KINH BOJJHAṄGA 01: Tìm hiểu về bài kinh chữa bệnh và cách thực hành để bài kinh có năng lực chữa bệnh

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA

KINH BOJJHAṄGA 01: Tìm hiểu về bài kinh chữa bệnh và Cách thực hành để bài kinh có năng lực chữa bệnh

 

Bojjhaṅga do hai từ ráp lại Bodhi + Aṅga. Bodhi có 2 nghĩa, 1) là trí tuệ giác ngộ bốn sự thật của bậc thánh, 2) là người có trí tuệ, thấy biết bốn sự thật của bậc thánh. Aṅga là nhân chính yếu đưa đến sự giác ngộ đó, Bodhi là trí tuệ, Aṅga là cái nhân cho trí tuệ đó, anga đưa đến Bodhi, gọi là bojjhaṅga. Lâu nay gọi là thất giác chi, nay sửa lại là 7 nhân đưa đến giác ngộ, người nào đạt được giác ngộ thì có 7 cái nhân đó. Chung thì gọi là Bodhi, còn những cái kết hợp thành Bodhi thì gọi là aṅga. Mình có từ jhanaṅga, dịch là thiền nhân, những nhân (đưa đến) thiền.   

Sau khi giải thích nghĩa của Bài kinh xong, Sư sẽ nói về lịch sử. Thật ra Bojjhaṅga thì có 7 cái, và trong Saṁyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ) nói về những cái giống nhau, thì có nguyên một chương Đức Phật thuyết về bojjhaṅga, ít nhất là 180 mấy bài kinh mà chỉ nói về 7 pháp bojjhaṅga này, ý nói nó quan trọng như thế nào. Đó là mới trong Samyutta, còn trong Trường Bộ cũng có, nhất là bài kinh Mahasatipaṭṭhanasutta có 1 phần trong đó, rất là nhiều, để mình biết nó quan trọng như thế nào. Ai muốn nghiên cứu sâu hơn thì đọc trong Samyutta Nikaya, hơn 180 bài kinh nói về bojjhaṅga, học có 1 tháng làm sao hết. 

Bài kinh Bojjhaṅga này có 3 bài kinh cho người bệnh, gelañña là người bệnh. Người thứ nhất là Ngài Mahakassapa, người thứ hai là MahaMoggallana, và người thứ ba là Đức Phật. Khi Đức Phật bệnh thì Ngài bảo Ngài Cunda đọc bài kinh này, nên nổi tiếng là bài kinh trị bệnh, nằm trong bojjhaṅga nhưng bài kinh riêng là gelañña (người bệnh). Đầu tiên, khi Ngài Kassapa sống tại Gijjhakūṭa (Linh Thứu) thì Đức Phật đang ở Veluvana, Ngài Kassapa bị bệnh nặng thì Đức Phật đến thăm. Đức Phật luôn nhập Đại Bi Định để quán sát ai là người có duyên lành, ai là người cần giúp đỡ, dù xa dù gần Ngài đều đến giúp đỡ. Ngày xưa làm gì có điện thoại, Ngài Kassapa thì luôn ở trong núi rừng, Đức Phật thì ở chùa và chỗ này chỗ kia, làm sao để biết, chỉ có nhập Đại Bi Định mới biết được. Ngài đến thăm, Phật đi thăm bệnh không có mang chuối mang cam đâu, Ngài chỉ hỏi bệnh tăng hay giảm, có chịu đựng nổi hay không, thì Ngài Kassapa nói là: Bạch Đức Thế Tôn, bệnh chỉ có ngày càng tăng chứ không có giảm, đau chịu không nổi, giống như trong bụng như có bao nhiêu mũi giáo đang cắt, trên đầu như có bao nhiêu mũi tên xuyên qua. Chắc ai bị bệnh sốt rét thì biết rồi. Phật mới dạy bài kinh này: Này Kassapa, 7 pháp bojjhanga Như Lai đã khéo thuyết giảng, nếu con đã tiến hành thuần thục rồi thì Đức Phật dạy 7 pháp như vậy. Ngài Kassapa khi đó là bậc thánh A la hán, Ngài đã thực hành xong rồi, nên Ngài nhớ lại, nhắc mới nhớ lại, thì tâm Ngài trong sáng, trong sạch, hoan hỉ mát lạnh, làm cho thân của Ngài máu tự chuyển đổi nên Ngài lành bệnh ngay tức khắc. Bệnh nào mà nghe bài kinh này mà được hết bệnh thì bệnh đó không bao giờ quay trở lại. Ngài Moggallana cũng vậy, khi bị bệnh đức Phật cũng đến thăm. Đến khi Đức Phật bệnh cũng vậy, thân của Phật voi không chà được, đá lăn không trúng được nhưng bệnh thì không thoát được. Ngài Cunda, một trong những người hầu cận của Đức Phật trước Ngài Ananda, Ngài cũng là em của Ngài Maha Sariputta, theo hầu Phật mấy năm. (Phật có tới 7 người theo hầu, 20 năm trước khi người này khi người kia, Ngài Ananda thì 25 năm sau, một năm sau khi Phật thành đạo thì Ngài Ananda đã vào trong giáo pháp, nhưng phải 19 năm sau thì Ngài Ananda mới chính thức được trở thành người theo hầu Phật.) Ngài Cunda khi đó đang hầu đức Phật, đã đọc bài kinh này. Tại sao các vị đó bị bệnh? Các Ngài hay sống trong rừng, không khí lẫn mùi hoa nở trong đêm (hoa độc), các Ngài hít phải khí đó nên bị bệnh. Còn trong Maha Paritta, các Ngài không cho Phật dạy các bài kinh đó, mà thay các câu chuyện bằng mấy bài kệ để mình đọc, rồi thêm lời chân thật. Paritta có nghĩa là hộ trì, có 2 năng lực hộ trì: metta (tâm từ) và sacca (lời chân thật). Trong 3 bài kinh bệnh thì không có lời chân thật cũng như tâm từ mà chỉ có bojjhanga. Để trở thành bài kinh hộ trì, thì các Ngài soạn lại bài kệ và sau mỗi bài kệ như vậy có những lời: Etena sacca vajjena, sotthi te hotu sabbada (do những lời nói chân thật này, mong cho người này người kia hết bệnh). Lời chân thật là sao? Khi ngài Kassapa bị bệnh, đức Phật đến thuyết bài kinh này thì Ngài lành bệnh ngay tức khắc, Khi ngài Moggallana bị bệnh, đức Phật đến thuyết bài kinh này thì Ngài hết bệnh ngay tức khắc, khi đức Phật bị bệnh thì Ngài bảo Ngài Cunda đọc thì Ngài cũng hết bệnh. Đó có phải là lời chân thật không?

Bài kinh Bojjhanga trong Maha Paritta không phải là bài kinh gốc, Đức Phật làm những bài kệ cho mình dễ nhớ, thêm những lời chân thật vào, đó là một trong những vị hộ trì gọi là paritta (ở đời có 2 cái hộ trì vững chắc nhất đó là metta và sacca), trong 11 bài kinh đó chỉ có 2 cái này, hoặc là cả hai, hoặc là chỉ 1 (có bài sacca, có bài metta), bài kinh Mangala không phải là bài kinh hộ trì, đó là bài kinh để mình thực hành trong cuộc sống, nó rất quan trọng nói về cách thực hành của thế gian. Trong Phật giáo, ngoài hạnh phúc an lạc xuất thế gian ra thì Đức Phật cũng dạy hạnh phúc an lạc thế gian, và bài kinh Mangala Phật dạy kỹ nhất, rõ nhất. Khi mình thực hành thật ra cũng có metta và sacca trong đó.

Sư nói qua về lịch sử và ý nghĩa của bài kinh để mọi người nắm bắt. Tiếp theo Sư nói về bojjhanga một chút để mọi người thực hành như thế nào, không phải là ai nghe cũng hết bệnh, nếu nói là bài kinh trị bệnh mà tụng hoài không hết bịnh thì đổ lỗi cho đức Phật, đổ lỗi cho bài kinh sao? Nên mình phải học phải hiểu qua để biết, tương tự trước khi uống thuốc phải đọc qua hướng dẫn sử dụng, hoặc dưới sự chỉ bảo của bác sỹ thì khi đó uống thuốc mới trúng. Uống thuốc phải kiêng cữ, bác sỹ bảo kiêng cữ cái này cái kia đúng không? Mình nghe không uống cũng được, bác sỹ đâu có uống giúp mình đâu. Tại sao Bojjhanga có năng lực trị bệnh? Giáo pháp của Đức Phật (dhamma hay sadhamma – Chánh pháp), những lời dạy của Đức Phật đều là sadhamma hết, nhưng mà đặc biệt nhất chính là Bodhi pakkhiya (37 phẩm trợ đạo) mà Sư hay dịch là những thành phần cùng hội giác ngộ, giác ngộ cũng có hội, có chúng, cùng hội với nhau, nghĩa là đưa đến giác ngộ phải có hội này mới được, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nếu mỗi Bát Chánh đạo thì không được. 37 bodhi pakkhiya (pakkhiya là cùng hội cùng thuyền cùng chúng) là cái lõi của Đức Phật Toàn giác, nếu không có cái lõi này thì Đức Phật Toàn giác và Đức Phật Độc giác với những người khác cũng như nhau, vì dạy thập ác nghiệp, thập thiện nghiệp ai dạy cũng được, giới ai cũng dạy được, định ai cũng dạy được, nhưng để có trí tuệ bodhi này thì Đức Phật Độc Giác cũng chịu. Cho nên Đức Phật có nói rằng, thật ra sau này chúng sinh có cãi nhau gì thì cãi, 37 cái bodhi pakkhiya này không cãi nhau thì được, thì giáo pháp của Đức Phật còn tồn tại, còn đem lại lợi ích cho chúng sinh. Bây giờ cãi Nam truyền, Bắc truyền thêm bớt cái này cái kia, nhưng không có ai cãi 37 cái điều này không? hình như chưa, chỉ là sâu hay cạn, rộng hay hẹp. 37 phẩm trợ đạo bao gồm 4 pháp sati (tứ niệm xứ), 4 pháp viniya (tứ chánh cần), 4 pháp iddhipada (4 pháp thành tựu, người nào có 4 pháp này người đó có thần thông), 5 indriya (năm căn), 5 bala (năm lực), 7 bojjhanga (thất giác chi), 8 atthangamo maggo/atthamagganga (bát chánh đạo). Học từng cái này sau này có dịp chúng ta sẽ học sâu hơn và rõ hơn, Hôm nay Sư chỉ muốn nói tại sao cái bojjhanga này Đức Phật lại dạy trong việc nếu có nó thì ta sẽ trị được bệnh. Đó là cái chính Sư muốn nói ở đây mà trong sách người đọc chưa từng gặp để có sự so sánh. Bây giờ Sư sẽ lấy 15 cái sau so sánh để mọi người thấy, bao gồm 7 nhân giác ngộ và 8 nhân thánh đạo.

Giống nhau: đều có anga (nhân), magga là diệt phiền não, anga là hỗ trợ để diệt phiền não.

Trong 7 nhân giác ngộ, đầu tiên là Sati, thứ hai là dhammavicaya (trí tuệ phân tích, trí tuệ suy xét) giống như vipassana (trí tuệ quán xét), dhamma ở đây là sự thật tự nhiên, bao gồm citta, cetasika và rupa hay tâm, thành phần của tâm (tâm sở) và các pháp có trạng thái sankhara (hữu vi), vicaya là phân tích, suy xét, quán chiếu, nói chung là chia chẻ nó ra, vì mình muốn thấy nó vô thường khổ vô ngã thì phải chia chẽ nó ra chứ để một cục như vậy thì không thấy vô ngã được; thứ 3 là vīriya (tinh tấn, cố gắng), thứ 4 là piti (sự phấn chấn, sự hưng phấn, bay bổng, Hỷ), thứ 5 là passadhi (sự yên lặng, mát mẻ, khinh an hay An tịnh), thứ 6 là Samadhi (nhất tâm, Định) và thứ 7 là upekkhā (trung dung, quân bình, hài hòa) (không nên gọi là Xả), khi nào mọi người thấy trong tâm mình các thành phần có sự trung dung, quân bình thì cái này là upekkhā.

Trong 8 magganga, đầu tiên là sammā-diṭṭhi (tương đương yếu tố dhammavicaya của bojjhanga), thứ 2 là sammā-saṅkappa (không có trong bojjhanga), thứ 3,4,5 là sammā-vācā, sammā-kammanta, sammā-ājīva (3 yếu tố này là silā – giới), thứ 6 là sammā-vāyāma (tương đương yếu tố vīriya trong bojjhanga), thứ 7 là sammā-sati (tương đương yếu tố sati trong bojjhanga), thứ 8 là sammā-samādhi (tương đương yếu tố samādhi trong bojjhanga). Nhưng mà trong Bát Chánh đạo, khi mình thực hành thì thực hành mấy cái? Ba yếu tố này (3,4,5) là trước khi đi vào Bodhi pakkhiya (phẩm trợ đạo) thì mình phải thực hành 3 yếu tố này xong rồi, chỉ còn 5 yếu tố chính trong việc tu tập diệt phiền não là sammā-diṭṭhi, saṅkappa, vāyāma, sati và samādhi, còn Giới là căn bản trước đó, không tính ở đây nữa, hoặc lên bậc thánh Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, Arahan, thì không còn nói đến cái này (giới) nữa, đã thành tựu xong rồi. Yếu tố dhammavicaya bao gồm cả sammā-saṅkappa trong đó rồi, cho nên tuy là có 7 nhưng cái này (bojjhanga) có năng lực hơn (so với 8 magganga), chính ba yếu tố piti, passadhi và upekkhā làm cho sắc pháp thay đổi mạnh nhất trong thân thể mình. Ai thử niệm ân đức Phật có khi nào có piti (có 5 loại piti nhẹ nhàng, thư thới, bay bổng, nổi gai ốc…), trong pháp thì piti càng mạnh, thứ 2 là passadhi (sự mát mẻ, vắng lặng trong tâm), chính tâm có sự mát mẻ vắng lặng này làm cho máu huyết và sắc pháp trong mình thay đổi theo. Cái này giờ khoa học cũng dùng đo não bộ của một người đang vắng lặng mát mẻ so với não bộ của người suy nghĩ tư duy thì họ thấy rằng do não bộ của người kia vắng lặng bao nhiêu thì các sắc trong đó có thể thay thế, thay đổi và làm lành bệnh, giống như là tự tạo ra các chất tự làm lành, cái này ai đi học nhân điện thì họ có nói cái này. Đó là phương pháp bên ngoài, còn đây là phương pháp trong Phật giáo được đức Phật dạy. Đúng ra là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ là Bát Chánh đạo, nhưng trong Phật giáo không chỉ có Bát Chánh đạo mà còn có Bodhi pakkhiya (37 phẩm trợ đạo), thì đây là 3 nhân chính (piti, passadhi và upekkhā) khi mình thực hành sẽ thay đổi sắc pháp và máu huyết trong mình. Khi một người thực hành niệm ân đức Phật hay niệm một phương pháp nào đó mà piti phát sinh lên trong mình thì máu mình sẽ trong, trong đến nỗi phát ra hào quang, hào quang là phát ra từ trong thân, do năng lực của tâm, chính tâm này làm cho máu và da thịt của mình sáng rực lên, nên người nào tâm đen mà rực lên thì nó rực lên màu đen, tâm sáng thì rực màu sáng, tâm đỏ thì rực màu đỏ, đức Phật thì rực lên sáu màu. Sau này ai mà thực hành hơi thở, khi mà tâm mình trong sáng, nhất là khi có trạng thái passadhi, piti này thì hơi thở mình thở ra thở vào nó có luồng sáng luôn, hơi thở còn có như vậy, huống chi là máu huyết, chính nó làm cho tâm phát sinh lên cho nên đương nhiên nó càng gần với năng lực của tâm hơn, nó càng trong sáng và tự chữa lành bệnh. Cho nên bài kinh Bojjhanga này, chính là 3 cái nhân chính trong đó nên Đức Phật mới khi đến thăm bệnh không nhắc đến Bát Chánh đạo mà nhắc đến Bojjhanga này, vì chính trong đó có piti, passadhi, khi các Ngài nhớ lại khi mình đến với giáo pháp của Đức Phật, được thực hành, diệt phiền não, piti và passadhi đó phát sinh lên trong mình như thế nào. Đó là tại sao bojjhanga này có năng lực trị bệnh. Bây giờ hằng ngày mình thực hành làm sao cho có cái này. Mọi người nên nhớ bảy cái này đều sinh lên trong mọi tâm thiện hợp trí nhưng chúng không có năng lực. Lấy ví dụ con người sinh ra ai cũng có chân, có thân. Cái chân này, bình thường mình không luyện thì chỉ để chạy cho vui thôi, còn để chạy marathon thì phải luyện. Đây cũng vậy, thực ra mỗi người hàng ngày tu tập, có tâm hiếu đạo, thương xót người khác thì bảy pháp này cũng sinh lên nhưng sinh một cách tự nhiên nên không có đủ năng lực, muốn có năng lực thì phải thực tập, thực tập ngay chính trên thân tâm này. Có hai cách thực tập, anapanasati (thực hành hơi thở), cái đầu tiên của bojjhanga là sati, để sati phát sinh lên, mọi người bắt đầu làm gì? đức Phật dạy “araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā”, araññagato vā hãy tìm đến nơi nào đó vắng lặng, mọi người đi vào căn nhà trống, đi vào chỗ nào không có ai, mọi người có sati không? Sống với nhau thì khó, nhưng ở một mình nơi thanh vắng thì tự nhiên sẽ có sati, một mình ngồi trong rừng chỉ cần nghe một tiếng gió lay, lá rơi là biết rồi, đó gọi là sati. Hoặc rukkhamūlagato vā, ngồi dưới cội cây rậm rạp bên bờ sông hoặc nơi nào đáng ngồi như cây đa, ngồi vào đó thì sati tự sinh lên. Hoặc suññāgāragato vā, ngồi trong căn phòng trống, không có ai, đóng cửa kín lại, bắt đầu ngồi. Cho nên câu đầu tiên là thực tập câu này “satova assasati, satova passasati”, người vào đó rồi gọi là có sati để thực tập, đầu tiên là cần có sati để biết mình đang thở vô thở ra thôi. Bình thường mình có biết không? Đi ăn uống, nói chuyện, ở trong thành phố, làm việc, ai có thể để ý mình đang thở vào thở ra không? Cho nên khi đi vào nơi đó bắt đầu sati, hồi nãy mình sati xung quanh rồi, bây giờ đức Phật bảo mình luyện sati vào hơi thở (“so satova assasati, satova passasati”). Phải có sati thì các khác mới sinh lên được, sati giống như đôi tay, trí tuệ giống như con mắt, mắt muốn đọc mà không có đôi tay thì làm sao đọc? Nên cái đầu tiên là giở sách ra trước, luyện sati trước (“so satova assasati, satova passasati”). Luyện như thế nào? Bhāvitā bahulīkata, đầu tiên làm cho phát sinh lên, bahulī luyện khi nào cho có năng lực, patthana khắn khít trên đó (1:08:39). Mình đang luyện sati sambojjhanga, bởi vì mình biết hơi thở vào hơi thở ra để làm ăn buôn bán, để đi dụ dỗ người này người kia hay để giác ngộ? Để giác ngộ (nên cái này gọi là sati sambojjhanga). Luyện cho sati sambojjhanga phát sinh lên rồi, tiếp theo là “Dīghaṁ vā assasanto ‘dīghaṁ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṁ vā passasanto ‘dīghaṁ passasāmī’ti pajānāti”, bây giờ biết thêm “dài” “ngắn”, hồi nãy chỉ biết “vào ra” thôi, giờ làm sao biết mình đang thở ra dài hay ngắn? Phải phân tích, để ý, quan sát, quán xét, cái đó gọi là dhammavicaya, biết thở vào dài, ngắn hay thở ra dài ngắn, cái đó gọi là pajānāti. Khi biết “vào ra” mới chỉ có sati, khi biết “dài ngắn” thì mới có trí tuệ xen vào. Luyện lâu ngày, luyện cho thuần thục, thở vào dài thở ra dài… khi để ý như vậy thì không khí mình hít vào được thở ra hết rồi, đôi lúc mình thở vào dài quá mình quên thở ra thì nó dồn lại trong đó, nên bị bệnh là đúng rồi. Bây giờ mình nhớ là mình thở vào dài bao nhiêu thì thở ra hết đi, như vậy thì làm sao hoa độc vào trong người mình dc, như vậy là thực hành để trị được bệnh đó. Tiếp theo, “Sabbakāyapaṭisaṁvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṁvedī passasissāmī’ti sikkhati”, cố gắng biết trọn vẹn hơi thở, muốn biết trọn hơi thở thì mình phải cố gắng hơn hồi nãy, bây giờ nó vào ở đâu, dừng ở đâu, tích tụ ở đâu, ra ở đâu? Sabbakaya là toàn bộ hơi thở, patisamvedi là biết rõ, sikkhati là thực hành, thực hành biết rõ hết rồi mới thở vào, thở ra, ở đây là thêm viriya vào nữa. Thì đó là bước thứ 3, thực tập cho tới khi nào piti phát sinh lên. Piti này là quả phát sinh, không cần phải thực tập. Ngày trước mình thực tập, giờ thấy rõ ràng hơi thở vào ra đầu giữa cuối như thế nào, mình thực tập rồi mình mới thở. Ngày trước mình thở không biết gì cả, bây giờ mình luyện hơi thở theo patisaṁvedi, theo sự điều khiển của mình, làm chủ được hơi thở, làm cho piti phát sinh lên. Bây giờ, câu thứ 4 “passambhayaṁ kāyasaṅkhāraṁ assasissāmī’ti sikkhati”, kayasankharam là hơi thở, sự vận hành của thân, passambhayaṁ là làm cho nó vi tế, thở mà như không còn thở, yên lặng, ai tu tập anapana chắc có biết rồi, anapana có điều đặc biệt là càng lâu (hơi thở) càng mất đi, còn các đối tượng khác thì càng hành thiền thì nó càng rõ ra. Hơi thở nó càng vi tế thì nó đòi hỏi samadhi và upekha phải mạnh lên…Thở qua chân lông, có bao giờ nghe nói chưa? Thật ra cái này khi vào đệ tứ thiền, khi mà hơi thở trở thành bojjhanga passadhi thì thở cũng như không, chưa cần vào định gì cả. Đó là nói về cách thực tập làm sao để những cái này phát sinh lên trong mình để trị bệnh, nếu mà mọi người chưa thực tập được thì cố gắng đọc tụng bằng lời chân thật, trong này Ngài có đưa lời chân thật vào trong đó, thì lời chân thật nhất mình cứ dựa vào Đức Phật nói để nói theo thôi. Đức Phật có ân đức Sugato, mình chưa có ân đức Sugato thì mình dùng lời của đức Phật để nói lời chân thật. Trong 11 bài kinh Paritta, sau này có thời gian mình sẽ học bài kinh Vatta Sutta, bài kinh nói về con chim quốc vua, chim quốc thái tử nói lời chân thật, không phải bây giờ mình học rồi mình nói theo đâu, phải quán parami, mặc dù là loài chim chưa phải người, đẻ ra là nhớ trước đây parami như thế nào, và tin rằng trong thế gian còn có những người có Giới, có Định, có Tuệ , nhớ lại như vậy thì mới phát nguyện được, mình vừa phát nguyện vừa sợ thì làm sao có năng lực, phát nguyện với tâm hiểu biết, có thực hành các pháp này lên rồi phát nguyện etena saccavajena, chứ đợi khi sợ hãi, lo lắng rồi phát nguyện thì nó có ra không? Cho nên thực tập cho nó có năng lực rồi mọi người phát nguyện mới được. Thì đó là cách thực hành hơi thở. Niệm Ân đức Phật cũng vậy, không học không được, học về ý nghĩa, lịch sử, ít nhất từ khi Ngài đầu thai vào lòng mẹ cho đến khi Niết bàn, tối thiểu là vậy, cái đó gọi là dhammavicaya. Mình học cuộc đời đức Phật như vậy, thân tâm mình thay đổi, tâm mình thay đổi, sắc pháp mình cũng thay đổi, bây giờ cố gắng thực hành, thường ngày đi chơi, nói chuyện bây giờ thôi ở nhà, cố gắng có viriya chưa? Itipi so Arahaṃpi ngồi niệm đi, đi tới đi lui, đi mỏi thì ngồi, ngồi mỏi thì đứng, đứng mỏi thì nằm, niệm như vậy thì cái đó gọi là viriya sambojjhanga. Và khi niệm lâu ngày thì piti sẽ phát sinh lên, rồi passadhi sau đó là định, cái chính là 3 cái trước mà chúng ta thực tập cho nhiều thì cái sau nó sẽ phát sinh lên. Đó là nói về phương pháp, còn ai muốn tìm hiểu sâu hơn thì tìm trong Saṁyutta, gọi là Bojjhanga Saṁyutta có nói nhiều. Còn về các pháp, các điều liên quan thì rất là rộng, dạy bao nhiêu cũng được nhưng phải có căn bản thì nói mới hiểu được. Cho nên sau này hi vọng sẽ có những lớp căn bản học từ từ dưới đi lên. Và rào cản lớn nhất của chúng ta là phải vượt qua ngôn ngữ Pali, không thể không có. Đố mọi người tại sao các bậc A la hán phải khổ công khổ cực giữ gìn ngôn ngữ Pali này? Bởi vì ngoài ngôn ngữ Pali ra thì không thể có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được chân lý mà chúng sinh có thể giác ngộ được. Các ngôn ngữ khác chèn lập tùm lum, làm ăn được, kinh tế được buôn bán được đủ thứ trong đó thì làm sao lọc cho ra được chân lý trong ngôn ngữ đó. Còn ngôn ngữ Pali thì trong đó viết toàn là thực chất về chân lý, mình đọc chưa giác ngộ, học và hành chưa được nữa thì làm sao mà chuyển sang ngôn ngữ khác, cho nên các Ngài biết rằng nếu mà các Ngài không giữ gìn cái ngôn ngữ này thì sau này đố mà người đời sau có thể tìm ra được sự thật chân lý trong đó để tu tập. Ngôn ngữ rất quan trọng, nhất là ngôn ngữ chỉ sự thật chân lý. Cho nên Ân đức Sammasambuddho gọi là neyya dhamma, đức Phật có năm pháp neyya, mà đức Phật Độc giác không biết được, trong đó có pháp gọi là paññatti (chế định ra ngôn ngữ để diễn tả chân lý mà chúng sinh có thể giác ngộ được), chứ còn nói về sự thật, nói về tâm, cảm giác, cảm thọ thì ai nói chẳng được, nhưng mà trong đó có sự thật chân lý hay không, thì mình phải đãi, lọc ghê lắm mới có được, mình có đãi được hay không, có máy để đãi hay không? Còn ngôn ngữ Pali thì đức Phật diễn tả chân lý không cần phải đãi, lọc gì hết, chỉ có học trực tiếp và thực tập trong đó nữa thôi, không cần phải qua đãi, lọc.

Như vậy mọi người thấy rằng để bojjhanga này có năng lực thì mình phải thực tập ngay trên những đối tượng mà mình thực tập hàng ngày, nhưng phải nhớ phát triển chúng lên thành các năng lực. Đương nhiên cái gì cũng có năng lực, nhưng năng lực để tạo ra nguồn điện để mình sử dụng được, thì phải trải qua tích tụ, dòng nước nào cũng tạo ra năng lực, nhưng năng lực đó có đủ để thắp sáng bóng đèn hay không mới quan trọng. Tâm thiện nào cũng có năng lực, tâm hành thiền nào cũng có năng lực, nhưng khi hành thiền 7 pháp bojjhanga này làm thành cái chính thì khi đó, ngoài năng lực diệt phiền não ra thì bệnh về thân cũng diệt được. Khi chưa được thì mình phải luyện thôi, luyện lời chân thật của Đức Phật.

Hôm nay có ai mới thì Sư có bảng chữ cái này, ngôn ngữ Pali chỉ có 41 âm này thôi, ai học được hết 41 âm này thì có thể đọc được, đặc biệt nguyên âm thì chỉ có 8 âm này (a, ā, i, ī, u, ū, e, o), khi nó ghép với phụ âm đằng sau nó thì chỉ có 3 âm ngắn thôi (a, i, u), còn các âm dài thì mình không cần đọc ghép làm gì. Nguyên âm có 8 âm, thì nhiều hay ít? Không có dấu nữa, chỉ chừng đó thôi (thính giả nghe clip Sư dạy để biết cách phát âm cho đúng các nguyên âm ngắn và dài). Âm ngắn đọc 1 nháy mắt, âm dài đọc 2 nháy mắt. Phụ âm có 33 ký tự, chia làm 2 loại: có phân nhóm (25 ký tự) và không phân nhóm (8 ký tự). Vì phụ âm có nửa nháy mắt nên không thể đọc được, cần phải bỏ thêm nguyên âm vào mới có thể đọc được (thính giả nghe clip Sư dạy để biết cách phát âm cho đúng). (1:47:37) Thì đó là 41 mẫu tự Pali, ai đọc được cái này thì đọc được Tam tạng rồi đó, không khó gì cả, toàn âm a a không à. Ai mà hả miệng ra được là nói được, chứ ngậm miệng lại là chịu. Bài kệ số 1, 2, 3 hướng dẫn sử dụng và công dụng của bài kinh. Bởi vì mình phải biết rồi mới làm. Người Phương Tây thì họ phải đọc hướng dẫn sử dụng rồi mới sử dụng. Nhân dịp đây, có người hỏi tụng kinh này với việc niệm thần chú thế này thế kia khác nhau như thế nào? Sư chỉ nói đơn giản thôi thế này: mình niệm thần chú có tác dụng hay không thì khó biết, giống như uống thuốc gia truyền vậy, mình có biết trong đó có cái gì không? Còn bài kinh này thì giống như uống thuốc Tây, có ghi rõ ràng những thành phần gì, khác nhau chỗ đó thôi. Còn về năng lực thì không biết cái nào hơn cái nào, ai uống trúng thì người đó có năng lực, khả năng trị bệnh, có oai lực hay không thì mình không nói, tùy theo. Và cũng có câu hỏi nữa là, bây giờ mình làm cái gì đó, như nghe nhạc, cầu nguyện, tụng kinh thì nó cũng lành bệnh vậy, thì giải thích thế nào? Sư mới nói rằng, bài kinh Thỉnh chư thiên có đoạn: Samanta cakkavalesu, Atra-gacchantu devata, Saddammam munirajassa, Sunantu saggamokkhadam, nghĩa là kinh Phật có năng lực đưa đến cõi trời và Niết bàn, còn những bài nhạc, bài thơ hay cái gì mà chúng ta đi cầu (nguyện) có năng lực đó không, họ có nói không? Sư không nói rằng nghe nhạc không lành bệnh, cầu nguyện không lành bệnh, nhưng trong bài nhạc bài thơ ấy hay lời cầu đó có câu khẳng định sẽ đưa đến cõi trời và Niết Bàn không? Như vậy, khi mình nghe nhạc hay cầu nguyện mình lành bệnh là nhờ năng lực đức tin trong mình, hay nhờ năng lực luyện của mình? Còn bài kinh này, hay kinh Phật thì mình có luyện hay không thì nó đã có năng lực rồi, nhớ như vậy. Mình luyện là để có năng lực hợp với năng lực của bài kinh đó.

Bây giờ bài kệ thứ 1: 

Saṃsāre saṃsarantānaṃ, (đối với người đang trôi lăn trong sinh tử luân hồi)
Sabbadukkhavināsane (diệt tận tất cả khổ)
Satta dhamme ca bojjhaṅge (bảy sự thật tự nhiên là nhân đưa đến giác ngộ)
Mārasenāpamaddane (chiến thắng đội quân Ma vương)

Bất cứ người nào trong khi làm điều lợi ích cho thế gian, luôn luôn gặp điều chướng ngại, gọi là 10 đội quân tinh nhuệ của Ma vương. Chính thái tử Siddhattha đã gặp 10 đội quân này. Công tử Vippali (tiền thân của Ngài Mahakassapa) và Bhadākāpilānī (vợ của Ngài) cũng đã gặp. Đội quân tinh nhện thứ nhất là tham dục trói buộc (kāmaguṇa), đừng dịch là dục đức nhé. Đội quân thứ 2 là rasa, arati, không vui thích trong công việc, lười biếng. Đội quân thứ 3 là mārasenāpamaddane, người nào biết diệt được 10 đội quân này thì cứ tiến hành thực hành satta dhamme ca bojjhange. Hôm nay cũng đã hết giờ, học một bài kệ đầu tiên thôi, ngày mai chúng ta sẽ học tiếp cho hết.

(Bài Pháp được Sư Hộ Giới giảng dạy qua hệ thống Zoom Theravada.vn và được anh Chử Quang tốc ký)

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app