Trong Khong La The Gioi

“Trống không là thế giới, trống không là thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?

4) Vì rằng, này Ananda, thế giới là Không Tự Ngã, và Không Thuộc Tự Ngã, nên Thế Giới được gọi là Trống Không. Và cái gì, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã?

5-6) Mắt, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã.

Các sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.

Nhãn thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.

Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.

Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.

Tai… Các tiếng… Nhĩ thức… Nhĩ xúc…
Mũi… Các mùi… Tỉ thức… Tỉ xúc…
Lưỡi… Các vị… Thiệt thức… Thiệt xúc…
Thân… Các cảm thọ… Thân thức… Thân xúc…
Ý…Các pháp…. Ý thức…. Ý xúc…

Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã. 

11) và vì rằng, này ananda, không có tự ngã, hay không thuộc tự ngã nên được gọi trống không là thế giới này.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập IV – Thiên Sáu Xứ, [35] Chương I, Tương Ưng Sáu Xứ (b), Phần Hai – Năm Mươi Kinh Thứ Hai IV. Phẩm Channa.

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app