Ðịnh (samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?

Dịnh Samādhi Là Gì

[lwptoc]

Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?

1. Ðịnh (samādhi) là gì?

Ðịnh có nhiều thứ và nhiều phương diện.

Một giải đáp nhằm bao quát mọi phương diện của định thì không thể nào hoàn tất được ý định của nó mà cũng không chu toàn được mục đích của nó, và lại còn đưa đến sự tán loạn. Bởi thế, chúng ta tự giới hạn trong loại định (samādhi) ở đây gọi là sự “nhất tâm có lợi ích”.

2. Ðịnh (samādhi) có những nghĩa như thế nào?

Nó được gọi là định, samādhi với nghĩa tập trung (samàdhàna).

Tập trung là gì? Ðó là sự xoay quanh (àdhàna) của tâm và tâm sở một cách đều đặn (samam) và chánh đáng (sammà) vào một đối tượng duy nhất.

Bởi vậy, đấy là trạng thái nhờ đó tâm và tâm sở ở trong tình trạng quân bình, chánh đáng, và đặt để hết vào một đối tượng duy nhứt, không phân tán hay xao lãng.

① Ðặc tính của Định (samādhi) là không phân tán.
② Bản chất hay nhiệm vụ nó là loại trừ phân tán.
③ Tướng của nó là không tán loạn.
④ Nhân gần của nó là lạc, do câu “Nhờ lạc, tâm vị ấy được định” (D. i, 73).

3. Có bao nhiêu loại Định (samādhi)?

Định (samādhi) có nhiều cách phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ:

Định (samādhi) thuộc bốn loại, ví dụ có:

⑴ sơ thiền (pathama jhāna) gồm năm thiền chi là tầm, tứ, hỉ, lạc, định, đạt đến sau khi trừ bỏ năm triền cái.
⑵ Nhị thiền còn ba thiền chi, bỏ tầm và tứ.
⑶ Tam thiền còn hai thiền chi, bỏ hỉ.
⑷ Tứ thiền bỏ lạc, còn hai yếu tố là định và xả.

Các phân loại Định bốn loại khác nữa không kể ra ở đây.

Định (samādhi) thuộc hai loại, ví dụ có:

⑴ Định có Tầm có Tứ, tức Thiền Jhana thứ nhất,
⑵ Định không Tầm không Tứ, tức Thiền Jhana thứ hai, thiền thứ ba và thiền thứ tư.

Hoặc:

⑴ Ðịnh Thế gian là sự nhứt tâm có tánh thiện ở ba cõi dục, sắc, vô sắc.
⑵ Định Xuất thế gian là định thuộc thánh đạo.

Các phân loại Định hai loại khác nữa không kể ra ở đây.

Trên đây chỉ là các ví dụ về phân loại Định samadhi, các loại phân loại còn lại khác về Định hai loại, ba loại, bốn loại, năm loại không trình bày ở đây.

Những điều trình bày ở trên được giải thích rất rõ ràng trong “Thanh Tịnh Đạo”, bộ sách gối đầu giường cho các hành giả thực hành pháp hành và pháp thành dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn theo lời Phật dạy của Ngài Trưởng Lão Thánh tăng Alahán Buddhaghosa.

4. Việc không tu tập viên mãn, không đầy đủ thiện xảo nhập, trú, xuất Định (samādhi) ở Thiền (Jhana) thứ nhất có Tầm có Tứ

mà muốn đắc Định samadhi ở thiền jhana thứ 2, 3, 4 không Tầm không Tứ thì giống như con bò núi ngu ngốc mà Đức Phật đã nêu trong Tăng chi bộ kinh:
Đức Thế Tôn dạy:

“Này các tỳ kheo, ví như có một con bò núi ngu ngốc không biết gì về đồng bằng và lại không khéo đi trên đường núi gập ghềnh, nghĩ: “Ta thử đi về hướng trước kia chưa từng đi, gặm thứ cỏ chưa từng gặm, uống thứ nước chưa từng uống, xem sao?”

Rồi không khéo đặt hai chân trước cho vững nó đã dở hai chân sau lên, do đó nó không thể đi về hướng chưa đi, gặm thứ cỏ chưa gặm uống thứ nước chưa uống mà cũng không thể trở về chỗ cũ an ổn.  Tại sao? Vì con bò núi ấy ngu ngốc, không biết gì về đồng bằng không khéo đi đường núi hiểm trở.

Cũng vậy này các tỷ kheo, ở đây có một số tỷ kheo ngu ngốc không biết gì về đồng bằng không khéo đi đường núi hiểm trở, không có thiện xảo hoàn toàn ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền với tầm với tứ với hỉ lạc do ly dục sanh. Tỳ kheo ấy không lập lại nhiều lần, không tu tập làm cho sung mãn tướng ấy hay an trú nó đúng mức tỳ kheo ấy nghĩ:

“Thử xem thế nào nếu bỏ tầm tứ, ta chứng và trú thiền thứ hai với hỷ lạc do định sanh. Rồi tỳ kheo ấy không thể nào bỏ tầm tứ, chứng và trú thiền thứ hai, nhưng cũng không thể nào được lại sơ thiền, và vị ấy được gọi là người hỏng chân ở giữa hai thiền, như con bò núi ngu ngốc kia”.
(A. iv. 418)

Bài viết được biên soạn theo nguồn tài liệu: “Thanh Tịnh Đạo” – Trưởng Lão Buddhaghosa.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app