Nguyện

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Từ hôm trước tới nay chúng tôi nhận đc 4-5 đề nghị về các đề tài, yêu cầu khác nhau. Có người yêu cầu giảng về chữ Pháp, có người đề nghị giảng chữ Tu, có người đề nghị giảng chữ Thiền, rồi có người đề nghị giảng chữ Nhẫn, Bữa nay các vị đề nghị chữ Nguyện. Thôi thì thế này. Phật giáo Nam Tông Việt Nam đang có Đại tang là sự ra đi của Ngài hòa thượng Tịnh Giác.

Nếu mà là tôi, tôi sẽ ghi thế này: Rừng còn, cây bỏ đi đâu; cây to trống gốc cho rầu thiền lâm, cây non chửa kịp nẩy mầm, biết chờ cho đến bao năm hỡi trời

Biết bao năm nữa mới có đc người như Ngài: Cuộc đời của Ngài gói tròn trong 3 chữ: Minh bạch (giới luật trong sạch, minh nghiêm), Khiêm nhu (Ngài là người khiêm nhu, ai đã từng có dịp gặp ngài ngoài đời, thì chúng tôi cũng có dịp đảnh lễ Ngài ở chùa bên Thái, có vị mình sợ lắm nhưng Ngài Tịnh Giác, có gì khó khăn tôi đến tôi kéo y ngài), NGài là ông vua Pali của VIệt Nam, ngày xưa Ngài Hộ Giác tịch rồi, giờ còn Ngài Hộ Pháp, giữa 2 vị thì không có đánh giá ai, nhưng mà, tạm gọi về mặt hành chánh Ngài là vị Vua tiếng Pali của Việt Nam

Sự ra đi của Ngài là mất mát lớn cho chúng ta.

Giá trị của một người là khoảng trống người ấy để lại, có dễ dàng bị lấp đầy hay không. KHoảng trống Ngài Tịnh Giác để lại lớn quá, muốn lấp chỗ trống đó không phải dễ. Có lúc chúng ta cần đất, rác, đá (đá có nhiều loại: đá cuội, đá ong, đá cẩm thạch,…) để lấp chỗ trống. Để lấp được chỗ hư hao đó nó khó lắm.

Lấp sao mà nhìn vào mình không nhìn được cũ mới. Sự ra đi của Ngài Tịnh Giác để lại cho chúng ta khoảng trống không sao lấp đầy, ít nhất cũng phải vài mươi năm sau.

Hôm nay giảng về chữ Nguyện, theo yêu cầu quý vị.

Trong kinh Thánh Cầu, sự xuất hiện đầu đời, mọi chúng sinh đều có điểm giống nhau là giây phút đầu tiên có mặt ở đời; nhưng sau giây phút đầu tiên đó, tùy theo bản hoài, nguyện mỗi người mà chúng ta khác nhau.

Thay vì ngày xưa giờ, con làm được việc lành gì, để cầu danh cầu lợi cầu công hầu khanh tướng,… thì kể từ hôm nay, từ xây cầu, dựng tháp, nuôi dưỡng tăng chúng, giúp đỡ người nghèo khó, con mèo con vịt, xin dồn hết cho bổn nguyện giải thoát. Thì kể từ đó phước báu chúng ta đc gọi là Ba La Mật (Parami)

Nói tới chữ Nguyện, chúng ta phải nhắc đến nhiều khía cạnh để có thể hiểu sâu sắc chữ này. không kể người tật nguyền, nói người lành lặn nha, nghĩa là sinh ra có đủ mắt tai, thính giác, khứu giác thị giác…đầy đủ, có đủ 6 căn giống nhau nhưng có điểm khác là tùy thuộc nhiều yếu tố, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người mà cặp mắt, lỗ tai chúng ta thấy, nghe được gì, không giống nhau.

Tùy thuộc chúng ta sinh ra trong quốc gia, gia đình,… hoàn cảnh nào mà chúng ta nghe, thấy gì. Có cái thằng Tí thấy mà thằng Tèo không thấy. Cũng sanh ra 6 căn nhưng do điều kiện hoàn cảnh mà thằng Tí, thằng Tèo, .. Con Lan, Con Hương,…. nó có cái thấy, nghe được những thứ mà đứa kia không có điều kiện. Là ở đâu nó ra? Do bổn nguyện nhiều đời

cũng có 6 căn giống nhau mà tùy vào sở thích, điều kiện, trình độ, tiền nghiệp mà trước 6 trần cứ cho là giống nhau mà có người mơ nhà có bộ tranh đông hồ, có người thích bức tranh thủy mặc, có người thích màu trắng đen thôi, có người phải màu mè mới thích. Đó là chuyện thế gian. Nói qua Đạo. TRong số những người có cơ duyên gặp Phật Pháp, Do bổn nguyện nhiều đời, bản hoài sinh tử không giống nhau mà có người đến với Đạo chỉ làm một việc khấn khứa, cầu nguyện thôi, có người chỉ làm con mọt sách, có người chỉ thích bố thí, thấy người ta hành thiền, học đạo,… quăng tiền ra; có người thích ngồi thiền, ngay bố thí cũng chỉ thích bố thí trường thiền thôi,.. loanh quanh trong thập thiện. Có người thích phục vụ, có người thích bố thí, .. thuyết pháp, … học đạo,… trau dồi tri kiến… Do bổn nguyện của mình mà có người ĐỤNG ĐÂu CHẾT đó.

“thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào,…” khi mà nó được lắng đọng như vậy thì đương nhiên là an lạc. ĐỤNG ĐÂU CHẾT đó là sao? Cho đến bao giờ chưa là Thánh thì bất cứ một giai đoạn nào nó cũng chỉ là trạm dừng qua đêm thôi. Chưa là Thánh Nhân, chưa là Tu Đà Hườn thì bất cứ sở đắc, sở chứng nào nó cũng chỉ là trạm dừng trên con đường đi đến Giải thoát. Có người khi thấy mình là thí chủ đại gia tưởng mình đạt đến đỉnh cao công đức. Học được ba mớ tưởng đó là đỉnh của Đạo nghiệp, Ngồi thiền nghe nhẹ nhẹ mát mát tưởng là TỚI rồi, trở nên dễ ghét. Cho nên, cái thiện dục giới liên quan đến 6 trần, thiện đáo đại (liên quan đến các tầng thiền định từ sơ thiền đến phi tưởng phi phi tưởng) thì cũng do bổn nguyện, bản hoài mỗi người.

BIết cái gì cũng giả mà tưởng chánh niệm của mình là thứ thiệt.

NHẮC LẠI: Tùy thuộc bổn nguyện mỗi người, bản hoài mỗi người mà chúng ta đi được bao xa. Người thích cầm nắm thì đụng cái gì cũng cầm nắm. NGười thích nấn ná thì không đi đc xa. Chân đi mà lòng còn ở lại. Bổn nguyện cao nhất của người tu Phật là Buông bỏ tất cả = bỏ hết nhân xấu quả xấu, nhân lành quả lành. Làm nhân lành để không còn sanh tử ở 3 cõi 6 đường nữa.

ANH KHÔNG THỂ SỐNG THẤT NIỆM MÀ HIỂU RỐT RÁO LỜI PHẬT. Vì sự thật đầu tiên mà Đức Phật xác định là: MỌI SỰ Ở ĐỜI LÀ KHỔ. một người chỉ học giáo lý, thuộc lòng TAM TẠNG mà sống thất niệm thì không có cơ hội thấy được sự thật đầu tiên: MỌI THỨ ĐỀU LÀ KHỔ.

CHỈ CÓ NGƯỜI SỐNG CHÁNH NIỆM MỚI CÓ CƠ HỘI THÀNH TỰU TRÍ TUỆ MINH SÁT

SỰ CÓ MẶT CỦA 5 UẨN LÀ KHỔ. CÁI NÀY MỚI QUAN TRỌNG. ĐỂ THẤY ĐƯỢC CÁI NÀY, ANH PHẢI SỐNG CHÁNH NIỆM.

Nếu niềm vui, đau khổ, nó chỉ là sự tiếp nối của vô số sát na. Những gì mà chúng ta thấy mình hay, mình giỏi, mình dựa vào đó để tự hào, tự mãn, tự đắc, tự đại nó chỉ tồn tại 1 sát na, rồi nó được thay thế bằng cái khác. Để thấy được cái này, anh phải sống chánh niệm. LÀM SAO CÓ THỂ SỐNG ĐÚNG NHƯ VẬY??? BỔN NGUYỆN!!!

NGUYỆN quan trọng lắm. Ngay bây giờ mình không có khả năng đắc thiền, nhưng cứ nguyện

4 Nguyện:

1/ Đời đời kiếp kiếp, hễ còn sanh tử xin cho con gặp MInh sư Thiện hữu (thầy sáng, bạn sáng)

2/ Đời đời kiếp kiếp xin cho con có được cơ hội thực hiện công đức dù giàu nghèo sang hèn, hễ có cơ hội công đức là con có cơ hội. kể cả đang đói như quỷ nhưng hề gặp hiền thánh là con có củ khoai, miếng vải,… để cúng cho ngài.

3/ Nguyện cho con đời đời gặp đối tượng đáng lạy, đáng cúng dường, lễ bái.

4/ Nguyện cho con đời đời có khả năng ly dục, chứng thiền dễ dàng.

một người thiếu bổn nguyện thì tất cả công đức nó rơi rớt, rời rạc. Riêng người có bổn nguyện là đời đời sanh ra họ bắt được tần số, làn sóng của Minh sư Thiện hữu.

Làm thế nào để xài iPhone, iPad của người ta, dù có gần gũi cách nào mà không có password thì mình chịu không có vô được máy của họ. Tất cả MInh sư Thiện hữu để mình gặp hễ họ nói là mình hiểu, như mình có password cái iPad cái là mình vô. Nói qua cái hiểu liền.

Nhiều khi học thầy không tày học bạn là vậy đó, cái duyên nó không có cho phép.

Ngay bây giờ, cái thân này nó là gánh nặng. Vì có thân này mà nó có chuyện ngồi lâu nó mỏi, tê, nhức, ngứa, nóng, nực, đói, khát, tiêu tiểu, đi lâu mỏi chân, nằm hoài quẩn chân, kéo theo bao nhiêu hệ lụy khác trong cuộc đời trần ai khoai củ này. Khi anh thất niệm là anh sống như đứa bé không biết cái gì hết.

Nếu sống chánh niệm với bản thân anh, tại đây bây giờ, anh coi cái gì đang diễn ra trong thân này.

trong 16 tiếng anh thức (8 tiếng anh ngủ) anh coi có bao nhiêu tiếng, anh vui được bao nhiêu. chưa nói tới cái thiện. Trong 16 tiếng anh thức anh vui được bao nhiêu? Trong 16 tiếng anh vừa đau khổ, vừa bất thiện không à. Đó là nói 1 ngày. 1 tháng, 1 năm, một thập niên, một đời,… cứ vậy mà tính. Trừ cái lúc anh căng thẳng, đau khổ, lên máu, đau tim,… do ba cái chuyện tiền bạc, quyền lực,… anh vui được bao nhiêu????

DO: TIỀN NGHIỆP (NGHIỆP THIỆN ÁC TẠO RA TRONG NHIỀU ĐỜI) – KHUYNH HƯỚNG TÂM LÝ (CÁI NÀY QUAN TRỌNG LẮM, CÓ NGƯỜI THÍCH BUÔNG CÁI NÀY BẮT CÁI KIA, CÓ NGƯỜI BẨM SINH HỌ SỢ CẦM NẮM. TÔI NÓI PHÀM PHU. CÓ NHIỀU NGƯỜI HỌ HẠNH PHÚC VÌ HỌ CÓ NHIỀU CÁI TRONG TAY: ĐI SHOPPING CẦM CÀNG NHIỀU CÀNG SƯỚNG. CÓ NGƯỜI TAY RẢNH HỌ MỚI SƯỚNG. CÓ NGƯỜI XÀI TIỀN THẤY SƯỚNG, CÓ NGƯỜI TIẾT KIỆM THẤY SƯỚNG, CÓ NGƯỜI NHÀ ĐẦY MỚI THẤY SƯỚNG, CÓ NGƯỜI NHÀ TRỐNG LỔNG MỚI SƯỚNG, CÓ NGƯỜI PHẢI MẶC JACKET, NÓN, MẮT KIẾNG,.. PHỤ KIỆN CÀNG NHIỀU MỚI SƯỚNG, CÓ NGƯỜI QUẦN ĐÙI, ÁO MAY Ô THẬM CHÍ KHÔNG MẶC GÌ MỚI SƯỚNG,…Nói về đạo nghiệp: có người chỉ mong một ngày không đói, tối ngủ không lạnh là được. có người đạo nghiệp phải sênh sang, phải có đồ chúng mới cao tâm, có người mong chết không có gì để tiếc nuối, để sợ mất, để bỏ lại sau lưng, …đó là khuynh hướng tâm lý; với 2 khuynh hướng tâm lý này, trên luân hồi đương nhiên dẫn đến 2 khuynh hướng khác nhau: kẻ buông được bao nhiêu tốt bấy nhiêu)

thời Phật có những vị đệ tử Phật chỉ có tam y bình bát, đi 1 do tuần, cầm thuốc của mình thôi, vị ấy đã than do cái thân này làm khổ tui mang cái này. cũng có vị y nọ y kia mà Đức Phật phải cấm.

hai huynh đệ tu trên núi,lâu lâu Bồ Tát đưa sư đệ xuống đi bát dưới phố để thay đổi, cân bằng trở lại. xuống ở đâu được ít lâu thì 2 anh em dắt nhau về núi. Không có muối, muối nó quý lắm. vị Sư đệ mới cât túi muối lại, coi như báu vật. lúc về núi, lúc ăn trái cây, vị sư đệ mới kêu vị sư huynh khoan hãy ăn, cái này phải có muối mới ngon. Vị sư huynh hỏi ở đâu có muối, túm muối nhỏ xíu. Vị sư đệ mới nói lúc xuống núi có được nên giữ. Vị sư huynh mới nói Cả vương quốc đệ còn bỏ được mà có túm muối đệ buông không được.

Có người, buông với họ là khỏi gồng gánh mang vác khiêng khuân, là tay họ rảnh; còn có người có khuynh hướng cầm nắm, tay không cầm gì là thiếu.

Người thích nắm thì đụng đâu dính đó. làm được tí công đức, nghe được tí pháp, thiền được tí,… là dính trong đó. Lẽ ra họ phải nhớ một chuyện thế này: đi toa-let phải xài giấy, còn không thì xài nước. Xong việc, ra khỏi toa-let thì giấy ấy, nước ấy mình phải quên nó đi. Xài xong thì liệng bỏ. Phương tiện thì chỉ xài lúc cần thiết thôi. Chứ không có ai mà cầm nắm cái giấy, cái nước ấy khi ra khỏi toa-let. TẤT CẢ CHỈ LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ QUA SÔNG. QUA SÔNG RỒI, THÌ TẤT CẢ PHẢI BỎ HẾT. Ai đã từng mua vé tàu hỏa, xe bus, máy bay,… thì biết, tấm vé chỉ dùng để đi chuyến đó thôi, xong là nó không có tác dụng gì nữa.

Tất cả những gian lao khó nhọc Ngài Tịnh Giác, Ngài Hộ Pháp đã gặp, các vị nghe là các hết hồn luôn: xứ lạ quê người, học hành gian khổ,… khi xong hết rồi, thành bác học rồi, thì tuổi già ập tới, Thì tất cả chỉ là tấm vé thôi. Thì Ngài Tịnh Giác, Ngài xé cái vé của Ngài rồi đó, qua kiếp khác là Ngài có tấm vé khác rồi.

Lúc Ngài Tịnh Giác lấy được cái bằng Pali, lúc đó Ngài là đỉnh rồi, lớp 8, trình độ của Ngài là Ngài còn chấm được cho mấy vị lớp 9. nhưng vì Ngài học tài thi phận mà người ta thỉnh Ngài đi chấm cho mấy vị lớp 9 luôn. Ngài viết lách, đọc hiểu như một vị tỳ kheo đương thời Đức Phật, không có trở ngại trong Pali. Đến khi Ngài muốn dừng lại tu thiền, thì tuổi già ập đến. Ngài đang dịch lại Trường Bộ Kinh, thì Ngài mất.

Cho đến lúc chưa là Tu Đà Hườn, thì mỗi kiếp sinh ra ngài lại mua cái vé mới.

Mỗi vị phải có bổn nguyện để theo đuổi. Tôi nhắc lại: TU LÀ BUÔNG. Nguyện là Sự chọn lựa.

Dầu tu tập thiền định hay tuệ quán, CHƯA CHỨNG THÁNH THÌ MỌI NỖ LỰC CHỈ LÀ ĐỂ MUA CÁI VÉ THÔI. BƯỚC XUỐNG TÀU RỒI LÀ XONG. TÙY THUỘC BẢN NGUYỆN CỦA MÌNH MÀ MÌNH CÓ THIẾT THA LÀM THIỆN LÁNH ÁC HAY KHÔNG; TÙY THUỘC BẢN NGUYỆN CỦA MÌNH MÀ KIỂU TU TẬP KHÔNG GIỐNG NHAU; VÌ KIỂU TU TẬP KHÔNG GIỐNG NHAU NÊN NGÀY CHỨNG THÁNH CHÚNG TA CHỨNG THÁNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG GIỐNG NHAU. nhưng có cái: có điều kiện nó tốt hơn quý vị à.

Tôi có cái nghiệp ngộ lắm: ở chùa việt nam, khi phật tử cúng dường vật gì mà không đủ chư tăng chia thì để dùng chung, còn có cái phải chia ví dụ như dao cạo râu, khăn tắm,… thì phải bắt thăm, mà tui thường xuyên liên tục 10 lần bắt thì tui trật hết 9 lần rồi. Ngộ lắm.

Người mà ghét tui thì chửi không còn nước non nào. Còn người thương thì đi đồn, rồi tiếp tục tui nghèo nữa.

Cái nghiệp nó xui mà lây qua Kalama luôn. đổi ông khác có khi Kalama nó xây thành tháp vàng rồi mà tui có ăn nhậu gì đó đâu, tui chỉ là founder thôi.

Tiên thiên của tui nó tệ lắm. Tử vi nói tui tướng tinh con thỏ mà xương con gà, nhút nhát, gầy yếu lắm. nhưng có cái may năm nay 50 tuổi tôi chỉ bị trục trặc 1 lần đi mổ sạn thận thôi chứ không giống mấy ông bạn tôi, vị bị chảy máu cam, vị bị xoang, vị bị táo bón từ 15t tới bây giờ….

Tôi cầu từ đây tới ngày tôi đi không còn bị chọc lỗ, rạch đường, luồn ống nữa. Cho nên: Tùy thuộc kiểu tu, khuynh hướng tâm lý, mình vận dụng, ra sao mà từ cái nền tảng tâm thức đó mình tu tập khác nhau, cách tu chứng khác nhau, …

Ông thì suyễn, ông thì táo bón, ông thì viêm xoang ngồi gần mùi lắm, có người thì sức khỏe tốt nhưng mà cái này (đầu) nó không được, ngồi vô học là ngủ, coi việc học là cực hình, tra tấn, trong khi có người hiếu học, coi việc học là quyền lợi, là sung sướng, có người nghe học là tái mét luôn, thà đi chăn trâu. Vì tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý nó dẫn đến sự khác biệt đó. Tất cả do Bổn nguyện mà ra. Kinh Appadana nếu phải lựa thì tôi xin cái biệt hạnh nào nó mềm mềm chút.

Riêng tui: em chỉ xin gặp Phật em đắc Tu Đà Hườn là được rồi, đắc xong em chết luôn cũng được. Oải quá rồi

Càng lúc tôi càng thấm khổ sanh tử, khổ già, khổ bệnh, thương phải xa, ghét phải gần. chưa kể khổ sa đọa, mấy cái con giun, con trùn, biết chừng nào mới lên hả trời. Mấy con vi sinh, yếm khí sống chỗ thiếu oxy, mấy con hàu chun trong đá, tui nhìn tui sợ lắm, biết bao giờ mới chun lên. Chưa kể trong sinh có những loài yểu mệnh sáng sinh chiều chết. cứ sanh là chết chết rồi sanh mà không biết bao nhiêu ngàn tỷ kiếp sống như vậy, mù mịt tăm tối. Làm người thì không biết bao nhiêu lần sinh ly tử biệt.

Cho nên, tùy bổn nguyện của mình, còn muốn nấn ná, nắm níu thì ở lâu, còn muốn đi cho nó mau, đi cho nó lẹ thì: Tôi nhắc lại: CHỈ CÓ PHÁP MÔN CHÁNH NIỆM NHƯNG PHẢI HỌC GIÁO LÝ. RỒI CÓ MỘT NGÀY TRÍ TUỆ NÓ HIỂU RA, Tôi ghét chữ “phân tích”.

SỐNG CHÁNH NIỆM + KIẾN THỨC GIÁO LÝ cứ sống như vậy.

ĐỪNG CÓ PHÂN TÍCH, KHÔNG CÓ DANH – SẮC GÌ HẾT, DẸP! LÚC NÀO NGỒI ĐƯỢC THÌ NGỒI. xếp cái chân biết xếp cái chân. CHỈ QUAN SÁT CHỨ KHÔNG ĐIỀU KHIỂN, CAN THIỆP. CHỈ THUẦN TÚY QUAN SÁT MỘT CÁCH KHÁCH QUAN, TRUNG THỰC.

Nếu bổn nguyện anh tệ quá, nghe cái pháp môn anh nghe thấy oải. Nhưng nếu anh có ba la mật thì anh thấy không có cái pháp môn nào hay hơn LÀM GÌ BIẾT NẤY.

Bình thường của ngài A-la-hán là chỉ sống chánh niệm. Chánh niệm là đời sống duy nhất mà Ngài không thể chọn cái nào khác.

Buổi đầu nó là cái mình cố gắng có. bước 2: nó thành tự nhiên, mình an lạc với nó. bước 3: nó đủ mạnh để trí tuệ làm việc, nó không bỏ sót bất cứ chi tiết nào. ngày xưa đang đi biết đang đi, bây giờ đang đi biết đang đi biết tâm sân đang có mặt biết sự sợ hãi đang có hãi. Trong bước thứ 3 này, khi anh biết như vậy, anh hiểu thêm chuyện khác: TẤT CẢ ĐỀU LÀ KHỔ. BẤT CỨ NIỀM ĐAM MÊ NÀO, GIỮ LẠI CẢM GIÁC NÀO HAY MUỐN VƯỢT KHỎI CẢM GIÁC NÀY ĐỀU LÀ ĐAM MÊ TRONG KHỔ. MUỐN HẾT KHỔ THÌ ĐỪNG ĐAM MÊ TRONG KHỔ NỮA. VÀ SỐNG TRONG 3 NHẬN THỨC NÀY LÀ ĐANG TRÊN ĐƯỜNG THOÁT KHỔ.

Không có “sát trừ” thật ra là sự “thay thế”. Trước mình thấy nó là ngon là dở, là người thân kẻ thù, cái thích cái ghét, nhưng đến lúc mình nhìn rốt ráo thì thấy rõ ràng: đây là 5 uẩn, không có tôi, của tôi, NÓ CHỈ LÀ PHÁP THÔI. PHÁP ĐANG CÓ MẶT. CHỈ CÓ PHÁP VẬN HÀNH. CHỈ CÓ PHÁP ĐANG HIỆN HỮU. KHÔNG HỀ CÓ ĐỰC CÁI GIÀ TRẺ… TÙY ĐIỀU KIỆN MÀ CHỚP TẮT SANH DIỆT. chỉ với cái thấy đó vị ấy mới buông được thương thích, ghét sợ. CHỈ CÓ SỐNG CHÁNH NIỆM. KHÔNG CÓ CHÁNH NIỆM THÌ KHÔNG CÓ CƠ HỘI THẤY ĐƯỢC CHỚP – TẮT- CHỚP- TẮT

Để thực hiện được cái này thì quay lại Bốn nguyện:

1/ Đời đời gặp minh sư thiện hữu ( có 3 hạng: dạy mình điều lành nhưng họ không lành; họ là người lành nhưng chỉ thể dạy mình bằng thân giáo chỉ nhìn để bắt chước; họ làm được điều họ nói, dạy cho mình, chia sẻ với mình cái họ có họ hiểu, họ đã làm được, chứng được)

2/ Đời đời sinh ra có điều kiện để làm công đức: Khi cần tu thiền là có điều kiện, cần bố thí là có điều kiện. dù điều kiện của mình không bằng người ta, nhưng mà mình có điều kiện để làm điều đó là được rồi, Cần học đạo là bèn có thầy bạn ngon lành. cần giữ giới là bèn có người hộ trì, hỗ trợ. Đừng có nói giữ giới không cần người hộ trì, hỗ trợ. dù cùng phát nguyện không giữ tiền, thuốc men, y dư, thực phẩm, nhưng mà có vị thì thiếu triền miên, có vị thì có người theo dõi hỗ trợ khi cần. Đừng tưởng giữ giới là không cần điều kiện vật chất. Sai bét. Nói ngoài đời đi: Nghèo quá, cũng khó giữ giới lắm. Cái gì cũng cần có điều kiện hết. Cái “điều kiện làm thiện” có nhiều thứ lắm:

3/ Đời đời kiếp kiếp xin cho con gặp được đối tượng để cúng bái, tôn thờ, gặp được các ngài tôn túc để mà cúng bái. KHông có dễ đâu quý vị. KHông phải có tiền là muốn gặp ai thì gặp. Sai bét. Thiếu phước gặp cao nhân tự nhiên tới lúc mình biết tin là họ tịch rồi. dù các vị có giàu tới cỡ nào. Rồi tới khi gặp được thì sao? Não trạng mình là đất sét, sình không à, tới lúc gặp chỉ cúng dường được chai dầu gió. Trong khi gặp cao nhân hiền thánh mình phải biết lắng nghe, thực hành, học đã luôn, hỏi đã luôn. Như gặp ngài Hộ Pháp, Ngài Tịnh Giác, Ngài Pa – Auk, Ngài Ajahn Chah, Ngài Ledi,… ngay cả gặp Phật cũng bằng không.

Nên nhớ: PHẬT TRÍ VÔ BIÊN, PHẬT LỰC VÔ CÙNG, PHẬT TÂM VÔ LƯỢNG NHƯNG KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC NGƯỜI VÔ DUYÊN.

MUỐN CẦU GIẢI THOÁT: BÀ CON PHẢI HỌC GIÁO LÝ, SỐNG CHÁNH NIỆM. chỉ có học giáo lý, sống chánh niệm thì nguyện như vẹt. vì nó chưa thực sự sợ luân hồi. nó phải ngán thiệt.

Chúng sanh có 3 hạng: hạng hạ căn (thấy khổ ngán quá, cầu giải thoát); hạ thứ 2: thấy vui mong manh, cái đẹp, cái thích mong manh bèn cầu giải thoát, không muốn chơi trò chơi đó nữa; bậc thượng căn là thấy được sự vô ích vô nghĩa vô duyên của hiện hữu, cầu giải thoát.

Chán Khổ khổ – hạ căn ; Chán: Hoại khổ – trung căn; chán: Hành khổ – thượng căn. cầu giải thoát không liên quan cảm xúc, thấy mọi thứ ở đời do duyên mà có, có rồi lại mất. có để mà mất chứ không có cái ý nghĩa gì hết. Các nhà hoạt động chính trị họ hứa tùm lum đó là cách nghĩ thế gian chứ trong kinh Đức Phật dạy rất rõ: có đâu cõi dục bằng cõi trời, có đâu trong cõi sắc bằng cõi tịnh cư. có đâu trong cõi vô sắc mà bằng phi tưởng phi phi tưởng.

Tôi nhắc lại: phải có học giáo lý, sống chánh niệm để làm một việc thôi: thấy cái cục này là khổ, gánh nặng. tất cả cái gì yêu nhất rồi cũng mất, có 2 cách: một là nó bỏ mình đi, hai là mình bỏ nó mình đi.

Phải liên tục sống như vậy, trước mắt là bi quan xám xịt, mới biết đạo nhìn ngán lắm, nghĩ đến cái chết, bất tịnh thì ngán lắm nhưng nếu liên tục sống trong nhận thức như vậy của hành giả tuệ quán sẽ có một ngày vẫn tiếp tục thấy như vậy nhưng không còn bi quan nữa mà an lạc. An lạc của người tu không phải mát lạnh, mà là có ngày anh thấy tất cả cái đắng không tồn tại quá 1 sát na, tất cả cái ngọt nó không tồn tại quá 1 sát na. Tất cả chỉ là sự tiếp nối của nhiều sát na thôi. Tất cả trầm uất, trầm cảm là chuỗi ghép nối của vô số sát na tâm lý. Một ngày quý vị sẽ thấy mình chỉ là một nắm cát, một túi hát é, hạt chia thôi.

Mình chỉ là chùm ánh sáng chớp tắt chớp tắt trong từng giây đồng hồ. Phải thấy như vậy. thấy không phải do tuyên truyền nhồi sọ rỉ tai mà tự thân mình thấy như vậy. CHính cái thân này lúc nóng lúc lạnh lúc khó chịu lúc thoải mái. còn cái tâm này lúc buồn lúc vui…. cái chết nó chỉ là sự rời rã của nắm cát thôi. lúc đó cái chết nó không còn sợ hãi. Anh có càng nhiều cái anh thích càng nhiều người anh thường thì càng có nhiều cơ hội để đau khổ.

CHỈ CÓ BUÔNG BỎ MỚI SỐNG AN LẠC. CHỈ CÓ BUÔNG BỎ MỚI CHẾT THANH THẢN. NẾU TỰ XÉT KHẢ NĂNG BUÔNG BỎ CỦA MÌNH QUÁ KÉM, THÌ NGAY TỪ BÂY GIỜ RÁNG HẠN CHẾ SỞ HỮU NHỮNG THỨ KHÓ BUÔNG BỎ. ==> XĂM LÊN NGƯỜI

CÁC VỊ BẮT BUỘC PHẢI THUỘC CÂU THẦN CHÚ NÀY CẢ NGHĨA ĐEN LẪN NGHĨA BÓNG, PHẢI NHỚ CANH CÁNH, ĐAU ĐÁU TRONG LÒNG MÌNH.

Tu là tu tâm không phải tu tướng. ĐỪNG HAM NGỒI LÂU. CÁI QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI NGỒI BAO LÂU MÀ KHẢ NĂNG CHÁNH NIỆM CÓ BỀN BỈ HAY KHÔNG. Một ngày mà quý vị chánh niệm được 16 tiếng mà tư thế sinh hoạt lúc đi lúc đứng lúc nằm lúc ngồi tôi quý hơn quý vị ngồi 16 tiếng mà chánh niệm chưa đủ 10 tiếng, mà chưa nói ra khỏi lúc ngồi các vị lăng xăng lăng xăng. Đừng ngu xuẩn mà bì với thánh nhân. Thánh nhân nhập định 7 ngày là thánh nhân. người ta có bệnh có chết cũng gấp tỷ lần mình. Mình không phải là thánh nhân. đừng có ham ngồi lâu. Quan trọng là: PHÁP MÔN NÀO PHÙ HỢP VỚI MÌNH. NẾU THẤY MÌNH TU ĐƯỢC THEO CHÁNH KINH THÌ KHÔNG CẦN PHẢI THẦY. VÌ TẤT CẢ CÁC THẦY ĐỀU TRAO TRUYỀN KINH NGHIỆM CÁ NHÂN, MANG DẤU VẾT ĐẶC THÙ.

ĐẦU TIÊN: MỞ KINH TỨ NIỆM XỨ CỦA TRƯỜNG BỘ – TRUNG BỘ. đọc sách thiền ít thôi. Tôi dịch kinh nghiệm tuệ quán cho bà con tham khảo, chứ không mong các vị theo đó. “lắm thầy rầy ma” ĐỌC THAM KHẢO THÔI. giới thiệu quý vị một số kinh nghiệm “vui vui” của các vị thiền sư, đừng coi những kinh nghiệm đó là TOÀN BỘ, TẤT CẢ của vị thiền sư. SAI.

Bản thân họ lúc này lúc khác, đừng nghe ông Sơn Nam nói chuyện mà phán đó là toàn bộ cụ Sơn Nam. SAI. Phải đọc, phải gặp, phải sống cùng, mà sống cùng còn phải coi ổng coi mình là bạn bè, là người vong niên, là người qua đường, là hàng xóm,…

Chỉ nên dừng lại mức tham khảo, đừng coi đó là tất cả. Như cẩm nang nấu nồi canh chua, nên dừng lại ở mức tham khảo thôi, vì dân miền tây nấu khác dân sài gòn.

Kỳ sau tôi thích giảng gì tôi giảng cái đó. nha.

Tôi không biết tuần sau tôi sẽ nói cái gì, nhưng mong bà con cứ liên tục gửi về đề nghị. Đề tài mình chỉ 1 chữ thôi. chữ Thiện, Chữ Ác, …chữ Thiện trong đạo Phật nó thậm thâm. Chữ Ác, học một chữ Ác thôi cũng đủ tu đủ thành thánh rồi.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app