BUDDHARATANAPAṆĀMA = LỄ BÁI PHẬT BẢO

Buddharatanapaṇāma = Buddharatana + paṇāma: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “paṇāma.”

Buddharatana = Buddha + ratana:: nhóm từ (loại kammadhāraya).

paṇāma: danh từ, trung tánh, nguyên thể = sự cúi chào, sự khom mình làm lễ, đảnh lễ.

Nghĩa: Sự khom mình làm lễ Phật bảo.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo: tán thán từ, không đổi = cung kính.

tassa: đại từ nhân xưng, cách thứ tư của “ta“, số ít = đến vị ấy.

bhagavato: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của “bhagavantu“, số ít = đến đức Thế Tôn.

arahato: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của “arahan“, số ít = đến bậc A la hán.

sammāsambuddhassa = sammā + sambuddhassa: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “sambuddha“), nam tánh, cách thứ tư, số ít = đến dấng Chánh Biến Tri.

sammā: trạng từ, không đổi = một cách hoàn toàn, một cách chân chánh.

sam: tiếp đầu ngữ = tự bản thân, cùng với, hoàn toàn.

buddhassa: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của “buddha“, số ít = bậc đã giác ngộ, Phật bảo.

Nghĩa:

Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc A la hán, đấng Chánh Biến Tri!
Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc A la hán, đấng Chánh Biến Tri
Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc A la hán, đấng Chánh Biến Tri

Yo sannisinno varabodhimūle māraṃ sasenaṃ mahatiṃ vijeyyo
sambodhimāgacchi anantañāṇo lokuttamo taṃ paṇamāmi buddhaṃ.

Yo: đại từ tương ứng (với từ “taṃ“ở hàng thứ nhì), nam tánh, cách thứ nhất của “ya,” số ít = vị nào, người nào.

sannisinno: quá khứ phân từ thể thụ động (của động từ sannisīdati = saṃ + ni + sad + a + ti), được dùng như thể chủ động bổ nghĩa cho “yo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã ngồi.

varabodhimūle = vara + bodhi + mūle: nhóm từ (loại kammadhāraya – vara + bodhimūle và tappurisa – bodhi + mūle, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “mūle“), trung tánh, cách thứ bảy, số ít = nơi gốc cây (mūle) bồ đề (bodhi) quý báu (vara).

māraṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của “māra,” số ít = ma vương.

sasenaṃ = sa + senaṃ, nhóm từ (loại bahubbīhi, có nhiệm vụ như tính từ, bổ nghĩa cho “māra“; bởi vì “senā” tuy là nữ tánh vẫn trở thành nam tánh để phù hợp với “māra“) nam tánh, cách thứ hai, số ít = cùng với quân binh.

mahatiṃ: tính từ (bổ nghĩa cho “senaṃ“), nữ tánh, cách thứ hai, số ít = lớn lao, vĩ đại.

vijeyyo: phát xuất từ “vijeyya” quá khứ bất biến của động từ “vijināti hoặc vijayati= vi + ji + a + ti,” bổ nghĩa cho “yo,” nam tánh, cách thứ hai, số ít = sau khi đã chiến thắng, đã khuất phục.

sambodhimāgacchi: sambodhiṃ + āgacchi do phép kết hợp âm thanh (Sandhi, loại niggahita – ṃ).

sambodhiṃ = saṃ + bodhi: danh từ, nữ tánh, cách thứ hai, số ít = sự giác ngộ hoàn toàn. (Sam: tiếp đầu ngữ = cùng với, hoàn toàn).

āgacchi = ā + gacchi: động từ “āgacchati=ā + gam + a + ti ” (nhóm thứ nhất, thì quá khứ, ngôi thứ ba, số ít = đã đi đến, đã đạt đến, đã chứng ngộ.

anantañāṇo = ananta + ñāṇo nhóm từ (có bản chất là loại kammadhāraya nhưng làm nhiệm vụ của loại bahubbīhi, bởi vì “ñāṇo” tuy là trung tánh vẫn trở thành nam tánh, có nhiệm vụ như tính từ bổ nghĩa cho “yo“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = có trí tuệ (ñāṇo) vô biên (ananta).

ñāṇo: danh từ, trung tánh = trí tuệ

ananta = an + anta

an = na: phủ định từ = không, vô.

anta: danh từ, nam & trung tánh = điểm tận cùng, chót.

lokuttamo = loka + uttamo: tính từ (loại tappurisa, bổ nghĩa cho “yo“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = tối thượng (uttamo) trong thế gian (loka).

uttama = ud + tama: tính từ = cao nhất.

ud: tiếp đầu ngữ = phía trên, ở trên.

tama: so sánh bậc nhất.

loka: danh từ, nam tánh = vũ trụ, thế gian, đời, loài người.

taṃ: đại từ chỉ định (tương ứng với từ “yo” ở hàng thứ nhất, được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “buddhaṃ“), nam tánh, cách thứ hai, số ít = vị ấy.

paṇamāmi: động từ “paṇamati=pa + nam + a + ti,” nhóm thứ nhất, thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít = tôi xin cúi chào, đảnh lễ.

buddhaṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của “buddha,” số ít = Phật bảo.

Nghĩa: Vị Phật nào đã ngồi ở gốc cây bồ đề quí báu, sau khi chiến thắng ma vương cùng với đám quân binh lớn lao, đã đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, có trí tuệ vô biên, là bậc tối thượng trong thế gian; tôi xin đảnh lễ vị Phật ấy.

Ye ca buddhā atītā ca ye ca buddhā anāgatā
paccuppannā ca ye buddhā ahaṃ vandāmi sabbadā.

Ye: đại từ tương ứng (với từ “te” được hiểu ngầm), nam tánh, cách thứ nhất của “ya“, số nhiều = những vị nào, những người nào.

buddhā: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất của “buddha,” số nhiều = các vị Phật, những bậc giác ngộ.

atītā: quá khứ phân từ thể thụ động của “ati-eti=ati + i + a + ti,” bổ nghĩa cho “buddhā,” cách thứ nhất, nam tánh, số nhiều = thời quá khứ, thời điểm đã qua.

anāgatā: quá khứ phân từ thể thụ động của “an + ā + gacchati (na + ā + gam + a + ti)”, bổ nghĩa cho “buddhā,” cách thứ nhất, nam tánh, số nhiều = thời vị lai, thời điểm chưa đến.

paccuppannā: quá khứ phân từ thể thụ động của “paṭi + uppajjati =paṭi + ud + pad + a + ti,” bổ nghĩa cho “buddhā,” cách thứ nhất, nam tánh, số nhiều = thời vị lai, thời điểm chưa đến.

ahaṃ: đại từ nhân xưng, cách thứ nhất của “amha,” số ít = tôi, ngôi thứ nhất.

vandāmi: động từ “vandati=vand + a + ti,” nhóm thứ nhất, thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít = tôi xin cúi chào, đảnh lễ (có nghĩa tương tợ như động từ paṇamati).

sabbadā = sabba + dā: trạng từ = vào mọi lúc, luôn luôn, hàng ngày.

Nghĩa: Tôi luôn luôn đảnh lễ các vị Phật thời quá khứ, các vị Phật thời vị lai, và các vị Phật thời hiện tại.

 -ooOoo- 

 

 

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app