Nội Dung Chính
CHƯƠNG II : CHÁNH KIẾN TƯỜNG GIẢI
(Sammàtthi Dìpanì) Ledi Sayadaw
PHẦN I
Diṭṭhibandhanabandheyya,
Taṇhāsotena vāhite
Satte nāyaka tāresi
Bhagavantassa te namo.
Nhờ con thuyền Bát Chánh
Thiên, Nhơn Sư độ chúng
Rối ren trong biển ái
Trôi lăn trong biển ái
Kính đảnh lễ Thế Tôn.
(Nhờ con thuyền mang tên “Bát Chánh Đạo”, bậc Đại Đạo Sư của chư Thiên, Phạm Thiên, và nhân loại đã cứu vớt những chúng sinh đang rối ren với muôn vàn tà kiến và trôi lăn vô định trong đại dương tham ái. Con kính thành đảnh lễ Đức Thế Tôn)
-
Ba Loại Tà Kiến
“Này các Tỳ khưu, có ba loại tà kiến, do đắm mê chúng, luận bàn chúng, và lấy chúng làm mục tiêu, một số sa môn và Bàlamôn đã rơi vào các cực đoan và trở thành những kẻ chủ trương vô hành kiến (akiriya diṭṭhi – người chủ trương quan điểm cho rằng không có quả báo của hành động hay nghiệp). Ba tà kiến này là gì? Đó là:
– Tiền định kiến (pubbekata-hetu-diṭṭhi)
– Tạo hóa kiến (issaranimmāna hetu-diṭṭhi)
– Vô nhân kiến (ahetu-apaccaya-diṭṭhi)
- Tiền định kiến – Pubbekata-hetu-diṭṭhi. Quan điểm cho rằng mọi cảm thọ mà các chúng sinh thọ hưởng trong kiếp hiện tại chỉ do nhân, do duyên các hành nghiệp mà họ đã làm trong những kiếp quá khứ mà thôi
“Này các Tỳ khưu, có một số sa môn và Bàlamôn công bố và chấp giữ quan điểm sau: ‘Mọi cảm thọ lạc thuộc thân và tâm, mọi cảm thọ khổ thuộc thân và tâm, mọi cảm thọ bất lạc bất khổ mà các chúng sinh thọ lãnh trong kiếp hiện tại chỉ do nhân các hành nghiệp mà họ đã làm trong những kiếp quá khứ mà thôi.’ Quan điểm này được gọi là Tiền định kiến – Pubbekata-hetu-ditṭṭhi.”
- Tạo hóa kiến – Issaranimmāna-hetu-diṭṭhi. Quan điểm cho rằng mọi cảm thọ trong kiếp hiện tại là do một đấng tối cao hay Thượng Đế tạo ra.
“Này các Tỳ khưu, có một số sa môn và Bàlamôn công bố và chấp giữ quan điểm sau: ‘Mọi cảm thọ lạc thuộc thân và tâm, mọi cảm thọ khổ thuộc thân và tâm, và mọi cảm thọ bất lạc bất khổ mà các chúng sinh thọ hưởng trong kiếp hiện tại là do một đấng Phạm Thiên (Brahmā) hay Thượng Đế tạo ra.’ Quan điểm này được gọi là Tạo Hóa kiến – Issaranimmāna-hetu-diṭṭhi.”
- Vô nhân kiến – Ahetu-apaccaya-diṭṭhi. Quan điểm cho rằng “không có nhân, không có duyên” của mọi hiện hữu.
“Này các Tỳ khưu, có một số samôn và Bàlamôn công bố và chấp giữ quan điểm sau: ‘Mọi cảm thọ lạc thuộc thân và tâm, mọi cảm thọ khổ thuộc thân và tâm, và mọi cảm thọ bất lạc bất khổ mà các chúng sinh thọ hưởng trong kiếp hiện tại tự chúng có mặt chứ không do nhân sanh nghiệp (jana-kamma) và trì nghiệp (upatthambhaka-kamma)’. Quan điểm này được gọi là Vô nhân kiến – Ahetu-apaccaya diṭṭhi.”
CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH
- Chánh Kiến & Nghiệp – Ledi Sayadaw & Nhiều Tác Giả – Lời Nói Đầu
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương I: Nghiệp Dưới Cái Nhìn Của 1 Cư Sĩ
- Nghiệp Và Lý Nhân Quả – Câu Chuyện Của Francis (tiếp chương I)
- Nghiệp Hoạt Động Thế Nào? Tái Sinh & Chú Niệm Trong Đời Sống & Lúc Chết?
- Hành Động & Phản Ứng – Câu Chuyện Của Leonard A.Bullen
- Nghiệp & Tự Do Ý Chí – Chia Sẻ Của Francis
- Những Suy Nghĩ Về Nghiệp & Quả Của Nghiệp – Nyanaponika Thera
- Nghiệp Là Gì? Những Quan Điểm Sai Lầm Về Nghiệp – K. Sri Dhammananda
- Nghiệp Là Gì: Tái Sinh Có Xảy Ra Đồng Thời Với Sự Chết Không, Sát Na Tử?
- Nghiệp Là Gì – Liệu Có Thể Thay Đổi Được Không? Năng Lực Công Bằng?
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương II: Chánh Kiến Tường Giải – Ba Loại Tà Kiến – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Phản Bác Tiền Định Kiến, Tạo Hoá Kiến, Vô Nhân Kiến – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Giải Thích Về 3 Tà Kiến & Phản Bác Tiền Định Kiến – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Giải Thích Từ Nghiệp Sở Hữu & 3 Lĩnh Vực Chính – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Bác Thuyết Tạo Hoá & Vô Nhân Kiến – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Giải Thích Về Kammassaka-Vada & Thân Kiến – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Cái Tôi Làm Cho Con Người Xấu Xa Thế Nào? Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến Tường Giải – Hỏi Đáp Về Nghiệp – Ledi Sayadaw
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương III: Quy Luật Vận Hành Của Nghiệp – Sayadaw U Silananda
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương IV: Nghiệp Phân Tích Theo Vi Diệu Pháp
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương V: Nghiệp & Quả: 1 Số Giải Thích Về Nghiệp
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương VI: Mười Phước Nghiệp Sự – Bố Thí
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương VI: Mười Phước Nghiệp Sự – Giữ Giới & Tu Thiền
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương VI: Mười Phước Nghiệp Sự – Cung Kính, Phục Vụ,.. Chánh Kiến
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương VII: Các Thiến Trình Tâm Cận Tử
- Chánh Kiến & Nghiệp – Chương VIII: Tái Sinh
- Chánh Kiến & Nghiệp – Hỏi Đáp Về Nghiệp – Nina Van Gorrkom (P1)
- Chánh Kiến & Nghiệp – Hỏi Đáp Về Nghiệp – Nina Van Gorrkom (P2)
- Chánh Kiến & Nghiệp – Hỏi Đáp Về Nghiệp – Nina Van Gorrkom (P3)