PHÁP CHÁNH ÐỊNH 

TƯỞNG THỰC PHẨM LÀ VẬT ÐÁNG GỚM

Cái ý tưởng phát sanh lên do thế lực tìm xét thực phẩm là đáng gớm trong thực phẩm gọi là āhārapatikūlasaññā.

Hành giả, nếu muốn niệm phép thiền định này, trước hết nên học nơi vị thiền sư, rồi tìm ngụ nơi vắng vẻ, quán tưởng thực phẩm theo 10 thể, đừng cho sai khác lời dạy của ông thầy.

Trạng thái đáng gớm do 10 thể như vầy:

ÐỀ MỤC VẬT THỰC Ô TRƯỢC TƯỞNG (Ahārepatikūlasaññā)

Quán tưởng trạng thái ô trược trong vật thực theo 10 điều như vầy:

1- Ô trược do đường đi (gamanāto): Nên quán tưởng cho thấy rằng: thực phẩm này là món đáng gớm, từ khi ra chỗ ở, đi đến xóm nhà, lội ngang bùn lầy, đạp trên vật không sạch như nước tiểu, phẩn…;

2- Ô trược do sự tìm kiếm (pariyesanato): Nên quán tưởng cho thấy rằng: thực phẩm này là món đáng gờm, do sự đi tìm theo mỗi nhà, gặp chó chạy theo sủa cắn, trâu bò nghinh rượt, ruồi xanh bay đậu trên đầu cũng có. Có người cho có kẻ không cho, người cho nhiều, kẻ cho ít, người cho cơm thiu bánh cũ, kẻ làm tuồng không thấy, hoặc nói lời khinh bỉ;

3- Ô trược do sự ăn (paribhogato): Nên quán tưởng cho thấy rằng: thực phẩm này là món đáng nhờm theo sự ăn, vắt cơm bằng tay có mồ hôi, nhớt chảy rớt vào đến khi ăn, vật thực nhiều món đều lẫn lộn nhau cả, răng nhai, lưỡi lừa, nước miếng thấm vào có trạng thái như đồ chó mửa, dính theo chân răng, thật rất đáng nhờm gớm.

4- Ô trược theo chỗ trú (āsayato): Chỗ trú có 4:

a) chỗ trú của mật (pitāsaya)
b) chỗ trú của đàm (semhāsaya
c) chỗ trú của mủ (pubbāsaya)
d) chỗ trú của máu (lohitāsaya)

Trong bốn chỗ trú ấy, đức Phật Toàn giác, đức Ðộc giác Phật và đức Chuyển luân vương chỉ có một. Còn những người thiểu phước, ít trí huệ thì có điều đủ.

Cớ ấy, người có đàm nhiều, thì thực phẩm ăn vào như dính dầu cà na đặc, rất đáng gớm. Người có đàm nhiều như dính vị củ tỏi hoặc lá tỏi; người có mủ nhiều như dính sữa thiu; người có máu nhiều như dính nước chấm, rất đáng gớm.

5- Ô trược theo chỗ trú trong bụng (nidhānato): Nên quán tưởng cho thấy rằng: Thực phẩm dính theo một trong bốn chỗ trú rồi vào đến bụng, chẳng phải được đựng trong đồ vàng bạc đâu. Nghĩa là: nếu người ăn vào sống được 10 tuổi, 20 tuổi… 100 tuổi, thì thực phẩm vào trong chỗ rõ rệt như lỗ xí mà người không rửa trong 10 năm, 20 năm… 100 năm, thật rất nhờm gớm;

6- Ô trược do trạng thái chưa tiêu hóa (aparipakkhato): Nên quán tưởng cho thấy rõ rằng: Thực phẩm vào trong chỗ rất đáng nhờm gớm như thế, khi chưa tiêu hóa, dầu là thực phẩm mới ăn vào trong bữa nay, đã ăn trong ngày hôm qua, hoặc trong các ngày trước, cũng đều nhập cục nhau cả, có đàm bao bọc, chất lửa trong thân, hâm hấp thành bọt bèo nhỏ lớn, có mùi như tử thi thiệt đáng nhờm gớm.

7- Ô trược theo trạng thái đã tiêu hóa (Paripakkhato): Nên quán tưởng cho thấy rằng: thực phẩm mà chất lửa hâm hấp trong bụng đã tiêu hóa rồi, chẳng phải biến thành vàng bạc chi đâu, chỉ thành bọt nhỏ lớn, phần nào thành phẩn thì vào chỗ phẩn, như đất sét vàng mà người đã nhồi nhuyễn rồi để trong lóng tre, có phần thành nước tiểu, thật rất nhờm gớm.

8- Ô trược theo quả (Phalato): Nên quán tưởng cho thấy rõ rằng: Phần nào tốt để tiêu hóa thì làm cho tất cả thân thể (tóc, lông, móng, răng, da), tươi tốt, còn phần không tốt cho sanh nhiều chứng bệnh ngoài da.

9- Ô trược theo sự chảy ra (Pissantato): Nên quán tưởng cho thấy rõ rằng: Thực phẩm này, khi ăn vào một cửa, đến lúc chảy ra, theo nhiều cửa. Vật nào ra theo mắt gọi là ghèn, theo tai gọi là cứt ráy v.v… Hoặc nên quán tưởng cho thấy nhơ nhớp rằng: Thực phẩm này khi ăn vào thì người hay gọi mời nhiều kẻ khác cùng ăn chung, vui cười hớn hở đến lúc biến thành nước tiểu, phẩn chảy ra, đi đại tiểu tiện một mình trong nơi vắng vẻ, thật rất nhờm gớm.

10- Ô trược theo sự chảy, dính lấm (Sammakkhanato): Nên quán tưởng cho thấy rõ rằng: Vật thực này, khi ăn vào cũng lấm tay, môi. Sau khi ăn rồi chất lửa trong thân quạt đi khắp nơi, đến dính răng, lưỡi, giang môn… thiệt rất đáng nhờm gớm.

Khi hành giả quán tưởng trạng thái nhờm gớm của vật thực theo 10 thể như đã giải, thì thực phẩm rõ rệt theo thể nhớp đục. Nếu được quán tưởng thường thường như thế, năm pháp cái yên lặng, tâm cũng an trụ vững vàng, vào bậc cận định. Nhưng không nhập định được vì đề mục thực phẩm “Ô trược tưởng” chỉ có thắng lực đến bực cận định thôi.

ÐỀ MỤC PHÂN BIỆT CÁI TƯỚNG CỦA TỨ ÐẠI (Catudhātuvavatthāna)

Tứ đại là: đất (pathavī), nước (āpo), lửa (tejo), gió (vāyo).

Tứ đại đó, nếu thuyết cho rộng ra, thì có 42 thể là: đất có 20 thể, nước có 12 thể, có giải trong đề mục niệm theo thân thể, 4 thể trong yếu tố lửa, khiến cho:

1.- cả châu thân nóng đều (santappati)
2.- thân thể già yếu (jariyati)
3.- thân thể ấm áp (pariṇayhati)
4.- thực phẩm tiêu hóa phải lẽ (Sammāparināmaṃgacchati).

Sáu thể trong yếu tố gió

1.- Gió quạt lên phía trên (uddhangama vātā)
2.- Gió quạt xuống phía dưới (adhogama vātā)
3.- Gió quạt vận ở phía ngoài dạ dày (kacchitayā vātā)
4.- Gió quạt trong dạ dày (katthasaya vātā)
5. Gió quạt đều trong châu thân (angamamgangusarino vātā)
6.- Hơi gió thở ra, hít vô (assasapassasa)

Cái tướng của tứ đại đó như vầy:

Yếu tố đất có tướng cứng thô thiển; yếu tố nước có tướng ướt, thấm để kết hợp thân thể; yếu tố lửa có tướng nóng để nấu thân thể; yếu tố gió có tướng phất phơ để quạt thân thể.

Hành giả muốn niệm pháp này, nên tìm ngụ trong nơi vắng vẻ, rồi quán tưởng ghi nhớ trong tâm theo phương pháp sẽ giải sau.

Phép niệm này có 2 cách, tùy theo trí tuệ nhiều hay ít của hành giả. Nếu hành giả có nhiều trí tuệ, thì nên tìm xét cả thân thể của mình, ghi nhớ thường thường cho thấy là tứ đại chẳng phải là người, thú, tóm tắt như vầy: trong thân thể này, cái gì có tướng cứng thô thiển thì khép vào yếu tố đất; có tướng lỏng ẩm thấp để kết hợp thân thể cho liền với nhau khép vào yếu tố nước; có tướng nấu thân thể, có chất nóng, khép vào yếu tố lửa; có tướng quạt thân thể, khép vào yếu tố gió. Hành giả chỉ có tinh tấn ghi nhớ bấy nhiêu thì cận định ắt phát sanh; song không nhập định được, vì phép niệm này chỉ có thắng lực đến đó thôi.

Nếu hành giả ít trí tuệ, cần học tứ đại cho rộng nơi vị thiền sư, theo 42 thể như đã giải phía trước rồi, quán tưởng theo 13 thể như vầy:

1.- Vacanatthato: Phải ghi nhớ trong tâm do cách giải thích của “tiếng” rằng: “Tứ đại có nghĩa khác với nhau là có trạng thái dày rộng gọi là đất (Pathavī); có trạng thái ẩm thấp gọi là nước (āpo); có trạng thái nóng gọi là lửa (tejo); có trạng thái quạt hơi gọi là gió (vāyo). Trạng thái duy trì cái tướng của mình, tạo tác sự luân hồi khổ não, hoặc làm cho khổ chảy vào vô ngằn, nên gọi là yếu tố (dhāta), phải chú tâm bằng cách giải thích của “tiếng” như vầy.

2.- Kalāpato: Phải ghi nhớ trong tâm do kalāpa rằng: Tất cả thể có tên gọi là: tóc, lông, móng… toàn là cái chỉ danh, do sự hội hợp của pháp; sắc, hương, vị, phần tư tưởng (nuôi thân tâm cho có sức mạnh) và tứ đại, đều giống nhau cả song cái thể nào mà người đặt tên do sự hội hợp 10 pháp là: 8 pháp trước thêm jīvitindriya (sanh mạng) và tính (nam, nữ) nửa thành 10, gọi là yếu tố đất, nước, lửa gió… đó là do yếu tố nào có phần nhiều hơn. Phải ghi để trong tâm theo kalāpa như thế đó.

3.- Cunnato: Phải ghi để trong tâm do vi trần rằng: “yếu tố đất trong thân thể này, có yếu tố nước, lối nửa cân, yếu tố lửa duy trì, yếu tố gió quạt hộ không cho rời rã. Yếu tố nước, lửa, gió hòa trong yếu tố đất, hộ gôm, giữ, quạt duy trì lẫn nhau không cho tan rã, chảy lọt được, giúp đỡ, nấu, quạt thân không cho rã được. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái tinh vi như vầy.

4.- Lakkhanadito. – Phải ghi nhớ trong tâm theo một lakkhana nào rằng: yếu tố có tướng thô thiển là tướng (lakkhana), có trạng thái hằng phụ trợ là sự (kicca), có sự nâng đỡ là quả (phala), có sự tăng trưởng các pháp là (kicca), có sự kết hợp các pháp là (phala) – Yếu tố lửa có trạng thái nóng là (lakkhana), có sự nóng, giữ các pháp là (kicca), có sự làm cho mềm dịu các pháp là (phala). Yếu tố gió có trạng thái phất phơ là (lakkhana) có sự quạt hơi là (kicca), có sự đem các pháp đi là (phala). Phải ghi nhớ trong tâm theo lakkhana như thế đó.

5.- Samuṭṭhanato. – Phải ghi nhớ trong tâm do samuṭṭhanato rằng: “Trong 42 thể, nhất là tóc, thực phẩm mới, thực phẩm cũ, nước mũi, nước tiểu có thời hạn phát sanh, nước mắt, mồ hôi, nướng miếng, có thời hạn phát sanh, có khi do tâm mà sanh. Yếu tố lửa nấu thực phẩm mà người ăn vào, có nghiệp là giới hạn sanh. Hơi gió thở ra hít vô có tâm là giới hạn sanh. Còn lại 32 thể: thời, tâm, nghiệp, thực phẩm (đủ cả 4) là giới hạn sanh. Phải ghi nhớ trong tâm như thế đó.

6.- Nānattekattato. – Phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái khác nhau và giống nhau rằng: Cả tứ đại đó có lakkhanakicca và phala khác nhau thật, song đền có tên là śắc” giống nhau, vì không qua khỏi cái tướng (lakkhana) phải hư hoại, cho nên gọi là tứ đại giống nhau, vì to lớn rõ rệt gọi là dhātu) giống nhau, vì qua khỏi dhādū lakkhana, duy trì lakkhana của mình và tạo tác sự luân hồi, hoặc chảy đến điều khổ, không có thể tưởng tượng được, gọi là dhamma giống nhau, do sự duy trì cái tướng của mình, đều là không thường giống nhau; vì hằng tiêu diệt, mục, thúi, là khổ giống nhau, hằng có sự kinh sợ, không phải của ta giống nhau, không vững chắc chi cả. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái giống nhau và khác nhau như thế đó.

7.- Vinibbhogavinibbhogato: Phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái phân ly và không chia lìa nhau rằng: “Cả tứ đại đó, khi sanh thì sanh đồng thời cùng nhau, lúc trụ cũng trụ cùng nhau, không từng tan lìa nhau trong một kalãpa nào. Song dầu là như vậy, cũng chia rẽ nhau do tướng giống nhau. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái tan rã và không chia lìa nhau như thế đó.

8.- Sabhāgavi sabhāgato: Phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái có phần đồng nhau và không đồng nhau rằng: Trong tứ đại, 2 đại đầu và 2 đại sau, có phần không đồng nhau, vì 2 đại đầu có trạng thái nặng, 2 đại sau có trạng thái nhẹ. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái có phần đồng nhau và không đồng nhau như thế đó.

9.- Ajjhattikabāhivisesato: Phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái khác nhau của tứ đại phía trong và tứ đại phía ngoài rằng: Tứ đại phía trong là nơi nương dựa của 6 thức, 2 viññatti (vīññātti: cử động) là thân cử động kāyaviññatti và khẩu cử động vacīvinnatti, 2 tính nam nữ và sanh mạng (jīvitindriya) cả và oai nghi. Về tứ đại phía ngoài không phải như vậy. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái khác nhau của tứ đại phía trong và phía ngoài như thế đó.

10.- Sangahato: Phải ghi nhớ trong tâm do sự “khép vào” rằng: “Yếu tố nào có nghiệp là giới hạn phát sanh, nên kép vào cùng nhau”. Yếu tố nào có tâm là giới hạng phát sanh cũng khép vào với nhau. Phải ghi nhớ trong tâm như thế đó.

11.- Pacacayato: Phải ghi nhớ trong tâm do paccaya rằng: Yếu tố đất có nước kết hộ, lửa giữ hộ, gió quạt hộ, là duyên nương dựa của 3 đại khác. Yếu tố nước, lửa, gió, trụ trong yếu tố đất hộ kết hợp duy trì, quạt gió hộ lẫn nhau và là duyên giúp đỡ; nóng giữ, quạt cả ba đại khác. Phải ghi nhớ trong tâm theo duyên như thế đó.

12.- Asamannāhārato: Phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái không biết nhau rằng: “Yếu tố đất không được biết: “Ta là đất, là duyên, là nơi nương dựa của 3 đại khác”. Ba đại kia cũng không rõ ràng: “Yếu tố đất là duyên, là nơi nương dựa của ta”. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái không biết nhau như thế đó.

13.- Paccayaribhāgato: Phải ghi nhớ trong sự chia duyên rằng: “Duyên của yếu tố có 4 là :

– nghiệp (kamma – nghiệp là nơi về thiện ác nghiệp khiến cho sanh sắc),
– tâm (citta – tâm là nói về tâm làm cho sanh sắc),
– thực phẩm (ahāra – thực phẩm là nói về thực phẩm phía trong làm cho sanh sắc),
– thời (utu – thời, chỉ nói về yếu tố lửa).

Chỉ có nghiệp, là duyên đến yếu tố, có nghiệp là giới hạn sanh; chỉ có tâm là duyên đến yếu tố, có tâm là giới hạn sanh; chỉ là nghiệp, tâm, thực phẩm thôi là cái duyên nhân sanh các yếu tố đó.

Khi hành giả niệm trong tâm thường thường theo 13 thể như đã giải trên thì tứ đại cũng sẽ rõ rệt không sai. Tiếp theo, cận định cũng phát sanh, nhưng chỉ có đến đến cận định thôi.

TỨ ÐẠI

Tứ đại là: đất, nước, lửa, gió mà gọi là sắc giống nhau, do 5 nhân:

1.- Mahāntapātubhūtto: Gọi là tứ đại vì lẽ to lớn rõ rệt;
2.- Mahābhūtasāmannato: Gọi là tứ đại vì lẽ giống nhau như ma quỷ;
3.- Mahāpariharato: Gọi là tứ đại vì lẽ cần phải gìn giữ cho nhiều;
4.- Mahāvikārato: Gọi là tứ đại vì lẽ có nhiều sự biến đổi;
5.- Mahāttabhūttatā: Gọi là tứ đại vì lẽ cần phải phân biệt cho nhiều.

Giải rằng: Tiếng gọi tứ đại vì lẽ to lớn rõ rệt đó, là sanh lên rõ rệt trong hai sắc (sankhāra) là:

– Vô tình sắc (anupādinnasankhāra – cũng gọi là Tứ đại hữu thức.)
– Hữu tình sắc (upādinnasankhāra – cũng gọi là Tứ đại vô thức.)

1.- Tiếng nói: To lớn rõ rệt trong vô tình sắc, là nói về đất, nước, lửa, gió: đất dày 240.000 do tuần (yojana); nước nâng đỡ đất, dày… 480.000 do tuần; gió đỡ nâng nước dày 960.000 do tuần.

Nói về bề rộng của đất, nước, gió thì chẳng có thể đo lường được.

Về phần lửa tức là mặt nhật (suriyadevaputta) và chất lửa trong cả thế giới cũng là vô lượng giống nhau. Ðó là nói về tứ đại vô thức có tánh cách vô lượng khác nhau.

Còn nói về tứ đại Hữu tình thì ám chỉ vào chúng sanh, như các loài thủy tộc trong đại hải. Có loài cá lớn dài từ 100 đến 1000 do tuần. Chẳng phải chỉ có thế thôi, các hạng quỷ la sát (yakkha), càn thát bà (gangbhaba), long vương (nāga), chư thiên (devatā), phạm thiên (brahmā), đều có hình thể to lớn, khó đo lường được. Hình thể của loài thủy tộc, hàng phi nhơn, chư thiên đều cũng là tứ đại giống nhau, không ngoài tứ đại, vì lẽ đó nên gọi tứ đại là to lớn rõ rệt.

2.- Tiếng gọi tứ đại vì lẽ giống nhau như ma quỷ là ṁāyākāro amanīyeva udakam manī katvā“: Loài ma quỷ hằng dối gạt, xúi giục cho mọi người hiểu lầm rằng: nước trong sạch đó là ngọc pha-li; vật không phải ngọc, dối là ngọc, không phải vàng, gạt là vàng… Ma quỷ có cơ mưu khéo léo phỉnh gạt mọi người cho lầm lạc thế nào, tứ đại cũng lừa đảo chúng sanh làm cho mê muội, như thế ấy. Anīlānevahutvā: Thật vậy, tứ đại chính mình không phải là xanh, lại đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là xanh; chính mình không phải là vàng, mà đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là vàng; chính mình chẳng phải là đỏ, mà đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là đỏ v.v… dối gạt chúng sanh làm cho lầm tưởng là đẹp, là tốt. Các tứ đại và lối dối gạt của ma quỷ đó.

Tương tợ giống nhau. Cho nên, đức Ðại Bi hằng giảng thuyết cho danh hiệu tứ đại là mahābhūta.

Yam ganhanti neva tesam tassa anto na bahi“.

Lại nữa, Ngài có thí dụ nữa rằng: ma quỷ, khi nương trong thân người đồng cốt, mà nói ở phía trong thân của người đồng cốt cũng không được, nói ở phía ngoài thân của người đồng cốt cũng không được. Nếu chỉ nói ma quỷ nương theo thân hình người đồng cốt thì phải. Thế nào, tứ đại cũng nương lẫn nhau thôi, chớ nói tứ đại ở phía ngoài hoặc ở phía trong thân cũng không được. Ví như cách tứ đại hợp nhau, nương nhau, giống như cử chỉ của ma quỷ vào thân người đồng cốt vậy; vì lẽ đó đức Phật mới gọi tứ đại là mahābhūta.

Lại nữa, quỷ La sát (yakkhinī) mong ăn thịt người, nên hằng biến làm phụ nữ có sắc đẹp giống như ngọc nữ. Người nam vô trí tuệ, không quan sát chu đáo, mê sắc, ắt phải bị la sát dùng làm thực phẩm, không sao trốn tránh khỏi được. Yakkhinī gạt người nam phải mắc trong quyền lực nó, thế nào, tứ đại (paticchādetvā) cũng ngăn che trí tuệ con người không cho thấy rõ thân thể toàn là dơ nhớp, đáng gớm ghê, lại tưởng là đẹp đẽ, tỷ như quỷ la sát biến hình để dối gạt người vậy. Nhân đó, đức Chánh Biến Tri mới gọi tứ đại mahābhūta.

3.- Tiếng gọi tứ đại, “vì lẽ cần phải có nhiều sự gìn giữ chăm nom” là tứ đại hòa hợp cùng nhau gọi là sắc, là thân, là gái, là trai, là thú, là người, đó làm cho chúng ta phải chú tâm săn sóc tắm gội hằng ngày, phải tìm vật ăn thức uống, y mặc chỗ ở, quạt nồng, đắp lạnh, mới được nhẹ nhàng, bằng không thì thân thể hôi hám, xấu xa, đáng gớm và hổ thẹn với kẻ khác, vì lẽ cần phải có sự chăm nom săn sóc, cho nên đức Thế Tôn mới gọi là mahābhūta.

4.- Tiếng gọi là tứ đại, “vì lẽ có nhiều sự biến đổi không thường” là nói về phần tứ đại “vô tình sắc” như tất cả đất, núi, biển v.v.. các con sông lớn nhỏ cũng đều biến đổi, vì lửa, nước, hoặc gió phá hoại đại kiếp (cả thải 1.000.000 triệu thế giới ta bà (cakkavāla) cũng chẳng bền vững được. Vì lẽ đó, nên đức Thế Tôn gọi là mahàbhùta.

5.- Còn tiếng gọi tứ đại là mahābhūta “vì lẽ hành giả cần phải phân biệt cho nhiều”, bởi tiếng mahābhūta đó phổ thông đến cả thảy tứ đại: đất, nước, lửa, gió, có sự giống nhau không khác cũng đều là vô thường khổ não giống nhau. Hành giả phân biệt thấy rõ tứ đại có tướng (lakkhana), có sự (kicca), có quả (phala) và nhân sanh (samutthāna) khác nhau, song cũng đều gọi tứ đại là pháp hành giống nhau, là không thường, là khổ, là chẳng phải của ta, như nhau không khác.

BỐN THIỀN VÔ SẮC (Arupajjhana – có giải trong “Sưu tập pháp”)

1. – Hư không vô biên thiền (akāsānañcāyatana)
2. – Thực vô biên thiền (viññanancāyatana)
3. – Vô hữu sở thiền (ākiñcāññāyatana)
4. – Phi phi tưởng thiền (nevasaññānāsaññāyatana)

GIẢI VỀ ÐỊNH LỰC (Jhàna kathā)

Trong nơi cuối cùng của phương pháp niệm 40 đề mục, xin giải về năng lực thiền định là đức tính mà hành giả phải đắc trong các đề mục bằng cách tóm tắt như sau này:

Phép chăm chỉ nhìn xem đề mục, nhất là pathavīkasiṇa hoặc phép thiêu hủy các nghịch pháp (paccanikadhamma), nhất là pháp cái (nivaranadhamma) không cho phát sanh gọi là định. Tiếng “định” (jhāna) đó có chỗ giải hai cách:

a) Ðịnh nhìn xem đề mục, là nói về 8 thiền và cận định gọi là: (ārammanūpanijjhāna);
b) Ðịnh nhìn xem tướng, là nói về phép minh sát đạo, quả, gọi là (lakkhanupanijjhāna).

Giải về 8 thiền và cận định gọi là (arammanūpanijjhāna) do nhìn xem đề mục thiền định, nhất là pathavīkasina. Phép minh sát đạo quả gọi là (lakkhanūpanijjhāna), vì phép minh sát quán tưởng cái tướng, nhất là vô thường tưởng của minh sát đó cho thành công (quả), nói về tathalakkhana là cái chân tướng của Niết Bàn.

Trong nơi đây nói về hai bậc thiền khác:

1.- Cận định (upacarājhāna): Thiền gần nhập định.
2.- Nhập định (appanājhāna).

Giải: Khi hành giả nhìn xem vòng kasina, làm đề mục rồi niệm trong tâm cho đến khi 5 pháp cái và các phiền não yên lặng lần lần. Các chi thiền, nhất là tâm (vitakka) pháp sanh lên, tuy chưa có sức mạnh, tâm chỉ trú trong bậc gần nhập định, không có thế nhập định được, như thế gọi là cận định. Chỗ mà các chi thiền phát sanh lên có mãnh lực rồi tâm nhảy lên níu vững gọi là nhập định (appanājhāna).

Cận định và nhập định khác nhau như vầy: Cận định thuộc về tâm đeo níu trong cõi dục (kāmāvacara), chỉ dứt 5 pháp cái được, rồi trú trong nơi gần nhập định thôi. Song các chi thiền nhất là tâm (vitakka) đã phát sanh chưa có sức mạnh như đã giải trước, có khi níu lấy triệu chứng làm cảnh giới được, có khi rớt xuống níu (bhavanga) trở lại, không trú dính lâu được, vì như trẻ con chưa biết ngồi, đứng một mình người mẹ phải đỡ đứng dậy cho ngồi cũng chẳng được, hằng té xuống đất. Về phần ṅhập định” có thể đè nén dục tâm bậc thấp được, rồi lướt vào mahaggatagotra (đại định) do thế lực của các chi thiền đã phát sanh, có mãnh lực cao thượng, tâm có thể cắt đứt bhavanga chỉ một lần, rồi trú đến một ngày, một đêm được, hằng hành theo thiên tốc lực tâm (kusalajavana), ví như người lực lưỡng có thế trỗi dậy khỏi chỗ rồi đứng đến trọn ngày được.

Khi hành giả đắc thiền bậc dưới rồi, mong nhập thiền bậc trên nữa, nên tập luyện xuất thiền bực dưới cho nhuần nhã theo 5 phép thuần thục (vasī). Ðến giờ ra thiền phải quán tưởng cho thấy tội của thiền bậc dưới, rõ phước trong thiền bực trên, rồi ghi nhớ trong thiền bậc trên, tiếp niệm theo cho đến khi kết quả.

NĂM PHÉP THUẦN THỤC (Vasī) như vầy:

1.- Thuần thục trong cách tìm chi của thiền (āvajjanavasī)
2.- Thuần thục trong cách nhập thiền (samāpajjanavasī)
3.- Thuần thục trong cách ngăn giữ thiền (adhitthānavasī)
4.- Thuần thục trong cách xuất thiền (vutthānavasī)
5.- Thuần thục trong cách quán tưởng chi của thiền (paccavekkhanavasī).

Giải:

1.- Hành giả cần nhớ tìm thiền của mình đã đắc đó, nhớ tìm ở nơi nào, trong giờ nào, ngày chi thiền nào, chẳng hạn đến bao lâu cũng nhớ được mau lẹ, không lâu, như thế gọi là āvajjanavasī.

2.- Nếu hành giả cần nhập thiền đã đắc đó, dầu nhập trong nơi nào, ở giờ nào, ngày chi thiền nào, đến bao lâu cũng được mau lẹ, không lâu, như thế gọi là samāpajjanavasī.

3.- Khi hành giả nhập vào thiền rồi, nếu cần muốn duy trì thiền đó, không xuất mau, gìn giữ bao lâu cũng được, như thế gọi là adhitthānavasī.

4.- Ðến khi hành giả ra khỏi thiền đó, cũng có để xuất mau lẹ, theo ý muốn mình, được như thế gọi là vutthānavasī.

5.- Tốc lực tâm, hành tiếp theo āvajjanacitta tìm kiếm chi của thiền, nhất là tầm (vitakka) theo thứ tự, không lâu lắc do trạng thái đã thuần thục trong cách nhớ gọi là paccayavekkhanavasī. Vasì này hành tiếp nối với āvajjanavasī.

Hành giả đã đến sơ thiền rồi (pathamajjhāna), tập luyện nhuần nhã theo 5 vasī như đã giải, nếu cần nhập nhị thiền tiếp theo, thì nên nhập sơ thiền đã đắc trước đến khi xuất. Phải quán tưởng cho thấy tội trong sơ thiền, rõ phước trong nhị thiền rằng: “Thiền này có nghịch pháp, tức là pháp cái ở gần quá và chi thiền cũng thiếu sức, vì chi tầm và sát (vitakkavicāra) còn thô thiển. Trong tâm nhị thiền chỉ có 3 chi là: phỉ (piti), an… (sukkha), nhất tâm (cittekaggata) mới yên lặng vi tế cao thượng và đè nén sự ưa thích trong sơ thiền đó, tinh tấn ghi nhớ thường thường trong nhứt tâm là đề mục kasina đã đắc, bỏ chi thô thiển, ghi nhớ trong chi vi tế. Kế đó, tâm tìm kiếm trong ý muốn (manodvārāvājjanacitta) cắt đứt bhavanga do tin chắc rằng: Nhị thiền sẽ phát sanh bây giờ đây” xong rồi níu lấy đề mục thiền định, để niệm cho phát sanh lên giờ đó 4 hoặc 5 tốc lực tâm (javana), vượt trong các cảnh giới. Tốc lực thứ ba hoặc thứ tư phía đầu thuộc về cõi dục (kāmāvacara). Tốc lực thứ tư hoặc thứ năm phía sau cuối cùng thuộc về cõi sắc (rūpāvacara), tức là tâm nhập định; khi đó hành giả vào nhị thiền.

Khi hành giả muốn nhập tam thiền, tứ thiền, cũng phải tập cho nhuần nhã trong thiền đã đắc theo 5 vasì. Phải thấy tội trong thiền bậc dưới, phước trong thiền bực trên như đã giải đó vậy.

QUẢ BÁO CỦA THIỀN ÐỊNH (Samādhibhāvanānisansā)

– Ðáp trong câu hỏi thứ 8, phép thiền định có 5 quả báo như vầy:

1.- Thiền định có quả báo nhất là sự ở yên trong kiếp hiện tại (ditthadham masukhavihāranisansā).

Giải: Các bậc A La Hán, khi muốn ở yên vui trong hiện tại, niệm đề mục rồi nhập thiền an trụ trong nhất tâm, thì các ngài được tránh khỏi các cảnh trần, nghĩ an trọn ngày được.

2.- Bậc cận định và nhập định đều có phép minh sát là quả báo (vipassanānisansā).

Giải: Bậc hữu học và phàm nhơn, khi ra thiền rồi, trong giờ mà tâm an trụ trong một cảnh giới, nếu quán tưởng phép minh sát (vipassanā) thì cũng được rõ chân lý, vì thiền định là nhân sanh trí tuệ.

3.- Thiền định có thần thông (abhiññā) là quả báo (abhiññānisansā).

Giải: Các hành giả đã đắc cả 8 bậc định (8 samāpatti) đến giờ xuất thiền, nếu muốn đắc thần thông, thì cũng có thể đắc được.

4. – Cả hai bậc thiền cận định và đại định đều có hạnh phúc cao quý trong cõi, là quả báo (bhavavisesanisansā).

(cõi là 3 cõi – tam giới, nghĩa là hành đắc thiền rồi sẽ được sanh trong cõi dục thiên giới, sắc giới, vô sắc giới tùy theo thắng lực của thiền định)

Giải: Thiền định đem hạnh phúc quý cao đến trong cõi sắc, nghĩa là hành giả đã đắc từ sơ thiền trở lên rồi, nếu thiền không hư hoại, dầu là có tâm mong mỏi hoặc không, đến khi lâm chung cũng được thọ sanh trong cõi phạm thiên rõ rệt. Về cận định thì hành giả sẽ được lên cõi dục.

5. – Ðại định có nirodha là quả báo (nirodhanisansā).

Giải: Tất cả bậc thánh nhân, khi đã đắc đủ 8 samapathi rồi nhập diệt thọ tưởng định (vedayidanirodha) tức là Niết Bàn, được có trạng thái là người vô tâm và được nghĩ an trong cõi hiện tại đến 7 ngày.

GIẢI VỀ PHÉP THẦN THÔNG (Abbhiññanākathā – xem thêm trong quyển “Bát thánh đạo”)

Tiếp theo đây xin giải tóm tắt về thần thông là quả báo thứ 3 của phép thiền định, để dục lòng hành giả cho càng thêm thỏa thích, vừa lòng vì được biết đều phước báo khác thường đáng mong mỏi.

Phép thần thông này có chỗ giải cả phàm và thánh, tất cả 6 phép. Nhưng nơi đây chỉ giảng có 5 thần thông, vì lẽ về phần phàm. Thần thông thánh vức thuộc về phép minh sát (vipassanā – xem trong “Thanh Tịnh Kinh giải”).

NĂM THẦN THÔNG TRONG CÕI PHÀM LÀ:

 

1.- Trí tuệ biết biến hóa đều đủ (Iddhividhaññāṇa);
2.- Trí tuệ có thể nghe biết được các thứ tiếng người và trời do nhĩ thông (dibbasotabhātuñāna);
3.- Trí tuệ có thể phân biệt biết được nước tâm của người khác do tha tâm thông (cetopariyaññāna);
4.- Trí tuệ có thể biết được các tiền kiếp (pubbenivāsānusatiññāṇa);
5.- Trí tuệ có thể biết được sự sanh tử luân hồi của chúng sanh (sattānaṃcūtupapātaññāṇa).

(Lục thông có giải rộng trong Thanh Tịnh Kinh)ỉ

— Dứt Phép Thiền Ðịnh Tóm Tắt —

 

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app