Chân Đế Và Tục Đế – Chương I – Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Phật Tử Tốt?

1. Làm thế nào để trở thành người Phật Tử tốt?

 

Phật (Buddha)

 

Đức Phật là người đã tự mình giác ngộtứ diệu đế và đem những điều mình đã hiểu biết ra dạy dỗ kẻ khác. Rất dễ dàng để nói chữ Phật. Nhưng thực hành hạnh Bồ Tát để trở thành một vị Phật là điều rất khó khăn.

 

Người nào thực hành hoàn mãn các pháp Bala mật để trở thành một vị Phật được gọi là Bồ Tát. Ba La Mật tiếng Pāḷi là Pāramī có nghĩa là hoàn thiện.

 

Có mười Ba La Mật hay mười sự hoàn thiện. Đó là:

 

1. Dāna: Bố thí.

2. Sīla: Trì giới

3. Nekkhamma: Xuất gia

4. Pañña: Trí tuệ

5. Viriya: Tinh tấn

6. Khanti: Nhẫn nhục

7. Sacca: Chân thật

8. Aditthana: Quyết định

9. Mettā: Từ

10. Upekkhā: Xả.

 

Có ba hạng Bồ Tát

 

1- Trí Tuệ Bồ Tát (Paññadhika)

2- Đức Tin Bồ Tát (Saddhadhika)

3- Tinh Tấn Bồ Tát (Viriyadhika)

 

Mỗi hạng Bồ Tát đều phải thực hành trọn vẹn mười Ba La Mật. Nếu vị Bồ Tát chọn Trí Tuệ là điểm thực hành chính thì gọi là Trí tuệ Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài bốn A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

 

Nếu vị Bồ Tát lấy Đức Tin làm trọng thì gọi là Đức Tin Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mậttrong một thời gian dài tám A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

 

Nếu vị Bồ Tát lấy Tinh Tấn làm trọng thì gọi là Tinh Tấn Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mậttrong một thời gian dài 16 A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

 

Pháp (Dhamma)

 

Pháp tiếng Pāḷi là Dhamma. Dhamma có rất nhiều nghĩa. Mọi hiện tượng trên thế gian, tốt hay xấu đều là Pháp. Nhưng Pháp ở đây là những lời dạy của Đức Phật. Người nào thực hành những lời dạy nầy thì sẽ thoát khỏi bốn ác đạothoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (Āpāya vatta)… Āpāya (ác đạo) có nghĩa là những cảnh giới thấp chịu nhiều đau khổ. Vatta có nghĩa là vòng tử sinh.

 

Có mười loại Pháp mà chúng ta cần phải biết. Đó là bốn Đạo, bốn Quả, Niết Bàn và Pariyatti. Đạo (Magga) có nghĩa là Tuệ Đạo, đoạn trừ phiền não, ô nhiễm. Quả (Phāla), có nghĩa là làm cho thanh tịnh các loại phiền não đã được đạo loại trừ. Niết Bàn là đối tượng của đạo và quả. Pariyatti là lý thuyết về giáo pháp, chỉ cho ta con đường đến nơi giải thoát: Đạo, Quả và Niết Bàn.

 

Tăng (Sangha)

 

Tăng là đoàn thể của tám bậc Thánh đã loại trừ một phần hay tất cả phiền não tùy theo thứ bậc. (A La Hán là vị đoạn trừ tất cả phiền não. Các bậc Thánh thấp hơn đã loại trừ từng phần phiền não). Thế nên, theo định nghĩa nầy bất kỳ một ai, đàn ông, đàn bà, cư sĩ hay nhà sư, một khi đạo quả Thánh đều trở thành thành vién của Thánh Tăng. Thêm vào đó, những nhà sư đang trên đường thực hành với quyết tâm loại trừ phiền não ô nhiễm cũng là những thành viên của Tăng.

 

Chúng ta gọi Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo hay Ba Ngôi Báu. Người nam nào đã quy y Tam Bảothì được gọi là Upasaka (cận sự nam hay thiện nam) và người nữ nào đã quy y Tam Bảo thì đưọc gọi là Upasika (cận sự nữ hay tín nữ). Thiện nam hay tín nữ được gọi chung là thiện tín hay Phật tử. Mỗi Phật tử phải có đức tin trong sạch, nhiệt thành và vững chắc. Tin ở đây là tin vào nghiệp và quả của nghiệp. Tiếng Pāli gọi đức tin nầy là ”kammasakata sammadiṭṭhi”. Nếu khôngđức tin căn bản nầy, nghĩa là không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp thì chưa đúng là Phật tửchân chính.

 

Sammadiṭṭhi (Chánh Kiến)

 

Bây giờ tôi sẽ giải thích một cách ngắn gọn nghĩa của chữ Sammaditthi. Đây là hành động thiện. Đây là hành động bất thiện. Đây là quả của hành động thiện và đây là quả của hành động bất thiện. Hành động thiện đem lại kết quả tốt và hành động bất thiện đem lại kết quả xấu.

 

Đây là thế giới của loài người và đây là thế giới của Trời, là những nơi mà nghiệp thiện đã được trả quả. Người nào từng làm những việc thiện, sau khi chết sẽ tái sinh vào cõi người hay cõi Trời.

 

Đây là bốn ác đạo (bốn khổ cảnh, bốn nơi thấp hèn, đau khổ). Người nào đã tạo nghiệp bất thiệnsau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh.

 

Đó là những điều tin tưởng mà một người Phật tử cần phải nắm vững. Theo sự tin tưởng nầy, thì người ta có thể nói có thế giới của chư Thiên, có thế giới của Địa ngục.

 

Về vấn đề nầy, có một số thiền sinh thường hỏi: “Thiên Đường và Địa Ngục có thật không? Có thể chỉ cho chúng tôi thấy trong thực tế không?”

 

Tôi đã đi dạy giáo pháp và dạy thiền tại nhiều quốc gia. Phần lớn những thiền sinh nầy hỏi Sư: “Có Địa NgụcThiên Đường không?”, tôi đã giải thích cho họ bằng 5 cách:

 

1. Trước tiên, tôi đã giải thích cho họ ích lợi và sự bất lợi của những người tin và không tin vào Thiên ĐườngĐịa Ngục.

 

Những người tin có Thiên ĐườngĐịa Ngục sẽ không làm những điều xấu và cố gắng làm những điều tốt. Việc nầy có thể dẫn họ đến Thiên Đường. Nhờ ở chỗ không làm những điều gì không nên làm và làm những điều gì cần làm nên họ hưởng được kết quả tốt ngay trong kiếp sống nầy. Nếu sau khi chết không có Thiên ĐàngĐịa Ngục thì họ không mất mát gì cả. Nhưng nếu có Thiên ĐàngĐịa Ngục thì nhờ tránh ác, họ không bị rơi xuống Địa Ngục, và nhờ làm các việc lành nên họ được sinh lên Thiên Đàng. Như vậy, nếu có kiếp sống sau thì chắc chắn họ gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

 

Những người tin rằng không có Thiên ĐàngĐịa Ngục thì họ không tránh làm những điều ác, mà những điều ác nầy có thể dẫn họ đến Địa Ngục, và họ không làm những việc lành mà những việc lành nầy có thể dẫn họ đến thiên Đàng.

 

Bởi vì họ nghĩ không có Địa Ngục nên họ không ngần ngại làm các điều ác. Và vì nghĩ rằng không có Thiên Đàng nên chắc chắn họ không làm các điều thiện có thể dẫn đến Thiên Đàng. Nếu họ không tránh làm các điều ác thì họ sẽ đau khổhậu quả xấu xa của những hành động ác ngay trong kiếp hiện tại. Nếu họ làm những việc thiện thì họ sẽ hưởng những kết quả tốt đẹp trong hiện tại.

 

Nếu sau khi chết mà chẳng có Thiên Đàng hay Địa Ngục thì dĩ nhiên chẳng có gì phải nói đến. Nhưng nếu có Thiên ĐàngĐịa Ngục, thì bởi vì họ chẳng làm điều phước thiện nào nên chắc chắn họ sẽ không sinh lên Thiên Đàng.

 

Như vậy, tôi đã giải thích cho họ sự khác biệt rất lớn giữa những người tin có Thiên Đàng, Địa Ngục và người không tin có Thiên Đàng, Địa Ngục. Nếu những điều tôi giải thích trên không làm hài lòng họ, tôi sẽ nói điểm thứ hai.

 

2. Ngay trong đời sống nầy cũng có những nơi gọi là trại giam hay tù ngục cho những người làm việc bất thiện. Những nơi đó họ không nhốt những người có thái độ tốt và làm việc thiện lành. Bởi thế, cũng có những nơi đặc biệt dành cho những người có hành động xấu và có nơi dành cho những người làm các hành vi tốt đẹp.

 

Như vậy, phải có Địa Ngục cho những người làm việc bất thiện và phải có Thiên Đàng cho người làm việc thiện. Từ cuộc sống nầy chúng ta có thể suy ra những kiếp sống kế tiếp.

 

Nếu họ vẫn chưa thỏa mãn, tôi sẽ nói điểm thứ ba.

 

3. tôi sẽ hỏi họ những nơi họ chưa hề đến. Chẳng hạn, tôi sẽ hỏi: ”Bạn đã từng ở Mông Cổchưa?”. Phần lớn đều trả lời họ chưa đến Mông Cổ. tôi lại hỏi tiếp: ”Theo bạn nghĩ có xứ Mông Cổ không?” Tất cả đều trả lời có. tôi bèn nói: ”Mặc dầu bạn chưa bao giờ đến Mông Cổ, chưa bao giờ thấy tận mắt xứ Mông Cổ nhưng xứ Mông Cổ vẫn có ngay chính trong thế giới nầy. Do đó, nếu nói rằng bởi vì tôi chưa thấy Thiên ĐàngĐịa Ngục bằng chính mắt tôi cho nên không có Thiên ĐàngĐịa Ngục. Như vậy nghe có hợp lý không?”

 

Nếu họ vẫn không thỏa mãn thì tôi sẽ nói điểm thứ tư.

 

4. tôi hỏi: ”Bạn có cha mẹ không? Và cha mẹ của bạn có cha mẹ không?” tôi hỏi họ liên tiếp bốn, năm thế hệ trước đó, họ đều trả lời ”có”. tôi bèn hỏi tiếp: ”Bạn có thấy cha mẹ của ông cố bạn không?” Họ trả lời: ”không”. Tôi hỏi họ: “Nếu bạn chưa bao giờ thấy cha mẹ của ông cố hay ông sơ bạn; như vậy phải chăng không có ông cố, ông sơ. Họ trả lời rằng: Mặc dầu họ chưa bao giờthấy ông cố, ông sơ, nhưng họ tin rằng họ có ông cố, ông sơ. Và những điều nầy đã được những người từng thấy ông cố, ông sơ nói lại cho họ nghe một cách chắc chắn.

 

Tôi bèn nói với họ: “Bạn tin rằng ông cố, ông sơ của bạn có mặt, bởi vì bạn nghe những người khác đã từng thấy ông cố, ông sơ của bạn nói lại. Cũng vậy, mặc dầu chúng ta chưa từng thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng chính mắt của chúng ta; nhưng những người đã thấy Thiên Đàng, Địa Ngục đã ghi lại trong kinh điển cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta nói có Thiên Đàng, Địa Ngục”.

 

Tuy vậy, những điều nầy chưa khiến cho những bạn trẻ trong thời đại thỏa mãn. tôi bèn nói đến điểm thứ năm.

 

5. Các nhà khoa học nói rằng có những bệnh như kiết lỵ và bệnh cúm do những vi khuẩn gây ra. Các nhà khoa học nói rằng có vi khuẩn. Mặc dầu các nhà khoa học không thể thấy vi khuẩn bằng chính mắt trần của họ, nhưng họ có thể thấy vi khuẩn qua kính hiển vi.

 

Nếu một người nào đó chưa thấy được vi khuẩn bởi vì họ chưa từng nhìn vi khuẩn qua kính hiển vi nên họ nói rằng chẳng có vi khuẩn. Nói như vậy nghe có được không? Bởi vì nếu người nầy được nhìn vào kính hiển vi mà các nhà khoa học dùng để thấy vi khuẩn thì họ cũng sẽ thấy vi khuẩn.

 

Cũng vậy, sự hiện hữu của Thiên Đàng, Địa Ngục đã được Đức Phật và các vị A La Hán chỉ cho chúng ta thấy. Đức Phật và các bậc A La Hán đã nhìn thấy Thiên Đàng, Địa Ngục qua trí tuệ cao siêu hay qua cặp mắt Thánh của các Ngài.

 

Đức Phật và các bậc A La Hán không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng mắt trần. Cũng vậy, bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì bạn không có trí tuệ cao hơn. Bạn không có cặp mắt Thánh nên bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Như vậy, bạn không tin vào những lời dạy của Đức Phật và các vị A La Hán chính do bởi vì các bạn không có cặp mắt Thánh.

 

Nếu bạn không tin vào Đức Phật và các nhà A La Hán nói về Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì chính mắt bạn chưa thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Điều đó chẳng khác nào bạn không tin các nhà khoa học nói về vi khuẩn bởi vì chính mắt bạn chưa thấy các vi khuẩn.

 

Khi tôi đã giải thích như thế thì phần lớn đều thỏa mãn. Nhưng có một số thiền sinh lại bước thêm một bước nữa và nói rằng: “Thiên Đàng, Địa Ngục chỉ có thể thấy bằng thánh nhãn. Như vậy, Ngài có được Thánh nhãn nào chưa, bởi vì Ngài nói có Thiên Đàng, Địa Ngục.”

 

Tôi trả lời rằng: ” Đối với người tin tưởng hoàn toàn vào lời nói của các nhà khoa học vì họ biết rằng các nhà khoa học là những người đã từng nhìn thấy vi khuẩn qua kính hiển vi, thì họ chẳng cần tự mình thấy vi khuẩn. Bởi vì họ đã hoàn toàn tin tưởng vào các nhà khoa học, nên dầu họ có nhìn hay không nhìn vào kính hiển vi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lòng tin của họ.

 

Cũng vậy, tôi đã có đức tin tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật và chư vị A La Hán là những vị đã thấy Thiên ĐàngĐịa Ngục qua tuệ nhãn cao siêu của các Ngài thì tôi chẳng cần đạt được tuệ nhãn; bởi vì có thấy được Thiên Đàng, Địa Ngục hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đức tincủa tôi.

 

Có lẽ có người trong số các vị ở đây muốn đặt câu hỏi về Thiên Đàng, Địa Ngục, bởi thế vì lợi íchcủa các vị nầy tôi nói về Thiên Đàng, Địa Ngục để các bạn tự mình suy tư lấy.

 

Những điều người Phật tử không nên làm và sự tai hại nếu làm những điều đó

 

Có mười điều được gọi là mười bất thiện nghiệp mà người Phật tử không nên làm. Đó là:

 

1. Sát sanh; 2. Lấy của không cho; 3. Tà dâm; 4. Nói láo; 5. Nói hai lưỡi; 6. Nói cộc cằn thô lỗ; 7. Nói lời vô ích; 8. Tham; 9. Sân; 10. Tà kiến.

 

1. Sát sanh

 

Người sát sanh, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh (ác đạo). Nếu sanh làm người họ sẽ chết yểu. Họ sẽ chịu nhiều bệnh tật. Gọi là phạm tội sát sanh khi có đủ 5 yếu tố:

 

a. Phải có một chúng sanh.

b. Biết rằng chúng sanh đó còn sống.

c. Cố ý giết.

d. Giết hay xúi kẻ khác giết.

e. Kết quả là chúng sanh ấy chết.

 

Nếu có đủ 5 yếu tố nầy thì sự sát sanh mới đủ sức mạnh đưa xuống bốn đường ác đạo. Nếu không đủ năm yếu tố ấy thì chưa phạm tội sát sanh.

 

2. Trộm cắp.

 

Đó là lấy của không cho. Người trộm cắp, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu tái sinhlàm người họ sẽ nghèo nàn, đói khổ. Có 5 yếu tố để tạo thành tội trộm cắp:

 

a. Vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.

b. Biết vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.

c. Muốn trộm cắp.

d. Trộm cắp hay xúi kẻ khác trộm cắp.

e. Đã trộm cắp được.

 

3. Tà dâm

 

Người nào liên hệ xác thịt với ngưòi không phải là vợ hay chồng mình, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không tái sinh vào bốn cảnh khổ mà tái sinh làm người thì sẽ thành loại người bán nam, bán nữ. Có bốn yếu tố tạo thành tội tà dâm:

 

a. Người không phải vợ hay chồng của mình.

b. Ham muốn hành dâm với người đó.

c. Cố gắng hành dâm với người đó.

d. Đã hành dâm và thích thú trong việc đó.

 

Nếu có đầy đủ bốn yếu tố, người đó sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu chưa đủ bốn yếu tố thì chưa phạm tội tà dâm.

 

* Uống rượu, cờ bạc

 

Trong thập ác nghiệp chúng ta đặt sự uống rượu, cờ bạc và giới tà dâm vào trong một mục vì theo chữ Kammesumicchacara có nghĩa là những hành vi sai lầm. Nhưng trong ngũ giới thì cờ bạc nằm trong giới thứ ba và uống rượu nằm trong giới thứ năm.

 

Người uống rượu nhiều, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ tái sinh làm người điên khùng, mất trí.

 

Giới uống rượu có bốn yếu tố:

 

a. Chất say.

b. Muốn uống.

c. Cố gắng uống.

d. Đã uống.

 

4. Nói láo

 

Người thích nói láo để làm hại người khác, làm người khác mất lợi lộc, sau khi chết sẽ rơi vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh sẽ tái sinh làm người bị người khác lường gạt.

 

Giới nói láo có bốn yếu tố:

 

a. Lời nói không thật.

b. Cố ý lừa dối.

c. Cố gắng nói dối.

d. Người nghe tin vào lời nói của mình.

 

5. Nói hai lưỡi

 

Người nói hai lưỡi hay nói lời đâm thọc làm chia rẽ người khác, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ bị xa cách người thân yêu, xa cách bạn bè. Có bốn yếu tố tạo thành tội nói hai lưỡi:

 

a. Có người bị ta nói lời chia rẽ.

b. Cố ý nói để gây chia rẽ.

c. Cố gắng nói lời chia rẽ.

d. Có người bị chia rẽ.

 

6. Nói cộc cằn, thô lỗ (ác ngữ)

 

Người nói lời cộc cằn, thô lỗ sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người bị ngọng, cà lăm hoặc có giọng nói khó nghe khiến người nghe không ưa thích.

 

Có bốn yếu tố tạo thành tội nói lời thô lỗ, cộc cằn:

 

a. Có người bị nói lời thô lỗ.

b. Tâm sân hận.

c. Cố ý nói lời thô lỗ

d. Chính mình nói lời thô lỗ

 

Cha mẹ hay thầy giáo nói lời thô lỗ với con cái hay học trò thì chỉ là những lời nói mạnh cốt ý làm cho con cái hoặc học trò đạt những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên cũng cần tránh những lời nói này.

 

7. Nói lời vô ích

 

Người nói lời vô ích sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người có những lời nói mà người khác không chú ý, không tin tưỏng.

 

Có 2 yếu tố tạo thành tội nói lời vô ích:

 

a. Lời nói vô ích

b. Chính mình nói lời vô ích.

 

8. Tâm ý Tham Lam

 

Người có Tâm ý Tham Lamý muốn sang đoạt, chiếm cứ tài sản của kẻ khác. Người có Tâm ý Tham Lam, sau khi chết sẽ tái sinh thành quỷ đói.

 

Có 2 yếu tố tạo thành tội Tâm ý Tham Lam:

 

a. Tài sản của kẻ khác.

b. Có tâm muốn tài sản của kẻ khác bị mất mát, và mình có được tài sản ấy.

 

9. Tâm Sân Hận

 

Người có ác tâm muốn làm hại kẻ khác, sau khi chết sẽ sa vào địa ngục.

 

Phải có đủ 2 yếu tố sau để kết thành tội có Tâm ý Sân Hận:

 

a. Phải có một chúng sanh.

b. Có tâm muốn làm hại.

 

10. Tà kiến

 

Có ba loại tà kiến:

 

a. Akriya-diṭṭhi: chối bỏ nhân, cho rằng không có nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu.

b. Natthika-diṭṭhi: không tin quả của thiện nghiệpbất thiện nghiệp, nghĩa là không tin có thiên đàng, địa ngục.

c. Ahetuka-diṭṭtthi: không tin cả nhân lẫn quả.

 

Vì không tin có nhân quả nên Người có tà kiến sẵn sàng làm các điều ác và thờ ơ tước các điều thiện, sau khi chết sẽ rơi vào bốn đường ác đạo.

 

Mười điều thiện cần làm (Puñña kiriya Vatthuni):

 

Người Phật tử hành mười thiện nghiệp:

 

1. Bố thí (Dāna)

2. Trì giới (Sīla)

3. Tham thiền (Bhāvanā)

4. Tôn kính (Apacayana)

5. Phục vụ (Veyyavacana)

6. Hồi hướng phước báu (Pattidana)

7. Hoan hỷ với phước báu của kẽ khác (Pattanumodana)

8. Nghe Pháp (Dhammasavana)

9. Nói Pháp (Dhammadesana)

10. Có Chánh kiến (Diṭṭhijukamma)

 

Trong mười điều thiện trên thì:

 

Bố thí (1),

Hồi phước cho kẻ khác (6), và

Hoan hỷ với phước báu của kẻ khác (3) thuộc nhóm Bố Thí.

 

Giới (giữ thân, khẩu trong sạch) (2),

Tôn kính (Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ, thầy giáo, trưởng lão…) (4), và

Phục vụ (phục vụ giúp đỡ Tam Bảo, cha mẹ, thầy tổ, trưỡng lão…) (5) thuộc về nhóm Trì Giới.

 

Nghe Pháp (8),

Nói Pháp (8), và

Chánh kiến (10) thuộc về nhóm Luyện Tâm hay Tham Thiền.

 

1. Bố Thí (Dāna)

 

Đầu tiên tôi sẽ giảng về nhóm bố thí. Cho ra những gì mình có là bố thí, chớ không phải lấy của kẻ khác mà cho. Bố thí có nhiều loại, nhưng ở đây các bạn chỉ cần biết và nhớ 2 loại là đủ:

 

a. Sự bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau.

b. Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau.

 

Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là lokavisaya dana, đó là:

 

bố thí bởi vì sợ,

bố thí vì không thể tránh được,

bố thíyêu thương một người nào đó mà cho ra.

 

Đó cũng là bố thí, nhưng sự bố thí nầy không đem lại kết quả trong kiếp sau.

 

Bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là puññavisaya dāna. Cho với sự tin tưởng rằng đây là nghiệp, đây là kết quả của nghiệp. Khi bố thí như vậy thìtác ý trong tâm. Cetanā hay là tác ý, hoặc là sự cố ý sẽ theo chúng ta như bóng theo hình. Đây là loại Bố thí có sự tin tưởng vào hành động bố thí. Bố thí cách nầy còn được gọi là bố thí với sự tin tưởng vào nghiệp.

 

Bạn tin tưởng rằng tác ý tốt nầy sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Sự tin tưởng nầy được gọi là sự tin tưởng vào quả của nghiệp. Người bố thí như thế gọi là bố thí với lòng tin tưởng cả nghiệp lẫn quả.

 

Bố thí đem lại sự an vui, hoan hỷ cho người và chư Thiên. Nếu bố thí đúng cách thì nhờ sự bố thínầy sẽ hổ trợ cho ta trong việc chứng ngộ Niết Bàn. Khi bạn cho ra bạn phải có tâm hướng đến Niết Bàn, đến sự chấm dứt đau khổ. Nếu có sự hướng tâm như vậy thì sự bố thí nầy sẽ giúp cho bạn đạt đạ quả Niết Bàn. Không nên bố thí với tâm nhằm đạt được kết quả an vui, hạnh phúctrong cõi người hay cõi Trời. Bạn chẳng cần phải mong ước điều đó bởi vì phước báu mà bạn đã làm sẽ tự động đưa bạn đến nơi an vui hạnh phúc. Nếu bạn bố thí với tâm mong ước hạnh phúccõi người hay cõi trời thì sự bố thí của bạn trở thành Vattanissita dāna. Loại bố thí nầy sẽ dẫn bạn luân lưu trong vòng sinh tử đau khổ. Bạn hãy thận trọng về điều nầy.

 

Bố thí hỗ trợ cho ta trên đường tiến đến Niết Bàn.

 

Muốn cho việc bố thí trở thành duyên giúp cho bạn trên đường đến Niết Bàn thì khi bố thí bạn nên:

 

a. Hoan hỷ với việc bố thí.

b. Tin tưởng vào việc làm của bạn và kết quả của việc làm, nghĩa là tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp.

c. Hướng đến Niết Bàn.

 

Khi bố thí với tâm hoan hỷ thì lúc tái sinh bất kỳ cảnh giới nào, bạn cũng sẽ hưởng kết quả tốt đẹphơn kẻ khác. Nếu bạn bố thí với lòng tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp bạn sẽ tái sinh làm người hay làm trời với đầy đủ trí tuệ để thành tựu giải thoát. Nếu bạn bố thí với tâm hướng đến Niết Bàn thì khi tái sinh làm trời hay người bạn sẽ được tái sinh vào chỗ bạn có thể nghe và thực hành giáo pháp.

 

Nếu bạn có trí tuệ để thành tựu giải thoát và được tái sinh làm trời hay người, bạn sẽ được sinh vào những nơi có thể nghe và thực hành giáo pháp, nhờ đó bạn có thể đạt Đạo QuảNiết Bàntrong chính kiếp sống đó.

 

Thêm vào đó, nếu trong chỗ bạn làm phước hay tại nơi bạn tái sinh ở vào thời kỳgiáo phápcủa Đức Phật thì bạn sẽ nhờ bước đầu của sự bố thí để tiến đến Đạo, Quả, Niết Bàn. Bởi thế, khi bạn đã làm được việc phước thiện nào với tâm hoan hỷ, bạn hãy đến một nơi thật thanh tịnh ngồi xuống, suy nghĩ đến phước báu của mình đã làm thật nhiều lần. Sự suy nghĩ nhiều lần đến việc bố thí của mình gọi là Cāgānusati Bhāvanā hay niệm thí (suy tưởng đến sự bố thí của mình). Nhờ lấy sự bố thí làm đề mục hành thiền, bạn nghĩ đến những hành động thiện bạn đã làm, từ từ sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng sẽ tràn ngập thân tâm bạn.

 

Khi những tâm sở thiện khởi sinh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận “hoan hỷ, hoan hỷ… an vui, an vui… hạnh phúc, hạnh phúcthanh tịnh, thanh tịnh… tĩnh lặng, tĩnh lặng”. Khi bạn ghi nhận những cảm giác nầy thì các tuệ giác của minh sát sẽ từ từ đến và bạn có thể đạt đến Đạo Quả Niết Bàn. Đó là cách làm thế nào để bạn dùng sự bố thí làm điểm khởi đầu để tiến đến chứng ngộ Niết Bànnay trong kiếp sống nầy.

 

2. Giới (Sīla)

 

Bây giờ tôi sẽ giải thích cho quý vị về giới trong nhóm giới. Như các bạn đã biết có nhiều hình thức bố thí. Cũng vậy có nhiều loại giới. Nhưng một cách đơn giản, ngắn gọn và chính xác thì giới là sự kiểm soát hành động, lời nói, làm cách nào để các nghiệp bất thiện đừng phát sanh. Có bốn loại giới:

 

a. Giới Tỳ Khưu.

b. Giới Tỳ Khưu Ni.

c. Giới Sa Di.

d. Giới cư sĩ.

 

Tôi sẽ giảng giải giới cư sĩ một cách ngắn gọn. Đầu tiên là năm giới:

 

(1) Tránh xa sự sát sanh.

(2) Tránh xa sự trộm cắp.

(3) Tránh xa sự tà dâm.

(4) Tránh xa sự nói dối

(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

 

Năm giới là những điìu luật căn bản mà người Phật tử phải luôn luôn giữ.

 

Tiếp đến là tám giới, gồm có:

 

(1) Tránh xa sự sát sanh.

(2) Tránh xa sự trộm cắp.

(3) Tránh xa sự hành dâm.

(4) Tránh xa sự nói dối.

(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

(6) Tránh xa sự ăn sái giờ.

(7) Tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.

(8) Tránh xa chỗ nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

 

Tám giới nầy dành cho người cư sĩ giữ trong các ngày Bát Quan Trai hay ngày trai giới Uposatha.

 

Mặc dầu tám giới được giữ trong những ngày trai giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ giữ tám giới trong những ngày trai giới thôi. Bạn có thể giữ tám giới trong bất kỳ ngày nào, một hay nhiều ngày tùy theo sự thuận tiệnlợi ích cho bạn.

 

Người giữ gìn giới luật trong sạch sẽ sinh vào cảnh giới an vui ở cõi trời hay cõi người. Người giữ giới sẽ được trường thọ, sẽ có dáng vẽ đẹp đẽ, dễ thương. Giới luật là sự hỗ trợ lớn lao cho bạn trên đường tiến đến Niết Bàn. Người giữ giới luật còn có phước báu lớn lao hơn cả sự bố thí nữa.

 

Người giữ giới luật cũng thường phải nghĩ đến sự thanh tịnh trong sạch của giới luật của mình nhiều lần. Suy tư nhiều lần đến giới luật của mình gọi là niệm giới (Sīlanussati bhāvanā) có nghĩa là hành thiền bằng cách quán sát giới luật của mình.

 

Khi bạn suy tư đến giới luật của mình hay hành thiền bằng cách niệm giới thì dần dần sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng phải tràn ngập thân tâm bạn.

 

Khi những tâm sở thiện khởi sanh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận hoan hỷ, hoan hỷ… an vui, an vui… hạnh phúc, hạnh phúcthanh tịnh, thanh tịnh… tĩnh lặng, tĩnh lặng.

 

Nếu bạn tiếp tục ghi nhận chánh niệm những cảm giác nầy thì bạn sẽ tiến bộ từng bước mộtchứng đắc các tuệ giáccuối cùng chứng ngộ Niết Bàn. Tuy nhiên, cơ hội nầy chỉ có thể có được vào thời kỳgiáo pháp của Đức Phật. Giới luật chỉ giúp bạn tái sanh vào cõi ngườicõi Trời mà không thể đạt được Đạo và Quả. Bởi vậy, bạn đang sống vào thời kỳgiáo pháp của Đức Phật, bạn hãy lấy giới luật làm điểm khởi đầu để tiến đến sự chứng ngộ Niết Bàn ngay trong kiếp sống nầy.

 

3. Tham Thiền (Bhāvanā)

 

Bhāvanā có nghĩa là phát triển nghiệp thiện dưới một hình thức cao hơn. Có hai loại thiền: Thiền Vắng lặngThiền Minh Sát.

 

Thiền Vắng Lặng (Samatha Bhāvanā)

 

Samatha có nghĩa là làm cho an tịnh, tĩnh lặng các phiền não, giữ tâm trong sự an tịnh, tĩnh lặng. Chữ Bhāvanā có nghĩa là tinh tấn để phát triển. Như vậy Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lựctinh tấn phát triển sự an tịnh, tĩnh lặng, hay làm lắng đọng phiền não và giữ tâm an tịnh, tĩnh lặng. Nói một cách ngắn gọn thì Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tạo cho tâm an tịnh, tĩnh lặng.

 

Có 40 đề mục để hành thiền vắng lặng. Trong 40 đề mục nầy có mười đề mục không dẫn đến nhập định. 30 đề mục còn lại nếu phát triển đúng đắn, tốt đẹp sẽ đưa đến nhập định (Jhāna). Samatha có nghĩa là tập trung tâm ý trên đề mục và đốt cháy mọi phiền não.

 

Người thực hành thiền Samatha hay Thiền Vắng Lặng sẽ đạt được các tầng thiền. Trong khi chết, nếu tâm người nầy liên tục ở trong tầng thiền vắng lặng thì sẽ tái sinh thành một vị Phạm Thiên.

 

Những người hành thiền Vắng Lặng nếu không đạt được các tầng thiền thì cũng dễ dàng hưởng hạnh phúccõi ngườicõi trời.

 

Người hành Thiền Vắng Lặng, sau khi đạt kết quả không nên dừng lại đó. Hãy cố gắng chuyển sang Thiền Minh Sát để đạt Đạo QuảNiết Bàn.

 

Thiền Minh Sát ( Vipassanā Bhāvanā)

 

Vipassanā có nghĩa là thấy một cách rõ ràng. Bhāvanā có nghĩa là cố gắng để phát triển. Như vậy Vipassanā Bhāvanā có nghĩa là cố gắng phát triển để thấy một cách rõ ràng. Thấy một cách rõ ràng ở đây là thấy bản chật thật sự của sự vật hay của vật chất và tâm. Hay thấy rõ vật chất và tâm là Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Không có bản chất, không có cốt lõi hay vô ngã.

 

Một cách ngắn gọn, Vipassanā có nghĩa là hành thiền với mục đích là để thấy rõ bản chất thật sự của vật chất và tâm, thấy rõ chúng là vô thường, bất toại nguyệnvô ngã.

 

Vật chất (rūpa) có 28 loại, nhưng theo chân đế thì vật chất chỉ là Pháp vô tri, không có tâm. Tâm (Nāma) gồm có 81 loại tâm hiệp thế, và 52 tâm sở. Tổng cộng là 133. Nhưng theo chân đế thì chỉ có một tâm mà thôi.

 

Vật chất và tâm tự chúng biểu hiện mỗi khi ta thấy nghe, ngửi, nếm, đụng và suy nghĩ, có nghĩa là mỗi khi sự vật tiếp xúc với các cửa giác quan. Hành thiền Vipassanā là ghi nhậný thức sự đến và sự đi của vật chất và tâm qua các cửa giác quan trong khi thấy, nghe, ngửi…

 

Nếu thiền sinh đã có đầy đủ Ba La Mật thì qua việc hành Thiền Minh Sát, thiền sinh sẽ đạt đượcĐạo QuảNiết Bàntrở thành một vị Thánh ngay trong kiếp sống nầy. Ngay cả khi thiền sinhkhông đủ trí tuệ để đạt quả giải thoát nên không đạt thành quả ngay trong kiếp sống nầy, nhưng nếu tinh tấn hành thiền thiền sinh sẽ dễ dàng tái sanh vào cảnh trời hay người có sự an vui hạnh phúc. Thiền sinh đó có thể trở thành bậc Thánh trong kiếp tới nếu trong kiếp tới nầy thiền sinh vẫn tiếp tục hành Thiền Minh Sát. Nếu đã trở thành một vị Tu Đà Huờn thì ít nhất cũng khỏi rơi vào bốn ác đạo và trong các kiếp sống kế tiếp cũng sẽ là Phật tử.

 

Như vậy, tôi đã giải thích cho các bạn những điều mà các bạn không nên làm và những điều các bạn cần phải làm để trở thành một Phật tử chân chánh và tốt đẹp. Tuy nhiên, chỉ nghe giảng giảivề giáo pháp hay chỉ hiểu biết những điều tôi đã giảng giải cho các bạn thì chưa đủ. Điều quan trọng là bạn hãy đem những gì bạn đã hiểu biết ra thực hành. Có nghĩa là đừng làm những gì không nên làm.

 

Do làm những việc gì bạn phải làm và không làm những gì bạn không nên làm, bạn trở thànhngười Phật tử chân chánh tốt đẹp.

___________________

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app