Luận Giải Kinh Sa Môn Quả – Chương Ii. Giải Từ Đoạn 160 Đến Hết Đoạn 163

Luận giải Kinh Sa Môn Quả – Chương II. Giải từ đoạn 160 đến hết đoạn 163

Chánh kinh.

Sāmaññaphalapucchā.

(Câu hỏi Sa-môn quả).

  1. “Atha kho rājā Māgadho Ajātasattu Vedehiputto yāvatikā nāgassa bhūmi nāgena gantvā, nāgā paccorohitvā pattiko va yena maṇḍalamālassa dvāraṃ.

Lúc bấy giờ, Ajātasattu, con bà Vedehi, vua nước Magadha đi cho đến chỗ voi có thể đi được, rồi xuống voi đi đến cửa căn nhà tròn.

Teṅupasaṃkami, upasaṃkamitvā Jīvakaṃ komārabhaccaṃ etad’avoca:

Khi đến nơi liền nói với Jīvaka komārabhacca:

“Kahaṃ pana samma Jīvaka Bhagavāti?”.

“Này Jīvaka thân, Thế Tôn đang ở đâu?”

“Eso mahārāja Bhagavā.

“Thưa Ðại vương, vị ấy là Thế Tôn.

Eso mahārāja Bhagavā majjhimaṃ thaṃbhaṃ nissayā puratthābhimukho nissino purakkhato bhikkhusaṅghassāti”.

Thưa Ðại vương, Thế Tôn ngồi giữa như cột trụ thẳng đứng, mặt hướng phía Đông, trước mặt chúng Tỳ-khưu.

Giải.

* “Đất của voi” (nāgassa bhūmi). “Nāgassa bhūmīti” yattha sakkā hatthiṃ abhirūḷhena gantuṃ, ayaṃ nāgassa bhūmi nāma (At):

Nơi voi có thể đi đến cuối cùng (abhirūḷhena), nơi ấy gọi là “đất của voi.

* “Nơi xuống voi” (nāgā paccorohitvā). “Nāgā pācrohitvāti” vihārassa bahidvārakoṭṭhske hatthito orohitvā (At):

“Nơi xuống voi” là đang ở ngoài cổng chính.

Ngay cả khi rời lưng tượng, đặt chân xuống đất ở ngoài cổng chính và suy nghĩ đến sự tôn nghiêm của Đức Thế Tôn.

Chính điều này lại làm cho vua Ajātasattu phát sinh sự sợ hãi.

Toàn thân nhà vua toát mồ hôi, y phục đang mặc trên mình gây khó chịu đến nỗi nhà vua muốn cởi bỏ đi.

Đức vua nhớ lại tội lỗi của mình và sự sợ hãi khủng khiếp đã trải qua.

Đức vua không thể đi thẳng đến chỗ Đức Thế Tôn mà nắm lấy tay Jīvaka và đi vòng quanh như thể đang đi thăm tịnh xá để trấn an tâm và nói:

– Này Jīvaka thân, ngươi xây dựng nơi này rất tốt. ngươi xây dựng nơi này rất tốt.

Tán dương tịnh xá cũng là cách trấn an tâm của Đức vua.

Tán dương tịnh xá vừa xong, vua Ajātasattu cũng vừa đến cửa căn nhà tròn.

* “Này Jīvaka thân, Thế Tôn ở tại đâu?”.

Tại sao vua Ajātasattu lại hỏi: “Đức Thế Tôn đang ở đâu?”.

Có người cho rằng “vì Đức vua không biết mặt Đức Thế Tôn”. Họ nói rằng khi còn trẻ, nhà vua cùng với vua cha đến yết kiến Đức Thế Tôn, nhưng sau đó do kết thân với Devadatta, nên đã giết cha, cho người ám sát Đức Thế Tôn như: Sai cung thủ ám sát Đức Thế Tôn, thả voi Dhanapāla (Hộ tài)([1]) rượt Đức Phật nên không được diện kiến Đức Thế Tôn, vì vậy, nhà vua không nhận ra Đức Thế Tôn.

Thật ra, không phải như vậy, vì Đức Thế Tôn đang ngồi giữa căn nhà tròn với chúng Tỳ-khưu, như vầng trăng tròn với các vì sao.

Với những đại nhân tướng hoàn hảo, Đức Thế Tôn rọi sáng toàn bộ căn nhà tròn với vầng hào quang sáu màu. Ai mà không nhận ra Đức Thế Tôn?

Vua Ajātasattu hỏi điều này theo thói quen kiểu cách, cầu kỳ của “người có quyền lực” (issariyalīlā).

Người thuộc dòng Sát-đế-lỵ, có tính cách cầu kỳ là:”Tuy biết nhưng vẫn hỏi như thể họ không biết”. Tại sao?

Để chứng tỏ có uy quyền, có ai dám không trả lời khi Đức vua hỏi đâu.

Nghe Đức vua hỏi, lương y Jīvaka nghĩ: “Đức vua đang đứng trước mặt Đức Thế Tôn mà còn hỏi: “Đức Thế Tôn đang ở đâu?”.

Ví như người đang đứng trên mặt đất mà còn hỏi “đất ở đâu?”, hay như người đang nhìn lên trời lại hỏi “mặt trăng và mặt trời ở đâu?”, hay như một người đang đứng dưới chân núi Tudi (Sineru) lại hỏi “núi Tu-di ở đâu?”.Ta sẽ chỉ cho nhà vua.

Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn thật tôn kính, Jīvaka nói với vua Ajaatasattu“vị ấy là Đức Thế Tôn, thưa Đại vương …”.

* “Trước mặt” (purakkhato).

Purakkhatoti parivāretvā nisinnassa purato nisinno (At):

Trước mặt là “ngồi trước, (chư Tỳ-khưu) ngồi theo sau”.

Chánh kinh.

  1. Atha kho rājā Māgadho Ajātasattu Vedehiputto yena Bhagavā ten’upasaṅkami.

Ajātasattu, con bà Vedehi, vua nước Magadha liền tiến đến chỗ Thế Tôn, khi đến rồi, vua đứng một bên.

Upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi, ekamantaṃ ṭhito kho rājā Māgadho Ajātasattu Vedehiputto tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ anuviloketvā rahadam iva vippasanaṃ.

Sau đi đứng một bên, Ajātasattu, con bà Vedehi, vua nước Magadha nhìn khắp chúng Tỳ-khưu đang yên lặng an tịnh như một hồ nước trong

Udānaṃ udānesi: “Iminā me upasamena Udayibhaddo kumāro samannāgato hotu, ye’etarahi upasamena bhikkhusaṅgho samannāgatoti”.

Cảm hứng nói rằng:”Mong hoàng tử Udāyibhadda (Ưu-đà-di-bạt-đà) cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của các vị Tỳ-khưu này vậy”.

“Agamā kho tvaṃ mahārāja yathā pemanti?”

“Ðại vương, hình như tâm trí của Ðại vương nặng nhiều về tình thương thì phải?”.

“Piyo me bhante Udāyibhaddo kumāro.

“Bạch Thế Tôn, con thương hoàng tử Udāyibhadda rất nhiều.

Iminā me bhante upasamena Udāyibhaddo kumāro samanāgato hotu, yen’etarahi upasamena bhikkhusaṅgho samannāgatoti”.

Bạch Đức Thế Tôn, con mong rằng hoàng tử Udāyibhadda cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của chúng Tỳ-khưu này vậy”.

Giải:

* “Đến chỗ Thế Tôn, khi đến rồi vua đứng một bên (yena Bhagavā ten’upasaṅkami).

Yena Bhagavā ten’upasaṅkamīti yattha Bhagavā tattha gato, Bhagavato saṅtikaṃ upagatoti attho (At):

Nghĩa là “Đức Thế Tôn (ngồi) nơi nào thì đến nơi ấy, đi đến nơi gần Đức Thế Tôn, nơi thấy rõ mặt (saṅtike) Đức Thế Tôn”.

Tức là nơi “không quá gần”, cũng “không quá xa” để thấy rõ mặt Đức Thế Tôn, đồng thời không là “nơi trực diện với Đức Thế Tôn”.

Vì sao không đứng trực diện với Đức Thế Tôn?

Khi đứng trực diện là tỏ ra có sự đối kháng, Đức vua đứng một bên là tỏ thành ý “mong cầu được yết kiến”, đồng thời “biểu lộ ý cung kỉnh Đức Thế Tôn”.

Lại nữa, vào ban đêm có rất nhiều thiên nhân trên hư không đến chiêm ngưỡng Đức Như Lai, khi đứng trước mặt Đức Như Lai sẽ che tầm nhìn của những vị thiên nhân đang chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, các vị ấy phẫn nộ sẽ có nhiều tai hại.

Như vào đêm Đức Thế Tôn sắp viên tịch. Đại Đức Upavāna (vị thị giả trước đây của Đức Thế Tôn) đứng trước mặt Đức Thế Tôn và quạt hầu Ngài. Đức Thế Tôn đã rầy Đại Đức Upavāna([2]).

* “Đang yên lặng – đang yên tịnh” (tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtaṃ).

“Tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtanti yato yato anuviloketi, tato tato tuṇhībhūtamevāti attho (At):

Nghĩa là “nhìn nơi nào, ở đâu cũng đều yên lặng như vậy”.

Vua Ajātasattu nhìn chung quanh, thấy chư Tỳ-khưu đang ngồi hoàn toàn yên lặng, không vị nào cựa quậy tay chân hoặc ho.

Tuy có nhà vua, hoàng tộc, 500 cung phi xinh đẹp trên người đầy vật trang điểm, cùng đông đảo hội chúng đang đứng trước mặt Đức Thế Tôn, nhưng không vị nào nhìn lên. Tất cả chư Tỳ-khưu ngồi yên lặng hướng về Đức Thế Tôn, không hướng về Đức vua, không hướng về hội chúng của Đức vua.

Mặt khác, khi hội chúng của Đức vua thấy Đức vua đi đến gần bên Đức Thế Tôn, tất cả đều đứng yên lặng, không một tiếng ho. Và trong ngôi nhà tròn cũng như bên ngoài “đều yên tịnh”.

Một lần nữa, vua Ajātasattu cảm nhận được sự an tịnh; Đức vua nhìn thấy chư Tỳ-khưu ngồi yên lặng như hồ nước trong không vẩn đục, an tịnh như hồ nước trong không gợn sóng.

Vua Ajātasattu cảm hứng thốt lên:

* “Mong hoàng tử Udāyibhadda (Ưu-đà-di-bạt-đà) cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của các vị Tỳ-khưu này vậy”.

Có nghĩa là: “Mong cho hoàng tử cũng có được thân, khẩu, ý thanh tịnh và có cách an tịnh như các vị Tỳ-khưu này !”

Vua Ajātasattu nói như thế không có nghĩa là: “Mong cho hoàng tử xuất gia Tỳ-khưu và trở nên an tịnh như các vị Tỳ-khưu này”.

Sở dĩ Đức vua thốt lên như vậy vì: “Khi thấy chúng Tỳ-khưu an tịnh”, Đức vua chợt nhớ đến Hoàng tử Udayibhadda

Đây là đặc điểm tâm lý thường tình của con người, khi thấy được điều gì tốt đẹp thì nghĩ ngay đến người “mình thương yêu” nhất và mong cho người ấy có được hạnh phúc hay điều tốt đẹp ấy.

Vì sao Đức vua mong cho hoàng tử Udāyibhadda có được sự an tịnh?

Đức vua Ajātasattu nói như vậy vì lo sợ.

Nhà vua sợ điều gì?

Đức vua lo sợ Hoàng tử tạo nên tội đại nghịch như Đức vua là “sẽ giết cha”.

Vua Ajātasattu suy nghĩ: “Hoàng tử sẽ hỏi ta “vua cha vẫn còn trẻ, thế thì Thái Hoàng ở đâu?”.

Nếu nghe được “Vua cha đã giết Thái Hoàng” thì hoàng tử sẽ nghĩ “vậy ta cũng sẽ giết vua cha và lên nắm quyền”.

Do lo sợ như thế, nên Đức vua mong hoàng tử Udāyibhadda “có được sự an tịnh như chư Tỳ-khưu này vậy”.

Cho dù có lo sợ như thế, thực tế về sau hoàng tử Udāyibhadda cũng sát hại vua Ajātasattu.

Trong hoàng tộc này, tội giết vua cha đã lặp lại đến năm đời: Ajātasattu giết vua Bimbīsara, Udāyi giết Ajātasattu, Udāyi bị chính hoàng tử Mahāmuṇḍika sát hại; Mahāmuṇḍika bị hoàng tử Anuruddha giết và Anuruddha bị hoàng tử Nāgadāsa sát hại.

* “Đại vương, hình như tâm trí Đại vương nặng nhiều về tình thương thì phải?”

Bản sớ giải có nêu ra câu hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn hỏi trước như vậy?

Đáp rằng: Trước khi vua Ajātasattu thốt lên lời cảm hứng thì Đức Thế Tôn đã biết “Vua Ajātasattu đã đến và đứng im lặng”.

Ngài quán xét “vua Ajātasattu đang nghĩ gì?”.

Biết được ý nghĩ của vua Ajātasattu, Đức Thế Tôn suy nghĩ “nhà vua rất khó mở miệng trước với Như Lai vì đang mang mặc cảm phạm tội, nhà vua nhìn quanh chúng Tỳ-khưu và nhớ tới hoàng tử. Ta sẽ nói trước để tạo duyên cho nhà vua vậy”.

Nếu Đức Thế Tôn không lên tiếng trước thì vua Ajātasattu cũng không có cách nào để tác bạch với Đức Thế Tôn.

Do đó, ngay khi vua Ajātasattu thốt lên lời cảm hứng thì Đức Thế Tôn đã hỏi như trên.

Điều này có nghĩa: “Này Đại vương, như nước từ cao nguyên chảy xuống đồng bằng, cũng vậy khi nhìn thấy chúng Tỳ-khưu an tịnh thì tình thương của Đại vương hình như hướng về con mình”.

Ngay sau đó vua Ajātasattu vô cùng xúc động, nghĩ rằng: “Ôi, tuyệt vời làm sao ân đức của Đức Thế Tôn! Không ai tạo những tội ác như ta đã làm với Đức Thế Tôn.

Ta đã sát hại vị đại thí chủ (vua Bimbīsara) của Ngài; ta đã chấp nhận yêu cầu của Devadatta, cho người đi sát hại Ngài; ta đã thả voi Nāḷāgiri rượt đuổi Ngài.

Đức Thế Tôn không hề nói về một tội ác nào của ta, ngay khi Ngài có thể làm thế, giọng nói của Ngài thật êm dịu, không pha ý hiềm hận nào cả.

Ôi, Đức Thế Tôn có đầy đủ năm đặc tướng của vị Thánh A-la-hán([3]). Ta không nên từ bỏ vị thầy như thế này, không nên tìm vị thầy nào khác”.

Ngập tràn hoan hỷ với Đức Thế Tôn, vua Ajātasattu nói: “Bạch Thế Tôn, con thương hoàng tử Udāyibhadda rất nhiều …”.

Chánh kinh.

  1. “Atha kho rāja Māgadho Ajātasattu Vedehiputto Bhagavantaṃ abhivādetvā bhikkhusaṅghassa añjaliṃ paṇāmetvā ekaṃ antaṃ nisīdi.

“Lúc bấy giờ Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, đảnh lễ Thế Tôn, chấp tay vái chào chúng Tỳ-khưu, và ngồi xuống một bên.

Ekaṃ antaṃ nisinno kho rājā Māgadho Ajātasattu Vedehiputto Bhagavantaṃ etad’avoca:

Sau khi ngồi xuống một bên, Ajātasattu, con bà Vedehi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn:

“Puccheyyām’ahaṃ bhante Bhagavantaṃ kañcid’eva desaṃ, sace me Bhagavā okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyāti.

– Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề này, nếu Ngài cho phép con hỏi.

“Puccha mahārāja yad’ākaṅkhasīti”.

– Ðại vương cứ hỏi tùy theo ý muốn của Ðại vương”.

Giải.

* “Chấp tay vái chào chúng Tỳ-khưu” (bhikkhusaṅghassa añjaliṃ paṇāmetvā) .

Bhikkhusaṅghassa añjaliṃ paṇāmetvāti evaṃ kirassa ahosi Bhagavantaṃ vanditvā itocito ca gantvā bhikkhusaṅghaṃ vandantena ca bhagavā piṭṭhito kātabbo hoti, garukāropi cesa nahoti (At):

Khi đã “cúi mình” (itocito) đảnh lễ Đức Thế Tôn đúng cách, (vị ấy) hướng đến đảnh lể chư Tỳ-khưu phía sau lưng Đức Thế Tôn, đó là việc cần làm, là việc đáng làm.

Đảnh lễ có 6 cách:

1- Chấp tay quỳ một chân như Phạm thiên (abhivāda).

2- Chấp tay quỳ 2 chân (vandanākāra).

3- Cúi đầu (nipaccanākāra).

4- Chấp tay lại (añjalikamma)

5- Chấp tay lại xá xuống (namakāra).

6- Quỳ mọp xuống đảnh lễ (namasakāra)([4]).

Trong cách “quỳ mọp xuống” lại có 2 cách:

– Năm chi chạm đất: Là đầu, 2 khuỷu tay và 2 đầu gối chạm đất.

– Không đủ 5 chi chạm đất.

Đức vua Ajātasattu đảnh lễ Đức Thế Tôn bằng cách “cúi mình xuống” (abhivādeti), đối với chư Tỳ-khưu chỉ chấp tay lại (añjali).

Vì sao vậy?

Đức vua hành động như vậy vì nghĩ rằng: “Đức Thế Tôn xuất thân từ dòng Sát-đế-lỵ, Ngài là trưởng thượng, là bậc an tinh”.

Hiện tại, hội chúng của ta đang đứng, nếu ta quỳ xuống thì hội chúng của ta cũng quỳ xuống, nhưng vậy sẽ làm kinh động sự an tịnh. Vậy ta hãy cúi mình đảnh lễ Đức Thế Tôn để bày tỏ sự tôn kính đối với Ngài, đồng tthời duy trì được sự an tịnh”.

Do đó, Đức vua chỉ “cúi mình” đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Đối với chư Tỳ- khưu, Đức vua suy nghĩ “các Ngài là đệ tử của Đức Thế Tôn, ta không thể đảnh lễ các Ngài như đảnh lễ Đức Thế Tôn, nhưng ta cũng bày tỏ sự cung kính các Ngài qua sự an tịnh mà các Ngài đạt được, bằng cách “chấp tay hướng về các Ngài”.

Đức Thế Tôn biết vua Ajātasattu muốn tìm hiểu pháp an tinh, khi Đức vua ngỏ ý muốn hỏi, Đức Thế Tôn dạy:

* “Đại vương cứ hỏi tùy theo ý muốn” (puccha mahārāja yad’ākaṅkhasi).

“Hỏi tùy theo ý muốn”. Nghĩa là “trả lời câu hỏi không phải là gánh nặng đối với Như Lai”.

Hay: “Như lai sẽ trả lời mọi câu hỏi của Đại vương”.

Lại nữa, câu nói “cứ hỏi tùy theo ý muốn”. Lời nói này không phổ biến ngay cả với các vị Phật Độc Giác, các vị Thượng thủ thinh văn hay các vị Thánh Đại đệ tử.

Các vị ấy sẽ nói: “Cứ hỏi tùy theo ý muốn, khi nghe xong ta sẽ (cố gắng) trả lời”.

Chỉ có Đức Chánh giác mới nói “cứ hỏi tùy theo ý muốn”. Vì sao?

Vì Đức Thế Tôn biết tất cả các pháp, biết rõ quyền nào mạnh, quyền nào yếu, phiền não nào nặng, phiền não nào nhẹ của đối tượng đang hỏi.

Phật Độc giác, Thánh thượng thủ thinh văn hay các vị Thánh Đại đệ tử không có trí này.

Lại nữa, “cứ hỏi tùy theo ý muốn “ là câu nói “không hạn chế”.

Tức là ngay cả đại chúng, vua chúa, chư thiên, Sa-môn, Bà-la-môn tháp tùng với Đức vua đều có thể đặt câu hỏi với bậc Giác ngộ thông qua vua Ajātasattu.

Chánh kinh.

  1. “Yathā nu kho imāni bhante puthusippāyatanāni seyyathīdaṃ hatthīrohā assārohā ratthikā dhanuggahā celakā calakā piṇḍadāvikā uggā rājaputtā pakkhandino mahānāgā sūrā cammayodhino dāsakaputtā āḷārikā kappakā nahāpakā sudā mālākārā rajakā pesakāra naḷakārā kumbhakārā gaṇakā muddikā yāni vā pan’aññāni pi evaṃ gatāni puthusippāyatanāni – te diṭṭh’ eva dhamme sandiṭṭhikaṃ sippaphalaṃ upajīvanti.

Bạch Đức Thế Tôn, cũng như các công nghệ chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, quân thuật sư, quân kỳ binh, nguyên súy, chiến sĩ, thượng sĩ quan, thám tử, dõng sĩ can đảm như voi chúa, anh hùng, trang giáp binh, nô lệ xuất thân, hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả thiết thực hiện tại từ công nghiệp chức nghiệp của chúng.

Te, tena attānaṃ sukhenti pīneṇti.

Chúng giúp cho tự thân được sống an lạc, hạnh phúc.

Mātāpitaro sukhenti pīṇenti.

Chúng giúp cho cha mẹ được sống an lạc, hạnh phúc.

Puttadāraṃ sukhenti pīṇenti.

Chúng giúp cho vợ con được sống an lạc hạnh phúc.

Mittāmacce sukhenti pīṇenti.

Chúng giúp cho bạn bè được sống an lạc hạnh phúc.

Samaṇabrahmaṇesu uddhaggikaṃ dakkhiṇaṃ patiṭṭhāpenti sovaggikaṃ sukhavipākaṃ saggasamvattanikaṃ.

Chúng dâng các vật cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời.

Sakkā nu kho bhante evaṃ evaṃ diṭṭh’eva dhamme sandiṭṭikaṃ sāmaññaphalaṃ paññāpetum ti?”.

Bạch Thế Tôn, Ngài có thể chỉ cho rõ ràng kết quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?

Giải:

Được Đức Thế Tôn khuyến khích đặt câu hỏi với bậc Giác Ngộ, vua Ajātasattu hỏi về quả báo của Sa-môn hạnh.

Mục đích trong câu hỏi của vua Ajātasattu là: “Bạch Thế Tôn, Ngài có thể chỉ ra được bất kỳ quả thiết thực của hạnh Sa-môn giống như quả thiết thực của nhiều nghề thiện xảo trên thế gian mà một số người có được?”.

Do đó khi nói về những người sống bằng những nghề thiện xảo này, vua Ajātasattu đề cập đến nhiều nghề khác nhau.

Ngoại trừ hai cách hỏi có tính “dẫn nhập” như trên, có 5 cách hỏi khác là:

a- Hỏi để thấy, để biết điều mình chưa hiễu, chưa thấy (adiṭṭhajotanā pucchā).

b- Hỏi điều mình đã biết, cho càng thêm rõ (diṭṭhasandanā pucchā).

c- Hỏi để dứt bỏ hoài nghi (vimaticchedanā pucchā).

d- Hỏi để người trả lời xác nhận ý kiến mình (anumati pucchā).

e- Hỏi với ý nghĩ “nếu người không biết thì mình trả lời” (kathetukamyatā pucchā) ([5]).

Câu hỏi của vua Ajātasattu là “hỏi để biết điều chưa biết”.

* “Quả của Sa-môn hạnh” (samaññaphala).

Là quả báo thiết thực của sự an tịnh tâm, đây là mục đích mà vua Ajātasattu muốn biết, vì Đức vua luôn lo sợ.

Lại nữa, Đức vua băn khoăn vì sao Devadatta là vị Sa-môn lại chống đối với Đức Phật? Như vậy, gọi là Sa-môn hạnh thì phải như thế nào?

Sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng về quả thiết thực của hạnh Sa-môn, đức vua đã hoan hỷ.

Sau khi sám hối tội lỗi để an tịnh tâm, đức vua không còn lo sợ, “giấc ngủ” không còn là “nỗi kinh hoàng”.

Vị có được sự an tịnh, vị ấy gọi là “bậc Sa-môn” hay “bậc xuất gia”.

Trong ý nghĩa mở rộng, thì Sa-môn hạnh là “con đường trung đạo” và quả Sa-môn chính là bốn Thánh quả: Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán.

“Này các Tỳ-khưu, Ta sẽ giảng cho các ngươi về Sa-môn hạnh và quả Sa-môn hạnh. Hãy lắng nghe.

Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Sa-môn hạnh?. Chính là Thánh đạo tám ngành này. Tức là chánh kiến…. chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Sa-môn hạnh.

Và này các Tỳ-khưu, thế nào là quả Sa-môn hạnh? Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả, A-la-hán quả. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là quả Sa-môn hạnh”.([6])

Mục đích Sa-môn hạnh là gì?

“Này các Tỳ-khưu, thế nào là mục đích Sa-môn hạnh? Này các Tỳ-khưu, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Đây gọi là mục đích Sa-môn hạnh (sāmannattho)”(sđd).

Vì vua Ajātasattu không biết những điều này. Do vậy, vua Ajātasattu đưa ra những quả thiết thực của người hành các loại nghề.

“Những quả thiết thực của các ngành nghề là gì”?

Là sống được an lạc, giúp cho cha mẹ, vợ con, bằng hữu có được sự an lạc, cúng dường đến các Sa-môn, Bà-la-môn để tạo phước lành trong tương lai.

Thế nào là “sự an lạc” ?

Đó chính là thọ hưởng bốn món vật dụng: Vật thực, y phục, trú xứ và dược phẩm một cách đầy đủ.

“Tự mình an lạc là “thọ dụng bốn món vật dụng đầy đủ”. Ngoài ra, còn phải tránh xa “cửa vào bại vong”.

“Người đắm say nữ nhân. Đắm say rượu cờ bạc.

Hoang phí mọi lợi đắc. Chính cửa vào bại vong”.([7])

Người sống an lạc theo phương thức trên sẽ làm tăng trưởng sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, tuệ và tài sản.

Và điều này cũng được xem là “quả Sa-môn thứ nhất”.

Việc phụng dưỡng cha mẹ sống được an lạc, cũng không ngoài bốn món vật dụng kể trên, phát sinh từ những nghiệp nghệ đã nêu trên.

Ngay trong hiện tại, người phụng dưỡng mẹ cha nhận được quả an lành với nhiều hình thức như: Được khen là bậc hiếu hạnh, làm cho mẹ cha hài lòng và chính người ấy cũng tự hoan hỷ …. Như thế nào?

– Người ấy nghĩ rằng: “Mẹ cha đã khó nhọc nuôi dưỡng ta khôn lớn bằng tấm lòng từ bi, không ai có ân đức với ta như mẹ cha. Khi ta phụng dưỡng mẹ cha, khiến các vị ấy cũng hân hoan rằng: “Chúng ta có được người con tốt, hiếu hạnh…”.

– Nếu cha mẹ có tài sản để lại, cũng hài lòng vì “ta xứng đáng thừa hưởng di sản ấy”; nếu không có di sản, các vị cũng hài lòng tán dương đến ta là “người con hiếu thảo”…

Người phụng dưỡng cha mẹ được an lạc là “người tri ân và báo ân (kataññūkatavedī)”. Người hiếu hạnh thường bình an trước những hiểm họa.

Trong Maṅgaladīpanī (Sớ giải kinh Hạnh phúc) có ghi:

Người phụng dưỡng cha mẹ có được quả an vui là:

– Bình an trong hiểm nạn.

Cho dù bị tên tẩm độc bắn phải cũng vô sự, như Đức Bồ-tát Suvaṇṇa.

Gặp dạ xoa cũng vô sự, như thanh niên Sota

An toàn trong vòng vây của kẻ nghịch, hay rơi vào cạm bẩy cũng thoát ra được, như nai chúa Nandiya (nadiyamigarāja).

Dù cho có mắc bẫy lưới cũng an toàn, như Kên kên chúa hay vẹt chúa mắc bẫy thợ săn.

Dù bị xiềng xích cũng thoát ra được, như voi chúa Chaddanta …

Các mẫu truyện trên có ghi trong Jātaka Atthakathā (câu chuyện Tiền thân) hay trong Maṅgaladīpanī

– Được bậc trí khen ngợi.

An vui trong hiện tại.

Người phụng dưỡng mẹ cha, được an vui trong đời này.

– Chư thiên hằng hộ trì người ấy.

Nhân loại và chư thiên thường chăm nom người hiếu hạnh trong những lúc ốm đau. Nhưng người đời ít biết đến điều này, họ chỉ nghĩ “ta lành bịnh là nhờ thầy thuốc và thuốc”, còn do năng lực chư thiên giúp đở thì không biết, vì có ai thấy đâu.

Chỉ có bậc trí khi suy xét lý nhân quả cùng công hạnh “phụng dưỡng mẹ cha” mới hiểu được điều này.

Gặp được thầy giỏi, tìm được thuốc hay đúng với chứng bịnh cần phải điều trị, đó là do quả lành của phước báu, là quả lành của việc “phụng dưỡng mẹ, cha” hay từ quả lành của những phước thiện khác, nào phải là “ngẫu nhiên”.

– Sau khi mệnh chung sinh về thiên giới.

Có Phật ngôn :Ānanda ca pamodo ca sadā hasitakīḷitaṃ:

Hân hoan, vui thích, an lạc hằng có đến người “phụng dưỡng mẹ cha”.

Người không phụng dưỡng mẹ cha là kẻ bất hiếu, là kẻ vô ân.

Người ấy mệnh chung hẳn phải rơi vào địa ngục, đọa xứ.

Trong hiện tại thì: Tài sản đang có bị tiêu hoại.

Ngoài ra còn gặt hái nhiều tai họa khác.

* “Giúp vợ, con, và bằng hữu sống được an lạc”.

Về vật chất được an lạc, cũng chính là bốn món vật dụng như trên.

Khi những người ấy sống được an lạc, thì mình cũng được an lạc.

Vì những người này sẽ giúp ích mình trong một vài phương diện nào đó (khi mình gặp khó khăn, gặp phải một vài vấn đề mà chính mình không thể giải quyết được).

* “Cúng dường đến các Sa-môn, Bà-la-môn. Là chôn của để dành qua bốn món vật dụng.

Ngoài ra, nhờ đó các vị Sa-môn, Bà-la-môn không phải vất vả tìm kiếm những nhu cầu tối thiểu cho đời sống, các Ngài có thời gian trau dồi việc học tập, nghiên cứu Phật ngôn, thực hành những pháp trợ đạo, các Ngài sẽ làm tăng trưởng đời sống thiện hạnh, chánh hạnh.

Qua các Ngài, lời dạy thâm sâu, ý nghĩa vi diệu của các Đấng Như lai sẽ được lan rộng, mang đến vô số lợi ích cho những ai đang có niềm tin, làm sinh khởi niềm tin cho những ai chưa có niềm tin.

Dứt phần 1.

Phần 2.

Chủ thuyết của sáu vị tôn chủ dị giáo.

Giải từ đoạn 164 đến hết đoạn 181.

Chánh kinh.

  1. “Abhijānāsi no tvaṃ mahārāja imaṃ pañhaṃ aññe samaṇabrahmaṇe pucchitthoti?

Này Ðại vương, Ðại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào khác chăng?

“Abhijānām’ahaṃ bhante imaṃ pañhaṃ aññe samaṇa Brahmaṇe pucchitā ti’.

Bạch Thế Tôn, con nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với Sa-môn, Bà-la-môn khác.

“Yathā kataṃ pana te mahārāja vyākaṃsu, sace te agaru bhāsassūti.

Này Ðại vương, hãy nói lại cho nghe, các vị ấy đã trả lời với Ðại vương như thế nào, nếu Ðại vương không thấy gì trở ngại.

“Na kho me bhante garu yatth’assa Bhagavā nisinno Bhagavantaruupā vā ti”.

Bạch Thế Tôn, con không thấy gì trở ngại đối với Đức Thế Tôn và các bậc như Đức Thế Tôn.

Tenahi, mahārāja, bhāsassūti

Vậy Ðại vương hãy nói đi.

Giải:

Vì sao Đức Thế Tôn không trả lời ngay câu hỏi của vua Ajātasattu, mà Ngài lại hỏi:

* “Này đại vương, đại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị Sa-môn, Bàlamôn nào khác chăng?”.

Bản Sớ giải có giải thích: Đức Thế Tôn không trả lời ngay câu hỏi vì Ngài nghĩ: “Những đại thần đến đây, có các đồ đệ của các giáo chủ ngoại giáo.

Nếu Ta nói về quả báo của Sa-môn hạnh, họ sẽ chen vào tán thán ân đức của thầy mình, cắt ngang lời giảng của Như lai.

Lại nữa, khi Như lai chỉ ra những tư tưởng sai lầm của các giáo thuyết đương thời, thì họ sẽ phản đối: “Đại vương của chúng ta đến đây với tâm mong nghe được quả báo thiết thực của hạnh Sa-môn, thế mà Sa-môn Gotama chỉ nói về sự khác biệt giữa các chủ thuyết”.

Khi đó họ sẽ không chú tâm lắng nghe, vì không chú tâm lắng nghe họ sẽ không nhận thức rõ quan kiến sai lầm của các giáo thuyết dị giáo, đồng thời họ sẽ cho rằng: “Sa-môn Gotama công kích chúng ta”.

Nhưng nếu vua Ajātasattu nói thì họ không thể phản đối, vì đó là vị lãnh đạo của họ, họ phải nghe vua Ajātasattu nói, như người phải đi theo vị lãnh đạo của mình.

Vậy thì ta sẽ để cho vua Ajātasattu giải thích về những chủ thuyết của 6 tôn chủ dị giáo”.

Để chuyển việc này cho vua Ajātasattu, Đức Thế Tôn hỏi:

“Này đại vương, đại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào khác chăng?”.

* “Không có gì trở ngại cho con, bạch Đức Thế Tôn”.

“Không có gì trở ngại cho con”.

Hàm ý của vua Ajātasattu trong câu này là:

– Sự trở ngại chỉ có, khi sự kiện không đúng với sự thật (nhưng sự kiện đúng sự thật như lời con trình bày, nên không có gì trở ngại với con).

– Sự trở ngại chỉ có với người không uyên bác, người không uyên bác có thể phát biểu không đúng theo từng chữ, từng lời. Người ấy có thể mắc phải sai lầm khi phát biểu. (nhưng con là người uyên bác, nên điều này không trở ngại đối với con).

– Sự trở ngại chỉ có, khi phát biểu trước những người không uyên bác, họ có thể hiểu sai qua từng chữ, từng lời, nhưng sẽ không trở ngại trước những người uyên bác.

Bậc thông thái chân thật sẽ hiểu rõ từng chữ, từng lời, sẽ tán dương những lời nói đúng chân lý và khi có vấn đề được nói sai, hiểu sai chân lý thì vị ấy sẽ sửa chữa lại. Không có ai thông thái chân thật sánh bằng Đức Thế Tôn”.

* “Vậy Đại vương hãy nói đi” (tenahi, mahārāja, bhāsassūti).

Vì sao Đức Thế Tôn khuyến khích vua Ajātasattu?

Vì rằng, trước khi viếng thăm Đức Thế Tôn, các vị đại thần (trừ lương y Jīvaka có tán thán vị giáo chủ của mình đang hộ độ và có đề nghị vua Ajātasattu đến viếng thăm, nhưng vua Ajātasattu bỏ qua, chỉ chấp nhận lời của lương y Jīvaka.

Do đó, trong nhóm các đại thần tùy tùng, tuy phải đi theo Đức vua vì mệnh lệnh, nhưng lòng “không vui”, cho rằng Đức vua thiên vị.

Nay nghe Đức vua trình bày “đã có viếng thăm các vị giáo chủ ấy”, và nhà vua đã thất vọng vì “câu hỏi một đàng, lời đáp nẻo khác”.

Khi “Đức vua chấp nhận lời của lương y Jīvaka” họ sẽ hiểu rằng “không phải Đức vua thiên vị lương y Jīvaka mà điều này là hợp lý”,

Đồng thời, khi nghe nhà vua trình bày chủ thuyết của sáu vị tôn chủ, những người có trí sẽ nhận ra tà kiến trong các chủ thuyết ấy, đó là nền tảng dẫn đến “sự chú tâm nghe pháp của Đức Như Lai”, và khả năng chứng đạt đạo quả sẽ có đến hội chúng ấy.

Những đoạn kinh văn tiếp theo, vua Ajātasattu có tường thuật “đã đến hỏi quả báo thiết thực của Sa-môn hạnh nơi 6 tôn chủ dị giáo”.

Chánh kinh.

Pūraṇa kassapa vādo.

(Chủ thuyết của Pūraṇa kassapa).

  1. “Ekamidāhaṃ, bhante, samayaṃ yena Pūraṇo kassapo tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā Pūraṇena kassapena saddhiṃ sammodiṃ. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃ.

Bạch Thế Tôn, một thời con đến Pūrana kassapa, khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Pūrana kassapa và ngồi xuống một bên.

Ekamantaṃ nisinno kho ahaṃ, bhante, Pūraṇaṃ kassapaṃ etadavocaṃ: Yathā nu kho imāni, bho kassapa, puthusippāyatanāni, seyyathidam-hatthārohā assārohā rathikā dhanuggahā celakā calakā piṇḍadāyakā uggā rājaputtā pakkhandino mahānāgā sūrā cammayodhino dāsikaputtā āḷārikā kappakā nhāpakā sūdā mālākārā rajakā pesakārā naḷakārā kumbhakārā gaṇakā muddikā, yāni vā panaññānipi evaṃgatāni puthusippāyatanāni-te diṭṭheva dhamme sandiṭṭhikaṃ sippaphalaṃ upajīvanti.

Te tena attānaṃ sukhenti pīṇenti, mātāpitaro sukhenti pīṇenti, puttadāraṃ sukhenti pīṇenti, mittāmacce sukhenti pīṇenti, samaṇabrāhmaṇesu uddhaggikaṃ dakkhiṇaṃ patiṭṭhapenti sovaggikaṃ sukhavipākaṃ saggasaṃvattanikaṃ.

Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Pūraṇa kassapa: “Cũng như các công nghệ chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư… (giống đoạn 14)… ; chúng dâng các vật cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời

Sakkā nu kho, bho Kassapa, evameva diṭṭheva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññapetun ‘ti?”

Bạch Ngài Kassapa, Ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”

  1. “Evaṃ vutte, bhante, Pūraṇo kassapo maṃ etadavoca:

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Pūraṇa kassapa đã nói với con:

Karoto kho, mahārāja, kārayato, chindato chedāpayato.

Này Ðại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết.

Pacato pācāpayato, socayato, socāpayato.

Đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn.

Kilamato kilamāpayato, phandato phandāpayato.

Gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi.

Pāṇamatipātāpayato, adinnaṃ ādiyato, sandhiṃ chindato, nillopaṃharato, ekāgārikaṃ karoto, paripanthe tiṭṭhato, paradāraṃ gacchato, musā bhaṇato, karoto na karīyati pāpaṃ.

Sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì.

Khurapariyantena cepi cakkena yo imissā pathaviyā pāṇe ekaṃ maṃsakhalaṃ ekaṃ maṃsapuñjaṃ kareyya, natthi tatonidānaṃ pāpaṃ, natthi pāpassa āgamo.

Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng chịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác.

Dakkhiṇaṃ cepi gaṅgāya tīraṃ gaccheyya hananto ghātento chindanto chedāpento pacanto pācāpento, natthi tatonidānaṃ pāpaṃ, natthi pāpassa āgamo.

Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác.

Uttarañcepi gaṅgāya tīraṃ gaccheyya dadanto dāpento yajanto yajāpento, natthi tatonidānaṃ puññaṃ, natthi puññassa āgamo. Dānena damena saṃyamena saccavajjena natthi puññaṃ, natthi puññassa āgamo’ti.

Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy mà có phước báo”.

Itthaṃ kho me, bhante, Pūraṇo kassapo sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno akiriyaṃ byākāsi.

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Pūraṇa kassapa đã trả lời với thuyết vô nghiệp.

Seyyathāpi, bhante, ambaṃ vā puṭṭho labujaṃ byākareyya, labujaṃ vā puṭṭho ambaṃ byākareyya, evameva kho me, bhante, Pūraṇo kassapo sandiṭṭhikaṃ sāmañÑaphalaṃ puṭṭho samāno akiriyaṃ byākāsi.

Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài; cũng vậy, Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Puraṇa kassapa đã trả lời với thuyết vô nghiệp.

Tassa mayhaṃ, bhante etadahosi- kathañhi nāma mādiso samanaṃ vā brāhmanṃ vā vijite vasantaṃ apasādetabbaṃ maññeyā’ti.

Bạch Thế Tôn, con nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng?”.

So kho ahaṃ, bhante, Pūraṇassa kassapassa bhāsitaṃ neva abhinandiṃ nappaṭikkosiṃ.

Vì vậy bạch Thế Tôn, con không tán thán, cũng không cật nạn lời nói của Pūrana kassapa.

Anabhinanditvā appaṭikositvā anatta mano, anattamanavācaṃ anicchāretvā, tameva vācaṃ anuggaṇhanto anikkujjanto uṭṭhāyā sanā pakkamiṃ”.

Không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng như không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.([8])

Giải.

Lời giảng của Pūraṇa kassapa có thể tóm gọn là thuyết phi nghiệp (akiriyavāda).

Theo lời giảng của Pūraṇa kassapa trong Chánh kinh thì “tất cả mọi hành động gọi là tội ác, thật ra không có tội chi cả (n’atthi pāpassa āgamo).

Những hành động gọi là phước“, thật ra chẳng có phước chi cả (n’atthi puññassa āgamo)”.

Theo bản Sớ giải thì:

Pūraṇa kassapa giải thích “ngay cả khi một người làm việc gì đó với ý nghĩ: “Ta đang làm điều ác”, thì tội ác không có. Vì “cái tội ác đó”, đơn giản chỉ là ý nghĩ mà thôi.

Hậu sớ giải có giải thích thêm: Với ý nghĩ “ta đang làm điều ác”, theo đó Pūraṇa kassapa cho rằng “đó chỉ là sự hiện diện của ý thức”, nó chẳng liên quan gì đến “hành động”.

Rõ ràng “người có ý nghĩ sát sanh, ý nghĩ này không thể làm việc sát sanh”, hành động sát sanh là khác, ý nghĩ sát sanh là khác.

Pūraṇa kassapa còn nêu ra “thậm chí khi làm ác mà không có ý nghĩ “ta đang làm ác” (tức là không có sự hiện diện của ý thức) thì cũng “không có tội chi”.

Sau khi “làm ác”, có ý nghĩ “ta đã làm ác” thì sự đã làm ác cũng vô tội, bởi vì không thể khuấy động lại những gì mà trước đó đã diệt mất.

Các đối thủ chống đối lại học thuyết của Pūraṇa kassapa và đưa ra câu hỏi: “Nếu không có tội ác, thì vì sao gọi chúng sinnh làm ác?

Pūraṇa kassapa trả lời: “Đơn giản, đó chỉ là ý nghĩ mà thôi, mà ý nghĩ thì không thể tạo tội ác”.

Hậu sớ giải có giải thích: Theo “thuyết phi nghiệp” của Pūraṇa kassapa, thì điều này có nghĩa là: “Gây hại và làm tổn thương chúng sinh khác không ảnh hưởng đến tự ngã vì tự ngã là trường tồn và bất biến”.

Một cơ thể không có ý thức cũng giống như một khúc gỗ vì vậy mà ngay cả khi nó bị hủy diệt thì tội ác cũng không xảy ra”.

Tức là, Pūraṇa kassapa phân tích chúng sinh có 2 phần: Vật chất và tinh thần.

Tinh thần không thể tạo tội, sự tạo tội chỉ có do thân hay ngữ; thân hay ngữ là sắc pháp (vật chất), mà vật chất như khúc gỗ vì có tính vô tri.

Vật chất này chạm vào loại vật chất khác hủy hoại vật chất kia hay bị vật chất kia hủy hoại, tất cả đều “không phải tội ác”.

Ví như dao chém vào gỗ, dao bị gẫy hay gỗ bị hư, đều “không phải là tội ác”.

Tương tự như vậy, loại vật chất này giúp cho vật chất kia tăng trưởng, không phải là phước, ví như nước tưới rau làm cho rau xinh tốt.

Xét cho cùng “loại tà kiến mà theo chủ thuyết củaPūraṇa kassapa” chính là thường kiến, cho rằng “tự ngã bất khả hư hoại”.

*Không có tội ác; không có phước”(n’atthi pāpassa āgamo; n’ atthi puññassa āgamo).

Chữ Āgama là xảy ra, khởi lên.

Hậu sớ giải có giải thích: Khi một điều gì diễn tiến thì trong chuỗi tâm của người đó có một tác nhân khởi lên (là tâm sở Tư – Ns) để tạo ra kết quả, đó là āgama.

Do tuyên bố học thuyết “phi nghiệp”, đã không có nghiệp thì làm sao có quả?

Nên Pūraṇa kassapa tuyên bố “không có tội ác, không có phước báu”.

Đã không có “quả” thì làm sao Pūraṇa kassapa có thể giải thích “quả Sa-môn hạnh” theo câu hỏi của vua Ajātasattu.

Nên Pūraṇa kassapa trả lời với ý rằng “Thưa Đại vương, không hề có quả Sa-môn hạnh”.

Điều này đã cho thấy Pūraṇa kassapa phản đối nghiệp đồng nghĩa phản đối cả quả.

Và những ai cho rằng “có một tự ngã thường hằng”, xem như phản đối cả nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Vua Ajātasattu đã nêu ra những quả thiết thực được thấy trước mắt, nhưng Pūraṇa kassapa lại giải thích “không có quả”, nên đức vua nói “hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài”.

Chánh kinh.

Makkhali gosāla vādo.

(Chủ thuyết của Makkhali gosāla)

  1. “Ekamidāhaṃ, bhante, samayaṃ yena Makkhali gosālo tenupasaṅkamiṃ, upasaṅkamitvā Makkhalinā gosālena saddhiṃ sammodiṃ. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃ.

Bạch Thế Tôn, một thời con đến Makkhali gosāla, khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Makkhali gosāla và ngồi xuống một bên.

Ekamantaṃ nisinno kho ahaṃ, bhante, Makkhaliṃ gosālaṃ etadavocaṃ:

Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Makkhali gosāla:

Yathā nu kho imāni, bho Gosāla, puthusippāyatanāni … pe… sakkā nu kho, bho gosāla, evameva diṭṭhenva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññapetu’nti?

Cũng như các công nghệ chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư… (giống đoạn trên) … ; chúng dâng các vật cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời

  1. “Evaṃ vutte, bhante, Makkhali gosālo maṃ etadavoca:

– Bạch Thế Tôn, khi nghe hỏi vậy, Makkhali gosāla đã nói với con:

Natthi mahārāja hetu natthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya, ahetū apaccayā sattā saṃkilissanti.

Này Ðại vương, không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô.

Natthi hetu, natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā, ahetū apaccayā sattā visujjhanti.

Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh.

Natthi attakāre, natthi parakāre, natthi purisakāre, natthi balaṃ, natthi vīriyaṃ, natthi purisathāmo, natthi purisaparakkamo.

Không có tự mình làm, không có người khác trợ giúp, không có người làm, không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người.

Sabbe sattā sabbe pāṇā sabbe bhūtā sabbe jīvā avasā abalā avīriyā.

Tất cả loài hữu tình, tất cả sinh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn.

Niyatisaṅgatibhāvapariṇatā chasve vābhijātīsu sukhadukkhaṃ paṭisaṃvedenti.

Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi thực tính của chúng; chúng hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của chúng.

Cuddasa kho panimāni yonipamukhasatasahassāni saṭṭhiñ ca satāni cha ca.

Có một triệu bốn trăm ngàn chủng loại, có một trăm ngàn loại thai sanh chủ yếu, và có sáu ngàn sáu trăm loại khác.

Satāni pañca ca kammuno satāni pañca ca kammāni tīṇi ca kammāni kamme ca aḍḍhakamme ca.

Có năm trăm loại nghiệp và có năm nghiệp (theo năm căn), lại có ba nghiệp (về thân, khẩu, ý) lại có toàn nghiệp (thân và khẩu) và bán nghiệp (ý),

Dvaṭṭhipaṭipadā dvaṭṭhantarakappā chaḷābhijātiyo.

Có sáu mươi hai đạo, sáu mươi hai trung kiếp, sáu giai cấp.

Aṭṭha purisabhūmiyo ekūnapaññāsa ājīvakasate ekūnapaññāsa paribbāja kasate ekūnapaññāsa nāgā vāsasate.

Tám nhân địa, bốn ngàn chín trăm sanh nghiệp, bốn ngàn chín trăm kẻ du hành, bốn ngàn chín trăm chỗ ở của loài nāga([9]).

Vīse indriyasate tiṃse nirayasate chattiṃsa rajodhātuyo satta saññīgabbhā satta asaññīgabbhā satta nigaṇṭhigabbhā satta devā satta mānussā satta pisācā satta sarā satta pavuṭā satta pavuṭasatāni satta papātā satta papātasatāni satta supinā satta pavuṭasatāni satta papātā satta papātasatāni satta supinā satta supinasatāni .

Hai nghìn căn, ba nghìn cảnh địa ngục, ba mươi sáu trần giới, bảy tưởng thai, bảy vô tưởng thai, bảy tiết thai (sanh từ đốt), bảy loài thiên, bảy loài người, bảy loài quỷ, bảy hồ nước, bảy pavutas (rừng hay hồ nhỏ) bảy trăm pavutas bảy vực thẳm, bảy trăm papatas (vực thẳm), bảy mộng, bảy trăm mộng

Cullāsīti mahā kappino satasahassāni, yāni bāle ca paṇḍite ca sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhassantaṃ karissanti.

Có tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau.

Tattha natthi ‘imināhaṃ sīlena vā vatena vā tappena vā brahmacariyena vā apari pakkaṃ vā kammaṃ paripācessāmi, paripakkaṃ vā kammaṃ phussa phussa byantiṃ karissāmi’ ti hevaṃ.

Không có lời nguyện: với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục.

Natthi doṇamite sukhadukkhe pariyantakate saṃsāre, natthi hāyanavaḍḍhane, natthi ukkaṃsāvakaṃse.

Không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn.

Seyyathāpi nāma suttaguḷe khitte nibbeṭhiya mānameva paleti, evameva bāle ca paṇḍete ca sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhassantam. Karissantī’ti”.

Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau”.

  1. “Itthaṃ kho me, bhante, Makkhali gosālo sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno saṃsārasuddhiṃ byākāsi …..

– Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali gosāla đã trả lời với thuyết luân hồi tịnh hóa …

Giải.

* Không có nhân, không có duyên(natthi hetu, natthi paccaya).

Makkhali gosāliđã bác bỏ sự thật. Vì rằng chúng sinh thanh tịnh do có nhân có duyên, chúng sinh bị nhiễm ô cũng do có nhân, có duyên, đó là điều thực tế.

Sở dĩ Makkhali gosāla bác bỏ nhân duyên vì ông tin vào “thuyết luân hồi tịnh hóa”.

Thuyết luân hồi tịnh hóa” của Makkhali gosāla chủ trương là “sự vận hành tự nhiên” , không do ai sắp xếp cả. Vì thế ông cho rằng:

* Không có tự mình làm” (natthi attakāra).

Trong thực tế, bất kỳ ai cũng nhận thấy “chính ta tạo ra những dụng cụ hữu ích trong nông nghiệp cũng như công nghiệp”, những dụng cụ ấy không thể “tự nhiên có”.

Chúng sinh tự tạo nghiệp ác, phải rơi vào khổ cảnh, chúng sinh tự tạo nghiệp lành được sinh làm chư thiên, Ma vương, Phạm thiên.

Cũng nhờ những hạnh lành nên chúng sinh ấy được giác ngộ, trở thành Phật Toàn giác, Phật Độc Giác hay Thánh thinh văn.

Nhưng Makkhali gosāla phản đối điều này, ông cho rằng chẳng có ai tạo nghiệp cả, đã không ai tạo nghiệp thì chẳng có ai thọ lãnh quả chi cả, “hạnh phúc hay đau khổ “là sự vận hành tự nhiên”, như nước chảy ngang qua vùng nóng thì nước nóng, chảy qua vùng lạnh thì lạnh.

* Không có người khác trợ giúp (nathi parakāra).

Người khác trợ giúp”; là do tác động của người khác mà có.

Như chư Thánh thinh văn nhờ nghe pháp, rồi thực hành theo pháp dẫn đến giải thoát mọi ô nhiễm.

Hoặc phàm nhân nhờ nghe pháp, thực hành pháp tuy chưa được giải thoát nhưng nhờ đó mà sinh thiên, sinh lên nhàn cảnh …

“Người khác trợ giúp” xem như là duyên trợ giúp cho “tự mình làm”.

* Do người khác trợ giúp (atthi parakāra).

Điều này có cho tất cả mọi người, chỉ trừ Bồ-tát Chánh giác và Bồ-tát Độc giác khi chứng ngộ pháp siêu thế .Vì hai bậc này “không thầy chỉ dạy.

Hậu sớ giải có giải thích: “Bồ-tát Chánh giác và Bồ-tát Độc giác không có người khác trợ giúp“, là nói đến sự chứng đạt pháp Siêu thế của các Ngài.

Nhưng ở các pháp thế tục thì các Ngài vẫn có “người trợ giúp”, như Bồ-tát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta) đắc ngũ thông cùng các tầng thiền hiệp thế như Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là do học tập từ hai vị thầy Alāra kālāma và Uddaka rāmaputta([10]).

Makkkhali gosāla bác bỏ “người khác làm hay người khác trợ giúp”, xem như Makkhali gosāla bác bỏ sự chứng đạt đạo quả Siêu thế của các Thánh thinh văn, nhất là phản đối bài kinh Chuyển pháp luân của Đức Phật.

“Kinh Chuyển pháp luân” là một bài pháp Đức Phật giải thích về sự tương quan của nghiệp và quả; đồng thời đưa ra con đường diệt nghiệp tham ái để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

* Không có người làm” (natthi purisakāra).

Makkhali gosāla bác bỏ “người làm“, nghĩa là ông cho rằng “chúng sinh không thể giải thoát được, như sợi chỉ không thể thoát ra cuộn chỉ khi chưa hết chỉ.

Cũng vậy, khi chưa đến thời kỳ thì chẳng một ai có thể giải thoát được.

* Không có lực (natthi balanṃ), không có tinh tấn (natthi viriyaṃ), không có nhân lực(natthi purisathāmo), không có sự cố gắng của người ( natthi purisaparakkamo).

Makkhali gosāla cho rằng “chúng sinh không thể tự tạo sức mạnh cho chính mình”, “không thể có tinh tấn để dẫn đến thành công”.

Các khái niệm “không có lực”, “không có tinh tấn”, “không có nhân lực”, “không có người tinh tấn” đồng nghĩa với “không có người làm” (natthi puggalakāra).

Những khái niệm này được kể riêng lẻ để bác bỏ luận điểm “điều này có được là do có sức mạnh, do có tinh tấn, do người có sức mạnh, do người có sự tinh tấn“.

* ” Tất cả loài hữu tình” (sabbe sattā).

Sabbesattāti oṭṭhagoṇagadrabhādayo anavasese pariggaṇhāti (At):

(Theo Makkhali gosāla): “Tất cả hữu tình” là gồm tất cả chúng sinh có tình cảm, không loại trừ chúng sinh nào, như Lạc đà, bò, lừa …

* Tất cả sinh vật (sabbe pānā).

Sabbepāāti ekindriyo pāṇo, dvindriyo pāṇoti (At).

(Theo Makkhali) “tất cả sinh vật” là đề cập đến chúng sinh có một quyền, chúng sinh có hai quyền([11]).

* Tất cả sinh loại” (sabbe bhūtā).

Sabbebhūtāti aṇḍakosavatthikosesu bhūte sandhāya vadatisabbe jīvā avasā abalā avīriyā (At).

Tất cả sinh loại là đề cập đến những chúng sinh hình thành trong trứng hay trong thai bào.

* “Tất cả sinh mạng” (sabbe jīvā).

Sabbe jīvati sāliyavagodhumādayo sandhāya vadati. Tesu hi so virūhanabhāvena jīvasaññī (At).

Tất cả sinh mạng” là đề cập đến lúa, lúa mạch, lúa mì … vì chúng mọc từ dưới đất. Makkhali cho rằng chúng có linh hồn (jīvasaññī).

* “Chúng bị dẫn dắt, chi phối bởi định mệnh (niyati), bởi điều kiện bộ loại (saṅgati)của chúng, bởi cá tánh (bhāva) của chúng”.

Bộ Anuṭīkā (Tiếptheo Hậu sớ giải), có giải thích:

Niyati (định mệnh) là sự tiền định (niyamanā), sự cố định của việc tái sinh và nơi tái sinh, của các tầng lớp xã hội: nô lệ hay chủ nhân …

Theo Makkhali gosāla: Định mệnh được xác định bởi chuỗi trật tự cần thiết của các sự kiện, giống như những hạt ngọc xỏ xâu trên sợi dây, sợ dây này không thể đứt nên các viên ngọc luôn cố định theo trật tự của chúng.

Nghĩa là, “định mệnh là chủ nhân”, tất phải là chủ nhân, không thể thay đổi; “định mệnh là nô lệ”, tất phải là nô lệ, không thể thay đổi được.

Và định mệnh này luôn mãi mãi là như vậy, tức là kiếp này là chủ nhân thì những kiếp kế kế vẫn là chủ nhân, kiếp này là nô lệ thì những kiếp kế kế vẫn là nô lệ, như cây mè dù trải qua bao nhiêu đời vẫn là cây mè, không thể chuyển thành cây bắp được …

* “Bộ loại” (saṅgati).

Saṅgatīti chananaṃ abhijātīnaṃ tattha tattha gamanaṃ (At).

Ở đây chỉ cho sáu sinh loại, gọi là bộ loại.

* “Thực tính” (bhāva). “Bhāvoti sabhāvoyena (At).

Thực tính là có bản chất ([12]).

Hậu sớ giải có giải thích: Makkhali gosāla cho rằng “toàn bộ thế giới vận hành tự nhiên theo nhiều cách. Nó vận hành theo thực tính riêng của nó.

Do vậy “không có nhân, không có duyên” chi cả.

Như sự sắc bén của gai, sự tròn của táo và các hình dạng khác nhau của loài thú, chim chóc …. .

Bản Sớ giải nêu ra: Với bộ ba “định mệnh” (niyati), “bộ loại” (saṅgati), “thực tính” (bhāvo), Makkhali gosāla “gỉải thích”: Các loài có sự sai khác nhau, có vận hành khác nhau là do tùy thuộc vào bộ ba ấy.

“cái gì tồn tại thì tồn tại, cái gì không tồn tại sẽ không tồn tại”.

* “Có một triệu bốn trăm ngàn chủng loại, có một trăm ngàn loại thai sanh chủ yếu, và có sáu ngàn sáu trăm loại khác”.

Đoạn kinh văn trên được, bản Sớ giải có giải thích như sau:

Trong các chủng loại, thì thai sinh là chủ yếu, thai sinh có 100.000 chủng loại, trong số 100.000 chủng loại thai sinh thì nhân loại là cao cấp nhất, kế đến là các loài thai sinh khác như: Cọp, beo, bò, lừa …

Ngoài 100. 000 chủng loại thai sinh, có 1.400.000 loại khác, lại có thêm 6.600 chủng loại pha tạp.

* “Năm trăm loại nghiệp”: Theo bản Sớ giải: Makkhali gosāla đưa ra con số 500 loại nghiệp, nhưng đó chỉ là “do nghĩ ra”.

Tương tự như vậy với 5 loại nghiệp, ba loại nghiệp.

Nhưng một số người nói rằng: “Makkhali gosāla nói về năm loại nghiệp là y cứ theo năm giác quan, 3 loại nghiệp là nói về thân, ngữ, ý”.

* “Toàn nghiệp và bán nghiệp”: Theo chủ thuyết của Makkhali gosāla “thân nghiệp, khẩu nghiệp ” là toàn nghiệp”, ý nghiệp là “bán nghiệp”.

Sở dĩ Makkhali gosāla cho thân nghiệp, ngữ nghiệp là toàn nghiệp, vì là rõ ràng. Còn ý nghiệp là bán nghiệp, vì có tính mơ hồ, không rõ rệt([13]).

* “Sáu mươi hai đạo”. Không biết rõ nguồn gốc.

* “Sáu mươi hai trung kiếp (antarakappā)”: Một đại kiếp (mahākappa) có 64 trung kiếp, nhưng Makkhali gosāla bỏ đi 2 trung kiếp.

“ Sáu hạng người” (cha abhijātiyo).

Makkhali gosāla tuyên bố có sáu hạng người: Đen, xanh, đỏ, vàng, trắng và rất trắng([14]).

1- Hạng đen (kaṇdābhijāti). Là đồ tể, thợ săn, ngư dân, kẻ cướp, đao phủ, kẻ gác ngục và những người làm việc ác khác.

2- Hạng xanh (nīlābhijāti). Là các vị Tỳ-khưu.

Tỳkhưu”, ở đây chỉ cho các Tỳ-khưu trong Phật giáo.

Makkhali gosāla nói: “Họ ăn những gai nhọn ném vào trong tứ vật dụng”, vì Makkhali cho rằng các Tỳ-khưu thọ tứ vật dụng với sự mong cầu.

Vì sao Makkhali gosāla lại nói như vậy? Vì Makkhali gosāla thấy các vị Tỳ-khưu thọ các vật dụng tốt nhất.

Theo quan điểm của Makkhali gosāla “đó là lợi dưỡng”, nên khi các vị Tỳ-khưu thọ các vật dụng có được một cách chân chánh thì Makkhali gosāla nói: “họ ăn những gai nhọn ném vào trong các vật dụng”, vì điều này trái ngược với tín ngưỡng của “phái lõa thể”(Ājīvaka).

3- Hạng đỏ (lohitābhijāti). Là các Nigaṇṭha nhất y (Jaina), vì các vị ấy trong sạch hơn hai hạng trước.

Họ trong sạch vì họ hành theo các việc như ăn kiêng, không tắm …

4- Hạng vàng (haliddābhijāti). Là tín đồ gia chủ của những tu sĩ lõa thể, Makkhali gosālacho những những tín đồ này thậm chí còn cao hơn các Nigaṇṭha nhất y.

5- Hạng trắng (sukkābhījati). Gồm những du sĩ lõa thể (ājīvaka) cả nam lẫn nữ, Makkhali gosāla cho rằng họ trong sạch hơn bốn hạng trước.

6-Hạng cực trắng (paramasukkābhijāti). Là Nanda Vaccha, Kisa SaṅkiccaMakkhaligosāla vì họ trong sạch hơn tất cả.

(Nanda vaccha, Kisa saṅkicca và Makkhali gosāla được xem như là những vị tổ sư của giáo phái Ājīvaka).

* “Tám nhân địa (aṭṭha purisabhūmiyo)“.

Chữ bhūmi xuất phát từ căn bhū nghĩa là nổi lên, bhūmiyo ở đây chỉ cho “thời nổi bật”.

Makkhali gosāla tuyên bố rằng có tám thời kỳ (bhūmi) trong cuộc sống của con người. Bản Sớ giải nêu ra như vầy:

(Theo Makkhali gosāla), “tám thời kỳ của con người: Thời ngu tối, thời vui chơi, thời tập đi, thời đứng thẳng, thời học tập, thời Sa-môn, thời chinh phục, thời lụn tàn.

1- Thời ngu tối (mandabhūmi). Giai đoạn này diễn ra trong 7 ngày kể cả ngày sinh ra. Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chúng sinh này còn mê tối, ngu muội.

Bản Sớ giải có ghi:

“Tattha jātidivasato paṭṭhāya sattadiva se sambhādhaṭṭhānato nikkhantattā sattā mandā honti momūhā, ayaṃ mandabhūmīti:

“Kể từ sinh ra đến ngày thứ 7 ([15]), bị chướng ngại do chỗ trú vì ra ngoài (là chưa hòa nhập trọn vẹn với môi trường mới – Ns), chúng sinh này “đần độn (manda), mê tối (momūhā)”, đây là thời kỳ “ngu tối”.

2- Thời vui chơi (khiḍḍābhūmi). Những chúng sinh từ khổ cảnh sinh trở lại thường hay khóc, la hét. Chúng sinh từ cảnh giới an vui tái sinh trở lại thường vui cười.

3- Thời tập đi (padavīmaṃsabhūmi). Đây là giai đoạn đứa bé nắm tay hay chân cha mẹ, hoặc giường, ghế… để tập đi.

4- Thời đứng thẳng (ujugatabhūmi). Đây là giai đoạn có thể đi được bằng chính đôi chân của mình.

5- Thời học tập (sekkhabhūmi). Đây là giai đoạn học tập nghiệp nghệ.

6- Thời Sa-môn (samaṇabhūmi). Đây là thời gian rời gia đình, thọ giới để tu tập, như một du sĩ. Sớ giải nêu dẫn:

7-Thời chinh phục (jinabhūmi). Là thời kỳ trí tuệ sung mãn, cùng cộng tác với thầy.

8- Thời lụn tàn (pannabhūmi). Là thời cuối cuộc đời, thời kỳ không còn hy vọng gì được nữa. Bản Sớ giải có giải thích:

“Bhikkhu ca pannako jino na kiñci āhāti evaṃ alābhiṃ samaṇaṃ panabhūmīti vadati:

“Tỳ-khưu (là) người rớt xuống (pannako), là người chinh phục (jino) không còn mang lại bất cứ điều gì (na kñnci), như vị Sa-môn tổn hại, đây là “thời lụn tàn”.

Hậu sớ giải giải thích: Những từ “Tỳ-khưu”, “người lụn tàn (pannako)” được dùng trong chủ thuyết của Makkhali Gosāla là:

Tỳ-khưu” là người đi lang thang để khất thực.

Người lụn tàn” là người cố chống lại “lụn tàn (paṭipannaka)”.

Ngoài ra, “người chinh phục ngã gục” (pannako jino). Là người chinh phuc (jino) đã già nua (jiṇṇa), không còn sức sống vì tuổi tác, hay là người bị chướng ngại trong pháp hành của họ.

Người ta cho rằng “người như vậy thì không thể nói gì về học thuyết cũng như phương pháp thực hành của mình”. Vì vậy, vị ấy “im lặng”.

Người khác lại giải thích thêm “người gục ngã” (pannako) là người im lặng, ngay cả khi họ bị lăng nhục, bị gọi là lạc đà … vẫn không đáp trả, chỉ nhẫn nại chịu đựng.

Sa-môn tổn hại“. Là vị ấy “không thành tựu” (alābhi) ước nguyện qua sự thực hành khổ hạnh, là hạng người tự làm khổ mình như sống lõa thể, không nhận vật thực mang đến ([16]). Do đó, bị kiệt sức bởi đói khát, trở nên yếu đuối, cuối cùng gục ngã.

Đây được gọi là “người lụn tàn” (pannako).

* “Ba mươi sáu trần giới(chattiṃsa rajodhātuyo).

“Rajodhātuyo: Nơi thải ra bụi“. Bản Sớ giải giải thích:

“Rajodhātuyoti raja-okiraṇaṭṭhānāni, hatthapiṭṭhipādapiṭṭhādīni sandhāya vadati:

Nơi thải ra bụi, những nơi như lưng tay, lưng chân cùng những nơi liên hệ với bụi. Đây là “trần giới (rajodhātuyo)([17]).

* “Bảy tưởng thai” (satta saññīgabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến: Lạc đà, bò, lừa, dê, ngựa, hưu và trâu.

* “Bảy vô tưởng thai (satta asaññīgabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến lúa gạo, lúa mạch, lúa mỳ, kê, đậu và những gì liên hệ đến bột (kudrūsaka).

Đó là những gì sinh ra từ đất, có thể tán nhuyễn thành bột để làm thực phẩm.

* “Bảy tiết thai” (satta nigaṇṭhigabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến cây sinh ra từ đốt hay những loại cây có đốt như: mía, tre, sậy… Bản Sớ giải có ghi:

“Nigaṇṭhigabbhāti gaṇṭhimhi jāta gabbhā, ucchuveḷunaḷādayo sandhāya vadati.

* “Bảy loài thiên”.

Có nhiều loại chư thiên nhưng Makkhali gosāla nói có bảy. Cũng vậy, loài người có nhiều ([18]) nhưng vị ấy nói có bảy.

“Bảy loài quỷ (pisācā)“. Có nhiều loại quỷ nhưng vị ấy nói có bảy.

“Bảy hồ nước”. Makkhali gosāla đề cập đến hồ Kaṇṇamuṇḍa, hồ Rathakāra, hồ Anotatta, hồ Sīhappapāta, hồ Chaddanta, hồ Mandākiṇī và hồ Kuṇāladaha.

* “Tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp (84 x 10o x 1ooo = 8.400.000)”.

Bản Sớ giải giải thích: Makkhali gosāla mô tả khoảng thời gian của một đại kiếp như thời gian làm cạn hồ nước lớn bằng 7 đại hồ ở trên.

Cứ một trăm năm, người ta dùng một cọng cỏ kusa nhúng vào hồ nước một lần, rồi rảy đi, khi nước trong hồ cạn hết, đó là một đại kiếp (mahākapā).

Makkhali gosāla còn quả quyết: Khi trải qua 8.400.000 đại kiếp, kẻ ngu hay người hiền sẽ tận khổ đau.

Người hiền không thể tự trong sạch trước quãng thời gian này và kẻ ngu không còn kiếp sau, khi trải qua 8.400.000 đại kiếp.

Hậu sớ giải có giải thích thêm. Theo Makkhali gosāla, đó là quãng thời gian hạn định để lưu chuyển trong luân hồi (saṃsāra) của con người, thì tại sao người ngu không thể giải thoát được. Ví như cuộn chỉ đã hết chỉ.

* “Với giới hạnh này” (sīlenā). Bản Sớ giải giải thích.

“Sīlenati acelakasīlena vā aññena vā yena kenaci:

Là giới của tu sĩ lõa thể, hay những giới khác hoặc những điều (tập tục) khác.

* “Lời nguyện”. Cũng hiểu như “giới hạnh”.

* “Với kỷ luật này” (vatenā).

Vatenāti tādiseneva vatena (At):

Là không được thực hành vượt qua điều đã thọ trì .

* “Với khổ hạnh này” (tapenā).

“Tapenāti tapokammena (At): Là thực hành khổ hạnh”.

Bản Sớ giải có giải thích: “Với lời nguyện này, với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này”, đó là “người thánh thiện”.

Trước tiên người này làm “trong sạch tâm” bằng những điều nêu trên, để “làm chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục” hay “trừ diệt những nghiệp đã thuần thục khi nó đến”.

Nhưng Makkhali gosāla bác bỏ sự kiện ấy, ông nói “không thể có như vậy”, tức là dù cho có giữ giới … cũng không trừ diệt các nghiệp để “thanh tịnh hóa tâm”.

Makkhali gosāla cho rằng “không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường”. Vì khổ lạc là vô hình nên không thể đo lường được.

* “Trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn”.

Là thời gian luân hồi không có giảm cho người “gọi là hiền “, cũng không tăng cho người “gọi là ngu”.

Vì thời gian luân hồi vừa đủ, không dư cũng không thiếu, ví như sợi chỉ có độ dài nhất định.

Chánh kinh.

Ajita kesakampala vādo.

(Chủ thuyết của Ajita kesakambala).

170 …. 171. Evaṃ vutte, bhante, Ajito kesakambalo maṃ etadavoca:

… Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Ajita kesakambala đã nói với con:

N’atthi mahārāja dinnaṃ, n’atthi yiṭṭhaṃ, n’atthi hutaṃ, n’atthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko.

Này Ðại vương, không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác.

N’atthi ayaṃ loko, n’atthi paro loko, n’atthi mātā, n’atthi pitā, n’athi sattā opapātikā.

Không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có chúng sinh hóa sanh.

N’atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā, ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti katvā pavedenti.

Ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại.

Cātumahābhūtiko ayaṃ puriso, yadā kālaṅkaroti, pathavī pathāvikāyaṃ anupeti anupagacchati.

Con người này do bốn đại hợp thành, khi mệnh chung, địa đại trở về trả lại cho địa giới,

āpo āpokāyaṃ anupeti anupagacchati, thủy đại trở về trả lại cho thủy giới,

tejo tejokāyaṃ anupeti anupagacchati, hỏa đại trở về trả lại cho hỏa giới,

vāyo vāyokāyaṃ anupeti anupagacchati, phong đại trở về trả lại cho phong giới,

ākāsaṃ indriyāni saṅkamanti, các quyền nhập vào hư không.

Āsandipañcamā purisā mataṃ adāya gacchanti, yāva āḷāhanā padāni paññāyanti, kāpotakāni aṭṭhīni bhavanti, bhassantā āhutiyo.

Bốn người gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết mang đến nghĩa trang, thốt ra những lời tán tụng, các xương trắng như màu bồ câu và những vật cúng dường trở thành tro bụi.

Dattupaññattaṃ yadidaṃ dānaṃ. Tesaṃ tucchaṃ musā vilāpo ye keci atthikavādaṃ vadanti.

Chỉ có người ngu mới tán dương sự bố thí. Lời nói của chúng trống không, giả dối, khi chúng chấp thuyết có sự sống.

Bāle ca paṇḍite ca kāyassa bhedā ucchijjanti vinassanti, na honti paraṃ maraṇā’ti”.

Kẻ ngu cũng như người hiền, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đoạn diệt, tiêu thất, không còn tồn tại sau khi chết“.

  1. “Itthaṃ kho me, bhante, Ajito kesakambalo sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno ucchedaṃ byākāsi…

Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Ajita kesakambāli đã trả lời với thuyết đoạn diệt ….

Giải:

* “Không có bố thí” (natthi dinnan).

“Natthi dinnanti dinnaphalābhavaṃ sadhāya vadati” (At):

“Không có bố thí”là nói rằng “không có quả liên hệ đến bố thí”.

Ajita kesakambala cho rằng “không có (abhāva) quả của hành động bố thí, liên hệ đến bố thí” , nên “không có bố thí”.

* “Không có lễ hy sinh” (natthi yiṭṭhaṃ).

“Yiṭṭhaṃ vuccati mahāyāgo (At):

Sự hy sinh lớn, gọi là “đại tế đàn”.

“Không có lễ hy sinh” là không có đại tế đàn, trong đó phải hy sinh nhiều sinh vật.

* “Không có tế tự” (natthi hutaṃ)

“Hutanti paheṇakasakkāro adhippeto (At):

Ước muốn làm tôn vinh cho người nào bằng lễ vật, gọi là “tế tự”.

Ajita kesakambalavới chủ trương “không có kết quả”, vì thế với những đại tế đàn, những lễ tế tự không hề mang lại kết quả chi cả, nên cho rằng “không có tế đàn, không có tế tự”.

* “Không có đời này” (natthi ayaṃ loko).

“Natthi ayaṃ lokoti paraloke ṭhitassa ayaṃ loko natthi (At):

Không có đời này là “đời trước đứng yên, ( nên) không có đời này“.

Ajita kesakambala cho rằng: “Người đời trước có thì chính đời này người ấy không có”.

Nghĩa là “đời trước chết là hết”.

* “Không có đời khác” (natthi paro loko).

“Natthi para lokoti idha loke ṭhitassāpi paro loko natthi, sabbe tattha tattheva ucchijjantīti dasseti (At):

Không có đời khác”“đời này bất động, nên không có đời sau”, tất cả thấy hoại diệt tại chính chỗ ở của chúng”.

Ajita kesakambala cho rằng “người đang có trong đời này, sau khi chết là hết, nên không có đời sau. Tất cả đều thấy diệt mất chính nơi chúng ở”.

Hậu sớ giải giải thích: “Với người sống đời trước, sau khi chết là hết. Với người đang sống, sau khi chết là hết”.

Tức là Ajita kesamabala phủ nhận sự tồn tại của chúng sinh do nghiệp“.

* “Tất cả thấy diệt mất tại chính nơi chúng ở”.

Bất kỳ ở hình thức tồn tại nào, mà chúng đang có thì chúng bị hủy diệt tại chính hình thức ấy.

Như là người thì chính hình thức người bị hủy diệt, nếu là voi, ngựa … thì bị hủy diệt với hình thức voi, ngựa …

* “Không có mẹ, không có cha” (natthi mātā natthi pitā).

Vì chủ trương đoạn diệt nên Ajita kesakambala cho rằng “sự cúng dường, cung kỉnh, phục vụ … đến cha mẹ không mang lại quả phúc.

Sự bất hiếu, hành xử bất kính… với cha mẹ cũng không quả khổ”.

Xét cho cùng cũng như “không có mẹ, không có cha”.

* “Không có chúng sinh hóa sanh” (n’atthi sattā opapātikā).

“N ‘atthi sattā opapātikāti cavitvā upapajjanakā sattā nāma natthīti vadati (At):

“Chúng sinh chết rồi xuất hiện trở lại, điều này không có, gọi là “không có chúng sinh hóa sinh”.

Ajita kesakambala cho rằng “không có ai chết rồi xuất hiện trở lại (bằng cách hoá sanh)”.

Hậu sớ giải giải thích: Ajita kesakambala cho rằng: Sự tăng trưởng (số lượng) nhân loại là do chúng sinh khác từ cõi khác tái sinh lại, điều này là hão huyền.

Những chúng sinh ấy không tái sinh về cõi người sau khi vừa chết đi.

* “Đất trở về với đất”.

Là những thành phần thuộc về đất như xương, thịt, gân, da… trở về với đất ở bên ngoài.

Các yếu tố khác là: Nước, gió, lửa cũng tương tự.

Nước trong thân như: Mật, đàm, mủ, máu…

Gió trong thân như gió thổi từ dưới lên, gió thổi từ trên xuống …

Lửa trong thân như: Lửa làm chín vật thực, lửa làm nóng sốt, lửa làm ấm cơ thể…

Hậu sớ giải giải thích: Ajita cho rằng: Đất trong thân là thành phần của đất bên ngoài, như đất chứa trong bình.

Khi chiếc bình bể thì chất đất trong bình tuôn ra, hòa nhập vào đất bên ngoài, không còn phân biệt được “đây là đất trong bình, đây là đất ngoài bình”, nên gọi “đất trở về với đất”.

“Các yếu tố khác tương tự”. Như nước lấy từ đại dương rộng lớn lên đám mây. Khi trở thành mưa thì trở về với đại dương.

Như ánh chớp (lửa) rực rỡ là từ ánh sáng mặt trời mà có, ánh chớp ấy cũng trở về với thái dương.

Như cơn gió mạnh tách ra khỏi tầng khí quyển, rồi cũng phải trở về với khí quyển.

Nước, lửa, gió trong thân cũng như vậy, con người sau khi chết chúng lại trở về nguồn cội của chúng.

Đây là “nguồn gốc” của chủ thuyết Ajita kesakambala.

* “Các quyền nhập vào hư không” (ākāsaṃ indriyāni saṅkamanti).

“Indriyānīti manacchaṭṭhāni indriyāni ākāsaṃ pakkhandanti (At):

Quyền là sáu quyền([19]) gồm có cả ý, những quyền này nhập vào hư không”.

* Những vật cúng dường trở thành tro bụi”

Nghĩa là: “Những vật thí, vật tế lễ… đều trở thành tro bụi. Vì chúng không còn tồn tại để cho quả”.

* ” Chỉ có kẻ ngu mới tán tụng sự thí”.

Idaṃ vuttaṃ hoti bālehi abuddhīhi paññattamidaṃ dānaṃ, na paṇḍitehi. Bālā denti, paṇḍitā gaṇhantī’ti dasseti” (At):

“Vị ấy nói “chỉ có kẻ ngu, không hiểu biết mới tán thán bố thí, không phải là người trí. Kẻ ngu bố thí, người trí nhận vật thí”.

Ngài Buddhaghosa trong bản Sớ giải Kinh Sa-môn quả có ghi nhận “khái quát về ba học thuyết của Pūraṇa kassapa, Ajita kesakambala và Makkhali gosāla như sau:

Khái quát về ba học thuyết.

– Thuyết “không có tội phước gì cả” của Pūraṇa kassapa là bác bỏ nghiệp, thuyết phi nghiệp.

– Thuyết “sau khi chết là hết”của Ajita kesakambala là bác bỏ quả của nghiệp, là thuyết đoạn diệt.

– Thuyết “không có nhân, không có duyên” của Makkhali gosāla là bác bỏ cả hai: Nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Khi bác bỏ nhân duyên do tuyên bố “không có nhân, không có duyên các loài hữu tình được trong sạch; không có nhân, không có duyên các loài hữu tình bị nhiễm ô”.

Xem như Makkhali gosāla bác bỏ nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Ajita kesakambala với quan điểm “chết là hết” nên bác bỏ quả của nghiệp trong kiếp sau; nhưng quả của nghiệp trong hiện tại thì như thế nào? Không thấy bản Sớ giải đề cập đến.

Có lẽ ông cũng bác bỏ quả trong hiện tại, vì nếu chấp nhận “có quả của nghiệp trong hiện tại” thì chủ thuyết “vô quả” của ông không đứng vững.

Xét về thuyết của Pūraṇa kassapa và Ajita kesakambala, tuy có nét khác biệt: Một chối bỏ nghiệp, một chối bỏ quả của nghiệp.

Nhưng bản Sớ giải có giải thích: “Bác bỏ nghiệp, đồng nghĩa bác bỏ quả của nghiệp“; “bác bỏ quả của nghiệp, đồng nghĩa bác bỏ nghiệp“.

Xét ra, cả ba Pūraṇa kassapa, Makkhali gosāla và Ajita kesakambala đều có chung một quan điểm, là thuyết hư vô (natthivāda), hay “đoạn kiến”(ucchedadiṭṭhi).

Người chấp nhận một trong ba chủ thuyết này, sẽ nhận đủ cả ba tà kiến: “Không có nghiệp”, “không có quả” và “không có nhân quả” theo từng thời điểm, để rồi tâm dần dần trở nên cứng rắn.

Khi các tâm đổng lực (javanacitta) hòa hợp với tà kiến (diṭṭhisampayuttaṃ), diễn tiến trong lộ trình tâm, thông thường chúng có 7sátna.

Bản Sớ giải cho rằng: Tại sátna thứ nhất đến sátna thứ 6, những người này còn có thể chữa khỏi để thoát ra khổ cảnh trong kiếp sau, nhưng ở sátna thứ bảy thì không thể thoát khỏi khổ cảnh trong kiếp sau.

Cho dù là Đức Phật cũng không thể giúp họ khi sátna thứ 7 này cho quả (vì sátna thứ bảy là Sanh báo nghiệp, sẽ cho quả ngay kiếp sau đó).

Trong ba loại tà kiến này, một số người chấp nhận một, số khác chấp nhận hai và số khác chấp nhận cả ba.

Nhưng dù tán thành với một, hai hay cả ba thì người vẫn phải nhận hậu quả nhất định (niyāma), người đó đã bị ngăn đường lên nhàn cảnh (được tái sinh làm người hay chư thiên), còn nói gì đến con đường giải thoát khỏi luân hồi không bị chặn đứng?.

Chúng sinh này được xem là “mọc rễ trong luân hồi (vaṭṭakhāṇu)”, là người “gìn giữ đất(pathavigopaka)”([20]).

Nói gọn, người như vậy thì không thể giải thoát khỏi luân hồi.

Bản Sớ giải có kệ Pāli như sau:

“Tasmā akayāṇajanaṃ, āsīvisamivoragaṃ

Ārakā parivajjeyya, bhūtikāmo vicakkhaṇo ‘ti.

“Người sáng suốt        Có ước nguyện tăng trưởng    Nên tránh xa những người nguy hại đó      Như tránh xa con rắn độc”.

Và có Phật ngôn sau:

“Đối với người có tà kiến([21]), này các Tỳ-khưu, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm mọi khẩu hành…. phàm mọi ý hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm có tư tâm sở nào, phàm có trú xứ nào (patthānā), phàm có ước nguyện nào và phàm có các hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Đưa đến bất hạnh, đau khổ….”([22]).

Hậu sớ giải có giải thích thêm:

Gọi là “tà niệm sinh lên (micchā santiṭṭhati)”, là tâm sở Tham (lobhacetasika) đồng sinh với tâm sở tà kiến (diṭṭhicetasika) khi nhận một trong ba chủ thuyết trên làm cảnh (ārammaṇa).

Gọi là “tà định (micchāsamādhi)”. Là tâm vững trú trong cảnh “sái quấy” ấy.

Như trường hợp người bắn cung thiện xảo, tập trung chú ý vào con mồi, để sát hại con mồi.

“Các luồng đổng lực chạy trong lộ trình tâm (javanāni javanti)”.

Từ sátna thứ nhất đến sátna thứ sáu, còn có thể chữa khỏi để thoát ra khổ cảnh. Điều này chỉ đơn giản là “nói đến bản chất chưa chín muồi dẫn đi tục sinh” mà thôi.

Vì vào thời khắc đó không ai có thể chữa trị cho họ thoát khỏi khổ cảnh được.

Theo Anuṭīkā (Tiếp theo Hậu sớ giải) thì cho rằng: “Họ không thể được chữa khỏi“, vì khi dòng đổng lực sinh lên, không thể ngăn cản “không cho sátna thứ 7 sinh lên”.

Mặt khác, sự sinh diệt trong lộ trình tâm quá nhanh, không thể chữa trị cho họ vào thời điểm tà kiến sinh lên.

Các Sớ giải sư nói: “Ngay cả Đức Phật cũng không thể chữa khỏi cho họ vào thời điểm đó“.

Nhưng vào thời điểm vắng mặt tà kiến, do nghe được Diệu pháp người này thoát hẳn khỏi tà kiến ấy, như du sĩ Vacchagotta chẳng hạn, sau khi nghe pháp thoại từ Đức Phật, du sĩ Vacchagotta đã quy ngưỡng Tam Bảo ([23]).

Hậu sớ giải có giải thích thêm là:

“Một số người chấp nhận một tà kiến”. Câu này có ý nghĩa là: “chỉ chấp nhận một trong ba tà kiến“. Diễn tiến như thế nào?

Trước tiến, với cách truyền khẩu người ấy hiểu ý nghĩa của một trong ba chủ thuyết trên một cách khái quát.

Sau đó, người này cân nhắc, xem xét ý nghĩa đó với nhiều khía cạnh, rồi chấp nhận loại tà kiến ấy.

Bấy giờ “chủ thuyết này” xuất hiện trong tâm như trụ đá vững chắc.

Khi trở nên thân cận với chủ thuyết ấy trong một thời gian dài, người đó chấp nhận “đây là sự thật”.

Và người này hiểu sự vật có bản chất như chủ thuyết nêu ra, một bản chất mà chúng “không hề có “.

Nên Đức Phật có dạy:

“Có hai duyên, này các Tỳ-khưu, khiến tà kiến sinh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói người khác (parato ghoso) và tác ý không khéo (ayoni so mamasikāra) …” ([24]).

“Tâm trở nên cứng rắn”. Là bằng vào những điều kiện riêng, như suy nghĩ, thấy, nhớ lại ([25])… tâm bám vào “chủ thuyết” một cách vững chắc, nó chối bỏ sự thật mà theo nó (ám chỉ tà kiến) “đó là sai lệch”.

Nói cách khác: Khi tâm bất thiện chỉ chấp nhận tà kiến, thì các tà kiến khác không thể sinh lên trong tâm bất thiện này.

Ví như người tu tập đề mục “đất”, thì chỉ có “ấn tướng đất xuất hiện trong tâm thiện của người ấy”; cũng vậy, người chấp nhận “đoạn kiến” thì “đối tượng thường kiến” không thể xuất hiện trong tâm bất thiện”, chấp nhận “vô nghiệp” thì “đối tượng vô quả” không thể xuất hiện trong tâm loại tâm tham hợp với tà kiến.

Đây gọi là người chấp nhận “một tà kiến”, đồng thời loại tà kiến này có tên gọi là “tà kiến nhất định (micchattaniyāma)”.

-“Một số người chấp nhận hai tà kiến”. Là trong tâm bất thiện hợp tà kiến của người này, chỉ có hai loại cảnh của tà kiến tùy theo tác ý.

Như người tu thiền, có thể tu tập hai đề mục như “đất” hay “lửa”; cảnh thiền tướng xuất hiện trong tâm, có khi là “ấn tướng đất”, có khi là “ấn tướng lửa” tùy theo tác ý. Đây gọi là “người chấp nhận hai tà kiến”.

Tương tự như vậy với “người chấp nhận ba tà kiến”. Tức là trong tâm bất thiện hợp với tà kiến, có ba loại cảnh của ba loại tà kiến trên tùy theo tác ý.

Ví như người tu tập ba đề mục : Đất, lửa, gió. Đây gọi là “người chấp nhận ba tà kiến”.

Điểm cần nêu rõ là: Khi tâm bất thiện hợp với tà kiến chỉ có một cảnh của tà kiến, loại tà kiến này gọi là “tà kiến nhất định”.

Với người chấp nhận hai tà kiến hay chấp nhận ba tà kiến, thì loại tà kiến ban đầu là “tà kiến nhất định”.

Vì từ đó nó dẫn đến kết hợp với một hay hai loại tà kiến còn lại.

Như người “trước tiên chấp nhận không có nghiệp“, sẽ dẫn đến “chấp nhận không có quả“, rồi dẫn đến “chấp nhận “không có nhân duyên.

Và loại tà kiến “không có nghiệp” được xem là tà kiến nhất định.

Các Sớ giải Sư cho rằng: “Ba loại tà kiến này đều có sức mạnh và cho quả như nhau là: Ngăn chận đường sinh lên nhàn cảnh, ngăn chận con đường dẫn đến giải thoát.

Có Phật ngôn như sau:

“Này Vaccha, dầu cho Ta có nhớ đến 91 kiếp, Ta không biết một tà mạng ngoại đạo nào đã sinh Thiên trừ một người, người này đã thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp”([26]).

Du sĩ Vacchagotta thuộc phái Thuận thế ngoại đạo (lokāyata), và phái Ājīvaka còn được xem là “chủ thuyết khoái lạc”.

Cho dù người chỉ chấp nhận “một tà kiến “, khi loại tà kiến này cho quả thì hai loại kia cũng góp sức mạnh vào.

Có câu hỏi rằng: “Chấp nhận một trong ba tà kiến này, con đường sinh lên thiên giới bị chặn. Vì sao đệ tử của Makkhali gosāla là thiên tử Sahali, đệ tử của Pūraṇa kassapa là thiên tử Asama?”… (những người này được sinh thiên)([27]).

Đáp rằng: “Những vị ấy, trước khi là môn đệ của những vị giáo chủ này, họ tin vào nghiệp. Khi sắp mệnh chung, tư tưởng này xuất hiện nên họ sinh thiên.

Đức Phật có giảng rõ điều này trong Trung bộ kinh, bài kinh Đại nghiệp phân biệt kinh”.

“Mọc rễ trong luân hồi (vaṭṭakhāṇu)”.

Đây là một “ẩn dụ nghĩa” không phải là “thông dụng nghĩa (nītattha), nên cần làm sáng tỏ (neyyattha) ý nghĩa này.

Ý nghĩa “mọc rễ trong luân hồi” chỉ xác định cho kiếp sau mà thôi([28]), tức là tái sinh vào khổ cảnh trong kiếp kế tiếp.

Trong Papañcasūdanī (Sớ giải Trung bộ kinh) có ghi:

Hỏi: “Tương lai của người đó (do quả của tà kiến) được định sẵn với kiếp kế tiếp, hay cũng liên quan đến các kiếp sau sau?”.

Đáp rằng: “Chỉ kiếp kế tiếp thôi, nhưng do đắm chìm trong tà kiến người đó lại chấp nhận tà kiến này trong những kiếp sau sau khi gặp lại chúng”([29]).

Vì sao? Vì do ảnh hưởng của tâm sở Si (mohacetasika) và tâm sở Phóng dật (uddhacca cetasika) nên không có sức mạnh như tính thiện, để không bị hấp lực của loại tà kiến đã chấp nhận trong kiếp này.

Ví như người yếu sức không thể chống lại sức mạnh của dòng nước, phải trôi xuôi theo dòng nước. Hay ví như “ngựa quen đường cũ”.

Nên ghi nhận rằng: Chánh kiến nhất định (sammattaniyāma) không hề thay đổi, thì loại tà kiến nhất định này cũng không hề thay đổi, nghĩa là nó ngăn chận tái sinh vào nhàn cảnh và sự giải thoát khỏi luân hồi.

Chánh kiến nhất định (sammattaniyāma) là ám chỉ “chánh kiến của bậc Thánh”, tuy loại chánh kiến này vẫn bị định luật vô thường chi phối, nhưng khi sinh lên vẫn như chánh kiến trước đó, cho dù trải qua nhiều kiếp tái sinh.

Đây là ý nghĩa của cụm từ “không hề thay đổi“.

Riêng phàm nhân tu tập pháp quán (vipassanā), tỏ ngộ được một trong ba tướng “vô thường, khổ, vô ngã”, cũng được xem là “chánh kiến nhất định”, nhưng loại chánh kiến nhất định này chỉ có tạm thời có trong kiếp sống ấy mà thôi, loại chánh kiến này có thể bị thay đổi, bị cắt đứt trong những kiếp sau sau.

Riêng về tà kiến nhất định, gọi là “không thể thay đổi” là ám chỉ “ngăn chặn tái sinh về nhàn cảnh và ngăn chận giải thoát khỏi luân hồi”, ngoài tính vô thường ra, nó vẫn có thể bị “hủy diệt”. Như Phật ngôn:

“Do đoạn tận kiến kiết sử, Phạm hạnh được sống”([30]).

Hỏi: Ý nghĩa “mọc rễ trong luân hồi”, hiểu theo nghĩa mở rộng thì như thế nào?

Đáp: Nên hiểu theo ý nghĩa Phật ngôn sau:

“Ở đây, này các Tỳ-khưu, có hạng người lặn một lần rồi chìm luôn”.

“Ở đây, này các Tỳ-khưu, có hạng người sau khi nổi lên, lại chìm xuống”([31]).

Tức là, “người chỉ chìm vào tà kiến một lần rồi chìm trong đó mãi mãi”.

Hay “tuy có lần thoát ra khỏi tà kiến, rồi trở lại chìm vào tà kiến”.

Một khi chìm vào tà kiến (bất kể là loại tà kiến nào: Thường kiến hay đoạn kiến) thì không thể thoát ra khỏi luân hồi.

Người ấy được ví như “mọc rễ trong luân hồi”.

Chánh kinh.

Pakudha kaccāyana vādo.

(Chủ thuyết của Pakudha kaccāyana).

173174. “Evaṃ vutte, bhante, Pakuddho kaccāyano maṃ etadavoca:

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Pakudha kaccāyana nói với con:

“Sattime mahārāja kāyā akaṭa, akaṭavidhā animmitā animmātā vañjhā kūṭaṭṭhā esikaṭṭhāyiṭṭhitā.

“Này Ðại vương, có bảy nhóm không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá.

Tena iñjanti, na vipariṇamanti, na aññamaññaṃ byābāthenti, nālaṃ aññamaññassa sukhāya vā dukkhāya vā sukhadukkhāya vā.

Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng nhau, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau hoặc cả khổ và lạc.

Katame satta? Pathavīkāyo, āpokāyo, tejokāyo, vāyokāyo, sukhe, dukkhe, jīve sattame.

Bảy nhóm ấy là gì? Nhóm đất, nhóm nước, nhóm lửa, nhóm gió, khổ, lạc và thứ bảy là mạng.

Ime satta kāyā akaṭā akaṭavidhā animmitā animmātā vañjhā kūṭaṭṭhā esikaṭṭhāyiṭṭhitā.

Bảy nhóm này khômg bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sinh lợi, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá.

Te na iñjanti, na vi na vipariṇamanti, na aññamaññaṃ byābāthenti, nālaṃ aññamaññassa sukhāya vā dukkhāya vā sukhadukkhāya vā.

Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc.

Tattha natthi hantā vā ghātetā vā, sotā vā sāvetā vā, viññātā vā viññā petā vā. Yopi tiṇhena satthena sīsaṃ chindati, na koci kiñci jīvitā voropeti; sattannaṃ tveva kāyā namantarena satthaṃ vivaramanupatatī’ti”.

Ở đây không có người giết hại, hoặc có người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến cho biết. Khi một ai dùng lưởi kiếm sắc bén chém đầu, thời không có ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi”.

  1. “Itthaṃ kho me, bhante, Pakudho kaccāyano sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno aññena aññaṃ byākāsi…

Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha kaccāyana đả trả lời một việc khác với một quan điểm khác….

Giải:

* Không bị làm ra” (akaṭa). Là không bị tạo ra.

Bản Sớ giải giải thích: “Không bị làm ra”, nghĩa là chúng không bị ai hướng dẫn, sai sử, điều khiển để chúng được tạo ra.

Không bị làm ra nghĩa là không có năng lực siêu nhiên nào tạo ra chúng.

Hậu sớ giải giải thích: “Không bị làm ra”, nghĩa là chúng không được tạo ra từ bất cứ nguyên nhân nào, cho dù chúng có bản chất giống hay khác nhau.

Như đất chẳng hạn, chúng chẳng do ai tạo cho dù đó là Thượng đế … tuy bản chất của chúng có khác nhau như đá quý khác với cát bụi …

Lại nữa, “không bị làm ra” là chúng không bị làm ra bởi năng lực siêu nhiên của các vị chư thiên sinh ra bằng ý chấp trước, hoặc chúng không bị làm ra do năng lực thần thông, hay do Đấng Sáng tạo chủ (Issara) tạo ra.

* “Không làm ra” (akata). Là không tạo ra.

Evaṃ karohīti kenaci kārāpitāpi na hontīti attho (At):

Có nghĩa là “chúng không bị tạo ra, chúng cũng không tạo ra chất khác”.

Qua hai thuật ngữ ” không bị tạo “, “không tạo ra”, chủ thuyết của Pakudha kaccāyana có vẻ như “tự nhiên có“. Và ông đã bác bỏ “nhân duyên”.

Tiếp theo, Pakudha kacāyana đi thêm bước nữa, ông cho rằng 7 nhóm([32]): Đất, nước, gió, lửa, khổ, lạc và sự sống (jīva) không sáng tạo cũng không bị sáng tạo.

* Không sáng tạo” (animmitā).

Animmitāti iddhiyā na nimmitā(At):

Không tạo ra năng lực siêu nhiên, gọi làkhông sáng tạo“. Và:

Animmātāti animmāpitā, keci animmāpetabbāti padaṃ vadanti (At):

“Không bị sáng tạo” là không có mẹ tạo, không có cha tạo , không (được) tạo ra từ bất cứ nền tảng nào”.

Hai thuật ngữ “không bị tạo ra, không tạo ra”, là nói theo cách thông thường.

Còn “không bị sáng tạo, không sáng tạo, nói với ý nghĩa đặc biệt.

Là “bị tạo ra do năng lực thần thông” gọi là “bị sáng tạo”nhưng “năng lực thần thông không thể tạo ra chúng”, nên gọi là “không bị sáng tạo”.

“Năng lực thần thông” không thể tạo ra được vật gì khác, nên gọi là “không sáng tạo”.

* “Không sinh sản” (vañjhā).

Vañjhādipadattayam, vuttattha meva (At):

Điều này ám chỉ: Chúng không sinh sản như loài động vật.

Nghĩa là: Chúng không sinh sản như động hay thực vật, chúng không như cây cho hoa, trái… chúng không sinh sản ra bất kỳ thứ gì khác.

Qua tuyên bố này, Pakudha kaccāyana cho rằng đất, nước, lửa, gió, khổ, lạc và sự sống (jīva) không tạo ra những loại vật chất hữu hình khác.

Vì trong học thuyết của Pakudha kaccāyana, các dạng hữu hình, như âm thanh, màu sắc… xuất hiện độc lập với bảy nhóm (satta kāya).

* “Đứng như đỉnh núi (kūṭaṭthā).

Kuṭaṭṭhāna = kūṭa + ṭhāna.

Hậu sớ giải có giải thích: “Đứng như đỉnh núi (kūṭaṭṭhā)” nghĩa là chúng khôngbị tạo cũng không tạo ra bất kỳ cái gì.

Ví như nơi đỉnh (chót) núi không có cây cỏ, không có thú sinh sống.

* “Đứng thẳng như trụ đá” (esikaṭṭhāyiṭṭhitā).

Hậu sớ giải giải thích: Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: Khi người ta nói rằng “mầm cây được sinh ra từ hạt giống”.

Mầm cây ấy vừa tồn tại vừa không tồn tại, vì chúng được sinh ra từ một cái khác, cái ấy ngoài bảy nhóm: Đất, nước, gió, lửa, khổ , lạc và sự sống.

Nghĩa là Pakudha kaccāyana cho rằng, sinh vật, thực vật sinh ra là do nhân khác, không phải sinh ra từ một hay cả 7 nhóm: Đất, nước, gió, lửa, khổ, lạc và sự sống.

Chủ thuyết của ông Pakudha kaccāyana không rõ ràng, theo quan điểm của ông, 7 nhóm: Đất, nước, lửa, gió. khổ, lạc và sinh mạng “tự nhiên có”, đồng thời chúng không tạo ra chất khác.

Chủ thuyết của ông, dường như “ngẫu nhiên”, cũng vừa “thường hằng” cũng vừa “phi nghiệp”, cũng vừa “phi quả”, cũng vừa “phi nhân duyên”.

Bản Sớ giải giải thích:

Na iñjantīti esikatthambho viya ṭhitattā na calanti (At):

Trụ vững không chuyển động như ngọn núi vững chắc, gọi là “bất động“.

Na vipariṇamantīti pakatiṃ na jahanti (At):

Thường hằng, không bị biến đổi, gọi là không chuyển biến”.

Bất động nghĩa là”không bị vô thường”; “không chuyển biến” là không từ bỏ bản chất thật của chúng.

* “Không xâm phạm nhau” (na aññamaññaṃ byābādhenti).

Na aññamaññaṃ byābādhentīti na aññamaññaṃ upahananti (At):

Gọi làkhông xâm phạm nhau”“không làm tổn hại lẫn nhau”.

Nālanti na samatthā (At):

Không có khả năng, gọi là “không ảnh hưởng”.

Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: Do bản chất của 7 nhóm này không thay đổi, nên chúng không xâm phạm nhau.

Nếu chúng chịu sự biến đổi, thì chúng mới xâm phạm nhau, như nước có thể trở thành đất, gió có thể trở thành lửa ….

Cũng vậy, do không thể chuyển thành khác, nên chúng không giúp đỡ nhau, vì thế chúng “không ảnh hưởng nhau”.

Để chỉ ra điều này, Pakudha kaccāyana nói: “Chúng không thể làm cho người khác lạc hay khổ”…

*Không có người giết hại”. Giống như người dùng gươm đâm vào đống đậu, thanh gươm đi vào giữa các hạt đậu, cũng vậy hành động giết người chỉ là thanh gươm xuyên qua kẻ hở của 7 nhóm (vì 7 nhóm không hề hư hoại, biến thành khác).

Bản Sớ giải giải thích: Với những từ ngữ “không chuyển biến”, “không xâm phạm nhau”, “không ảnh hưởng nhau”.

Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: (Khi một người nghĩ) “Ta đang nắm giữ sự sống của mình”, đó chỉ đơn thuần là ý tưởng, vì “sự sống” vốn không hư hoại, biến thành khác.

Phụ lục.

Có thể xem bốn chủ thuyết của Pūraṇa kassapa, Ajita kesakambala, Makkhali gosāla và Pakudha kaccāyān thuộc trường phái duy vật cổ sơ, có tên gọi là Lokayata (Thuận thế (Kinh tạng Pāli gọi phái có chủ thuyết “đoạn kiến” là Thuận thế phái (Lokāyata) hay “Duy vật cổ sơ – cārvāka, sanskrit là charvaka).

Sau đây là mẫu đối thoại của một Bà-la-môn Thuận thế phái với Đức Thế Tôn. Khi Đức Phật trú ngụ trong thành tại thành Sāvatthī, vị Bà-la-môn này đến viếng Đức Phật và bạch hỏi.

– Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều có?

– Này Bà-la-môn! “tất cả đều có” là chấp kiến thứ nhất của thế gian (ám chỉ thường kiến).

– Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều không có?

-“Tất cả đều không có “này Bà-la-môn! Là chấp kiến thứ hai của thế gian.

Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều là một?

“Tất cả đều là một” là chấp kiến thứ ba của thế gian.

– Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều là nhiều?

Này Bà-la-môn! tất cả đều là nhiềulà chấp kiến thứ tư của thế gian. Này Bà-la-môn! Từ bỏ hai cực đoan, Như Lai thuyết về Trung đạo.

Sau khi dứt thời kinh về Lý nhân duyên (Thập nhị duyên khởi). Vị Bà-la-môn ấy xin quy ngưỡng Đức Phật đến trọn đời ([33]).

Chánh kinh.

Nigantha nātaputta vādo.

(Chủ thuyết của Nigantha nātaputta).

  1. 176. … 177. “Evaṃ vutte, bhante, Nigaṇṭho nātaputto maṃ etadavoca:

– Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Nigantha nātaputta nói với con:

Idha, mahārāja Nigaṇṭho cātu yāmasaṃvarasaṃvuto hoti.

“Này Ðại vương, một người Nigantha (Nikiềntử) sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới.

Kathañca, mahārāja, Nigaṇṭho cātu yāmasaṃvarasaṃvuto hoti?

Này Ðại vương, thế nào là một người Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới?

Idha, mahārāja, Nigaṇṭho sabbavārivārito ca hoti, sabbavāriyutto ca, sabbavāridhuto ca, sabbavāriphuṭo ca.

Này Ðại vương, một Nigantha sống gìn giữ đối với tất cả loại nước, gìn giữ đối với mọi ác pháp, sống tẩy sạch tất cả ác pháp và sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp.

Evaṃ kho, mahārāja, Nigaṇṭho cātuyāmasaṃvarasaṃvuto hoti.

Này Ðại vương, như vậy một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới.

Yato kho, mahārāja, Nigaṇṭho evaṃ cātuyāmasaṃvarasaṃvuto hoti; ayaṃ vuccati, mahārāja, Nigaṇṭho gatatto ca yatatto ca ṭhitatto cā’ti”.

Này Ðại vương, vì một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới, nên vị ấy được gọi là Gatatto (một vị đã đi đến đích), Yatatto (một vị đã điều phục tự tâm) và Thitatto (một vị đã an trú được tự tâm)”.

  1. “Itthaṃ kho me, bhante, Nigaṇṭho nātaputto sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno cātuyāmasaṃvaraṃ byākāsi….

– Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi đến kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigaṇṭha nātaputta đã trả lời với sự chế ngự bởi bốn loại cấm giới….

Giải.

* “Sống chế ngự với tất cả các loại nước” (sabbavārivārito).

Bản Sớ giải có giải thích: Môn đệ Nigaṇṭha từ chối sử dụng tất cả các loại nước lạnh.

Người ta nói rằng Nigantha thấy được các chúng sinh hữu tình trong nước lạnh và vì vậy mà không dùng nước lạnh.

* “Sống gìn giữ với mọi ác pháp” (sabbavāriyutto).

Hậu sớ giải giài thích:

Nigaṇṭha chủ trương lánh xa mọi ác pháp. Và:

* “Sống tẩy sạch tất cả ác pháp” (sabbavāridhuto).

Nigaṇṭha chủ trương tẩy sạch tất cả các ác pháp.

* “Sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp” (sabbavāriphuṭo).

Nigantha sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp, hủy diệt nghiệp nhờ sự thành tựu giải thoát bằng cách phá hủy tám loại nghiệp([34]).

* “Vị đã đi đến đích” (gatatto).

Gatattoti koṭippattacitto (At):

Vị đã đi đến đích là “ tâm đạt đến đỉnh cao”.

Hậu sớ giải giải thích “vị đến đích”. Nghĩa là “tâm của vị ấy đạt đến mức độ cao nhất nhờ thành tựu giải thoát”.

* “Vị đã điều phục tâm (yatatto).

Yatattoti saṃyatacitto (At):

Tâm được chế ngự, gọi là “vị đã điều phục tâm“.

Hậu sớ giải giải thích: Nhờ không vi phạm vào thân tội (kāyadaṇḍa), nên gọi là “vị đã điều phục tâm([35]).

* “Vị đã an trú được tâm” (ṭhitatto).

Ṭhitattoti suppatiṭṭhitacitto (At):

Thành lập được tâm một cách chắn chắn, gọi làvị đã an trú được tâm”.

Trong học thuyết của Niganthamột số điều theo lời dạy của Đức Phật, nhưng do học thuyết của vị ấy không trong sạch, lại nữa có nhiều tà kiến sinh khởi.

Một số điều như lời dạy của Đức Phật là “gìn giữ với ác pháp”.

Gọi làhọc thuyết không trong sạch” là Nigaṇṭha nātaputta chỉ quan trọng thân tội.

Có tà kiến sinh khởi” là Nigaṇṭha nāṭaputta khẳng định “có một linh hồn, nó có thể thường hằng, có thể không thường hằng”.

Hậu sớ giải giải thích: “Có tà kiến” là: Tất cả các điểm vị ấy có được nhờ quán xét về nghiệp, nhưng sự thực chứng không có, nên có sự lệch lạc, từ đó sinh khởi tà kiến.

Như vị ấy cho rằng “khổ, lạc trong hiện tại là do quả của nghiệp quá khứ([36])….

Chánh kinh.

Sañjaya belaṭṭhaputta vādo.

(Chủ thuyết của Sañjaya belaṭṭhaputta).

  1. … . 180. “Evaṃ vutte, bhante, Sañcayo belaṭṭhaputto maṃ etadavoca:

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Sañjaya belatthiputta đã trả lời với con:

Atthi paro lokoti iti ce taṃ pucchasi, “atthi paro lokoti iti ce me assa, atthi paro lokoti iti te naṃ vyākareyyaṃ.

– “Nếu anh hỏi:”Có một thế giới khác hay không?” Nếu tôi nghĩ “Có một thế giới khác”, tôi có thể trả lời với anh: “Có một thế giới khác”.

Evantipi me no. Tathātipi me no. Aññathātipi me no. Notipi me no,

Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.

Natthi paro loko …pe… Nếu anh hỏi tôi: “Không có một thế giới khác phải không?…

Atthi ca natthi ca paro loko … pe… Có và không có một thế giới khác phải không?…

Nevatthi na natthi paro loko …pe… Không có và cũng không không có một thế giới khác phải không?…

(xin xem tiếp bản kinh đã được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch).

  1. “Itthaṃ kho me, bhante, Sañcayo belaṭṭhaputto sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno vikkhepaṃ byākāsi….

Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sañjaya belatthaputta đã trả lời với Ngụy biện luận.

Giải

Theo bản Sớ giải: Học thuyết của Sañjaya belatthaputta được giải thích theo cách ghi trong phần về “những học thuyết lập lờ không có kết thúc (amarāvikkhepavāda)”, như trong Sớ giải bài kinh Brahmajāla Sutta ([37]).

Dứt phần 2.

Dứt chương II.

([1])– Một tên khác của voi Nāḷāgiri.

([2])-Xem D.iii, kinh Đại viên tịch (Mahāparinibbānasuttanta).

([3]) – Hậu sớ giải có nêu ra một đoạn dài của Mahāniddesa (Đại xiển minh) nói về năm đặc tướng an tịnh của vị Thánh A-la-hán. Tóm gọn như sau:

– Vị Thánh A-la-hán an tịnh vì Ngài đã quân bình tâm trước cảnh trần.

– Vị Thánh A-la-hán an tịnh vì tâm của Ngài thoát khỏi những ô nhiễm.

– Vị Thánh A-la-hán an tịnh vì Ngài đã thoát khỏi sinh tử luân hồi.

– Vị Thánh A-la-hán an tịnh vì Ngài đã chứng ngộ lý Tứ đế.

– Vị Thánh A-la-hán an tịnh vì Ngài đã thành tựu tất cả giới hạnh.

([4])– Đức Bưu Chơn (s) – Kho tàng pháp bảo, pháp 6 chi.

([5])– Đại Đức Bửu Chơn (s). Kho tàng pháp bảo.

([6])– S.v, 25.

([7])Sn.18. HT. Thích Minh Châu (d), kinh Bại vong (Parābhavasuttaṃ) –kệ số 106.

([8])– Vua A-xà-thế tường thuật với Đức Thế Tôn về sự viếng thăm 6 Giáo chủ dị giáo, đoạn đầu và đoạn cuối tương tự nhau, chỉ thay đổi chút ít chi tiết. Nên chúng tôi chỉ nêu dẫn phần này là tiêu biểu, những phần sau như Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala… chỉ trình dẫn lời giảng của vị ấy mà thôi. Đọc giả có thể tham khảo bản kinh do Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch.

([9]) Nāga: loại chúng sanh giống như rồng trong thần thoại Ấn Độ, cho là ngụ dưới biển và trên đất.

([10])– M.i, kinh số 26. kinh Thánh cầu (ariyapariyesanasuttaṃ).

([11])– Một quyền: Có lẽ là danh mạng quyền hoặc sắc mạng quyền. Hai quyền: là có cả danh – sắc mạng quyền – Ns.

([12])– Tuy Makkhali không giải thích rõ ràng về ba yếu tố: niyati, saṅgati và bhāva trong giáo thuyết của mình, nhưng chúng ta có thể ước đoán rằng: Nếu niyati là định mệnh thì saṅgati là các hoàn cảnh bên ngoài, còn bhāva là thực tính bên trong.

Định mệnh (niyati)” theo đó kiểm soát vận mệnh của một chúng sinh.

([13])– Theo Hậu sớ giải (Ṭīkā).

([14])– Ngài Buddhaghosa giải thích “sáu hạng người” theo chủ thuyết của Makkhali, tương tự như trong Tăng chi kinh (A,iii, 383 – 384). Nhưng bài kinh này nói “Đây là chủ thuyết của Pūraṇa kassapa.

([15])– Ngày sinh ra được kể là một – Ns.

([16])– Xem M.ii, kinh số 51. kinh Kandaraka.

([17])– Basham cho rằng “các trần giới” (rajodhātu) có thể là “các yếu tố không trong sạch” hay những cảm xúc bị bó buộc trong tâm (tr. 248).

([18])– Chỉ cho 12 hạng người- Ns.

([19])– Là nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và ý – Ns.

([20])– Các cụm từ: “mọc rễ trong luân hồi (vaṭakhāṇu) và “người gìn giữ đất (pathavigopaka)”, ngụ ý là bị cản trở, thậm chí tìm được con đường “để giải thoát tà kiến cho người đó” cũng bị trở ngại.

([21])– Chỉ cho thường kiến hay đoạn kiến. – Ns.

([22])-A.i, 30, pháp một chi.HT. Thích Minh Châu (d), Phẩm một pháp (Ekadhammapāḷi), phần hai (dutiyavaggo) , Phẩm chủng tử (bījavaggo), kinh tà kiến (micchādiṭṭhisuttaṃ).

([23])– M.ii, kinh Aggivacchagotta.

([24])– A.i, 86, pháp một chi. HT. Thích Minh Châu (d), Phẩm hy vọng trừ khử (āsāduppajahavaggo).

([25])– Như các Sa-môn, Bà-la-môn có thắng trí Sinh tử thông, hay túc mạng thông trong kinh Phạm võng – Ns.

([26])– M.ii, HT. Thích Minh Châu (d), kinh Tevijja vacchagotta.

([27])– Xem S.i, phẩm Tương ưng Thiên tử..

([28])-Đây ám chỉ cho loại tà kiến nhất định, không thay đổi vào lúc cận tử, hay do tà kiến nhất định này dẫn đến 5 tội đại nghịch là : giết cha, giết mẹ… – Ns.

([29])– MA. 3. 85).

([30])– HT. Thích Minh Châu (d). A.iv, 7. Pháp 7 chi. kinh Đoạn tận (Pahānasuttaṃ).

([31])– HT. Thích Minh Châu (d). A.iv, 11. Pháp 7 chi. kinh Ví dụ nước (Udakūpamāsuttaṃ).

([32])– Kāya ở đây, nên hiểu là nhóm – Ns.

([33])– S.ii, 77. Kinh Thuận Thế phái (LokāyAtikasuttaṃ)

([34])– Không thấy bản Hậu sớ giải nêu ra 8 loại nghiệp nào? – Ns.

([35])– Xem M.ii, kinh Upāli.

([36])– Xem M.ii, kinh Thiên tý ( Devadahasuttaṃ).

([37])– Xem “Sự liên quan mật thiết của các quan điểm” (The all-embracing net of views), các trang 173, 78.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app