Nội Dung Chính
Kinh Tăng Chi số 021
Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019
Hôm nay chúng ta học tiếp phần tà kiến. Theo ý các vị trưởng lão tiền bối (poranathera), Ngài Buddhaghosa chỉ nói như vậy thôi, thì đoạn kinh này phải hiểu như sau:
Đức Phật dạy rằng không có 1 pháp nào đem lại sự phát triển cho ác pháp nhiều như tà kiến. Tà kiến ở đây là sự thấy sai sự thật. Hôm qua chúng ta đã học rồi. Tà kiến có 2: thường kiến – đoạn kiến. Nói rộng thì có sáu mươi hai nhánh (xem kinh phạm võng) , Nói gọn thì gồm có sáu nhánh (ba nhánh thường kiến và ba nhánh đoạn kiến)
Thường kiến thứ nhất là tin vào cái tôi thay vì hiểu rằng từ vi khuẩn, con ong cái kiến cho đến con người, con voi… tất cả chỉ là tên gọi. Còn xét về bản chất, thực tướng thì tất cả đều là sự lắp ráp từ vô số điều kiện, nhân duyên, thành tố để làm nên vi trùng, con kiến, con chim, con cá, con người… Khi không biết mọi thứ là đồ lắp ráp thì chúng ta đang nghĩ tới một cá thể đơn thuần – con kiến là con kiến, con người là con người – chứ không nghĩ đến bản chất lắp ráp; như vậy là mắc vào thường kiến thứ nhất tin vào sự hiện hữu của một cái tôi, không biết rằng mọi thứ là lắp ráp do duyên tạo và duyên mất.
Thường kiến thứ hai là tin vào sự hiện hữu của một cảnh giới trường cửu bất biến vĩnh hằng nào đó như thiên đường của các tôn giáo. Đó là chuyện vô lý bởi vì thế giới này phải liên tục vô thường mới có vui, có khổ. Hạnh phúc không thể có nếu không có đau khổ. Nói chuyên môn hơn một chút thì khổ ưu không thể có nếu không có hỷ lạc; hỷ lạc không thể có nếu thiếu khổ ưu. Có đói thì ăn mới ngon, có khát thì uống mới ngon. Không có khát khao, hoài vọng, thất vọng thì không có toại nguyện. Đau khổ và hạnh phúc quy định lẫn nhau, nuôi dưỡng, tạo tác lẫn nhau. Nếu có cõi thiên đường không có đau khổ thì hạnh phúc ở đâu mà ra?
Thường kiến thứ ba là tin vào một đấng chí tôn sáng tạo muôn loài hay nắm quyền chưởng quản cai trị, sắp xếp an bài mọi sự ở đời, đây cũng là một thứ tà kiến.
Đoạn kiến thứ nhất: Vô nhân kiến là cho rằng mọi sự ở đời ngẫu nhiên mà có, không có nguyên tắc nhân quả hay nhân duyên gì hết. Đoạn kiến thứ hai: vô hành kiến là cho rằng thiện ác là tên gọi thôi chứ vốn dĩ hai thứ giống nhau, giết người hay cứu người giống nhau như đứng lên ngồi xuống co tay duỗi chân chứ không có phân biệt thiện ác ở đây. Đoạn kiến thứ ba: vô hữu kiến là không tin và phủ nhận triệt để toàn diện tất cả những gì mình không thấy được, không biết được, không chứng minh được bằng khả năng suy tư nhận thức của mình, và cho rằng không có, đây cũng là một thứ tà kiến. Cả ba thứ vô nhân, vô hữu, vô hành, cộng lại thành đoạn kiến.
Trong đoạn kinh này Đức Phật dạy rằng: “ta không thấy một pháp gì tai hại hơn là tà kiến”, chữ “tà kiến” ở đây chỉ cho tà kiến cố định.
Có hai trường hợp tà kiến: “niyatamicchādiṭṭhi” (tà kiến không thể sửa đổi) và “aniyatamicchādiṭṭhi” (tà kiến có thể điều chỉnh). Do thiếu học Phật pháp hoặc do thiếu khả năng suy tư thì mình hiểu lầm vậy thôi, chứ nếu mai này có người vạch rõ, phân tích, giải thích cho mình nghe thì mình có thể bỏ tà theo chánh, trường hợp tà kiến đó được gọi là tà kiến bất định (aniyatamicchādiṭṭhi). Đáng sợ nhất là tà kiến cố định (niyatamicchādiṭṭhi), đó là tà kiến có cơ sở vững chắc, có nền móng ngon lành, dù mình hiểu sai nhưng mình có lập luận, có nền tảng để khẳng quyết cái thấy của mình là chân lý, là chính xác. Hiểu sai mà có luận cứ thì rất nguy hiểm, loại này chữa không được, ngay cả các vị Chánh Đẳng Giác mà gặp những người tà kiến cố định thì các ngài cũng không thể cứu được. Bởi vì như hôm qua chúng tôi nói, có những người lọt xuống hố phân, nếu ló lên chút đỉnh thì người ta mới biết mình ở đâu mà còn nắm kéo lên, còn như tà kiến cố định là lọt xuống mà không ló lên cái gì hết. Ở đây Đức Phật dạy rằng, có những người mắc vào ác pháp, tà kiến, hoặc bất thiện nghiệp mà họ không có một chút thiện căn nào để chư Phật có thể giúp được thì dầu chư Phật có ra đời một ngàn tỷ vị đi nữa thì người tà kiến này vẫn thiên thu (thiên thu chứ không phải vĩnh viễn) không thể giúp được. Trong kinh có dạy rằng chư Phật biết tất cả căn tánh của chúng sanh, nhìn một người ác là các Ngài biết người đó ra sao ra sao…., nhưng chư Phật không thể độ người vô duyên, người thiếu căn lành giải thoát thì chư Phật không cứu được. Trong Chú giải có nói thêm vì sao tà kiến lại độc như vậy: Giống như một cội cây độc hại thì từ rễ đến hoa lá cành nhánh đều phát triển trên nền tảng độc hại, một người tà kiến thì dầu có làm thiện cũng là trên nền tảng tà kiến. Người chánh kiến cũng bố thí, cũng trì giới nhưng có điểm khác biệt với người tà kiến là luôn biết rõ ba điều:
1. Người chánh kiến luôn biết rõ thiện pháp đem lại hỷ lạc, ác pháp đem lại khổ ưu, đó là trí tuệ nhân quả.
2. Người chánh kiến luôn biết rõ thiện ác, hỷ lạc, khổ ưu đều vô ngã, vô thường, do duyên mà có và mất.
3. Người chánh kiến biết rằng thiện ác khổ vui kiểu nào cũng nằm trong vòng luân hồi; ta tránh ác làm thiện chỉ để chấm dứt ác, không còn sinh tử nữa, siêu đạo đều là luân hồi.
Tránh ác làm thiện có 2 trường hợp: hướng thượng và hướng hạ
Hướng thượng là tránh ác làm thiện để không còn thiện ác nữa. Tức không còn chỗ tái sanh, siêu hay đọa. Bởi khi mình chứng quả A la hán thì mình hết thiện ác. Thiện đưa mình về cõi vui, ác đưa mình xuống cõi khổ. Hễ còn trong khổ trong vui thì còn sinh tử. Vì vậy làm thiện lánh ác theo chiều hướng thượng là để không còn thiện ác nữa.
Hướng hạ là tránh ác làm thiện với lý tưởng trốn khổ tìm vui. Tránh ác để trốn khổ, làm thiện để tìm vui, được đẹp, được giàu, được danh tiếng, tình cảm…
Người tà kiến không có được những cái biết vừa nói trên. Chỉ cần họ không biết những cái ở trên, là thấy mệt rồi. Người tà kiến nếu làm phước thiện thì cũng trên nền tảng tà kiến. Người thường kiến nếu có làm phước để nuôi dưỡng cái tôi ảo tưởng. Người đoạn kiến nếu làm phước chỉ là ngẫu nhiên hay do hoàn cảnh hoặc vì còn chút lương tri. Họ không có tin. Đoạn kiến nhẹ thì không có khuynh hướng làm thiện tránh ác nhưng nếu được nghe chánh pháp thì cũng hy vọng sửa đổi quan điểm. Người đoạn kiến nặng nề thì chư Phật cũng không giúp được.
Cho nên người tà kiến thường làm khổ chính mình và cũng reo rắc khổ cho thiên hạ. Nghĩa là những gì mình làm, mình nghĩ đều đi ngược lại chánh pháp. Nếu người này có trong tay quyền lực, uy tín, sự ái mộ của quần chúng thì chết cả đám, vì họ sẽ reo rắc suy nghĩ tào lao của mình. Khuynh hướng tâm lý của chúng ta đều có thiện và ác, cái nào mạnh hay yếu là tùy mỗi người, cho nên nó có cái đáng ngại, là nếu ta ở gần cái người tà kiến thì khuynh hướng tà kiến của ta dễ dàng phát triển. Ở gần người có chánh kiến thì ngược lại, khuynh hướng chánh kiến sẽ tăng trưởng. Trong room này có nhiều người bực mình, nghĩ chúng tôi là tu sĩ Phật giáo, nên cứ cái nào trong kinh thì chúng tôi nói là chánh, cái nào ngoài kinh thì nói là tà, chứ dựa vào đâu mà nói người ta là chánh là tà. Đối với những vị có suy nghĩ bực mình như vậy, thì tôi xin gửi đến quý vị món quà đầu năm, một suy nghĩ thôi: khoan nghĩ đến việc đúng sai, chỉ nói đến khía cạnh khoa học, thì cách nghĩ của người chánh kiến luôn an toàn hơn của người tà kiến. Thí dụ như: kiểu sống và cách nghĩ mà có trách nhiệm thì luôn chắc ăn hơn là kiểu sống và suy nghĩ bạt mạng, phủ định mọi thứ mà mình không có kiểm định được. Ví dụ giờ quý vị đến thăm tôi ở chỗ tôi đang ở sát bên rừng bên Thụy Sĩ. Ở Thụy Sĩ thì không có rắn độc, nhưng giả sử quý vị hỏi có rắn không, thì tôi sẽ nói thỉnh thoảng thấy vài lần, cỡ chiếc đũa, mà nó hiền lắm, nhát lắm mà không có độc, nhưng mà thôi quý vị cứ cẩn thận đêm hôm ra ngoài cầm cái đèn pin thì nó vẫn an toàn hơn là quý vị tin là chắc chắn không có, trong khi ở đây mình ở giáp bên rừng, ngoài rắn ra thì nó còn có con nhện, côn trùng độc hại khác, ai mà biết. Cho nên kiểu sống an toàn, có trách nhiệm với bản thân, với thiên hạ vẫn chắc ăn hơn. Còn chưa gì hết mình đã “không sao đâu” là tôi sợ lắm. Trên xa lộ đang lái xe mà người tài xế cứ mở miệng ra nói “không sao đâu” thì tôi ngán lắm. Chữ đó nói tùy lúc, có lúc mình nghe yên tâm, nhưng có nhiều lúc mình nghe thấy ngán, tôi thấy mặt hắn đỏ ké à, mà hỏi ông mới uống hả, nói “không sao đâu” là bắt đầu run rồi. Có nhiều trường hợp “không sao đâu” nó trấn an mình, nhưng nó hiếm lắm, số lần nó làm cho tôi an tâm không nhiều bằng số lần làm cho tôi run.
Cho nên tôi thấy cái nghĩ của người chánh kiến nó chắc ăn hơn. Nói theo khoa học, cái cách nghĩ nào có tinh thần trách nhiệm thì an toàn hơn.
Cái này cũng khoa học này: khi ta tin là có, thì trước mắt ta có vô số lối đi. Và đường hướng suy nghĩ khi ta không tin gì hết, thì rõ ràng ta đã đóng kín tất cả đường hướng tư duy. Khi tôi nói không thì tôi không còn bận tâm nữa, khi tôi nói có thì tôi còn bận tâm. Ví dụ quý vị hỏi tôi chỗ tôi ở có khách hay không, tôi nói không bao giờ có khách có nghĩa là quý vị biết đừng hòng tôi có sự chuẩn bị nào cho khách hết, nhưng tôi trả lời là hiếm lắm, biết đâu thì ít ra tôi cũng có chuẩn bị 1 chút gì đó.
Hoặc như hỏi có tin vào sự tồn tại của giới vô hình khuất mặt hay không, một người nói biết đâu hoặc biết tin thì họ còn có hướng suy tư. Đúng sai không biết nhưng về lĩnh vực đó họ còn không đóng cửa. Còn 1 người nói tôi không tin gì hết là họ sẽ không hề để tâm đến đề tài đó, lĩnh vực đó 1 chút thời gian suy tư nào hết.
Vì vậy khi mình nói không, thì chuyện đầu tiên mình đã đóng cửa tất cả cánh cửa tư duy. Còn khi mình nói có là mình đã mở ra vô số con đường để mình đi trong đó.
Cho nên, 1 người tà kiến dù có làm thiện thì họ cũng làm thiện trên quan điểm của 1 người tà kiến. Do tà kiến mà làm ác thì xa đọa, từ đó cơ hội đi lên rất là hiếm hoi. Nếu tà kiến có làm thiện thì khi được sanh về cõi lành, cũng rất dễ dàng quay lại với quan điểm tà kiến ngày nào và cơ hội làm ác luôn lớn hơn làm thiện. Còn người có chánh kiến, dù có làm ác thì đó chỉ là giai đoạn và cái chuyện họ sa đọa cũng vậy, cũng là giai đoạn khi mà có cơ hội lắng nghe chánh pháp thì người chánh kiến luôn có cơ hội trở mình.
Ở đây tôi kể 1 số chuyện cho quý vị ngồi nghiệm. Cho đến hôm nay, tại thế kỷ 21 mà hiện giờ tại chùa Tàu ở Chợ Lớn, mỗi năm người ta vẫn còn tin và tiến hành chuyện giết heo lấy máu tươi mà bôi lên tượng con cọp đá trong chùa Tàu ở quận 5 Nguyễn Trãi. Dễ sợ chưa. Thế kỷ 21 người ta có thể đi chùa online, có thể coi internet, nghe băng giảng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói chung ở thế kỷ này chúng ta có nhiều cơ hội để nhìn lại mình và nhìn ra thế giới hơn ngày xưa. Ngày xưa cơ hội nhìn ra thế giới cực kỳ hạn chế, chỉ có sách và báo thôi. Mà mình là dân tiểu nông thì làm sao mình có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu… Mà ngày nay dễ ẹc à, chỉ cần mình chịu khó ngồi bấm bấm smartphone thì ra vô số. Cho nên ngay trong thời điểm này sinh ra trong 1 thế kỷ văn minh, khoa học thì điều kiện thông tin cực kỳ thuận tiện, vậy mà người ta vẫn tiếp tục làm chuyện tào lao đó. Giết heo lấy máu tươi bôi lên tượng con cọp đá.
Hễ mình có chủng tử tà kiến, thì ở môi trường nào mình cũng làm việc bất thiện được hết. Nếu mình sinh ra trong thời không có văn minh khoa học, hoặc trong bộ lạc ở rừng sâu núi thẳm, khi đó làm ác thì không nói. Còn ở đây mình có chủng tử tà kiến, dầu sanh ra trong 1 xã hội văn minh tràn ngập ánh sánh khoa học thì vẫn có thể quay lại quan điểm tà kiến của mình.
Tôi dành nhiều thời gian để giảng về chương này là vì quan điểm tà kiến là 1 chuyện dễ sợ. Từ cái tà kiến nó đi ra mọi thứ hết.
32p18s
Người có chánh kiến thì bản thân họ an lạc, và họ có thể giúp người khác rất là nhiều. Theo trong kinh mô tả giống như 1 đóa hoa thơm, 1 đóa hoa lành không có độc hại, hoặc 1 thứ trái ngon chỉ đem lại lợi ích cho thiên hạ thôi, còn hoa độc trái độc chỉ đem lại họa lớn cho thiên hạ thôi. Thì chánh kiến và tà kiến cũng giống như vậy. Từ trên xuống dưới quý vị tự đọc nha, 1 loạt như vậy. Đoạn số 1 nói về nguy hại của tà kiến, đoạn thứ 2 nói về lợi ích của chánh kiến, đoạn thứ 3 nói về nguy hại của tà kiến, đoạn thứ 4 nói về lợi ích của chánh kiến, đoạn thứ 5 nói về điều kiện sinh khởi của tà kiến là do 1 suy tư không khéo tư duy, sớ giải ghi rằng có 2 cái lý do để 1 người tà kiến hay chánh kiến:
– 1 là paraghosa: do tác động của người khác
– 2 là ayoniso manasikara: do chính mình không khéo suy nghĩ
Có rất nhiều bản dịch tiếng Việt, đã dịch cái số 1 ở trên là do tiếng nói của người khác, chữ ghosa có nghĩa phổ biến là “tiếng nói, âm thanh”, nhưng ở đây không nên hiểu như vậy. paraghosa ở đây nghĩa là những gì ta nghe, học, đọc từ người khác.
Quý vị có thể vào goolge rồi đánh 1 chữ paraghosa để tìm hiểu thêm. Thời nay sướng ở chỗ mình nghe cái gì là hoàn toàn có thể kiểm chứng trên internet. Và tôi phải nói bằng nước mắt khi phát biểu câu này, là không hiểu vì đâu mà người Phật tử Việt Nam rất sợ học giáo lý, tôi phải nói câu rất dễ bị chém, rất dễ bị ném đá này. Là tại sao Phật tử Việt Nam khoái bố thí, cất chùa. Ai kêu cái gì cũng làm, mà lại thờ ơ vấn đề giáo lý. Mình đi thờ 1 vị sư phụ mà mấy chục năm trời không chỉnh sửa, nâng cấp được quan điểm tri kiến, kiến thức giáo lý của mình. Có phải oan ức hay không? Thân người khó được mà chánh pháp khó gặp, mình nghĩ sao giờ này còn cắm đầu chúi mũi, coi như ai kêu gì cũng rút túi ra, mà nói về giáo lý thì ấm a ấm ớ. Thì tôi biết cái này sẽ gây sốc cho rất nhiều vị, nhưng tôi nghĩ đây là cách nói của người có chánh kiến. Mai này các vị có thể hiểu ra, là lúc tôi đã chết rồi, nhưng biết đâu câu nói văng vẳng của người quá cố này có thể làm cho quý vị suy nghĩ lại, tại sao những thứ mình ăn mình uống mình lại rất cẩn thận. Ah, mình sợ cao máu, dư mỡ, dư đường, sợ độc này độc nọ, sợ ung thư xơ gan, rồi mình ăn uống có chọn lọc, ăn toàn rau sạch. Đó là những thứ mình bỏ vào mồm, mà sao những thứ mình nhét vào óc lại thiếu trách nhiệm như vậy. Và tôi phải báo cho quý vị biết 1 chuyện, là ăn uống đàng hoàng chỉ nuôi được phần xác của quý vị thôi, nhưng mà phần hồn của quý vị là những gì quý vị nghe, đọc, học và suy tư, những việc gì quý vị ghi nhớ, nhận thức, hiểu biết. Cái phần đó nó lo cái phần hồn của mình. Cái kia là phần xác cái này là phần hồn. Mà tôi nói 1 lần nữa, đừng có coi thường cái phần hồn, bởi phần xác mình mà khỏe mạnh, vô bệnh thì xem như mình chỉ khỏe được 1 phần thôi, còn cái phần hồn nó có chuyện gì, tà kiến, hiểu sai từ đó dẫn đến khả năng đau khổ, lúc đó tan nát cuộc đời mình. Tôi nói 1 lần nữa, trên đời này chỉ có 2 hạng người không có đau khổ. Hạng thứ nhất là đang hưởng phúc viên mãn như chư thiên, phạm thiên, nhân loại trong thời kỳ trường thọ. Chứ mình bây giờ đang trong thời kỳ yểu thọ, trong kinh nói rõ nha. Cái tuổi thọ dưới 1000 là con người hại nhau, tranh giành danh lợi, tình cảm sẽ ác liệt, dễ sợ lắm. Hạng thứ 2 là người có nhận thức đúng đắn, vì chỉ cần thiếu trí văn thì không có tri tư và trí tu. Thiếu trí văn, là khi bản thân thiếu kiến thức học hỏi từ người khác, thì có vốn liếng gì mà suy tư. Cho nên người đắc đạo họ không cần gì hết, người có nhiều duyên lành ba la mật thì không cần học hành gì nhiều, họ chỉ cần nghe 1 câu đạo là họ đắc. Đừng có động đến họ, vì họ là thánh. Còn phàm phu mình thì khả năng suy tư rất là hạn chế, cho nên phàm phu rất dễ đau khổ trong cả 2 trường hợp: muốn vui mà không được, muốn tránh khổ lại không xong. Người có nhận thức đúng đắn mới tránh được hoặc hạn chế phần nào những đau khổ kiểu này. Các vị nghĩ xem, từ sáng đến chiều các vị trong room này có vị nào né được 2 cái khổ này không. Tôi nghĩ là không. Muốn mua vui mà không được là sao? Là muốn ăn ngon mà có chắc ngon hay không, muốn thứ đó quá mà mua không nổi, muốn món đó quá mà mua về nấu bị cháy, khét, hư, áo quần ăn mặc, nhà cửa… bao nhiêu thứ muốn mà không được. Muốn không được là khổ. Mà muốn tránh không xong cũng là khổ. Mình không muốn nóng, không muốn lạnh, không muốn ngứa, không muốn bực mình gây gổ, không muốn chạm mặt với người đó nhưng mọi sự nó vẫn xảy ra ngược lại cái ý của mình. Cho nên cái tà kiến và chánh kiến rất là quan trọng.
Vụng suy nghĩ và khéo suy nghĩ. Có 1 ý nghĩa rất lớn trong đời sống của chúng ta. Vì chỉ có người suy nghĩ theo chánh pháp mới khéo suy nghĩ, còn người không biết đạo thì suy nghĩ không nổi đâu. Tôi nói thiệt các vị, chiều nay các vị có thân nhân ở xa về thăm, quý vị có những món quá đắt tiền, con cái quý vị có tin vui từ trường đại học, từ sở làm, từ công ty…Biết bao nhiêu niềm vui. Chỉ cần 1 tin xấu từ email, từ sms thì cái niềm vui nào cũng bị đánh bạt. Tin tôi đi. Có những thứ mà quý vị phải bỏ ra máu và lệ mới có được. Như để có 1 đứa con đi du học nước ngoài, là cực dữ lắm. Tốn bao nhiêu nước mắt và mồ hôi mới có tiền cho con nó đi. Con nó đi rồi mà nó học dở thì mình cũng nhảy lầu, nó bị lừa tình lừa tiền ở xứ người thì mình cũng nhảy lầu, bây giờ nó bệnh hoạn thì mình cũng nhảy lầu. Nó phải ok 100% thì mình mới vui. Nó bao tin là có bằng bác sĩ, kỹ sư, thủ khoa ngon lành rồi. Mà để được cái đó là đâu có nhỏ. Vậy mà chỉ cần 1 cái email tào lao, từ 1 con người tào lao là bao nhiêu niềm vui sập hết. Tôi biết trong room này có nhiều người không tin, nhưng đó là sự thật. Tôi nhắc lại lần nữa, thông tin tào lao, từ 1 con người tào lao, chứ không phải từ 1 người đàng hoàng nha. Ví dụ chỉ cần 1 cô tào lao, mình quen trong chùa, tung tin giả mạo là mình kêu gọi quyên góp để cô bỏ tiền túi, mình nghe có tức điếng không. Chứ tôi thấy điếng đó. Hồi nãy tôi cho quý vị hàng chục niềm vui, niềm vui nặng hàng tấn, trong khi thông tin này tào lao, từ 1 con người tào lao. Nhưng 1 chục niềm vui hạng nặng của quý vị hoàn toàn có thể bị đánh bại. Cho nên đừng ngồi đó làm thơ mà nói thế giới này dễ sống. Khó sống lắm. Là vì sao? Là vì vụng suy tư. Chỉ có khéo suy tư thì mới giúp ta an toàn trong đời sống. Bài giảng chiều nay đề tài không có vui, nhưng tôi thiết tha xem đó là 1 tiếng chuông cảnh báo quan trọng cho quý vị. Quý vị cứ cắm đầu lo tiền, lo tiếng, lo nhan sắc, sức đẹp đủ thứ. Nhưng mà chỉ cần phần hồn của mình là chánh kiến, quan điểm nhận thức, giáo lý, khả năng suy tư. Mấy cái này nghe bèo bèo, bọt bọt không đáng gì. Nhưng cái này nó yếu rồi thì coi như là hột xoàn một núi mà không xài được. Tin tôi đi.
51p34s
Đầu quý vị rỗng không, toàn đất sét không đó. Là coi như cái viên hột xoàn bằng trái dừa khô cũng không cứu được. Quý vị có biết biết bao nhiêu minh tinh màn bạc, họ nghiện ngập là vì sao? Là vì họ muốn trốn cái buồn. Họ tự tử là vì sao? Là vị họ không chịu nổi nổi buồn.
Cho nên, khéo suy tư (như lý tác ý) nó quan trọng lắm.
Đoạn số 6, Đức Phật tán thán khả năng khéo suy tư, hồi nãy giờ tôi gom chung nó luôn.
Số 7, Ngài nói về tà kiến. Số 8 là chánh kiến.
Số 9 là người tà kiến làm gì nói gì cũng là đem lại nỗi khổ niềm đau cho mình và người đời này, đời sau. Mình đang khổ mà mình có cái nhìn chánh kiến thì tình hình nó sẽ khác. Mà tôi nhấn mạnh 1 lần nữa, đa phần chúng ta trong đây lo phần xác thôi, là đẹp giàu tùm lum hết, nhà cao cửa rộng, xe cộ, quần áo xênh xang. Mà tôi phải nói lại lần nữa, phần tâm linh (phần linh hồn) mà thờ ơ, thì tôi xin nghiêng mình kính cẩn chia buồn cùng quý vị. Nếu ai đó trong room có vấn đề về sức khỏe, về tài chính, nhưng đời sống tâm linh, đời sống tinh thần có giáo lý, có hành trì, tôi xin nghiêng mình chia vui cùng kẻ ấy. Vì kẻ này nếu mai chả may phải nằm 1 chỗ, tiêu tiểu tại chỗ hôi hám, nhức buốt nhưng cái đầu ngon lành tỉnh táo, thì kẻ này xem như sống ok, chết khỏi cầu siêu. Còn kiểu coi như quần là áo lụa, vàng ngọc mãn đường, đầy nhà đầy cửa mà đời sống tâm linh, tinh thần nghèo nàn chật chội, thiếu thốn tư bề, thì coi như kẻ này rất là hồi hộp. Tôi cũng nói luôn, thí dụ tôi có 2 người thân chí thân chí ái, 1 người về vật chất cực kỳ giàu có, về đời sống tinh thần cực kỳ nghèo đói, người thứ 2 về vật chất cực kỳ nghèo khó nhưng tinh thần cực kỳ giàu có. Tôi nói thiệt với quý vị, đối vời người vật chất cực kỳ nghèo khó thấy vậy mà tôi ít lo, bởi vì nhiều lắm lâu lâu mình liệng cho cái gì đó là cha này sống lay lắt được, nhưng cái ông nghèo về tinh thần thì tôi xin thưa rõ, tôi không có cách nào giúp được, vì cha đã nghèo tinh thần rồi thì khả năng lắng nghe cũng cực kỳ hạn chế. Nha. Chứ quý vị đừng làm thơ nói kệ, cứ giàu đã rồi mai mốt mình đi nghe đạo sau. Không có đâu, đừng có ngồi đó làm thơ. Một khi cái đầu mình đã rỗng, đã nghèo rồi thì cái chuyện ngồi nghe pháp nó không dễ đâu. Ngáp lên ngáp xuống rách miệng mà không thể nào nghe được, và nó sẽ thấy việc đó là không cần thiết. Chỉ cần nó thấy không cần thiết là coi như chết rồi. Ví dụ người thân đó là anh ruột tôi đi, đời sống tâm linh ngon lành thì dễ giúp lắm, dễ ẹc luôn, vì nó nghèo vật chất mình dễ giúp lắm, thậm chí mình thương quá mình mua cho nó 1 cọc vé số, nó cầm đi bán sống được. Đó là giúp 1 cách hạn chế. Chứ nghèo về tinh thần mình giúp kiểu gì, tinh thần thì chỉ có chết thôi.
Người chánh kiến cũng vậy, người chánh kiến xem như thân hành, khẩu hành, ý hành của họ coi như là được đi trên, được thiết lập trên nền tảng chánh kiến. Cho nên Ngài dạy “Ví như này các Tỳ kheo, hột giống cây mía, cây lúa, cây nho được gieo vào đất ướt. Thường cái gì lấy lên từ đó, đều có tính ngọt, là vì sao? Vì mầm của mấy thứ này là ngọt. Còn cái giống là đắng, thì trồng xuống nó sẽ đắng”.
Tôi nói rồi, tà kiến rất dễ dẫn đến ác nghiệp, mà ác nghiệp dẫn đến khổ, chuyện này không bàn. Nhưng trường hợp người tà kiến mà cũng làm đẹp, thì mai này họ có lên được cõi vui thì cơ hội quay lại đường ác dễ vô cùng. Cho nên nguyên chương này tôi nói nhiều về 2 vấn đề, đó là tà kiến và chánh kiến.
Nguyên nhân tà kiến và chánh kiến có 2:
– Paraghosa: học từ người khác
– Ayomiso manasikara: suy tư của bản thân
Nhớ lại 1 lần nữa, lưu ý phần xác và phần hồn. Và nhớ chuyện nữa, tôi không có coi nhẹ vấn đề thân xác, sức khỏe, vật chất. Tôi không dám coi nhẹ nha. Mình bệnh là mình mệt. Nhưng tôi phải thưa rõ là phần hồn, phần tâm linh của mình mà có vấn đề gì thì chỉ có trời cứu. Ông trời ông bị gì rồi là khỏi ai cứu luôn. Còn nhớ chuyện Đế Thích không? Đế Thích khi phát hiện ra các dấu hiệu mình sắp mệnh chung, thì ông hoảng hồn vì ông không biết mình sẽ đi về đâu. Thì người đầu tiên ông nghĩ đến đó là Đức Phật, lúc đó Ngài còn đang tại thế, ông xuống nghe pháp, lập tức trong vòng 3s ông đắc Tu Đà Hoàn, đắc xong rồi ông chết tại chỗ trước mặt ngài và ông sanh trở lại thành Đế Thích trong 1 tốc độ nhanh mà chỉ có ông và Ngài biết thôi. Trong buổi gặp mặt đó, Đế Thích hỏi Phật, vì đâu chúng sinh luôn tương tranh, đấu đá nhau.
Phật dạy: đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc, do 2 nguyên nhân.
À quên, tôi biết ở Việt Nam có ông Bùi Hiền, ông đang nghiên cứu sửa lại Tiếng Việt. Giờ tôi nghiên cứu theo cách của tôi, tôi viết Tiếng Việt kiểu này nè: “nguyên nhân” viết thành :”nguyênhân”. Sửa Tiếng Việt là sửa như vậy, chứ sửa theo kiểu ông giáo sư Bùi Hiền, tôi nói thật tôi khóc thầm trong đêm. Bộ giáo dục mà đồng ý với cái ông tà kiến chữ nghĩa, là tôi chết liền, là tại vì thứ nhất bao nhiêu sách vở cũ phải viết lại hết. Hai là con em đời sau viết gì tôi đọc không hiểu. Ba là các nhà ngôn ngữ học thế giới nhìn vô sẽ hỏi tôi 1 câu, đó là cái sứ của mày sao mà cái ngữ ngôn học phonetic của mày nó thiếu thông minh quá vậy. Thiếu gì cách để chế, sao mà chế kì cục thế.
Quay trở lại 2 nguyên nhân. 1 là không muốn mình mất cái gì, tức bỏn xẻn. Thứ 2, không muốn người ta được cái gì, là ghen tị. Đây là 2 cái nguyên nhân mà dẫn đến chúng sanh tương tranh, đấu đá với nhau. Do ý niệm mà phân biệt Bỉ (là ta), Thử (là người), Được, Mất nên chúng sanh phàm phu mới đấu đá nhau. Do không hiểu bản chất vạn hữu chỉ là do duyên mà có, do lắp ráp mà thành, rồi cũng do các duyên mà mất đi. Nên chúng sanh phàm phu mới có 4 ý niệm phân biệt như trên, từ đó dẫn đến sự tương tranh, tàn sát. 4 cái này là nền tảng cho tất cả máu lệ trên trần gian.
Tôi chỉ nhắc lại chuyện cũ thôi, Đế Thích là vua của cõi trời Đao Lợi mà cũng là chưởng quản luôn cõi Tứ Thiên Vương, mặc dù ở cõi Tứ Thiên Vương đã có 4 vị thiên tử cai quản. Thiên vương Kuvera cai quản đám dạ xoa, Thiên Vương Dhatarattha cai quản loài Kim xí điểu, Thiên vương Virupakkha cai quản đám rồng rắn, Thiên vương Erapatha cai quản Càn thát bà. Đế Thích ông nắm luôn, ông là trung ương, còn mấy người kia là cấp thành, cấp tỉnh thôi. Nhưng khi ông biết rằng ông sắp mệnh chung thì ông sợ xuống tìm Đức Phật.
Vì vậy ta thấy người chánh kiến thì sự có mặt của họ đem lại lợi lạc cho biết bao nhiêu người. Còn người tà kiến thì trong những giây phút này chẳng giúp được ai.
1h08p06
Phẩm Makkhali
Makkhali là một trong sáu vị giáo chủ lừng danh thời Phật (xin xem trong Kinh Sa Môn Quả Trường Bộ về quan điểm giáo thuyết của Lục Đại môn phái thời Phật). Makkhali lúc nhỏ được mẹ sinh ra ngay cửa chuồng bò nên khi lớn lên được ngoại hiệu Makkhali Gosala (nghĩa là Makkhali sinh ra ở chuồng bò). Ông này chủ trương đoạn kiến tuyệt đối – nghĩa là không có kiếp trước, không có kiếp sau, không có nhân quả báo ứng gì hết. Ông phủ nhận tất cả vấn đề luân hồi, báo ứng. Nhưng có 1 chuyện quý vị phải lưu ý, đó là có không ít những người đệ tử của ông này chết rồi vẫn được sanh thiên. Họ tin tưởng, quý mến sư phụ của mình lắm, nhưng bẩm sinh họ là những người hiền lương, giúp được người thì giúp, bố thí được thì bố thí, làm lành được thì làm lành, lánh ác được thì lánh. Tin sư phụ và dầu có quan điểm tà kiến nhưng họ vẫn làm thiện, và chết vẫn được sanh về cõi trời Đao Lợi giống như hôm nay chúng ta thấy có những tín đồ Hồi giáo hoặc Cơ Đốc bỏ tiền ra làm từ thiện, chuyện đó không có gì lạ. Họ tin tưởng cõi gì đó, đấng cao siêu gì đó là chuyện của họ, nhưng trong đời sống thường ngày họ là người sống thiện, nên chết rồi họ vẫn có thể sanh thiên. Và điều này dẫn đến vấn đề ngược lại: người tà kiến sống nhiều trong thiện vẫn sanh thiên. Người chánh kiến lại sống nhiều trong ác vẫn sa đọa.
Ayāthāvadiṭṭhi: tà kiến, là cái thấy không đúng sự thật
Viparītadassana: cái thấy điên đảo, trái ngược với chân lý
Yathābhūtaṃ: như thật đúng với chân lý
Yathābhūtañāṇadassanan: tri kiến như thật
Yathā: đúng
Ngã mạn cũng có 2 trường hợp:
Ayathavanmana: ngụy mạn
Yathavamana : thực mạn
Thua nghĩ là thua, bằng nghĩ là bằng, hơn nghĩ là hơn là thực mạn. Còn chấp sai là ngụy mạn. Cả 2 loại ngã mạn này đều là phiền não. Thánh hữu học chỉ có thực mạn, không còn ngụy mạn.
Đệ tử của ông Makkhali tuy không tin cái gì hết như lại tin sư phụ, là do bản chất hiền lương nên tuy không tin gì hết nhưng vẫn có lòng lành, sống thiện nên khi chết vẫn sanh thiên như thường.
Một lần Thế Tôn lên Đao Lợi, có đông đảo chư thiên đến hầu Ngài lễ Phật, nghe Pháp. Một số đông lắm đến đảnh lễ Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, con là đệ tử của ngài Xá Lợi Phất, con là đệ tử của ngài Ananda, con là đệ tử của …, con là đệ tử của Thế Tôn, con quy y Thế Tôn, con nghe pháp Thế Tôn, con hành trì theo Thế Tôn và cuối cùng con về trời, và hôm nay con gặp Thế Tôn”, nhưng cũng có 1 số đông chư thiên đến lễ Phật và thưa: “Bạch Thế Tôn, con là đệ tử của ông Makkhali Gosala, con là đệ tử của Nigantha Nataputta, con là đệ tử của oong Pakkudha Kacayana… (họ kể 1 loạt tên của 6 ông giáo chủ của lục đại môn phái), con theo sư phụ, con thờ thầy, nhưng con vẫn sống hành thiện lánh ác, nên hôm nay con được về trời, và con hiểu Thế Tôn nhiều hơn.
Quý vị thấy không, có tà kiến nhưng có sống thiện, thì vẫn có cơ hội đi lên. Tuy nhiên, như hôm qua tôi nói, có 2 thứ tà kiến: tà kiến ngăn sanh thiên và tà kiến ngăn chứng đạo đắc Thánh. Nếu mình cứ khư khư tin có 1 thứ tôi, thì chuyện này sẽ ngăn trở chuyện tu tứ niệm xứ. Ở Virginia có một cô Phật tử đức tin thuần cố, tín tâm tràn ngập, học đạo thông minh, nghe đâu hiểu đó, vậy mà 1 ngày kia, nàng đùng đùng lìa bỏ Nam Tông, quay lưng 180 độ trở về Bắc Tông chỉ vì nàng học ngay chóc chỗ muốn đắc đạo là phải tư Tứ niệm xứ, mà tu niệm xứ là phải quán chiếu bằng chánh niệm và trí tuệ để thấy rằng vạn pháp là vô thường, khổ vô ngã, trên đời này không có gì là thường lạc ngã tịnh. Nàng nghe “trên đời này không có gì là thường lạc ngã tịnh” thì nàng cực kỳ bất mãn, cho rằng đây là tà đạo đã dám phủ nhận 1 sự thật huyền ảo, thơ mộng, lung linh lấp lánh, lộng lẫy của thế giới. làm sao mà phủ nhận được thường lạc ngã tịnh, thửa nào mình sống bất thiện thì mình trầm luân khổ ải, chứ hôm nay mình tu rồi thì đạo tâm của mình là cái gì đó rất là hay ho và quả vị dẫn đến phải là cái gì hay ho, nghĩa là từ thấp mình lên cao, thì lên cao phải ngon lành chứ sao tự nhiên thấp thì sình lầy rác rưởi, lên cao thì cũng chỉ còn là sương khói hư không. Nàng chịu không nổi, ý của nàng là tu từ khổ qua sướng, từ phàm qua thánh, từ thấp lên cao, từ xấu qua đẹp, từ vô thường đi đến cái vĩnh hằng, thường lạc, ngã tịnh. Rõ ràng tri kiến của nàng này là tà kiến ngăn chứng đạo đắc Thánh, 1 thứ tà kiến chọi lại cơ hội chứng đạo, mặc dù với tà kiến này nàng làm phước mát trời luôn, cúng chùa không cần đếm, lạy Phật không cần đếm. Nàng đi chùa xem như toàn tâm toàn lực, dốc túi mà đi. Đạo tâm của nàng mà nói về thập thiện thì là số I, nhưng nói về khoản nhận thức chánh kiến thì nàng chịu không thấu.
Trong trường hợp ông Makkhali Gosala này, không phải vì Đức Phật chỉ trích, mà vì lòng đại bi nên có những trường hợp Ngài nói rõ. Ở đây cũng phải nói thêm, Thế Tôn là bậc Vô Thượng Đạo Sư, không phải là 1 vị thầy thông thường trong thế giới phàm phu của mình. Không phải tự dưng Ngài nhắc đến tên người khác để dè bỉu, chỉ trích, nhưng Ngài xét đến đối tượng thính chúng trước mặt Ngài phải được nghe nhắc cụ thể, thì họ mới thấm. Ngài nhắc đích danh Makkhali không phải vì tình cảm cá nhân, mà vì căn cơ của người nghe trước mặt.
Cho tôi nói 1 chuyện hơi kỳ, là gần đây trên facebook xuất hiện 1 trường hợp rất là đáng trách, đó là có những vị Nam Tông mà đem hình của mấy vị Bắc Tông lên đó rồi viết bằng thứ Tiếng Việt sai chính tả, 1 thứ ngôn ngữ văn bất thành cú, tiếng Việt chưa viết xong mà lên bôi bác chửi bới người ta là tà kiến. Mình không thể làm cái chuyện đó được, mình không tranh luận 1 cách rẻ tiền như vậy, vô tình bên kia họ điên lên, 1 là họ âm thầm đánh giá Nam Tông là 1 lũ ăn rồi đi gây gổ, còn nặng là họ sẽ dùng những từ ngữ ghê gớm rồi đập lại trên đó, là mình có phải ôm nhục hay không. Hoặc âm thầm ở trong bóng tối đánh giá Nam Tông là 1 đám không ra gì cũng mệt. Thứ 3 nữa, kiểu mà chỉ trích như vậy không mang lại bất cứ lợi ích gì hết, không mang tính xây dựng. Ở đây tôi không muốn nhân chuyện chỗ này nhắc đích danh ông Makkhali nên tôi phải nhắc lại câu chuyện này, đừng có thấy Đức Phật nhắc như vậy rồi mình bắt chước. Ngài khác, mình khác, với trí tuệ của Chánh Đẳng Chánh Giác của Ngài thì Ngài thấy đám thính chúng trước mặt Ngài phải được nghe rõ ràng như vậy thì họ mới khá được. Mình bắt chước thì không đúng.
Trong kinh Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo, có những việc mà người hạ căn không thể bắt chước người thượng trí. Ví dụ như có những chuyện chỉ loài voi mới làm được, như xuống hồ nước tắm gội, xịt nước, nhổ củ sen nó ăn, xong nó kéo nhau lên bờ. Này các Tỳ kheo, 1 con chồn, 1 con cáo, con thỏ không thể làm chuyện của con voi dưới hồ nước được.
Cho nên có những việc hàng thượng nhân làm mà hạ nhân không thể bắt chước.
1h24p27s
Ngài nói rằng: có những người sanh ra đời này bản thân họ đem lại sự bất hạnh cho người khác, bởi vì họ là những người tà kiến, họ sẽ hướng dẫn cái đám tà kiến theo họ, ngược lại có những người chánh kiến, sự có mặt của họ đem lại lợi ích cho chúng sanh, bởi họ chánh kiến họ thấy đường, đi con đường đúng và hướng dẫn người khác đi con đường đúng
Alô các vị có thấy chỗ nào ngài nhắc đích danh không?
Đó là đoạn số bốn
Ở đây có một chuyện quan trọng nữa, khi mình tụng kinh mỗi ngày thấy có chữ “svakkhato dhammo” Là pháp được theo thuyết, Còn có chữ “durakkhato dhammo” Là pháp vụng thuyết Khéo thuyết là sao ta? Khéo thuyết là được thuyết giảng bởi một vị toàn giác đã giải thoát và Pháp của Ngài có công năng giúp người hành trì cũng được giải thoát. Pháp của ngài được thuyết giảng bằng trí tuệ, bằng lòng từ bi, không vì động cơ bất thiện.
Vụng thuyết là giáo lý được nói ra bởi một người chưa giải thoát, không biết rõ điều mình nói và lời dạy đó dầu được thành trì nghiêm cẩn cũng không dẫn đến đâu
Trong một hệ thống vụng thuyết, công đức nằm ở người cho, ở Phật pháp thì công đức nằm ở người nhận, tùy thuộc vào người nhận nhiều hơn ở người cho. Cái này không giải thích thì không hiểu
Ví dụ như nói về bản thân chúng tôi, quý vị có lòng đem tới cho tôi cái gì đó, và sẵn đây cũng nói luôn, bản thân chúng tôi rất ngại chữ cúng dường hay dâng cúng, thường thì tôi thích xài chữ “cho” hơn, quý vị đem cho tôi thì công đức nằm ở quý vị. Quý vị hoan hỉ nhiều thì công đức nhiều, quý vị hoan hỉ ít thì công đức ít, chứ còn trước sau thì tôi cũng là cái ông cỡ đó, không hơn được, hiểu không? Trong chú giải có nói như vậy. Còn quý vị cúng dường cho một bậc thánh thì khác, lúc các ngài không nhập thiền định gì thì công đức cũng đã nhiều rồi, còn nếu các ngài an chú vào cái gì đó thì công đức càng khác nữa. Các ngài là ruộng phước, ruộng đó nước khô hay nước nhiều, hay nước vừa thì công đức từ lúc. Lúc ít hay lúc nhiều thì tùy đối tượng. Riêng phàm phu không có gì thì công đức nằm ở người cho, còn miếng ruộng đó là những đất phèn, không thêm gì được hết, cái thu hoạch tùy thuộc vào khả năng của người nông dân thôi. Vấn đề nằm ở chỗ siêng bao nhiêu, cực bao nhiêu thì thành quả theo đó nhiều ít chứ miếng ruộng đó không hơn nữa. Còn miếng đất tốt thì khác nha, thành quả từ hai phía, từ cả người gieo trong và từ miếng đất. Miếng đất tốt mà, nhiều nước hay ít nước thì thành quả sẽ khác. Còn miếng đất tệ quá thì chỉ trông chờ vào quý vị thôi. Do đó “ Ước lượng của sự bố thí, do người cho biết, chứ không phải do người nhận”
Ở trong Pháp vụng thuyết thì người hành trì tinh tấn đến mấy cũng sống trong đau khổ, người lười biếng cũng đau khổ. Trong giáo pháp khéo thuyết chỉ có người lười biếng là đau khổ, ai tinh tấn chắc chắn được an lạc.
Vì đâu có giáo pháp vụng thuyết và khéo thuyết? Từ một vấn đề duy nhất: chánh kiến và tà kiến. Là đoạn này tiếp nối ở trên. Người có chính kiến rốt ráo thì khi họ trình bày thuyết giảng cái gì thì cái đó được gọi là khéo thuyết. Chư phật là đỉnh cao của những người chánh kiến, nên lời dạy của chư phật sẽ đem lại lợi ích cao. Người chánh kiến bậc thấp chỉ đem lại lợi ích hạn chế. Tùy vào khả năng của người chánh kiến tới đâu mà mức độ đóng góp của họ nhiều hay ít
Từ đoạn 13 đến 17 là tinh hoa hiếm gặp trong kinh điển, dù nội dung thì bàn bạc khắp tam Tạng.
Cái này tôi nói nhiều lần trong room không biết quý vị có bị khó chịu. Giống như một miếng đồ dơ (máu, mũ, nước bọt…) Dù chỉ có một tí cũng đáng gớm, theo Đức Phật thì một khoảnh khắc có mặt trong tam giới này cũng đáng nhàm chán và kinh tởm như vậy dù chỉ trong thời gian một nháy mắt, một búng tay.
Chỗ này rất quan trọng, trong room có lẽ quý vị sẽ thấy làm lạ. Tại sao tôi đặc biệt lưu ý chỗ này, tôi cũng nói thêm là tôi có 1 tâm nguyện. Đó là 1 lúc nào đó có 1 trú xứ thật an lạc, thật thoải mãi (tức là thời tiết ok, bản thân khỏe, có người hộ trì, tức có người nấu cơm cho hay nấu cho 1 chén cháo hành của Thị Nở trong lò gạch cũng được). Tôi sẽ làm 1 việc đó là tôi gom những đoạn kinh mà tôi xem là tinh hoa ngắn gọn bậc nhất dồn vô 1 cuốn. Mai này bà con muốn khắc đá hay chạm vô tấm kim loại thì tới đó mà lấy. Đoạn này là 1 trong những đoạn kinh đó. Kinh điển thì không ai dám chê rồi, nhưng có những đoạn kinh mà người thích người không. Đối với tôi thì có những bài kinh rất là quan trọng, ví dụ như cái biết của ngài như rừng mà những điều Ngài nói ra chỉ là nắm lá, bài kinh đó là Ngài xác định cái nhất thiết trí của Ngài. Hoặc có chỗ hoàng tử con vua, A xà thế hỏi Ngài, Bạch Thế Tôn khi được người ta hỏi Thế Tôn có phải suy nghĩ trước khi trả lời hay không. Đức Phật trả lời rằng, hoàng tử có hiểu gì về chiếc xe ngựa hoàng tử đi mỗi ngày hay không. Hoàng tử trả lời dạ với sức của con, thì ba cái món phụ tùng này hoàn toàn đơn giản không có gì khó khăn. Ngài nói: giống như vậy, khi có người hỏi người từng phụ tùng trong chiếc xe, hoàng tử có thể trả lời không cần suy nghĩ, thì ta cũng vậy. Vạn pháp trong đời này khi có người hỏi thì ta cũng không phải suy nghĩ, vì ta đã chứng đắc viên mãn tất cả mọi thứ ở đời. Cái đoạn kinh đó quan trọng. Có chỗ Ngài nói ngày xưa có 1 cái trống được dùng lâu ngày, chỗ nào bằng da hư người ta lấy da khác đắp vô, chỗ nào gỗ hư người ta lấy gỗ khác đắp vô, đắp miết đến 1 ngày coi như cái trống cũ không còn nữa, nhưng cái tên vẫn còn, ví dụ trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trống đồng Hòa Bình, Mường Thanh gì đó. Coi như còn cái tên thôi chứ cái gì cũng mất hết. Cũng vậy, sẽ có 1 ngày lời dạy của Như Lai không còn nữa, người ta gọi Phật pháp, Phật ngôn là lời Phật, nhưng của tà ma, ngoại đạo, thi sỹ, nhạc sỹ, văn sỹ chứ của Phật là không còn nữa. Hoặc chả hạn như đoạn kinh này: Này các Tỳ kheo, giống như 1 chút xíu phân người, chút xíu mủ, chút xíu nước bọt, hôi thối khó ngửi, dù có 1 chút xíu đi nữa cũng đáng kinh tởm, ta nói rằng dù chỉ 1 khoảnh khắc có mặt trong cuộc đời này, dù chớp nhoáng như thời gian nháy mắt, hay 1 búng tay thì Như Lai cũng thấy đáng gớm, đáng chán. Đây là 1 bài kinh mà tôi cho là rất quan trọng, bởi vì nếu mình hữu duyên thì đọc đến bài kinh này mình sẽ suy nghĩ rất là nhiều. Tại sao có rất nhiều chỗ chính Thế Tôn dạy mình nên làm phước, và Ngài tán thán là ở đời có những người do làm phước mà được sinh thiên, do làm phước mà được hưởng các quả lành, để rồi hôm nay ở đoạn kinh này, chính Ngài xác nhận đối với Ngài 1 khoảnh khắc có mặt trong cuộc đời này cũng đáng chán, như miếng nước bọt, 1 tí máu, 1 tí mủ. Cái đó rất quan trọng để mình suy nghĩ lại. Tất cả những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong đời sống cá nhân, hay cho đất nước, cho cộng đồng, cho xã hội, chúng ta hướng đến 1 thiên đường tại thế, chúng ta muốn xây dựng hành tinh này thành 1 cõi sống lý tưởng. Hoặc giả định như toàn thể thế giới này biến thành Bắc Âu hết về kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chính… như thiên đường tại thế. Hoặc toàn thế giới này trở thành Đao Lợi, hay 1 cõi phạm thiên, rồi thì sao? Để làm gì?
Giả sử như tất cả mọi người trên hành tinh này đều là phạm thiên, đều tứ thiền hết, đều thần thông, hào quang phỉ lạc ngon lành hết, sống mấy chục ngàn đại kiếp… Ai cũng nói tôi có tâm nguyện cho ba má tôi có 1 tuổi già êm ấm, cho gia đình tôi, cho chồng tôi, con tôi, thầy tổ của tôi, bạn bè, bạn đạo thân quyến của tôi… Nhưng rốt ráo giả định như mọi người trên hành tinh này đều là những người biết đạo hết, chánh kiến hết thì sống mấy ngàn tỉ đại kiếp để làm cái gì. Cho nên rốt ráo của tinh thần Phật giáo là sự vắng mặt của 1 người không còn phiền não nữa. Bởi vì chúng ta không có 1 lý do gì để tiếp tục có mặt trên cuộc đời. Quý vị có biết không, chúng ta đã vô số kiếp làm trùng, làm dế, làm dòi làm sâu, vô số kiếp làm chuyển luân thánh vương, Đế Thích, ác ma thiên tử, đại phạm thiên, chúng ta đã vô số kiếp làm công hầu khanh tướng, mệnh phụ phu nhân, gái điếm, thầy tu, ăn cướp, du đảng…
Bao nhiêu kiếp chúng ta làm độc trùng mãnh thú, rồi thì sao? Cuối cùng bây giờ chúng ta ngồi đây, trước cái máy nghe nói chuyện tào lao. Nếu không kết thúc cuộc sinh tử này thì nó cứ tiếp tục. Trong Kinh trung bộ xác định rằng chỉ có 1 cõi mà ta chưa từng đi quá, chưa từng sanh vào vô lượng kiếp, đó là cõi tịnh cư của phạm thiên A na hàm.
Nãy tôi đang giảng còn quên chuyện động trời nữa là. Còn đoạn kiến cấp độ nặng nhất, không thể sửa đổi thì chết rồi sanh vào địa ngục Biên Ải (Lokantarika – địa ngục không gian). Địa ngục này nằm ở ranh giới của 3 vũ trụ giáp nhau. Có vô lượng vũ trụ, cứ 3 cái lại có 1 khoảng trống, khoảng không gian này chính là địa ngục Lokantarika của người đoạn kiến.
(Địa ngục không gian chia thành 2 phần, nửa bên dưới là nước hủy diệt có màu đen, cõi này lạnh khủng khiếp. Chúng sanh trong cõi này cao 3 gāvuta (12 km) không nhìn thấy nhau, họ có những móng tay dài bám tay vào triền núi Luân vi, khi bị rơi xuống nước hủy diệt thì chết lại tái sanh lại, nếu như nghiệp ác chưa muội lược. Hoặc khi họ lần theo triền núi chạm vào nhau, ngỡ là vật thực, bám chặt vào nhau cắn xé, rồi cả 2 rơi xuống vực nước hủy diệt)
Họ không tin gì hết nên phải sinh vào 1 nơi chốn không có gì, không ở đâu hết. Không có gì nghĩa là thay vì nói ở Nha Trang, ở Đà Lạt, ở Pari, ở Luân Đôn…có cái tên, đằng này họ vốn dĩ không có tin cái gì hết nên họ phải đi về một chỗ không ở đâu hết, tức là ở ngoài hè ăn cơm nguội như mấy nàng dâu ngày xưa. Tại đây lạnh lắm, tối thui, lâu lâu có 1 chuyện gì đặc biệt, có hào quang soi rọi 10 muôn triệu vũ trụ như lúc Bồ Tát đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, có những tia sáng đặc biệt chói lòa khắp mọi nơi thì những chúng sanh này mới thấy được nhau, còn không thì tối mù tăm tăm. Ở đấy không có gì hết, nghĩa là không có ai hành hạ ai, cứ tự nhiên 1 mình như bầy dơi treo tòng teng, chúng di chuyển di chuyển, lâu lâu đụng nhau thì xé nhau ra, rớt xuống không chết, trở lại rồi tiếp tục. Tuổi thọ ở đây là 84000 đại kiếp, tương đương với cõi phi tưởng phi phi tưởng, hoặc gần bằng thời gian tu hành của 1 vị đại thinh văn, như các ngài Ca Diếp, Ananda (100.000 đại kiếp). Dễ sợ như vậy, khoảng thời gian mình lọt vô đây thì ở ngoài người ta tu gần xong thời gian ba la mật rồi. Dù cho chúng sanh có rơi vào cõi phi tưởng phi phi tưởng, cảnh giới dành cho phàm phu Chí Thiện hay địa ngục Lokantarika các cảnh giới dành cho phàm phu chí ác thì cũng giống nhau ở một điểm là sau thời gian đó là chúng ta tha hồ trôi nổi bất định. Cho nên, may mắn là chúng ta kết thúc bài kinh này ở một chỗ có nội dung sâu sắc để ngày mai mình bắt đầu qua đoạn khác là Phẩm không phóng dật.
Nghĩa là, một tí đi thời gian có mặt ở đây trong cuộc đời sinh tử này cũng là vô Nghĩa, bởi có mặt để làm gì, chỉ để chịu khổ. Dầu có mặt để hưởng lạc thì chỉ cần hiểu sự hạnh phúc đó thật ra là gì thì ta cũng không còn lý do để có mặt ở đây nữa
Hạnh phúc rất là phù phiếm. Quý vị có biết gì về tôi, nghĩ gì về tôi là chuyện của quý vị nhưng quý vị, đặc biệt nghiêm túc mà lắng nghe cho rõ chỗ này: thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ, mà hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích và ghét. Dầu quý vị có nói chuyện cao siêu, có là triết gia, giáo chủ, nhà văn, nhà thơ gì tôi không cần biết. Có được cái mình thích hay chịu cái mình ghét tạo ra hạnh phúc và đau khổ. Thích và ghét đi ra từ ba nguồn: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Chúng ta thích ăn phân người vì tiền nghiệp, thích mặc quần là áo lụa do tiền nghiệp đẩy vào kiếp người mang thân nhân loại, mà phải là người nữ phải có tiền. Là nữ nhưng mà phải ở quốc gia nào, chứ không phải quốc gia nào cũng thích quần là áo lụa, trang phục người đại Hàn không giống người Nhật, của người Nhật không giống người do Thái, của người do Thái không giống người Bắc âu. Những dân tộc sống ở sa mạc thì trang phục không giống dân ở xứ lạnh, sướng nhiệt đới ăn mặc khác với sứ hàn đới, và xứ Hàn đới ăn mặc khác với sự ôn đới. Chưa kể nền tảng văn hóa, xã hội, giáo dục, lịch sử, quan điểm về ăn mặc ở mỗi vùng đất cũng khác nhau, chứ không phải lúc nào đẹp cũng là quần là áo lụa cái đó tôi không chắc. Cho nên tóm lại thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích và ghét. Thích và ghét đi ra từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nói như vậy thì những thứ chúng ta thấy ghê ghê gớm gớm vốn dĩ rất đỗi phù du và buồn cười. Ok. Chúc các vị một ngày vui một đêm an lạc nhiều mộng đẹp hẹn gặp nhau ngày mai.
Hôm nay chúng ta học tiếp phần tà kiến. Theo ý các vị trưởng lão tiền bối (poranathera), Ngài Buddhaghosa chỉ nói như vậy thôi, thì đoạn kinh này phải hiểu như sau:
Đức Phật dạy rằng không có 1 pháp nào đem lại sự phát triển cho ác pháp nhiều như tà kiến. Tà kiến ở đây là sự thấy sai sự thật. Hôm qua chúng ta đã học rồi. Tà kiến có 2: thường kiến – đoạn kiến. Nói rộng thì có sáu mươi hai nhánh (xem kinh phạm võng) , Nói gọn thì gồm có sáu nhánh (ba nhánh thường kiến và ba nhánh đoạn kiến)
Thường kiến thứ nhất là tin vào cái tôi thay vì hiểu rằng từ vi khuẩn, con ong cái kiến cho đến con người, con voi… tất cả chỉ là tên gọi. Còn xét về bản chất, thực tướng thì tất cả đều là sự lắp ráp từ vô số điều kiện, nhân duyên, thành tố để làm nên vi trùng, con kiến, con chim, con cá, con người… Khi không biết mọi thứ là đồ lắp ráp thì chúng ta đang nghĩ tới một cá thể đơn thuần – con kiến là con kiến, con người là con người – chứ không nghĩ đến bản chất lắp ráp; như vậy là mắc vào thường kiến thứ nhất tin vào sự hiện hữu của một cái tôi, không biết rằng mọi thứ là lắp ráp do duyên tạo và duyên mất.
Thường kiến thứ hai là tin vào sự hiện hữu của một cảnh giới trường cửu bất biến vĩnh hằng nào đó như thiên đường của các tôn giáo. Đó là chuyện vô lý bởi vì thế giới này phải liên tục vô thường mới có vui, có khổ. Hạnh phúc không thể có nếu không có đau khổ. Nói chuyên môn hơn một chút thì khổ ưu không thể có nếu không có hỷ lạc; hỷ lạc không thể có nếu thiếu khổ ưu. Có đói thì ăn mới ngon, có khát thì uống mới ngon. Không có khát khao, hoài vọng, thất vọng thì không có toại nguyện. Đau khổ và hạnh phúc quy định lẫn nhau, nuôi dưỡng, tạo tác lẫn nhau. Nếu có cõi thiên đường không có đau khổ thì hạnh phúc ở đâu mà ra?
Thường kiến thứ ba là tin vào một đấng chí tôn sáng tạo muôn loài hay nắm quyền chưởng quản cai trị, sắp xếp an bài mọi sự ở đời, đây cũng là một thứ tà kiến.
Đoạn kiến thứ nhất: Vô nhân kiến là cho rằng mọi sự ở đời ngẫu nhiên mà có, không có nguyên tắc nhân quả hay nhân duyên gì hết. Đoạn kiến thứ hai: vô hành kiến là cho rằng thiện ác là tên gọi thôi chứ vốn dĩ hai thứ giống nhau, giết người hay cứu người giống nhau như đứng lên ngồi xuống co tay duỗi chân chứ không có phân biệt thiện ác ở đây. Đoạn kiến thứ ba: vô hữu kiến là không tin và phủ nhận triệt để toàn diện tất cả những gì mình không thấy được, không biết được, không chứng minh được bằng khả năng suy tư nhận thức của mình, và cho rằng không có, đây cũng là một thứ tà kiến. Cả ba thứ vô nhân, vô hữu, vô hành, cộng lại thành đoạn kiến.
Trong đoạn kinh này Đức Phật dạy rằng: “ta không thấy một pháp gì tai hại hơn là tà kiến”, chữ “tà kiến” ở đây chỉ cho tà kiến cố định.
Có hai trường hợp tà kiến: “niyatamicchādiṭṭhi” (tà kiến không thể sửa đổi) và “aniyatamicchādiṭṭhi” (tà kiến có thể điều chỉnh). Do thiếu học Phật pháp hoặc do thiếu khả năng suy tư thì mình hiểu lầm vậy thôi, chứ nếu mai này có người vạch rõ, phân tích, giải thích cho mình nghe thì mình có thể bỏ tà theo chánh, trường hợp tà kiến đó được gọi là tà kiến bất định (aniyatamicchādiṭṭhi). Đáng sợ nhất là tà kiến cố định (niyatamicchādiṭṭhi), đó là tà kiến có cơ sở vững chắc, có nền móng ngon lành, dù mình hiểu sai nhưng mình có lập luận, có nền tảng để khẳng quyết cái thấy của mình là chân lý, là chính xác. Hiểu sai mà có luận cứ thì rất nguy hiểm, loại này chữa không được, ngay cả các vị Chánh Đẳng Giác mà gặp những người tà kiến cố định thì các ngài cũng không thể cứu được. Bởi vì như hôm qua chúng tôi nói, có những người lọt xuống hố phân, nếu ló lên chút đỉnh thì người ta mới biết mình ở đâu mà còn nắm kéo lên, còn như tà kiến cố định là lọt xuống mà không ló lên cái gì hết. Ở đây Đức Phật dạy rằng, có những người mắc vào ác pháp, tà kiến, hoặc bất thiện nghiệp mà họ không có một chút thiện căn nào để chư Phật có thể giúp được thì dầu chư Phật có ra đời một ngàn tỷ vị đi nữa thì người tà kiến này vẫn thiên thu (thiên thu chứ không phải vĩnh viễn) không thể giúp được. Trong kinh có dạy rằng chư Phật biết tất cả căn tánh của chúng sanh, nhìn một người ác là các Ngài biết người đó ra sao ra sao…., nhưng chư Phật không thể độ người vô duyên, người thiếu căn lành giải thoát thì chư Phật không cứu được. Trong Chú giải có nói thêm vì sao tà kiến lại độc như vậy: Giống như một cội cây độc hại thì từ rễ đến hoa lá cành nhánh đều phát triển trên nền tảng độc hại, một người tà kiến thì dầu có làm thiện cũng là trên nền tảng tà kiến. Người chánh kiến cũng bố thí, cũng trì giới nhưng có điểm khác biệt với người tà kiến là luôn biết rõ ba điều:
1. Người chánh kiến luôn biết rõ thiện pháp đem lại hỷ lạc, ác pháp đem lại khổ ưu, đó là trí tuệ nhân quả.
2. Người chánh kiến luôn biết rõ thiện ác, hỷ lạc, khổ ưu đều vô ngã, vô thường, do duyên mà có và mất.
3. Người chánh kiến biết rằng thiện ác khổ vui kiểu nào cũng nằm trong vòng luân hồi; ta tránh ác làm thiện chỉ để chấm dứt ác, không còn sinh tử nữa, siêu đạo đều là luân hồi.
Tránh ác làm thiện có 2 trường hợp: hướng thượng và hướng hạ
Hướng thượng là tránh ác làm thiện để không còn thiện ác nữa. Tức không còn chỗ tái sanh, siêu hay đọa. Bởi khi mình chứng quả A la hán thì mình hết thiện ác. Thiện đưa mình về cõi vui, ác đưa mình xuống cõi khổ. Hễ còn trong khổ trong vui thì còn sinh tử. Vì vậy làm thiện lánh ác theo chiều hướng thượng là để không còn thiện ác nữa.
Hướng hạ là tránh ác làm thiện với lý tưởng trốn khổ tìm vui. Tránh ác để trốn khổ, làm thiện để tìm vui, được đẹp, được giàu, được danh tiếng, tình cảm…
Người tà kiến không có được những cái biết vừa nói trên. Chỉ cần họ không biết những cái ở trên, là thấy mệt rồi. Người tà kiến nếu làm phước thiện thì cũng trên nền tảng tà kiến. Người thường kiến nếu có làm phước để nuôi dưỡng cái tôi ảo tưởng. Người đoạn kiến nếu làm phước chỉ là ngẫu nhiên hay do hoàn cảnh hoặc vì còn chút lương tri. Họ không có tin. Đoạn kiến nhẹ thì không có khuynh hướng làm thiện tránh ác nhưng nếu được nghe chánh pháp thì cũng hy vọng sửa đổi quan điểm. Người đoạn kiến nặng nề thì chư Phật cũng không giúp được.
Cho nên người tà kiến thường làm khổ chính mình và cũng reo rắc khổ cho thiên hạ. Nghĩa là những gì mình làm, mình nghĩ đều đi ngược lại chánh pháp. Nếu người này có trong tay quyền lực, uy tín, sự ái mộ của quần chúng thì chết cả đám, vì họ sẽ reo rắc suy nghĩ tào lao của mình. Khuynh hướng tâm lý của chúng ta đều có thiện và ác, cái nào mạnh hay yếu là tùy mỗi người, cho nên nó có cái đáng ngại, là nếu ta ở gần cái người tà kiến thì khuynh hướng tà kiến của ta dễ dàng phát triển. Ở gần người có chánh kiến thì ngược lại, khuynh hướng chánh kiến sẽ tăng trưởng. Trong room này có nhiều người bực mình, nghĩ chúng tôi là tu sĩ Phật giáo, nên cứ cái nào trong kinh thì chúng tôi nói là chánh, cái nào ngoài kinh thì nói là tà, chứ dựa vào đâu mà nói người ta là chánh là tà. Đối với những vị có suy nghĩ bực mình như vậy, thì tôi xin gửi đến quý vị món quà đầu năm, một suy nghĩ thôi: khoan nghĩ đến việc đúng sai, chỉ nói đến khía cạnh khoa học, thì cách nghĩ của người chánh kiến luôn an toàn hơn của người tà kiến. Thí dụ như: kiểu sống và cách nghĩ mà có trách nhiệm thì luôn chắc ăn hơn là kiểu sống và suy nghĩ bạt mạng, phủ định mọi thứ mà mình không có kiểm định được. Ví dụ giờ quý vị đến thăm tôi ở chỗ tôi đang ở sát bên rừng bên Thụy Sĩ. Ở Thụy Sĩ thì không có rắn độc, nhưng giả sử quý vị hỏi có rắn không, thì tôi sẽ nói thỉnh thoảng thấy vài lần, cỡ chiếc đũa, mà nó hiền lắm, nhát lắm mà không có độc, nhưng mà thôi quý vị cứ cẩn thận đêm hôm ra ngoài cầm cái đèn pin thì nó vẫn an toàn hơn là quý vị tin là chắc chắn không có, trong khi ở đây mình ở giáp bên rừng, ngoài rắn ra thì nó còn có con nhện, côn trùng độc hại khác, ai mà biết. Cho nên kiểu sống an toàn, có trách nhiệm với bản thân, với thiên hạ vẫn chắc ăn hơn. Còn chưa gì hết mình đã “không sao đâu” là tôi sợ lắm. Trên xa lộ đang lái xe mà người tài xế cứ mở miệng ra nói “không sao đâu” thì tôi ngán lắm. Chữ đó nói tùy lúc, có lúc mình nghe yên tâm, nhưng có nhiều lúc mình nghe thấy ngán, tôi thấy mặt hắn đỏ ké à, mà hỏi ông mới uống hả, nói “không sao đâu” là bắt đầu run rồi. Có nhiều trường hợp “không sao đâu” nó trấn an mình, nhưng nó hiếm lắm, số lần nó làm cho tôi an tâm không nhiều bằng số lần làm cho tôi run.
Cho nên tôi thấy cái nghĩ của người chánh kiến nó chắc ăn hơn. Nói theo khoa học, cái cách nghĩ nào có tinh thần trách nhiệm thì an toàn hơn.
Cái này cũng khoa học này: khi ta tin là có, thì trước mắt ta có vô số lối đi. Và đường hướng suy nghĩ khi ta không tin gì hết, thì rõ ràng ta đã đóng kín tất cả đường hướng tư duy. Khi tôi nói không thì tôi không còn bận tâm nữa, khi tôi nói có thì tôi còn bận tâm. Ví dụ quý vị hỏi tôi chỗ tôi ở có khách hay không, tôi nói không bao giờ có khách có nghĩa là quý vị biết đừng hòng tôi có sự chuẩn bị nào cho khách hết, nhưng tôi trả lời là hiếm lắm, biết đâu thì ít ra tôi cũng có chuẩn bị 1 chút gì đó.
Hoặc như hỏi có tin vào sự tồn tại của giới vô hình khuất mặt hay không, một người nói biết đâu hoặc biết tin thì họ còn có hướng suy tư.
Đúng sai không biết nhưng về lĩnh vực đó họ còn không đóng cửa. Còn 1 người nói tôi không tin gì hết là họ sẽ không hề để tâm đến đề tài đó, lĩnh vực đó 1 chút thời gian suy tư nào hết.
Vì vậy khi mình nói không, thì chuyện đầu tiên mình đã đóng cửa tất cả cánh cửa tư duy. Còn khi mình nói có là mình đã mở ra vô số con đường để mình đi trong đó.
Cho nên, 1 người tà kiến dù có làm thiện thì họ cũng làm thiện trên quan điểm của 1 người tà kiến. Do tà kiến mà làm ác thì xa đọa, từ đó cơ hội đi lên rất là hiếm hoi. Nếu tà kiến có làm thiện thì khi được sanh về cõi lành, cũng rất dễ dàng quay lại với quan điểm tà kiến ngày nào và cơ hội làm ác luôn lớn hơn làm thiện. Còn người có chánh kiến, dù có làm ác thì đó chỉ là giai đoạn và cái chuyện họ sa đọa cũng vậy, cũng là giai đoạn khi mà có cơ hội lắng nghe chánh pháp thì người chánh kiến luôn có cơ hội trở mình.
Ở đây tôi kể 1 số chuyện cho quý vị ngồi nghiệm. Cho đến hôm nay, tại thế kỷ 21 mà hiện giờ tại chùa Tàu ở Chợ Lớn, mỗi năm người ta vẫn còn tin và tiến hành chuyện giết heo lấy máu tươi mà bôi lên tượng con cọp đá trong chùa Tàu ở quận 5 Nguyễn Trãi. Dễ sợ chưa. Thế kỷ 21 người ta có thể đi chùa online, có thể coi internet, nghe băng giảng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói chung ở thế kỷ này chúng ta có nhiều cơ hội để nhìn lại mình và nhìn ra thế giới hơn ngày xưa. Ngày xưa cơ hội nhìn ra thế giới cực kỳ hạn chế, chỉ có sách và báo thôi. Mà mình là dân tiểu nông thì làm sao mình có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu… Mà ngày nay dễ ẹc à, chỉ cần mình chịu khó ngồi bấm bấm smartphone thì ra vô số. Cho nên ngay trong thời điểm này sinh ra trong 1 thế kỷ văn minh, khoa học thì điều kiện thông tin cực kỳ thuận tiện, vậy mà người ta vẫn tiếp tục làm chuyện tào lao đó. Giết heo lấy máu tươi bôi lên tượng con cọp đá.
Hễ mình có chủng tử tà kiến, thì ở môi trường nào mình cũng làm việc bất thiện được hết. Nếu mình sinh ra trong thời không có văn minh khoa học, hoặc trong bộ lạc ở rừng sâu núi thẳm, khi đó làm ác thì không nói. Còn ở đây mình có chủng tử tà kiến, dầu sanh ra trong 1 xã hội văn minh tràn ngập ánh sánh khoa học thì vẫn có thể quay lại quan điểm tà kiến của mình.
Tôi dành nhiều thời gian để giảng về chương này là vì quan điểm tà kiến là 1 chuyện dễ sợ. Từ cái tà kiến nó đi ra mọi thứ hết.
32p18s
Người có chánh kiến thì bản thân họ an lạc, và họ có thể giúp người khác rất là nhiều. Theo trong kinh mô tả giống như 1 đóa hoa thơm, 1 đóa hoa lành không có độc hại, hoặc 1 thứ trái ngon chỉ đem lại lợi ích cho thiên hạ thôi, còn hoa độc trái độc chỉ đem lại họa lớn cho thiên hạ thôi. Thì chánh kiến và tà kiến cũng giống như vậy. Từ trên xuống dưới quý vị tự đọc nha, 1 loạt như vậy. Đoạn số 1 nói về nguy hại của tà kiến, đoạn thứ 2 nói về lợi ích của chánh kiến, đoạn thứ 3 nói về nguy hại của tà kiến, đoạn thứ 4 nói về lợi ích của chánh kiến, đoạn thứ 5 nói về điều kiện sinh khởi của tà kiến là do 1 suy tư không khéo tư duy, sớ giải ghi rằng có 2 cái lý do để 1 người tà kiến hay chánh kiến:
– 1 là paraghosa: do tác động của người khác
– 2 là ayoniso manasikara: do chính mình không khéo suy nghĩ
Có rất nhiều bản dịch tiếng Việt, đã dịch cái số 1 ở trên là do tiếng nói của người khác, chữ ghosa có nghĩa phổ biến là “tiếng nói, âm thanh”, nhưng ở đây không nên hiểu như vậy. paraghosa ở đây nghĩa là những gì ta nghe, học, đọc từ người khác.
Quý vị có thể vào goolge rồi đánh 1 chữ paraghosa để tìm hiểu thêm. Thời nay sướng ở chỗ mình nghe cái gì là hoàn toàn có thể kiểm chứng trên internet. Và tôi phải nói bằng nước mắt khi phát biểu câu này, là không hiểu vì đâu mà người Phật tử Việt Nam rất sợ học giáo lý, tôi phải nói câu rất dễ bị chém, rất dễ bị ném đá này. Là tại sao Phật tử Việt Nam khoái bố thí, cất chùa. Ai kêu cái gì cũng làm, mà lại thờ ơ vấn đề giáo lý. Mình đi thờ 1 vị sư phụ mà mấy chục năm trời không chỉnh sửa, nâng cấp được quan điểm tri kiến, kiến thức giáo lý của mình. Có phải oan ức hay không? Thân người khó được mà chánh pháp khó gặp, mình nghĩ sao giờ này còn cắm đầu chúi mũi, coi như ai kêu gì cũng rút túi ra, mà nói về giáo lý thì ấm a ấm ớ. Thì tôi biết cái này sẽ gây sốc cho rất nhiều vị, nhưng tôi nghĩ đây là cách nói của người có chánh kiến. Mai này các vị có thể hiểu ra, là lúc tôi đã chết rồi, nhưng biết đâu câu nói văng vẳng của người quá cố này có thể làm cho quý vị suy nghĩ lại, tại sao những thứ mình ăn mình uống mình lại rất cẩn thận. Ah, mình sợ cao máu, dư mỡ, dư đường, sợ độc này độc nọ, sợ ung thư xơ gan, rồi mình ăn uống có chọn lọc, ăn toàn rau sạch. Đó là những thứ mình bỏ vào mồm, mà sao những thứ mình nhét vào óc lại thiếu trách nhiệm như vậy. Và tôi phải báo cho quý vị biết 1 chuyện, là ăn uống đàng hoàng chỉ nuôi được phần xác của quý vị thôi, nhưng mà phần hồn của quý vị là những gì quý vị nghe, đọc, học và suy tư, những việc gì quý vị ghi nhớ, nhận thức, hiểu biết. Cái phần đó nó lo cái phần hồn của mình. Cái kia là phần xác cái này là phần hồn. Mà tôi nói 1 lần nữa, đừng có coi thường cái phần hồn, bởi phần xác mình mà khỏe mạnh, vô bệnh thì xem như mình chỉ khỏe được 1 phần thôi, còn cái phần hồn nó có chuyện gì, tà kiến, hiểu sai từ đó dẫn đến khả năng đau khổ, lúc đó tan nát cuộc đời mình. Tôi nói 1 lần nữa, trên đời này chỉ có 2 hạng người không có đau khổ. Hạng thứ nhất là đang hưởng phúc viên mãn như chư thiên, phạm thiên, nhân loại trong thời kỳ trường thọ. Chứ mình bây giờ đang trong thời kỳ yểu thọ, trong kinh nói rõ nha. Cái tuổi thọ dưới 1000 là con người hại nhau, tranh giành danh lợi, tình cảm sẽ ác liệt, dễ sợ lắm. Hạng thứ 2 là người có nhận thức đúng đắn, vì chỉ cần thiếu trí văn thì không có tri tư và trí tu. Thiếu trí văn, là khi bản thân thiếu kiến thức học hỏi từ người khác, thì có vốn liếng gì mà suy tư. Cho nên người đắc đạo họ không cần gì hết, người có nhiều duyên lành ba la mật thì không cần học hành gì nhiều, họ chỉ cần nghe 1 câu đạo là họ đắc. Đừng có động đến họ, vì họ là thánh. Còn phàm phu mình thì khả năng suy tư rất là hạn chế, cho nên phàm phu rất dễ đau khổ trong cả 2 trường hợp: muốn vui mà không được, muốn tránh khổ lại không xong. Người có nhận thức đúng đắn mới tránh được hoặc hạn chế phần nào những đau khổ kiểu này. Các vị nghĩ xem, từ sáng đến chiều các vị trong room này có vị nào né được 2 cái khổ này không. Tôi nghĩ là không. Muốn mua vui mà không được là sao? Là muốn ăn ngon mà có chắc ngon hay không, muốn thứ đó quá mà mua không nổi, muốn món đó quá mà mua về nấu bị cháy, khét, hư, áo quần ăn mặc, nhà cửa… bao nhiêu thứ muốn mà không được. Muốn không được là khổ. Mà muốn tránh không xong cũng là khổ. Mình không muốn nóng, không muốn lạnh, không muốn ngứa, không muốn bực mình gây gổ, không muốn chạm mặt với người đó nhưng mọi sự nó vẫn xảy ra ngược lại cái ý của mình. Cho nên cái tà kiến và chánh kiến rất là quan trọng.
Vụng suy nghĩ và khéo suy nghĩ. Có 1 ý nghĩa rất lớn trong đời sống của chúng ta. Vì chỉ có người suy nghĩ theo chánh pháp mới khéo suy nghĩ, còn người không biết đạo thì suy nghĩ không nổi đâu. Tôi nói thiệt các vị, chiều nay các vị có thân nhân ở xa về thăm, quý vị có những món quá đắt tiền, con cái quý vị có tin vui từ trường đại học, từ sở làm, từ công ty…Biết bao nhiêu niềm vui. Chỉ cần 1 tin xấu từ email, từ sms thì cái niềm vui nào cũng bị đánh bạt. Tin tôi đi. Có những thứ mà quý vị phải bỏ ra máu và lệ mới có được. Như để có 1 đứa con đi du học nước ngoài, là cực dữ lắm. Tốn bao nhiêu nước mắt và mồ hôi mới có tiền cho con nó đi. Con nó đi rồi mà nó học dở thì mình cũng nhảy lầu, nó bị lừa tình lừa tiền ở xứ người thì mình cũng nhảy lầu, bây giờ nó bệnh hoạn thì mình cũng nhảy lầu. Nó phải ok 100% thì mình mới vui. Nó bao tin là có bằng bác sĩ, kỹ sư, thủ khoa ngon lành rồi. Mà để được cái đó là đâu có nhỏ. Vậy mà chỉ cần 1 cái email tào lao, từ 1 con người tào lao là bao nhiêu niềm vui sập hết. Tôi biết trong room này có nhiều người không tin, nhưng đó là sự thật. Tôi nhắc lại lần nữa, thông tin tào lao, từ 1 con người tào lao, chứ không phải từ 1 người đàng hoàng nha. Ví dụ chỉ cần 1 cô tào lao, mình quen trong chùa, tung tin giả mạo là mình kêu gọi quyên góp để cô bỏ tiền túi, mình nghe có tức điếng không. Chứ tôi thấy điếng đó. Hồi nãy tôi cho quý vị hàng chục niềm vui, niềm vui nặng hàng tấn, trong khi thông tin này tào lao, từ 1 con người tào lao. Nhưng 1 chục niềm vui hạng nặng của quý vị hoàn toàn có thể bị đánh bại. Cho nên đừng ngồi đó làm thơ mà nói thế giới này dễ sống. Khó sống lắm. Là vì sao? Là vì vụng suy tư. Chỉ có khéo suy tư thì mới giúp ta an toàn trong đời sống. Bài giảng chiều nay đề tài không có vui, nhưng tôi thiết tha xem đó là 1 tiếng chuông cảnh báo quan trọng cho quý vị. Quý vị cứ cắm đầu lo tiền, lo tiếng, lo nhan sắc, sức đẹp đủ thứ. Nhưng mà chỉ cần phần hồn của mình là chánh kiến, quan điểm nhận thức, giáo lý, khả năng suy tư. Mấy cái này nghe bèo bèo, bọt bọt không đáng gì. Nhưng cái này nó yếu rồi thì coi như là hột xoàn một núi mà không xài được. Tin tôi đi.
51p34s
Đầu quý vị rỗng không, toàn đất sét không đó. Là coi như cái viên hột xoàn bằng trái dừa khô cũng không cứu được. Quý vị có biết biết bao nhiêu minh tinh màn bạc, họ nghiện ngập là vì sao? Là vì họ muốn trốn cái buồn. Họ tự tử là vì sao? Là vị họ không chịu nổi nổi buồn.
Cho nên, khéo suy tư (như lý tác ý) nó quan trọng lắm.
Đoạn số 6, Đức Phật tán thán khả năng khéo suy tư, hồi nãy giờ tôi gom chung nó luôn.
Số 7, Ngài nói về tà kiến. Số 8 là chánh kiến.
Số 9 là người tà kiến làm gì nói gì cũng là đem lại nỗi khổ niềm đau cho mình và người đời này, đời sau. Mình đang khổ mà mình có cái nhìn chánh kiến thì tình hình nó sẽ khác. Mà tôi nhấn mạnh 1 lần nữa, đa phần chúng ta trong đây lo phần xác thôi, là đẹp giàu tùm lum hết, nhà cao cửa rộng, xe cộ, quần áo xênh xang. Mà tôi phải nói lại lần nữa, phần tâm linh (phần linh hồn) mà thờ ơ, thì tôi xin nghiêng mình kính cẩn chia buồn cùng quý vị. Nếu ai đó trong room có vấn đề về sức khỏe, về tài chính, nhưng đời sống tâm linh, đời sống tinh thần có giáo lý, có hành trì, tôi xin nghiêng mình chia vui cùng kẻ ấy. Vì kẻ này nếu mai chả may phải nằm 1 chỗ, tiêu tiểu tại chỗ hôi hám, nhức buốt nhưng cái đầu ngon lành tỉnh táo, thì kẻ này xem như sống ok, chết khỏi cầu siêu. Còn kiểu coi như quần là áo lụa, vàng ngọc mãn đường, đầy nhà đầy cửa mà đời sống tâm linh, tinh thần nghèo nàn chật chội, thiếu thốn tư bề, thì coi như kẻ này rất là hồi hộp. Tôi cũng nói luôn, thí dụ tôi có 2 người thân chí thân chí ái, 1 người về vật chất cực kỳ giàu có, về đời sống tinh thần cực kỳ nghèo đói, người thứ 2 về vật chất cực kỳ nghèo khó nhưng tinh thần cực kỳ giàu có. Tôi nói thiệt với quý vị, đối vời người vật chất cực kỳ nghèo khó thấy vậy mà tôi ít lo, bởi vì nhiều lắm lâu lâu mình liệng cho cái gì đó là cha này sống lay lắt được, nhưng cái ông nghèo về tinh thần thì tôi xin thưa rõ, tôi không có cách nào giúp được, vì cha đã nghèo tinh thần rồi thì khả năng lắng nghe cũng cực kỳ hạn chế. Nha. Chứ quý vị đừng làm thơ nói kệ, cứ giàu đã rồi mai mốt mình đi nghe đạo sau. Không có đâu, đừng có ngồi đó làm thơ. Một khi cái đầu mình đã rỗng, đã nghèo rồi thì cái chuyện ngồi nghe pháp nó không dễ đâu. Ngáp lên ngáp xuống rách miệng mà không thể nào nghe được, và nó sẽ thấy việc đó là không cần thiết. Chỉ cần nó thấy không cần thiết là coi như chết rồi. Ví dụ người thân đó là anh ruột tôi đi, đời sống tâm linh ngon lành thì dễ giúp lắm, dễ ẹc luôn, vì nó nghèo vật chất mình dễ giúp lắm, thậm chí mình thương quá mình mua cho nó 1 cọc vé số, nó cầm đi bán sống được. Đó là giúp 1 cách hạn chế. Chứ nghèo về tinh thần mình giúp kiểu gì, tinh thần thì chỉ có chết thôi.
Người chánh kiến cũng vậy, người chánh kiến xem như thân hành, khẩu hành, ý hành của họ coi như là được đi trên, được thiết lập trên nền tảng chánh kiến. Cho nên Ngài dạy “Ví như này các Tỳ kheo, hột giống cây mía, cây lúa, cây nho được gieo vào đất ướt. Thường cái gì lấy lên từ đó, đều có tính ngọt, là vì sao? Vì mầm của mấy thứ này là ngọt. Còn cái giống là đắng, thì trồng xuống nó sẽ đắng”.
Tôi nói rồi, tà kiến rất dễ dẫn đến ác nghiệp, mà ác nghiệp dẫn đến khổ, chuyện này không bàn. Nhưng trường hợp người tà kiến mà cũng làm đẹp, thì mai này họ có lên được cõi vui thì cơ hội quay lại đường ác dễ vô cùng. Cho nên nguyên chương này tôi nói nhiều về 2 vấn đề, đó là tà kiến và chánh kiến.
Nguyên nhân tà kiến và chánh kiến có 2:
– Paraghosa: học từ người khác
– Ayomiso manasikara: suy tư của bản thân
Nhớ lại 1 lần nữa, lưu ý phần xác và phần hồn. Và nhớ chuyện nữa, tôi không có coi nhẹ vấn đề thân xác, sức khỏe, vật chất. Tôi không dám coi nhẹ nha. Mình bệnh là mình mệt. Nhưng tôi phải thưa rõ là phần hồn, phần tâm linh của mình mà có vấn đề gì thì chỉ có trời cứu. Ông trời ông bị gì rồi là khỏi ai cứu luôn. Còn nhớ chuyện Đế Thích không? Đế Thích khi phát hiện ra các dấu hiệu mình sắp mệnh chung, thì ông hoảng hồn vì ông không biết mình sẽ đi về đâu. Thì người đầu tiên ông nghĩ đến đó là Đức Phật, lúc đó Ngài còn đang tại thế, ông xuống nghe pháp, lập tức trong vòng 3s ông đắc Tu Đà Hoàn, đắc xong rồi ông chết tại chỗ trước mặt ngài và ông sanh trở lại thành Đế Thích trong 1 tốc độ nhanh mà chỉ có ông và Ngài biết thôi. Trong buổi gặp mặt đó, Đế Thích hỏi Phật, vì đâu chúng sinh luôn tương tranh, đấu đá nhau. Phật dạy: đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc, do 2 nguyên nhân.
À quên, tôi biết ở Việt Nam có ông Bùi Hiền, ông đang nghiên cứu sửa lại Tiếng Việt. Giờ tôi nghiên cứu theo cách của tôi, tôi viết Tiếng Việt kiểu này nè: “nguyên nhân” viết thành :”nguyênhân”. Sửa Tiếng Việt là sửa như vậy, chứ sửa theo kiểu ông giáo sư Bùi Hiền, tôi nói thật tôi khóc thầm trong đêm. Bộ giáo dục mà đồng ý với cái ông tà kiến chữ nghĩa, là tôi chết liền, là tại vì thứ nhất bao nhiêu sách vở cũ phải viết lại hết. Hai là con em đời sau viết gì tôi đọc không hiểu. Ba là các nhà ngôn ngữ học thế giới nhìn vô sẽ hỏi tôi 1 câu, đó là cái sứ của mày sao mà cái ngữ ngôn học phonetic của mày nó thiếu thông minh quá vậy. Thiếu gì cách để chế, sao mà chế kì cục thế.
Quay trở lại 2 nguyên nhân. 1 là không muốn mình mất cái gì, tức bỏn xẻn. Thứ 2, không muốn người ta được cái gì, là ghen tị. Đây là 2 cái nguyên nhân mà dẫn đến chúng sanh tương tranh, đấu đá với nhau. Do ý niệm mà phân biệt Bỉ (là ta), Thử (là người), Được, Mất nên chúng sanh phàm phu mới đấu đá nhau. Do không hiểu bản chất vạn hữu chỉ là do duyên mà có, do lắp ráp mà thành, rồi cũng do các duyên mà mất đi. Nên chúng sanh phàm phu mới có 4 ý niệm phân biệt như trên, từ đó dẫn đến sự tương tranh, tàn sát. 4 cái này là nền tảng cho tất cả máu lệ trên trần gian.
Tôi chỉ nhắc lại chuyện cũ thôi, Đế Thích là vua của cõi trời Đao Lợi mà cũng là chưởng quản luôn cõi Tứ Thiên Vương, mặc dù ở cõi Tứ Thiên Vương đã có 4 vị thiên tử cai quản. Thiên vương Kuvera cai quản đám dạ xoa, Thiên Vương Dhatarattha cai quản loài Kim xí điểu, Thiên vương Virupakkha cai quản đám rồng rắn, Thiên vương Erapatha cai quản Càn thát bà. Đế Thích ông nắm luôn, ông là trung ương, còn mấy người kia là cấp thành, cấp tỉnh thôi. Nhưng khi ông biết rằng ông sắp mệnh chung thì ông sợ xuống tìm Đức Phật.
Vì vậy ta thấy người chánh kiến thì sự có mặt của họ đem lại lợi lạc cho biết bao nhiêu người. Còn người tà kiến thì trong những giây phút này chẳng giúp được ai.
1h08p06
Phẩm Makkhali
Makkhali là một trong sáu vị giáo chủ lừng danh thời Phật (xin xem trong Kinh Sa Môn Quả Trường Bộ về quan điểm giáo thuyết của Lục Đại môn phái thời Phật). Makkhali lúc nhỏ được mẹ sinh ra ngay cửa chuồng bò nên khi lớn lên được ngoại hiệu Makkhali Gosala (nghĩa là Makkhali sinh ra ở chuồng bò). Ông này chủ trương đoạn kiến tuyệt đối – nghĩa là không có kiếp trước, không có kiếp sau, không có nhân quả báo ứng gì hết. Ông phủ nhận tất cả vấn đề luân hồi, báo ứng. Nhưng có 1 chuyện quý vị phải lưu ý, đó là có không ít những người đệ tử của ông này chết rồi vẫn được sanh thiên. Họ tin tưởng, quý mến sư phụ của mình lắm, nhưng bẩm sinh họ là những người hiền lương, giúp được người thì giúp, bố thí được thì bố thí, làm lành được thì làm lành, lánh ác được thì lánh. Tin sư phụ và dầu có quan điểm tà kiến nhưng họ vẫn làm thiện, và chết vẫn được sanh về cõi trời Đao Lợi giống như hôm nay chúng ta thấy có những tín đồ Hồi giáo hoặc Cơ Đốc bỏ tiền ra làm từ thiện, chuyện đó không có gì lạ. Họ tin tưởng cõi gì đó, đấng cao siêu gì đó là chuyện của họ, nhưng trong đời sống thường ngày họ là người sống thiện, nên chết rồi họ vẫn có thể sanh thiên. Và điều này dẫn đến vấn đề ngược lại: người tà kiến sống nhiều trong thiện vẫn sanh thiên. Người chánh kiến lại sống nhiều trong ác vẫn sa đọa.
Ayāthāvadiṭṭhi: tà kiến, là cái thấy không đúng sự thật
Viparītadassana: cái thấy điên đảo, trái ngược với chân lý
Yathābhūtaṃ: như thật đúng với chân lý
Yathābhūtañāṇadassanan: tri kiến như thật
Yathā: đúng
Ngã mạn cũng có 2 trường hợp:
Ayathavanmana: ngụy mạn
Yathavamana : thực mạn
Thua nghĩ là thua, bằng nghĩ là bằng, hơn nghĩ là hơn là thực mạn. Còn chấp sai là ngụy mạn. Cả 2 loại ngã mạn này đều là phiền não. Thánh hữu học chỉ có thực mạn, không còn ngụy mạn.
Đệ tử của ông Makkhali tuy không tin cái gì hết như lại tin sư phụ, là do bản chất hiền lương nên tuy không tin gì hết nhưng vẫn có lòng lành, sống thiện nên khi chết vẫn sanh thiên như thường.
Một lần Thế Tôn lên Đao Lợi, có đông đảo chư thiên đến hầu Ngài lễ Phật, nghe Pháp. Một số đông lắm đến đảnh lễ Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, con là đệ tử của ngài Xá Lợi Phất, con là đệ tử của ngài Ananda, con là đệ tử của …, con là đệ tử của Thế Tôn, con quy y Thế Tôn, con nghe pháp Thế Tôn, con hành trì theo Thế Tôn và cuối cùng con về trời, và hôm nay con gặp Thế Tôn”, nhưng cũng có 1 số đông chư thiên đến lễ Phật và thưa: “Bạch Thế Tôn, con là đệ tử của ông Makkhali Gosala, con là đệ tử của Nigantha Nataputta, con là đệ tử của oong Pakkudha Kacayana… (họ kể 1 loạt tên của 6 ông giáo chủ của lục đại môn phái), con theo sư phụ, con thờ thầy, nhưng con vẫn sống hành thiện lánh ác, nên hôm nay con được về trời, và con hiểu Thế Tôn nhiều hơn.
Quý vị thấy không, có tà kiến nhưng có sống thiện, thì vẫn có cơ hội đi lên. Tuy nhiên, như hôm qua tôi nói, có 2 thứ tà kiến: tà kiến ngăn sanh thiên và tà kiến ngăn chứng đạo đắc Thánh. Nếu mình cứ khư khư tin có 1 thứ tôi, thì chuyện này sẽ ngăn trở chuyện tu tứ niệm xứ. Ở Virginia có một cô Phật tử đức tin thuần cố, tín tâm tràn ngập, học đạo thông minh, nghe đâu hiểu đó, vậy mà 1 ngày kia, nàng đùng đùng lìa bỏ Nam Tông, quay lưng 180 độ trở về Bắc Tông chỉ vì nàng học ngay chóc chỗ muốn đắc đạo là phải tư Tứ niệm xứ, mà tu niệm xứ là phải quán chiếu bằng chánh niệm và trí tuệ để thấy rằng vạn pháp là vô thường, khổ vô ngã, trên đời này không có gì là thường lạc ngã tịnh. Nàng nghe “trên đời này không có gì là thường lạc ngã tịnh” thì nàng cực kỳ bất mãn, cho rằng đây là tà đạo đã dám phủ nhận 1 sự thật huyền ảo, thơ mộng, lung linh lấp lánh, lộng lẫy của thế giới. làm sao mà phủ nhận được thường lạc ngã tịnh, thửa nào mình sống bất thiện thì mình trầm luân khổ ải, chứ hôm nay mình tu rồi thì đạo tâm của mình là cái gì đó rất là hay ho và quả vị dẫn đến phải là cái gì hay ho, nghĩa là từ thấp mình lên cao, thì lên cao phải ngon lành chứ sao tự nhiên thấp thì sình lầy rác rưởi, lên cao thì cũng chỉ còn là sương khói hư không. Nàng chịu không nổi, ý của nàng là tu từ khổ qua sướng, từ phàm qua thánh, từ thấp lên cao, từ xấu qua đẹp, từ vô thường đi đến cái vĩnh hằng, thường lạc, ngã tịnh. Rõ ràng tri kiến của nàng này là tà kiến ngăn chứng đạo đắc Thánh, 1 thứ tà kiến chọi lại cơ hội chứng đạo, mặc dù với tà kiến này nàng làm phước mát trời luôn, cúng chùa không cần đếm, lạy Phật không cần đếm. Nàng đi chùa xem như toàn tâm toàn lực, dốc túi mà đi. Đạo tâm của nàng mà nói về thập thiện thì là số I, nhưng nói về khoản nhận thức chánh kiến thì nàng chịu không thấu.
Trong trường hợp ông Makkhali Gosala này, không phải vì Đức Phật chỉ trích, mà vì lòng đại bi nên có những trường hợp Ngài nói rõ. Ở đây cũng phải nói thêm, Thế Tôn là bậc Vô Thượng Đạo Sư, không phải là 1 vị thầy thông thường trong thế giới phàm phu của mình. Không phải tự dưng Ngài nhắc đến tên người khác để dè bỉu, chỉ trích, nhưng Ngài xét đến đối tượng thính chúng trước mặt Ngài phải được nghe nhắc cụ thể, thì họ mới thấm. Ngài nhắc đích danh Makkhali không phải vì tình cảm cá nhân, mà vì căn cơ của người nghe trước mặt.
Cho tôi nói 1 chuyện hơi kỳ, là gần đây trên facebook xuất hiện 1 trường hợp rất là đáng trách, đó là có những vị Nam Tông mà đem hình của mấy vị Bắc Tông lên đó rồi viết bằng thứ Tiếng Việt sai chính tả, 1 thứ ngôn ngữ văn bất thành cú, tiếng Việt chưa viết xong mà lên bôi bác chửi bới người ta là tà kiến. Mình không thể làm cái chuyện đó được, mình không tranh luận 1 cách rẻ tiền như vậy, vô tình bên kia họ điên lên, 1 là họ âm thầm đánh giá Nam Tông là 1 lũ ăn rồi đi gây gổ, còn nặng là họ sẽ dùng những từ ngữ ghê gớm rồi đập lại trên đó, là mình có phải ôm nhục hay không. Hoặc âm thầm ở trong bóng tối đánh giá Nam Tông là 1 đám không ra gì cũng mệt. Thứ 3 nữa, kiểu mà chỉ trích như vậy không mang lại bất cứ lợi ích gì hết, không mang tính xây dựng. Ở đây tôi không muốn nhân chuyện chỗ này nhắc đích danh ông Makkhali nên tôi phải nhắc lại câu chuyện này, đừng có thấy Đức Phật nhắc như vậy rồi mình bắt chước. Ngài khác, mình khác, với trí tuệ của Chánh Đẳng Chánh Giác của Ngài thì Ngài thấy đám thính chúng trước mặt Ngài phải được nghe rõ ràng như vậy thì họ mới khá được. Mình bắt chước thì không đúng.
Trong kinh Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo, có những việc mà người hạ căn không thể bắt chước người thượng trí. Ví dụ như có những chuyện chỉ loài voi mới làm được, như xuống hồ nước tắm gội, xịt nước, nhổ củ sen nó ăn, xong nó kéo nhau lên bờ. Này các Tỳ kheo, 1 con chồn, 1 con cáo, con thỏ không thể làm chuyện của con voi dưới hồ nước được.
Cho nên có những việc hàng thượng nhân làm mà hạ nhân không thể bắt chước.
1h24p27s
Ngài nói rằng: có những người sanh ra đời này bản thân họ đem lại sự bất hạnh cho người khác, bởi vì họ là những người tà kiến, họ sẽ hướng dẫn cái đám tà kiến theo họ, ngược lại có những người chánh kiến, sự có mặt của họ đem lại lợi ích cho chúng sanh, bởi họ chánh kiến họ thấy đường, đi con đường đúng và hướng dẫn người khác đi con đường đúng
Alô các vị có thấy chỗ nào ngài nhắc đích danh không?
Đó là đoạn số bốn
Ở đây có một chuyện quan trọng nữa, khi mình tụng kinh mỗi ngày thấy có chữ “svakkhato dhammo” Là pháp được theo thuyết, Còn có chữ “durakkhato dhammo” Là pháp vụng thuyết
Khéo thuyết là sao ta? Khéo thuyết là được thuyết giảng bởi một vị toàn giác đã giải thoát và Pháp của Ngài có công năng giúp người hành trì cũng được giải thoát. Pháp của ngài được thuyết giảng bằng trí tuệ, bằng lòng từ bi, không vì động cơ bất thiện. Xuống hàng
Vụng thuyết là giáo lý được nói ra bởi một người chưa giải thoát, không biết rõ điều mình nói và lời dạy đó dầu được thành trì nghiêm cẩn cũng không dẫn đến đâu
Trong một hệ thống vụng thuyết, công đức nằm ở người cho, ở Phật pháp thì công đức nằm ở người nhận, tùy thuộc vào người nhận nhiều hơn ở người cho. Cái này không giải thích thì không hiểu
Ví dụ như nói về bản thân chúng tôi, quý vị có lòng đem tới cho tôi cái gì đó, và sẵn đây cũng nói luôn, bản thân chúng tôi rất ngại chữ cúng dường hay dâng cúng, thường thì tôi thích xài chữ “cho” hơn, quý vị đem cho tôi thì công đức nằm ở quý vị. Quý vị hoan hỉ nhiều thì công đức nhiều, quý vị hoan hỉ ít thì công đức ít, chứ còn trước sau thì tôi cũng là cái ông cỡ đó, không hơn được, hiểu không? Trong chú giải có nói như vậy. Còn quý vị cúng dường cho một bậc thánh thì khác, lúc các ngài không nhập thiền định gì thì công đức cũng đã nhiều rồi, còn nếu các ngài an chú vào cái gì đó thì công đức càng khác nữa. Các ngài là ruộng phước, ruộng đó nước khô hay nước nhiều, hay nước vừa thì công đức từ lúc. Lúc ít hay lúc nhiều thì tùy đối tượng. Riêng phàm phu không có gì thì công đức nằm ở người cho, còn miếng ruộng đó là những đất phèn, không thêm gì được hết, cái thu hoạch tùy thuộc vào khả năng của người nông dân thôi. Vấn đề nằm ở chỗ siêng bao nhiêu, cực bao nhiêu thì thành quả theo đó nhiều ít chứ miếng ruộng đó không hơn nữa. Còn miếng đất tốt thì khác nha, thành quả từ hai phía, từ cả người gieo trong và từ miếng đất. Miếng đất tốt mà, nhiều nước hay ít nước thì thành quả sẽ khác. Còn miếng đất tệ quá thì chỉ trông chờ vào quý vị thôi. Do đó “ Ước lượng của sự bố thí, do người cho biết, chứ không phải do người nhận”
Ở trong Pháp vụng thuyết thì người hành trì tinh tấn đến mấy cũng sống trong đau khổ, người lười biếng cũng đau khổ. Trong giáo pháp khéo thuyết chỉ có người lười biếng là đau khổ, ai tinh tấn chắc chắn được an lạc.
Vì đâu có giáo pháp vụng thuyết và khéo thuyết? Từ một vấn đề duy nhất: chánh kiến và tà kiến. Là đoạn này tiếp nối ở trên. Người có chính kiến rốt ráo thì khi họ trình bày thuyết giảng cái gì thì cái đó được gọi là khéo thuyết. Chư phật là đỉnh cao của những người chánh kiến, nên lời dạy của chư phật sẽ đem lại lợi ích cao. Người chánh kiến bậc thấp chỉ đem lại lợi ích hạn chế. Tùy vào khả năng của người chánh kiến tới đâu mà mức độ đóng góp của họ nhiều hay ít
Từ đoạn 13 đến 17 là tinh hoa hiếm gặp trong kinh điển, dù nội dung thì bàn bạc khắp tam Tạng.
Cái này tôi nói nhiều lần trong room không biết quý vị có bị khó chịu. Giống như một miếng đồ dơ (máu, mũ, nước bọt…) Dù chỉ có một tí cũng đáng gớm, theo Đức Phật thì một khoảnh khắc có mặt trong tam giới này cũng đáng nhàm chán và kinh tởm như vậy dù chỉ trong thời gian một nháy mắt, một búng tay.
Chỗ này rất quan trọng, trong room có lẽ quý vị sẽ thấy làm lạ. Tại sao tôi đặc biệt lưu ý chỗ này, tôi cũng nói thêm là tôi có 1 tâm nguyện.
Đó là 1 lúc nào đó có 1 trú xứ thật an lạc, thật thoải mãi (tức là thời tiết ok, bản thân khỏe, có người hộ trì, tức có người nấu cơm cho hay nấu cho 1 chén cháo hành của Thị Nở trong lò gạch cũng được). Tôi sẽ làm 1 việc đó là tôi gom những đoạn kinh mà tôi xem là tinh hoa ngắn gọn bậc nhất dồn vô 1 cuốn. Mai này bà con muốn khắc đá hay chạm vô tấm kim loại thì tới đó mà lấy. Đoạn này là 1 trong những đoạn kinh đó. Kinh điển thì không ai dám chê rồi, nhưng có những đoạn kinh mà người thích người không. Đối với tôi thì có những bài kinh rất là quan trọng, ví dụ như cái biết của ngài như rừng mà những điều Ngài nói ra chỉ là nắm lá, bài kinh đó là Ngài xác định cái nhất thiết trí của Ngài.
Hoặc có chỗ hoàng tử con vua, A xà thế hỏi Ngài, Bạch Thế Tôn khi được người ta hỏi Thế Tôn có phải suy nghĩ trước khi trả lời hay không. Đức Phật trả lời rằng, hoàng tử có hiểu gì về chiếc xe ngựa hoàng tử đi mỗi ngày hay không. Hoàng tử trả lời dạ với sức của con, thì ba cái món phụ tùng này hoàn toàn đơn giản không có gì khó khăn. Ngài nói: giống như vậy, khi có người hỏi người từng phụ tùng trong chiếc xe, hoàng tử có thể trả lời không cần suy nghĩ, thì ta cũng vậy. Vạn pháp trong đời này khi có người hỏi thì ta cũng không phải suy nghĩ, vì ta đã chứng đắc viên mãn tất cả mọi thứ ở đời. Cái đoạn kinh đó quan trọng. Có chỗ Ngài nói ngày xưa có 1 cái trống được dùng lâu ngày, chỗ nào bằng da hư người ta lấy da khác đắp vô, chỗ nào gỗ hư người ta lấy gỗ khác đắp vô, đắp miết đến 1 ngày coi như cái trống cũ không còn nữa, nhưng cái tên vẫn còn, ví dụ trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trống đồng Hòa Bình, Mường Thanh gì đó. Coi như còn cái tên thôi chứ cái gì cũng mất hết. Cũng vậy, sẽ có 1 ngày lời dạy của Như Lai không còn nữa, người ta gọi Phật pháp, Phật ngôn là lời Phật, nhưng của tà ma, ngoại đạo, thi sỹ, nhạc sỹ, văn sỹ chứ của Phật là không còn nữa. Hoặc chả hạn như đoạn kinh này: Này các Tỳ kheo, giống như 1 chút xíu phân người, chút xíu mủ, chút xíu nước bọt, hôi thối khó ngửi, dù có 1 chút xíu đi nữa cũng đáng kinh tởm, ta nói rằng dù chỉ 1 khoảnh khắc có mặt trong cuộc đời này, dù chớp nhoáng như thời gian nháy mắt, hay 1 búng tay thì Như Lai cũng thấy đáng gớm, đáng chán. Đây là 1 bài kinh mà tôi cho là rất quan trọng, bởi vì nếu mình hữu duyên thì đọc đến bài kinh này mình sẽ suy nghĩ rất là nhiều. Tại sao có rất nhiều chỗ chính Thế Tôn dạy mình nên làm phước, và Ngài tán thán là ở đời có những người do làm phước mà được sinh thiên, do làm phước mà được hưởng các quả lành, để rồi hôm nay ở đoạn kinh này, chính Ngài xác nhận đối với Ngài 1 khoảnh khắc có mặt trong cuộc đời này cũng đáng chán, như miếng nước bọt, 1 tí máu, 1 tí mủ. Cái đó rất quan trọng để mình suy nghĩ lại. Tất cả những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong đời sống cá nhân, hay cho đất nước, cho cộng đồng, cho xã hội, chúng ta hướng đến 1 thiên đường tại thế, chúng ta muốn xây dựng hành tinh này thành 1 cõi sống lý tưởng. Hoặc giả định như toàn thể thế giới này biến thành Bắc Âu hết về kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chính… như thiên đường tại thế. Hoặc toàn thế giới này trở thành Đao Lợi, hay 1 cõi phạm thiên, rồi thì sao? Để làm gì?
Giả sử như tất cả mọi người trên hành tinh này đều là phạm thiên, đều tứ thiền hết, đều thần thông, hào quang phỉ lạc ngon lành hết, sống mấy chục ngàn đại kiếp… Ai cũng nói tôi có tâm nguyện cho ba má tôi có 1 tuổi già êm ấm, cho gia đình tôi, cho chồng tôi, con tôi, thầy tổ của tôi, bạn bè, bạn đạo thân quyến của tôi… Nhưng rốt ráo giả định như mọi người trên hành tinh này đều là những người biết đạo hết, chánh kiến hết thì sống mấy ngàn tỉ đại kiếp để làm cái gì. Cho nên rốt ráo của tinh thần Phật giáo là sự vắng mặt của 1 người không còn phiền não nữa. Bởi vì chúng ta không có 1 lý do gì để tiếp tục có mặt trên cuộc đời. Quý vị có biết không, chúng ta đã vô số kiếp làm trùng, làm dế, làm dòi làm sâu, vô số kiếp làm chuyển luân thánh vương, Đế Thích, ác ma thiên tử, đại phạm thiên, chúng ta đã vô số kiếp làm công hầu khanh tướng, mệnh phụ phu nhân, gái điếm, thầy tu, ăn cướp, du đảng…
Bao nhiêu kiếp chúng ta làm độc trùng mãnh thú, rồi thì sao? Cuối cùng bây giờ chúng ta ngồi đây, trước cái máy nghe nói chuyện tào lao. Nếu không kết thúc cuộc sinh tử này thì nó cứ tiếp tục. Trong Kinh trung bộ xác định rằng chỉ có 1 cõi mà ta chưa từng đi quá, chưa từng sanh vào vô lượng kiếp, đó là cõi tịnh cư của phạm thiên A na hàm.
Nãy tôi đang giảng còn quên chuyện động trời nữa là. Còn đoạn kiến cấp độ nặng nhất, không thể sửa đổi thì chết rồi sanh vào địa ngục Biên Ải (Lokantarika – địa ngục không gian). Địa ngục này nằm ở ranh giới của 3 vũ trụ giáp nhau. Có vô lượng vũ trụ, cứ 3 cái lại có 1 khoảng trống, khoảng không gian này chính là địa ngục Lokantarika của người đoạn kiến.
(Địa ngục không gian chia thành 2 phần, nửa bên dưới là nước hủy diệt có màu đen, cõi này lạnh khủng khiếp. Chúng sanh trong cõi này cao 3 gāvuta (12 km) không nhìn thấy nhau, họ có những móng tay dài bám tay vào triền núi Luân vi, khi bị rơi xuống nước hủy diệt thì chết lại tái sanh lại, nếu như nghiệp ác chưa muội lược. Hoặc khi họ lần theo triền núi chạm vào nhau, ngỡ là vật thực, bám chặt vào nhau cắn xé, rồi cả 2 rơi xuống vực nước hủy diệt)
Họ không tin gì hết nên phải sinh vào 1 nơi chốn không có gì, không ở đâu hết. Không có gì nghĩa là thay vì nói ở Nha Trang, ở Đà Lạt, ở Pari, ở Luân Đôn…có cái tên, đằng này họ vốn dĩ không có tin cái gì hết nên họ phải đi về một chỗ không ở đâu hết, tức là ở ngoài hè ăn cơm nguội như mấy nàng dâu ngày xưa. Tại đây lạnh lắm, tối thui, lâu lâu có 1 chuyện gì đặc biệt, có hào quang soi rọi 10 muôn triệu vũ trụ như lúc Bồ Tát đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, có những tia sáng đặc biệt chói lòa khắp mọi nơi thì những chúng sanh này mới thấy được nhau, còn không thì tối mù tăm tăm. Ở đấy không có gì hết, nghĩa là không có ai hành hạ ai, cứ tự nhiên 1 mình như bầy dơi treo tòng teng, chúng di chuyển di chuyển, lâu lâu đụng nhau thì xé nhau ra, rớt xuống không chết, trở lại rồi tiếp tục. Tuổi thọ ở đây là 84000 đại kiếp, tương đương với cõi phi tưởng phi phi tưởng, hoặc gần bằng thời gian tu hành của 1 vị đại thinh văn, như các ngài Ca Diếp, Ananda (100.000 đại kiếp). Dễ sợ như vậy, khoảng thời gian mình lọt vô đây thì ở ngoài người ta tu gần xong thời gian ba la mật rồi. Dù cho chúng sanh có rơi vào cõi phi tưởng phi phi tưởng, cảnh giới dành cho phàm phu Chí Thiện hay địa ngục Lokantarika các cảnh giới dành cho phàm phu chí ác thì cũng giống nhau ở một điểm là sau thời gian đó là chúng ta tha hồ trôi nổi bất định. Cho nên, may mắn là chúng ta kết thúc bài kinh này ở một chỗ có nội dung sâu sắc để ngày mai mình bắt đầu qua đoạn khác là Phẩm không phóng dật.
Nghĩa là, một tí đi thời gian có mặt ở đây trong cuộc đời sinh tử này cũng là vô Nghĩa, bởi có mặt để làm gì, chỉ để chịu khổ. Dầu có mặt để hưởng lạc thì chỉ cần hiểu sự hạnh phúc đó thật ra là gì thì ta cũng không còn lý do để có mặt ở đây nữa
Hạnh phúc rất là phù phiếm. Quý vị có biết gì về tôi, nghĩ gì về tôi là chuyện của quý vị nhưng quý vị, đặc biệt nghiêm túc mà lắng nghe cho rõ chỗ này: thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ, mà hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích và ghét. Dầu quý vị có nói chuyện cao siêu, có là triết gia, giáo chủ, nhà văn, nhà thơ gì tôi không cần biết. Có được cái mình thích hay chịu cái mình ghét tạo ra hạnh phúc và đau khổ. Thích và ghét đi ra từ ba nguồn: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Chúng ta thích ăn phân người vì tiền nghiệp, thích mặc quần là áo lụa do tiền nghiệp đẩy vào kiếp người mang thân nhân loại, mà phải là người nữ phải có tiền. Là nữ nhưng mà phải ở quốc gia nào, chứ không phải quốc gia nào cũng thích quần là áo lụa, trang phục người đại Hàn không giống người Nhật, của người Nhật không giống người do Thái, của người do Thái không giống người Bắc âu. Những dân tộc sống ở sa mạc thì trang phục không giống dân ở xứ lạnh, sướng nhiệt đới ăn mặc khác với sứ hàn đới, và xứ Hàn đới ăn mặc khác với sự ôn đới. Chưa kể nền tảng văn hóa, xã hội, giáo dục, lịch sử, quan điểm về ăn mặc ở mỗi vùng đất cũng khác nhau, chứ không phải lúc nào đẹp cũng là quần là áo lụa cái đó tôi không chắc. Cho nên tóm lại thế giới này chỉ có hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích và ghét. Thích và ghét đi ra từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nói như vậy thì những thứ chúng ta thấy ghê ghê gớm gớm vốn dĩ rất đỗi phù du và buồn cười. Ok. Chúc các vị một ngày vui một đêm an lạc nhiều mộng đẹp hẹn gặp nhau ngày mai.