Địa ngục (Niraya) – 4 đọa xứ – Cõi Dục giới

Địa ngục (niraya)

Các cõi Địa ngục (niraya) có hai trường hợp:

1. Trong lòng địa cầu
2. Một chỗ tập trung nào đó trong vũ trụ mà mắt thường không thấy.

Có vô số cõi địa ngục tương ứng với tội trạng nặng nhẹ của chúng sinh. Cõi địa ngục có tuổi thọ lâu nhất là 84 ngàn Đại Kiếp nằm ở ranh giới của các vũ trụ, nơi ánh sáng mặt trăng mặt trời không thể chiếu rọi tới và không bị ảnh hưởng trong các vụ kiếp hoại. Địa ngục này được gọi là địa ngục không gian (lokantariyaniraya) dành cho người Đoạn Kiến Cố Định (niyatadiṭṭhika), tức kẻ không sao cải sửa quan điểm được. Chúng sanh ở đây đầu treo ngược như dơi và không nhìn thấy nhau. Họ lủng lẳng trong bóng tối mịt mù và bên dưới là một vùng nước cường toan cực mạnh. Khi di chuyển và chạm vào nhau, họ rơi xuống tán loạn và lập tức hoàn hình trở lại như cũ. Cứ vậy cho đến 84 ngàn đại kiếp mới hết tuổi thọ ở đây.

Tuổi thọ ngắn hơn địa ngục này thì có vô số, nhưng trong kinh chỉ nhắc đến khoảng vài chục mà thôi. Chẳng hạn như các địa ngục Sen Xanh (uppala), Sen Trắng (puṇḍarika), Sen Hồng (paduma) hoặc A tỳ địa ngục có tuổi thọ kéo dài đến 1/5 hoặc 1/10 Đại Kiếp.

Như một ngày một đêm ở địa ngục Sen hồng lâu bằng tuổi thọ của chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại, tức hơn 9 tỷ rưỡi (9,5 tỷ) năm nhân loại. Tất cả những rừng núi hay sông hồ trong các địa ngục đều là Sắc Quý Tiết do nghiệp tạo và ở đâu cũng là chỗ đày đọa chúng sanh như nước luôn sôi và đất đá cây cỏ đều bén nhọn. Không một nơi nào ở địa ngục mà chúng sanh có thể nằm ngồi đi đứng mà không bị đau đớn.

Muốn biết thêm về địa ngục, xin xem trong Chú giải Bổn Sanh hoặc Tương Ưng Bộ Kinh. Thông thường thì Phật tử chỉ được biết đến 8 Đại Địa Ngục và non 150 tiểu địa ngục mà thôi. Trong đó ghê rợn nhất là A Tỳ địa ngục, có tuổi thọ tối đa là một Trung Gián Kiếp (antarakappa).

(TRIẾT HỌC A-TỲ-ĐÀM CỦA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG)

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app