7. Ba loại Trí tuệ
Có ba loại trí huệ: văn huệ, tư huệ và tu huệ.
Văn huệ (Sutamaya ñāna) là trí tuệ phát sinh do nghe hay học. Tư huệ (Cintamaya ñāna) là trí tuệ phát sinh do suy nghĩ và lý luận. Tu huệ (Bhavanama ñāna) là trí tuệ phát sinh do sự tu trì để phát triển tinh thần, khai mở trí huệ: đó là hành thiền. Tôi có thể giúp bạn có văn huệ và tư huệ, nhưng không thể giúp bạn có tu huệ. Muốn có trí huệ này bạn phải tự mình gặt hái lấy. Bạn phải hành thiền minh sát để có tu huệ.
*** (Hành thiền minh sát là quán sát các hiện tượng vật chấtvà tâm để thấy chúng vô thường, bất toại nguyện và vô ngã(Vô ngã có nghĩa là không điều khiển được, không kiểm soátđược, không có bản chất, không có cốt lõi, vừa mới sinh ra lại diệt mất và rơi vào không). Vô thường, khổ và vô ngã còn được gọi là tam tướng. Người thấy được tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã của sự vật thì sẽ không còn tham áidính mắc vào chúng nên sẽ thoát khổ.
Người thấy được tam tướng hay thấy được đặc tánh “không” của sự vật sẽ thoát khổ. [Sự vật ở đây còn gọi là vật chất và tâm, thân và tâm, danh và sắc, pháp hữu vi, ngũ uẩn, mười hai xứ (lục căn lục trần), mười tám giới (lục căn lục trần, lục thức)
Nếu hỏi các bạn đã thấy vô thường chưa thì hầu như mọi người đều trả lời là đã thấy. Hỏi thấy như thế nào họ sẽ trả lời đại khái như sau: Chẳng hạn như lúc mới sinh ra ta còn nhỏ, nay đã lớn, tuổi đã già. Trước kia ít bệnh, nay bị đau yếu hoài. Trước đây thấy có đầy đủ sức khỏe, nay đã yếu. Lại thấy người già, người chết, hoặc thấy nhà, cửa, ghế bàn trước đây còn mới mẻ nay đã cũ mòn v.v… Thấy tất cả sự vật vừa mới có đó lại mất đó, rốt cuộc tất cả đều đi vào không.
Nhưng khi hỏi thấy vô thường như vậy họ đã hết khổ chưa thì họ trả lời là chưa hết khổ. Chẳng hạn như: một phật tử đến chùa nghe nhà sư giảng về vô thường. Người Phật tử ấy vừa mới nghe giảng về vô thường xong, đứng dậy ra về, bước tới cửa, chiếc kính mắt rơi xuống bể, tâm đã thấy buồn khổ ngay. Tại sao thấy, biết vô thường rồi mà bây giờ kính rớt bể lại cảm thấy buồn khổ. Bởi vì sự thấy vô thường ở đây, sự biết vô thường ở đây chỉ là thất biết qua sách vở, thấy biết do nghe người ta nói hay thấy biết do quán sát một cách hời hợt, bề mặt. Tuy nhiên thấy biết qua sách vở, qua việc nghe người khác nói hay qua sự quán sát hời hợt cũng gọi là trí tuệ. Được như vậy cũng còn hơn là chẳng thấy biết gì về vô thường. Đây là trí tuệ đến do nghe, do học hỏi. Đây là trí tuệ khởi đầu.
Khi chiếc kính rơi xuống bể, ta thấy buồn khổ, nhưng nhờ đã đọc sách, đã nghe về sự vô thườngtrước đây nên ta lại tự nhủ: mọi sự vật trên thế gian này, vật chất và tâm đều vô thường, chiếc kính là vật chất nên cũng bị luật vô thường chi phối thôi. Nghĩ như vậy, nên sự buồn mất đi hay giảm thiểu phần nào. Sự tiếc nuối, tự trách sẽ giảm đi hay không kéo dài nữa. Đây là trí tuệ đến do suy tư.
Sau khi mua chiếc kính khác, nếu rớt bể lần nữa thì cũng lại buồn và lại suy tư rồi cũng lại hết buồn. Mỗi lần có điều gì không xứng ý xảy ra ta lại buồn rồi lại suy tư, lại tự an ủi, rồi lại hết buồn khổ. Nhưng cái khổ không dứt hẳn.
Hai loại trí tuệ trên: trí tuệ đến từ sự nghe, trí tuệ đến từ suy tư chỉ là trí tuệ vay mượn, chưa đủ khả năng để diệt trừ đau khổ.
Nỗ lực cố gắng hành thiền, dần dần thiền sinh có được trí tuệ thấy rõ trên thế gian này chẳng có gì ngoài các tiến trình vật chất và tâm. Chẳng hạn khi thiền sinh quán sát sự chuyển động của bụng sẽ thấy rằng: Chỉ có sự chuyển động của bụng là tiến trình vật chất và sự ghi nhân chuyển động này là tiến trình của tâm, ngoài ra chẳng có gì cả.
Sau đó, tiếp tục hành thiền, thiền sinh lại thấy rõ mọi sự vật chẳng có gì tự sinh ra mà không có nguyên nhân và điều kiện. Có sự chuyển động là nhân mới có được sự ghi nhận là quả. Phải có ý muốn đưa tay là nhân mới có tác động đưa tay là quả, ngoài ra chẳng có gì cả. Muốn có được một sự thấy phải có ít nhất ba điều kiện: mắt, vật thấy và tâm. Không có đủ các điều kiện này không thể nào có một sự thấy xảy ra. Thiền sinh thấy rõ các hiện tượng vật chất và tâm đều có nhân quả và điều kiện.
Tiếp đó, nhờ tiếp tục hành thiền, thiền sinh lại thấy mọi sự vật, vật chất và tâm, biến chuyển không ngừng, vừa mới sinh ra đã diệt ngay tức khắc. Tuệ thấy rõ vô thường khổ vô ngã dần dần chín muồi, nhìn đến đâu thiền sinh cũng chỉ thấy vô thường khổ vô ngã. Tuệ thấy sinh diệt luôn luôn thường trực. Lúc bấy giờ, nếu chiếc kiếng rơi xuống và bị bể, thiền sinh sẽ thấy rõ vô thườngngay mà không còn buồn khổ nữa. Đó là trí tuệ đến do thực hành.
Trong sách vở người ta gọi trí tuệ đến do đọc kinh sách, do nghe hoặc do quán sát hời hợt gọi là “Văn Huệ”. Trí tuệ đến do suy tư gọi là “Tư Huệ” và trí tuệ do thực hành gọi là “Tu Huệ”.
___________________