Mở Rộng Hiểu Biết Về Chánh Dịnh Là Gì

MỞ RỘNG HIỂU BIẾT VỀ CHÁNH ĐỊNH LÀ GÌ

Chánh Định là Tứ thiền, nhưng ngược lại, Tứ Thiền không phải là Chánh định.

Mặt trời là Nóng và Sáng, nhưng ngược lại Nóng và Sáng không phải là Mặt trời – ví dụ cái bóng đèn.

Right concentration is the Four Jhānas, but in contrast the Four Jhānas are not Right Concentration. The Sun is Hot and Bright, but in contrast Hot and Bright are not the Sun – light bulb, for example.

Niết Bàn là Vô Ngã, nhưng Vô Ngã không phải là Niết bàn – ví dụ như cục đất là Vô Ngã nhưng không phải là Niết Bàn. Nibbāna is Anatta, but Anatta is not Nibbāna – for example, a piece of earth is Anatta but not Nibbāna.

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Ghi chú

[lwptoc]

[1] CHÁNH ĐỊNH LÀ NHẤT TÂM ĐƯỢC TƯ TRỢ CỦA 7 CHI PHẦN BÁT THÁNH ĐẠO

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 117. Ðại kinh Bốn mươi

… Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ?

Chính là ① chánh kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm.

Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

[2] CHÁNH ĐỊNH LÀ NHẤT TÂM VỚI ĐIỀU KIỆN TỐI CẦN, ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT LÀ 7 CHI PHẦN CỦA BÁT THÁNH ĐẠO

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương ưng đạo – III: Phẩm tà tánh – 28. Ðịnh

… Rồi Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chánh định với sở y (saupanisam), với tư lường (saparikkhàram). Hãy lắng nghe.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định với sở y, với tư lường? Tức là ① chánh tri kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm.

Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, có bảy chi phần này làm tư lường [điều kiện tiên quyết]. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh chánh định với sở y [điều kiện tối cần], với tư lường [điều kiện tiên quyết].[Unification of mind with these seven factors as prerequisites is called noble right immersion ‘with its vital conditions’ and ‘with its prerequisites’.”]

[3] CHÁNH ĐỊNH DO CHÁNH NIỆM ĐƯỢC KHỞI LÊN

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 117. Ðại kinh Bốn mươi

… Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?

Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên.
Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên.
Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên.
Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên.
Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên.
Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên.
Chánh định do chánh niệm được khởi lên.
Chánh trí do chánh định được khởi lên.
Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.

[4] CHÁNH ĐỊNH LÀ TỨ THIỀN TRONG BÁT THÁNH ĐẠO

Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 22. Kinh Ðại Niệm xứ

 
… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định (Sammāsamādhi) ?

1. Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất (Pathama-jhana), một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

2. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai (Dutiya-jhana), một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

3. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba (Tatiya-jhana).

4. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư (Catuttha-jhana), không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định (Sammāsamādhi).

[5] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH LIÊN HỆ ĐẾN VIỄN LY, LIÊN HỆ ĐẾN LY THAM, LIÊN HỆ ĐẾN ĐOẠN DIỆT, HƯỚNG ĐẾN TỪ BỎ.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương ưng đạo I: Phẩm vô minh – 9. Sùka (Râu lúa mì)

… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có kiến được đặt hướng chân chánh, con đường tu tập được đặt hướng chân chánh, đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, chứng đạt Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

… tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ … Chánh nghiệp … Chánh mạng … Chánh tinh tấn … Chánh niệm …

… tu tập CHÁNH ĐỊNH LIÊN HỆ ĐẾN VIỄN LY, LIÊN HỆ ĐẾN LY THAM, LIÊN HỆ ĐẾN ĐOẠN DIỆT, HƯỚNG ĐẾN TỪ BỎ.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy do kiến được đặt hướng chân chánh, do con đường tu tập được đặt hướng chân chánh, nên đâm thủng vô minh, minh được sanh khởi, chứng được Niết-bàn.

tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ

[6] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH NHIẾP PHỤC THAM SÂN SI

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương ưng đạo I: Phẩm vô minh – 4. Bà La Môn

Chánh tri kiến, này Ānanda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.

Chánh tư duy, này Ānanda, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
Chánh ngữ … Chánh nghiệp … Chánh mạng … Chánh tinh tấn … Chánh niệm …

CHÁNH ĐỊNH, NÀY ĀNANDA, ĐƯỢC TU TẬP, ĐƯỢC LÀM CHO VIÊN MÃN, CUỐI CÙNG ĐƯA ĐẾN NHIẾP PHỤC THAM, NHIẾP PHỤC SÂN, NHIẾP PHỤC SI.

Này Ānanda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu như thế này: “Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Ai được tín, trí tuệ,
Thường xuyên liên kết lại,
Lấy hổ thẹn làm cán,
Lấy ý làm ách xe.
Niệm là người đánh xe,
Biết hộ trì, phòng hộ,
Cỗ xe lấy giới luật
Làm vật dụng cho xe.
Thiền là trục bánh xe,
Tinh tấn là bánh xe,
Xả là định thường hằng,
Vô dục là nệm xe.
Vô sân và vô hại,
Viễn ly là binh khí,
Nhẫn nhục là áo giáp,
An ổn khỏi khổ ách,
Làm mục đích đạt đến,
Cỗ xe được chuyển vận.
Pháp này tự ngã làm,
Trở thành thuộc tự ngã.
Là cỗ xe thù thắng,
Vô thượng, không sánh bằng.
Ngồi trên cỗ xe ấy,
Bậc Trí thoát ly đời,
Chắc chắn, không sai chạy,
Họ đạt được chiến thắng.

[7] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH NHƯ THẬT RÕ BIẾT TỨ THÁNH ĐẾ

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – I: Phẩm định – 1. Ðịnh

… Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định (samādhi). Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì?

① Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ”.
② Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ tập”.
③ Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.
④ Như thật rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết.
Do vậy, này các Tỷ-kheo,

① một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”;
② một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”;
③ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”;
④ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

[8] CHÁNH ĐỊNH LÀ KHÔNG ĐỊNH, VÔ TƯỚNG ĐỊNH, VÔ NGUYỆN ĐỊNH ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh -Aṅguttara nikāya xvi. Phẩm lõa thể – 163. Ðịnh 

… Ðể thắng tri THAM ÁI, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập.
Thế nào là ba?

① Không định (suññata samādhi)
② vô tướng định (animitta samādhi),
③ vô nguyện định (appaṇihita samādhi).

Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để ① biến tri, ② biến diệt, ③ đoạn tận, ④ diệt tận, ⑤ trừ diệt, ⑤ ly tham, ⑥ đoạn diệt, ⑦ trừ khử, ⑧ từ bỏ THAM, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân… từ bỏ si… từ bỏ phẫn nộ… từ bỏ hận… từ bỏ giả dối… từ bỏ não hại… từ bỏ tật đố… từ bỏ xan lẫn… từ bỏ man trá… từ bỏ phản bội… từ bỏ ngoan cố… từ bỏ bồng bột nông nổi… từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn… từ bỏ kiêu… từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

[9] THẾ NÀO LÀ ĐỊNH VÀ ĐỊNH TU TẬP?

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 44. Tiểu kinh Phương quảng

… ① thế nào là định, ② thế nào là định tướng, ③ thế nào là định tư cụ, ④ thế nào là định tu tập?

– Hiền giả Visākha,

① Nhất tâm là định,
② Bốn Niệm Xứ là định tướng,
③ Bốn Tinh cần là định tư cụ,
④ Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.

[10] CHỨNG ĐẮC 4 THIỀN CHỈ (SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI) KHÔNG PHẢI LÀ ĐOẠN GIẢM PHIỀN NÃO, LẬU HOẶC

Nguồn trích dẫn: Toát yếu Kinh Trung Bộ – 8. Kinh Đoạn Giảm

… Phật nói đến những cách hiểu sai lạc về đoạn giảm. Những vị chứng đắc bốn thiền tự cho thế là sạch cấu uế, nhưng Phật dạy đấy gọi là “hiện tại lạc trú” chứ không phải đoạn giảm trong giới luật của Ngài. Những vị chứng bốn định vô sắc hay 4 không cũng tự cho là sạch cấu uế, nhưng đấy chỉ là “tịch tịnh trú” trong giới luật Ngài, chưa phải là đoạn giảm.

Rồi Ngài dạy thế nào là đoạn giảm thật sự qua 4 pháp môn:

① Muốn diệt trừ cấu uế, trước hết là khởi tâm làm ngược lại các thói xấu đã kể trên, vì sự khởi tâm rất có lợi cho các thiện pháp. ÐẤY LÀ PHÁP MÔN KHỞI TÂM.

② Mỗi thói ấy đều có một đức ngược lại với nó, nên dùng đức ấy để đối trị, như lấy bố thí đối trị xan tham. ÐẤY LÀ PHÁP MÔN ĐỐI TRỊ.

③ Trong khi tất cả bất thiện đều hướng hạ, thì cái ngược lại với chúng là hướng thượng; ví dụ với người xan tham thì có pháp bố thí để đưa mình đi lên. ÐẤY LÀ PHÁP MÔN HƯỚNG THƯỢNG.

④ Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát [với tất cả cấu uế khác cũng vậy]. ÐẤY LÀ PHÁP MÔN HOÀN TOÀN GIẢI THOÁT.

… Chẳng phải tu khổ hạnh
Mà gọi là đoạn giảm
Chẳng phải chứng bốn thiền (sắc giới)
Mà gọi là đoạn giảm
Chẳng phải chứng bốn Không (vô sắc giới)
Mà gọi là đoạn giảm
Bốn thiền trong pháp Phật
Gọi là “hiện tại lạc”
Còn bốn định vô sắc
Gọi là “tịch tịnh trú”.
Nghĩa của sự đoạn giảm
trong giáo pháp Như lai
Là trừ tâm uế nhiễm
Ðể đoạn ác, giảm ngu.

Nguồn trích dẫn:  Chánh tạng, Kinh Trung Bộ – 8. Kinh Đoạn Giảm

[11] ĐỊNH TỨ THIỀN DẪN ĐẾN HIỆN TẠI LẠC TRÚ, ĐỊNH “QUÁN VỀ SINH DIỆT CỦA NGŨ UẨN” DẪN ĐẾN ĐOẠN TẬN MỌI LẬU HOẶC

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – V. Phẩm rohitassa – (I) (41) Ðịnh

– Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Thế nào là bốn?

1. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.
2. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến.
3. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
4. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện… chứng đạt và an trú sơ thiền… thiền thứ hai… thiền thứ ba… thiền thứ tư.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý tưởng ánh sáng, an trú tưởng ban ngày, ngày như thế nào thời đêm như vậy, đêm như thế nào thời ngày như vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có bị bao phủ, tu tập tâm đến chỗ sáng chói.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo, thọ khởi lên được rõ biết, thọ an trú được rõ biết, thọ chấm dứt được rõ biết; tưởng khởi lên được rõ biết, tưởng an trú được rõ biết, tưởng chấm dứt được rõ biết; tầm khởi lên được rõ biết, tầm an trú được rõ biết, tầm chấm dứt được rõ biết.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do tàm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo TRÚ TÙY QUÁN SANH DIỆT TRONG NĂM THỦ UẨN: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt; đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt; đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt; đây là các hành, đây là các hành tập khởi, đây là các hành chấm dứt; đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt.

Này các Tỷ-kheo, đây là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Và cũng về vấn đề này, Ta có nói đến trong phẩm về mục đích, trong kinh gọi là “Các câu hỏi của Punnaka”.

Do tư sát, ở đời,
Các sự vật thắng, liệt,
Không vật gì ở đời,
Làm vị ấy dao động.
An tịnh, không mờ mịt,
Không phiền não, không tham,
Ta nói vị ấy vượt,
Qua khỏi sanh và già.

[12] CHÁNH ĐỊNH VÀ TÀ ĐỊNH KHỞI SINH DO NHÂN DUYÊN GÌ

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương ưng ðạo – I: Phẩm vô minh – 1. Vô Minh

… Thế Tôn nói như sau:

– Khi nào vô minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm, vô quý nối tiếp theo.

Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo, tà kiến sanh.

Ðối với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh.
Ðối với kẻ có tà tư duy, tà ngữ sanh.
Ðối với kẻ có tà ngữ, tà nghiệp sanh.
Ðối với kẻ có tà nghiệp, tà mạng sanh. Ðối với kẻ có tà mạng, tà tinh tấn sanh.
Ðối với kẻ có tà tinh tấn, tà niệm sanh.
Ðối với kẻ có tà niệm, tà định sanh.

Khi nào minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các thiện pháp, thời tàm và quý nối tiếp theo.

Với kẻ được minh chi phối, có trí, này các Tỷ-kheo, chánh kiến sanh.

Ðối với vị chánh kiến, chánh tư duy sanh.
Ðối với vị chánh tư duy, chánh ngữ sanh.
Ðối với vị chánh ngữ, chánh nghiệp sanh.
Ðối với vị chánh nghiệp, chánh mạng sanh.
Ðối với vị chánh mạng, chánh tinh tấn sanh.
Ðối với vị chánh tinh tấn, chánh niệm sanh.
Ðối với vị chánh niệm, chánh định sanh.

 

[13] TÀ ĐỊNH VÀ TÀ ĐẠO

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: tương ưng ðạo – III: Phẩm tà tánh – 24. Ðạo Lộ (2)

… Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, với người tại gia hay với người xuất gia, Ta không tán thán tà đạo lộ.

Người tại gia hay người xuất gia, theo tà hạnh, này các Tỷ-kheo, do vì tà hạnh và nhân tà hạnh, vị ấy không phải là người phát huy (àràdhaka) chánh lý (nàyam), pháp (dhammam), và thiện (kusatam).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ?

Tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà niệm, tà tinh tấn, tà định.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo lộ. Ðối với người tại gia hay người xuất gia, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán tà đạo lộ.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app