13. Sự ngửi
Trong phần này ta sẽ nói đến mũi, mùi và sự biết của mũi (tỉ căn, tỉ trần và tỉ thức)
Khi một hương thơm hay hôi tiếp xúc với mũi thì sự nhận biết được hương hay mùi phát sinh.
Mùi hay hương vô tri, vô giác. Mùi không hay biết gì cả. Mùi là yếu tố vật chất, là sắc. Mùi chỉ là đối tượng của sự ngửi.
Mũi tiếp nhận mùi thơm hôi, nhưng chính nó không nhận biết gì cả. Mũi là yếu tố vật chất, là sắc. Mũi chỉ là điều kiệncủa sự ngửi.
Tỷ thức, hay sự nhận biết của mũi, mới nhận biết được mùi. Sự nhận biết này là tâm.
Như vậy, vào lúc ta ngửi một mùi thơm, hôi thì chỉ có vật chất và tâm hay thân và tâm mà thôi: mùi và mũi là vật chất, sự nhận biết mùi là tâm.
Nếu không có mùi thì sẽ không có sự nhận biết mùi. Do đó, mùi là nhân. Dầu có mùinhưng không có mũi thì cũng không thể ngửi. Vậy mũi cũng là nhân. Sự nhận biếtmùi là quả. Như thế, vào lúc ngửi thấy mùi chỉ có nhân và quả, chỉ có hai hiện tượngvật chất và tâm; chẳng có đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, tôi, anh gì cả.
Mỗi khi có sự ngửi xảy ra, nếu chúng takhông biết rõ sự thật chúng ta sẽ lầm tưởng rằng tôi đang ngửi. Nếu bạn tin chắcrằng chính tôi đang ngửi thì đó là tà kiến. Ngửi là công việc của tỷ thức, không phải công việc của chúng ta, nhưng nếu chúng ta hiểu lầm chính tôi đã ngửi mùi, hiểu lầmsự nhận biết mùi là tôi thì đó là tà kiến.
Hiện tượng thực sự tiếp xúc với mũi chúng ta chỉ là mùi; chẳng có đàn ông, đàn bà, con trai, con gái hay một cá nhân nào, nhưng ta tin rằng: đây là một đóa hoa, đây là mùi của đàn ông, đây là mùi của đàn bà v.v… như vậy là ta đã vượt qua giới hạn của mùi để tạo nên một khái niệm giả tạo khác. Vậy nếu ta hiểu lầm mùi là một người, một cá nhân nào đó, đó là tà kiến hay là kiến thức sai lầm.
Đôi lúc chúng ta nói chúng ta ngửi bằng chính mũi của mình: Chính mũi tôi nhận biết mùi. Đó cũng là một điều tin tưởng sai lầm, bởi vì cái mũi cũng chỉ là một điều kiện của sự ngửi. Chính mũi chẳng biết gì cả, thế mà chúng ta tưởng lầm mũi là cái nhận biết mùi, đó là sự tin tưởng sai lầm.
Vào lúc có một sự ngửi. Nếu đó là mùi ta ưa thì ta sẽ thích nó, thế là tham lam khởi sinh. Nếu đó là mùi ta không ưa, ta sẽ không thích nó thế là sân hận khởi sinh. Nếu ta không hiểu rõ mùi chỉ là vật chất và sự nhận biết mùi là tâm, đó là si mê. Nếu chúng ta hiểu lầm vật chất và tâm là tôi, anh, chị v.v… đó là tà kiến.
Nếu chúng ta yêu thích mùi thơm tho vừa ý, đó là tham lam. Nếu chúng ta không thích mùi hôi thối khó ngửi, đó là sân hận. Bởi thế, nếu không hành thiền minh sát thì vào lúc một sự ngửi xảy ra nhiều phiền não sẽ khởi lên. Để loại bỏ hay chận đứng phiền não thì vào lúc có một sự ngửi xảy ra ta phải niệm: ngửi, ngửi, ngửi.
Khi chúng ta niệm ngửi, ngửi, ngửi, thì tỷ thức hay sự nhận biết mùi sẽ trở thành đề mục ghi nhậnvà sự ghi nhận chánh niệm sẽ trở thành trí tuệ. Thế nên, vào lúc niệm ngửi, ngửi, ngửi, chỉ có đề mục và tâm ghi nhận đề mục mà không có gì nữa cả. Chỉ có hai hiện tượng đó thôi, không có người, không có đàn ông, không có đàn bà, không có con trai, con gái gì cả.
Đôi khi, dầu ghi nhận được ngửi, ngửi, ngửi, nhưng chúng ta lại rơi vào sự ưa thích mùi, lúc ấyphải ghi nhận thích, thích, …
Khi niệm “thích, thích, thích”, thì sự ưa thích này trở thành đề mục ghi nhận và sự chánh niệm ghi nhận này trở thành tuệ giác. Như vậy, dựa vào tham lam chúng ta đạt được trí tuệ.
Đừng buồn nãn hay khó chịu khi phiền não đến. Hãy thản nhiên ghi nhận.
Nếu đề mục xuất hiện và ta không ưa thích nó hãy niệm: không thích, không thích, không thích hay ghét, ghét, ghét hoặc sân, sân, sân.
Nếu không niệm: không thích, không thích, không thích hay ghét, ghét, ghét hoặc sân, sân, sân mỗi khi có sự không ưa thích xảy ra thì sân hận sẽ tích tụ và lớn mạnh thêm.
Khi ghi nhận ghét, ghét, ghét thì sự ghét này trở thành đề mục ghi nhận và sự ghi nhận sẽ trở thành trí tuệ. Như vậy, dựa vào sự ghét hay sân hận ta đã đạt được tuệ giác.
Khi phiền não đến hãy thản nhiên ghi nhận. Đừng buồn nãn hay khó chịu khi phiền não đến.
Bố thí là một việc thiện, một việc làm tốt đẹp, nhưng khi bố thí ta phải bỏ ra một số tiền. Mặc dầuvậy phước báu bố thí vẫn không bằng phước báu của hành thiền. Khi ghi nhận các hiện tượngdiễn ra trong thân tâm chúng ta, chúng ta sẽ nhận được phước báu lớn lao. Đó là phước báu của trí tuệ. Phước báu của trí tuệ là phước báu lớn nhất.
Giữ giới là một phước báu. Khi chúng ta hành thiền chỉ hay thiền vắng lặng, chúng ta được cả hai loại phước: phước giới và phước định. Khi hành thiền minh sát hay quán sát mỗi một hiện tượngxảy ra trong thân tâm ta, ta có được ba loại phước: phước giới, phước định và phước huệ. Khi hành thiền minh sát ghi nhận mọi hiện tuợng đang xảy trong ta, ta chẳng phải chi ra đồng nào nhưng đạt được phước báu cao thượng nhất.
Vậy, hãy tinh tấn hành thiền minh sát bằng cách ghi nhận tất cả mọi hiện tượng bên trong chúng ta. Ghi nhận mọi diễn biến đang xảy ra bên trong chúng ta là điều tối quan trọng. Đặc biệt, khi ngửi thấy gì ta phải ghi nhận ngửi, ngửi, ngửi. Ghi nhận chánh niệm những gì đang xảy ra chúng ta sẽ có được trí tuệ.
Trên đây chúng tôi có nói: nếu mùi dễ chịu tham ái sẽ phát sinh, nếu mùi khó ngửi sân hận sẽ phát sinh. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Điều này tùy thuộc vào ta. Bởi vì khi mùi dễ chịuđến với ta, nếu ta ghi nhận kịp thời thì tham ái sẽ không có cơ hội phát sinh. Khi mùi khó chịu đến với ta, nếu ta ghi nhận kịp thời thì sân hận sẽ không có cơ hội phát sinh.
Mùi thơm, mùi hôi đều là vô thường, đến rồi đi, phát sinh rồi biến mất, thay đổi liên hồi. Khi mùi phát sinh thì nó là mùi; nhưng sau đó nó loãng dần rồi tan biến trở thành không. Xem hương là hương hay mùi là mùi, vô thường là vô thường, sự thay đổi là thay đổi và không có cốt lõi là không có cốt lõi; đó là sự chú tâm bằng trí tuệ. Nếu có sự chú tâm sáng suốt đẹp như vầy thì tham lam và sân hận sẽ không đến được.
Vậy mùi dễ chịu đến với ta có thể sinh ra tham lam hay không tùy thuộc nơi ta; mùi khó chịu đến với ta có thể sinh ra sân hận hay không tùy thuộc nơi ta. Điều quan trọng là ta có chánh niệmtrước mọi diễn biến xảy ra hay không?
___________________