Chuyển-Pháp-Luân Đầu Tiên

Đức-Phật Gotama suy xét nên thuyết pháp tế độ cho ai đầu tiên, Đức-Phật liền nghĩ đến vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta là bậc thiện-trí có trí-tuệ, nếu vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta được nghe chánh-pháp thì sẽ chóng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn.

Khi ấy, chư-thiên đến hầu Đức-Phật và bạch rằng:

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Đạo-sư Ālāra Kālāma- gotta đã viên tịch được 7 ngày qua.

Đức-Phật xem xét thấy đúng vị Đạo-sư Ālāra Kālā- magotta đã viên tịch, đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện- nghiệp cho quả tái-sinh lên cõi Vô-sở-hữu-xứ-thiên thuộc cõi trời vô-sắc-giới. Đức-Phật suy nghĩ rằng:

“Thật là sự bất lợi lớn lao quá!”

Tiếp đến, Đức-Phật nghĩ đến vị Đạo-sư Udaka Rāma- putta là bậc thiện-trí có trí-tuệ, nếu vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta được nghe chánh-pháp thì sẽ chóng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh- quả, Niết-bàn.

Khi ấy, chư-thiên đến hầu Đức-Phật và bạch rằng:

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, vị Đạo-sư Udaka Rāma- putta vừa mới viên tịch chiều hôm qua.

Đức-Phật xem xét, thấy đúng vị Đạo-sư Udaka Rāma- putta đã viên tịch, đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh lên cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ- thiên thuộc cõi trời vô-sắc-giới. Đức-Phật nghĩ rằng:

“Thật là sự bất lợi lớn lao quá!”

Tiếp đến, Đức-Phật nghĩ đến nhóm 5 tỳ-khưu đã từng phụng sự, hộ độ cho Đức-Phật trong suốt thời gian còn là Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành khổ-hạnh. Đức-Phật nghĩ rằng:

“Vậy, Như-Lai nên thuyết pháp tế độ nhóm 5 tỳ-khưu này đầu tiên.”

Khi ấy, nhóm 5 tỳ-khưu đang trú tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī. Đức- Phật từ khu rừng Uruvelā ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana ấy, để thuyết pháp tế độ nhóm 5 tỳ- khưu: Ngài Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Đức-Phật Thuyết Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Đức-Thế-Tôn ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, nhằm vào ngày rằm tháng 6, sau khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tròn đúng hai tháng.

Nhóm 5 tỳ-khưu nhìn thấy Đức-Phật Gotama từ xa đi đến, họ nghĩ lầm rằng “Sa-môn Gotama đã từ bỏ sự tinh- tấn thực-hành pháp-hành khổ-hạnh để trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác, mà trở lại đời sống sung túc.”

Vì nghĩ như vậy, nên nhóm 5 tỳ-khưu không còn đức- tin và sự kính trọng Đức-Phật như trước, họ đồng ý thỏa thuận với nhau rằng:

Chúng ta không đứng dậy đón rước, không tiếp nhận y và bát, không đảnh lễ, chỉ nên sắp đặt chỗ để cho Sa- môn Gotama ngồi mà thôi.

Nhưng khi Đức-Phật Gotama đến gần, do oai lực và tâm đại-bi của Đức-Phật, nhóm 5 tỳ-khưu không còn nhớ lời giao ước, mà mỗi người đều tự động đứng dậy cung kính đón rước. Vị nhận y bát, vị lấy nước rửa  chân, vị thì sắp đặt trải chỗ ngồi cao quí, thỉnh Đức- Phật ngự đến ngồi chỗ cao quý ấy. Nhưng cách xưng   hô của họ đối với Đức-Phật vẫn bằng cách gọi “Āvuso” không hợp lẽ đạo, thiếu sự cung kính đối với Đức-Thế- Tôn. Nghe vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–    Này chư tỳ-khưu! Các con không nên gọi Như-Lai bằng tiếng “Āvuso”(1). Như-Lai là Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, Như-Lai sẽ thuyết pháp giảng dạy chánh- pháp mà Như-Lai đã chứng ngộ. Các con hãy lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp, các con cũng sẽ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Như-lai, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, y theo Như-Lai đã chứng đắc.

Nhóm 5 tỳ-khưu vẫn chưa tin theo lời dạy của Đức- Phật, vì nghĩ:

“Trước đây Sa-môn Gotama thực-hành pháp-hành khổ-hạnh đến như thế, mà không trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Nay, Sa-môn Gotama trở lại đời sống sung túc như vậy, lại có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác được hay sao?”

Thấu hiểu rõ sự hoài-nghi của nhóm 5 tỳ-khưu, nên Đức-Thế-Tôn đã giải thích làm cho nhóm 5 tỳ-khưu hiểu rõ, không còn hoài-nghi nữa, cuối cùng, họ hết lòng tôn kính Đức-Thế-Tôn và phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Thế-Tôn.

Khi ấy, mặt trời sắp lặn ở hướng Tây, mặt trăng ló dạng ở hướng Đông, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết-pháp giảng giải kinh Dhammacakkappavattana- sutta: (1)Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 tỳ- khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī. (Toàn ý nghĩa bài kinh này ở trong phần Đức-Pháp sau)

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña

Sau khi lắng nghe Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân xong, trong nhóm 5 tỳ-khưu ấy chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là bậc thanh- văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, có pháp danh mới gọi là Aññāsikoṇḍañña: Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế. Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Phật xem xét thấy Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña có đầy đủ phước-thiện phát sinh 8 thứ vật dụng cần thiết của tỳ-khưu do quả của phước-thiện phát sinh như thần thông, nên Đức-Phật cho phép xuất gia theo cách gọi “Ehi bhikkhu” truyền gọi rằng:

–   Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo, cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.

–   Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy lại đây, con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, con hãy nên cố gắng tinh-tấn thực- hành phạm-hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Ngay sau khi Đức-Phật truyền dạy vừa dứt câu, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña mất hình tướng cũ, liền trở thành vị tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ- khưu được thành tựu do quả của phước như thần thông.

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, có vẻ trang nghiêm như Ngài Đại-Trưởng-Lão có 60 hạ.

Ngay khi ấy, Tam Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

*     Ngày rằm tháng tư (âm lịch) Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, chính là lúc Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo đồng thời xuất hiện trên thế gian. Nhưng Đức-Tăng-bảo chưa xuất hiện trên thế gian.

* Ngày rằm tháng 6 (2 tháng sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian) mới có Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử cũng là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Do đó, ngày rằm tháng 6 là ngày Tam-Bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Vào ngày 16 tháng 6, Đức-Phật Gotama nhập hạ đầu tiên cùng với nhóm 5 tỳ-khưu tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī.

–     Ngày 16 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi: “Ehi Bhikkhu”.

–   Ngày 17 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi: “Ehi Bhikkhu.”

–     Ngày 18 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Mahānāma chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi: “Ehi Bhikkhu.”

–   Ngày 19 tháng 6, Ngài Trưởng-lãoAssaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi: “Ehi Bhikkhu.”

– Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết giảng  bài Kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô- Ngã, tế độ nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành bậc Thánh A- ra-hán.

(Ý nghĩa bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã này sẽ được trình bày trong phần Đức-Pháp tiếp theo sau).

Như vậy, trong cõi người này, khi ấy, có 5 bậc Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Ngày Lịch Sử Trọng Đại Trong Phật-Giáo

Trong Phật-giáo, có những ngày lễ lịch sử trọng đại đáng ghi nhớ:

*   Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā, lúc tròn đúng 35 tuổi.

–    Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Bồ-tát Siddhattha đản-sinh tại khu vườn Lumbinī.

–    Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, lúc Đức-Phật tròn đúng 80 tuổi.

* Ngày rằm tháng sáu là ngày Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu, đồng thời cũng là ngày Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo đầy đủ trọn vẹn hoàn toàn xuất hiện trên thế gian.

–   Ngày rằm tháng sáu cũng là ngày Đức-Bồ-tát thiên- nam Setaketu chuyển kiếp từ cõi trời Tusita xuống đầu thai vào lòng mẫu hậu Mahāmayādevī.

–   Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trốn khỏi kinh-thành Kapilavatthu đi xuất-gia, nhằm vào ngày rằm tháng sáu, lúc Đức-vua Bồ-tát Siddhattha 29 tuổi.

*   Ngày rằm tháng giêng là ngày Đại-hội chư Thánh- Tăng gồm có 1.250 vị Thánh A-ra-hán.

–   Đức-Phật Gotama hứa với Ác-ma-thiên tại ngôi tháp Cāpālacetiya, 3 tháng nữa sẽ tịch diệt Niết-bàn, nhằm vào ngày rằm tháng giêng.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app