Luận Giải Kinh Sa Môn Quả – Lời Nói Đầu & Mục Lục – Tỳ Khưu Chánh Minh

Lời nói đầu

Tuy được thuyết giảng khá muộn so với các bài kinh khác, nhưng các vị Trưởng lão trong những lần Kết tập Phật Ngôn, đã xếp kinh Sa-môn quả là bài kinh thứ hai sau kinh Phạm võng (Brahmajālasuttanta).

Điều này đã nói lên tầm quan trọng của kinh Sa-môn quả.

Nếu kinh Phạm võng có mục đích “chấn chỉnh tri kiến” đối với 62 loại “kiến thức sai lệch” với chân lý, thì kinh Sa-môn quả cũng nằm trong phạm trù này, nhưng với khía cạnh khác.

Kinh Sa-môn quả trình bày những sai lệch của 6 chủ thuyết đương thời (thời Đức Phật) của 6 vị tôn chủ dị giáo.

Chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo mang “dáng dấp” của sự “chấp thường” hay “chấp đoạn” và “chủ nghĩa hoài nghi”.

Những tư tưởng ấy vẫn còn lưu hành trong thời hiện tại với “chiếc áo khoác” khác.

Thứ đến kinh Sa-môn quả nêu lên những pháp môn căn bản “tuần tự nhi tiến” cùng với những thành tựu pháp thượng nhân của đời sống xuất gia.

Đó là con đường ngắn nhất, cũng là con đường duy nhất mà “những ai muốn thoát ra khỏi sinh tử luân hồi” không thể không thực hành.

Trong bản luận giải này chúng tôi phân thành 3 chương:

– Chương I: Giải thích duyên khởi.

– Chương II: Giải thích những sai lệch sáu chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo.

– Chương III: Giải thích những “kết quả” của bậc xuất gia.

Chúng tôi nương theo bản Anh ngữ “Giải kinh Sa-môn quả” của Đại trưởng lão Bodhi dịch từ Pāli ngữ sang. Đồng thời chúng tôi đối chiếu với bản Sớ giải (Aṭṭhakathā) bằng Pāli ngữ của Ngài Buddhaghosa (Giác âm). Đồng thời có bổ túc thêm những tư liệu có được, để làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh văn.

Để tiện cho độc giả theo dõi, chúng tôi trích nguyên văn những đoạn kinh Pāli cần thiết và trích bản dịch kinh Sa-môn quả của Hòa Thượng Thích Minh Châu đính kèm.

Với những từ vựng Pāli cần giải thích rõ qua bản Sớ giải, chúng tôi trích dẫn Pāli ngữ đính kèm, với những đoạn Pāli giải thích rộng, chúng tôi chỉ dịch mà không trích dẫn Pāli.

Riêng về “Hậu sớ giải” (Ṭīkā) và “Tiếp theo Hậu sớ giải” (Anuṭkā), chúng tôi chỉ dịch mà không trích dẫn Pāli vì e rườm rà, mong các bậc cao minh và độc giả hoan hỷ.

Chúng tôi chỉ hy vọng “bản luận giải này “giúp không nhiều thì ít cho sự chấn chỉnh tri kiến” của chư Phật tử. Đồng thời chỉ là “đóng góp” chút ít vào “kho tàng tri kiến” của Phật giáo.

Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp vào thiện sự này của Giáo sư Trần Ngọc Lợi cùng Phật tử Tathāpañña, đã giúp chúng tôi dịch “những danh từ riêng trong Phật giáo” qua bản bằng Anh ngữ.

Với khả năng và trình độ hạn hẹp, hẳn bản Luận giải không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong các bậc hiền trí cao minh từ bi mĩm cười tha thứ.

Lành thay – lành thay.

Tỳ-khưu Chánh Minh cẩn bạch.

————————–

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. Vua Ajātasattu (A-xà-thế) yết kiến Đức Thế Tôn.

Phần 1. Duyên khởi

Giải đoạn 150.
  • Như vầy tôi nghe.
  • Một thời.
  • Đức Thế Tôn.
  • Rājagaha ( Vương xá).
  • Lương y Jīvaka komārabhacca.
  • Vương tử Abhaya.
  • Vua Ajātasattu (A-xà-thế).
  • Vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà).
  • Vua Bimbisāra (Bình-sa).
  • Hoàng hậu Vedehi.

Phần 2.

Giải từ đoạn 151 – 156.

Sáu vị tôn chủ dị giáo.

  • Tôn chủ Pūraṇa kassapa.
  • Tôn chủ Makkhali gosāla.
  • Tôn chủ Ajita kesakambala.
  • Tôn chủ Pakudha kaccāyana.
  • Tôn chủ Sañjaya belaṭṭhaputta.
  • Tôn chủ Nigantha nātaputta.

Đức Phật với 6 vị tôn chủ.

Phần 3.

– Giải đoạn 157.

– Giải đoạn 158.

– Lương y Jīvaka chuẩn bị kiệu voi.

– Giải đoạn 159.

Vua Ajātasattu sợ hãi.

CHƯƠNG II. Câu hỏi Sa-môn quả.

Phần 1.

– Giải đoạn 160.

– Giải đoạn 161.

– Giải đoạn 162.

– Giải đoạn 163.

Phần 2.Chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo.

Giải đoạn 165.

Chủ thuyết của tôn chủ Pūraṇa kassapa.

Giải đoạn 167.

Chủ thuyết của tôn chủ Makkhali gosāla.

Giải đoạn 171.

Chủ thuyết của tôn chủ Ajitabelaṭṭhaputta.

Khái quát về 3 chủ thuyết.

Phụ lục.

– Giải đoạn 174.

Chủ thuyết của Pakudha kaccāyana

– Giải đoạn 177..

Chủ thuyết của Nigantha nātaputta.

Giải đoạn 180.

Chủ thuyết của Sañjaya belaṭṭhaputta.

CHƯƠNG III.

Phần 1.Quả Sa-môn thông thường.

– Giải đoạn 182.

Quả thiết thực đầu tiên.

Giải đoạn 186.

Quả thiết thực thứ 2.

Phần 2. Các quả thiết thực vi diệu.

Giải đoạn 189.

Tốt đẹp (sādhukaṃ).

Hãy suy nghiệm kỹ.

– Giải đoạn 190.

Ở đây (idha).

Như lai xuất hiện trên thế gian.

Giải đoạn 191.

Phần 3.

  • Giải về tiểu giới
  • Chuyên vua Majjha
  • Giải về trung giới
  • Giải về đại giới.

Chương IV.

Phần I: Sự thực hành.

A- Gìn giữ các quyền

Trưởng lão Mahātissa.

B- Niệm – tỉnh giác.

  • Lợi ích tỉnh giác
  • Thích hợp tỉnh giác
  • Hành xứ tỉnh giác
  • Vô si tỉnh giác
  • Trương lão Mahāphussa
  • Trương lão Mahānāga.

C- Biết đủ

  • Đức Ānanda với 500 chiếc y
  • Chuyện ba tấm y
  • Lương y Jīvaka cúng dường y

D- Từ bỏ triền phược.

  • Chư Tỳ-khưu và các vị thọ thần
  • Trưởng lãoVajjīputta
  • Trưởng lão Vaṅgisa
  • Ví dụ về năm triền cái.
  • Trưởng lão Tăng hộ cháu
  • Bà-la-môn Tiểu nhất y
  • Trưởng lão Soreyya
  • Tai hại của sân hận.

Phần II: Sự thành tựu

  • Các tầng thiền.

Sơ thiền

Nhị thiền

Tam thiền

Tứ thiền

B- Trí quán

C- Các thắng trí

Trí ý hóa thông

Thần thông trí

Mười loại thành tựu

Thiên nhĩ trí

Tha tâm trí

Túc mạng tri

Thiên nhãn trí

Vị trưởng lão và Tỳ-khưu trẻ.

Trí diệt tận ô nhiễm

Vua A-xà-thế trở thành cận sự nam

Giải về nương nhờ

Vua A-xà-thế sám hối tội lỗi.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app