DHAMMARATANAPAṆĀMA – LỄ BÁI PHÁP BẢO
Nghĩa: Sự khom mình làm lễ Pháp bảo. (Xem giải thích ở phần Phật bảo).
Atthaṅgikāriyapatho janānaṃ mokkhappavesāya ujū ca maggo
dhammo ayaṃ santikaro paṇīto nīyyāniko taṃ paṇamāmi dhammaṃ.
Atthaṅgikāriyapatho = Atthaṅgika + ariyapatho: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “patho“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = Thánh Đạo tám ngành, đạo lộ của các bậc thánh gồm có tám chi phần.
Atthaṅgika = attha + aṅgika = nhóm từ (loại digu).
attha: tám (số đếm).
aṅgika = aṅga + ika: tính từ = gồm có các chi phần.
ariyapatho = ariya + patho: nhóm từ
Nếu chọn “ariya”là tính từ thì nhóm từ trên thuộc loại kammadhāraya = Thánh Đạo.
Nếu chọn “ariya” là danh từ nam tánh thì nhóm từ trên thuộc loại tappurisa = đạo lộ của các bậc thánh.
patho = danh từ, nam tánh, cách thứ nhất, số ít = con đường.
janānaṃ: danh từ nam tánh, cách thứ sáu, số nhiều = loài người, thế gian.
mokkhappavesāya = mokkha + (p) + pavesāya: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “pavesāya“), nam tánh, cách thứ tư, số ít = đưa đến lối vào sự giải thoát.
mokkha: danh từ, nam tánh = sự giải thoát, Niết-bàn.
pavesāya: danh từ nam tánh, cách thứ tư của “pavesa,”, số ít = đưa đến lối vào.
ujū: tính từ (bổ nghĩa cho “maggo “), nam tánh, số ít = ngay, thẳng, chơn chánh.
ca: liên từ, không đổi = và.
maggo: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất, số ít = con đường.
dhammo: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất, số ít = Pháp bảo.
ayaṃ: đại từ (được sử dụng như tính từ bổ nghĩa cho “dhammo“), nam tánh, cách thứ nhất của “ima“, số ít = vật này, cái này.
santikaro = santi + karo: nhóm từ (loại tappurisa biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “karo“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = tạo nên sự an tịnh, đưa đến Niết-bàn.
santi: danh từ, nữ tánh = sự an tịnh, sự bình lặng, Niết-bàn.
karo: tính từ, đi sau danh từ khác để tạo nên nhóm từ = tạo ra, đem lại.
paṇīto: tính từ bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, số ít = thánh thiện, tuyệt vời.
nīyyāniko: tính từ bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, số ít = có thể đưa ra khỏi.
taṃ: đại từ (được sử dụng như tính từ bổ nghĩa cho “dhammaṃ“), nam tánh, cách thứ hai của “ta “, số ít = vật ấy, cái ấy.
paṇamāmi: động từ “paṇamati=pa + nam + a + ti,” nhóm thứ nhất, thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít = tôi xin cúi chào, đảnh lễ.
dhammaṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của “dhamma,” số ít = giáo pháp.
Nghĩa: Pháp bảo này tức là Thánh Đạo tám ngành, là con đường chơn chánh, dẫn đến lối vào sự giải thoát cho chúng sanh, đem lại sự an tịnh, là pháp thánh thiện, có khả năng đưa ra khỏi (luân hồi). Tôi xin đảnh lễ giáo pháp ấy.
Ye ca dhammā atītā ca ye ca dhammā anāgatā
paccuppannā ca ye dhammā ahaṃ vandāmi sabbadā.
Nghĩa: Tôi luôn luôn đảnh lễ các giáo-pháp thời quá khứ, các giáo-pháp thời vị lai, và các giáo-pháp thời hiện tại. (Xem giải thích ở phần Phật bảo).
-ooOoo-