Chương Iii (tt) – Ii- Ðộng Từ Thụ Ðộng Thể (kammavācakakiriyāsabda)

CHƯƠNG III (tt)

II- ÐỘNG TỪ THỤ ÐỘNG THỂ
(KAMMAVĀCAKAKIRIYĀSABDA)

Ðịnh nghĩa: Ðộng từ thụ động thể là tiếng động từ diễn đạt ý nghĩa hành động mà chủ từ là thụ nhân, nhận lấy hậu quả.

Thí dụ:

So kumāro paharīyati. (Cậu bé ấy bị đánh)
Ayaṃ dhammo satthārā desīyi (Giáo pháp này đã được thuyết bởi bậc Ðạo sư)

 

A- TIẾP VĨ NGỮ THỤ ÐỘNG THỂ (PACAYA)

Ở thụ động thể chỉ sử dụng duy nhất tiếp vĩ ngữ là “ya”.

Tiếp vĩ ngữ “ya” ở đây, dùng khác hẳn với hình thức tiếp vĩ ngữ “ya” là động từ tướng của nhóm đệ tam ngữ căn (divādigaṇa) thuộc năng động thể.

Ðộng từ tướng “ya” của nhóm đệ tam ngữ căn chỉ được ghép với ngữ căn (dhātu) để lập thành hình thức cơ bản năng động thể; còn tiếp vĩ ngữ “ya” ở đây có thể ghép cả với ngữ căn hoặc động từ cơ bản nào đó, để lập thành hình thức cơ bản thụ động thể.

 

B- SỰ HÌNH THÀNH ÐỘNG TỪ CƠ BẢN THỤ ÐỘNG THỂ

Ðộng từ cơ bản thụ động thể được hình thành bằng 2 cách:

– Với ngữ căn.
– Với thành phần cơ bản năng động thể.

  1. Ðộng từ cơ bản thụ động thể có thể được hình thành do đặt tiếp vĩ ngữ “ya” ghép với ngữ căn. Như sau:

* “Ya” trực tiếp ghép vào ngữ căn đơn âm (mà không cần biến đổi gì cả). Thí dụ:

Ña (biết) + ya = ñāya ( ñāyati: bị biết).
(cắt) + ya = lūya (lūyati: bị cắt).
Bhū (là) + ya = bhūya (bhūyati: bị thành).

* Ngữ căn đơn âm kết thúc là “ā” đôi khi biến thành ī trước tiếp vĩ ngữ.

Thí dụ:

(cho) + ya = dīya (dīyati:được cho).
Dhā (mang) + ya = dhīya (dhīyati: được mang).
(giảm) + ya = hīya (hīyati: bị giảm).
Upa + mā (so sánh) + ya = upamīya (upamīyati: bị so sánh).

* Những ngữ căn đơn âm kết thúc là ihay u đôi khi biến thành trường âm trước tiếp vĩ ngữ “ya”.

Thí dụ:

Ni (dẫn) + ya = nīya (nīyati: được dẫn).
Ci (chứa) + ya = cīya (cīyati: được chứa).
Su (nghe) + ya = sūya (sūyati: được nghe)…

* Ðôi khi phụ âm y của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi sau ngữ căn đơn âm.

Thí dụ:

Ni (dẫn) + ya = niyya (niyyati: được dẫn).
Ci (chứa) + ya = ciyya (ciyyati: được chứa).
Su (nghe) + ya = suyya (suyyati: được nghe).
(cho) + ya = diyya (diyyati: được cho).
(được biến thành , trường hợp đặc biệt).

* Nếu là ngữ căn đa âm (nghĩa là từ có hơn một âm đọc) thì phụ âm “y” của tiếp vĩ ngữ sẽ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn có thể bị đồng hóa, hay biến dạng, hoặc thay đổi vị trí cho nhau.

Thí dụ:

– Trường hợp bị đồng hóa

Pac (nấu) + ya = pacca (paccati: bị nấu).
Muc (thoát) + ya = mucca (muccati: được thoát).
Dis (thấy) + ya = dissa (dissati: được thấy).
Vac (nói) + ya = vucca (vuccati: được nói).
Vas (sống) + ya = vussa (vussati: được an cư).
(vacvas là những ngữ căn bất thường “a” của chúng biến thành “u”).

– Trường hợp cùng biến dạng

Khād (ăn) + ya = khajja (khajjati: bị ăn).
Chid (cắt) + ya = chijja (chijjati: bị cắt).
Badh (cột) + ya = bajjha (bajjhati: bị cột).
Bhid (vỡ) + ya = bhijja (bhijjati: bị vỡ).
Labh (được) + ya = labbha (labbhati: được nhận).
Han (giết) + ya = hañña (haññati: bị giết) …

– Trường hợp đổi vị trí cho nhau

Gah (cầm) + ya = gayha (gayhati: bị cầm).
Dah (đốt) + ya = dayha (dayhati: bị đốt cháy).
Vah (đem) + ya = vayha (vuyhati: được đem đi).
(a của vah biến thành “u”, ngoại lệ).

Hầu như chỉ đối với những ngữ căn đa âm tận cùng bằng “h” mới có xảy ra trường hợp “đổi vị trí cho nhau”.

  1. Ðộng từ cơ bản thụ động thể có thể được hình thành do đặt tiếp vĩ ngữ “ya” ghép với thành phần cơ bản năng động thể. Như sau:

“Ya” được ghép vào thành phần cơ bản năng động thể của 8 nhóm (dhātugana) bằng cách trực tiếp, nhưng nguyên âm cuối của từ cơ bản này sẽ được thay bằng “i” hoặc ī trước tiếp vĩ-ngữ.

Thí dụ:

– Thay “i” nếu từ cơ bản tận cùng là “a”

Paca (nấu) + ya = paciya (paciyati: bị nấu).
Bhuñja (ăn) + ya = bhuñjiya (bhuñjiyati: được ăn).
Sibba (may) + ya = sibbiya (sibbiyati: được may) …

– Thay “ī” nếu từ cơ bản tận cùng không là “a”:

Suṇā (nghe) + ya = suṇīya (suṇīyati: được nghe).
Kinā (mua) + ya = kinīya (kinīyati: bị mua).
Karo (làm) + ya = karīya (karīyati: bị làm).
Māre (giết) + ya = mārīya (mārīya: bị giết).
Gaṇhā (cầm) + ya = gaṇhīya (gaṇhīyati: bị cầm)…

 

C- PHÉP CHIA ÐỘNG TỪ THỤ ÐỘNG THỂ

Mặc dù có đến 8 nhóm ngữ căn hay nhiều hình thức cơ bản năng động thể, nhưng khi chúng trở thành cơ bản thụ động thể đều có một hình thức tiếp vĩ ngữ là “ya”, do hình thức cơ bản thụ động thể chỉ tận cùng bằng “a”; vì thế chúng có phép chia vĩ ngữ các thì cách theo một qui tắc đơn giản chung.

Sau đây là mẫu chia thì cách của động từ cơ bản thụ động thể “pacca” (bị nấu):

Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā

Parassapada

Pa. (so) paccati. (te) paccanti.
Ma. (tvaṃ) paccasi. (tumhe) paccatha.
Ut. (ahaṃ) paccāmi. (mayaṃ) paccāma

“Attanopada”

Pa.  (so) paccate. (te) paccante.
Ma. (tvaṃ) paccase. (tumhe) paccavhe.
Ut. (ahaṃ) pacce (mayaṃ) paccāmhe

Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī

Parassapada

Pa.  (so) pacci, apacci, paccī, apaccī. (te) paccuṃ, pac-ciṃsu, apacciṃsu.
Ma.  (tvaṃ) pacco, apacco, pacci, apacci. (tumhe) paccittha, apaccittha.
Ut.  (ahaṃ) pacciṃ, apac-ciṃ. (mayaṃ) paccimhā, apaccimhā.

“Attanopada”

Pa. (so) pacittha, apaccit-tha. (te) paccū, apaccū.
Ma. (tvaṃ) paccise, apac-cise . (tumhe) paccivhaṃ, apaccivhaṃ.
Ut. (ahaṃ) paccaṃ, apac-caṃ, pacca, apacca. (mayaṃ) paccimhe, apaccimhe.

Thì quá khứ, quá khứ cách ( hīyattanī)

Parassapada

Pa. (so) apaccā (te) apaccū
Ma  (tvaṃ) apacco (tumhe) apaccattha
Ut.  (ahaṃ) apacca, apac- caṃ (mayaṃ) apaccamhā

“Attanopada”

Pa. (so) apaccattha. (te) apaccatthuṃ.
Ma. (tvaṃ) apaccase (tumhe) apaccavhaṃ
Ut. (ahaṃ) apacciṃ. (mayaṃ) apaccimhase.

Thì quá khứ, bất định khứ cách, pārokkhā

Parassapada

Pa. (so) papacca. (te) papaccu.
Ma. (tvaṃ) papacce. (tumhe) papaccattha.
Ut.  (ahaṃ) papacca. (mayaṃ) papaccamhā

“Attanopada”

Pa.  (so) papaccattha. (te) papaccare.
Ma. (tvaṃ) papaccattho. (tumhe) papaccavho.
Ut. (ahaṃ) papacci. (mayaṃ) papaccimhe.

Thì vị lai, tương lai cách, bhavissantī

Parassapada

Pa. (so) paccissati . (te) paccissanti.
Ma. (tvaṃ) paccissasi. (tumhe) paccissatha.
Ut. (ahaṃ) paccissāmi. (mayaṃ) paccissāma.

“Attanopada”

Pa. (so) paccissate. (te) paccissante.
Ma. (tvaṃ) paccissase. (tumhe) paccissavhe.
Ut. (ahaṃ) paccisse. (mayaṃ) paccissāmhe.

Thì vị lai, điều kiện cách, kālātipatti

“Parassapada”

Pa. (so) apaccissā. (te) apaccissaṃsu.
Ma. (tvaṃ) apaccisse. (tumhe) apaccissatha.
Ut. (ahaṃ) apaccissaṃ (mayaṃ) apaccissamhā

“Attanopada”

Pa. (so) apaccissatha. (te) apaccissiṃsu.
Ma. (tvaṃ) apaccissase (tumhe) apaccissavhe.
Ut. (ahaṃ) apaccissaṃ. (mayaṃ) apaccissāmhase.

Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī

“Parassapada”

Pa. (so) paccatu (te) paccantu
Ma. (tvaṃ) pacca, pac-cāhi. (tumhe) paccatha.
Ut. (ahaṃ) paccāmi. (mayaṃ) paccāma.

“Attanopada”

Pa. (so) paccataṃ. (te) paccataṃ.
Ma. (tvaṃ) paccassu. (tumhe) paccavho.
Ut. (ahaṃ) pacce. (mayaṃ) paccāma.

Thì vô định, khả năng cách, sattamī

Parassapada

Pa.  (so) pacce, paccey-ya. (te) pacceyyuṃ.
Ma. (tvaṃ) pacceyyāsi. (tumhe) pacceyyātha.
Ut. (ahaṃ) pacceyyāmi. (mayaṃ) pacceyyāma.

“Attanopada”

Pa. (so) paccetha. (te) pacceraṃ.
Ma. (tvaṃ) paccetho. (tumhe) pacceyyavho.
Ut. (ahaṃ) pacceyyaṃ. (mayaṃ) pacceyyāmhe.

Toát yếu:

Ðộng từ thụ động thể là tiếng diễn đạt ý nghĩa hành động mà qui ảnh hưởng hậu quả cho chủ từ.

Hình thức cơ bản thụ động thể được lập thành do một tiếp vĩ ngữ duy nhất là “ya” ghép vào những ngữ căn hoặc các phần cơ bản năng động thể.

Ðộng từ thụ động thể vẫn được chia theo 3 thì (kāla), 8 cách (vibhatti), 3 ngôi (purisa), 2 số (vacana); và bởi vì tất cả hình thức cơ bản thụ động thể được lập nên với một tiếp vĩ ngữ duy nhất, do đó, tất cả đều được chia theo một qui tắc chung.

* * *

 

III- ÐỘNG TỪ NĂNG TRUYỀN ÐỘNG THỂ
(HETUKATTUVĀCAKAKIRIYĀSABDA)

 

Ðịnh nghĩa: Ở tiếng Pāli, động từ năng truyền động thể, hay còn gọi là động từ thể sai khiến, là tiếng động từ diễn đạt ý nghĩa một động tác mà chủ từ không trực tiếp làm, nhưng lại tác động nhân vật khác làm.

Thí dụ:

Sāmī dāsena khettaṃ kasāpesi. (Ông chủ đã sai người tớ cày ruộng).
Mātā susuṃ sāyeti. (Người mẹ dỗ đứa bé ngủ ).
Ahaṃ kumāraṃ kammaṃ kārāpessāmi. (Tôi sẽ khiến đứa bé làm việc)…

Mặt khác, thể sai khiến còn dùng để chuyển nghĩa một số động từ mà vẫn giữ vị thể năng động (kattuvācaka).

Thí dụ:

Gahapati bhikkhū bhojāpesi . (Người gia chủ đãi ăn các vị tỳ kheo).
Garu attano sisse sikkhāpeti. (Vị thầy dạy những đứa học trò của mình).
Kumāro ghataṃ bhedesi. (Cậu bé đã đập bể ghè nước) …

Những tiếng bhojāpeti (khiến cho ăn), sikkhā-peti (khiến cho học), bhedeti (khiến cho bể) … đều là hình thức động từ năng truyền động thể (thể sai khiến) nhưng được dùng trong nghĩa năng động thể; bhojāpeti: đãi ăn; sikkhāpeti: dạy, bhedeti: phá vỡ.

 

A- TIẾP VĨ NGỮ NĂNG TRUYỀN ÐỘNG THỂ (PACCAYA)

Ðộng từ năng truyền động thể có hình thức cơ bản được hình thành với 4 tiếp vĩ ngữ (paccaya) là ṇe, ṇaya, ṇāpe, ṇāpaya.

2 tiếp vĩ ngữ ṇāpe, ṇāpaya áp dụng cho tất cả 8 nhóm ngữ căn (dhātugaṇa). Riêng về 2 tiếp vĩ ngữ ṇeṇaya (trong thể sai khiến) chỉ áp dụng với 7 nhóm ngữ căn, ngoại trừ nhóm đệ thất ngữ căn (curādigaṇa). Hai tiếp vĩ ngữ ṇe ṇāpe rất thường dùng.

của tiếp vĩ ngữ là dấu hiệu làm tăng cường nguyên âm đầu của căn ngữ; sẽ bị bỏ khi ghép hợp với căn ngữ.

B- SỰ HÌNH THÀNH CƠ BẢN NĂNG TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Ðể hình thành đơn vị cơ bản năng truyền động thể (thể sai khiến), người ta dùng 4 dạng tiếp vĩ ngữ trên ghép trực tiếp vào những ngữ căn hay phần cơ bản năng động thể. Như sau:

  1. Ðối với ngữ căn:
  2. a) Với ngữ căn đa âm thì âm đầu của ngữ căn ấy được tăng cường trước tiếp vĩ ngữ. Sự tăng cường đó như sau: a thành ā, iī thành e; uū thành o

Thí dụ:

Kar (làm) + ṇe = kāre (kāreti: sai làm).
Kar (làm) + ṇaya = kāraya (kārayati: sai làm).
Kar (làm) + ṇāpe = kārepe (kārāpeti: sai làm).
Gah (cầm) + ṇe = gāhe (gāheti: khiến lấy).
Gah (cầm) + ṇāpe = gāhāpe (gāhāpeti : khiến lấy).
Kup (bực tức) + ṇe = kope (kopeti: khiến bực).
Pac (nấu) + ṇaya = pācaya (pācayati: khiến nấu).
Pac (nấu) + ṇape = pācāpe (pācāpeti : khiến nấu).
Pac (nấu) + ṇāpaya = pācāpaya (pācāpayati: khiến nấu).
Budh (giác ngộ) + ṇe = bhodhe (bodheti: khiến giác ngộ).
Bhid (bể vỡ) + ṇe = bhede (bhedeti: làm vỡ).
Bhuj (ăn) + ṇe = bhoje (bhojeti: đãi ăn).
Bhuj (ăn) + ṇāpe = bhojāpe (bhojāpeti: đãi ăn)
Muh (lầm lạc) + ṇe = mohe (moheti: khiến lầm)…

  1. b) Riêng về ngữ căn đơn âm thì tiếp vĩ ngữ được trực tiếp ghép vào.

Thí dụ:

Ñā (hiểu) + ṇāpe = ñāpe (ñāpeti: khiến hiểu).
Nhā (tắm) + ṇāpe = nahāpe (nahāpeti: khiến tắm).
Niṭhā (hoàn tất) + ṇāpe = niṭṭhāpe (niṭṭhāpeti: làm hoàn tất).
Vi-ñā (biết) + ṇāpe = viññāpe (viññāpeti: khiến biết, thông tin, báo cho) …

2- Ðối với những thành phần cơ bản năng động thể khi được biến thành thể sai khiến, thì các tiếp vĩ ngữ thể này sẽ trực tiếp ghép vào mà không cần sự tăng cường như ở ngữ căn, nhưng âm tận cùng của phần cơ bản đó sẽ bị bỏ khi ghép hợp.

Thí dụ:

Kīḷa (nô đùa) + ṇāpe = kīḷāpe (kīḷāpeti: khiến đùa).
Khama (tha thứ) + ṇāpe = khamāpe (khamāpeti: tạ lỗi).
Gaccha (đi) + ṇāpe = gacchāpe (gacchā-peti: bảo đi).
Gaṇhā (cầm) + ṇāpe = gaṇhāpe (gaṇhāpeti: sai cầm).
Chinda (cắt) + ṇāpe = chindāpe (chin-dāpeti: khiến cắt).
Paca (nấu) + ṇāpe = pacāpe (pacāpeti: khiến nấu).
Pale (tẩu thoát) + ṇāpe = palāpe (palāpeti: khiến tẩu thoát).
Saya (ngủ) + ṇāpe = sayāpe (sayāpeti: dỗ ngủ).
Hara (mang) + ṇāpe = sayāpe (harāpeti: khiến mang).

– Cần chú ý đối với nhóm đệ thất ngữ căn (curādigaṇa) có dạng cơ bản năng động thể mang hình thức động từ tướng là “ṇe” và “ṇaya” như “coreti” (trộm cắp ), “pālayati” (bảo vệ) v.v… Do đó để tránh nhầm lẫn, khi lập thành thể sai khiến (năng truyền động thể) cho nhóm ngữ căn này, người ta chỉ sử dụng với 2 hình thức tiếp vĩ ngữ là “ṇāpe” và “ṇāpaya” mà thôi chứ không dùng “ṇe” “ṇaya”, vì e” trùng hợp với hình thức động từ tướng của nhóm ấy.

Sau đây là thí dụ:

Cur + ṇe = core (coreti: trộm cắp).
Cur + ṇaya = coraya (corayati: trộm cắp).
(Hai hình thức trên đây là năng động thể).

Cur + ṇāpe = corāpe (corāpeti: khiến trộm).
Cur + ṇāpaya = corāpaya (corāpayati: khiến trộm).
(Hai hình thức này là năng truyền động thể).

 

C- PHÉP CHIA CỦA ÐỘNG TỪ NĂNG TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Về phép chia thì cách của động từ cơ bản năng truyền động thể thì không có gì lạ. Chúng được chia giống như hình thức năng động thể vậy.

Những hình thức cơ bản năng truyền động thể có tận cùng là “a”, như: pācaya, corāpaya … thì được chia giống như động từ cơ bản năng động thể “paca” (nấu) vậy.

Thí dụ:

Pa. (so) pācayati (te) pācayanti.
Ma. (tvaṃ) pācayasi . (tumhe) pācayatha.
Ut. (ahaṃ) pācayāmi (mayaṃ) pācayāma.

Những hình thức cơ bản năng truyền động thể có tận cùng là “e” như: pāce, kārāpe, corāpe … thì được chia giống như động từ cơ bản năng động thể “core” (trộm cắp) vậy.

Thí dụ:

Pa. (so) pāceti. (te) pācenti .
Ma. (tvaṃ) pācesi . (tumhe) pācetha.
Ut. (ahaṃ) pācemi. (mayaṃ) pācema.

Toát yếu:

Ở tiếng Pāli, động từ năng truyền động thể còn gọi là động từ thể sai bảo hay thể sai khiến.

Ðộng từ năng truyền động thể là tiếng động từ diễn đạt hành động do chủ từ khiến túc từ hành động. Hoặc giả thể sai khiến còn dùng để chuyển nghĩa động từ mà vẫn giữ năng động thể.

Hình thức cơ bản của năng truyền động thể được lập nên với 4 tiếp vĩ ngữ là ṇe, ṇaya, ṇāpeṇāpaya.

Hai tiếp vĩ ngữ “ṇāpe” và “ṇāpaya” thì áp dụng cho tất cả các nhóm ngữ căn. Riêng “ṇa” và “ṇaya” thì dùng được với các nhóm ngữ căn ngoại trừ nhóm đệ thất.

Tiếp vĩ ngữ sẽ trực tiếp ghép vào các ngữ căn, nhưng có thể đòi hỏi sự tăng cường cho âm đầu. Về thành phần cơ bản năng động thể khi ghép với tiếp vĩ ngữ để hình thành thể sai khiến, thì không đòi hỏi sự tăng cường ấy.

Mọi phép chia thì cách của động từ năng truyền động thể không có gì khác lạ; sẽ được chia giống như động từ năng động thể nhóm đệ nhất ngữ căn và nhóm đệ thất ngữ căn.

* * *

 

IV- ÐỘNG TỪ THỤ TRUYỀN ÐỘNG THỂ
(HETUKAMMAVĀCAKAKIRIYĀSABDA)

Ðịnh nghĩa: Ðộng từ thụ truyền động thể là dạng động từ có hình thức cơ bản là truyền động thể (hetukattuvācaka) và sử dụng tiếp vĩ ngữ thụ động thể (kammavācakapaccaya). Loại động từ thụ truyền động thể diễn đạt ý nghĩa một tác động qui ảnh hưởng cho chủ từ, mà tác động ấy do một đối tượng khiến đối tượng khác thi hành.

Thí dụ:

Geho gahapatinā vaḍḍdhakiṃ kārāpiyati” (Ngôi nhà được gia chủ bảo thợ mộc kiến tạo).
Rukkhā sāminā dāsehi chindāpiyante” (Cây gỗ bị người chủ sai kẻ tớ chặt đốn) .

 

A- TIẾP VĨ NGỮ THỤ TRUYỀN ÐỘNG THỂ (PACCAYA)

Có một tiếp vĩ ngữ dùng để hình thành dạng cơ bản thụ truyền động thể, đó là “ya”. Giống như thụ động thể, nhưng ở đây chỉ ghép với thành phần cơ bản truyền động thể để hình thành.

 

B- SỰ HÌNH THÀNH CƠ BẢN THỤ TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Ðể hình thành dạng cơ bản thụ truyền động thể, dùng tiếp vĩ ngữ ya ghép vào phần cơ bản truyền động thể (hetukattuvācaka).

Nguyên âm cuối của dạng cơ bản gốc luôn luôn được thay bằng một chữ i.

Thí dụ:

Pācāpe (sai nấu) + ya = pācāpiya (pācāpiyati: bị sai nấu).
Kārāpe (sai làm) + ya = kārāpiya (kārāpiyati: bị khiến tạo).
Ghatāpe (khiến giết) + ya = ghātāpiya (ghātāpiyati: bị khiến giết).
Chindāpe (khiến cắt) + ya = chindāpiya (chindāpiyati: bị khiến cắt).
Paharāpe (khiến đánh) + ya = paharāpiya (paharāpiyati: bị khiến đánh).

 

C- PHÉP CHIA ÐỘNG TỪ THỤ TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Về phép chia thì cách của loại động từ thụ truyền động thể không có gì khác lạ, cách chia áp dụng tương tự như động từ thụ động thể vậy. Ðó là:

Pa.  (so) pācāpiyati. (te) pācāpiyanti.
Ma. (tvaṃ) pācāpiyasi. (tumhe) pācāpiyatha.
Ut. (ahaṃ) pācāpiyāmi. (mayaṃ) pācāpiyāma.

Toát yếu:

Một động từ có dạng cơ bản truyền động thể phối hợp với tiếp vĩ ngữ của lối nói thụ động, được gọi là động từ thụ truyền động thể.

Thành phần cơ bản của loại này được hình thành do tiếp vĩ ngữ “ya” (thụ động thể) ghép hợp với dạng cơ bản truyền động thể.

Về phép chia thì cách của loại này (thụ truyền động thể) được áp dụng tương tự như động từ thụ động thể.

* * *

 

V- THA ÐỘNG TỪ VÀ TỰ ÐỘNG TỪ

Ðộng từ tiếng Pāli được phân thành hai loại theo tác năng của chúng, đó là:

– Tha động từ (sakammakiriyā)
– Tự động từ (akammakiriyā)

  1. THA ÐỘNG TỪ LÀ GÌ?

Tha động từ là loại động từ diễn đạt ý nghĩa một hành động có tác dụng đến người hay vật tiếp nhận, tức là đối từ hay túc từ sự vật, nói cách khác, tha động từ là một động từ cần phải có một túc từ hay trực tiếp đối từ.

Thí dụ:

* “Ahaṃ tuvaṃ passāmi” (Tôi trông thấy anh).
* “So gehaṃ karoti” (Hắn tạo ngôi nhà).
* “Mayhaṃ mitto potthakaṃ kiṇi” (Bạn tôi đã mua một quyển sách).

Trong ba thí dụ trên, những tiếng “passāmi”, “karoti” vā “kini” … cần có túc từ sự vật hay trực tiếp đối từ cho nó; vì ta không thể nói: “tôi thấy” (passāmi), “hắn tạo ” (karoti), “bạn tôi đã mua” (kini) … như vậy là đủ nghĩa.

Người nghe sẽ thắc mắc: thấy chi? tạo cái gì? mua cái gì? … những tiếng “tuvaṃ” (anh), “gehaṃ” (cái nhà), “potthakaṃ” (quyển sách) sẽ bổ túc làm rõ nghĩa cho tiếng động từ, được gọi là những túc từ sự vật hay trực tiếp đối từ.

Vì thế những tiếng passāmi, karoti, kini … là những tha động từ.

  1. TỰ ÐỘNG TỪ LÀ GÌ?

Tự động từ là tiếng động từ diễn đạt ý nghĩa một hành động của người hay vật tác động (tức chủ từ) mà không cần phải có một người hay vật nào làm đối từ để bổ túc ý nghĩa cho nó. Hoặc nói: Tự động từ là tiếng động từ không cần tới một đối từ hay túc từ sự vật, mà tự nó đã có thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa.

Thí dụ:

* “Ahaṃ kīḷāmi” (Tôi nô đùa).
* “Mama pitā sayati” (Cha tôi ngủ).
* “Te vasanti” (Họ sống) …

Trong ba thí dụ trên, những tiếng “kīḷāmi”, “sayati”, “vasanti” … là những tự động từ vì chúng không cần phải có đối từ hay túc từ sự vật, mà cũng đã đủ nghĩa; bởi ta không thể thắc mắc: “nô đùa cái chi?” “ngủ cái gì?” “sống cái gì?” …

Tuy nhiên, trong những thí dụ trên, ta có thể nói thêm như sau:

* “Ahaṃ uyyāne kīḷāmi” (Tôi nô đùa tại khu vườn).
* “Mama pitā gehe sayati” (Cha tôi ngủ trong nhà).
Te gāmamhi vasanti” (Họ sống ở làng) …

Những tiếng uyyāne, gehe, gāmamhi … chỉ để bổ nghĩa cho câu được dồi dào thêm chứ không nhất thiết để làm túc từ cho động từ; những tiếng này được gọi là “gián tiếp đối từ”. Do đó, ta có thể định nghĩa lại: – Tự động từ là tiếng động từ diễn đạt không cần có đối từ, hay nếu có, chỉ là gián tiếp đối từ .

Chú ý:

– Các tha động từ khi ở thể sai bảo (truyền động thể) chúng có được từ một đến nhiều đối từ hay túc từ sự vật.

Thí dụ:

Sāmī vaḍḍhakiṃ gehaṃ kārāpeti” (Ông chủ khiến người thợ mộc làm ngôi nhà)…

– Các tự động từ khi ở thể sai bảo, chúng trở thành tha động từ, vì đòi hỏi có túc từ.

Thí du:

Luddako pasavo marāpesi” (Người thợ săn đã giết chết những con thú).
Mātā dārakaṃ sayāpeti” (Người mẹ dỗ đứa bé ngủ).

– Lại nữa, nên lưu ý rằng những tự động từ không có ở thể thụ động, nhưng khi chúng đã trở thành tha động từ (do một tiếp vĩ ngữ truyền động thể hetukattuvācakapaccaya – ghép hợp) khi ấy chúng mới có ở thể thụ động.

Thí dụ:

Sī + a = saya (ngủ).
Saya + ṇāpe = sayāpe (khiến ngủ).
Sayāpe +ya = sayāpiya (được dỗ ngủ).
Dārako mātuyā sayāpiyati (đứa bé được mẹ dỗ ngủ).

Toát yếu:

Tha động từ là tiếng động từ mà tự nó không đủ diễn đạt ý nghĩa của câu nói, cần phải có một đối từ hay túc từ sự vật cho chúng.

Tự động từ thì trái lại, tự nó có thể diễn đạt ý nghĩa đầy đủ, nên không cần có túc từ hoặc đối từ; nếu có, chỉ là gián tiếp đối từ.

Các tha động từ thể sai bảo có thể có nhiều túc từ cho chúng.

Các tự động từ khi ở thể sai bảo có thể có nhiều túc từ cho chúng.

Các tự động từ khi ở thể sai bảo thì đòi hỏi túc từ, và do đó chúng trở thành tha động từ.

Các tự động từ không có ở thụ động, nhưng khi trở thành tha động từ thì có ở thụ động.

 

* * *

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG III

A- Trả lời các câu hỏi sau đây:

  1. Ðộng từ tiếng Pāli được cấu trúc thế nào?
  2. Ðộng từ tiếng Pāli mỗi thì (kāla) có mấy cách (vibhatti)?
  3. Mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī) thuộc thì nào?
  4. Ðộng từ tiếng Pāli có mấy nhóm ngữ căn?
  5. Thể loại ParassapadaAttanopada khi sử dụng có khác nhau không?
  6. Các lối nói (vācaka) của động từ tiếng Pāli có thể nhận ra cách nào?
  7. Có mấy loại động từ cơ bản?
  8. Tất cả động từ tiếng Pāli đều có phép chia ở các thì cách giống nhau một hệ thống hay khác nhau?
  9. Hãy cho vài thí dụ về những động từ có nguồn gốc là danh tự loại (nāmasabda).
  10. Có sự khác biệt gì giữa động từ năng động thể và năng truyền động thể, hay giữa động từ thụ động thể và thụ truyền động thể?

B- Câu hỏi trắc nghiệm:

  1. Ðộng từ cơ bản thụ động thể được cấu trúc bởi dùng tiếp vĩ ngữ ghép với:
  2. a) Thành phần ngữ căn.
    b) Thành phần cơ bản năng động thể.
    c) Cả hai thành phần trên.
    d) Thành phần cơ bản năng truyền động thể.
    (gạch chéo câu nào đúng nhất).
  3. Ðộng từ nhóm đệ thất ngữ căn được lập thành thể sai bảo với những tiếp vĩ ngữ sau:
  4. a) ṇe, ṇaya.
    b) ṇāpe, ṇāpaya.
    c) ṇe, ṇāpe, ṇaya, ṇāpaya
    d) Tất cả đều sai.

C- Hãy dịch ra tiếng Việt các câu sau đây:

  1. Ahaṃ magge gacchanto tasmiṃ rukkhe nisin-naṃ sakuṇaṃ passiṃ.
  2. Vānitāyo dāsiṃ bhattaṃ (1) pacāpesuṃ.
  3. Ṭhito so devo bhagavantaṃ ekaṃ pañhaṃ(2) pucchi.
  4. Garu sisse (3) dhammaṃ ugaṇhāpesi
  5. Kaññāya odano paciyati itthiyā so bhuñji-yissati.
  6. Kaññāya godhaṃ (4) sakkharāhi pahariṃsu.
  7. Bhajetha (5) mitte kalyāṇe (6) na (7) bhaje pāpake mitte.
  8. Magge ṭhito dārako tassa mātuyā hatthehi gaṇhīyati.
  9. Kaññāyo mahallikāya (8) vānitāya akkosi-yanti (9).
  10. Sabbā itthiyo dhammaṃ suṇanti yo etāya sālāya nisīdiṃsu.
  11. Mayaṃ dasahi goṇehi khettaṃ kasāpes-sāma (10).
  12. Imāni khuddakāni phalāni mayaṃ na kināma.
  13. Sabbaññū bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya.
  14. Bhikkhū brāhmanaṃ (11) etaṃ avocuṃ.
  15. Iminā dīghena maggena ete gamissanti.

D- Hãy dịch sang tiếng Pāli các câu sau đây:

  1. Những người có đức hạnh sẽ được mọi người kính trọng. (12)
  2. Tôi sẽ làm các nghiệp lành (13) .
  3. Người con trai của ông Trưởng giả đã nghe pháp Ðức Phật.
  4. Tất cả Tỳ kheo sẽ trú ngụ tại những tịnh thất (14) trong khu rừng lớn.
  5. Các anh hãy cho vật thực đến những kẻ ăn xin.
  6. Mong rằng họ tạo nhiều phước đức.
  7. Con hổ (15) trong khu rừng có thể đến ngôi làng này.
  8. Mọi người trong làng sẽ giết nó.
  9. Cả chục (16) con bò đã bị con hổ bắt đi (17).
  10. Những con chó của các gia đình luôn luôn sợ con hổ.
  11. Ðức vua đã sai người tùy tùng bắt lấy (18) con hổ ấy.
  12. Một trăm người thợ mộc (19) tạo ra (20) mười ngôi nhà trong làng.
  13. Những ai thân cận (21) bạn lành, họ sẽ được những điều tốt (22).
  14. Con sư tử chiến đấu (23) với những con báo trên ngọn núi.
  15. Các vị ẩn sĩ là những người có giới hạnh.

 

Chú thích từ vựng:

(1) Bhatta cơm, vật thực (trung).
(2) Pañha câu hỏi, vấn đề (nam, trung).
(3) Sissa học trò, đồ đệ (nam)
(4) Godhā con kỳ đà (nữ).
(5) Bhajati cộng sự, kết giao, thân cận (động, năng).
(6) Kalyāṇa tốt, lành, hiền thiện (tt).
(7) Na không, chẳng (bbt).
(8) Mahallikā người nữ già, người lớn tuổi (nữ).
(9) Akkosiyati bị mắng chửi (tđt).
(10) Kasāpeti khiến cày bừa (động. truyền).
(11) Brāhmạṇa người dòng Bà-la-môn (nam).
(12) Ðược kính trọng: mānīyati (tđt).
(13) Nghiệp lành: kalyāṇakamma (trung).
(14) Tịnh thất: vihāra (nam).
(15) Con hổ: byaggha, vgaggha (nam).
(16) Cả chục: dasa’pi (tt).
(17) Bị bắt đi: hariyati (tđt).
(18) Sai bắt lấy: gaṇhāpeti (động, truyền).
(19) Người thợ mộc: vaḍḍhakī (nam).
(20) Tạo ra: karoti (động-năng).
(21) Thân cận: bhajati (động-năng).
(22) Ðiều tốt: bhadda (tính, trung).
(23) Chiến đấu: yodheti (động-năng).

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app