Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển III
Phẩm Phẫn Nộ: Tích Thiện Nam Atula
227.“Porāṇametaṃ atula,
Netaṃ ajjatanāmiva;
Nindanti tuṇhimāsīnaṃ,
Nindanti bahubhāṇinaṃ;
Mitabhāṇimpi nindanti,
Natthi loke anindito”.
“A-tu-la, nên biết,
Xưa vậy, nay cũng vậy,
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người không bị chê,
Thật khó tìm ở đời”.
Xưa, vị lai,và nay,
Ðâu có sự kiện này,
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen.
(Tỳ khưu Pháp Minh)
228. Na cāhu na ca bhavissati
na cetarahi vijjati,
ekantaṃ nindito poso
ekantaṃ vā pasaṃsito.
229. Yañce viññū pasaṃsanti
anuvicca suve suve,
acchiddavuttiṃ medhāviṃ
paññāsīlasamāhitaṃ.230. Nekkhaṃ jambonadasseva
ko taṃ ninditumarahati,
devā pi naṃ pasaṃsanti
brahmunā pi pasaṃsito.
Sáng sáng, thẩm xét kỹ,
Bậc có trí tán thán,
Bậc trí không tỳ vết,
Ðầy đủ giới định tuệ.
Hạnh sáng như vàng ròng,
Ai dám chê vị ấy?
Chư thiên phải khen thưởng,
Phạm Thiên cũng tán dương.
(HT Minh Châu)
Pháp Cú nầy Đức Thế Tôn thuyết ra khi Ngài ngự tại Tịnh xá Jetavana, đề cập đến cận sự nam Atula.
Atula là một thiện nam cư ngụ trong thành Sāvatthī, đứng đầu một nhóm 500 thiện nam khác. Một hôm, ông ta dẫn đoàn tùy tùng của mình đi chùa nghe pháp. Muốn nghe Đại Đức Revata thuyết pháp, ông đến đảnh lễ Đại Đức rồi ngồi xuống chờ đợi. Nhưng Đại Đức giữ hạnh độc cư, thỏa thích ở nơi thanh vắng một mình như sư tử chúa, bởi thế, Ngài chẳng thuyết chi đến thiện nam Atula cả. Ông ta nổi giận đứng dậy nói: “Đại Đức nầy không có gì để thuyết cả”. Rồi ông ta đến với Đại Đức Sāriputta đứng nép qua một bên sau khi đã đảnh lễ Ngài.
– Nầy cận sự nam! Ông đến đây với ý gì?
– Bạch Ngài! Con đưa những thiện nam nầy đi nghe Pháp và dẫn gặp Ngài Revata. Nhưng vị ấy chẳng có chi để thuyết cho con nghe cả, nên con giận bỏ đi đến gặp Ngài. Xin Ngài hãy thuyết pháp cho chúng con nghe.
– Nếu vậy, các ngươi hãy ngồi xuống, lắng tâm nghe pháp.
Đại Đức liền thuyết về Vi Diệu Tạng. Atula suy nghĩ: “A Tỳ Đàm luận rất là sâu xa, tế nhị, thế mà Đại Đức giải dài dòng, nào có ích lợi gì cho chúng ta đâu”.
Tâm ông phát sân hận, liền dẫn đoàn tùy tùng đi tìm Đại Đức Ānanda. Đại Đức hỏi:
– Cái gì thế? Nầy ông thiện nam.
– Bạch Ngài! Chúng con tìm đến Đại Đức Revata nghe pháp, nhưng chẳng nghe được lời nào cả. Chúng con bỏ đi tìm đến Đại Đức Sāriputta, Đại Đức lại thuyết quá nhiều về Vi Diệu Tạng, pháp nầy rất vi tế sâu xa, có ích gì cho chúng con đâu. Nên chúng con bỏ Ngài Sāriputta đi đến đây. Bạch Ngài! Xin Ngài hoan hỷ thuyết pháp cho chúng con nghe đi.
– Nếu vậy, các người hãy ngồi xuống nghe Pháp đi.
Đại Đức Ānanda thuyết lên thời Pháp ngắn, nhưng giải thật rành mạch cho hội chúng dễ hiểu. Nhưng họ cũng không hài lòng, bỏ đi tìm đến Đức Đạo Sư, đảnh lễ Ngài xong rồi, ngồi nép một bên. Đức Thế Tôn phán hỏi:
– Nầy các cận sự! Vì sao các ngươi đến đây?
– Bạch Ngài, chúng con muốn nghe Pháp.
– Nhưng các ngươi đã được nghe Pháp rồi mà.
– Bạch Ngài! Ban đầu chúng con đến Ngài Revata, nhưng Đại Đức chẳng thuyết chi cả. Giận Đại Đức chúng con tìm đến Đại Đức Sāriputta, thì Đại Đức thuyết quá nhiều về Vi Diệu Tạng, chúng con nghe không thấu. Chúng con lại tìm đến Đại Đức Ānanda, nhưng Đại Đức lại thuyết cho chúng con nghe thời Pháp ngắn ngủi, chúng con lại bất mãn rủ nhau đến đây.
– Nầy Atula! Từ xưa đến giờ con người vẫn có thói quen chê trách kẻ lặng thinh, kẻ nói nhiều và kẻ ít nói như vậy rồi. Không một ai là khỏi bị chê trách hoặc là khỏi bị khen ngợi. Dầu là vua chúa đi nữa vẫn có người chê trách và vẫn có người khen tặng. Cho đến địa đại, mặt trăng, mặt trời, hư không hoặc ngay Đấng Chánh Biến Tri đang ngồi thuyết pháp giữa hội chúng, cũng có một số người chê và một số người khen. Sự chê và khen của kẻ ngu si thì không giới hạn. Nhưng các bậc hiền trí, hàng thức giả thì chê đáng gọi là chê, khen đáng gọi là khen.
Nói rồi, Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:
227.“Porāṇametaṃ atula,
Netaṃ ajjatanāmiva;
Nindanti tuṇhimāsīnaṃ,
Nindanti bahubhāṇinaṃ;
Mitabhāṇimpi nindanti,
Natthi loke anindito”.
“A-tu-la, nên biết,
Xưa vậy, nay cũng vậy,
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người không bị chê,
Thật khó tìm ở đời”.
Xưa, vị lai,và nay,
Ðâu có sự kiện này,
(Tỳ khưu Pháp Minh)
228. Na cāhu na ca bhavissati
na cetarahi vijjati,
ekantaṃ nindito poso
ekantaṃ vā pasaṃsito.
229. Yañce viññū pasaṃsanti
anuvicca suve suve,
acchiddavuttiṃ medhāviṃ
paññāsīlasamāhitaṃ.
230. Nekkhaṃ jambonadasseva
ko taṃ ninditumarahati,
devā pi naṃ pasaṃsanti
brahmunā pi pasaṃsito.
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen.
Sáng sáng, thẩm xét kỹ,
Bậc có trí tán thán,
Bậc trí không tỳ vết,
Ðầy đủ giới định tuệ.
Hạnh sáng như vàng ròng,
Ai dám chê vị ấy?
Chư thiên phải khen thưởng,
Phạm Thiên cũng tán dương.
(HT Minh Châu)
CHÚ GIẢI:
Porāṇametaṃ (Purānakaṃ etaṃ) chuyện ấy đã xưa, đã có từ xưa.
Atula: Tên gọi cận sự nam.
Netaṃ ajjatanāmiva: Chuyện chê hay khen nầy không phải vừa mới sanh lên đâu. Quả vậy, người làm thinh thì bị chê rằng: Ông đó cứ ngồi làm thinh hoài, giống như câm, như điếc, như không biết chi hết vậy. Người nói nhiều cũng bị chê rằng: “Ông nầy sao cứ nói lòng vòng mãi, không có chỗ tận cùng, giống như gió thổi qua tàu lá thốt nốt vậy”. Người nói quá ít cũng bị chỉ trích rằng: “Ông nầy nói có một hai tiếng rồi làm thinh, tưởng như lời nói của mình là vàng bạc vậy”. Như thế thì khắp nơi trên thế giới, không đâu không có người bị chê trách.
Na cāhu: Trong quá khứ không có, trong hiện tại cũng không có, trong tương lai cũng sẽ không có.
Yañce viññū: Việc chê hay khen của hạng người ngu xuẩn không giới hạn. Còn việc nào mà bậc hiền trí hằng quán xét biết rõ là việc chê hay khen, rồi mới chê hoặc khen. Đó là việc khen chê đúng đắn.
Acchiddavattim: Có đầy đủ sự nuôi mạng thanh tịnh và học giới không sứt mẻ. Bậc trí quả (kedhavī) là bậc có đầy đủ trí tuệ và hương vị chánh pháp. Bậc hiền trí khen ngợi bậc đã thanh lọc, bậc không ô nhiễm, như đồng tiền vàng sáng chói. Ai dám chê bậc ấy?
Davāpi: Dầu là chư thiên hay nhân loại hiền trí đều tán dương bậc trí giả ấy.
Bhāṇimpi: Chẳng những nhân thiên mà thôi, luôn cả Đại Phạm Thiên trong 10 ngàn thế giới cũng khen ngợi vị ấy nữa. Cuối thời pháp, 500 cận sự nam chứng đắc quả Tu Đà Hườn.
Dịch Giả Cẩn Đề
Nói nhiều, nói ít, hoặc làm thinh
Đều bị cười chê, chẳng vị tình
Ví gặp nhà Vua hay Đức Phật
Nhưng ông ngã mạn vẫn xem khinh
Miệng thế gièm pha khó liệu lường
Tỳ khưu giới hạnh ráng tìm nương
Gặp ai cao kiến, nên cầu học
Hạnh sáng như vàng, Phật tán dương.
Dắt dẫn người nghe Pháp nhiệm mầu
Sao lòng tự mãn cứ câu mâu
Năm trăm thính giả nhờ không giận
Qua mặt “ĀGHĀ” chứng quả mầu.
DỨT TÍCH THIỆN NAM ATULA