14. Girimānandasutta

1. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā girimānando ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca –

2. ‘Āyasmā, bhante, girimānando ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Sādhu, bhante, bhagavā yenāyasmā girimānando tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyā’ti. ‘Sace kho tvaṃ, ānanda, girimānandassa bhikkhuno dasa saññā bhāseyyāsi, ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ girimānandassa bhikkhuno dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippassambheyya.

3. ‘Katamā dasa? Aniccasaññā, anattasaññā, asubhasaññā, ādīnavasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirodhasaññā, sabbaloke anabhiratasaññā, sabbasaṅkhāresu anicchāsaññā, ānāpānassati.

4. ‘Katamā cānanda, aniccasaññā? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati – ‘rūpaṃ aniccaṃ, vedanā aniccā, saññā aniccā, saṅkhārā aniccā, viññāṇaṃ anicca’nti. Iti imesu pañcasu upādānakkhandhesu aniccānupassī viharati. Ayaṃ vuccatānanda, aniccasaññā.

5. ‘Katamā cānanda, anattasaññā? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati – ‘cakkhu anattā, rūpā anattā, sotaṃ anattā, saddā anattā, ghānaṃ anattā, gandhā anattā, jivhā anattā, rasā anattā, kāyā anattā, phoṭṭhabbā anattā, mano anattā, dhammā anattā’ti. Iti imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anattānupassī viharati. Ayaṃ vuccatānanda, anattasaññā.

6. ‘Katamā cānanda, asubhasaññā? Idhānanda, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānāppakārassa asucino paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā mutta’nti. Iti imasmiṃ kāye asubhānupassī viharati. Ayaṃ vuccatānanda, asubhasaññā.

7. ‘Katamā cānanda, ādīnavasaññā? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati – ‘bahudukkho kho ayaṃ kāyo bahuādīnavo? Iti imasmiṃ kāye vividhā ābādhā uppajjanti, seyyathidaṃ – cakkhurogo sotarogo ghānarogo jivhārogo kāyarogo sīsarogo kaṇṇarogo mukharogo dantarogo oṭṭharogo kāso sāso pināso ḍāho jaro kucchirogo mucchā pakkhandikā sūlā visūcikā kuṭṭhaṃ gaṇḍo kilāso soso apamāro daddu kaṇḍu kacchu nakhasā vitacchikā lohitaṃ pittaṃ madhumeho aṃsā piḷakā bhagandalā pittasamuṭṭhānā ābādhā semhasamuṭṭhānā ābādhā vātasamuṭṭhānā ābādhā sannipātikā ābādhā utupariṇāmajā ābādhā visamaparihārajā ābādhā opakkamikā ābādhā kammavipākajā ābādhā sītaṃ uṇhaṃ jighacchā pipāsā uccāro passāvo’ti. Iti imasmiṃ kāye ādīnavānupassī viharati. Ayaṃ vuccatānanda, ādīnavasaññā.

8. ‘Katamā cānanda, pahānasaññā? Idhānanda, bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti. Uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti. Uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti. Ayaṃ vuccatānanda, pahānasaññā.

9. ‘Katamā cānanda, virāgasaññā? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati – ‘etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhippaṭinissaggo taṇhākkhayo virāgo nibbāna’nti. Ayaṃ vuccatānanda, virāgasaññā.

10. ‘Katamā cānanda, nirodhasaññā? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati – ‘etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhippaṭinissaggo taṇhākkhayo nirodho nibbāna’nti. Ayaṃ vuccatānanda, nirodhasaññā.

11. ‘Katamā cānanda, sabbaloke anabhiratasaññā? Idhānanda, bhikkhu ye loke upādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, te pajahanto viharati anupādiyanto. Ayaṃ vuccatānanda, sabbaloke anabhiratasaññā.

12. ‘Katamā cānanda, sabbasaṅkhāresu anicchāsaññā? Idhānanda, bhikkhu sabbasaṅkhāresu aṭṭīyati harāyati jigucchati. Ayaṃ vuccatānanda, sabbasaṅkhāresu anicchāsaññā.

13. ‘Katamā cānanda, ānāpānassati? Idhānanda, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati satova passasati. Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti. Dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti. Rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti. ‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati. ‘Pītipaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Pītipaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Sukhapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Sukhapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Cittasaṅkhārapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Cittasaṅkhārapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati. ‘Cittapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Cittapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Abhippamodayaṃ cittaṃ assasissāmī’ti sikkhati. ‘Abhippamodayaṃ cittaṃ passasissāmī’ti sikkhati. ‘Samādahaṃ cittaṃ assasissāmī’ti sikkhati. ‘Samādahaṃ cittaṃ passasissāmī’ti sikkhati. ‘Vimocayaṃ cittaṃ assasissāmī’ti sikkhati. ‘Vimocayaṃ cittaṃ passasissāmī’ti sikkhati. ‘Aniccānupassī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Aniccānupassī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Virāgānupassī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Virāgānupassī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Nirodhānupassī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Nirodhānupassī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Paṭinissaggānupassī assasissāmī’ti sikkhati. ‘Paṭinissaggānupassī passasissāmī’ti sikkhati. Ayaṃ vuccatānanda, ānāpānassati.

14. ‘Sace kho tvaṃ, ānanda, girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā bhāseyyāsi, ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippassambheyyā’ti.

15. Atha kho āyasmā ānando bhagavato santike imā dasa saññā uggahetvā yenāyasmā girimānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmato girimānandassa imā dasa saññā abhāsi. Atha kho āyasmato girimānandassa dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippassambhi. Vuṭṭhahi cāyasmā girimānando tamhā ābādhā. Tathā pahīno ca panāyasmato girimānandassa so ābādho ahosī’ti. 

Girimānandasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

14. Kinh Girimānanda

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimānanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

2. Tôn giả Girimānanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimānanda, vì lòng từ mẫn. — Này Ānanda, nếu Ông đi đến Tỷ-kheo Girimānanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimānanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức!

3. ‘Thế nào là mười? Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thở vô hơi thở ra. 

4. ‘Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: ‘Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.’ Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thủ uẩn này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô thường. 

5. Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô ngã? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: ‘Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các tiếng là vô ngã; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã; thân là vô ngã, xúc là vô ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã.’ Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô ngã. 

6. Và này, Ānanda thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: ‘Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi; ruột già, ruột non, vật thực mới, phân, não; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ; nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu’. Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng bất tịnh. 

7. Và này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: ‘Nhiều khổ là thân này, nhiều sự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều loại bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, bệnh khởi lên từ đàm, niêm dịch, các bệnh khởi lên từ gió; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra; các bệnh do thời tiết sinh ra, các bệnh do làm việc quá độ sanh, các bệnh do sự trùng hợp các sự kiêng; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện’. Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là các tưởng nguy hại. 

8. Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn tận? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận hại tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này Ānanda, đây được gọi tưởng đoạn tận. 

9. Và này Ānanda, thế nào là từ bỏ? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn. 

10. Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn’. 

11. Và này Ānanda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới? Ở đây, này Ānanda, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ānanda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới. 

12. Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô thường trong tất cả hành. 

13. Và này Ananda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở vô dài’. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra dài’, Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết ‘Tôi thở vô ngắn’; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra ngắn’. ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra,’ vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. Này Ānanda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.

14. Này Ānanda, nếu Ông đi đến Tỷ-kheo Girimānanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra: Tỷ-kheo Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức’.

15. Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đã đi đến Tôn giả Girimānanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimānanda mười tưởng này. Và Tôn giả Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimānanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Ðược đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimānanda. (Bản dịch của HT. Thích Minh Châu)

Kết thúc Kinh Girimānanda.

-ooOoo-

 

TẢI SÁCH BẢN PDF TẠI ĐÂY:

PARITTA - Sư Thiện Hảo

 

* Bài viết được trích từ cuốn Paritta Pāḷi – Kinh Hộ Trì Pāḷi Việt – Trích lục bởi Bhikkhu Vāyāma – Tỳ Khưu Thiện Hảo

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app