Saddhammasaṅgaha
Diệu Pháp Yếu Lược

Tác giả nguyên tác Pāḷi: Dhammakitti Mahāsāmi
Bản dịch tiếng Việt: Bhikkhu Indacanda (Trương đình Dũng)

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri

Chương Thứ Nhất

Giảng Giải về Cuộc Kết Tập Lần Thứ Nhất

  1. Tôi xin đảnh lễ Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo là cội nguồn của các đức hạnh; sau đó xin trình bày tác phẩm “Diệu Pháp Yếu Lược” một cách khái quát.
  2. Do năng lực phước báu đã làm đến ngôi Tam Bảo, xin cho các điều tai hại được tiêu tan không còn dư sót.
  3. Sau khi thừa nhận đường lối giải thích của Chú Giải Tam Tạng về mọi lãnh vực, việc ghi chép lại Tam Tạng nhằm mục đích phát triển Giáo Pháp của bậc Chiến Thắng,
  4. Tác phẩm tên “Diệu Pháp Yếu Lược” này được thực hiện một cách đầy đủ và rõ ràng bởi bậc trí tuệ nhằm đem lại niềm tin cho nhân loại. Xin các thiện trí thức đang ở nơi đây có lòng mong mỏi để nghe, xin hãy lắng nghe.

Phần giảng giải này nhằm mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa của điều trên. Nghe rằng trước đây bốn a-tăng-kỳ và hơn một trăm ngàn kiếp, đức Thế Tôn của chúng ta thuở còn là Bồ Tát đã nhận được sự thọ ký ở đỉnh đầu trong sự hiện diện của hai mươi bốn vị Phật. Sau khi làm tròn đủ một cách đồng đều ba mươi pháp ba-la-mật (pāramī), Ngài đã đạt đến trí tuệ toàn hảo tối thượng. Sau khi giác ngộ, Ngài đã sống trong bốn mươi lăm năm và đã thuyết giảng tám mươi bốn ngàn Pháp Môn. Từ khi giúp nhóm chúng sanh đầu tiên vượt qua khỏi khu rừng rậm luân hồi cho đến lúc tế độ du sĩ Subhadda, Ngài đã hoàn thành tất cả các phận sự của vị Phật, rồi đã nằm xuống Vô Dư Niết Bàn trên chiếc giường của sự viên tịch giữa hai cây Long Thọ (Sālā) trong khu rừng Sālā tại Kusinārā.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Trước đây, đấng Đại Hùng đã làm hài lòng hai mươi bốn vị Phật Toàn Giác, đầu tiên là vị Dīpaṅkara (Nhiên Đăng) và đã được các ngài thọ ký quả giác ngộ.
  2. Sau khi đã làm tròn đủ tất cả các ba-la-mật, Ngài đã đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng. Đức Phật Gotama cao cả đã xóa đi nỗi khổ đau ở chúng sanh.
  3. Sau khi hoàn thành mọi phận sự của đức Phật Toàn Giác, vị Lãnh Đạo thế gian đã đạt đến trạng thái an nhiên và viên tịch trên chiếc giường Vô Dư Niết Bàn.

Khi đức Thế Tôn là đấng Chúa Tể của thế gian Vô Dư Niết Bàn, bảy trăm ngàn vị tỳ khưu đã tụ hội tại nơi ấy. Sau khi đức Thế Tôn Vô Dư Niết Bàn được bảy ngày, trong lúc nhớ lại lời nói của kẻ xuất gia lúc tuổi già Subhadda, ngài trưởng lão Mahākassapa (Đại Ca Diếp) là vị trưởng thượng của hội chúng đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

– Này các sư đệ, chúng ta nên đọc tụng lại Pháp và Luật.

Các vị tỳ khưu đã trả lời:

– Bạch ngài, nếu vậy xin trưởng lão hãy tuyển chọn các vị tỳ khưu.

Khi ấy, ngài Mahākassapa đã tuyển chọn năm trăm vị tỳ khưu A-la-hán (rồi nói rằng):

– Này các sư đệ, chúng ta nên đọc tụng lại Pháp và Luật trong khi an cư mùa mưa ở trong thành Rājagaha (Vương Xá).

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Trong số bảy trăm ngàn vị trưởng thượng tỳ khưu lúc bấy giờ, trưởng lão Mahākassapa là vị thượng thủ của hội chúng.
  2. Sau khi đấng Thập Lực bậc Đạo Sư của thế gian Vô Dư Niết Bàn được bảy ngày, vị ấy đã nhớ lại lời nói bôi nhọ của lão già Subhadda.
  3. Sau khi tuyển chọn được năm trăm vị tỳ khưu trưởng thượng, xuất sắc, không còn lậu hoặc, ngài đại trưởng lão đã thực hiện cuộc Đại Kết Tập.
  4. Vào ngày thứ nhì của tháng thứ hai trong mùa an cư, các vị trưởng lão ấy đã tụ hội lại trong một ngôi giảng đường tráng lệ.

Khi ấy, vào ngày thứ nhì các vị trưởng lão tỳ khưu sau khi hoàn tất việc độ ngọ đã sắp đặt y bát và tụ hội tại pháp đường được xây dựng bởi vua Ajātasattu (A Xà Thế). Sau khi hội chúng tỳ khưu đã an tọa, trưởng lão Mahākassapa đã nói với các vị tỳ khưu rằng:

– Này các sư đệ, chúng ta nên kết tập phần nào trước, Pháp hay Luật?

Các vị tỳ khưu đáp rằng:

– Bạch ngài Mahākassapa, Luật là mạng sống của Giáo Pháp. Khi nào Luật còn tồn tại thì Giáo Pháp còn tồn tại; do đó, chúng ta nên đọc tụng Luật trước tiên.

– Nên giao trách nhiệm cho vị nào rồi mới nên đọc tụng Luật?

– Nên giao trách nhiệm cho đại đức Upāli. Các vị đã trả lời.

Trưởng lão Mahākassapa đã đích thân chỉ định cho chính mình công việc hỏi Luật. Trưởng lão Upāli đã đích thân chỉ định cho chính mình công việc trả lời về Luật. Sau đó, ngài Upāli đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ các vị tỳ khưu trưởng lão, rồi ngồi lên Pháp tọa cầm lấy chiếc quạt được lắp cán sừng. Sau đó, ngài Mahākassapa đã ngồi xuống trên chỗ ngồi của vị trưởng lão và đã hỏi ngài Upāli rằng:

– Này sư đệ, điều Bất Cộng Trụ (Pārājika) thứ nhất đã được công bố ở nơi nào?

– Bạch ngài, ở Vesālī.

– Có liên quan đến ai?

– Liên quan đến Sudinna, con trai của Kalandaka.

– Về sự việc gì?

– Về việc đôi lứa.

Sau đó, ngài Mahākassapa đã hỏi ngài Upāli về sự việc, đã hỏi về nguyên do, đã hỏi về nhân sự, đã hỏi về điều quy định, đã hỏi về điều quy định thêm, đã hỏi về cách thức phạm tội, và đã hỏi về cách thức không phạm tội của điều Bất Cộng Trụ (Pārājika) thứ nhất.

Tương tợ điều thứ nhất, ngài Mahākassapa đã hỏi về sự việc …(như trên)…, đã hỏi về cách thức không phạm tội của điều thứ hai, của điều thứ ba, của điều thứ tư. Vị trưởng lão Upāli đã lần lượt trả lời mỗi khi được hỏi.

Sau khi đã kết tập xong bốn điều Bất Cộng Trụ (Pārājika) này, các vị đã quy định rằng: “Đây gọi là Chương Bất Cộng Trụ (Pārājikakaṇḍaṃ).” Các vị đã quy định mười ba điều Tăng Tàng (Saṅghādisesa) là “Chương Mười Ba Pháp (Terasakaṇḍaṃ),” hai điều học là “Bất Định (Aniyata),” ba mươi điều học là “Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiya Pācittiya),” chín mươi hai điều học là “Ưng Đối Trị (Pācittiya),” bốn điều học là “Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīya),” bảy mươi lăm điều học là “Ưng Học Pháp (Sekhiya),” và bảy pháp là “Các pháp dàn xếp tranh tụng (Adhikaraṇasamatha).”

Phẩm Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga) đã được hoàn tất như thế. Trong Phẩm Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni(Bhikkhunīvibhaṅga), các vị đã quy định tám điều học là: “Đây là Chương Bất Cộng Trụ (Pārājika-kaṇḍaṃ),” mười bảy điều học là “Chương Mười Bảy Pháp (Sattarasakaṇḍaṃ),” ba mươi điều học là “Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiya Pācittiya),” một trăm sáu mươi sáu điều học là “Ưng Đối Trị (Pācittiya),” tám điều học là “Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīya),” bảy lăm điều học là “Ưng Học Pháp (Sekhiya),” và bảy pháp là “Các pháp dàn xếp tranh tụng (Adhikaraṇasamatha).” Phẩm Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunīvibhaṅga) đã được hoàn tất như thế. Cũng bằng phương thức ấy, các vị đã hoàn tất bộ Hợp Phần (Khandhaka) và bộ Tập Yếu (Parivāra).

Như vậy, trưởng lão Mahākassapa đã hỏi và trưởng lão Upāli đã trả lời toàn bộ về Tạng Luật (Vinayapiṭaka) được kết tập theo thứ tự gồm có bộ Phân Tích Luật Lưỡng Phái (Ubhatovibhaṅga), bộ Hợp Phần(Khandhaka), bộ Tập Yếu (Parivāra). Khi chấm dứt phần vấn và đáp, năm trăm vị A-la-hán đã đồng thanh lập lại đúng y theo thứ tự đã được sắp xếp ở phần kết tập. Khi hoàn tất việc kết tập về Tạng Luật, quả đại địa cầu đã rúng động.

Sau đó, ngài Upāli đã để xuống chiếc quạt được lắp cán sừng, rời Pháp tọa, đảnh lễ các vị tỳ khưu trưởng thượng, rồi trở về chỗ ngồi của bản thân.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Vị đại trưởng lão đã đích thân chỉ định cho chính mình nhiệm vụ hỏi Luật còn trưởng lão Upāli đã nhận nhiệm vụ trả lời về Luật.
  2. Ngồi trên chỗ ngồi của trưởng lão, vị ấy đã hỏi vị kia về Luật; còn vị kia sau khi ngồi trên Pháp tọa đã trả lời vị kia về Luật.
  3. Vị thông suốt Luật hạng nhất đã trả lời theo thứ tự các câu hỏi, và tất cả các vị hiểu biết phương thức trong Luật đã đồng thanh lập lại.

Sau khi đã kết tập xong Luật, ngài Mahākassapa có ý muốn kết tập Pháp nên đã hỏi các vị tỳ khưu rằng:

– Trong số các vị chuyên đọc tụng Pháp, nên giao trách nhiệm cho cá nhân nào rồi mới nên đọc tụng Pháp?

Các vị tỳ khưu đã trả lời:

– Nên giao trách nhiệm cho trưởng lão Ānanda.

Sau đó, trưởng lão Mahākassapa đã đích thân chỉ định cho chính mình nhiệm vụ hỏi về Pháp và trưởng lão Ānanda đã đích thân chỉ định cho chính mình nhiệm vụ trả lời về Pháp. Rồi ngài Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ các vị tỳ khưu trưởng lão, rồi ngồi lên Pháp tọa cầm lấy chiếc quạt được lắp cán sừng. Sau đó, trưởng lão Mahākassapa đã ngồi xuống trên chỗ ngồi của vị trưởng lão rồi hỏi trưởng lão Ānanda về Pháp rằng:

– Này sư đệ Ānanda, kinh Phạm Võng (Brahma-jāla) đã được thuyết tại đâu?

– Bạch ngài, ở giữa Rājagaha và Nalandā trong vườn thượng uyển Ambalaṭṭhikā.

– Có liên quan đến ai?

– Liên quan đến du sĩ ngoại đạo Suppiya và thanh niên Brahmadatta.

Sau đó, trưởng lão Mahākassapa đã hỏi trưởng lão Ānanda về duyên khởi đồng thời về nhân sự của bài kinh Phạm Võng (Brahma-jāla).

Rồi ngài đã lần lượt hỏi tiếp:

– Này đệ Ānanda, kinh Sa Môn Quả (Sāmaññaphala) đã được thuyết tại đâu?

– Thưa ngài, ở Rājagaha trong vườn xoài của Jīvaka.

– Đến người nào?

– Đến vua Ajātasattu (A Xà Thế), con trai của Vedehi.

Khi ấy, trưởng lão Mahākassapa đã hỏi trưởng lão Ānanda về duyên khởi đồng thời đã hỏi về nhân sự của bài kinh Sa Môn Quả (Sāmaññaphala).

Chính bằng phương thức ấy, các vị đã kết tập Kinh Trường Bộ (Dīghanikāya) gồm có ba mươi bốn bài kinh bắt đầu với kinh Brahmajāla và nói rằng: “Đây gọi là Kinh Trường Bộ (Dīghanikāya),” rồi đã ủy thác cho trưởng lão Ānanda việc truyền tụng:

– Này đệ Ānanda, hãy dạy lại bộ kinh này cho các đệ tử của đệ.

Tiếp đến phần khác, các vị đã kết tập Kinh Trung Bộ (Majjhimanikāya) gồm có một trăm năm mươi hai bài kinh bắt đầu với kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyāyasutta), rồi đã ủy thác cho các đệ tử của vị trưởng lão Tướng Quân Chánh Pháp Sāriputta:

– Các người hãy bảo quản bộ kinh này.

Tiếp đến phần khác, các vị đã kết tập Kinh Tương Ưng Bộ (Samyuttanikāya) gồm có bảy ngàn bảy trăm sáu mươi hai bài kinh bắt đầu với kinh Vượt Khỏi Bộc Lưu (Oghataranasutta), rồi đã ủy thác cho vị trưởng lão Mahākassapa:

– Bạch ngài, xin ngài hãy dạy lại bộ kinh này cho các đệ tử của ngài.

Tiếp đến phần khác, các vị đã kết tập Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttaranikāya) gồm có chín ngàn năm trăm năm mươi bảy bài kinh bắt đầu với kinh Sự Xâm Chiếm và Ngự Trị Tâm (Cittapariyādānasutta), rồi đã ủy thác cho vị trưởng lão Anuruddha:

– Hãy dạy lại bộ kinh này cho các đệ tử của ngài.

Tiếp đến phần khác, các vị đã kết tập Kinh Tiểu Bộ (Khuddakanikāya) với mười lăm phần khác biệt gồm có Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapāṭha), Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), Kinh Phật Thuyết Như Vầy (Itivuttaka), Kinh Tập (Suttanipāta), Chuyện Thiên Cung (Vimānavatthu), Chuyện Ngạ Quỷ(Petavatthu), Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthā), Trưởng Lão Ni Kệ (Therigāthā), Chuyện Tiền Thân(Jātaka), Nghĩa Thích (Niddesa), Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidā), Thí Dụ (Apadāna), Phật Sử(Buddhavaṃsa), Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka), rồi đã quy định rằng: “Đây gọi là Tạng Kinh (Suttanta-piṭaka).”

Tiếp đến phần khác, các vị đã kết tập bảy phần riêng biệt gồm bảy tác phẩm lớn là Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī), Phân Tích (Vibhaṅga), Chất Ngữ (Dhātukathā), Nhân Chế Định (Puggalapaññatti), Ngữ Tông (Kathāvatthu) [*], Song Đối (Yamaka), và Vị Trí (Paṭṭhāna), rồi đã quy định rằng: “Đây gọi là Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka).”

[* Đại hội kết tập này chưa có tác phẩm Kathāvatthu, đến đại hội kết tập lần thứ ba mới có — ND]

Như thế, trưởng lão Mahākassapa đã hỏi và trưởng lão Ānanda đã trả lời toàn bộ được kết tập lại theo thứ lớp. Khi chấm dứt phần vấn và đáp, năm trăm vị A-la-hán đã đồng thanh lập lại phần kết tập. Khi hoàn tất việc kết tập về Pháp, quả đại địa cầu đã rúng động.

Sau đó, ngài Ānanda đã để xuống chiếc quạt được lắp cán sừng, rời Pháp tọa, đảnh lễ các vị tỳ khưu trưởng thượng, rồi trở về chỗ ngồi của bản thân.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Vị trưởng lão ấy đã đích thân chỉ định cho chính mình rồi đã hỏi về Pháp đến vị hạng nhất trong các vị đa văn và là vị giữ gìn kho báu của bậc Đại Ẩn Sĩ.
  2. Tương tợ như thế, trưởng lão Ānanda đã đích thân chỉ định cho chính mình rồi đi đến Pháp tọa và trả lời về Pháp không chút thiếu sót.

Toàn bộ lời dạy của đức Phật nên được biết là có một phần khi nói về bản chất, có hai phần khi nói về Pháp và Luật, có ba phần khi nói về Phần Đầu Phần Giữa và Phần Kết, cũng như vậy khi nói về Tạng (Piṭaka), có năm phần khi nói về Bộ Kinh (Nikāya), có chín phần khi nói về Thể (Aṅga), có tám mươi bốn ngàn nếu nói về Pháp Uẩn.

Thế nào là có một phần khi nói về bản chất? Bởi vì kể từ khi đức Thế Tôn chứng đạt Chánh Đẳng Giác vô thượng cho đến khi Ngài Vô Dư Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót; trong khoảng thời gian bốn mươi lăm năm ấy, tất cả những gì Ngài giảng dạy cho chư thiên, nhân loại, các loài rồng, dạ-xoa, v.v… nhằm mục đích giáo huấn hoặc phê phán chỉ có một bản chất là bản chất giải thoát mà thôi. Như thế khi đề cập đến bản chất thì có một phần.

Thế nào là có hai phần khi nói về Pháp và Luật? Luật tức là Tạng Luật, phần còn lại về lời dạy của đức Phật gọi là Pháp. Như thế khi đề cập đến Pháp và Luật thì có hai phần.

Thế nào là có ba phần khi nói về Phần Đầu, Phần Giữa, và Phần Kết? Trong trường hợp này:

  1. Ta lang thang luân hồi đã nhiều kiếp sống, tìm kiếm người thợ xây nhà nhưng không gặp, sự sanh là nỗi khổ cứ tiếp diễn mãi.
  2. Giờ ta đã tìm ra người thợ xây nhà rồi, ngươi không còn kiến tạo nhà được nữa. Tất cả cột kèo của ngươi đã bị gãy đổ, mái nhà đã bị phá tan. Ta đã chứng đạt sự đoạn trừ tham ái, tâm ta đã đạt Niết Bàn.

Đây là lời nói đầu tiên của đức Phật. Một số vị đề cập đến lời kệ cảm hứng trong phần KhandhakaGiờ đây đích thực Pháp đã hiện khởi!” Điều này cần được hiểu rằng vào ngày trăng tròn, khi đang quán xét về lý duyên khởi với tâm trí đang tràn ngập nỗi hân hoan của sự chứng đạt quả vị Toàn Giác, bài kệ cảm hứng ấy chỉ được khởi lên (trong trí Ngài).

Vào thời điểm Vô Dư Niết Bàn, Ngài đã nói rằng: “Này các tỳ khưu, giờ ta dạy bảo các ngươi rằng: Các pháp có tánh hoại diệt là pháp hữu vi, hãy nỗ lực để chứng đạt chớ có dễ duôi,” đó là lời nói cuối cùng của đức Phật.

Điều gì đức Phật nói lên vào khoảng giữa của hai thời điểm ấy được gọi là lời dạy của đức Phật thuộc Phần Giữa.

Như thế khi đề cập đến Phần Đầu, Phần Giữa, và Phần Kết thì có ba phần.

Thế nào là có ba phần khi nói về Tạng? Bởi vì toàn bộ gồm có ba phần riêng biệt: Tạng Luật, Tạng Kinh, và Tạng Vi Diệu Pháp.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Trong đó, tạng Luật được xem là gồm có Chương Pārājika, Pācittiya, thêm vào Phân Tích Giới Tỳ khưu ni, Đại Phẩm, rồi Tiểu Phẩm, và Tập Yếu.

Phần này được gọi là Tạng Luật.

  1. Ba mươi bốn bài kinh được kết tập làm ba chương; “Đó là Kinh Trường Bộ,” tức là phần thứ nhất theo sự sắp xếp.
  2. Kinh Trung Bộ gồm có mười lăm chương, trong đó có một trăm năm mươi hai bài kinh.
  3. Bảy ngàn bảy trăm sáu mươi hai bài kinh được kết tập thành Bộ Tương Ưng.
  4. Chín ngàn năm trăm năm mươi bảy bài kinh là số lượng bài kinh trong Bộ Tăng Chi.
  5. Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapāṭha), Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), Kinh Phật Thuyết Như Vầy (Itivuttaka), Kinh Tập (Suttanipāta), Chuyện Thiên Cung (Vimānavatthu), Chuyện Ngạ Quỷ (Petavatthu),
  6. Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthā), Trưởng Lão Ni Kệ (Therigāthā), Chuyện Tiền Thân (Jātaka), Nghĩa Thích (Niddesa), Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidā), Thí Dụ (Apadāna), Phật Sử (Buddhavaṃsa), Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka). Mười lăm phần riêng biệt ấy được xem là Kinh Tiểu Bộ.

Phần nầy được gọi là Tạng Kinh.

  1. Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī), Phân Tích (Vibhaṅga), và cuốn khác nữa là Chất Ngữ (Dhātukathā), thêm vào đó là Nhân Chế Định (Puggalapaññatti), và cuốn Ngữ Tông (Kathāvatthu).
  2. Song Đối (Yamaka), và Vị Trí (Paṭṭhāna), bảy cuốn riêng biệt này đã được giảng dạy bởi bậc Chánh Đẳng Giác và được gọi là Tạng Vi Diệu Pháp.

Phần này được gọi là Tạng Vi Diệu Pháp. Như thế khi đề cập đến Tạng thì có ba phần.

Thế nào là có năm phần khi nói về Bộ Kinh (Nikāya)? Tức là Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ, và Kinh Tiểu Bộ.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Ngoại trừ bốn Bộ Kinh bắt đầu với Kinh Trường Bộ, v.v… các lời dạy khác của đức Phật được xem là Kinh Tiểu Bộ.

Như thế khi đề cập đến Bộ Kinh thì có năm phần.

Thế nào là có chín phần khi nói về Thể (Aṅga)? Bởi vì toàn bộ gồm có chín hình thức khác biệt, đó là sutta, geyya, veyyākaraṇa, gāthā, udāna, itivuttaka, jātaka, abbhūtadhamma, vedalla. Trong trường hợp này, Ubhatovibhaṅga, Niddesa, Khandhaka, Parivāra, các bài kinh Maṅgalasutta, Ratanasutta, Nalakasutta, Tuvaṭakasutta trong Suttanipāta (Kinh Tập), và các lời dạy của đấng Như Lai có tựa đề là Kinh (Sutta) thì được xếp vào thể Kinh (Sutta). Các bài kinh có xen các bài kệ vào được biết là thể Geyya; đặc biệt toàn bộ Thiên Có Kệ (Sagāthāvagga) trong Kinh Tương Ưng Bộ là thể Geyya. Toàn bộ Tạng Vi Diệu Pháp, các bài kinh không có xen các bài kệ, và các lời dạy khác của đức Phật không thuộc tám loại trên được xếp vào thể Veyyākaraṇa. Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, các bài có tên là kinh nhưng chỉ là kệ trong Kinh Tập (Suttanipāta) thì được xếp vào thể Gāthā. Tám mươi hai bài kinh liên quan đến các bài kệ do tuệ giác hoan hỷ được xếp vào thể Udāna. Một trăm mười hai bài kinh được giới thiệu bằng: “Vuttaṃ h’ etaṃ Bhagavatā ti” (Đức Thế Tôn thuyết về điều ấy như vầy) thì được xếp vào thể Itivuttaka. Năm trăm năm mươi bài kinh Bổn Sanh bắt đầu bằng Bổn Sanh Apannaka được xếp vào thể Jātaka. Tất cả các bài kinh liên quan đến pháp kỳ diệu phi thường và được giới thiệu như sau: “Này các tỳ khưu, có bốn pháp kỳ diệu phi thường ở Ānanda,” được xếp vào thể Abbhūtadhamma. Tất cả các bài kinh được hỏi và được liên tục ghi nhận trong sự hiểu biết và hoan hỷ như các bài kinh Cullavedalla, Mahāvedalla, Sammādiṭṭhi, Sakkapañhā, Saṅkhāra-bhājaniya, Mahāpuṇṇama, v.v…được xếp vào thể Vedalla. Như thế khi đề cập đến Thể thì có chín phần.

Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn?

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Tôi đã học tám mươi hai ngàn từ đức Phật, hai ngàn từ vị tỳ khưu (Sāriputta), tổng cộng các pháp này là tám mươi bốn ngàn.
  2. Trong Tạng Luật có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, trong Tạng Kinh có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, và trong Tạng Vi Diệu Pháp có bốn mươi hai ngàn Pháp Uẩn.

Như thế, bằng cách giải nghĩa theo Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần riêng biệt.

Trong trường hợp này, bài kinh có một chủ đề (anusandhika) thì tính một Pháp Uẩn, bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi Diệu Pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần.

Cứ như thế, lời dạy của đức Phật gồm nhiều phần khác biệt đã được các vị A-la-hán, có chủ tọa là ngài Mahākassapa, sau khi sắp xếp thành nhóm tương xứng: “Đây là Pháp, đây là Luật,” v.v… đã đọc tụng trong bảy tháng.

Khi kết thúc cuộc kết tập, đại địa cầu này với nước biển bao bọc xung quanh đã xảy ra nhiều sự rung động, lay chuyển, lắc lư khác nhau và có vô số điều kỳ diệu y như đang bày tỏ sự tán thưởng do sự hoan hỷ sanh khởi: “Giáo Pháp này của đấng Thập Lực được vận hành tròn đủ trong khoảng thời gian năm ngàn năm nhờ vào trưởng lão Mahākassapa.

Việc này được gọi là lần kết tập thứ nhất.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

  1. Trong thế gian này, việc nào do năm trăm (vị) làm, việc ấy được gọi là “thuộc về năm trăm vị;” và việc nào được đích thân các vị trưởng lão thực hiện được gọi là “thuộc về các vị trưởng lão.”
  2. Như vậy cuộc kếp tập Giáo Pháp đã được hoàn tất trong bảy tháng chính vì lợi ích của tất cả thế gian và nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể thế gian.
  3. Nhờ trưởng lão Mahākassapa, Giáo Pháp này của đấng Thiện Thệ được vận hành tròn đủ năm ngàn năm.
  4. Khi cuộc kết tập được hoàn tất, đại địa cầu với nước bao bọc xung quanh đã dấy lên niềm hoan hỷ tột độ và đã rúng động sáu lần.
  5. Vô số hiện tượng kỳ diệu với nhiều hình thức đã xuất hiện ở thế gian. Cuộc kết tập này do chính các vị trưởng lão thực hiện nên đây là truyền thống của Thượng Tọa Bộ.
  6. Các vị trưởng lão ấy đã thực hiện cuộc kết tập lần thứ nhất và đã đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh. Khi sống hết tuổi thọ, tất cả đã Niết Bàn.
  7. Khi biết được bản chất của vô thường là khổ đau và thân này khó đạt, bậc trí tuệ hãy cấp thời nỗ lực để chứng đạt trạng thái bất tử vĩnh viễn.

Phần Giảng Giải về Cuộc Đại Kết Tập Lần Thứ Nhất
trong cuốn “Diệu Pháp Yếu Lược” được thực hiện
nhằm đáp ứng niềm tin của các thiện trí thức
được chấm dứt.

-ooOoo-

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

 SADDHAMMASAṄGAHO

Paṭhama-Mahāsaṅgīti-Vanṇṇanā

Paṭhamo Paricchedo

  1. Buddhaṃ Dhammañca Saṅghañca namassitvā guṇālayaṃ

Saddhamma-saṅgahaṃ nāma pavakkhāmi samāsato

  1. Nipaccakāra-puññassa katassa ratanattaye

ānubhāvena sosetvā antarāye asesato

  1. Piṭakaṭṭhakathāmaggaṃ ādāya sabbamatthato

Jinasāsana-vuddhatthaṃ piṭakattaya-lekhinaṃ

  1. Pasāda-jananatthañca dhīmatā racitaṃ idaṃ

Sunātha sādhavo sabbe sotukāmā idhālaye

Saddhamma-saṅgahaṃ nāma paripuṇṇam-anākulaṃ.

Tadattha dīpanatthaṃ ayam-ānupubbīkathā. Amhākaṃ kira Bhagavā bodhisatta-bhūto ito kappa satasahassādhikānaṃ catunnaṃ asaṅkheyyānaṃ matthake catuvīsati-buddhānaṃ santike laddhavyākaraṇo hutvā samatiṃsa pāramiyo pūretvā paramābhisambodhiṃ patvā bodhito paṭṭhāya pañcacattāḷīsa-saṃvaccharāni ṭhatvā caturāsīti dhammakkhandha-sahassāni desetvā gaṇana-paṭhamatīte satte saṃsāra-kantārato santāretvā yāva Subhaddaparibbājaka-vinayanaṃ tāva sabba-buddha-kiccāni niṭṭhāpetvā Kusinārāyaṃ Sālavane yamakasālānamantare parinibbāna-mañcake nipanno parinibbāyi.

Tenāhu porāṇā:

  1. Dīpaṅkarādayo purā Sambuddhe catuvīsatiṃ

ārādhetvā mahāvīro tehi bodhāya vyākato

  1. Pūretvā pāramī sabbā patto sambodhim-uttamaṃ

Uttamo Gotamo Buddho satte dukkhā pamocayi [1]

  1. Sabba-sambuddha-kiccaṃ so katvā santikaraṃ padaṃ

Parinibbāna-mañcamhi nibbuto lokanāyako ti.

Parinibbute Bhagavati Lokanāthe tattha sannipatitānaṃ sattannaṃ bhikkhu-satasahassānaṃ saṅghatthero āyasmā Mahākassapatthero sattāha-parinibbute Bhagavati Subhaddena buḍḍhapabbajitena vuttavacanaṃ samanussaranto bhikkhū āmantesi: “Mayaṃ āvuso dhammañca vinayañca saṅgāyeyyāmāti.” Bhikkhū āhaṃsu: “Tena hi bhante thero bhikkhū uccinatūti.” Atha kho āyasmā Mahākassapo pañca arahantabhikkhu-satāni uccinitvā: “Rājagahe āvuso vassaṃ vasantā dhammañca vinayañca saṅgāyeyyāmāti.”

Tenāhu porāṇā:

  1. Satta-sata-sahassāni tesu pāmokkha-bhikkhavo

Thero Mahākassapo ca saṅghatthero tadā ahu [2]

  1. Lokanāthe dasabale sattāha-parinubbute

Dubbhāsitaṃ Subhaddassa buḍḍhassa vacanaṃ saraṃ [3]

  1. Bhikkhupañcasate yeva mahā khiṇāsave vare

Uccinitvā mahāthero mahāsaṅgīti kātave [4]

  1. Vassānaṃ dutiye māse dutiye divase pana

Rucire maṇḍape tasmiṃ therā sannipatiṃsu te ti. [5]

Atha therā bhikkhū dutiya divase katabhattakiccā patta-cīvaraṃ paṭisāmetvā. Ajātasattunā kata-dhamma-sabhāyaṃ sannipatiṃsu. Evaṃ nisinne tasmiṃ bhikkhusaṅghe Mahā-kassapatthero bhikkhū āmantesi: “Āvuso kiṃ paṭhamaṃ saṅgāyeyyāma dhammaṃ vā vinayaṃ vāti?” Bhikkhū āhaṃsu: “Bhante Mahākassapa vinayo nāma, Buddha-sāsanassa āyu, vinaye ṭhite sāsanaṃ ṭhitam hoti. Tasmā paṭhamaṃ vinayaṃ saṅgāyeyyāmāti.” “Kaṃ dhuraṃ katvā vinayaṃ saṅgāyitabbanti?” “Āyasmantaṃ Upāliṃ dhuraṃ katvāti” āhaṃsu.

Mahākassapatthero vinayaṃ pucchanatthāya attanāva attānaṃ sammanni. Upālitthero vinayaṃ vissajjanatthāya attanāva attānaṃ sammanni. Athāyasmā Upāli uṭṭhayāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā there bhikkhū vanditvā dhammāsane nisīditvā dantakhacitavījaniṃ aggahesi. Tato āyasmā Mahākassapo therāsane nisiditvā āyasmantaṃ Upāliṃ pucchi: “Paṭhama-pārājikaṃ āvuso kattha paññattanti?” “Vesāliyaṃ bhante ti” “Kaṃ ārabbhā ti?” “Sudinnaṃ Kalandakaputtaṃ ārabbhāti.” “Kismiṃ vatthusmiṃ ti?” “Methunadhamme ti.”

Atha kho āyasmā Mahākassapo āyasmantaṃ Upāliṃ paṭhamassa pārājikassa vatthumpi pucchi nidānampi pucchi puggalampi pucchi paññattimpi pucchi anupaññattimpi pucchi āpattimpi pucchi anāpattimpi pucchi.[6]

Yathā paṭhamassa tathā dutiyassa tathā tatiyassa tathā catutthassa vatthumpi pucchi … pe … anāpattimpi pucchi. Puṭṭho puṭṭho Upālitthero vissajjesi. Tato imāni cattāri pārājikāni Pārājikakaṇḍaṃ nāma idan ti saṅgahaṃ āropetvā ṭhapesuṃ, terasa saṅghādisesā Terasa-kaṇḍan ti ṭhapesuṃ, dve sikkhāpadāni Aniyatānīti ṭhapesuṃ, timsa sikkhāpadāni Nissaggiya-pācittiyānīti ṭhapesuṃ, dvenavuti sikkhāpadāni Pācittiyānīti ṭhapesuṃ, cattāri sikkhāpadāni Pāṭidesanīyānīti ṭhapesuṃ, pañca sattati sikkhāpadāni Sekhiyānīti ṭhapesuṃ, satta dhamme Adhikaraṇa-samathānīti ṭhapesuṃ. [7] Evaṃ Mahāvibhaṅgasaṅgahaṃ āropetvā Bhikkhunī-vibhaṅge aṭṭha sikkhāpadāni Pārājika-kaṇḍaṃ nāma idanti ṭhapesuṃ, sattarasa sikkhāpadāni Sattarasa kaṇḍanti ṭhapesuṃ, timsa sikkhāpadāni Nissaggiya-pācittiyānīti ṭhapesuṃ, chasaṭṭhisata sikkhāpadāni Pācittiyānīti ṭhapesuṃ, aṭṭha sikkhāpadāni Pātidesaniyānīti ṭhapesuṃ, pañca sattati sikkhāpadāni Sekhiyānīti ṭhapesuṃ, sattadhamme Adhikaraṇasamathānīti ṭhapesuṃ. [8] Evaṃ Bhikkhunī-vibhaṅga saṅgahaṃ āropetvā eten’eva upāyena Khandhaka-parivāre pi āropesuṃ.

Evametaṃ Ubhatovibhaṅga Khandhaka Parivāraṃ Vinayapiṭakaṃ saṅgahamārūḷhaṃ sabbaṃ Mahākassapa-t-thero pucchi Upālitthero vissajjesi. Pucchā-vissajjana-pariyosāne pañca arahanta-satāni saṅgahaṃ āropita niyāmen’ eva gaṇasajjhāyamakaṃsu. Vinaya saṅgahāvasāne mahāpaṭhavī kampo ahosi.

Atha kho āyasmā Upālitthero danta-khacita-vījaniṃ nikkhipitvā dhammāsanato orohitvā buḍḍhe bhikkhū vanditvā attano pattāsane nisīdi.

Tenāhu poraṇā:

  1. Mahā theropi attānaṃ vinayaṃ pucchituṃ sayaṃ

Sammannupālitthero vissajjetuṃ tameva tu

  1. Therāsane nisīditvā vinayaṃ tamapucchi so

Dhammāsane nisīditvā vissajjesi tameva so

  1. Vinayaññūnamaggena vissajjita-kamena te

Sabbe sajjhāyamakaruṃ vinaye naya-kovidā ti. [9]

Atha kho āyasmā Mahākassapo vinayaṃ saṅgāyitvā dhammaṃ saṅgāyitukāmo bhikkhū pucchi: “Dhammaṃ saṅgāyantehi kaṃ puggalaṃ dhuraṃ katvā dhammo saṅgāyitabboti?” Bhikkhū: “Ānandattheraṃ dhuraṃ katvāti” āhaṃsu.

Atha kho āyasmā Mahākassapo dhammaṃ pucchanatthāya attanāva attānaṃ sammanni, Ānandatthero dhammaṃ vissajjanatthāya attanāva attānaṃ sammanni. Āyasmā Ānando uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā there bhikkhū vanditvā dhammāsane nisīditvā danta-khacita-vījaniṃ aggahesi. Mahākassapatthero therāsane nisīditvā Ānanda-t-theraṃ dhammaṃ pucchi: “Brahmajālaṃ āvuso Ānanda kattha bhāsitan’ ti” “Antarā ca bhante Rājagahaṃ antarā ca Nālandaṃ rājāgārake Ambalaṭṭhikāyanti” “Kaṃ ārabbhāti” “Suppiyañca paribbājakaṃ Brahmadattañca māṇavakanti.” Atha kho āyasmā Mahākassapo āyasmantaṃ Ānandaṃ Brahmajālassa nidanampi pucchi puggalampi pucchi.

Tato paraṃ: “Sāmaññaphalaṃ pana āvuso Ānanda kattha bhāsitanti?” ādinā pucchi. “Rājagahe bhante Jīvakambavane ti.” “Kena saddhinti?” “Ajātasattunā Vedehiputtena saddhinti.” Atha kho āyasmā Mahākassapo āyasmantaṃ Ānandaṃ Sāmaññaphalassa nidānampi pucchi puggalampi pucchi.

Eten’eva upāyena Brahmajāla-suttādi-catuttiṃsa-sutta-parimāṇaṃ Dīghanikāyaṃ saṅgāyitvā “Ayaṃ Dīghanikāyo nāmāti” vatvā sajjhāyavasena āyasmantaṃ Ānandaṃ paṭicchāpesuṃ: “Āvuso imaṃ tuyhaṃ nissitake vācehīti.”

Tato paraṃ Mūlapariyāya-suttādi diyaḍḍha sata dvi suttaparimāṇaṃ Majjhima-nikāyaṃ saṅgāyitvā dhamma-senāpati Sāriputtattherassa nissitake paṭicchāpesuṃ: “Imaṃ tumhe pariharathāti.”

Tatoparaṃ Oghataraṇa-suttādi-satta-sahassa-sattasata-dvāsaṭṭhi-sutta parimāṇaṃ Saṃyutta-nikāyaṃ saṅgāyitvā Mahākassapattheraṃ paṭicchāpesuṃ: “Bhante imaṃ tumhākaṃ nissitake vācethāti.”

Tatoparaṃ Cittapariyādāna-suttādi-navasahassa-pañca-sata-sattapaññāsa-suttaparimāṇaṃ Aṅguttara-nikāyaṃ saṅgāyitvā Anuruddhattheraṃ paṭicchāpesuṃ: “Imaṃ tumhākaṃ nissitake vācethāti.”

Tatoparaṃ Khuddakapāṭha Dhammapada Udāna Itivuttaka Suttanipāta Vimānavatthu Petavatthu Theragāthā Therigāthā Jātaka Niddesa Paṭisambhidā Apadāna Buddhavaṃsa Cariyāpiṭakavasena paṇṇarasappabhedaṃ Khuddaka-nikāyaṃ saṅgāyitvā: “Idaṃ Suttantapiṭakaṃ nāmāti” ṭhapesuṃ.

Tatoparaṃ Dhammasaṅganī Vibhaṅga Dhātukathā Puggalapaññatti Kathāvatthu Yamaka Paṭṭhāna mahāpakaraṇa-vasena sattappabhedaṃ pakaraṇaṃ saṅgāyitvā: “Idaṃ Abhidhamma-piṭakaṃ nāmāti” ṭhapesuṃ.

Evaṃ saṅgahamārūḷhaṃ sabbaṃ Mahākassapatthero pucchi Ānandatthero vissajjesi. Pucchāvissajjanapariyosane pañca arahanta-satāni gaṇasajjhāyāmakaṃsu, Dhammasaṅgahāvasāne mahāpaṭhavīkampo ahosi.

Atha kho āyasmā Ānando danta-khacita-vījaniṃ nikkhipitvā dhammāsanato oruhitvā buḍḍhe bhikkhū vanditvā attano pattāsane nisīdi.

Tenāhu porāṇā:

  1. Aggaṃ bahussutādīnaṃ kosārakkhaṃ mahesino

Samannitvāna attānaṃ thero dhammamapucchi so

  1. Tathā sammanni attānaṃ dhammāsana-gato sayaṃ

Vissajjesi tam Ānandatthero dhammamasesato ti. [10]

 [11]“Sabbampi Buddhavacanaṃ rasavasena ekavidhaṃ, dhammavinayavasena duvidhaṃ, paṭhama-majjhima-pacchima vasena tividhaṃ, tathā piṭakavasena, nikāyavasena pañcavidhaṃ, aṅgavasena navavidhaṃ, dhammakkhandha-vasena cāturāsīti sahassavidhanti” veditabbaṃ.

Kathaṃ rasavasena ekavidhaṃ? Yaṃ hi bhagavatā anuttaraṃ sammā-sambodhiṃ abhisambhujjhitvā yāva anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyati etthantare pañca-cattāḷīsa-vassāni deva-manussa-nāga-yakkhādayo anusāsantena paccavekkhantena vā vuttaṃ sabbaṃ taṃ ekarasaṃ vimuttirasameva hoti. Evaṃ rasavasena ekavidhaṃ.

Kathaṃ dhammavinayavasena duvidhaṃ? “Vinayapiṭakaṃ vinayo, avasesa Buddhavacanaṃ dhammoti” evaṃ dhammavinaya-vasena duvidhaṃ.

Kathaṃ paṭhama-majjhima-pacchima vasena tividhaṃ? Tattha:

  1. Anekajāti saṃsāraṃ sandhāvissaṃ anibbisaṃ

Gahakārakaṃ gavesanto dukkhā jāti punappunaṃ

  1. Gahakāraka diṭṭhosi puna gehaṃ na kāhasi

Sabbā te phāsukā bhaggā gahakūṭaṃ visaṅkhitaṃ

Visaṅkhāragataṃ cittaṃ taṇhānaṃ khayamajjhagāti.

Idam paṭhama-Buddhavacanaṃ. Keci “Yadā have pātubhavanti dhammā ti” khandhake udānagāthamāhu. Sā pana pāṭipada-divase sabbaññubhāvappattassa somanassamaya-ñāṇena paccayākāraṃ paccavekkhantassa uppanna udāna-gāthāti veditabbā. Yaṃ parinibbānakāle abhāsi “Handa dāni bhikkhave āmantayāni vo vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethāti” idaṃ pacchima-Buddha-vacanaṃ.

Ubhinnamantare yaṃ vuttametaṃ majjhima-Buddha-vacanaṃ. Evaṃ paṭhama-majjhima-pacchimavasena tividhaṃ.

Kathaṃ piṭakavasena tividhaṃ? Sabbampi h’etaṃ vinayapiṭakaṃ suttantapiṭakaṃ abhidhammapiṭakanti tippabhedameva hoti.

Tenāhu porāṇā:

  1. Tesu Pārājikaṃ kaṇḍaṃ Pācittiyam athāparaṃ

Bhikkhuṇīnaṃ vibhaṅgo ca Mahāvaggo tathāparo

Cūlavagga Parivāro Vinaya-piṭakanti taṃ mataṃ.

Idaṃ Vinaya-piṭakaṃ nāma.

  1. Catuttiṃs’ eva suttantā tivagga yassa saṅgaho

Esa Dīgha-nikāyo ti paṭhamo anulomiko

  1. Diyaḍḍhasata suttantā dve ca suttāni yattha so

Nikāyo Majjhimo pañcadasavaggapariggaho

  1. Satta suttasahassāni sattasuttasatāni ca

Dvāsaṭṭhi c’eva suttantā eso Saṃyuttasaṅgaho

  1. Nava suttasahassāni pañca suttasatāni ca

Sattapaññāsa suttāni saṅkhā Aṅguttare ayaṃ

  1. Khuddakapāṭho Dhammapadaṃ Udānaṃ Itivuttakaṃ

Suttanipāto Vimānaṃ Petavatthumathāparaṃ

  1. Thero Therī ca Jātakaṃ Niddeso Paṭisambhidā

Apadānaṃ Buddhavaṃso Cariyāpiṭakameva ca

Paṇṇarasāppabhede’ yaṃ nikāyo khuddako mato.

Idaṃ Suttantapiṭakaṃ nāma

  1. Dhammasaṅgaṇī Vibhaṅgo ca Dhātukathā tathāparaṃ

Tathā Puggalapaññatti Kathāvatthuppakaraṇaṃ

  1. Yamakaṃ atha Paṭṭhānaṃ ime satta-pabhedato

Abhidhammo ti piṭakaṃ sammāsambuddha-desitanti.

Idaṃ Abhidhamma-piṭakaṃ nāma. Evaṃ piṭakavasena tividhaṃ hoti.

Kathaṃ nikāyavasena pañcavidhaṃ hoti? Dīghanikāyo Majjhimanikāyo Saṃyuttanikāyo Aṅguttaranikāyo Khuddakanikāyo ti.

Tenāhu porāṇā:

  1. Ṭhapetvā caturop’ete nikāye Dīgha-ādike

Tadaññaṃ Buddhavacanaṃ nikāyo khuddako mato ti. [12]

Evaṃ nikāyavasena pañcavidhaṃ hoti.

Kathaṃ aṅgavasena navavidhaṃ? sabbameva h’ idaṃ suttaṃ geyyaṃ veyyākaranaṃ gāthā udānaṃ iti-uttakaṃ jātakaṃ abbhūtadhammaṃ vedallan ti navaṅgappabhedaṃ hoti. Tattha Ubhatovibhaṅga Niddesa Khandhaka Parivāra Suttanipāte Maṅgalasutta Ratanasutta Nālakasutta Tuvaṭakasuttāni aññanpi ca suttanāmakaṃ Tathāgata-vacanaṃ Suttanti veditabbaṃ. Sabbampi sagāthakaṃ suttaṃ Geyyan ti veditabbaṃ. Visesena Saṃyuttake sakalo pi sagāthaka-vaggo. Sakalampi Abhidhammapiṭakaṃ niggāthakaṃ suttaṃ yañca aññampi aṭṭhahi aṅgehi asaṅgahitaṃ Buddha-vacanaṃ taṃ Veyyākarananti veditabbaṃ. Dhammapadaṃ Theragāthā Therigāthā Suttanipāte no suttanāmikā suddhikagāthā ca Gāthāti veditabbā. Somanassa-ñāṇamayika-gāthā-paṭisaṃyuttā dve asīti suttantā Udānanti veditabbaṃ. “Vuttaṃ h’ etaṃ Bhagavatā ti” ādi nayappavattā dasuttara-sata-suttantā Itivuttakanti veditabbaṃ. Apaṇṇakajātakādīni paññasādhikāni pañca jātaka-satāni Jātakanti veditabbaṃ. “Cattāro me bhikkhave acchariyā abbhūta-dhammā Ānande ti” ādi nayappavattā sabbepi acchariyabbhūta-dhamma paṭisaṃyutta suttantā Abbhūta-dhammanti veditabbaṃ. Cullavedallaṃ Mahāvedallaṃ Sammādiṭṭhi Sakkapañha Saṅkhārabhājaniya Mahāpuṇṇama suttādayo sabbe pi vedañca tutthiñca laddhā laddhā pucchita-suttantā Vedallanti veditabbaṃ. Evaṃ aṅgavasena navavidhaṃ hoti.

Kathaṃ dhammakkhandhavasena caturāsītisahassavidhaṃ?

Tenāhu porāṇā:

  1. Dvāsītiṃ Buddhato gaṇhiṃ dvesahassāni bhikkhuto

Caturāsīti sahassāni ye ’me dhammā pavattino ti

  1. Ekavīsa sahassāni khandhā Vinayapiṭake

Ekavīsasahassāni khandhā Suttantapiṭake

Dve cattāḷīsa sahassāni khandhā Abhidhamma piṭake ti.

Evaṃ paridipina-dhammakkhandhavasena caturāsīti sahassappabhedaṃ hoti.

Tattha ekānusandhikaṃ suttaṃ eko dhammakkhandho. Yaṃ anekānusandhikaṃ suttaṃ aneka-dhammakkhandho. Tattha anusandhivasena dhammakkhandha-gaṇanā. Gāthā-khandhesu pañhapucchanaṃ eko dhammakkhandho, vissajjanaṃ eko dhammakkhandho. Abhidhamme ekamekaṃ tika-duka-bhājanaṃ ekamekañca cittavārabhājanaṃ eko dhammakkhanho. Vinaye atthi vatthu, atthi mātikā, atthi padabhājanīyaṃ, atthi antarāpatti, atthi anāpatti, atthi paricchedo. Tattha ekameko koṭṭhāso ekameko dhammakkhandho ti veditabbo. Evaṃ dhammakkhandhavasena caturāsīti sahassavidhaṃ hoti.

Evamādi anekappabhedaṃ Buddhavacanaṃ saṅgāyantena Mahākassapa-pamukhena vasīgaṇena “Ayaṃ Dhammo ayaṃ Vinayo” ti ādinā nayappabhedaṃ vavatthapetvā sattahi māsehi saṅgītaṃ. Saṅgīti-pariyosāne c’ assa: “Idaṃ Mahākassapattherena Dasabalassa sāsanaṃ pañcavassa-sahassaparimāṇa-kālappavattana-samatthaṃ katanti” sañjātappamodā sādhukāraṃ viya dadamānā ayaṃ mahā paṭhavī udakapariyantaṃ katvā anekappakāraṃ saṅkampi sampakampi sampavedhi anekāni ca acchariyāni pāturahesunti. Ayaṃ paṭhama mahāsaṅgīti nāma.

Tenāhu porāṇā: Yā loke,

  1. Satehi pañcahi katā tena Pañca-satā ti ca

Thereh’ eva katattā ca Therikā ti pavuccati [13]

  1. Evaṃ sattahi māsehi dhammasaṅgīti niṭṭhitā

Sabbalokahitatthāya sabbalokahitena hi

  1. Mahākassapatherena idaṃ Sugatasāsanaṃ

Pañca vassa-sahassāni samatthaṃ vattake kataṃ

  1. Atīva-jāta-pāmojjā sandhāraka-jalantikā

Saṅgīti-pariyosāne chadhā kampi mahāmahī

  1. Acchariyāni pāhesuṃ loke ’nekāni ’nekadhā

Thereh’ eva katattā ca Theriyā ’yaṃ paramparā

  1. Paṭhamaṃ saṅgahaṃ katvā katvā loke hitaṃ bahuṃ

Te yāvatāyukaṃ ṭhatvā therā sabbepi nibbutā ti

  1. Evaṃ aniccataṃ jammiṃ ñatvā durabhisambhavaṃ

Tuvaṭaṃ vāyāme dhīro yaṃ niccaṃ amataṃ padanti. [14]

Sujanappasādāya kate Saddhammasaṅgahe
paṭhama-mahā-saṅgīti-vaṇṇanā
niṭṭhitā.

-ooOoo-

 

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Diệu Pháp Yếu Lược (song ngữ Việt-Pali), tác giả Tỳ Khưu U Kumarabhivamsa (Trương đình Dũng – Việt dịch)

Link  cuốn Diệu Pháp Yếu Lược (song ngữ Việt-Pali)
Link  tải sách ebook Diệu Pháp Yếu Lược (song ngữ Việt-Pali)
Link  video cuốn Diệu Pháp Yếu Lược (song ngữ Việt-Pali)
Link  audio cuốn Diệu Pháp Yếu Lược (song ngữ Việt-Pali)
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Dhammakitti Mahasami
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Dhammakitti Mahasami
Link  giới thiệu tác giả tác giả Tỳ Khưu Dhammakitti Mahasami
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app