu.
Nay tôi là đệ tử
Thế tôn Ðiều ngự sư.
Bậc tham ái tận trừ
Bậc trí tuệ tuyệt luân.
Nghe ca tụng Thế tôn
Nigantha thổ huyết.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 57

Hạnh con chó

  1. TOÁT YẾU

Kukkuravatika Sutta – The dog-duty Ascetic.

The Buddha meets two ascetics, one who imitates the behaviour of a dog, the other who imitates the behaviour of an ox. He reveals to them, the futility of their practices and gives them a discourse on kamma and its fruit.

Khổ hạnh Chó.

Phật gặp hai nhà khổ hạnh, một người bắt chước lối sống của chó, một người bắt chước lối sống của bò. Ngài cho họ biết sự vô ích của lối tu ấy, và giảng cho họ nghe về nghiệp và quả báo.

  1. TÓM TẮT

Khổ hạnh chó và khổ hạnh bò [1] đến gặp Phật, hỏi về chỗ tái sinh tương lai của các hạnh như thế nào. Phật cho biết có hai hậu quả chờ đợi: Một là được sinh và loài chó, bò, nếu bắt chước giống hệt; hai là sinh vào địa ngục [2] nếu bắt chước không giống, mà lại có tà kiến cho rằng làm vậy sẽ được lên trời. Họ xin Phật giảng Pháp để từ bỏ được khổ hạnh sai lạc.

Phật giảng về bốn loại nghiệp và quả báo:

  1. Nghiệp đen có quả báo đen, như sau khi làm những thân ngữ ý hành có tổn hại [3], sẽ sinh vào thế giới có tổn hại [4], và do xúc những tổn hại nên cảm thọ khổ.
  2. Nghiệp trắng có quả báo trắng, như sau khi làm các thân ngữ ý hành không có tổn hại [5], sẽ sinh vào thế giới không có tổn hại [6] ; do xúc những xúc không tổn hại mà cảm thọ lạc.
  3. Nghiệp nửa đen nửa trắng [7], là một phần tốt một phần xấu, sinh vào cõi dữ có lành có, như cõi người. Do vậy Phật dạy, sự sinh ra của một hữu tình tùy thuộc vào chính nó; hữu tình là kẻ thừa tự hạnh nghiệp mình [8].
  4. Nghiệp không đen không trắng [9], đưa đến quả báo không đen trắng, tức sự đoạn tận các loại nghiệp, đó là tư tâm sở hay ý chí đoạn tận các loại nghiệp đen, trắng và hỗn hợp đã nói trên.

Hai khổ hạnh nghe xong tán thán Phật, Khổ hạnh Bò xin quy y, khổ hạnh Chó xin xuất gia thọ giới cụ túc. Phật dạy ngoại đạo cần trải qua bốn tháng thử thách trước khi xuất gia, nhưng Ngài biết rõ căn tính các hạng người [10]. Khổ hạnh Chó chấp nhận dù có phải trải qua bốn năm thử thách để được xuất gia. Sau khi thọ giới cụ túc không bao lâu, Khổ hạnh Chó Seniya chứng quả A la hán.

III. CHÚ GIẢI

  1. Punna tu hạnh bò bằng cách mang sừng trên đầu, cột đuôi sau lưng và ăn cỏ cùng với những con bò. Seniya thực hành tất cả hạnh của 1 con chó.
  2. Sinh địa ngục là do tà kiến cho rằng khổ hạnh ấy sẽ dẫn đến tái sinh cõi trời. Cần chú ý rằng sự tu tập khổ hạnh sai lầm có hậu quả ít nghiêm trọng khi nó được thực hành không kèm theo tà kiến hơn là khi có kèm theo tà kiến. Mặc dù ngày nay ít ai thực hành khổ hạnh chó, bò, song nhiều kiểu sống lạc hướng đã thành phổ biến và lại được biện minh bằng một tà thuyết, do vậy hậu quả của những lối sống này càng tai hại hơn nữa.
  3. Thân ngữ (ngữ hành, ý hành ) “có hại” có thể hiểu là 10 bất thiện hành trái với 10 thiện nghiệp đạo: về 3 thân, 4 về ngữ và 3 về ý. Xem kinh số 9.
  4. Thế giới có tổn hại là như 1 trong các đọa xứ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
  5. Ở đây muốn nói đến các ý hành chịu trách nhiệm về 10 nghiệp thiện và ý hành thuộc các cõi thiền.
  6. Vị ấy được tái sinh vào cõi trời.
  7. Nói 1 cách chân chính, thì không có ý hành nào có thể đồng thời vừa thiện vừa bất thiện, vì ý hành chịu trách nhiệm về hành vi phải làm thì hoặc thiện, hoặc bất thiện. Ở đây ta nên hiểu hữu tình vướng vào những hành động thiện có ác có, nhưng không 1 hành động nào đặc biệt nổi bật.
  8. Hữu tình tái sinh tùy theo nghiệp đã làm và theo những cách phù hợp với những nghiệp ấy. Những ngụ ý của thuyết này được diễn rộng trong kinh 135-136.
  9. Chính là ý hành thuộc 4 đạo lộ siêu thế mà tột cùng là A la hán quả. Mặc dù vị a la hán cũng làm các hành vi, nhưng những hành vi của vị ấy không còn tác dụng của nghiệp để phát sinh hiệu hữu mới hoặc để đem lại kết quả ngay trong kiếp này.
  10. Phật có thể quyết định: “Người này cần qua thời gian thử thách, người này không cần.”
  11. PHÁP SỐ

Ba thọ, bốn loại nghiệp (đen, trắng, vừa đen vừa trắng, không đen không trắng), năm thú ( cõi tái sinh ): trời, người, địa ngục, quỷ, súc.

  1. KỆ TỤNG

Punna Khổ hạnh Bò
Seniya khổ hạnh Chó
Cùng đi đến gặp Phật,
Hỏi tái sinh tương lai
“Nếu hành trì viên mãn
Chó, bò là chỗ sinh
Hoặc sinh vào địa ngục
Nếu không làm như in.”
Hai khổ hạnh khóc lóc:
Chúng con tu hạnh ấy
Nay xin Phật chỉ đường
Tu hành theo chính đạo.
Phật dạy bốn loại nghiệp:
Nghiệp toàn đen, toàn trắng
Nghiệp nửa đen nửa trắng
Và nghiệp không trắng đen.
Ðen là nghiệp tổn hại
Sinh cõi có tổn hại
Phải cảm thọ khổ đau
Như địa ngục, quỷ, súc.
Vô hại là nghiệp trắng
Sinh cõi không tổn hại
Nên cảm thọ an vui
Như ở trên thiên giới
Nghiệp vừa đen vừa trắng
Sinh cõi có dữ lành
Thọ có vui có khổ
Như trong cõi người ta
Nghiệp không đen không trắng
Không quả báo trắng đen
Là do tư tâm sở
Ý chí đoạn tận nghiệp
Như khi vị la hán
Dù có làm việc lành
Cũng không ham quả báo
Tương lai khỏi thọ sinh.
Do vậy các hữu tình
Sinh ra do chính nó
Thọ vui hay thọ khổ
Thừa tự hạnh nghiệp mình
Hạnh Bò xin quy y
Hạnh Chó xin thọ cụ
Dù phải qua thử thách
Vì ngoại đạo xuất gia
Phật biết rõ căn cơ
Nên độ cho Seniya
Thọ giới không bao lâu
Ông chứng thành La hán.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 58

Vô Úy vương tử

  1. TOÁT YẾU

Abhayaràjakumàra Sutta – To Prince Abhaya.

The Jain leader, Nigantha Nàtaputta, teaches Prince Abhaya a “two-horned questions” with which he can refute the Buddha’s doctrine. The Buddha escapes the dilemma and explains what kind of speech he would and would not utter.

Nói cho Vô Úy vương tử.

Giáo chủ Ni kiền tử dạy cho Vô Úy vương tử một “câu hỏi hai móc” để có thể bài bác thuyết của Phật. Phật thoát khỏi ngõ bí và giải thích loại lời nào Ngài sẽ nói và loại nào không.

  1. TÓM TẮT

Ni kiền tử bày cho vương tử Vô Úy [1] một câu hỏi hai móc [2] để đến chất vấn Phật: “Như lai có bao giờ nói một lời làm kẻ khác buồn không?” Nếu đáp có, thì khác gì phàm phu. Nếuđáp không, thì thành nói dối, vì Phật mới vừa nói Devadatta sẽ rơi vào đọa xứ, khiến cho Ðề bà rất phẫn nộ. Như vậy khi Cồ đàm bị hỏi câu này sẽ như nuốt phải một cái móc sắt, không thể nhả ra cũng không thể nuốt vào.

Vương tử theo lời, thỉnh Phật đến nhà thọ trai xong, hỏi như trên. Nào ngờ Phật hỏi lại ông: “Có phải ngươi chờ đợi Như lai trả lời có hoặc không chăng?”

Vương tử nói: “Bạch Thế tôn, Ni kiền tử đã bị bại ngay hiệp đầu.”

Phật gạn hỏi, ông thú nhận Ni kiền tử chờ đợi Phật trả lời có hoặc không để phản bác, không dè gặp trường hợp này. Khi ấy Phật chỉ vào đứa bé trai đang được bế ngồi trên gối vương tử và hỏi ông ta:

“Giả sử người vú em sơ ý để đứa bé nuốt phải một cái móc sắt, ông sẽ làm sao?”

– Bạch Thế tôn, con sẽ lôi cái móc ấy ra, dù có phải làm cho đứa trẻ đau đớn, chảy máu miệng. Vì con rất thương đứa bé.

Khi ấy Phật dạy: “Như lai cũng vậy, vì thương xót hữu tình, Như Lai sẽ biết thời để nói cho chúng lời nói đúng sự thật, tương ứng với mục đích, dù lời ấy có thể làm họ ưa thích hay không.” [3]

Khi ấy vương tử bạch Phật, trước khi đến chất vấn Phật, ngoại đạo phải họp nhau cân nhắc đủ thứ mới nghĩ ra được một câu hỏi; phải chăng Ngài cũng suy nghĩ trước và chuẩn bị sẵn những câu trả lời.

Phật hỏi ông: “Ông có rành về xe cộ không?” Vương tử đáp có, vì đó là sở trường của ông ta.

Phật hỏi, “Ông có cần phải suy nghĩ về những bộ phận xe để mỗi khi ai hỏi, có thể trả lời thông suốt?”

Vương tử cười lớn: “Dạ không, con quá rành về xe nên ai hỏi là đáp ngay, khỏi cần chuẩn bị gì ráo.”

Phật dạy Như lai cũng vậy, đã liễu tri pháp giới [4] nên không cần phải suy nghĩ rồi mới trả lời.

Vương tử Vô úy ca tụng Phật và xin quy y.

III. CHÚ GIẢI

  1. Vô Úy vương tử là con trai vua Bimbisara ( Bình Sa ) xứ Ma Kiệt Ðà, nhưng không phải là người thừa kế ngai vàng.
  2. Ni kiền tử bày ra 1 thế lưỡng nan vì dự định Phật sẽ đưa ra câu trả lời một chiều ( có hoặc không ).

Nhưng khi sự trả lời 1 chiều đã bị loại bỏ, ngõ bí đưa ra trở thành vô hiệu.

  1. Phật không ngần ngại rầy la quở trách đệ tử khi Ngài thấy cách nói như vậy sẽ đem lại lợi ích cho họ.
  2. Theo Luận giải, pháp giới là ám chỉ trí toàn tri của Phật. Ở đây không nên lầm lẫn pháp giới với danh từ pháp giới dùng để chỉ đối tượng của ý trong 18 giới, cũng không có ý nghĩa nguyên lý vũ trụ bao trùm khắp mọi sự trong Phật giáo đại thừa.
  3. PHÁP SỐ

Ba điều kiện Phật nói ra lời gì:

  1. đúng sự thật; 2. đúng thời; 3. Tương ứng với mục đích ( nghĩa là, có nhắm đến một mục đích nào đó, ví dụ cảm hóa người nghe ). Người nghe có ưa thích hay không ưa thích, không thành vấn đề.
  2. KỆ TỤNG

Vương tử Abhaya (Vô úy)
Ðến thăm Ni kiền tử
Vị này bảo vương tử
Ðến chất vấn Thế tôn
Với câu hỏi hai móc
Trả lời không cũng kẹt
Nói cũng không xong
Như lưỡi câu móc họng:
Như lai có bao giờ
Nói làm buồn kẻ khác
Nếu có, giống phàm phu
Nếu không, thành nói dối.
Vì chính Ngài vừa nói
Khiến Ðề Bà rất đau
Bị chất vấn như vậy
Như nuốt phải móc câu.
Vương tử theo lời thầy
Thỉnh Phật về thọ trai
Rồi lân la khẽ nói:
– Xin được hỏi Như lai
Như lai có bao giờ
Nói làm buồn kẻ khác?
“Có phải ngươi chờ đợi
Ta nói có hoặc không?”
Vương tử Vô Úy thưa
– Ni kiền tử đã thua.
Khi Phật hỏi lý do
Ông ta bèn thuật lại.
Phật chỉ đứa hài nhi
Ngồi trên vế vương tử
“Ông sẽ phải làm gì
Khi nó nuốt lưỡi câu?”
Con sẽ móc họng nó
Dù phải làm nó đau
Và chảy máu đầy miệng
Vì lòng xót thương sâu.
“Như lai cũng thế ấy,
Vì thương xót người đời
Và gặp lúc đúng thời
Sẽ nói lời chân thật,
Lời tương ứng mục tiêu,
Dù chúng sinh ưa thích
Hoặc chúng không ưa thích
Vì tâm Phật xót thương.”
– Bạch Phật, con vẫn thấy
Bà la môn có trí
Thường soạn sẵn câu hỏi
Ðể chất vấn Thế tôn.
Chẳng hay đức Thế tôn
Có thường ngày chuẩn bị
Nghĩ sẵn câu trả lời
Hay đáp ngay tại chỗ?
“Này vương tử, chẳng hay
Ông rành về xe cộ?”
– Quả vậy, bạch Thế tôn
Ðấy sở trường của con.
“Ông có thường suy nghĩ
Về những bộ phận xe
Ðể phòng khi ai hỏi
Sẽ trả lời cho nghe?”
– Dạ thưa không, bạch Phật
Con quá rành về xe
Nên ai hỏi đáp liền
Không cần gì suy nghĩ.
“Cũng thế, với Như lai
Ðã liễu tri pháp giới
Nên không cần nghĩ suy
Ðể trả lời câu hỏi.”
– Vi diệu thay, Thế tôn
Như người dụng đứng lên
Những gì bị quăng ngã
Phơi bày cái che khuất,
Chỉ đường kẻ lạc hướng
Ðem đèn vào bóng tối
Cho những người có mắt
Có thể thấy hình sắc.
Cũng vậy, đức Thế tôn
Nay con xin quy y
Từ nay đến mạng chung
Con trọn đời quy ngưỡng.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 59

Nhiều cảm thọ

  1. TOÁT YẾU

Bahuvedaniya Sutta – The many kinds of Feeling.

After resolving a disagreement about the classification of feelings, the Buddha enumerates the different kinds of pleasure and joy that beings can experience.

Kinh Nhiều cảm thọ.

Sau khi giải quyết một bất đồng về phân loại các cảm thọ, Phật kể ra các loại lạc và hỉ mà hữu tình có thể cảm thọ.

  1. TÓM TẮT

Thợ mộc Pancakanga một cư sĩ, cãi nhau với tỳ kheo Ưu đà di. Thợ mộc bảo chỉ có hai thọ là lạc và khổ. Tỳ kheo bảo có ba thọ là lạc, khổ, và không lạc không khổ. Thợ mộc cãi loại thọ thứ ba ấy cũng thuộc về lạc, như cảm thọ không khổ không lạc ở thiền thứ tư. Hai bên không ai chịu ai. Tôn giả A nan chứng kiến cuộc đàm thoại, về thuật lại với Phật.

Phật dạy, có khi Ngài giảng hai thọ có khi Ngài giảng ba thọ có khi Ngài giảng 5 thọ, 6 thọ, 18 thọ, 36 thọ, 108 thọ, … tùy từng pháp môn. Người biết vậy sẽ không cãi nhau, mà sống hòa hợp.

Rồi Phật giảng có nhiều cấp bực lạc thọ: Thấp nhất, dục lạc là khoái cảm do năm giác quan đem lại khi tiếp xúc với năm đối tượng vật chất.

Kế đến là hỷ lạc sơ thiền, rồi nhị thiền, tam, tứ thiền, Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và cuối cùng Diệt thọ tưởng định. Càng lên cao lạc thọ càng tinh tế; nên Phật không chấp nhận xem một lạc thọ nào trong đó là thù thắng nhất.

III. CHÚ GIẢI

  1. Thợ mộc của vua Ba tư nặc xứ Kosala là 1 tín đồ thuần thành của Phật. Ông ta còn xuất hiện trong kinh 178 và 127.
  2. Hai thọ là thân thọ và tâm thọ, hoặc 2 loại thọ mà thợ mộc nói gồm khổ thọ và lạc thọ ( bao gồm cả thiền lạc tối thắng ) thì ít phổ thông.

Ba thọ là 3 loại cảm giác được Ưu Ðà Di đề cập: khổ, lạc, và bất khổ bất lạc.

Năm thọ là thân lạc, tâm hỷ, thân khổ, tâm ưu, và xả.

Sáu thọ là những cảm thọ do xúc sinh qua 6 giác quan.

18 thọ là căn trần tiếp xúc sinh ra 6 loại hỷ, 6 loại ưu và 6 loại xả (xem kinh 137).

36 loại thọ là 6 hỷ, 6 ưu, và 6 xả, mỗi loại gồm hai, là hỷ ưu xả thuộc đời sống tại gia hay hỷ ưu xả trong đời sống xuất gia (xem kinh 137).

108 loại thọ là 36 loại thọ đã nói, phối hợp với ba thì quá khứ, hiện tại, và vị lai.

  1. Luận giải nêu lên rằng khi nói về cảm thọ không khổ không lạc của tứ thiền là 1 loại lạc thọ, đức Phật đã ngầm chấp nhận quan điểm của thợ mộc đưa ra.
  2. Cả hai loại lạc được cảm thấy và không được cảm thấy; loại không được cảm thấy tức là lạc liên hệ đến sự chứng đắc diệt định. Ðức Như Lai mô tả cả 2 là lạc thọ với ý nghĩa chúng không có khổ.
  3. PHÁP SỐ

Hai thọ, ba thọ, năm dục trưởng dưỡng, năm căn, năm trần, sáu thọ, chín định thứ đệ, 18 thọ, 36 thọ, 108 thọ.

  1. KỆ TỤNG

Thợ mộc tên Ngũ phần
Ðến nơi Ưu đà di
Tỳ kheo đệ tử Phật
Hỏi có bao nhiêu thọ.
– Thế tôn thuyết ba thọ
Lạc thọ và khổ thọ
Cùng bất khổ bất lạc
Chính tôi đã được nghe.
– Tôn giả Ưu đà di
Thế tôn thuyết hai thọ
Còn bất khổ bất lạc
Là thiền lạc tối cao.
– Thế tôn thuyết ba thọ
Không phải thuyết hai thọ.
Tỳ kheo và thợ mộc
Không ai chịu nghe ai.
Chứng kiến cuộc luận đàm
A nan về bạch Phật
Phật dạy: “Tùy pháp môn
Ta nói hai, ba thọ.
Ta cũng giảng năm thọ
Sáu thọ, mười tám thọ,
Băm sáu, trăm linh tám…
Tùy theo mỗi pháp môn.
Những điều đã trình bày
Ai không khéo lĩnh hội
Tranh chấp sẽ xảy ra
Bằng binh khí miệng lưỡi.
Hỉ lạc do năm dục
Sắc thanh hương vị xúc
Ðược gọi là dục lạc
Chưa phải tối thắng lạc.
Vì còn có hỉ lạc
Do ly dục sinh ra
Do ly bất thiệt pháp
Khi chứng trú sơ thiền
Lạc này hơn dục lạc
Nhưng cũng chưa thù thắng
Bằng hỷ lạc nhị thiền
Ðịnh sanh, không tầm tứ
Tam thiền vi diệu hơn
Với xả niệm lạc trú
Tứ thiền càng vi diệu
Xả niệm thanh tịnh lạc.
Khi vượt qua sắc tưởng
Trừ các chướng ngại tưởng
Chứng Không vô biên xứ
Lạc càng thù thắng hơn.
Lên đến Thức vô biên
Rồi Vô sở hữu xứ
Phi tưởng, phi phi tưởng
Lạc càng thêm tinh vi
Tột cùng, Diệt tận định
Dù không còn lạc thọ
Cũng được gọi là lạc
Với nghĩa không còn khổ
Những ai khéo lĩnh hội
Pháp được giảng nhiều cách
Sẽ lìa được tranh cãi
Sống hòa hợp an vui.”

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 60

Không gì chuyển hướng

  1. TOÁT YẾU

Apannaka Sutta – The Incontrovertible teaching.

The Buddha gives a group of brahmin householders an “incontrovertible teaching” that will help them steer clear of the tangle in contentious views.

Giáo lý không thể tranh cãi.

Phật giảng cho một nhóm gia chủ là bà la môn một giáo lý không ai cãi được, để giúp họ khỏi mắc kẹt vào sự rối ren của các quan điểm tranh chấp.

  1. TÓM TẮT

Phật trình bày cho các gia chủ làng Sala [1] một số quan điểm mâu thuẫn nhau của các sa môn bà la môn đương thời, và dạy một pháp môn không thể tranh cãi [2]. Ngài đề cập năm tà thuyết đương thời:

  1. Chấp hư vô luận hay duy vật cực đoan
    2. Chấp không có đời sau và quả báo;
    3. Chấp không có quả báo các nghiệp lành dữ;
    4. Thuyết định mệnh, vô nhân; [3]
    5. Không các cõi vô sắc;
    6. Không có Hữu diệt hay Niết bàn.

Mỗi chủ trương đều có một lập trường ngược lại với nó. Cuối cùng Ngài đề cập bốn hạng người như ở kinh 51: tự hành khổ, hành khổ người, hành khổ cả mình lẫn người, và không hành khổ mình, người.

Người chủ trương 3 thuyết đầu [4], thì có thể từ bỏ ba thiện pháp về thân, ngữ, ý, thực hành ba ác pháp về thân ngữ ý; vì họ không thấy sự nguy hiểm, hạ liệt của bất thiện pháp và lợi ích của thiện pháp [5]. Họ cũng nói trái ngược với thánh giáo, vì các bậc thánh đều biết có đời sau. Vậy là do duyên tà kiến Phi hữu [6], khởi lên các ác pháp: tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, sự đối nghịch với các bậc thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người. Những người chủ trương ngược lại thì có chính kiến, và do chính kiến, khởi lên các thiện pháp: chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, không đối nghịch các bậc thánh, thuyết phục thuận với diệu pháp, không khen mình chê người.

Về thuyết đầu “không có đời sau”, người có trí sẽ nghĩ rằng: nếu chủ trương ấy là đúng, thì người chủ trương khi mạng chung sẽ cảm thấy an toàn [6], vì không có đời sau [7], nên việc ác họ đã làm không có quả báo; nhưng hiện tại họ vẫn bị người trí quở trách. Còn nếu chủ trương của họ sai, thì họ bị mất mát cả hai phương diện [8], hiện tại bị người trí quở trách, tương lai còn chịu quả báo, sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ngược lại, người chủ trương Hữu kiến [9] và hành xử tùy theo đó, thì được lợi cả hai phương diện: hiện tại được người trí tán thán, và tương lai sinh vào thiện thú, cõi trời [10]. Về thuyết thứ hai “Vô hành” [11] và thứ ba “Vô nhân” [12] hay thuyết định mệnh [13] cũng vậy.

Ðối với lập trường thứ 4 “Không thể có vô sắc toàn diện” [14] người có trí nên suy nghĩ: Người có chủ trương này chỉ khao khát sinh vào cõi chư thiên có sắc [15] do “ý” thành. Còn nếu chủ trương ngược lại, “có thể có một vô sắc toàn diện” thì người này sẽ khao khát sinh vào cõi chư thiên vô sắc do “tưởng” thành [16]. Vị ấy nghĩ, nhân cái gì có sắc đều có đấu tranh, nhưng sẽ không có đấu tranh trong một thế giới hoàn toàn vô sắc. Do nghĩ như vậy, vị ấy thành tựu sự yểm ly, ly tham, diệt tận đối với sắc pháp.

Ðối với lập trường thứ 5, “Không thể có Hữu diệt toàn diện” [17] người có trí suy nghĩ: ai chủ trương như vậy sẽ khao khát tái sinh vào cõi vô sắc do tưởng. Còn nếu chủ trương ngược lại, “Có thể có Hữu diệt toàn diện” thì vị ấy có thể hi vọng nhập niết bàn ngay hiện tại [18]. Quan điểm đầu gần với tham ái, kết sử, chấp thủ, quan điểm sau gần với ly tham, không chấp thủ, gần với ái diệt. Do suy tư như vậy, vị ấy thành tựu yểm ly, ly tham, đoạn diệt đối với các hữu.

Về bốn hạng người, hạng 1 tự hành khổ là hạng tu các khổ hạnh; hạng 2 làm khổ kẻ khác là hạng làm các nghề ác; hạng 3 hành khổ cả hai, là hạng vua chúa gia chủ theo ác giới, dựng tế đàn giết hại sinh vật. Hạng 4 không làm ai khổ là vị a la hán xuất hiện ở đời, từ bỏ 5 triền cái, chứng trú 4 thiền 3 minh, tự thân cảm thấy mát lạnh.

Sau khi nghe pháp các bà la môn ở làng Sala xin quy y Tam bảo.

III. CHÚ GIẢI

  1. Làng Sa la nằm ở lối vào rừng, nơi có nhiều sa môn bà la môn thuộc nhiều giáo phái thường nghỉ đêm, trình bày quan điểm của mình và đả kích quan điểm của người khác, điều này làm cho dân làng bối rối không biết tin theo giáo lý nào.
  2. Không thể tranh cãi, Apan năm triền cái, năm triền cái, naka, theo Luận giải, là 1 giáo lý không thể nói ngược lại, 1 giáo lý sáng sủa, chắc chắn, dễ chấp nhận, không có ý nghĩa mập mờ. Danh từ này cũng xuất hiện trong kinh Tăng Chi Bộ 3-4.
  3. Ba loại kiến ấy gọi là tà kiến có hậu quả xấu nhất định. Người nào tin theo chúng là đóng cửa ngõ tái sinh lên thiên đường, đóng cửa ngõ đưa đến giải thoát.

4-5. Sự khảo sát 3 kiến chấp này diễn tiến theo đường lối sau: Phật nêu lên kiến chấp A và phản đề của nó là B. Xét kiến chấp A trước, trong A.i Ngài chứng minh hậu quả tai hại của kiến chấp này trên ba nghiệp thân, khẩu, ý. Trong A.ii Ngài tiếp tục phê phán rằng kiến chấp ấy thực sự là sai, và nói đến những hậu quả tiêu cực của sự tin theo kiến chấp ấy. Rồi trong A.iii Ngài chứng minh làm thế nào 1 người trí đi đến kết luận rằng dù kiến chấp ấy đúng hay không đúng, tốt hơn hết là nên bác bỏ nó.

  1. Kế tiếp lập trường B được xét đến. Trong B.i Phật mô tả ảnh hưởng tốt lành của kiến chấp này trên lối hành xử. Trong B.ii Ngài đưa ra những hậu quả tích cực của sự theo 1 quan điểm như thế. Và trong B.iii Ngài chứng minh làm thế nào 1 người trí đi đến kết luận rằng, bất luận sự thật ra sao, tốt nhất cho vị ấy là nên xem như thể là quan điểm ấy đúng, và hành xử theo đó.
  2. Xem chú thích kinh 41 giải thích những cách diễn đạt khác nhau của quan điểm “không có đời sau.”
  3. Danh từ Pàli là Susilya ( thiện giới ) và Dusilya ( ác giới ). Vì ác giới nghe ra mâu thuẫn, giới có nghĩa là đạo đức, nên ở đây dịch là thiện pháp và bất thiện pháp.
  4. Vị ấy đã tự trấn an mình do nghĩ mình sẽ không phải đau khổ trong một đời sau. Tuy nhiên vị ấy vẫn còn chịu những loại khổ phải gặp trong đời này, mà Phật sắp nói đến.
  5. Phi hữu luận có nghĩa là chối bỏ hiện hữu một đời sau và quả báo của nghiệp.
  6. Vị ấy chỉ theo một chiều của giáo lý không thể tranh cãi, nghĩa là tự cảm thấy an toàn chỉ nhờ giả thuyết không có đời sau, cho nên nếu thật có đời sau thì vị ấy sẽ mất mát cả 2 mặt – hiện tại bị người trí quở trách, tương lai sinh vào cõi dữ.
  7. Hữu kiến: là sự xác nhận có đời sau và có quả báo các nghiệp.
  8. Cách hiểu của vị này trải ra cả 2 chiều, nên được lợi ích của quan điểm mình – xác nhận có đời sau – dù đời sau có thực hay không.
  9. Trong kinh Sa Môn Quả, thuyết “Vô hành” này được gắn cho Phú Lan Na Ca Diếp. Mặc dù mới nghe qua, quan điểm này dường như chủ trương duy vật như quan điểm chấp đoạn trước đấy, nhưng có bằng chứng kinh điển cho thấy Phú Lan Na Ca Diếp theo một lý thuyết nguy hiểm. Lý thuyết đạo đức của ông là, mọi hành vi đã được định trước theo những cách mà ta không thể gán trách nhiệm đạo đức cho người làm.
  10. Ðây là thuyết “Vô nhân” mà giáo phái Mạt Già Lê (Makkhali) chủ trương trong kinh Sa Môn Quả, gọi là thuyết Luân hồi tịnh hóa. Thuyết này đã được đề cập trong tác phẩm Lịch Sử và Lý Thuyết của Mạt Già Lê, chương 12-13.
  11. Ðịnh mệnh là yếu tố chính giải thích triết học Mạt Già Lê, theo đó những biến cố ngoại giới và cá nhân đều do hoàn cảnh và thiên nhiên điều động: “Cái quay búng sẵn trên trời, Lờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.” Sáu tầng lớp xã hội tùy theo trình độ tiến hóa tâm linh của họ, tầng cao nhất dành cho 3 luận sư ngoại đạo nói trong kinh Trung bộ 36.
  12. Ðây là phủ nhận 4 cõi vô sắc, cảnh giới của 4 thiền chứng vô sắc.
  13. Ðây là những vị trời thuộc các cảnh giới tương ứng với 4 thiền sắc giới – những vị trời có thân thể bằng sắc chất vi tế, không như những vị trời thuộc vô sắc giới chỉ có thuần tâm, không lẫn vào sắc.
  14. PHÁP SỐ

Ba minh, bốn hạng người, bốn thiền, năm triền cái, tám thánh đạo, chín định thứ đệ.

  1. KỆ TỤNG

Dân chúng làng Sa La
Ðến viếng thăm đức Phật
Khi Ngài đang du hành
Trong xứ Kosala
Phật hỏi các gia chủ
Có vị đạo sư nào
Họ đặt hết niềm tin?
Họ đáp rằng không có.
Phật bèn giảng cho họ
Pháp môn “không chuyển hướng”
Ðối với các quan điểm
Hoàn toàn trái ngược nhau.
Một là hư vô luận
Thuyết duy vật cực đoan
Chấp không có đời sau
Và quả báo thiện ác.
Hai là thuyết Vô hành
Làm các nghiệp dữ lành
Cả hai đều vô hiệu
Không có tội phước gì.
Ba là thuyết Vô nhân
Hay là thuyết định mệnh
Bốn, không có Vô sắc
Năm không có Hữu diệt.
Mỗi chủ trương đều có
Một lập trường ngược lại.
Cuối cùng Ngài đề cập
Lối sống bốn hạng người.
Người theo ba thuyết đầu,
Từ bỏ ba thiện pháp
Về thân, ngữ, và ý,
Thực hành ba ác pháp
Vì không thấy bất thiện
Là hạ liệt, nguy hiểm
Tà kiến Hư vô này,
Khởi thêm sáu ác pháp:
Tà tư duy, tà ngữ,
Tà nghiệp, ngược thánh giáo
Thuyết phục chống diệu pháp,
Và khen mình chê người.
Người chủ trương ngược lại
Có đời sau, quả báo…
Thì có được chính kiến,
Lại thêm các thiện pháp:
Chính tư duy, chính ngữ,
Chính nghiệp, thuận thánh giáo,
Thuyết phục theo diệu pháp,
Không khen mình chê người.
Ai nói “không đời sau”,
Người trí nên suy nghĩ:
Nếu kẻ ấy nói đúng
Khi chết được an toàn
Vì việc ác họ làm
Sẽ không có quả báo;
Nhưng ngay trong hiện tại
Bị người trí quở trách.
Nhưng nếu có đời sau
Họ sẽ phải thua đau:
Hiện tại, người trí chê
Tương lai sinh cõi dữ.
Người chấp hành Hữu kiến
Lợi cả hai phương diện:
Hiện tại người trí khen
Tương lai sinh cõi thiện.
Về chủ trương “Vô hành”
Và “Vô nhân” cũng vậy
Hãy suy luận như trên
Ðược sự “không cãi được”
“Không có cõi vô sắc”
Người trí nên suy nghĩ:
Kẻ này sinh sắc giới
Cõi trời do “ý” thành
Ai chủ trương ngược lại
“Có thể có vô sắc”
Người này sinh vô sắc
Cõi do “tưởng” mà thành
Bất cứ gì có sắc
Ðều sinh ra đấu tranh,
Nhưng không có đấu tranh
Trong cõi thuần vô sắc.
Do suy tư như vậy,
Thành tựu hạnh yểm ly,
Ly tham và diệt tận
Ðối tất cả sắc pháp.
“Không Hữu diệt toàn diện”
Ai chủ trương như vậy
Còn khao khát tái sinh
Cõi vô sắc do tưởng.
Ai chủ trương ngược lại,
“Có Hữu diệt toàn diện”
Có thể nhập niết bàn
Hữu diệt ngay hiện tại.
Lại nữa, quan điểm trước
Chấp không có hữu diệt
Thì gần với tham ái
Quan điểm sau ly tham,
Gần vô chấp, ái diệt.
Do suy tư như vậy,
Thành yểm ly, ly tham,
Ðoạn diệt với các hữu.
Trên đời có bốn hạng
Tự hành, hành khổ người
Vừa khổ mình, khổ người
Và không làm ai khổ
Là La hán ly dục,
Chứng bốn thiền ba minh
Thân cảm thấy mát lạnh
Tự ngã trú Phạm thể.

-ooOoo-

 

Các bài viết trong sách
36. Phần Ba

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app