Chương Thứ Hai
Giảng Giải về Cuộc Kết Tập Lần Thứ Nhì
Thế rồi ngày đêm lần lượt qua đi đến khi đức Thế Tôn đã Vô Dư Niết Bàn được một trăm năm, các vị tỳ khưu nhóm Vajjiputtaka ở Vesālī đã phổ biến trong thành Vesālī mười sự việc. Mười sự việc ấy là gì? Được phép cất giữ muối trong ống sừng, được phép ăn khi bóng mặt trời đã quá hai ngón tay, được phép đi vào làng lúc phi thời, được phép hành lễ Uposatha riêng rẽ, được phép thực hiện hành sự không đủ tỳ khưu, được phép duy trì sở hành của thầy tổ, được phép uống sữa chưa được khuấy phi thời, được phép uống nước trái cây lên men, được phép sử dụng tọa cụ không có viền quanh, được phép cất trữ vàng bạc [Mười sự việc này được ghi lại theo nghĩa – ND]. Vị vua tên Kālāsoka con trai của Susunāga đã ủng hộ các vị ấy.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
- Vào cuối năm thứ mười của triều vua Kālāsoka, như thế là được một trăm năm kể từ khi đấng Toàn Giác Vô Dư Niết Bàn.
- Lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu vô liêm sỉ nhóm Vajjiputtaka ở thành Vesālī đã phổ biến là: “Được phép làm” về mười sự việc.
Vào lúc bấy giờ, ngài Yasa con trai của Kākaṇḍa đang đi du hành ở trong xứ Vajjī đã nghe rằng: “Nghe nói các vị tỳ khưu Vajjiputtaka ở Vesālī phổ biến mười sự việc” trong lúc suy nghĩ: “Điều ấy không hợp lý! Một khi biết được sự làm hư hoại lời giáo huấn của đấng Thập Lực thì ta không thể làm ngơ được. Ta cần phải ngăn cản các vị nói sai Giáo Pháp và làm cho Giáo Pháp trở nên rạng rỡ” rồi đã đến trú tại Vesālī. Nơi đó, ngài Yasa con trai của Kākaṇḍa đã trú tại Mahāvana (Đại Lâm) nơi giảng đường Kūtāgāra ở trong thành Vesālī.
Lúc bấy giờ, vào ngày Uposatha (Bố Tát) các vị tỳ khưu Vajjiputtaka ở Vesālī đã sử dụng chậu đồng chứa đầy nước đặt ở giữa hội chúng tỳ khưu rồi nói với các cư sĩ ở Vesālī đang đi qua lại như vầy: “Này các đạo hữu, hãy bố thí cho hội chúng một đồng tiền vàng (kahāpaṇa), một nửa đồng, một pāda, một māsaka, hoặc một đồng bạc; hội chúng sẽ sử dụng cho các vật dụng cần thiết.”
Tất cả sự việc ấy đã được nêu ra trong cuộc kết tập với sự hiện diện của bảy trăm vị tỳ khưu không hơn không kém. Do đó, sự kiện ấy được gọi là “Cuộc kết tập về Luật của bảy trăm vị.”
Mười hai ngàn vị tỳ khưu đã tụ hội lại trong cuộc hội nghị ấy. Giữa các vị đã tụ hội lại do công của ngài Yasa con trai của Kākaṇḍa, ngài Revata đã hỏi và trưởng lão Sabbakāmī đã trả lời về Luật; mười sự việc ấy đã được xác định và sự tranh tụng được chấm dứt.
Sau đó, các vị trưởng lão đã nói rằng: “Chúng ta sẽ đọc tụng Pháp và Luật;” rồi đã chọn lựa bảy trăm vị tỳ khưu A-la-hán thông suốt Tam Tạng và thành đạt tuệ phân tích đến tụ hội tại tu viện Vāluka trong thành Vesālī. Cũng giống như lần được kết tập bởi trưởng lão Mahākassapa, các vị đã giải quyết thông suốt các điều hoài nghi về lời giáo huấn và đã đọc tụng lại tất cả Pháp và Luật được phân tích theo Tạng, theo Bộ Kinh, theo Thể, và theo Pháp Uẩn. Cuộc kết tập ấy đã được hoàn tất trong tám tháng.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
- Trên đời, việc được thực hiện bởi bảy trăm vị nên gọi là “Cuộc Kết Tập Bảy Trăm Vị.” Vì trước đây đã có làm nên được gọi là “Lần Thứ Nhì.”
- Cuộc kết tập nổi tiếng đã được đọc tụng bởi các vị trưởng lão Sabbakāmī, Sāḷha, Revata, Khujjasobhita,
- Yasa, và Sānasambhūta. Các vị trưởng lão ấy là đệ tử của trưởng lão Ānanda trước đây đã được thấy đức Như Lai.
- Cả hai vị Sumana và Vāsabhagāmī được biết là đệ tử của ngài Anuruddha trước đây đã được thấy đức Như Lai.
- Tất cả các vị trưởng lão đọc tụng trong cuộc kết tập lần thứ nhì đều đã dứt bỏ các lậu hoặc, đã đặt gánh nặng xuống, và đã hoàn tất mọi phận sự.
- Các vị trưởng lão ấy đứng đầu là vị Sabbakāmī đều có đại thần lực đã tự phóng hỏa thành những khối lửa ở trên không và thành tựu Vô Dư Niết Bàn.
- Khi biết được bản chất của vô thường là khổ đau và thân này khó đạt, bậc trí tuệ hãy cấp thời nỗ lực để chứng đạt quả vị bất tử vĩnh viễn.
Phần Giảng Giải về Cuộc Kết Tập Lần Thứ Nhì
trong cuốn “Diệu Pháp Yếu Lược” được thực hiện
nhằm đáp ứng niềm tin của các thiện trí thức
được chấm dứt.
-ooOoo-
Dutiya-Saṅgīti-Vaṇṇanā
Dutiyo Paricchedo
Athānukkamena gacchantesu rattindivesu vassa-sata-parinibbute Bhagavati Vesālikā Vajjiputtakā bhikkhū Vesāliyaṃ dasavatthūni dīpesuṃ. Katamāni dasavatthūni? Kappati siṅgilona-kappo, kappati dvaṅgula-kappo, kappati gāmantara-kappo, kappati āvāsa-kappo, kappati anumati-kappo, kappati āciṇṇa-kappo, kappati amathita-kappo, kappati jalogi pātuṃ, kappati adasakaṃ nisīdanaṃ, kappati jāta-rūparajatanti. Tesaṃ Susunāgaputto Kālāsoko nāma rājā pakkho ahosi.
Tenāhu porāṇā:
- Atīte dasame vasse Kālāsokassa rājino
Sambuddha-parinibbānā evaṃ vassa-sataṃ ahu
- Tadā Vesāliyā bhikkhū anekā Vajjiputtakā
Dasa vatthūni dīpesuṃ kappantīti alajjino. [15]
Tena kho pana samayena āyasmā Yaso Kākaṇḍaputto Vajjīsu cārikaṃ caramāno “Vesalikā kira Vajjiputtakā bhikkhū dasavatthūni dīpentīti” sutvā: “Na kho pan’etaṃ patirūpaṃ, svāhaṃ Dasabalassa sāsanavipattiṃ sutvā appossukko bhaveyyaṃ, handāhaṃ adhammavādino niggahetvā dhammaṃ dīpemīti” cintento yena Vesālī tad avasari. Tatra sudaṃ āyasmā Yaso Kakaṇḍaputto Vesāliyaṃ viharati Mahāvane Kūṭāgāra-sālāyaṃ.
Tena kho pana samayena Vesālikā Vajjiputtakā bhikkhū tadahuposathe kaṃsapātiṃ udakena pūretvā majjhe bhikkhu-saṅghassa ṭhapetvā āgatāgate Vesālike upāsake evaṃ vadanti: “Dethāvuso saṅghassa kahāpaṇampi aḍḍhampi pādampi māsakampi rūpampi, bhavissati saṅghassa parikkhārena karaṇīyanti.”
Sabbaṃ tāva vattabbaṃ yāva imāya saṅgītiyā satta bhikkhusatāni anunāni anadhikāni ahesuṃ. Tasmāyaṃ vinaya-saṅgīti satta-satikā ti pavuccati. Ekasmiñca sannipāte dvādasa bhikkhu-satasahassāni sannipatiṃsu. Āyasmatā Yasena Kākaṇḍaputtena samussāhitānaṃ tesaṃ majjhe āyasmatā Revatena puṭṭhena Sabbakāmittherena vinayaṃ vissajjentena tāni dasavatthūni vinicchitāni adhikaraṇaṃ vūpasamitaṃ.
Atha therā pana dhammañca vinayañca saṅgāyissāmāti vatvā tipiṭakadhare patta-paṭisambhide satta sate arahante bhikkhū uccinitvā Vesāliyaṃ Vālukārāme sannisīditvā Mahākassapattherena saṅgāyita-sadisameva sabbaṃ sāsanamalaṃ sodhetvā puna piṭaka-vasena ca nikāya-vasena ca aṅga-vasena ca dhammakkhandha-vasena ca sabbaṃ dhamma-vinayaṃ saṅgāyiṃsu. Ayaṃ saṅgīti aṭṭhahi māsehi niṭṭhitā.
Tenāhu porāṇā: [16] yā loke
- Satehi sattahi katā tena “Satta-satā” ti ca
Pubbe kataṃ upādāya “Dutiyā” ti pavuccati
- Yehi therehi saṅgītā Saṅgīti tesu vissutā
Sabbakāmī sa Sāḷho ca Revato Khujjasobhito
- Yaso ca Sānasambhūto ete saddhivihārikā
Therā Ānandattherassa diṭṭha-pubbā Tathāgataṃ
- Sumano Vāsabhagāmī ca ñeyyā saddhivihārikā
Dve ime Anuruddhassa diṭṭha-pubbā Tathāgataṃ
- Dutiyo pana saṅgīto yehi therehi saṅgaho
Sabbepi patita-bhārā kata-kiccā anāsavā
- Sabbakāmippabhutayo te pi therā mahiddhikā
Aggikkhandhā va lokamhi jalitvā parinibbutā
- Evaṃ aniccataṃ jammiṃ ñatvā durabhisambhavaṃ
Yuvataṃ vāyame dhīro yaṃ niccaṃ amataṃ phalanti.
Sujanappasādāya kate Saddhammasaṅgahe
dutiya-saṅgīti-vaṇṇanā
niṭṭhitā.
-ooOoo-
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)