LỜI DẠY PHỔ QUÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Tất cả các bạn đã cùng nhau tụ hội ở đây tối hôm nay để tìm hiểu tính phổ quát của lời dạy, hay giáo pháp của Đức Phật. Một vị Phật luôn luôn giảng dạy Pháp (Dhamma), không có gì khác ngoài Pháp. Và Pháp thì có nghĩa là sự thực, là quy luật của thiên nhiên hay quy luật tự nhiên, quy luật vốn có tính phổ quát. Pháp (Dhamma) không bao giờ mang tính chất bộ phái; Dhamma là quy luật phổ quát của tự nhiên. Có rất nhiều vị đạo sư cùng thời hoặc trước thời Đức Phật đã cố gắng giảng dạy Pháp như ngài, nhưng họ đều không thành công.

Tôi xuất thân từ một gia đình, từ một truyền thống Ấn giáo (Hinđu), rất trung kiên và bảo thủ, và vì xuất thân từ truyền thống ấy nên tôi biết rõ bối cảnh tinh thần của Ấn Độ, tôi biết rất rõ những giáo lý của nó. Lần đầu tiên khi tôi đi đến thầy tôi (tức thiền sư U Ba Khin) để tham dự một khóa thiền Vipassanā, dường như không có gì mới mẻ đối với tôi. Đức Phật dạy về giới (sīla), những người Hinđu bảo thủ, và truyền thống Jain (Kỳ Na Giáo) của Ấn Độ, cũng xem giới là quan trọng. Đức Phật dạy định (Samadhi), làm chủ tâm, thì tôi thấy điều này cũng có rồi. Mỗi truyền thống đều dạy cách làm thế nào để kiểm soát tâm, làm thế nào để tu tập sự làm chủ đối với tâm. Đức Phật dạy tuệ (paññā); và nó dường như cũng không mới đối với tôi. Trong truyền thống tôi xuất thân, người ta phải tu tập để thanh tịnh tâm – để thoát ra khỏi rāga, nghĩa là tham ái; để thoát ra khỏi Dosa hay sân hận; để thoát ra khỏi Moha, tức si mê. Chắc có gì là mới, nhưng mọi thứ lại rất mới. Mỗi bước tôi bước đều kì diệu.

Tại sao? Hãy để tôi giải thích tại sao.

Giống như nhiều bậc đạo sư khác, Đức Phật cũng dạy về giới, ngũ giới (pañca sīla), và giống như họ, bằng nhiều cách khác nhau, Ngài cũng giải thích lý do tại sao người ta nên giữ giới. Bạn không nên sát sanh. Tại sao bạn không nên sát sanh? Nếu ai đó đi đến và muốn giết bạn, bạn chắc chắn không thích điều đó. Những điều bạn không thích, người khác cũng không thích. Vì thế hãy tránh những hành động nào mà, nếu người khác thực hiện đối với bạn, bạn không thích. Bạn không nên làm một điều gì gây thiệt hại và tổn thương cho người khác. Do đó chớ sát sanh. 

Nếu ai đó lấy cắp vật gì của bạn, bạn sẽ không thích. Tất nhiên đây là điều không ai thích cả. Vì thế đừng lấy vật gì của người khác, nhất là những vật thân quý đối với họ. Bạn không trộm cắp bởi vì bạn không thích mình bị trộm cắp vậy.

Nếu một người nào phạm tội cưỡng hiếp hay thông dâm với một người trong gia đình bạn, bạn không thích điều đó. Vì thế bạn không nên làm những việc như vậy.

Một người nào đó nói dối hay đánh lừa bạn. Bạn không thích. Bởi thế, bạn không nên làm một điều gì tương tự mà người khác không thích như thế. Các bạn có thể đồng ý với bốn giới vừa kể – “Vâng tôi hiểu, tôi không nên sát sanh. Tôi không nên trộm cắp. Tôi không nên phạm vào những tà hạnh. Tôi không nên nói dối. Thế nhưng khi bạn say sưa bạn có thể phạm cả bốn giới này. Bạn bất lực. Bạn là kẻ nô lệ của các chất say. Bạn không còn là chủ nhân của mình. Bởi thế đừng dùng bất kì một loại chất gây say nào. Thật kì diệu !

Cách giải thích khác: Nếu bạn không phạm vào một giới nào, sau khi chết bạn sẽ sanh lên cõi trời này hay cõi trời nọ.

Thật kì diệu, có phải không?

Cách khác: Bạn là một con người và mỗi người phải sống trong xã hội. Một người gia trưởng còn phải sống với những thành viên trong gia đình của mình. Cho dù một người nào đó có từ bỏ đời sống gia chủ, họ vẫn phải tiếp xúc với xã hội. Là một thành viên của xã hội bạn không nên làm một điều gì gây xáo trộn sự bình an và hòa hợp của xã hội. Bạn không thể hưởng được sự bình an và hòa hợp nếu quanh bạn hoàn toàn không có bình an và hòa hợp. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống bình an và hòa hợp, điều đó có nghĩa là bạn phải khuyến khích sự bình an và hòa hợp chung quanh bạn. Nếu bạn bị vây quanh bởi lửa, đừng nghĩ rằng bạn sẽ không bị khổ bởi lửa ấy. Cái nóng của lửa sẽ làm cho bạn khổ sở. Nếu bạn muốn bình an, thì đừng làm điều gì bằng thân hay khẩu vốn sẽ gây xáo trộn sự bình an và hòa hợp của những người khác, vốn sẽ gây thiệt hại và tổn thương cho người khác. Thật kì diệu !

Người ta vẫn tiếp tục được nghe những lời giảng như vậy, nhưng họ nghe tai này, và ra tai kia. Điều này đã xảy ra với hầu hết các tôn giáo. Tất nhiên ở đây chúng ta không chỉ trích giáo lý của các tôn giáo khác mà chỉ cốt để hiểu ra sự khác nhau mà thôi. Một người say biết rất rõ rằng uống rượu là điều không tốt đối với họ. Họ muốn thoát khỏi nó. Một người cờ bạc hiểu rằng cờ bạc là việc chẳng tốt lành gì. Họ cũng muốn thoát khỏi nó; thế nhưng khi cơ hội đến, họ không kiểm soát được mình. Họ là phạm vào chính cái điều họ không muốn ấy. Thường thì người ta hiểu rằng họ không nên làm điều này, điều nọ, tuy vậy họ vẫn là kẻ nô lệ cho chính cái tậm của họ. Bởi vì họ không làm chủ được tâm.

Vì thế bước kế tiếp là tu tập định (Samādhi), làm chủ tâm. Một lần nữa, lời dạy về Samādhi, hay định không chỉ là độc quyền của Đức Phật. Các bậc đạo sư đương thời với ngài cũng dạy định. Trước khi thành Phật, chính Đức Phật đã từng đến với hai vị thầy, Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta, từ nơi hai vị này ngài đã học được kĩ thuật thiền định rất sâu lên đến tầng thiền (jhāna) thứ bảy (Vô Sở Hữu Xứ) và thứ tám (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ). Vì thế định đã được dạy trước thời của ngài. Mặc dù các loại Pháp hành thiện định đã có trước, lời dạy của Đức Phật về phương diện này vẫn có cái khác kì diệu của nó. Có lẽ không thể có sự so sánh giữa định thế gian hay thiền hiệp thế (lokiya -jhāna) mà người ta thực hành thời đó, và những gì ngài đã phát triển và giảng dạy cho người khác, thiền siêu thế (lokuttara jhāna).

Về phương diện tuệ (paññā) cũng thế. Tâm này, thân này, vốn bao gồm toàn bộ lãnh vực cảm quan, là vô thường, anicca, anicca. Thân tâm này không thể là một nguồn hạnh phúc đối với chúng ta. Nó chỉ là cội nguồn của khổ, dukkha, dukkha. Hiện tượng (thân tâm) này không phải là: “Ta”, không phải “của ta”, không phải “tự ngã của ta”. Anatta (vô ngã). Đối với nhiều người thì đây dường như là đóng góp của Đức Phật. Song không phải như vậy. Ngay cả vào thời Đức Phật chúng ta đã gặp những trường hợp có người không phải là đệ tử của Đức Phật đến tham vấn ngài và ngài đặt câu hỏi với họ, “Kiṃ mannasi?” Ông nghĩ thế nào về hiện tượng danh và sắc (tậm – thân) này? Nó là thường (nicca) hay vô thường (anica)? Và người nghe trả lời, “Thưa Tôn giả, vô thường.” “Danh sắc này khổ hay lạc?” và họ trả lời, “Khổ – Dukka”. “Danh sắc này là tôi, của tôi, tự ngã của tôi, hay không phải là tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi?” “Nó không phải là tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi- nó là vô ngã, annata”. Người ấy là Bāhiya (một du sĩ ngoại đạo), không phải đệ tử của Đức Phật, tuy thế ông vẫn đưa ra những câu trả lời này. Vậy cái gì là đóng góp kì diệu của Đức Phật?

Đầu tiên Đức Phật hỏi người này, “Kim mannasi? Ông nghĩ (hay tin) thế nào? Nó có vô thường không? Nó có khổ không? Nó có vô ngã không? Và người này đã trả lời, “Vâng, cái này (danh sắc) là vô thường. Danh sắc này là khổ, là vô ngã. Và rồi Đức Phật nói tiếp,” Evam passa (Nhờ quan sát nó là như vậy, ta giải thoát khỏi khổ đau). Chỉ đơn thuần tin thôi sẽ không giúp ích gì cho bạn. Passa: ông hãy quan sát thực tại; và với sự quan sát ấy ông, jana: kinh nghiệm trực tiếp, lúc đó ông sẽ hiểu được đây là vô thường – annica, đây là khổ – dukkha, đây là vô ngã – anatta.” Sự tuyệt diệu của giáo pháp Đức Phật nằm ở đây.

Thuyết pháp như vậy thật dễ dàng và nghe pháp còn dễ dàng hơn nữa. “Chúng ta hãy nói về Pháp (Dhamma) và lắng nghe những lời của Pháp.

Tuyệt diệu thay ! Giáo pháp của Đức Phật thật tuyệt diệu thay ! “Với cách thuyết pháp và nghe pháp như vậy, người ta trở thành một kẻ ngưỡng mộ Đức Phật, trở thành một người sùng kính Đức Phật. Nhưng không nhất thiết phải trở thành một tín đồ của Đức Phật. Đi theo con đường của Đức Phật, passa-yana: Bằng Vipassanā hay Minh sát bạn tự mình kinh nghiệm sự thực, kinh nghiệm quy luật tự nhiên. Lúc đó bạn sẽ hiểu và sự hiểu biết đó mới là trí tuệ của bạn. Ngược lại đó chỉ là trí tuệ của Đức Phật, một trí tuệ vay mượn, chứ không phải của bạn.

Mỗi cá nhân phải phát triển trí tuệ của mình. Mỗi cá nhân phải phát triển sự giác ngộ của chính mình. Trí tuệ mà Siddhatta Gotama (Sĩ đạt đa Cồ đàm) phát triển chỉ giúp được một người, và người đó là Siddhatta Gotama, chứ không phải ai khác. Con người này đã trở thành bậc giác ngộ viên mãn bởi vì ngài đã tự mình phát triển trí tuệ. Những người khác có thể có được nguồn cảm hứng, những người khác có thể có được sự chỉ dẫn: “Đây là cách Đức Phật đã thực hành, và là cách ngài trở thành Phật (Buddha – Bậc Giác Ngộ)”. Song mỗi cá nhân phải từng bước trên đạo lộ để đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Nếu tôi không bước bước nào trên đạo lộ mà chỉ tiếp tục cầu nguyện, “Lạy Phật – Ôi Đức Phật kì diệu.” Tôi chỉ tiếp tục ngưỡng mộ Đức Phật – “Ôi Đức Phật kì diệu, ôi giáo pháp (dhamma) kì diệu”. Điều đó chẳng lợi ích gì cả. Tôi có thể tiếp tục cầu nguyện suốt cuộc đời tôi. Tôi có thể tiếp tục ngưỡng mộ Đức Phật và giáo pháp suốt cuộc đời tôi. Nhưng nếu tôi không thực hành pháp, tôi sẽ không gặt hái được những quả báo của pháp. Đây là khác biệt cơ bản giữa lời dạy hay giáo pháp của Đức Phật và lời dạy của các bậc đạo sư khác.

Bởi vì tôi xuất thân từ một truyền thống đặc biệt, mọi thứ mà tôi học từ thầy tôi (Ngài U Ba Khin) ở mức lý thuyết chẳng có gì là mới đối với tôi. Nhưng ở mức thực hành truyền thống của tôi không có gì mới để đưa ra. Sau đó tôi còn nhận thấy rằng không có truyền thống nào có được điều gì mới để đưa ra. Tất cả chỉ có nói, nói, và nói suôn. Không có lối thoát. Vì thế chúng ta nên thực hành Vipassanā hay thiền Minh Sát như Đức Phật muốn chúng ta thực hành. “Passa – Yana: bạn hãy quan sát thực tại trong chính mình. Và lúc đó bạn sẽ hiểu vì sao tôi dạy như vậy, tại sao tôi lại muốn bạn giữ giới – sīla”. Tất cả những lý do khác mà tôi đã đưa ra chỉ có tính chất nông cạn, bề ngoài hoặc rất thô mà thôi.

Lời dạy của Đức Phật đưa bạn từ thô – olarika, đến tế – sukhuma: danh và sắc hay tâm và thân vi tế. Một sự tương tác không ngừng của danh và sắc cứ tiếp diễn suốt cuộc đời chúng ta. Từ lúc chúng ta thọ sanh cho đến lúc chúng ta chết đi, có một sự tương tác hay tác động qua lại của danh và sắc không ngừng như vậy. Tâm, thân ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tâm sanh do sắc (thân), sắc sanh do tâm – những luồng chảy, luồng cắt, luồng ngầm, và tất cả những điều này đang xảy ra trong cơ cấu cấu thân.

Khi bạn thực hành Vipassanā bạn sẽ thấy rằng có những cảm thọ ở khắp toàn thân; nhưng đừng xem chúng chỉ là những cảm thọ của thân. Một mình thân không thể cảm giác; đòi hỏi phải có tâm – tâm cảm giác.

Một cảm thọ đặc biệt xuất hiện – tâm cảm giác nó, đồng thời một phần khác của tâm sẽ phản ứng lại nó. Nếu đó là cảm thọ dễ chịu hay thọ lạc tâm sẽ phản ứng với ham. Nếu đó là cảm thọ khó chịu, tâm sẽ phản ứng với sân. Khi tâm phản ứng với sân, cảm thọ khó chịu sẽ trở nên khó chịu hơn.

Khi bạn bắt đầu kinh nghiệm được những cảm thọ này, bạn sẽ để ý thấy rằng nếu như bạn sát sanh bạn sẽ phát ra một số lượng sân hận hay ác ý hay thù nghịch rất lớn. Sân hận – Dosa –này phải khởi lên trong tâm bạn trước, chỉ khi ấy bạn mới sát sanh. Nếu bạn là một hành giả Vipassanā tốt, bạn sẽ thấy rằng ngay khi bạn phát ra bất kì một tiêu cực nào trong tâm – có thể đó là sân hận, nóng giận, ác ý hay thù nghịch – bạn trở nên kích động, bạn trở nên đau khổ. Bạn không thể nào thọ hưởng được sự bình an khi bạn phát ra sân hận như vậy. Ngay khi bạn phát ra sân hận bạn sẽ là nạn nhân đầu tiên của sân hận ấy. Đây là Pháp – Dhamma, là quy luật tự nhiên. Khi bất cứ người nào khởi lên sân hận, dù họ là người theo Ấn giáo, dù họ là một tín đồ Thiên Chúa hay Kỳ Na Giáo (Jain); một người Ấn, một người Mỹ hay người Nga, một người da trắng, da đen hay da nâu, nó cũng không làm khác đi được.

Bất kỳ ai phát ra sân hận, hay tiêu cực đều sẽ bị trừng phạt ngay tại chỗ. Bạn đã phá vỡ quy luật của tự nhiên. Khi bạn vi phạm luật pháp của một đất nước, đất nước ấy sẽ trừng phạt bạn. Bạn có thể luồn lách để thoát khỏi sự trừng phạt đó, nhưng nếu bạn vi phạm quy luật của tự nhiên, bạn không thể nào thoát khỏi nó. Nếu bạn vi phạm luật pháp của một đất nước, sự trừng phạt có thể sau vài năm mới đến, nghĩa là sau khi đã qua hết tòa án này đến tòa án khác, song với quy luật của tự nhiên thì khỏi phải chờ đợi.

Đây là sự giác ngộ của Đức Phật. Ngay khi bạn thực hiện một hành động bất thiện bằng thân hay lời nói, bạn đã làm ô nhiễm tâm bạn, bạn đã phát ra tiêu cực trong tâm mình. Ngay khi bạn phát ra tiêu cực trong tâm, khổ đau liền khởi động ở bề mặt của tâm bạn không biết bởi vì bạn chưa từng đi sâu vào bên trong. Nhưng tận sâu bên trong bạn đã bắt đầu khổ đau.

Đối với trộm cắp cũng vậy. Bạn không thể trộm cắp nếu như bạn không phát sanh tham lam trong tâm. Bạn không thể phạm tà hạnh trừ phi bạn phát sanh dục vọng trong tâm. Bạn không thể nói dối và lừa đảo người khác nếu bạn không phát sanh cái tôi hay tham ái hay một bất tịnh nào khác trong tâm. Quy luật tự nhiên là quy luật mà ngay khi bạn phát ra một tiêu cực trong tâm, bạn bắt đầu khổ đau. Và không phải rằng sau khi chết quả báo của hành động đó mới đến. Tất nhiên sau khi chết nó cũng sẽ đến nhưng thiên nhiên không phải chờ lâu như vậy – nó sẽ trừng phạt bạn ngay tại chỗ và tiếp tục trừng phạt bạn cho đến bao giờ sự bất tịnh còn ở trong tâm bạn.

Idha tappati, peccatappati, pāpakārī ubhayattha tappati.

Hiện tại người ấy khổ, sau khi chết người ấy khổ, trong cả hai nơi người làm điều ác phải chịu khổ.

Nếu bạn thực hiện bất kì một hành động tội lỗi hay bất thiện nào, bằng thân hay bằng lời nói – bạn bắt đầu khổ đau, khổ đau, khổ đau. Đây là lời dạy mang tính chất phổ quát của Đức Phật. Bất luận người nào làm một hành động gì, bằng thân hay bằng khẩu, gây thiệt hại, tổn thương, hay quấy động sự bình an và hòa hợp của những người khác, lập tức phải chịu khổ đau.

Manasā ce paduṭṭhena bhāsati vākarotivā.

Khi bạn thực hiện một hành động bằng thân hay khẩu, với tâm ô nhiễm, cái gì sẽ xảy ra?

Tato naṃ dukkhamanveti cakkaṃva vahato padaṃ.

Lúc đó khổ não sẽ liên tục theo bạn – theo bạn, như bánh chiếc xe bò luôn luôn đi theo chân con bò đã bị bắt ách vào chiếc xe.

Con bò đi chỗ nào, bánh xe lăn theo đó, bánh xe lăn theo đó, bởi vì nó đã bị bắt ách vào chiếc xe vậy. Khi bạn thực hiện một hành động, bằng thân hay khẩu, với căn bản của một cái tâm ô nhiễm, bạn đã làm tăng trưởng lề thói quen phản ứng với tâm ô nhiễm của bạn. Và mô thức thói quen này sẽ tiếp tục tang trưởng, tiếp tục tạo ra khổ não cho bạn. Bạn hiểu được điều này nhờ thực hành Vipassanā. Mỗi Sát na hay khoảnh khắc tôi phản ứng với sân, tôi trở nên đau khổ. Cảm thọ mà tôi kinh nghiệm trong lúc phát ra sân hận ấy là một cảm thọ rất khó chịu. Nó làm cho tôi cảm thấy rất đau khổ, và tôi nhận ra, “Xem đó thiên nhiên đang trừng phạt tôi, thiên nhiên đang trừng phạt tôi ngay hiện tại, và tiếp tục trừng phạt tô nếu tôi không thoát ra khỏi mô thức thói quen (phản ứng) này.”

Đây là quy luật của tự nhiên. Đức Phật không tạo ra quy luật này. Phật không phải là đấng sáng tạo ra Pháp (Dhamma). Dhamma đã có sẵn. Đức Phật chỉ khám phá ra nó. Ngài đã đi vào sâu trong tự thân và khám phá ra quy luật tự nhiên ở mức kinh nghiệm, chính sự khám phá này đã làm cho Ngài thành một bậc giác ngộ.

Mọi người ai cũng có thể thực hành kĩ thuật mà Ngài đã khám phá ra. Và họ cũng sẽ đạt được kết quả giống như vậy. Mọi người đều có thể khảo sát sự thực trong cơ cấu của thân mình và hiểu được sự tương tác của nó: “Hãy xem những gì đang xảy ra này. Ngay cả khi tôi làm ô nhiễm tâm tôi sự trừng phạt liền có ở đó”. Khi bạn càng xác minh được rõ sự thực này ở mức kinh nghiệm thì giới (sīla) của bạn sẽ trở nên hoàn hảo hơn. Nếu tôi bỏ tay vào lửa, dù vô tình hay cố ý, nó cũng sẽ đốt cháy. Lần tới tôi phải rất thận trọng: “Ồ, ta không nên bỏ tay vào lửa! Nó sẽ đốt cháy – xem này, nó đã đốt cháy (tay ta lần trước) và ta không thích bị phỏng như vậy. Ta cần phải tránh tay ra xa.” Lửa bên ngoài sẽ đốt cháy tay bạn, ngay khi bạn chạm vào nó như thế nào, thì những phiển não trong tâm cũng sẽ thiêu đốt bạn như vậy khi bạn bắt đầu thoát ra nó, và bạn cũng bắt đầu cảm nhận được sự thiêu đốt ấy. Một khi bạn đã kinh nghiệm được sự thật bên trong này, bạn sẽ không muốn tạo thêm khổ não cho mình nữa.

Đây là những gì Đức Phật gọi là passa yana: “Với thiền Minh Sát bạn quan sát trực tiếp; kinh nghiệm trực tiếp sự thực này và hiểu được thực tại. Lúc đó bạn sẽ hiểu lời dạy của tôi một cách đúng đắn hơn.” Nếu không thì suốt cuộc đời mình bạn có thể cứ đọc mãi “Các Pháp là vô thường, các Pháp là khổ, các Pháp là vô ngã – Ta là người tin vô thường, ta là người tin khổ, ta là người tin vô ngã.” Bạn được cái gì nào? Hãy nói cho tôi biết xem, bạn được cái gì? Đó là một ảo tưởng lớn. Tôi không được gì cả cho đến khi tôi thực sự hành. Đức Phật không tán thành bất kì một thú tiêu khiển thỏa mãn đức tin hay tình cảm nào. Ngài dạy cách thực hành Pháp (Dhamma) thực sự. Ngài dạy giới (sīla) mà nhờ đó người ta đạt đến giai đoạn kinh nghiệm được sự thật bên trong, và một cách tự nhiên họ sẽ tránh việc phạm giới.

Ngài dạy Định (Samādhi), trước ngài chỉ có bát thiền (bốn thiền sắc giới và bốn thiền vô sắc). Khi bạn đi vào sâu hơn trong kĩ thuật này, bạn sẽ hiểu được sự khác nhau giữa bát thiền thuở trước, vốn là các thiền hiệp thể (lokiya jhānsa), và Đức Phật đã làm cho chúng thành thiền siêu thế (lokuttara) bằng cách vặn hay xoay chúng về hướng giải thoát như thế nào. Samapajaññā (tỉnh giác) trong nghĩa đích thực của nó là nghĩa hiểu biết toàn diện và liên tục về tính chất vô thường, không bao gồm trong bát thiền thuở trước. Đức Phật đã bắt đầu hành với chánh niệm – tỉnh giác (sati – sampajaññā). Vào lúc ngài đạt đến thiền thứ ba, thiền chứng thứ ba (Jihānna samapatati), trí tuệ tỉnh giác được hoàn hảo. Sampajaññā hay trí tuệ tỉnh giác chỉ được hoàn hảo khi bạn hay biết về các cảm thọ này – hay biết một cách liên tục tính chất sanh, diệt; Sanh, diệt của chúng cả ngày lẫn đêm.

Một người thực hành Vipassanā đúng đắn sẽ hiểu được tầm quan trọng trong những lời dạy của Đức phật khi Ngài nói, Sampajaññaṃnariñcati, sampajaññaṃ nariñcati: Hành giả không được quên dù chỉ một sát na tỉnh giác. Mỗi sát na – tỉnh giác, sanh; diệt, sanh; diệt, lúc đó vô thường không chỉ là một lý thuyết, không chỉ là một triết lý mà là sự thực hành. Và khi bạn sống với sự sanh, diệt; sanh, diệt; anicca, anicca, anicca – vô thường này bạn không thể nào phát ra một bất tịnh mới. Đồng thời khi bạn sống với anicca hay vô thường này những bất tịnh cũ tiếp tục trồi lên bề mặt. Chúng trồi lên bề mặt và được đoạn trừ, hết lớp bất tịnh này đến lớp bất tịnh khác trồi lên và diệt. Lúc đó bạn trở thành chủ nhân của tâm bạn, và định (Samādhi) không còn là định đơn thuần nữa, mà tuệ (paññā) đã gộp chúng với nó.

Với trí tuệ tỉnh giác bao gồm pháp hành của Đức Phật đưa người ta đạt đến quả chứng (phala – samāpatti) thứ nhất; khi một người trở thành bậc thánh nhập lưu (sotāpana) họ kinh nghiệm bậc thiền thứ nhất; tiến lên trên đạo lộ vị này đat đến quả chứng thứ hai: Sakadāgāmī, bậc Tư – đà – hàm, có thể đến cùng bậc với thiền thứ nhất hoặc các bậc thiệt cao hơn. Khi đạt đến quả chứng thứ ba: Anāgāmī, hay A-na- hàm, và quả chứng thứ tư: Arahant, hay A – la – hán, các bậc thiền thứ ba và thứ tư rất hữu ích. Vì đạt đến các quả chứng không tuyệt đối cần thiết phải hành các bậc thiền thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, và thứ tám, mặc dù các vị có thể dễ dàng đạt đến, nếu muốn, sau khi đã hoàn tất các giai đoạn này. Song trong bốn bậc thiền đầu này, Đức Phật đã bao gồm vào đó trí tuệ tỉnh giác, sati – Sampajaññā hay chánh niệm – tỉnh giác, những yếu tố mà vào thời đó hoàn toàn không có.

Dĩ nhiên, đã từng có các vị Phật khác, nhưng kể từ khi giáo pháp của vị Phật trước hoại diệt không có vị nào trước Đức Phật Gotama hay vào thời Đức Phật Gotama, hay các vị đạo sư khác sau Đức Phật Gotama có thể hiểu đúng nghĩa của từ Sampajaññā. Từ này đã được lưu truyền từ thời các vị Phật trước nhưng thực nghĩa của nó đã lạc mất. Trong lời dạy về các thiền hiệp thế – lokiya jhāna, nó lại mang ý nghĩa của, “cố ý biết, hay sự hay biết chính xác, sâu xa.” Nhưng trí tuệ hiểu biết về vô thường đã vắng mặt vì thế lời dạy và sự thực hành đích thực về chánh niệm – tỉnh giác đã mất dấu. Trí tuệ này là sự đóng góp của Đức Phật, sự đóng góp kì diệu của Đức Phật.

Và rồi, với sự hiểu biêt dựa trên kinh nghiệm ở bên trong này, vấn đề trở nên rõ ràng rằng hoàn toàn không có giáo lý bộ phái. Đây chỉ là quy luật tự nhiên. Tôi không nhất thiết phải tự gọi mình là một Phật tử mới thực hành những lời dạy của Đức Phật. Tôi có thể cứ tiếp tục tự gọi mình bằng bất kì tên nào, bởi vì điều đó cũng không làm khác đi mảy may. Cho dù tôi tự gọi mình là một Phật tự, nếu tôi phát ra tham, nếu tôi phát ra sân, nếu tôi phát ra si – thử hỏi có vị Phật nào ở trên mây kia đến cứu tôi không? Tôi sẽ phải khổ đau; tự gọi mình là một Phật tử sẽ không giúp ích gì. Nếu tôi thực sự muốn thoát khòi khổ đau, tôi phải thoát ra khỏi tham, tôi phải thoát ra khỏi sân, tôi phải thoát ra khỏi si.

Cái đẹp trong lời dạy của Đức Phật là ở chỗ ngài đã khám phá ra quy luật này ở tận chiều sâu, sử dụng nó cho sự giác ngộ của mình và rõ đem ban phát nó cho mọi người. “Hãy xem; ta được giác ngộ nhờ Pháp này. Ta được giải thoát nhờ Pháp này. Các người ai cũng có thể được giải thoát. Các người hãy cố gắng – hãy thực hành Pháp này.

Và cái đẹp nữa trong lời dạy của Đức Phật là khi Ngài nói, “Ta không dạy Pháp để thu nạp các người làm đệ tử của ta. Trong udumbara sutta (kinh Udumbara) ngài nói, Ta không quan tâm đến việc nhận các ông làm đệ tử, Ta không quan tâm đến việc tách các ông khỏi thầy cũ của các ông – Ta không quan tâm. Ta không quan tâm ngay cả đến việc thay đổi mục đích của các ông, bởi vì mọi người đều muốn thoát khỏi khổ đau. Chỉ cần các ông cho ta bảy ngày trong cuộc đời của các ông. “Đức Phật nói, “Hãy cho Ta 7 ngày trong cuộc đời của các ông và thử Pháp ấy. Hãy thử những gì ta đã khám phá và rồi tự các ông xét đoán xem pháp ấy có lợi ích hay không lợi ích cho các ông. Nếu Pháp ấy lợi ích cho các ông, thì hãy chấp nhận nó. Bằng ngược lại, đừng chấp nhận nó”.

Đây là cách dạy đạo của Đức Phật. Ngài không màng đến việc giăng bẫy những người học đạo. Ngài cũng chẳng quan tâm đến việc thiết lập một tôn giáo, một bộ phái đặc biệt nào. Thế gian này sẽ được lợi ích gì nếu mọi người trên thế gian ai cũng tự gọi mình là Phật tử nhưng chẳng ai chịu hành Pháp (Dhamma) cả? Thay vào đó, nếu như người ta thực hành giới (Sīla), định (Samādhi) và tuệ (Paññā), họ sẽ được cứu giúp và thế gian sẽ được cứu giúp. Điều này bắt đầu đem lại lợi ích cho bản thân họ và cho mọi người. Toàn bộ bầu khí quyển trở nên trong sạch nó sẽ được nạp đầy với pháp – với những rung động của sự thanh tịnh, với những rung động của từ ái (mettā), bởi vì người ta đã biết thực hành, Ngài không muốn chúng ta chơi những trò chơi trí thức. Những trò chơi này sẽ không giúp ích gì cả; chúng là một sự lừa đảo lớn.

Hãy lấy việc nếm một cái bánh làm ví dụ. Các bánh rất ngọt. Bạn chấp nhận rằng nó ngọt bởi vì Đức Phật nói như vậy,. Và do bạn có đức tin nơi Đức Phật, nên bạn chấp nhận nó. Đây chỉ là sự chấp nhận suôn. “Kiṃ – manasi – ông tin thế nào? Tôi tin giáo pháp của Đức Phật là tuyệt diệu.” Đây chỉ đơn thuần là niềm tin của bạn. Hoặc, giả sử bạn tiến thêm một bứơc nữa và cố gắng để trí thức hóa vấn đề: “Ô, Đức Phật nói điều này là vậy. Những vị khác lại nói khác. Song những lời của Đức Phật thật hợp lý, thật khoa học – A, tuyệt diệu thay ! Lời dạy của Đức Phật thật tuyệt diệu;”.

Một lần nữa, bạn được cái gì? Cái bánh rất ngọt vì nó có đường. Vì thế lẽ đương nhiên là nó phải ngọt. Nhưng cái bánh có thực sự ngọt hay không? Chỉ khi bạn bỏ nó vào lưỡi của mình và nếm nó, bạn mới có thể nói: “Vâng bánh rất ngọt.” Nó ngọt trên lưỡi của bạn. Nếu bạn không thực hành lời dạy của Đức Phật – bạn chỉ tiếp tục ngưỡng mộ giáo pháp của Ngài– thì bạn chỉ là người ngưỡng một tuyệt diệu của Đức Phật. Bạn cũng có thể được xem là một người sùng tín Đức Phật tuyệt diệu chứ không phải là người theo Đức Phật, đệ tử của Đức Phật. Và bạn sẽ không được gì nếu bạn không theo những gì Đức Phật dạy.

Sùng tín là hết sức tốt. Tín (saddhā) là bước đầu tiên trên đạo lộ của Pháp. Tôi thường nói Tín cũng giống như chuẩn bị một cánh đồng cho việc trồng trọt vậy. Bạn cày bừa cánh đồng, bạn loại bỏ hết mọi sỏi đá, bạn trồng trọt thật khéo và rồi bạn ngồi gần cánh đồng ấy mà cầu nguyện. “Bây giờ đã chuẩn bị xong cánh đồng rùi. Cánh đồng ơi xin hãy cho tôi một vụ mùa tuyệt diệu. Hãy cho tôi một vụ mùa bội thu.” Tương tự, “Ôi Đức Phật, xin Ngài hãy làm một điều gì đó để cho con được một vụ mùa tuyệt diệu.” Nhưng chắc có gì xảy đến cả.

Bạn phải gieo hạt trên cánh đồng; bạn phải dẫn nước vào ruộng; bạn phải bón phân thích hợp. Chỉ lúc đó bạn mới thấy rằng một vụ mùa khỏe mạnh đang vươn lên. Sùng tín cũng giống như chuẩn bị đất nhưng không dừng ở đó. Nó là một bước rất quan trọng, không có gì hoài nghi cả. Nhưng sau đó bạn phải bước những bước kế tiếp, và những bước ấy bạn phải tự mình làm lấy, không ai khác có thể làm điều đó cho bạn. Một vị Phật không thể làm điều đó cho bạn. Một vị Guru (Minh sư) không thể làm điều đó cho bạn. Bạn phải tự mình làm lấy.

Tumhehi kiccamātappaṃ, akkkhātāro Tathāgatā.

Các vị phải tự mình thực hành một cách tinh tấn, các đấng Như lai chỉ công bố con đường.

Một vị Như Lai – Tathāgatā (danh hiệu của Đức Phật) sẽ chỉ làm công việc chỉ đường. Ngài không mang chúng ta trên vai đến mục tiêu cuối cùng được. Tumhehi kiccamātappaṃ: bạn phải tự thực hiện sự giải thoát của mình. Ai đó có thể hướng dẫn bạn bởi vì họ đã đi qua con đường ấy, từng bước từng bước một. Như Đức Phật đã giải thích: “Ta đã đi qua con đường này. Ta đã được lợi ích. Nếu các người muốn tới đó, các người cũng phải bước đi. Khởi sự bước đi những bước đi đến đó. Bạn bước được nhiều bao nhiêu bước, bạn sẽ được nhiều chừng ấy lợi ích. Nếu bạn bước hết mỗi bước trên con đường, bạn sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Con đường (đạo lộ) là chung. bạn đến dự một khóa thiền 10 này hay lâu hơn để thực hành những gì Đức Phật đã dạy và điều kiện kiên quyết là nếu bạn tham dự bạn phải giữ ngũ giới trong suốt thời gian bạn ở lại. Dù trước đây bạn đã từng giữ những giới này hay chưa không thành vấn đề. Trong lúc bạn đang tham dự khóa thiền, trong lúc bạn đang cố gắng thực hành những gì Ngài muốn bạn phải thực hành, ít nhất trong mười ngày này, bạn phải giữ ngũ giới một cách thận trọng. Ấn giáo hay Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo hay Jain, tất cả đều phải giữ ngũ giới. Họ không bất hòa; họ chấp nhận giới luật này bởi vì ngũ giới là chung. Có tôn giáo nào nói, “Được, anh có thể sát sanh; điều đó không sao cả. Cứ tiến hành, anh có thể trộm cắp; chẳng có vấn đề gì cả. Anh có thể tài danh, không sao cả. Anh có thể nói dối.” Chẳng có tôn giáo nào dạy như vậy cả bởi vì giới hãy cách cư xử hợp với đạo đức là mẫu số chung lớn nhất của mọi tôn giáo.

Vì thế bước đầu tiên là thực hành giới, giữ cho những hành động của thân và khẩu hợp với đạo đức. Kế đến, bạn phải được yêu cầu ngồi thật thoải mái. Không ai đòi hỏi bạn phải ngồi trong tư thế kiết già hay bán già. Bạn chọn bất cứ cách nào mà bạn có thể ngồi được một cách thoải mái, giữ cho lưng thật thẳng. Bạn nhắm mắt, ngậm miệng và người hướng dẫn của bạn sẽ nói, “Hãy quan sát hơi thở của bạn.” Đây là những gì Đức Phật đã dạy: “Quan sát hơi thở của bạn, hơi thở tự nhiên – khi nó đi vào – khi nó đi ra”.

Giã sử cùng với sự hay biết hơi thở, bạn được chỉ dẫn hay đọc thầm một từ nào đó. Đây là những gì đã xảy ra ở một vài loại thiền khác. Tôi cũng đã trải qua những pháp hành như vậy rồi vì thế tôi biết những gì xảy ra. Bạn được yêu cầu thở trong lúc vẫn niệm thầm một từ, thở ra, bạn lập lại trong tâm một từ khác. Chẳng hạn, nếu tôi là một người theo Ấn giáo, thở vào tôi niệm: “Rāma, rāma”22 nếu tôi theo đạo Sikh 23: “Sata – nama, sata – nama.” Đại khái như vậy, một từ nào đó được người ta sử dụng bất cứ khi nào có thể được. Người tự gọi mình là Phật tử thì sẽ đọc, “Buddha Buddha”

Đây không phải là lời dạy của Đức Phật. Nó mang tính chất bộ phái, vì bất cứ khi nào người ta được cho một từ nào đó để đọc, từ đó hầu như luôn luôn phải là một từ mang tính bộ phái. Làm thế nào một người không phải Phật tử có thể đọc “Buddha, Buddha” được? Tất nhiên niệm thầm “Buddha, Buddha” nhưng vậy tâm sẽ được tập trung. Cũng thế, nếu bạn đọc, “Rāma, rāma..” tâm bạn sẽ được tâm trung. Bạn cũng có thể đọc, “Christ, Christ…” tâm bạn sẽ được tập trung. Nếu bạn đọc, “Allah, Allah24 …” tâm sẽ được tập trung. Nhưng những từ ấy là những từ thuộc bộ phái và đạo lộ của Đức Phật sẽ phải duy trì tính chất phổ quát. Ngay cả nếu bạn dùng một từ thông thường, như, “đồng hồ, đồng hồ, đồng hồ,” tâm bạn cũng sẽ được tập trung. Nếu bạn cứ lập đi lập lại bất cứ một từ nào liên tục, tâm bạn sẽ được tập trung. Đây là quy luật tự nhiên. Song Đức Phật không hề cho đệ tử mình bất cứ một từ nào để để tập trung cả.

22Rāma, hóa thân của Víshnou, là đối tượng thờ cúng rất phổ biến của Ấn Độ Giáo 

23Sikhs- đạo Sikh, một tôn giáo ở Ấn Độ, do Nanak lập ra đầu thế kỉ XVI.

24Allah tên gọi thượng đế trong Hồi giáo. Thực thể tối cao duy nhất được sùng kín

Hướng dẫn của Đức Phật để tập trung tâm là quan sát hơi thở, chỉ hơi thở, hơi thở tự nhiên. Hơi thở thì không thể nào là Ấn giáo, hơi thở thì không thể nào là Hồi giáo, hơi thở thì không thể nào là Thiên Chúa giáo. Bạn không thể gán cho nó một danh hiệu nào cả. Người này đang thở: Liệu chúng ta có thể nói hơi thở của anh ta là hơi thở Hồi giáo, đó có phải là hơi thở Hồi Giáo không? Không. Hơi thở là hơi thở, hơi thở tự nhiên. Đề mục thiền của Đức Phật rất là phổ quát.

Trong sự hướng dẫn của tôi, ở khắp mọi nơi trên thế giới, tôi thấy người ta đến từ các bộ phái khác nhau, các cộng đồng khác nhau, các tín ngưỡng khác nhau. Tôi yêu cầu họ quan sát hơi thở. Điều đó không đi ngược lại với tôn giáo của họ và họ chấp nhận nó, “Vâng, quan sát hơi thở không đi ngược lại với tôn giáo của tôi.” Nếu, cùng với hơi thở, tôi lại hướng dẫn họ. “Bạn phải đọc, (Namo tasa bhagavato25….)”, nhiều người hẳn sẽ phản ứng, “Ồ không, không, tôi không thể đọc câu này.” Nhưng nếu tôi bảo họ. “Chỉ quan sát hơi thở” thì lúc đó vâng, họ sẵn sàng chấp nhận nó.

Một cách tập trung khác rất phổ biến thời Đức Phật, và nó vẫn còn tiếp tục đến hôm nay. Cùng với hơi thở người hành thiền tưởng tượng ra một hình ảnh nào đó – có thể đó là hình ảnh của một vị thần, một bậc thánh, một bậc sáng lập tôn giáo này hay tôn giáo nọ. Ở đây cũng thế ngay khi người ta tưởng tượng ra hình ảnh này hay hình ảnh nọ thì nó đã trở thành bộ phái, vì hình ảnh thì lúc lúc phải thuộc về một bộ phái đặc biệt nào đó. Không làm gì cả! Đức Phật nói không có hình ảnh, không niệm thầm, không mường tượng, không tưởng tượng gì cả.

Yathābhūta ñāṇa dassanaṃ (trì kiến như thực, chứng ngộ sự thực như nó đang là). Đây là lời dạy của Đức Phật. Yathābhūta: như nó đang xảy ra vào lúc ấy, hay như nó đang là. Hơi thở đã đi vào. Đó là tất cả. Hơi thở đã đi ra. Đó là tất cả. Nếu nó sâu bạn chỉ việc biết rằng nó sâu. Nếu nó không sâu bạn chỉ việc biết rằng nó không sâu. Bạn không can thiệp vào cái dòng chảy tự nhiên của hơi thở tự nhiên ấy. Nếu nó đi qua mũi trái bạn chỉ việc biết; nó đã qua mũi trái. Nếu nó đi qua mũi phải, bạn chỉ việc biết rằng nó đang đi qua mũi phải. Nếu nó đi qua cả hai mũi, bạn chỉ việc biết như vậy. Công việc của bạn là phát triển khả năng hay biết của mình. Bạn được yêu cầu phải giữ sự chú ý ở lối vào lỗ mũi.

Trong ba ngày bạn duy trì việc thực hành một cách liên tục bởi vì không có việc gì khác được phép trong một khóa thiền Vipassanā. Từ 4 giờ hoặc 4h30 sáng cho đến 9h hoặc 9h30 tối.

25 Namo tasa bhagavato arahatosammasambuddhassa – thánh kinh đảnh lễ đức Thế Tôn bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Biến Tri

Bạn không được phép đọc, không được phép thảo luận, không được phép tranh luận, không báo chí, không tivi, không radio; không có gì khác ngoài việc hành thiền. Bạn chỉ việc quan sát chính mình. Đọc báo thì sẽ như thế nào? Đọc báo sẽ làm cho bạn bị hướng ngoại nhiều hơn. Nếu bạn đã hướng ngoại rồi thì bạn không thể quan sát chính mình như Đức Phật muốn bạn phải làm được. Vì thế không được phép để cho có những sự phân tâm như vậy, Không để cho có những sự khuấy động từ bên ngoài như vậy. Bạn chỉ giản dị quan sát hơi thở của chính mình. Bạn quan sát hơi thở của mình và bạn được yêu cầu phải hay biết cái vùng này – lối vào lỗ mũi ở đây hơi thở đi vào, đi ra.

Một ngày, hai ngày, ba ngày trôi qua, lúc đó bạn để ý thấy rằng ngoài hơi thở đi vào và đi ra này, còn có một cái gì đó khác nữa đang xảy ra. Cái gì đang xảy ra? Phản ứng sinh hóa thế này hay thế khác. Mỗi khoảnh khắc, một phản ứng sinh hóa nào đó xảy ra ở khắp toàn thân bạn, nhưng ở mức ý thức bạn không hay biết điều này ở mức sâu hơn. Tâm bạn cứ tiếp tục cảm giác những dòng chảy sinh hóa này và cứ tiếp tục phản ứng lại với chúng. Có một cảm thọ nào đó đang xảy ra ở khắp nơi trên thân bạn. Nó có thể là sức nóng hay sự chảy mồ hôi; nó có thể là nhịp tim đập, nhịp mạch máu đập, ngứa, nhột, hay một điều gì khác đang xảy ra. Nhưng bạn được hướng dẫn là cứ giữ chú ý của bạn trên vùng lỗ mũi mà thôi.

Vào ngày thứ ba bạn bắt đầu cảm giác có cái gì đó đang xảy ra ở đây (nơi vùng dưới lỗ mũi). Một lần nữa, thầy của bạn sẽ nói, “Chỉ quan sát. Không làm gì cả. Nếu có ngứa, chỉ quan sát. Đừng gãi, đừng chà nó. Chỉ quan sát thấy ngứa. Xem nó kéo dài bao lâu”. Bạn quan sát, quan sát, quan sát…. Và nó diệt mất. Không có cái ngứa nào bất diệt cả; nó không ở lại mãi mãi.

Cái ngứa có khi tăng và giảm, và không sớm thì muộn nó cũng ra đi. “Ôi, vô thường (anicca). Ôi, vô thường. Cuối cùng, nó diệt mất; sớm hay muộn gì thì nó cũng diệt mất.” Bạn hiểu ra tính chất vô thường. Giống như cái ngứa này, mọi thứ sanh lên để rồi diệt, sanh để rồi diệt; nó sanh để rồi diệt.

Lúc đầu bạn tập trung trên vùng ngay lối vào lỗ mũi. Khi bạn đạt đến ngày thứ tư hay thứ năm, bạn bắt đầu khám phá toàn bộ cấu trúc vật lý và bạn sẽ thấy ra rằng ở khắp mọi nơi đều có cảm thọ, hoặc thế này hoặc thế khác. Không một phân tử nào, không một phân tử bé nhất nào trên thân, ở đây lại không có cảm thọ. Ở đâu có sự sống, ở đó cảm thọ. Một lần nữa, bạn chỉ việc quan sát: Yathābhūta. Bạn đang quan sát một cách khách quan: Yathābhūta ñāṇa dassanaṃ (thấy biết đúng như thực).

Bạn không đồng nhất mình với cảm thọ này. Bạn không cần thiết phải đặc tên cho cảm thọ này thay vì đặt tên bạn hãy hiểu bản chất của nó. Bất cứ thọ nào sanh lên, bạn đã luyện tập cách quan sát: “Hãy để ta xem nó kéo dài bao lâu. Hãy để ta xem nó kéo dài bao lâu nữa.” Và bạn thấy rằng không sớm thì muộn nó cũng diệt: anicca, anicca, vô thường, vô thường. Đức Phật muốn bạn hiểu tính chất vô thường này ở mức kinh nghiệm. Nếu bạn chỉ hiểu nó ở mức tri thức. “Thế đấy, mọi thứ trên cuộc đời này đều vô thường. Nhìn xem, người ta sinh ra rồi chết như thế nào. Những tòa nhà kia được dựng lên rồi sau đó lại bị phá hủy ra sao. Ôi, mọi thứ đều vô thường” – đây chỉ là sự hiểu biết thuần trí thức; nó không phải là Passa jana (kinh nghiệm trực tiếp) mà Đức Phật muốn bạn có. Với Vipassanā bạn phải hiểu, “Nhìn xem, rất nhanh là vô thường như thế nào, rất nhanh là phù du ra sao! Sanh, diệt, sanh diệt, không ngừng sanh, diệt; sanh, diệt. Khắp nơi trên cấu trúc vật lý này đều sanh, diệt; sanh, diệt.”

Điều này cũng là phổ quát. Đây không phải là cái gì Đức Phật tạo ra cho bạn, cho tôi hay cho bất kì ai khác. Đây là điều xác thực đối với mọi người nhưng người ta không có con mắt trí tuệ (tuệ nhãn). Họ không có kĩ thuật Vipassanā này để cảm nhận được tiến trình tương tác của tâm và vật chất hay danh và sắc – sanh, tiến trình sanh, diệt; Sanh, diệt; sanh, diệt. Và đây là đặc sản của giáo pháp Đức Phật. Như tôi đã nói, trong truyền thống mà từ đó tôi xuất thân, lời dạy như vậy đã có: “bạn phải thoát khỏi tham ái – rāga”; trong lời dạy đó Vītarāga (ly tham) là mục đích cao tột nhất. “bạn phải thoát khỏi sân hận; Vītadosa (ly sân) thoát khỏi sân là mục đích cao cả nhất. “Bạn phải thoát khỏi si mê”; Vītamoha (ly si) thoát khỏi si mê là mục đích cao tột nhất. Tôi thường đọc tụng những lời dạy đó trong Gita26. Tôi thường đọc tụng những lời ấy trong các kinh điển Upanishads khác của Vedanta27. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi tham ái – rāga? Làm thế nào để thoát khỏi sân hận – dosa? Làm thế nào để thoát khỏi si mê? Những lời ấy chẳng qua chỉ là những bài thuyết giáo; Ôi ngươi là người trần gian, người phải thoát khỏi tham; tham này rất nguy hiểm đối với người. Ôi, ngươi là người trấn gian, ngươi phải thoát khỏi sân, sân này rất nguy hiểm đối với ngươi. Là người trần gian ngươi phải thoát khỏi si; nó là cái rất nguy hiểm đối với người.

Nếu Đức Phật cũng chỉ nói như vậy, thì sẽ không có gì khác giữa Đức Phật và các vị Đạo sư khác. Đức Phật dạy ta cách làm thế nào để thoát khỏi khổ đau của chúng ta: “Hãy xem, đây là kĩ thuật. Tham bắt đầu ở đâu, bạn phải đi vào chiều sâu chỗ mà tham được phát ra. Sân bắt đầu ở đâu, bạn phải đi vào chiều sâu để thấy nó bắt đầu như thế nào.” Nhờ thực hành Vipassanā bạn sẽ hiểu được điều đó. Lúc đầu bạn sẽ kinh nghiệm những cảm thọ rất khó chịu (thọ khổ) những cảm thọ thô và kiên cứng giống như sự nặng nề, sức ép hay sức nóng. 

26 Gita (Bhagavad Gita) hay bài ca của Người Chân Phúc, Krishna.

27 Upanishad- Kinh (veda và Ấn Độ Giáo). Những luận văn về học thuyết bí ẩn, đỉnh cao của Veda và cơ sở của Ấn Độ giáo. Vedanta: Một trong sáu hệ thống tư biện của đạo Ba la môn

Nhưng nếu bạn tiếp tục quan sát, quan sát, quan sát, bạn sẽ thấy rằng chúng bị phân tán ra, bị hòa tan ra. và rồi bạn gặp những rung động rất vi tế ở khắp toàn thân. Chẳng có gì ngoài một dòng chảy của những rung động vi tế rất dễ chịu. Bạn cảm thấy giống như càng lúc càng nhiều thêm. Các thiền sinh giữa khóa thiền đi đến tôi và nói, “Ồ, thật kỳ diệu! Ôi thưa ngài Goenka, buổi thiền hôm nay thật là kì diệu. Tôi kinh nghiệm một dòng chảy tự do, rất nhiều phỉ lạc (Pīti) thật tuyệt diệu ! Thật tuyệt diệu !”

điểm này chúng ta phải nhớ những lời dạy của Đức Phật – Ādīnava (nguy hiểm), Bhaya (đáng sợ). Đây là điều nguy hiểm đối với bạn. Khi bạn bắt đầu kinh nghiệm những cảm thọ dễ chịu hay thọ lạc, nếu có assada (ái vị, vị ngọt) thì một sự nguy hiểm rất lớn đã đến. Bạn bắt đầu phát ra tham ái đối với nó (cảm thọ lạc). Bạn bắt đầu bị dính mắc hay chấp thủ vào nó; và rõ, ngay khi bạn trượt khỏi cái dòng chảy dễ chịu của cảm thọ này, bạn sẽ chạy đến tôi. “Ôi, thiền của con đã trở nên rất tồi tệ rồi, Xin ngài hoạn hỉ làm một cái gì đó. Con không còn cảm nhận được cái dòng chảy kì diệu đó nữa.” Đây là sự nguy hiểm. Vì thế khi bạn cảm giác một dòng cảm thọ dễ chịu khắp toàn thâm người thầy sẽ nhắc bạn “Anicca, vô thường. Hãy coi chừng, đây cũng là vô thường.”

Samudaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharatī

Vaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharatī.

Samudayavayadhammānupassī vā kāyassmiṃ viharatī.

Người hành thiền sống (trú) quan sát hiện tượng sanh trong thân.

Vị ấy sống quan sát hiện tượng diệt trong thân.

Vị ấy sống quan sát hiện tượng sanh và diệt cùng một lúc trong thân.

Khi bạn kinh nghiệm cảm thọ thô, thì – Samudaya dhammānupassī viharatī (sống quan sát hiện tượng sanh) có mặt. Sau một lúc, Vaya dhammānupassī viharatī (sống quan sát hiện tượng diệt) nhìn này, nó đã khởi lên, và sau một lúc, nó lại diệt. Nhưng rồi đến một giai đoạn khi nó chuyển sang sự rung động rất vi tế. Sự thay đổi này xảy ra với vận tốc rất cao – samudayavayadhammānupassī viharati (sống quan sát hiện tượng sanh và diệt cùng một lúc). Hầu như không có khe hở giữa samudaya (sanh) và vaya (diệt). Nhưng nó hoàn toàn vô thường (anicca). Dù nó diệt sau một lúc hay nó diệt tức thời, nó cũng là diệt. Nó không thường hằng. Kinh nghiệm được điều này bạn bắt đầu thay đổi mô thức thói quen của tâm. 

Trừ phi bạn đi vào chiều sâu của tâm, bằng không bạn không thể thay đổi được mô thức thói quen của nó ở mức sâu kín nhất. Đây là những gì Đức Phật đã phát hiện khi đang hành cả tám bậc thiền hiệp thế – các phiền não tùy miên hay bất tịnh ngủ ngầm (anusaya kilesa) vẫn còn nguyên.

Những phiền não ngủ ngầm này là mô thức cư xử của tâm từ bao nhiêu đời nay và chúng sẽ tiếp tục trong các đời tương lai trừ phi bạn đánh vào tận gốc, trừ phi bạn cắt đứt cái gốc đó. Bằng không thì không thể nào giải thoát được.

Thực hành những thiền hiệp thế (lokiyajhāna) này, bạn có thể hưởng được trạng thái xuất thần kỳ diệu, trạng thái vốn đem lại sự thanh tịnh tâm ở mức bề mặt. Với cái lớp thanh tịnh tâm này, sau khi chết bạn có thể sanh về cõi thiền tương ứng; nhưng bạn vẫn còn lăn quay (trong luân hồi).

Bạn đang lăn quay trong thế gian. Bạn không thể nào vượt qua đó. Chỉ khi bạn cắt đứt gốc rễ – gốc rễ cũa tất cả phiền não tùy miên, nơi đây những bất tịnh khởi lên – chỉ khi đó bạn mới được giải thoát.

Hiểu rằng có một rào cản lớn gọi là “tâm ý thức” và những gì các tâm lý gia phương Tây gọi là tiềm thức hay tâm vô thức. Đức Phật không bao giờ dùng những từ này vì thực ra không có phần nào của tâm là vô thức cả. Những gì người ta gọi là “tâm ý thức” ngài gọi là tâm nhỏ (paritta citta), một phần rất nhỏ của tâm.

Nhưng tuy nhiên, nếu bạn hiểu thuật ngữ tâm lý phương Tây, thì cứ gọi chúng là ý thức, tiềm thức, vô thức cũng được. Cả ngày lẫn đêm, cái gọi là tâm vô thức luôn hay biết những cảm thọ này trong thân – cả ngày lẫn đêm, từng mỗi sát na . Và không chỉ hay biết thôi; nó còn đang phản ứng lại với chúng trong từng sát na . Điều đó có nghĩa là nó đang làm tăng trưởng thêm cho mô thức ứng xử của tham; của sân; của tham, của sân. Hoặc các cảm thọ dễ chịu (thọ lạc), hoặc các cảm thọ khó chịu (thọ khổ), và phần tâm vô thức này cứ mãi tiếp tục phản ứng, phản ứng. Tâm ý thức hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra ấy. Phần tâm nhỏ này ở bề mặt hoàn toàn không hay biết gì cả. 

Một ví dụ, ban đêm bạn đi ngủ. Bạn đang trong giấc ngủ say. Ai đang ngủ say? Tâm ý thức đang ngủ say. Nhưng cái gọi là tâm vô thức không bao giờ ngủ. Nó không ngừng tiếp xúc với các cảm thọ của thân này. Bạn đang ngủ say, một con muỗi bay đến và chích bạn. Tâm vô thức liền cảm giác – có một cảm thọ khổ – và nó phản ứng. Nó sẽ đuổi con muỗi đi hoặc giết chết con muỗi ấy. Tuy nhiên, cảm thọ khó chịu này vẫn tiếp tục. Bây giờ nó sẽ gãi và tâm ý thức hoàn toàn không biết gì cả. Sáng ra nếu có ai hỏi, “đêm qua, bao nhiêu con muỗi chích bạn?” Bạn không biết. Bạn sẽ không biết điều gì về nó, tuy vậy suốt cả đêm bạn lại đang phản ứng với những vết cắn của muỗi này.

Và điều đó không chỉ xảy ra vào ban đêm. Rào cản này lúc nào cũng có đó, hai mươi bốn giờ một ngày.Chẳng hạn ngay lúc này tôi đang ngồi. Nếu tôi là thiền sinh Vipassanā tốt, cái gì xảy ra? Trong khi tôi đang nói, tâm ý thức của tôi làm việc: “Xem chừng tôi đã nói quá nhiều rồi đấy. Bây giờ phải kết thúc theo cách này. Thời giờ có hạn, tôi phải chấm dứt buổi nói chuyện ở đây. Và những gì tôi nói không biết người ta có lắng nghe không? Họ có hiểu không hay là họ cảm thấy phát chán? Họ bắt đầu ngáp? Họ đang xem đồng hồ. Tôi phải ngưng nói ngay.” Tâm ý thức của tôi đang làm công việc này. Tâm vô thức hoàn toàn không liên quan gì với nó. Tâm vô thức bận cảm giác các cảm thọ. Ngồi một giờ đồng hồ trong một tư thế với sức nặng như thế này, một áp lực bắt đầu xuất hiện đâu đó trên thân tôi. Khi sức ép khởi động thì tâm vô thức này liền nói, “Tôi không thích nó. Tốt hơn ông nên cử động.” Thế là tôi xê dịch một chút. Sau một lúc sức ép khác lại xuất hiện. Một lần nữa tôi nhúc nhích. Có thể vài chỗ ngứa nổi lên và tự động tôi gãi nó. Tâm ý thức của tôi không biết những gì tôi đang làm. Thử quan sát một người nào đó. Cứ theo dõi cô ta hay anh ta trong vòng 15 phút. Không làm gì cả: chỉ quan sát người đó. Bạn sẽ để ý thấy anh ta hay cô tat hay đổi thường xuyên như thế nào và hết xê bên này lại dịch bên kia ra sao. Anh ta dang làm gì? Ngay cả chính bản thân anh ta cũng chẳng biết những gì mình đang làm. Điều này là do có một rào cản lớn giữa ý thức và phần vô thức của tâm. Tâm ý thức bận rộn với rất nhiều thứ. Trong khi tâm vô thức chỉ bận cảm giác các cảm thọ và phản ứng, cảm giác các cảm thọ và phản ứng

Rào cản này cần phải phá bỏ. Tất nhiên bạn vẫn có sự hiểu biết trên mặt lý trí rằng: “Ồ các pháp là vô thường (anicca), các pháp là vô thường, không nên để cho có tham (lobha), không nên để cho có sân (dosa).” Vậy mà vẫn có tham, vẫn có sân. Tâm này, tâm vô thức này không hiểu rằng đây là vô thường. Khi có sự đau đớn, nó không thích cái đau ấy: “Ồ cái này khó chịu quá. Ta không thích nó.” Nó cứ tiếp tục phản ứng. Giờ đây, với Vipassanā, bạn đi vào chiều sâu nơi tâm cảm giác các cảm thọ của thân. Chính ở mức các cảm thọ của thân mà tâm vô thức đang phản ứng; cũng chính ở mức này bạn có thể dừng lại tâm vô thức không cho phản ứng. Bất cứ điều gì có thể đã được hiểu ở mức tri thức, giờ đây cái tâm điên khùng này, cái tâm mù quáng này, cũng bắt đầu hiều: “Nhìn xem – thọ là vô thường, Nhìn xem, các cảm thọ này là vô thường.” Lúc đó mô thức ứng xử ở chiều sâu của tâm bắt đầu thay đổi.

Pháp Duyên Sanh (paticcasamuppāda) này là sự giác ngộ của Đức Phật. Ngài nói: cho Đức Phật có hiện diện hay không, pháp duyên sanh vẫn luôn luôn có đó. Các vị đạo sư khác thì nói, “Này các người, đối với bất cứ điều gì khả lạc mà các người thấy chớ đừng phản ứng lại với tham, hoặc đối với bất luận điều gì vừa ý mà các người nghe, hoặc bất luận điều gì dễ chịu mà các người ngửi, nếm, đụng, suy nghĩ. Các người chớ để phản ứng với tham. Hoặc, có thể có bất cứ một kinh nghiệm khó chịu nào, một điều gì mà các người thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hay suy nghĩ – dừng để cho có sân.”

Lời dạy này còn đó.Ngay cả ngày nay nhiều người cũng đang dạy như vậy.

Đức Phật phát hiện ra rằng có một khe hở giữa đối tượng bên ngoài tiếp xúc với sáu căn và phản ứng tham hoặc sân. Ngài đã khám phá ra một mắc xích bị bỏ quên, và mắt xích đó là vedanā (thọ), cảm thọ trên thân.

Saḷāyatana paccayā phasso, 

(Lục nhập hay sáu căn duyên cho xúc)

Phassa paccayā vedanā,

(Xúc duyên cho thọ)

Vedanā paccayā taṇhā.

(Thọ duyên cho ái.)

Tôi có thể nghĩ rằng mình đã thoát khỏi tham ái hay sân hận khi tôi nghe điều gì dễ chịu hoặc khó chịu, nhưng tận sâu bên trong những cảm thọ đã bắt đầu, tâm tôi vẫn tiếp tục phản ứng.

tận sâu bên trong nó vẫn tiếp tục phản ứng. Nếu tôi không làm việc với mắc xích vốn ở sâu hơn sự hiểu biết tri thức nông cạn của tôi này, tôi không thể thoát ra khỏi khổ đau bởi vì tôi không thể thay đổi mô thức thói quen phản ứng của tâm tôi. Đây là những gì Đức Phật đã khám phá ra: Saḷāyatana paccayā phasso – do sáu căn, có xúc. Phassa paccayā vedanā – do xúc, có thọ. Khi có một sự xúc chạm ở nhĩ căn, hay nhãn căn, hay tỷ căn, hay thiệt căn, hay thân căn, hay ý căn – nhất định phải có cảm thọ (vedanā) trên thân. Lúc đó vedanā paccayā taṇhā: chỉ sau khi có thọ, ái hay tham và sân mới khởi lên. Nếu bạn bỏ qua thọ, làm thế nào bạn biết được ái (taṇhā) bắt đầu ở đâu? Thậm chí bạn còn không biết rằng ái bắt đầu nữa. Ở mức bề mặt của tâm bạn có thể cố gắng tránh xa những phiền não, nhưng ở tận sâu bên trong, rất lâu trước khi sự phản ứng trở nên đủ mạnh để trồi lên mức ý thức, nó đã cột quá nhiều gút thắt, quá nhiều gút thắt! Mô thức thói quen càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn không thể nào thoát ra khỏi nó bằng cách chỉ làm việc ở mức tri thức. 

Cái đẹp trong lời dạy của Đức Phật là ở chỗ ngài đã đưa ra kỹ thuật Minh Sát, kỹ thuật thực hành mang tính phổ quát và tuyệt diệu này. Bất kỳ ai đi vào được chiều sâu và nhổ hết gốc rễ của mọi bất tịnh ra đều trở thành con người giải thoát, và họ có thể cứ tiếp tục tự gọi mình bằng tên gì cũng được. Điều đó không quan trọng. Còn ai không thể chọc thủng hay thể nhập vào được chiều sâu này sẽ tiếp tục lăn trôi trong khổ đau. Quy luật này là phổ quát, có thể áp dụng được cho tất cả mọi người. Đức Phật đã tái khám phá ra quy luật này, sử dụng nó cho bản thân ngài để trở thành bậc giải thoát và sau đó đem ban phát nó cho mọi người với vô vàn lòng từ ái và bi mẫn của ngài. Khi người ta bắt đầu thực hành, họ cũng được lợi ích từ nó. 

Con người của đảo quốc kỳ diệu này, tôi vô cùng hoan hỷ khi thấy các bạn có đức tin thật nhiều nơi Đức Phật. Các bạn ngưỡng mộ Đức Phật. Các bạn ngưỡng mộ giáo pháp của Đức Phật. Do đó căn bản của các bạn đã là tuyệt diệu rồi. Tất cả các bạn đều có hạt giống của Pháp (Dhamma) trong mình. Bằng không thì, hẳn là các bạn đã không đến với một buổi nói chuyện như thế này. Có thể giờ này các bạn đang có mặt trong một rạp hát hay một rạp xinê hay một phòng nhảy nào đó hoặc có mặt ở một nơi nào khác không chừng.

Các bạn đang ở đây. Điều đó chứng tỏ các bạn đã có hạt giống Pháp trong mình. Nhưng nếu suốt cuộc đời hạt giống cũng chỉ là hạt giống, bạn sẽ không được gì cả. Hạt giống phải mọc lên và cho ra những trái tuyệt vời. Và chắc chắn hạt giống của các bạn có thể cho ra những trái tuyệt vời này. Tôi mời tất cả các bạn. Như Đức Phật nói, “Hãy cho tôi bảy ngày của đời bạn. Chỉ để cho một cuộc thử thách.” Tôi không phải là một vị Phật. Tôi nói, “Hãy cho tôi mười ngày của đời bạn và cố gắng. Chỉ để cố gắng.” Hãy chấp nhận nó chỉ sau khi bạn đã trải qua mười ngày này. Bạn sẽ thấy rằng con đường của Đức Phật thực sự lợi ích – con đường đó cho ra những kết quả, akāliko28, ngay trong hiện tại này.

Bạn sẽ không phải chờ cho đến sau khi chết. Bạn sẽ được lợi ích ngay ở đây và bây giờ, và sẽ mãi mãi được lợi ích.

Idha nandati pecca nandati, katapuñño ubhayatta nandati

Ngay hiện tại người ấy hoan hỷ, sau khi chết người ấy hoan hỷ, trong cả hai nơi người làm điều phước thiện đều được hoan hỷ.

Giây phút bạn bắt đầu thực hành Pháp (Dhamma), bạn sẽ thấy rằng bạn đang được lợi ích. Lúc đầu, lợi ích; giữa chừng, lợi ích; và cuối cùng, lợi ích. Tất nhiên là có lợi ích chỉ khi bạn thực hành mà thôi.

Tôi hy vọng tất cả các bạn, không sớm thì muộn, sẽ tìm được thời gian để bắt đầu thực hành lời dạy của Đức Phật. Các bạn đã thỏa mãn được nhiều thú tiêu khiển về tri thức rồi. Ngày hôm nay các bạn cũng đã được nghe cả một giờ, cái ấy cũng chỉ là thú tiêu khiển về tri thức. Nhưng bây giờ hãy lấy một giờ này và biến nó thành quyết tâm mạnh mẽ rằng bất cứ khi nào bạn tìm được thời gian, bạn sẽ trải qua một khóa hành thiền mười ngày liền.

28 Akāliko là một trong sáu ân đức Pháp (Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko ehipassiko opanayiko paccattaṃ veditabbo viññūhi, giáo pháp mà đức Thế Tôn khéo thuyết

Cầu mong tất cả các bạn đều được trải qua khóa hành thiền mười ngày.

Cầu mong tất cả các bạn gặt hái được lợi ích tốt nhất từ lời dạy của Đức Phật, gặt hái được những thành quả tốt đẹp nhất từ lời dạy của Đức Phật

Cầu mong tất cả các bạn hưởng được sự bình an thực sự, hòa hợp thực sự, hạnh phúc thực sự.

 

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Thiền Ngay Bây Giờ Của Ngài S.N. Goenka, Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app