Bốn Tu Tập Thiền Dịnh Samadhi

Photo: Thiền sinh Việt Nam trong giờ thiền tọa tại Thiền viện Tharmaneykyaw Mahagandhayon, Yangon, Myanmar 2016.

BỐN TU TẬP THIỀN ĐỊNH (SAMADHI)

Thiền Định (Samadhi) là cốt tủy, là pháp tu tối quan trọng, là phương tiện không thể bỏ qua, là một trong tám chi phần của Bát Thánh Đạo: con đường duy nhất, chỉ có trong Phật giáo, dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, chấm dứt sinh tử luân hồi, bình an mãi mãi.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hành giả hiểu biết chưa đầy đủ và đúng đắn về Thiền Định (Samadhi), hay nhầm lẫn với Thiền Định Chỉ (Samatha), là phương tiện Tịch Chỉ để đạt tới các tầng thiền jhana, dẫn đến hiện tại lạc trú, tịnh tĩnh an trú, và ngũ thần thông. Bốn Tu Tập Thiền Định (Samadhi) do Đức Phật truyền dạy dưới đây chỉ rõ có bốn loại Định (Samadhi), nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, viên mãn mà
⑴ đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại,
⑵ đưa đến chứng đắc tri kiến,
⑶ đưa đến chánh niệm tỉnh giác,
⑷ đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.

Trong tâm từ
TK Viên Phúc.

"Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ sự tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.

⑴ Đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại?

Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp,

chứng và trú thiền thứ nhất
… thiền thứ hai
… thiền thứ ba…
chứng và trú thiền thứ tư.

Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại.

⑵ Đưa đến chứng đắc tri kiến

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến?

Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kín, tạo ra một tâm có hào quang.

Này các Hiền giả, như vậy là tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.

⑶ Đưa đến chánh niệm tỉnh giác

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm, tỉnh giác?

Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo biết được

thọ khởi, biết được thọ trú, biết được thọ diệt,
biết được tưởng khởi, biết được tưởng trú, biết được tưởng diệt,
biết được tầm khởi, biết được tầm trú, biết được tầm diệt.

Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.

⑷ Đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc?

Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, quán tánh sanh diệt trên Năm Thủ uẩn

– Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt.
Ðây là thọ…
Ðây là tưởng…
Ðây là hành…
Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.”

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

“Four concentrative meditations. This meditation, when developed and expanded, leads to

a. Happiness in the hear and now

b. Gaining knowledge and vision
c. Mindfulness and clear awareness and

d. The destruction of the corruptions.

i. How does this practice lead to happiness here and now? Here, a monk practices the four Jhanas

ii. How does it lead to the gaining of knowledge and vision? Here, a monk attends to the perception of light, he fixes his mind to the perception of day, by night as by day, by day as by night. In this way, with a mind clear and unclouded, he develops a state of mind that is full of brightness.

iii. How does it lead to mindfulness and clear awareness? Here, a monk knows feelings as they arise remain and vanish.

iv. How does this practice to the destruction of corruptions? Here, a monk abides in the contemplation of the rise and fall of the five aggregates of grasping: “This is material form, this is its arising, this is its ceasing; these are feelings, this is its arising, this is its ceasing; this perception, this is its arising, this is its ceasing; these are mental formations, this is its arising, this is its ceasing; this is consciousness, this is its arising, this is its ceasing.”

Tipitaka >> Sutta Pitaka >> Digha Nikaya >> Sangiti Sutta

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app