Phần Hai

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA
BẢN HÁN TẠNG VÀ BẢN PÀLI (65)

-ooOoo-

 

CHƯƠNG I: SỰ PHÂN LOẠI THÀNH PHẨM VÀ KINH

A. BẢN CHỮ HÁN (C)

I. Theo phẩm hay chương :

Trung a-hàm Hoa ngữ (CMA) có 222 kinh phân loại thành 18 phẩm (vargas) như sau:

  1. Thất pháp phẩm : 10 kinh
    (C: Ch’i-fa-p’in; P: Sattadhammavagga)
  2. Nghiệp tương ưng phẩm : 10 kinh
    (C: Yeh-hsiang-ying-p’in; P: Kammasamyuttavagga)
  3. Xá-lợi-tử tương ưng phẩm : 11 kinh
    (C: Shê-li-tzu-hsiang-ying-p’in; P: Sàriputtasamyuttav.)
  4. Vị tằng hữu pháp phẩm : 10 kinh
    (C: Wei-ts’êng-yu-fa-p’in; P: Abhbhutadammavagga)
  5. Tập tương ưng phẩm : 16 kinh
    (C: Hsi-hsiang-ying-p’in; P: Samudayasamyuttavagga)
  6. Vương tương ưng phẩm : 14 kinh
    (C: Wang-hsiang-ying-p’in; P: Ràjasamyuttavagga)
  7. Trường thọ vương phẩm : 15 kinh
    (C: Ch’ang-shou-wang-p’in; P: Dìghàyuràjavagga)
  8. Uế phẩm : 10 kinh
    (C: Wei-p’in; P: Anganavagga)
  9. Nhân phẩm : 10 kinh
    (C: Yin-p’in; P: Nidànavagga)
  10. Lâm phẩm : 10 kinh
    (C: Lin-p’in; P: Vanavagga)
  11. Đại phẩm : 25 kinh
    (C: Ta-p’in; P: Mahàvagga)
  12. Phạm chí phẩm : 20 kinh
    (C: Fan-chih-p’in; P: Bràhamanavagga)
  13. Căn bản phân biệt phẩm : 10 kinh
    (C: Kên-pên-fên-pieh-p’in; P: Mùlavibhangavagga)
  14. Tâm phẩm : 10 kinh
    (C: Hsin-p’in; P: Cittavagga)
  15. Song phẩm : 10 kinh
    (C: Shuang-p’in; P: Yamakavagga)
  16. Đại phẩm : 10 kinh
    (C: Ta-p’in; P: Mahàvagga)

17.Bổ lợi đa phẩm : 10 kinh
 (C: Pu-li-to-p’in; P: Potaliyavagga)

  1. Lệ phẩm : 11 kinh
    (C: Li-p’in; P: Samvidahanavagga)

——————————————

 Tổng cộng : 222 kinh

Chương một, Thất pháp phẩm (Ch’i-fa-p’in), có 10 kinh, được gọi như vậy vì 10 kinh này đề cập bảy pháp (dharmas) như kinh C số 1, Thiện pháp kinh (Shan-fa-ching), bài kinh nói về các việc phước đức, trong đó đức Phật dạy rằng Tỳ-kheo nào có được bảy thiện pháp thì sẽ dứt các lậu hoặc, và Ngài giải thích bảy thiện pháp ấy. Trong kinh C số 9, Thất xa kinh (Ch’i-ch’ê-ching), bài kinh nói về bảy cỗ xe trong đó đức Phật lấy ví dụ bảy cỗ xe tiếp vận để so sánh với bảy giai đoạn tu tập của một vị Tỳ-kheo.

Chương hai, Nghiệp tương ưng phẩm (Yeh-hsiang-yin-p’in), là nhóm kinh liên hệ đến nghiệp (karma), được gọi như thế vì 10 kinh này đề cập đến vấn đề nghiệp và quả. Như trong C11,Ví dụ hạt muối (Yen-yu-ching), đức Phật giải thích rằng con người sẽ gặt hái hậu quả tùy theo hành độâng của mình. Trong kinh C 12, Hoà phaù (Ho-p’o-ching), nói về cuộc thảo luận giữa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Ta-mu-chien-lien) và một Ni kiền tử tên là Hòa Phá (Ho-p’o) về những nghiệp đưa đến những đời sống tương lai trong một cõi bất hạnh.

Chương ba, Xá-lợi-tử tương ưng phẩm (Shê-li-tzu-hsiang-ying-p’in), là nhóm kinh liên hệ Xá-lợi-tử (Shê-li-tzu) vì trong những kinh thuộc nhóm này Tôn giả Xá Lợi Phất đóng vai trò chính. Như trong kinh C 27, Phạm chí Đà nhiên kinh (Fan-chih-t’o-jan-ching), Tôn giả Xá Lợi Phất giảng cho bà la môn Đà Nhiên (T’o-jan) những nguy hiểm của sự làm các việc bất thiện. Trong kinh C 26,Cù ni sư kinh (Chu-ni-shih-ching), Tôn giả Xá Lợi Phất kể ra 13 học giới của một Tỳ-kheo.

Chương bốn, Vị tằng hữu pháp phẩm (Wei-ts’êng-yu-fa-p’in), nói về những việc kỳ diệu, vì những kinh thuộc nhóm này đề cập những pháp kỳ diệu. Như trong kinh C 32,Vị tằng hữu pháp kinh, Tôn giả A Nan kể ra 24 đức tính kỳ diệu của đức Phật. Kinh C 33, Thị giả kinh (Shih-che-ching), đề cập việc chọn Tôn giả A Nan làm thị giả của đức Phật và việc Phật khen ngợi những đức tính đặc biệt của Tôn giả A Nan.

Chương năm, Tập tương ưng phẩm (Hsi-hsiang-p’in), nói về sự sinh khởi. Như trong kinh C42, Hà nghĩa (Ho-i-ching), đức Phật giải thích cho Tôn giả A Nan sự sinh khởi lệ thuộc lẫn nhau của các pháp, từ việc giữ giới cho đến giải thoát tri kiến. Trong kinh C 44,Niệm kinh (Nien-ching), đức Phật giảng sự sinh khởi của các pháp kế tiếp nhau, bắt đầu từ sự thất niệm của một Tỳ-kheo dẫn đến sự không đạt được chánh trí và cuối cùng đưa đến sự không chứng Niết-bàn (Nirvàna).

Chương sáu, Vương tương ưng phẩm (Wang-hsiang-ying-p’in), gồm các kinh nói đến vua. Như trong kinh C 64, Thiên sưù (T’ien-shih-ching), kinh nói về sứ giả nhà trời, Diêm Vương (C: Ya-no; P: Yama) nói đến năm sứ giả của trời báo hiệu cho người ta sự già chết đang đến để thúc giục họ bắt đầu học pháp. Kinh C 62,Tần bệ sa la vương nghênh Phật kinh (P’in-pi-so-lo-wang-ying-fo-ching), kể chuyện vua tiếp đón đức Phật khi Phật đến thăm ông ta.

Chương bảy, Trường thọ vương phẩm (Ch’ang-shou-wang-p’in), nói về vua Trường Thọ, có tên như vậy bởi vì bản kinh đầu tiên của nó, C72,Trường thọ vương bản ký kinh (Ch’ang-shou-wang-pên-chi-ching),nói về đời trước của vua Trường Thọ. Kinh C 75,Tịnh bất động đạo (Ching-pu-tung-tao-ching), nói về đường lối của sự bất động hoàn toàn, đức Phật giảng cho Tôn giả A Nan trạng thái hoàn toàn bất động mà một Tỳ-kheo tinh cần tu tập sẽ đạt được.

Chương tám, Uế phẩm (Wei-p’in), được gọi như vậy vì các kinh trong phẩm này đề cập những lỗi lầm làm ô nhiễm tâm. Như trong kinh C 87, Uế phẩm, Tôn giả Xá-lợi-tử mô tả bốn hạng người có cấu uế và không cấu uế. Trong kinh C 88,Cầu Pháp kinh (Ch’iu-fa-ching), đức Phật khuyến cáo các Tỳ-kheo hãy làm những người thừa tự pháp, đừng làm kẻ thừa tự ăn uống.

Chương chín, Nhân phẩm (Yin-p’in), đề cập chính yếu đến nguyên nhân. Như trong kinh C 97,Đại nhân (Ta-yin-ching), đức Phật giải thích cho Tôn giả A Nan lý duyên sinh. Trong kinh C 106, Tưởng kinh (Hsiang-ching), đức Phật giải thích cho các Tỳ-kheo những thái độ khác nhau của các hạng người đối với các pháp, nguyên nhân định đoạt các thái độ ấy, và mức độ giải thoát của họ do những thái độ này.

Chương mười, Lâm phẩm (Lin-p’in), quy tụ những kinh nói về đời sống ở rừng. Như kinh đầu tiên C 107, Lâm kinh (Lin-ching-ti-i), đức Phật khuyên các Tỳ-kheo nên ở rừng để có được chánh niệm, định, giải thoát, diệt trừ lậu hoặc và đạt đến Niết-bàn. Trong Lâm kinh kế tiếp (Lin-ching-ti-êrh), C 108, đức Phật khuyên các Tỳ-kheo ở rừng để có thể đạt đến mục đích của Sa-môn hạnh và dễ có được những vật cần dùng cho đời sống.

Chương mười một, Đại phẩm (Ta-p’in), gồm đến 25 kinh, có lẽ gọi “đại” vì số lượng kinh khá lớn. Trong kinh C 117, Nhu nhuyến kinh (Jou-juan-ching), đức Phật kể lại đời sống xa hoa của mình trước kia ở trong cung điện, Ngài ngồi dưới cây Jambu, đắc sơ thiền và sự thiền tư của Ngài về các pháp của những người ngu và pháp của riêng Ngài trong ánh sáng của thiền định ấy. Trong kinh C 131,Hàng ma (Hsiang-mo-ching) , Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đối trị ma (Màra) quấy nhiễu và cuối cùng đã xua đuổi được ma vương.

Chương mười hai, Phạm chí phẩm (Fan-chih-p’in), có tên như vậy vì những kinh trong phần này đề cập về những bà la môn (bràhmanas). KinhToán số Mục-kiền-liên (Suan-shu-mu-chien-lien-ching), C 144, nói về bà la môn Toán số Mục Kiên Liên hỏi Phật về lối dạy tuần tự trong pháp luật (Dharma-vinaya) của Ngài. Trong kinh C 145, Cù mặc Mục-kiền-liên kinh (Ch’u-mê-mu-chien-lien-ching), Tôn giả A Nan nói chuyện với bà la môn này về những pháp điều phục tăng chúng sau khi đức Phật nhập diệt, khiến tăng già có thể duy trì sự thống nhất.

Chương mười ba, Căn bản phân biệt phẩm (Kên-pên-fên-pieh-p’in), phần lớn đề cập sự phân tích các pháp khác nhau. Như kinh C162, Phân biệt lục giới (Fên-pieh-liu-chieh-ching), đức Phật nói về sự phân tích sáu giới. Trong kinh C 163, Phân biệt lục xứ kinh (Fên-pieh-liu-ch’u-ching), đức Phật phân tích sáu xứ hay phạm vi của sáu giác quan.

Chương mười bốn, Tâm phẩm (Hsin-p’in), mượn tên kinh đầu tiên trong nhóm là C 172,Tâm kinh (Hsin-ching), trong đó đức Phật giải thích sự dao động của tâm trên bậc hữu học và vô học. Cũng trong phần này, kinh C 173, Phù di kinh (Fou-mi-ching), đề cập lý thuyết cho rằng nếu một người sống đời phạm hạnh với quyết tâm hoặc không, với cả hai hoặc không cả hai, người ấy chắc chắn được quả báo.

Chương mười lăm, Song phẩm (Shuang-p’in), có tên ấy do các kinh được nhóm thành đôi có cùng một nhan đề, như kinhMã ấp (Ma-i-ching), C182-183, hoặc kinh Ngưu giác sa la lâm (Niu-chiao-so-lo-lin-ching), C 184-185.

Chương mười sáu, có tên giống chương mười một, Đại phẩm, nhưng chương này chỉ có 10 kinh. Trong kinh C 193, Mâu lê phá quần na (Mou-li-p’o-ch’un-na-ching), đức Phật quở trách vị Tỳ-kheo có tên này vì chơi thân với ni và bảo ông hãy an trú tâm từ và tâm bi. Trong kinh C 194, Bạt-đà-hòa-lợi (P’o-t’o-ho-li-ching), đức Phật chỉ cho Tôn giả Bạt Đà Hoà Lợi những nguy hiểm của sự phá giới luật nhất tọa thực, cách xử phạt những Tỳ-kheo vi phạm và những lợi ích của sự tôn trọng giới này.

Chương mười bảy, Bổ lợi đa phẩm (Pu-li-to-p’in), lấy tên kinh đầu tiên Bổ lợi đa, C 203, trong đó đức Phật bảo gia chủ Bổ Lợi Đa rằng theo pháp luật của bậc thánh, người ta không thể được gọi là tu sĩ khi chỉ từ bỏ những tục sự mà thôi. Trong kinh C 204, La ma kinh (Lo-mo-ching), đức Phật giảng về hai loại tầm cầu, là thánh cầu (ariyan) và phi thánh cầu (unariyan).

Chương cuối cùng thứ mười tám, Lệ phẩm (Li-p’in), lấy tên của kinh cuối cùng trong nhóm tức C 222, Lệ kinh (Li-ching), nói về sự xếp đặt, trong đó đức Phật giảng muốn tận diệt và hiểu rõ vô minh, già, chết để chấm dứt khổ, ta cần phải thực hành bốn niệm xứ, bốn chánh đoạn(66) , bốn thần túc, bốn thiền (dhyànas), năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám chánh đạo, mười biến xứ, mười pháp của bậc vô học.

Trước mỗi chương, có một bài kệ bốn dòng hoặc nhiều hơn, tóm tắt tên kinh chứa trong phẩm ấy. Ví dụ, trong phẩm đầu, bài kệ như sau :

“Thiện pháp, Trú độ thoï (Shan-fa chou-tu-shu)
Thành, Thủy, Mộc tích duï (Ch’êng, shui, mu-chi-yu)
Thiện nhân vãng, Thế phước, (Shan-jên-wang, shih-fu)
Nhật, Xa, Lậu tận kinh.(Jih, ch’ê, lou-chin ch’i). “

Nghĩa là gồm các kinh sau:

Thiện pháp kinh (Shan-fa-ching), Trú độ thọ kinh (Chou-tu-shu-ching), Thành dụ kinh (Ch’êng-yu-ching), Thủy dụ kinh (Shui-yu-ching), Mộc tích dụ kinh (Mu-chi-yu-ching), Thiện nhân vãng kinh (Shan-jên-wang-ching), Thế gian phước kinh (Shih-chien-fu-ching), Thất nhật kinh (Ch’i-jih-ching), Thất xa kinh (Ch’i-ch’ê-ching), Lậu tận kinh (Lou-chin-ching).

II. Theo quyển :

 Lại nữa, 222 kinh này được phân loại theo quyển, gồm 60 tất cả:

Quyển 1, 2 : phẩm 1 gồm 10 kinh.
Quyển 3, 4  : phẩm 2 gồm 10 kinh.
Quyển 5-7 : phẩm 3 gồm 11 kinh.
Quyển 8, 9 : phẩm 4 gồm 10 kinh.
Quyển 10 : phẩm 5 gồm 16 kinh.
Quyển 11-16 : phẩm 6 gồm 14 kinh.
Quyển 17-21 : phẩm 7 gồm 15 kinh.
Quyển 22, 23: phẩm 8 gồm 10 kinh.
Quyển 24-26 : phẩm 9 gồm 10 kinh.
Quyển 27, 28 : phẩm 10 gồm 10 kinh.
Quyển 29-34 : phẩm 11 gồm 25 kinh.
Quyển 35-41 : phẩm 12 gồm 20 kinh.
Quyển 42-44 : phẩm 13 gồm 10 kinh.
Quyển 45-47 : phẩm 14 gồm 10 kinh.
Quyển 48, 49: phẩm 15 gồm 10 kinh.
Quyển 50-54 : phẩm 16 gồm 10 kinh.
Quyển 55-58 : phẩm 17 gồm 10 kinh.
Quyển 59, 60: phẩm 18 gồm 11 kinh.

 

III.Phân loại theo ngày tụng đọc :

Lại nữa, 222 kinh này được phân loại theo năm ngày tụng đọc:

-Ngày đầu, từ phẩm 1 đến phần đầu của phẩm 6, gồm 64 kinh.
-Ngày thứ hai, từ nửa phần sau của phẩm 6 cho đến phẩm 10, gồm 52 kinh.
-Ngày thứ ba, từ phẩm 11 đến phần đầu của phẩm 12, gồm 35 kinh.
-Ngày thứ tư, từ phần hai của phẩm 12 đến phần đầu phẩm 15, gồm 35 kinh.
-Ngày thứ năm, từ phần hai của phẩm 15 đến phẩm 18, gồm 36 kinh.

Cách phân loại này chứng tỏ rằng ngày xưa kinh A-hàm này cũng chiếm một vị trí trong sự tụng đọc hàng ngày của chư Tăng, và họ đã hoàn tất toàn bộ Trung a-hàm trong năm ngày tụng đọc.

Để khỏi có sự thêm bớt, người kết tập đã thêm ở cuối mỗi kinh, số lượng những chữ chứa trong kinh ấy. Ví dụ trong kinh thứ 1, Chánh Pháp kinh (Shan-fa-ching), ở phần cuối đã ghi rằng có 1423 chữ. Kinh cuối cùng, Li-ching, chứa 4873 chữ. Cũng vậy cuối mỗi quyển, số chữ được ghi. Ví dụ quyển 1 chứa tất cả 8109 chữ, quyển cuối cùng phẩm 60 chứa tất cả 11.377 chữ. Vào cuối mỗi phẩm cũng thế, số chữ được nói đến; bởi vậy chúng ta biết rằng phẩm 1 chứa 16.043 chữ, chương 18 chứa 22.149 chữ.(67)

Trung a-hàm (CMA) được nói là do Tam tạng Cồ Đàm Tăng Già Đề Bà (C: Chi-pin-san-ts’ang-ch’u-t’an-sêng-chia-t’i-p’o) (Kashmiri Traipitaka Gautama Sanghadeva) dịch, do Đạo Tổ (Tao-tsu)…. ghi chép, vào triều đại Đông Tấn (Tsin), dưới triều vua Hiếu Vũ (Hsiao-wu) và vua An Đế (An-ti) thuộc Lung An…tại chùa Động Đình (Tung-t’ing) (?). Vua Hiếu Vũ lên ngôi tương đương Tây lịch năm 373 và vua An Đế lên ngôi vào năm
397 TL.

B. BẢN PÀLI (P)

152 kinh P được phân thành ba nhóm lớn, nhóm căn bản, Mulà-pannàsa, gồm 50 kinh đầu; nhóm giữa, Majjhimapannàsa, gồm 50 kinh giữa; và nhóm cuối, Uparipannàsa, gồm 52 kinh cuối. Trung bộ kinh phân thành 15 phẩm (vaggas) như sau :

1) Phẩm Căn bản (Mùlapariyàyavagga) : 10 kinh
2) Phẩm Tiếng rống sư tử (Sìhanàdavagga) :  : 10 kinh
3) Phẩm 3 (Tatiyavagga) : 10 kinh
4) Đại phẩm song đôi (Mahàyamakavagga) : 10 kinh
5) Tiểu phẩm song đôi (Cùlayamakavagga) : 10 kinh
6) Phẩm Gia chủ (Gahapaivagga) : 10 kinh
7) Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvagga) : 10 kinh
8) Phẩm Du sĩ (Paribbàjakavagga) : 10 kinh
9) Phẩm Vua (Ràjavagga) : 10 kinh
10) Phẩm Bà la môn (Bràhmanavagga) : 10 kinh
11) Phẩm Chư thiên (Devadahavagga) : 10 kinh
12) Phẩm Bất đoạn (Anupadavagga) : 10 kinh
13) Phẩm Không (Sunnatavagga) : 10 kinh
14) Phẩm Phân tích (Vibhangavagga) : 10 kinh
15) Phẩm Sáu xứ (Salàyatanavagga) : 12 kinh

Như vậy 152 kinh P được phân loại thành 15 phẩm, mỗi phẩm 10 kinh trừ phẩm cuối 12 kinh, trong khi Trung a-hàm C được phân loại thành 18 phẩm. Nhưng số kinh trong mỗi phẩm không đồng. Có bốn phẩm trong bản C gần trùng tên với năm phẩm trong bản P : C6 = P9; C12 = P10; C13 = P14; C15 = P4 và P5. Những phẩm còn lại của hai bản hoàn toàn không giống nhau, và ta có thể nói rằng những nhà kết tập hai bản kinh này đã tùy tiện phân loại các kinh, không tuân theo một cách phân loại nào từ những người đi trước. Chúng ta cũng để ý rằng bản P không phân thành quyển và không phân theo ngày tụng. Có lẽ sự phân loại thành quyển là một nét đặc thù của sách Tàu và những nhà biên tập hay ấn hành đã để vào cho tiện. Còn về sự phân loại theo ngày tụng, thì dường như là một cách làm ngày xưa để giúp chư Tăng trong việc tụng đọc hàng ngày, vì không thể nào đọc hết toàn bộ trong một ngày. Cách phân loại theo ngày này trong Trung bộ kinh (PMN) không có, nhưng nó được tìm thấy trong Mahàvagga, với sự phân chia Bhànavàra.


CHƯƠNG II : NI ĐÀ NA

A. NHAN ĐỀ (68)

So sánh các nhan đề 98 kinh P và những kinh C tương đương, ta thấy có 45 kinh có cùng nhan đề, 15 kinh có đề gần giống nhau, và 38 kinh có nhan đề hoàn toàn khác nhau.

  1. Bốn mươi lăm kinh có đề giống nhau :

Các NC số 5, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 19, 23, 24, 28, 29, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 39, 43, 46, 49, 51, 52, 54, 56, 57, 58, 60, 62, 68, 69, 71, 72, 74, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 84, 85, 90, 91.

  1. Mười lăm kinh có nhan đề gần giống nhau :

NC số 2, 3, 4, 15, 20, 25, 26, 40, 55, 61, 63, 67, 86, 94, 95.

  1. Ba mươi tám kinh hoàn toàn khác nhan đề nhưng nội dung gần giống :

Có 38 kinh nhan đề hoàn toàn khác giữa hai bản C và P. Đôi khi bản C chọn tên của nhân vật chính trong kinh làm nhan đề, trong khi bản P lại chọn tên của pháp được giảng. Ví dụ :

NC 7 : C 91,Châu na vấn kiến (Chou-na-wên-chien-ching) = P8, Kinh Đoạn giảm (Sallekhasutta) .

NC 22: C204,La ma kinh (Lo-mo-ching) = P26, Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) .

Đôi khi bản P chọn ví dụ để đặt tên, trong khi bản C lấy tên nhân vật, ví dụ :

NC 6 : C93, Thủy tịnh Phạm chí kinh (Shui-ching-fan-chih-ching) = P7, Kinh Ví dụ tấm vải (Vatthùpamasutta) .

NC 18: C193, Mâu lê phá quần na kinh (Mou-li-p’o-chun-na-ching) = P21, Kinh Xà dụ (Kakacùpamasutta) .

Một đôi khi ta thấy điều ngược lại là kinh P dùng nhân vật và kinh C dùng ví dụ hay pháp, ví dụ:

NC 41 : C 221, Tiễn dụ kinh (Chien-yu-ching) = P63, Tiểu kinh Màlunkya (Cùlamàlunkyasutta).

NC số 42 : C205,Ngũ hạ phần kết kinh (Wu-hsia-fên-chieh-ching) = P64 Đại kinh Màlunkya (Mahàmàlunkyasutta) .

NC số 82 : C79, Hữu thắng thiên kinh (Yu-shêng-t’ien-ching) = P127,Kinh Anuruddha.

Nhưng sự chọn tên nhân vật để đặt đề kinh được tìm thấy khá nhiều trong kết tập S hơn là trong bản P. Như trong NC số 6, 7, 12, 18, 21, 22, 27, 30, 31, 44, 45, 52, 65, 66, 83 và 96, trong tất cả 16 kinh ấy, bản C dùng nhân vật trong khi bản P dùng thí dụ hay pháp để đặt nhan đề. Nhưng chỉ có bảy trường hợp ngược lại, đó là NC số 41, 42, 64, 82, 87, 88, và 97.

Chúng ta thấy rằng trong bản P khi hai kinh dài, ngắn có cùng một nhan đề thì chữ Tiểu (Cùla) và Đại (Mahà) được thêm vào nhan đề để phân biệt; nhưng bản C bỏ cách phân biệt ấy và dùng một nhan đề cho cả hai kinh. Ví dụ:

NC 10 , 11 : C99, 100 Khổ uẩn kinh (K’u-yin-ching) = P13, Đại kinh khổ uẩn (Mahàdukkhakkhandhasutta) và P14, Tiểu kinh khổ uẩn (Cùladukkhakkhandhasutta).

NC 25, 26 : C184,185, Ngưu giác sa la lâm kinh (Niu-chioh-so-lo-lin-ching) = P31, Tiểu kinh rừng sừng bò (Cùlagosingasutta) và P32, Đại kinh rừng sừng bò (Mahàgosingasutta).

NC 28, 29 cũng vậy, hoặc NC 31, 32 và NC 49, 51. Trừ NC 76, 77 trong đó bản C phân biệt giữa hai kinh bằng cách thêm chữ Tiểu (Hsiao) và Đại (Ta). Lại có một trường hợp trong đó bản C có cùng một nhan đề cho hai kinh trong khi bản P lại có hai nhan đề khác nhau. Như trong

NC 64 : C152, Anh vũ kinh (Ying-wu-ching) = P 99,Kinh Subha (Subhasutta).

NC 89 : C170, Anh vũ = P135, Kinh Tiểu nghiệp phân biệt kinh (Cùlakammavibhangasutta).

Nhìn chung ta thấy trong 98 kinh có 45 kinh có nhan đề giống nhau, và 15 kinh có nhan đề gần giống nhau. Điều này có ý giải thích rằng 45 kinh này rất nổi tiếng vào thời kết tập, hoặc do tầm quan trọng của những kinh ấy, hoặc do các nhà kết tập quan tâm và nhớ rõ các kinh ấy. Khối lượng kinh này cống hiến một nguồn gốc chung từ đó những nhà kết tập rút tài liệu, và điều này giải thích tỷ số cao những điểm tương đồng giữa hai bản dịch, về phương diện nhan đề.

B. ĐỊA ĐIỂM NÓI KINH :

Trong số 98 kinh được khảo sát so sánh, có 62 kinh C và P có địa điểm giống nhau, 15 kinh có địa điểm gần giống, 21 kinh hoàn toàn khác địa điểm.

  1. Kinh có địa điểm giống nhau:

– Tại Xá Vệ (C: Shê-wei; P: Sàvatthi), Thắng lâm (C: Shêng-lin; P: Jetavana); Cấp Cô Độc viên (C: Kei-ku-tu; P: Anàthapindikàràma) gồm 37 kinh : NC số 5, 10, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 23, 24, 27, 32, 33, 35 , 41, 42, 43, 50, 52, 56, 57, 61, 70, 71, 72, 75, 78, 82, 84, 85, 86, 88, 89, 91, 92, 97, 98.

– Tại Vương Xá (C: Wang-shê; P: Ràjagaha), Trúc Lâm (Veluvana), vườn Ca Lan Đà (C: Chia-lan-to; P: Kalandakanivàpa) gồm 7 kinh : NC 46, 51, 63, 79, 80, 81, 90.

– Giữa dân chúng Kuru (Chu-lou-shou), Kammàsadamma (Chien-mô-sê-t’an) gồm 3 kinh : NC 8, 48, 67.

– Tại Thích Sí Sấu (C: Shih-chi-shou; P: Sakka), Ca Tỳ La Vệ (C: Chia-wei-lo-wei; P: Kapilavatthu), rừng Ni Câu Luật (C: Ni-chu-lei; P: Nigrodha) gồm 3 kinh : NC 11, 77, 96.

– Tại Xá Vệ (C: Shê-wei; P: Sàvatthi), Lộc Mẫu (C: Lu-tzu-mu; P: Migàramàtu) giảng đường gồm 2 kinh : NC 68, 76.

– Tại Ma-kiệt-đà (C: Mo-chieh-t’o; P: Magadha), thành Vương Xá (C: Wang-shê; P: Ràjagaha), một kinh : NC 94.

– Tại Xá Vệ, An Đà lâm (C: An-t’o-lin; P: Andhavana), một kinh : NC 20.

– Giữa dân chúng Bhagga (P’o-ch’i-shou), núi T’o (Sumsumàragiri), trong rừng Khủng Bố (Bhesakalàvana), vườn Nai, một kinh : NC 36.

– Tại Na Lan Đà (C: Na-nan-t’o; P: Nàlandà), trong rừng Pàvàri-kamba, một kinh : NC 39.

– Tại Kosambi (Chu-shê-mi), Ghositaràma (Ch’u-shih-lo), một kinh : NC 83.

– Giữa bộ tộc Thích Sí Sấu (C: Shih-chi-shou; P: Sakkas), tại Devadaha (T’ien-i), một kinh : NC 65.

– Giữa bộ tộc Thích Sí Sấu, ở Medalumpa (Mi-lou-li), một kinh : NC 58.

– Giữa dân chúng Kosala (Chu-so-lo), một kinh : NC 53..

– Tại Na Đề Ca (C: Na-mo-t’i-shou; P: Nàdikà), tu viện Chien-ch’i (Ginjakàvasatha), một kinh : NC 25.

– Tại Videha (Pei-t’o-t’i), một kinh : NC 60.

 2- Kinh có địa điểm gần giống nhau :

Hai bản kinh có địa điểm gần giống nhau gồm 15 kinh như sau, có khi thêm hoặc bớt hoặc thay đổi một địa điểm :

– NC 15 : C115, Mật hoàn dụ : Khi ở giữa dân chúng Thích Ca , tại Ca Tỳ La Vệ, sau khi khất thực và dùng bữa, đức Phật đi đến một vườn trúc trong môt tu viện của dòng họ Sakya. Ngài đi vào một khu rừng rậm và ngồi xuống một gốc cây. P18, kinh Mật hoàn, thêm Ni Câu Luật, bỏ rừng Trúc, bỏ tu viện Sakya.

– NC 22 : C204, kinh La ma: Ở Xá Vệ, Lộc Mẫu giảng đường; P26, Thánh cầu: Trước Phật ở Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Rồi Ngài đi đến Đông Viên (Pubbàràma), Lộc Mẫu giảng đường để nghỉ ban ngày.

– NC54 : C132, Lại-tra-hòa-la kinh : Giữa dân chúng Câu Lâu Sấu, trong làng Thâu Lô Tra (Yu-lu-cha) ở phía bắc làng Thi Nhiếp Hòa (T’i-shê-ho). = P82 Ratthapàla : Ở giữa dân chúng Kuru, tại Thullakotthita.

– NC 37 : C217, Bát thành kinh : Tại Tỳ Xá Ly (C:Pei-shê-li; P: Vesàli) bên bờ sông Di Hầu, trên giảng đường một ngôi lầu = P52, Bát thành : Tại Vesàli, ở Beluvagàmaka.

– NC 55 : C 67, Đại thiên nại lâm : Phật đang du hành ở nước Bệ Đà Đề (Pei-t’o-ti), đi đến Di Tát La (Mi-sa-lo), trú trong rừng Đại Thiên (Ta-t’ien) = P83, Makhàdeva: Tại Mithilà, rừng Makhà-devamba.

– NC 26: C: Giữa bộ tộc P’o-ch’i-shou tại rừng Niu-chioh-so-lo. = P: Tại Gosingasàlavanadàya.

– NC 28 và 29: C: Giữa dân chúng Ying-ch’i, tại thị trấn Ma-i, ở tu viện Ma-lin. = P: Giữa dân chúng Angas tại Assapura.

– NC 40: C: Đức Phật đang trú ở Vương Xá, trong Rừng Trúc, tại công viên Chia-lan-to. Ngài đi đến gặp Thượng tọa Lo-yun đang trú ở Vương Xá tại khu rừng có suối nước nóng. P: Hầu hết là giống ngoại trừ đề cập đến trưởng lảo Ràhula không phải đang trú tại khu rừng có suối nước nóng mà tại Ambalatthikà.

– NC 49: C: Đức Phật đang trú ở Vương Xá, trong Rừng Trúc, tại công viên Chia-lan-to. Rồi Ngài đi đến rừng con Công. P: Tương tự nhưng có thêm: tại Paribbàjakàràma.

– NC 69: C: Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Tỷ kheo A-nan đang trú tại thành Vương Xá = P: Giống nhau nhưng có thêm: Veluvana, Kalandakanivàpa.

– NC 44: C: Giữa dân chúng Ying-chia, ở A-ho-na, tại tu viện Chien-jo = P: Hầu hết là giống nhưng không có thêm Chien-jo.

– NC 47: C: Tại Chia-shih, Chia-lo-lai, làng phía bắc rừng T’i-shê-ho = P: Kàsi- Kitàgiri và thị trấn Kàsi.

– NC 59: C: Tại Yu-t’ou-sui-jo, ở rừng P’u-chi-tz’u = P: Ujunnà, Kannakatthala, ở vừơn nai.

– NC 66: C: Giữa dân chúng P’o-ch’i, tại làng Shê-mi = P: Giữa những ngừơi Sakkas, tại Sàmagàma.

  1. Hai mươi mốt kinh có địa điểm khác nhau :

21 kinh có địa điểm khác nhau là: NC số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 12, 21, 30, 31, 34, 38, 45, 62, 64, 73, 74, 87, 93, và 95.

Trong số 21 kinh này ta thấy bản P thiên về các địa điểm Xá Vệ, Kỳ Đà lâm, vườn Cấp Cô Độc. Trong số 21 kinh thì 14 kinh Pali chọn các địa điểm này như kinh số 2, 3, 5, 7, 8, 11, 25, 43, 47, 96, 99, 117, 119, 139, trong khi bản chử Hán đề cập chỉ 3 kinh là kinh số 106, 210 và 141. Ngược lại, chúng ta thấy rằng bản chử Hán thiên về các địa điểm Vương xá thành, Trúc lâm, công viên Chia-lan-to. Và 6 kinh đề cập những địa điểm này là những kinh số 89, 178, 211, 150, 152, 165, trong khi chỉ một kinh Pali đề cập những địa điểm này là kinh số 44. Bản chữ Hán cũng thiên về Chu-lou-shou, Chien-mo-se-t’an như kinh số 10, 103, 186 và 189.

Như vậy trong số 98 kinh nghiên cứu so sánh, có 21 kinh có địa điểm khác nhau, trong khi có đến 62 kinh địa điểm giống nhau, và 15 kinh có địa điểm gần giống; cho thấy gần 80 phần trăm tương đồng giữa hai bản dịch và điều này chứng tỏ cả hai bản lấy nội dung từ một nguồn duy nhất hoặc gần giống nhau, có lẽ là tạng kinh xưa đã mất, và cũng chứng tỏ vào lúc kết tập bằng tiếng Sanskrit Pàli, truyền thống khẩu quyết còn sống động trong ký ức những nhà kết tập. Nhưng chúng ta cũng nên cố giải thích sự khác nhau về địa điểm trong 21 kinh. Trước hết có thể rằng cũng kinh ấy được đức Phật giảng tại nhiều nơi khác nhau. Trong 45 năm thuyết pháp của Ngài, điều chắc chắn là cùng một kinh ấy được lặp lại tại nhiều nơi. Và điều này cũng giải thích sự khác nhau về địa điểm của một số kinh. Như trong NC 95, kinh C 31,Phân biệt Thánh đế, nói đến địa danh Câu Lâu Sấu (Chu-lou-shou), Chien-mo-sê-t’an là địa điểm thuyết kinh, trong khi kinh tương đương, P 141, nói địa điểm thuyết kinh là vườn Nai (Migadàya), Chư thiên đọa xứ (Isipatana), Dàrànasì. Lại nữa, chúng ta nhận thấy những nhà kết tập kinh Pali thích các địa điểm như Xá Vệ, Kỳ Viên, vườn Cấp Cô Độc trong khi những nhà kết tập kinh C thích để Vương Xá thành, và Câu Lâu Sấu, Chien-mo-sê-t’an. Vậy đối với những kinh này, mà ký ức về chúng đã khá mờ nhạt trong trí nhớ của người kết tập, thì họ thích để những địa danh đã từng là căn cứ địa của tông phái họ, hoặc là quê hương của họ. Một lý do khác giải thích sự khác biệt về địa điểm của một số kinh có lẽ là do lỗi lầm của những nhà biên tập. Như chúng ta tìm thấy trong NC 37, C217, Bát thành kinh, nói đến miền Bắc của thành Thi Nhiếp Hòa (T’i-shê-ho) thuộc nước Câu Tát La (Chu-so-lo), nhưng trong NC 54, miền bắc của Thi Nhiếp Hòa được nói là thuộc nước Câu Lâu Sấu (Chu-lou-shou). Trong nhiều kinh, như NC 2, NC 9, NC 34,… Chien-mo-sê-t’an được nói là thuộc nước Câu Lâu Sấu nhưng trong NC 93 thành ấy được nói là thuộc nước Bà Kỳ Sấu (P’o-ch’i-shou). Trong NC 40, C14 nói Tôn giả La Vân (Lo-yun) trú tại rừng Suối Nóng, nhưng P61 nói ở Ambalatthikà. Vậy một trong hai nhà kết tập đã nhầm. Trong NC 66, C196 nói thôn Xá Di (Shê-mi) thuộc xứ Bạt Kỳ (P’o-chi), nhưng P104 nói thôn này, Sàmagàma, tức Xá Di, thuộc về dân chúng Kuru. Trong số những kinh có địa điểm khác nhau, có hai kinh đáng chú ý. Trong NC 6, C93 nói kinh này được giảng khi đức Phật vừa thành đạo không lâu, và địa điểm là Yu-pei-lo trên bờ sông Ni Liên (Mi-lien-jan) dưới cây Ni Câu Luật (A-yeh-ho-lo-ni-chu-lei). Theo truyền thống, đức Phật đến thành Ba La Nại (Bàrànasì) để chuyển bánh xe pháp và độ năm Tỳ-kheo làm những đệ tử đầu tiên của Ngài. Rồi Ngài trở về Uruvelà để hóa độ ba anh em Ca Diếp (Kassapa). Vậy nếu kinh này được giảng trước khi đức Phật đi đến thành Ba La Nại, thì sẽ khó giải thích được sự hiện hữu của các Tỳ-kheo nói trong kinh. Bởi thế sự bất đồng này có lẽ là do sự nhầm lẫn của những nhà kết tập, hoặc do sự khác nhau giữa các tông phái Phật giáo khi nói về những nơi Phật đi đến sau khi vừa giác ngộ. Trong NC 95, bản P nói đến Ba La Nại, Chư thiên đọa xứ, vườn Nai là địa điểm thuyết kinh P141, Đế phân biệt (Saccavibhangasutta). Trong kinh này Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích bốn chân lý cao cả theo cách tương tự như kinh Chuyển Pháp luân (Dhammacakkapavattanasutta); bởi thế những nhà kết tập P để địa điểm giống nhau, nghĩa là Ba La Nại, Chư thiên đọa xứ và vườn Nai. Sự chọn lựa địa điểm Chien-mo-sê-t’an trong Chu-lou-shou trong kinh C ở đây rất có ý nghĩa. Một nét đặc sắc đáng chú ý trong NC 31: kinh C nói về Tỳ Xá Khư (Pi-shê-ch’u), một nữ cư sĩ nổi danh đặt những câu hỏi về pháp với Tỳ-kheo ni (bhiksunì) Phác Lạc (Fa-lo), bởi thế địa điểm của kinh này là Xá Vệ (Shê-wei) nơi Tỳ Xá Khư ở. Nhưng bản P nói Tỳ Xá Khư (Visàkha) là chồng trước kia của Tỳ-kheo ni Pháp lạc (Dhammadinnà), người xuất gia và cư trú tại Vương Xá (Ràjagaha). Bởi thế bản P nói kinh này thuyết tại Vương Xá. Nhưng cả hai bản kinh đều có nội dung giống nhau. Sự bất đồng này chứng tỏ những nhà kết tập không chú ý lắm đến địa điểm thuyết kinh.

 

Các bài viết trong sách
36. Phần Ba

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app