Phần 17

2.2 – Pháp-Hạnh Giữ-Giới Ba-La-Mật Bậc Trung (Sīla Upapāramī)

Tích Chaddantajātaka (chat-đanh-tá-cha-tá-ká)

Tích Chaddantajātaka Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama sinh làm Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta tạo pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật bậc trung (sīla upapāramī). Tích này được bắt nguồn như sau:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthi. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn đang ngự trên pháp tỏa đề cập đến vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm sầu não không tự kiềm chế được mình, nên phát ra tiếng khóc lớn giữa hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ đang ngồi nghe Đức-Thế-Tôn thuyết pháp.

Do nguyên nhân nào vị tỳ-khưu-ni trẻ khóc lớn tiếng như vậy?

Vị tỳ-khưu-ni trẻ vốn là con gái một gia đình khá giả trong kinh-thành Sāvatthi, cô cảm thấy nhàm chán đời sống của người tại gia, cho nên cô xin phép cha mẹ từ bỏ gia đình đi xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.

Một hôm, vị tỳ-khưu-ni trẻ cùng đi với nhóm tỳ-khưu-ni đến ngôi chùa Jetavana, để nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Lúc ấy, Đức-Phật đang ngự trên pháp toà thuyết pháp, vị tỳ-khưu-ni trẻ chiêm ngưỡng kim thân của Đức-Phật có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân và 80 tướng tốt phụ một cách say mê, vị tỳ-khưu-ni trẻ nghĩ rằng:

“Trong vòng tử sinh luân-hồi, tiền-kiếp của ta đã từng là phu-nhân của Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama hay không?”

Ngay khi ấy, vị tỳ-khưu-ni trẻ nhớ lại tiền-kiếp của mình rằng:

“Tiền-kiếp của ta đã từng sinh làm kiếp con voi cái là Chánh-cung Hoàng-hậu thứ nhì tên là Cūḷasubhaddā của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.”

Khi nhớ tiền-kiếp của mình như vậy, vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ, không tự kiềm chế được mình, không tự cẩn trọng, nên phát ra tiếng cười lớn giữa hội chúng đang ngồi nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Tiếp theo, vị tỳ-khưu-ni trẻ tiếp tục nhớ lại tiền-kiếp của mình rằng:

“Khi ta là con voi Chánh-cung Hoàng-hậu thứ nhì Cūḷasubhaddā đã từng phục vụ đem lại sự an-lạc cho Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta hay không?”

Vị tỳ-khưu-ni trẻ nhớ lại tiền-kiếp khác của mình đã phạm phải tội lỗi lớn rằng:

“Khi tiền-kiếp của ta là Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua tại kinh-thành Bārāṇasī, ta đã dùng quyền lực Chánh-cung Hoàng-hậu thuê mướn người thợ săn Sonuttara bắn Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của ta, rồi cưa hai cái vòi có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.”

Ngay khi ấy, vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm hối hận khổ tâm sầu não không tự kiềm chế được mình, nên khóc lên tiếng lớn giữa hội chúng đang ngồi nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Theo dõi diễn tiến lộ-trình-tâm của vị tỳ-khưu-ni trẻ, Đức-Phật mỉm miệng cười. 

Khi ấy, chư tỳ-khưu kính bạch rằng:

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do nguyên nhân nào mà Đức-Thế-Tôn mỉm miệng cười như vậy? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Vị tỳ-khưu-ni trẻ ấy nhớ lại tiền-kiếp của mình đã từng phạm tội lỗi lớn đối với tiền-kiếp của Như-Lai, nên cô hối hận tội lỗi, phát sinh tâm sầu não khổ tâm khóc lên tiếng lớn như vậy.

Đó là nguyên nhân mà Như-Lai mỉm cười.

Chư tỳ-khưu kính thỉnh Đức-Thế-Tôn thuyết về tiền-kiếp của Ngài.

Tích Chaddantajātaka

Đức-Thế-Tôn thuyết tích Chaddantajātaka được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ quá khứ, Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama sinh làm Đức Bạch-tượng Chaddanta, miệng và bốn bàn chân màu đỏ, cao 88 cùi tay, dài 120 cùi tay, cái vòi màu bạc dài 58 cùi tay, đặc biệt cặp ngà chu vi 15 cùi tay, dài 58 cùi tay có hào quang 6 màu.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng Chaddanta trở thành voi chúa có hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu: Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất tên là Mahāsubhaddā và Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị tên là Cūḷasubhaddā. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng Chaddanta có đàn voi 8.000 con tuỳ tùng thuộc hạ, tất cả đàn voi này đều có phép-thần-thông (kammavipāka iddhi) bay trên hư không như loài chim, sống gần các hồ nước lớn Chaddanta dài và rộng 52 do tuần, giữa hồ có chiều sâu 12 do tuần, bến hồ thoai thoải từ cạn tới sâu, có các thứ hoa sen, các loài hoa súng đủ màu.

Hồ nước lớn Chaddanta này ở trong khu rừng núi Himavanta, xung quanh hồ có nhiều loại cây ăn trái, để cho đàn voi sống quanh năm suốt tháng.

Trong rừng núi Himavanta, xung quanh chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta cùng đàn voi thuộc hạ có 7 dãy núi cao: núi Cūḷakāḷapabbata, núi Mahākāḷapabbata, núi Udakapabbata, núi Candima-passapabbata, núi Sūriyapassapabbata, núi Maṇipassa-pabbata, núi Suvaṇṇapassapabbata.

Phía đông của dãy núi lớn Suvaṇṇapassapabbata, có động lớn làm chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta cùng 8.000 con voi thuộc hạ trong suốt mùa mưa, vào mùa nóng, đàn voi kéo nhau vào trong rừng cây lớn nghỉ mát.

Một hôm, một con voi đến chầu Đức Voi Chúa tâu:

– Muôn tâu Đức Voi Chúa, trong khu rừng Sālavana đã trổ hoa, kính thỉnh Đức Voi Chúa ngự đến du lãm khu rừng Sālavana ấy.

Nghe tâu như vậy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đàn voi ngự vào khu rừng Sālavan, để chơi thể thao, ngắm hoa Sāla. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta húc đầu vào thân cây Sāla trổ đầy hoa.

Khi ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā đứng dưới cành cây khô bị gãy có tổ kiến rơi xuống đầu và mình của Bà, nên Bà bị các con kiến cắn làm cho bà khó chịu.

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā đứng dưới cành đầy hoa trổ, những cánh hoa, nhuỵ hoa rơi xuống đầu và mình Bà, Bà được ngửi mùi hoa thơm dễ chịu.

Kết Oan Trái

Khi ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā nghĩ rằng:

“Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā được Đức Voi chúa sủng ái, cho rơi những cánh hoa, nhuỵ hoa xuống đầu và mình có mùi thơm dễ chịu. Còn ta thì Đức Voi chúa làm gãy cành cây khô có tổ kiến, những con kiến rơi xuống đầu và mình ta, ta bị những con kiến cắn làm khó chịu.

Từ nay, ta kết oan trái với Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta này.”

Một hôm, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi ngự đến hồ nước Chaddanta để tắm, chơi nước, khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa tắm, có hai con voi trẻ theo hầu phục vụ, lấy cỏ khô kỳ thân mình của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa cho sạch sẽ.

Sau khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa tắm xong, ngự lên bờ đứng nghỉ. Khi ấy, hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu ngự xuống hồ tắm xong, cũng ngự lên bờ đứng nghỉ. Sau đó, đàn voi 8.000 con xuống hồ tắm, chơi nước.

Khi đàn voi lên bờ đem những đóa hoa sen, hoa súng đem đến trang hoàng cho Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa, và hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu để cho thơm tho xinh đẹp.

Khi ấy, một con voi đem dâng Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa một đóa hoa sen lớn rất xinh đẹp. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa nhận đóa hoa sen ấy, cho nhuỵ hoa rơi trên đầu, rồi đem trao cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā.

Nhìn thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đem đoá hoa sen lớn xinh đẹp ấy cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā như vậy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā phát sinh tâm ganh tỵ, nghĩ rằng:

“Đức Bạch-tượng chúa đem đóa hoa sen lớn xinh đẹp ban cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā yêu quý, còn ta thì không cho gì cả.”

Một lần nữa, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā kết oan trái với Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thường làm món vật thực bằng trái cây chín trộn với mật ong đem kính dâng lên 500 Đức-Phật Độc-Giác.

Một hôm, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā đi tìm các trái cây lớn nhỏ đem kính dâng Đức-Phật Độc-Giác, rồi cầu nguyện trong tâm rằng:

“Kính bạch Đức-Phật Độc-Giác, do nhờ đại-thiện-nghiệp cúng dường các trái cây đến Ngài. Kiếp này sau khi con chết, đại-thiện-nghiệp ấy xin cho quả tái-sinh kiếp sau đầu thai trong lòng Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Maddarājā.

Khi sinh ra đời được đặt tên là Subhaddā: Công-chúa Subhaddā.

Đến khi trưởng thành, con sẽ là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Bārāṇasī, được Đức-vua sủng ái nhất, để con thực hiện theo ý đồ của con, nghĩa là con có thể tâu lên Đức-vua tuyển chọn một người thợ săn tài giỏi, đến tận nơi này sẽ bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của con, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho con. Cầu xin cho con sẽ được thành tựu như ý.”

Sau khi cầu nguyện xong trở về, kể từ ngày hôm ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā nhịn ăn, nhịn uống thân hình gầy ốm, không lâu voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā chết.

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị sau khi chết, nhờ đại-thiện-nghiệp cúng dường Đức-Phật Độc-Giác ấy cho quả tái-sinh kiếp sau đầu thai vào lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Maddarājā, như ý nguyện.

Khi bà Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Madda-rājā sinh ra một công-chúa đặt tên là Subhaddā: Công-chúa Subhaddā.

Khi công-chúa Subhaddā trưởng thành rất xinh đẹp, Đức-vua Maddarājā đem dâng công-chúa đến Đức-vua Bārāṇasī. Công-chúa Subhaddā được Đức-vua Bārāṇasī sủng ái nhất, nên được tấn phong ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu đứng đầu 1.600 cung phi mỹ nữ.

Bà Chánh cung Hoàng Subhaddā nhớ lại tiền-kiếp của mình (jātissarañāṇa) với lời cầu nguyện đã được thành tựu như ý.

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā nghĩ rằng:

“Bây giờ, ta nên thực hiện ý đồ của ta là tìm người thợ săn tài giỏi có khả năng bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của ta, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.”

Nghĩ xong, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā giả bệnh, truyền bảo các nàng hầu rằng: Nếu Đức-vua hỏi về Bà thì các ngươi hãy tâu rằng:

“Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bị lâm bệnh.”

Truyền bảo như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā vào phòng nằm.

Không thấy Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đến chầu, Đức-vua Bārāṇasī truyền hỏi các nàng hầu rằng:

– Này các ngươi! Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā thế nào, sao Trẫm không thấy?

Nghe Đức-vua truyền hỏi, các nàng hầu tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bị lâm bệnh.

Nghe tâu như vậy, Đức-vua Bārāṇasī ngự đến tận phòng thăm bà, rồi truyền hỏi rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Ái-khanh có thân hình xinh đẹp, có màu da như màu vàng, có đôi mắt trong trẻo xinh đẹp tuyệt vời. Vậy, nay do nguyên nhân nào mà ái-khanh như đóa hoa héo hon như vậy?

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, do thần-thiếp có mộng ước, nên làm ảnh hưởng xấu đến cái thai của thần-thiếp, nhưng điều mộng ước này của thần-thiếp khó thành tựu.

Nếu thần-thiếp không thành tựu được, chắc chắn thần-thiếp khó có thể sống, để hầu hạ Hoàng-thượng.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu như vậy, Đức-vua truyền hỏi rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Nếu ái-khanh có mộng ước điều gì trong cõi người này thì Trẫm sẽ tìm ban cho ái-khanh được toại nguyện. Vậy, ái-khanh hãy tâu cho Trẫm rõ.

Nghe Đức-vua truyền hỏi như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, kính xin Hoàng-thượng truyền gọi những người thợ săn tài giỏi trong đất nước Kāsiraṭṭha tụ hội tại cung điện. Khi ấy, thần-thiếp sẽ tâu rõ điều mộng ước của thần-thiếp.

Chuẩn theo lời tâu của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, Đức-vua Bārāṇasī truyền lệnh các quan tuyển chọn những người thợ săn tài giỏi trong nước tập trung tại cung điện.

Sau thời gian không lâu, khoảng 60 ngàn người thợ săn trong nước Kāsiraṭṭha đến chầu Đức-vua tại cung điện.

Đức-vua Bārāṇasī truyền bảo bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā biết rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Những người thợ săn tài giỏi này được tuyển chọn là những người có tài săn bắn, họ sẽ phục vụ vì sự lợi ích của ái-khanh.

Nghe Đức-vua truyền bảo như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo các người thợ săn rằng:

– Này các người thợ săn! Ta nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa toàn màu trắng có cặp ngà có hào quang sáu màu.

Vậy, ta nhờ các ngươi bắn Đức Bạch-tượng chúa ấy chết, rồi cưa lấy cặp ngà ấy đem về dâng cho ta.

Ta sẽ trọng thưởng cho các ngươi.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, những người thợ săn tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu, từ đời ông đời cha của các kẻ tiện dân này chưa từng nghe rằng:

“Đức Bạch-tượng chúa toàn màu trắng có cặp ngà có hào quang 6 màu.”

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu, bà nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa ấy ở nơi nào trong bốn phương tám hướng. Tâu lệnh Bà?

PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 1~ 330

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā quan sát xem xét những người thợ săn ấy, bà phát hiện ra một người thợ săn Sonuttara là con người dị tướng, đã từng kết oan trái với tiền-kiếp của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên bà nghĩ rằng:

“Chỉ có người thợ săn Sonuttara này mới chịu thi hành theo sự chỉ dẫn của ta mà thôi.”

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu lên Đức-vua Bārāṇasī, xin Đức-vua cho phép người thợ săn Sonuttara lên lâu đài tầng thứ bảy, để cho bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā chỉ hướng chỗ ở của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Đức-vua Bārāṇasī chuẩn tấu theo lời của Bà, người thợ săn Sonuttara được phép lên lâu đài tầng thứ bảy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā chỉ tay về hướng bắc, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Ngươi nhìn về phía hướng bắc này, ngươi băng qua những khu rừng đến chân núi, ngươi vượt qua bảy dãy núi cao theo tuần tự, đến dãy núi thứ bảy cao nhất gọi là dãy núi Suvaṇṇa-passapabbata có các loài hoa đua nhau trổ quanh năm, có đàn thú kinnara, kinnarī đông đảo. Ngươi leo lên đến đỉnh núi, nhìn xuống chân núi bên kia thấy cây da to lớn.

Vào mùa nóng Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta có cặp ngà phát ra hào quang sáu màu đứng hóng mát tại dưới tàng cây đa to lớn ấy, xung quanh Đức Bạch-tượng chúa có đàn voi 8.000 con có phép-thần-thông bay trên hư không như loài chim, chạy mau như gió, ngày đêm theo hộ trì bảo vệ Đức Bạch-tượng chúa. Cho nên, kẻ thù nào cũng không thể đến gần Đức Bạch-tượng chúa được.

Nếu nhìn thấy kẻ thù nào từ xa thì đàn voi chạy đến bắt chà xát thành bột. 

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, trong cung điện có nhiều thứ ngọc ngà châu báu quý giá, tại sao bà không muốn các thứ ấy, mà bà lại muốn cặp ngà của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta?

Hay có phải Bà có ý định muốn giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta để trả thù hay bà muốn Đức Bạch-tượng chúa giết sạch dòng dõi thợ săn của tiện dân?

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bày tỏ sự thật mong người thợ săn thông cảm và giúp đỡ rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Sự thật, ta không phải nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, mà ta nhớ lại tiền-kiếp của ta sinh làm voi là Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta. Đức Bạch-tượng chúa đem lòng sủng ái đối với voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā hơn voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā tiền-kiếp của ta.

Vì vậy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā phát sinh tâm ganh tỵ, ghen tức, kết oan trái với Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên quyết tâm trả thù Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta.

– Này người thợ săn Sonuttara! Tiền-kiếp của ta đã từng làm phước-thiện cúng dường đến Đức-Phật Độc-Giác, rồi cầu nguyện rằng:

“Do năng lực phước-thiện này, cầu xin cho con tuyển chọn được một người thợ săn tài giỏi, đến tận nơi này, y sẽ bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của con, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho con. 

Xin cho lời cầu nguyện của con sẽ được thành tựu như ý.”

– Này người thợ săn Sonuttara! Ta đã từng làm phước-thiện và cầu nguyện mong được thành tựu như ý.

Vậy, ngươi chớ nên lo sợ, xin ngươi hãy cố gắng giúp ta giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết, rồi cưa lấy cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.

Thành tựu được như vậy, ta sẽ tâu lên Đức-vua Bārāṇasī ban thưởng cho ngươi năm xóm nhà để cho ngươi lấy thuế, hưởng sự an-lạc suốt đời.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara đồng ý làm theo lời hướng dẫn nên tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, xin bà truyền bảo cho kẻ tiện dân biết rõ chỗ ở và sự sinh hoạt hằng ngày của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta ấy.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā nhớ lại tiền-kiếp làm con voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā sống gần gũi thân cận bên Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên truyền bảo với người thợ săn Sonuttara rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta thường ngự xuống hồ lớn Chaddanta tắm, chơi nước xong, được trang hoàng các loại hoa sen hoa súng rồi ngự lên bờ đứng nghỉ nơi ấy, chờ đợi đàn voi 8.000 con tắm xong, Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu ngự trở về chỗ ở của mình.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, kẻ tiện dân này sẽ cố gắng hết sức mình để giết Đức Bạch-tượng Chaddanta chết, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng lên Bà.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā vô cùng hoan hỷ ban cho người thợ săn Sonuttara 1000 đồng kahāpana, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Ngươi hãy trở về thăm nhà và chuẩn bị những thứ cần thiết đem theo, kể từ hôm nay đến ngày thứ bảy, ngươi hãy trở lại đây, đến chầu ta, để nhận những thứ dụng cụ lên đường.

Chuẩn Bị Trả Thù

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā cho truyền gọi người thợ rèn đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ rèn! Ta cần những dụng cụ phá rừng làm gỗ như cưa, búa, đục, dao, rựa, cuốc… đặc biệt một câu móc ba lưỡi leo núi. Nhà ngươi hãy làm cho gấp đem lại cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền gọi người may da đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ may da! Ta cần một bao da để đựng dụng cụ đồ sắt, dây da để leo núi, dây nịt, giày dép đi rừng núi, … Nhà ngươi hãy làm gấp đem lại cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền gọi người thợ làm cây tên đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ làm cây tên! Nhà ngươi hãy làm cho ta một số cây tên, đặc biệt một ít cây tên đầu mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh, rồi đem nạp gấp cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo người trong nội cung sửa soạn chuẩn bị đầy đủ các món đồ ăn, lương khô, thuốc men,… đồ dùng cho người đi xa.

Mọi việc bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đã chuẩn bị xong, đến ngày thứ bảy người thợ săn đến chầu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, bà truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Những món đồ ăn, thuốc men, các dụng cụ phá rừng, câu móc ba lưỡi leo núi, đặc biệt các mũi tên đã tẩm thuốc độc cực mạnh,… tất cả mọi thứ ta đã chuẩn bị sẳn sàng bỏ vào trong bao da. Ngươi hãy mang vào thử xem.

Người thợ săn Sonuttara vốn có sức mạnh hơn người, nên mang bao da nặng như vậy, mà vẫn không cảm thấy nặng nề đối với y.

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā dặn dò nên thận trọng đi đường, và cầu chúc người thợ săn Sonuttara cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang, rồi Bà ngự đến chầu Đức-vua Bārāṇasī, tâu việc người thợ săn Sonuttara đi thi hành phận sự.

Người thợ săn Sonuttara đến chầu Đức-vua Bārāṇasī và bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, rồi xin phép lên đường đi vào rừng núi Himavanta.

Người thợ săn Sonuttara lên xe đi ra khỏi kinh-thành Bārāṇasī, có số người tiễn chân một đoạn đường, rồi trở về, chiếc xe chở người thợ săn Sonuttara khoảng đường 30 do tuần đến bìa rừng, người thợ săn Sonuttara xuống xe đi bộ một mình băng qua những khu rừng rậm rạp đầy gai góc, nhắm thẳng về hướng bắc đến chân núi, từ dãy núi cao này đến dãy núi cao khác vô cùng hiểm trở, người thợ săn Sonuttara cần phải dùng câu móc ba lưỡi ném qua núi cao, rồi đu người qua theo giây.

Cuộc hành trình của người thợ săn Sonuttara được tiến hành theo lời chỉ dẫn của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đã trải qua bao nhiêu gian lao thử thách đầy nguy hiểm đến sinh-mạng. 

Người thợ săn Sonuttara đã vượt qua được sáu dãy núi cao, đến dãy núi thứ bảy cao nhất gọi là Suvaṇṇa-passapabbata, trên đỉnh núi có loài thú kinnara, kinnarī sống với nhau từng đàn.

Đứng trên đỉnh núi, người thợ săn Sonuttara nhìn xuống chân núi, thấy cây đa to lớn, có bóng mát lớn bao phủ, dưới đại cội cây đa, một Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta có đôi ngà phát ra hào quang sáu màu, xung quanh Đức Bạch-tượng chúa có đàn voi đông khoảng 8.000 con theo hầu bảo vệ Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ấy.

Nhìn ra xa một khoảng, người thợ săn Sonuttara thấy một cái hồ nước Chaddanta rộng lớn mênh mông có nhiều loài hoa sen hoa súng.

Người thợ săn Sonuttara đứng trên đỉnh núi cao, quan sát thấy rõ, theo dõi mỗi khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự theo con đường xuống hồ nước để tắm, sau khi tắm xong, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng ngự theo con đường lên bờ, đứng tại một nơi chờ đợi đàn voi tắm xong, rồi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu cùng nhau ngự trở về chỗ ở của mình.

Người thợ săn Sonuttara đã theo dõi nhiều ngày qua, đều thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta sinh hoạt như vậy trở thành thói quen hằng ngày.

Người Thợ Săn Tạo Ác-Nghiệp

Người thợ săn Sonuttara vốn là người đã từng kết oan trái với Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trong thời quá khứ, nay kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta. Kiếp hiện-tại người thợ săn Sonuttara bị tâm tham của cải mà bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā hứa sẽ ban cho y, do tâm si mê không biết biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên người thợ săn Sonuttara bị bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā sai khiến, đi tìm giết Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi cưa lấy cặp ngà đem về dâng Bà, để lãnh thưởng.

Người thợ săn Sonuttara đã băng qua nhiều khu rừng rậm, leo vượt qua 7 dãy núi cao mới tìm đến được chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, đã trải qua suốt thời gian dài 7 năm 7 tháng và 7 ngày.

Người thợ săn Sonuttara trải qua nhiều ngày quan sát biết được con đường mà Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự đi xuống hồ nước Chaddanta để tắm, sau khi tắm xong ngự đi lên bờ đến đứng nghỉ một chỗ chờ đợi đàn voi tắm xong lên bờ.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi ngự trở về chỗ ở của mình.

Quyết định đào cái hầm vuông ngay dưới chỗ Đức Bồ Tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đứng nghỉ, chờ đợi đàn voi tắm xong.

Người thợ săn Sonuttara xuống núi, vào rừng đốn cây làm cột, cưa cây làm ván sàn, thực hiện đào một cái hầm vuông sâu, có thể đi lại dưới hầm ấy, giữa hầm có chừa một cái lỗ trống để bắn mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh xuyên lên ngay chỗ đứng của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, và đào một con đường hầm đi vào cái hầm vuông ấy.

Đức-Bồ-Tát Bạch-Tượng Chúa Chaddanta Bị Bắn

Cái hầm vuông sâu đã đào xong, mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng, buổi sáng sớm hôm ấy, người thợ săn Sonuttara mặc tấm y màu vàng lõi mít (kāsāva) tay cầm cây cung vai mang các mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh, đi theo con đường hầm đến chỗ hầm vuông ấy, đứng chờ giữa hầm ngay trên đầu có cái lỗ thông lên mặt đất.

Cũng buổi sáng hôm ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi 8.000 con ngự đi đến hồ nước Chaddanta. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự xuống hồ nước tắm xong, rồi trang hoàng các loài hoa sen, hoa súng đủ màu, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự lên bờ đi đến đứng nghỉ chỗ đứng theo thường lệ, để hóng gió chờ đợi đàn voi tắm xong.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đứng ngay trên nắp hầm, phía dưới hầm người thợ săn Sonuttara đang đứng chờ sẵn từ sáng, nước từ lỗ rún của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta chảy rơi xuống đất ngay lỗ trống trên nắp hầm, nước rơi xuống trên đầu người thợ săn Sonuttara ở phía dưới.

Biết Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đang đứng nghỉ hóng gió, chờ đàn voi, ngay chỗ lỗ trống. Người thợ săn Sonuttara lấy cây tên tẩm thuốc độc cực mạnh nạp vào cung, kéo dây cung thật căng bắn mũi tên độc bay ra khỏi cây cung xuyên qua lỗ nắp hầm đâm thủng vào lỗ rún xuyên qua bụng đi thẳng lên cột sống của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi mũi tên bay lên hư không, để lại vết thương làm cho máu chảy thành vòi xuống đất, thuốc độc thấm vào thân đau đớn vô cùng. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta rống lên ba lần.

Nghe tiếng rống của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, đàn voi 8.000 con chạy đến nhìn thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta bị thương, chúng chạy dẫm nát khu rừng để tìm kẻ thù, riêng voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā đến đứng gần an ủi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Khi ấy, ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau đớn từ vết thương mũi tên độc đâm thủng, suy xét đường mũi tên từ đâu đến, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thấy mũi tên đâm thủng từ lỗ rún xuyên qua bụng đi thẳng lên cột sống, rồi bay lên hư không.

Như vậy, kẻ thù phải đứng dưới hầm bắn lên, không phải nơi nào khác.

Muốn Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā rời khỏi nơi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền bảo rằng.

– Này ái-khanh! Các voi đều đi tìm kẻ thù, tại sao một mình ái-khanh đứng tại đây!

Nghe Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền bảo như vậy, Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā nghĩ rằng:

“Ta cũng nên đi tìm cho ra kẻ thù hại Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta của ta.”

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā cúi đầu đảnh lễ Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi bay lên hư không quan sát phía dưới khu rừng.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đưa cái vòi móc bật nắp hầm, thấy người thợ săn Sonuttara đứng dưới hầm. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta phát sinh tâm sân nghĩ rằng:

“Ta sẽ giết người thợ săn này chết.”

Đưa cái vòi xuống bắt người thợ săn Sonuttara đưa lên khỏi mặt đất, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thấy tên thợ săn mặc tấm y vàng màu lõi mít (kāsāva) tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư bậc Thánh A-ra-hán, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đặt nhẹ y nằm xuống phía trước, ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau đớn cùng cực mà suy sét rằng:

“Tấm y màu vàng màu lõi mít (kāsāva) tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư bậc Thánh A-ra-hán mà bậc thiện-trí hết lòng tôn kính, ta không nên xúc phạm tấm y màu lõi mít này.”

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền dạy hai câu kệ rằng:

– Này ngươi! Nếu người nào chưa diệt được phiền-não, không có giới, không biết cẩn trọng lục-môn thanh-tịnh, không có pháp chân-thật thì người ấy không xứng đáng mặc tấm y vàng màu lõi mít này.

Bậc nào đã đoạn-tuyệt được mọi phiền-não, có giới-đức hoàn toàn trong sạch, biết cẩn trọng lục-môn thanh-tịnh, có pháp chân-thật thì bậc ấy mới xứng đáng mặc tấm y vàng màu lõi mít này.

Sau khi truyền dạy hai câu kệ xong, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đè nén, khống chế được tâm sân, không nghĩ đến giết người thợ săn Sonuttara chết nữa.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau khổ cùng cực, rồi truyền hỏi người thợ săn Sonuttara rằng:

– Này ngươi! Ngươi bắn Trẫm chết vì sự lợi ích của ngươi hay vì sự lợi ích của người khác?

Nếu là vì sự lợi ích của người khác thì người ấy là ai mà khiến ngươi phải vất vả khổ cực tìm đến nơi này, để giết Trẫm như vậy?

Nghe Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền hỏi như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Muôn tâu Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta cao thượng, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua Bārāṇasī nhớ lại tiền-kiếp của bà là voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā của Đức Bạch-tượng Chúa. Bà đã từng kết oan trái với Đức Bạch-tượng Chúa, bà muốn trả thù Đức Bạch-tượng Chúa, nên Bà gọi kẻ tiện dân đến, rồi truyền bảo rằng:

“- Này người thợ săn Sonuttara! Ta đã từng làm phước-thiện và cầu nguyện mong được thành tựu như ý.

Vậy, ngươi chớ nên lo sợ, xin ngươi hãy cố gắng giúp ta giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết, rồi cưa lấy cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.

Ngươi cố gắng hoàn thành phận sự như vậy, ta sẽ tâu lên Đức-vua Bārāṇasī ban thưởng cho ngươi 5 xóm nhà để cho ngươi lấy thuế, hưởng sự an-lạc suốt đời.”

– Muôn tâu Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta cao thượng, chính bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā hướng dẫn chỉ đường hướng cho kẻ tiện dân này đến tại nơi đây.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta nghĩ rằng:

“Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā này không phải muốn được cặp ngà của ta, mà chính là bà có tác-ý ác-tâm muốn nhờ người thợ săn này giết ta chết, để trả thù ta theo lời kết oan trái trong tiền-kiếp của Bà.

Tiền-kiếp của bà là voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā phát sinh ác-tâm ganh tị, ghen tức với voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā của ta.

Nay kiếp hiện-tại bà là Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua Bārāṇasī dùng quyền thế để trả thù ta.” 

– Chuẩn bị trả thù

– Người thợ săn tạo ác-nghiệp

– Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta bị bắn

2.2 – Pháp-Hạnh Giữ-Giới Ba-La-Mật Bậc Trung (Sīla Upapāramī)

Tích Chaddantajātaka (chat-đanh-tá-cha-tá-ká)

Tích Chaddantajātaka Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama sinh làm Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta tạo pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật bậc trung (sīla upapāramī). Tích này được bắt nguồn như sau:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthi. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn đang ngự trên pháp tỏa đề cập đến vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm sầu não không tự kiềm chế được mình, nên phát ra tiếng khóc lớn giữa hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ đang ngồi nghe Đức-Thế-Tôn thuyết pháp.

Do nguyên nhân nào vị tỳ-khưu-ni trẻ khóc lớn tiếng như vậy?

Vị tỳ-khưu-ni trẻ vốn là con gái một gia đình khá giả trong kinh-thành Sāvatthi, cô cảm thấy nhàm chán đời sống của người tại gia, cho nên cô xin phép cha mẹ từ bỏ gia đình đi xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.

Một hôm, vị tỳ-khưu-ni trẻ cùng đi với nhóm tỳ-khưu-ni đến ngôi chùa Jetavana, để nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Lúc ấy, Đức-Phật đang ngự trên pháp toà thuyết pháp, vị tỳ-khưu-ni trẻ chiêm ngưỡng kim thân của Đức-Phật có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân và 80 tướng tốt phụ một cách say mê, vị tỳ-khưu-ni trẻ nghĩ rằng:

“Trong vòng tử sinh luân-hồi, tiền-kiếp của ta đã từng là phu-nhân của Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama hay không?”

Ngay khi ấy, vị tỳ-khưu-ni trẻ nhớ lại tiền-kiếp của mình rằng:

“Tiền-kiếp của ta đã từng sinh làm kiếp con voi cái là Chánh-cung Hoàng-hậu thứ nhì tên là Cūḷasubhaddā của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.”

Khi nhớ tiền-kiếp của mình như vậy, vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ, không tự kiềm chế được mình, không tự cẩn trọng, nên phát ra tiếng cười lớn giữa hội chúng đang ngồi nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Tiếp theo, vị tỳ-khưu-ni trẻ tiếp tục nhớ lại tiền-kiếp của mình rằng:

“Khi ta là con voi Chánh-cung Hoàng-hậu thứ nhì Cūḷasubhaddā đã từng phục vụ đem lại sự an-lạc cho Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta hay không?”

Vị tỳ-khưu-ni trẻ nhớ lại tiền-kiếp khác của mình đã phạm phải tội lỗi lớn rằng:

“Khi tiền-kiếp của ta là Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua tại kinh-thành Bārāṇasī, ta đã dùng quyền lực Chánh-cung Hoàng-hậu thuê mướn người thợ săn Sonuttara bắn Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của ta, rồi cưa hai cái vòi có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.”

Ngay khi ấy, vị tỳ-khưu-ni trẻ phát sinh tâm hối hận khổ tâm sầu não không tự kiềm chế được mình, nên khóc lên tiếng lớn giữa hội chúng đang ngồi nghe Đức-Phật thuyết pháp.

Theo dõi diễn tiến lộ-trình-tâm của vị tỳ-khưu-ni trẻ, Đức-Phật mỉm miệng cười. 

Khi ấy, chư tỳ-khưu kính bạch rằng:

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do nguyên nhân nào mà Đức-Thế-Tôn mỉm miệng cười như vậy? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Vị tỳ-khưu-ni trẻ ấy nhớ lại tiền-kiếp của mình đã từng phạm tội lỗi lớn đối với tiền-kiếp của Như-Lai, nên cô hối hận tội lỗi, phát sinh tâm sầu não khổ tâm khóc lên tiếng lớn như vậy.

Đó là nguyên nhân mà Như-Lai mỉm cười.

Chư tỳ-khưu kính thỉnh Đức-Thế-Tôn thuyết về tiền-kiếp của Ngài.

Tích Chaddantajātaka

Đức-Thế-Tôn thuyết tích Chaddantajātaka được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ quá khứ, Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama sinh làm Đức Bạch-tượng Chaddanta, miệng và bốn bàn chân màu đỏ, cao 88 cùi tay, dài 120 cùi tay, cái vòi màu bạc dài 58 cùi tay, đặc biệt cặp ngà chu vi 15 cùi tay, dài 58 cùi tay có hào quang 6 màu.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng Chaddanta trở thành voi chúa có hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu: Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất tên là Mahāsubhaddā và Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị tên là Cūḷasubhaddā. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng Chaddanta có đàn voi 8.000 con tuỳ tùng thuộc hạ, tất cả đàn voi này đều có phép-thần-thông (kammavipāka iddhi) bay trên hư không như loài chim, sống gần các hồ nước lớn Chaddanta dài và rộng 52 do tuần, giữa hồ có chiều sâu 12 do tuần, bến hồ thoai thoải từ cạn tới sâu, có các thứ hoa sen, các loài hoa súng đủ màu.

Hồ nước lớn Chaddanta này ở trong khu rừng núi Himavanta, xung quanh hồ có nhiều loại cây ăn trái, để cho đàn voi sống quanh năm suốt tháng.

Trong rừng núi Himavanta, xung quanh chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta cùng đàn voi thuộc hạ có 7 dãy núi cao: núi Cūḷakāḷapabbata, núi Mahākāḷapabbata, núi Udakapabbata, núi Candima-passapabbata, núi Sūriyapassapabbata, núi Maṇipassa-pabbata, núi Suvaṇṇapassapabbata.

Phía đông của dãy núi lớn Suvaṇṇapassapabbata, có động lớn làm chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta cùng 8.000 con voi thuộc hạ trong suốt mùa mưa, vào mùa nóng, đàn voi kéo nhau vào trong rừng cây lớn nghỉ mát.

Một hôm, một con voi đến chầu Đức Voi Chúa tâu:

– Muôn tâu Đức Voi Chúa, trong khu rừng Sālavana đã trổ hoa, kính thỉnh Đức Voi Chúa ngự đến du lãm khu rừng Sālavana ấy.

Nghe tâu như vậy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đàn voi ngự vào khu rừng Sālavan, để chơi thể thao, ngắm hoa Sāla. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta húc đầu vào thân cây Sāla trổ đầy hoa.

Khi ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā đứng dưới cành cây khô bị gãy có tổ kiến rơi xuống đầu và mình của Bà, nên Bà bị các con kiến cắn làm cho bà khó chịu.

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā đứng dưới cành đầy hoa trổ, những cánh hoa, nhuỵ hoa rơi xuống đầu và mình Bà, Bà được ngửi mùi hoa thơm dễ chịu.

Kết Oan Trái

Khi ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā nghĩ rằng:

“Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā được Đức Voi chúa sủng ái, cho rơi những cánh hoa, nhuỵ hoa xuống đầu và mình có mùi thơm dễ chịu. Còn ta thì Đức Voi chúa làm gãy cành cây khô có tổ kiến, những con kiến rơi xuống đầu và mình ta, ta bị những con kiến cắn làm khó chịu.

Từ nay, ta kết oan trái với Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta này.”

Một hôm, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi ngự đến hồ nước Chaddanta để tắm, chơi nước, khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa tắm, có hai con voi trẻ theo hầu phục vụ, lấy cỏ khô kỳ thân mình của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa cho sạch sẽ.

Sau khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa tắm xong, ngự lên bờ đứng nghỉ. Khi ấy, hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu ngự xuống hồ tắm xong, cũng ngự lên bờ đứng nghỉ. Sau đó, đàn voi 8.000 con xuống hồ tắm, chơi nước.

Khi đàn voi lên bờ đem những đóa hoa sen, hoa súng đem đến trang hoàng cho Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa, và hai con voi Chánh-cung Hoàng-hậu để cho thơm tho xinh đẹp.

Khi ấy, một con voi đem dâng Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa một đóa hoa sen lớn rất xinh đẹp. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa nhận đóa hoa sen ấy, cho nhuỵ hoa rơi trên đầu, rồi đem trao cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā.

Nhìn thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đem đoá hoa sen lớn xinh đẹp ấy cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā như vậy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā phát sinh tâm ganh tỵ, nghĩ rằng:

“Đức Bạch-tượng chúa đem đóa hoa sen lớn xinh đẹp ban cho voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā yêu quý, còn ta thì không cho gì cả.”

Một lần nữa, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā kết oan trái với Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thường làm món vật thực bằng trái cây chín trộn với mật ong đem kính dâng lên 500 Đức-Phật Độc-Giác.

Một hôm, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā đi tìm các trái cây lớn nhỏ đem kính dâng Đức-Phật Độc-Giác, rồi cầu nguyện trong tâm rằng:

“Kính bạch Đức-Phật Độc-Giác, do nhờ đại-thiện-nghiệp cúng dường các trái cây đến Ngài. Kiếp này sau khi con chết, đại-thiện-nghiệp ấy xin cho quả tái-sinh kiếp sau đầu thai trong lòng Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Maddarājā.

Khi sinh ra đời được đặt tên là Subhaddā: Công-chúa Subhaddā.

Đến khi trưởng thành, con sẽ là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Bārāṇasī, được Đức-vua sủng ái nhất, để con thực hiện theo ý đồ của con, nghĩa là con có thể tâu lên Đức-vua tuyển chọn một người thợ săn tài giỏi, đến tận nơi này sẽ bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của con, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho con. Cầu xin cho con sẽ được thành tựu như ý.”

Sau khi cầu nguyện xong trở về, kể từ ngày hôm ấy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā nhịn ăn, nhịn uống thân hình gầy ốm, không lâu voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā chết.

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị sau khi chết, nhờ đại-thiện-nghiệp cúng dường Đức-Phật Độc-Giác ấy cho quả tái-sinh kiếp sau đầu thai vào lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Maddarājā, như ý nguyện.

Khi bà Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Madda-rājā sinh ra một công-chúa đặt tên là Subhaddā: Công-chúa Subhaddā.

Khi công-chúa Subhaddā trưởng thành rất xinh đẹp, Đức-vua Maddarājā đem dâng công-chúa đến Đức-vua Bārāṇasī. Công-chúa Subhaddā được Đức-vua Bārāṇasī sủng ái nhất, nên được tấn phong ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu đứng đầu 1.600 cung phi mỹ nữ.

Bà Chánh cung Hoàng Subhaddā nhớ lại tiền-kiếp của mình (jātissarañāṇa) với lời cầu nguyện đã được thành tựu như ý.

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā nghĩ rằng:

“Bây giờ, ta nên thực hiện ý đồ của ta là tìm người thợ săn tài giỏi có khả năng bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của ta, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.”

Nghĩ xong, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā giả bệnh, truyền bảo các nàng hầu rằng: Nếu Đức-vua hỏi về Bà thì các ngươi hãy tâu rằng:

“Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bị lâm bệnh.”

Truyền bảo như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā vào phòng nằm.

Không thấy Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đến chầu, Đức-vua Bārāṇasī truyền hỏi các nàng hầu rằng:

– Này các ngươi! Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā thế nào, sao Trẫm không thấy?

Nghe Đức-vua truyền hỏi, các nàng hầu tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bị lâm bệnh.

Nghe tâu như vậy, Đức-vua Bārāṇasī ngự đến tận phòng thăm bà, rồi truyền hỏi rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Ái-khanh có thân hình xinh đẹp, có màu da như màu vàng, có đôi mắt trong trẻo xinh đẹp tuyệt vời. Vậy, nay do nguyên nhân nào mà ái-khanh như đóa hoa héo hon như vậy?

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, do thần-thiếp có mộng ước, nên làm ảnh hưởng xấu đến cái thai của thần-thiếp, nhưng điều mộng ước này của thần-thiếp khó thành tựu.

Nếu thần-thiếp không thành tựu được, chắc chắn thần-thiếp khó có thể sống, để hầu hạ Hoàng-thượng.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu như vậy, Đức-vua truyền hỏi rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Nếu ái-khanh có mộng ước điều gì trong cõi người này thì Trẫm sẽ tìm ban cho ái-khanh được toại nguyện. Vậy, ái-khanh hãy tâu cho Trẫm rõ.

Nghe Đức-vua truyền hỏi như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu rằng:

– Muôn tâu Hoàng-thượng, kính xin Hoàng-thượng truyền gọi những người thợ săn tài giỏi trong đất nước Kāsiraṭṭha tụ hội tại cung điện. Khi ấy, thần-thiếp sẽ tâu rõ điều mộng ước của thần-thiếp.

Chuẩn theo lời tâu của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, Đức-vua Bārāṇasī truyền lệnh các quan tuyển chọn những người thợ săn tài giỏi trong nước tập trung tại cung điện.

Sau thời gian không lâu, khoảng 60 ngàn người thợ săn trong nước Kāsiraṭṭha đến chầu Đức-vua tại cung điện.

Đức-vua Bārāṇasī truyền bảo bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā biết rằng:

– Này ái-khanh Subhaddā yêu quý! Những người thợ săn tài giỏi này được tuyển chọn là những người có tài săn bắn, họ sẽ phục vụ vì sự lợi ích của ái-khanh.

Nghe Đức-vua truyền bảo như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo các người thợ săn rằng:

– Này các người thợ săn! Ta nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa toàn màu trắng có cặp ngà có hào quang sáu màu.

Vậy, ta nhờ các ngươi bắn Đức Bạch-tượng chúa ấy chết, rồi cưa lấy cặp ngà ấy đem về dâng cho ta.

Ta sẽ trọng thưởng cho các ngươi.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, những người thợ săn tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu, từ đời ông đời cha của các kẻ tiện dân này chưa từng nghe rằng:

“Đức Bạch-tượng chúa toàn màu trắng có cặp ngà có hào quang 6 màu.”

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu, bà nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa ấy ở nơi nào trong bốn phương tám hướng. Tâu lệnh Bà?

PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 1~ 330

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā quan sát xem xét những người thợ săn ấy, bà phát hiện ra một người thợ săn Sonuttara là con người dị tướng, đã từng kết oan trái với tiền-kiếp của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên bà nghĩ rằng:

“Chỉ có người thợ săn Sonuttara này mới chịu thi hành theo sự chỉ dẫn của ta mà thôi.”

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā tâu lên Đức-vua Bārāṇasī, xin Đức-vua cho phép người thợ săn Sonuttara lên lâu đài tầng thứ bảy, để cho bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā chỉ hướng chỗ ở của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Đức-vua Bārāṇasī chuẩn tấu theo lời của Bà, người thợ săn Sonuttara được phép lên lâu đài tầng thứ bảy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā chỉ tay về hướng bắc, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Ngươi nhìn về phía hướng bắc này, ngươi băng qua những khu rừng đến chân núi, ngươi vượt qua bảy dãy núi cao theo tuần tự, đến dãy núi thứ bảy cao nhất gọi là dãy núi Suvaṇṇa-passapabbata có các loài hoa đua nhau trổ quanh năm, có đàn thú kinnara, kinnarī đông đảo. Ngươi leo lên đến đỉnh núi, nhìn xuống chân núi bên kia thấy cây da to lớn.

Vào mùa nóng Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta có cặp ngà phát ra hào quang sáu màu đứng hóng mát tại dưới tàng cây đa to lớn ấy, xung quanh Đức Bạch-tượng chúa có đàn voi 8.000 con có phép-thần-thông bay trên hư không như loài chim, chạy mau như gió, ngày đêm theo hộ trì bảo vệ Đức Bạch-tượng chúa. Cho nên, kẻ thù nào cũng không thể đến gần Đức Bạch-tượng chúa được.

Nếu nhìn thấy kẻ thù nào từ xa thì đàn voi chạy đến bắt chà xát thành bột. 

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, trong cung điện có nhiều thứ ngọc ngà châu báu quý giá, tại sao bà không muốn các thứ ấy, mà bà lại muốn cặp ngà của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta?

Hay có phải Bà có ý định muốn giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta để trả thù hay bà muốn Đức Bạch-tượng chúa giết sạch dòng dõi thợ săn của tiện dân?

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā bày tỏ sự thật mong người thợ săn thông cảm và giúp đỡ rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Sự thật, ta không phải nằm mộng thấy Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, mà ta nhớ lại tiền-kiếp của ta sinh làm voi là Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta. Đức Bạch-tượng chúa đem lòng sủng ái đối với voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā hơn voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā tiền-kiếp của ta.

Vì vậy, voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷa-subhaddā phát sinh tâm ganh tỵ, ghen tức, kết oan trái với Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên quyết tâm trả thù Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta.

– Này người thợ săn Sonuttara! Tiền-kiếp của ta đã từng làm phước-thiện cúng dường đến Đức-Phật Độc-Giác, rồi cầu nguyện rằng:

“Do năng lực phước-thiện này, cầu xin cho con tuyển chọn được một người thợ săn tài giỏi, đến tận nơi này, y sẽ bắn Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết bằng mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh của con, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho con. 

Xin cho lời cầu nguyện của con sẽ được thành tựu như ý.”

– Này người thợ săn Sonuttara! Ta đã từng làm phước-thiện và cầu nguyện mong được thành tựu như ý.

Vậy, ngươi chớ nên lo sợ, xin ngươi hãy cố gắng giúp ta giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết, rồi cưa lấy cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.

Thành tựu được như vậy, ta sẽ tâu lên Đức-vua Bārāṇasī ban thưởng cho ngươi năm xóm nhà để cho ngươi lấy thuế, hưởng sự an-lạc suốt đời.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara đồng ý làm theo lời hướng dẫn nên tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, xin bà truyền bảo cho kẻ tiện dân biết rõ chỗ ở và sự sinh hoạt hằng ngày của Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta ấy.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā nhớ lại tiền-kiếp làm con voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā sống gần gũi thân cận bên Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta, nên truyền bảo với người thợ săn Sonuttara rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta thường ngự xuống hồ lớn Chaddanta tắm, chơi nước xong, được trang hoàng các loại hoa sen hoa súng rồi ngự lên bờ đứng nghỉ nơi ấy, chờ đợi đàn voi 8.000 con tắm xong, Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu ngự trở về chỗ ở của mình.

Nghe bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Tâu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, kẻ tiện dân này sẽ cố gắng hết sức mình để giết Đức Bạch-tượng Chaddanta chết, rồi cưa cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng lên Bà.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā vô cùng hoan hỷ ban cho người thợ săn Sonuttara 1000 đồng kahāpana, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Ngươi hãy trở về thăm nhà và chuẩn bị những thứ cần thiết đem theo, kể từ hôm nay đến ngày thứ bảy, ngươi hãy trở lại đây, đến chầu ta, để nhận những thứ dụng cụ lên đường.

Chuẩn Bị Trả Thù

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā cho truyền gọi người thợ rèn đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ rèn! Ta cần những dụng cụ phá rừng làm gỗ như cưa, búa, đục, dao, rựa, cuốc… đặc biệt một câu móc ba lưỡi leo núi. Nhà ngươi hãy làm cho gấp đem lại cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền gọi người may da đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ may da! Ta cần một bao da để đựng dụng cụ đồ sắt, dây da để leo núi, dây nịt, giày dép đi rừng núi, … Nhà ngươi hãy làm gấp đem lại cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền gọi người thợ làm cây tên đến chầu bà, rồi truyền bảo rằng:

– Này người thợ làm cây tên! Nhà ngươi hãy làm cho ta một số cây tên, đặc biệt một ít cây tên đầu mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh, rồi đem nạp gấp cho ta.

* Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā truyền bảo người trong nội cung sửa soạn chuẩn bị đầy đủ các món đồ ăn, lương khô, thuốc men,… đồ dùng cho người đi xa.

Mọi việc bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đã chuẩn bị xong, đến ngày thứ bảy người thợ săn đến chầu bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, bà truyền bảo rằng:

– Này người thợ săn Sonuttara! Những món đồ ăn, thuốc men, các dụng cụ phá rừng, câu móc ba lưỡi leo núi, đặc biệt các mũi tên đã tẩm thuốc độc cực mạnh,… tất cả mọi thứ ta đã chuẩn bị sẳn sàng bỏ vào trong bao da. Ngươi hãy mang vào thử xem.

Người thợ săn Sonuttara vốn có sức mạnh hơn người, nên mang bao da nặng như vậy, mà vẫn không cảm thấy nặng nề đối với y.

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā dặn dò nên thận trọng đi đường, và cầu chúc người thợ săn Sonuttara cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang, rồi Bà ngự đến chầu Đức-vua Bārāṇasī, tâu việc người thợ săn Sonuttara đi thi hành phận sự.

Người thợ săn Sonuttara đến chầu Đức-vua Bārāṇasī và bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā, rồi xin phép lên đường đi vào rừng núi Himavanta.

Người thợ săn Sonuttara lên xe đi ra khỏi kinh-thành Bārāṇasī, có số người tiễn chân một đoạn đường, rồi trở về, chiếc xe chở người thợ săn Sonuttara khoảng đường 30 do tuần đến bìa rừng, người thợ săn Sonuttara xuống xe đi bộ một mình băng qua những khu rừng rậm rạp đầy gai góc, nhắm thẳng về hướng bắc đến chân núi, từ dãy núi cao này đến dãy núi cao khác vô cùng hiểm trở, người thợ săn Sonuttara cần phải dùng câu móc ba lưỡi ném qua núi cao, rồi đu người qua theo giây.

Cuộc hành trình của người thợ săn Sonuttara được tiến hành theo lời chỉ dẫn của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā đã trải qua bao nhiêu gian lao thử thách đầy nguy hiểm đến sinh-mạng. 

Người thợ săn Sonuttara đã vượt qua được sáu dãy núi cao, đến dãy núi thứ bảy cao nhất gọi là Suvaṇṇa-passapabbata, trên đỉnh núi có loài thú kinnara, kinnarī sống với nhau từng đàn.

Đứng trên đỉnh núi, người thợ săn Sonuttara nhìn xuống chân núi, thấy cây đa to lớn, có bóng mát lớn bao phủ, dưới đại cội cây đa, một Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta có đôi ngà phát ra hào quang sáu màu, xung quanh Đức Bạch-tượng chúa có đàn voi đông khoảng 8.000 con theo hầu bảo vệ Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ấy.

Nhìn ra xa một khoảng, người thợ săn Sonuttara thấy một cái hồ nước Chaddanta rộng lớn mênh mông có nhiều loài hoa sen hoa súng.

Người thợ săn Sonuttara đứng trên đỉnh núi cao, quan sát thấy rõ, theo dõi mỗi khi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự theo con đường xuống hồ nước để tắm, sau khi tắm xong, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng ngự theo con đường lên bờ, đứng tại một nơi chờ đợi đàn voi tắm xong, rồi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu cùng nhau ngự trở về chỗ ở của mình.

Người thợ săn Sonuttara đã theo dõi nhiều ngày qua, đều thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta sinh hoạt như vậy trở thành thói quen hằng ngày.

Người Thợ Săn Tạo Ác-Nghiệp

Người thợ săn Sonuttara vốn là người đã từng kết oan trái với Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trong thời quá khứ, nay kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta. Kiếp hiện-tại người thợ săn Sonuttara bị tâm tham của cải mà bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā hứa sẽ ban cho y, do tâm si mê không biết biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên người thợ săn Sonuttara bị bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā sai khiến, đi tìm giết Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi cưa lấy cặp ngà đem về dâng Bà, để lãnh thưởng.

Người thợ săn Sonuttara đã băng qua nhiều khu rừng rậm, leo vượt qua 7 dãy núi cao mới tìm đến được chỗ ở của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, đã trải qua suốt thời gian dài 7 năm 7 tháng và 7 ngày.

Người thợ săn Sonuttara trải qua nhiều ngày quan sát biết được con đường mà Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự đi xuống hồ nước Chaddanta để tắm, sau khi tắm xong ngự đi lên bờ đến đứng nghỉ một chỗ chờ đợi đàn voi tắm xong lên bờ.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi ngự trở về chỗ ở của mình.

Quyết định đào cái hầm vuông ngay dưới chỗ Đức Bồ Tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đứng nghỉ, chờ đợi đàn voi tắm xong.

Người thợ săn Sonuttara xuống núi, vào rừng đốn cây làm cột, cưa cây làm ván sàn, thực hiện đào một cái hầm vuông sâu, có thể đi lại dưới hầm ấy, giữa hầm có chừa một cái lỗ trống để bắn mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh xuyên lên ngay chỗ đứng của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, và đào một con đường hầm đi vào cái hầm vuông ấy.

Đức-Bồ-Tát Bạch-Tượng Chúa Chaddanta Bị Bắn

Cái hầm vuông sâu đã đào xong, mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng, buổi sáng sớm hôm ấy, người thợ săn Sonuttara mặc tấm y màu vàng lõi mít (kāsāva) tay cầm cây cung vai mang các mũi tên tẩm thuốc độc cực mạnh, đi theo con đường hầm đến chỗ hầm vuông ấy, đứng chờ giữa hầm ngay trên đầu có cái lỗ thông lên mặt đất.

Cũng buổi sáng hôm ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta dẫn đầu đàn voi 8.000 con ngự đi đến hồ nước Chaddanta. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự xuống hồ nước tắm xong, rồi trang hoàng các loài hoa sen, hoa súng đủ màu, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ngự lên bờ đi đến đứng nghỉ chỗ đứng theo thường lệ, để hóng gió chờ đợi đàn voi tắm xong.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đứng ngay trên nắp hầm, phía dưới hầm người thợ săn Sonuttara đang đứng chờ sẵn từ sáng, nước từ lỗ rún của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta chảy rơi xuống đất ngay lỗ trống trên nắp hầm, nước rơi xuống trên đầu người thợ săn Sonuttara ở phía dưới.

Biết Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đang đứng nghỉ hóng gió, chờ đàn voi, ngay chỗ lỗ trống. Người thợ săn Sonuttara lấy cây tên tẩm thuốc độc cực mạnh nạp vào cung, kéo dây cung thật căng bắn mũi tên độc bay ra khỏi cây cung xuyên qua lỗ nắp hầm đâm thủng vào lỗ rún xuyên qua bụng đi thẳng lên cột sống của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi mũi tên bay lên hư không, để lại vết thương làm cho máu chảy thành vòi xuống đất, thuốc độc thấm vào thân đau đớn vô cùng. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta rống lên ba lần.

Nghe tiếng rống của Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, đàn voi 8.000 con chạy đến nhìn thấy Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta bị thương, chúng chạy dẫm nát khu rừng để tìm kẻ thù, riêng voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā đến đứng gần an ủi Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta.

Khi ấy, ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau đớn từ vết thương mũi tên độc đâm thủng, suy xét đường mũi tên từ đâu đến, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thấy mũi tên đâm thủng từ lỗ rún xuyên qua bụng đi thẳng lên cột sống, rồi bay lên hư không.

Như vậy, kẻ thù phải đứng dưới hầm bắn lên, không phải nơi nào khác.

Muốn Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā rời khỏi nơi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền bảo rằng.

– Này ái-khanh! Các voi đều đi tìm kẻ thù, tại sao một mình ái-khanh đứng tại đây!

Nghe Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền bảo như vậy, Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahā-subhaddā nghĩ rằng:

“Ta cũng nên đi tìm cho ra kẻ thù hại Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta của ta.”

Voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā cúi đầu đảnh lễ Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta, rồi bay lên hư không quan sát phía dưới khu rừng.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đưa cái vòi móc bật nắp hầm, thấy người thợ săn Sonuttara đứng dưới hầm. Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta phát sinh tâm sân nghĩ rằng:

“Ta sẽ giết người thợ săn này chết.”

Đưa cái vòi xuống bắt người thợ săn Sonuttara đưa lên khỏi mặt đất, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta thấy tên thợ săn mặc tấm y vàng màu lõi mít (kāsāva) tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư bậc Thánh A-ra-hán, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đặt nhẹ y nằm xuống phía trước, ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau đớn cùng cực mà suy sét rằng:

“Tấm y màu vàng màu lõi mít (kāsāva) tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư bậc Thánh A-ra-hán mà bậc thiện-trí hết lòng tôn kính, ta không nên xúc phạm tấm y màu lõi mít này.”

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền dạy hai câu kệ rằng:

– Này ngươi! Nếu người nào chưa diệt được phiền-não, không có giới, không biết cẩn trọng lục-môn thanh-tịnh, không có pháp chân-thật thì người ấy không xứng đáng mặc tấm y vàng màu lõi mít này.

Bậc nào đã đoạn-tuyệt được mọi phiền-não, có giới-đức hoàn toàn trong sạch, biết cẩn trọng lục-môn thanh-tịnh, có pháp chân-thật thì bậc ấy mới xứng đáng mặc tấm y vàng màu lõi mít này.

Sau khi truyền dạy hai câu kệ xong, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta đè nén, khống chế được tâm sân, không nghĩ đến giết người thợ săn Sonuttara chết nữa.

Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta ráng nhẫn-nại chịu đựng nỗi đau khổ cùng cực, rồi truyền hỏi người thợ săn Sonuttara rằng:

– Này ngươi! Ngươi bắn Trẫm chết vì sự lợi ích của ngươi hay vì sự lợi ích của người khác?

Nếu là vì sự lợi ích của người khác thì người ấy là ai mà khiến ngươi phải vất vả khổ cực tìm đến nơi này, để giết Trẫm như vậy?

Nghe Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta truyền hỏi như vậy, người thợ săn Sonuttara tâu rằng:

– Muôn tâu Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta cao thượng, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua Bārāṇasī nhớ lại tiền-kiếp của bà là voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā của Đức Bạch-tượng Chúa. Bà đã từng kết oan trái với Đức Bạch-tượng Chúa, bà muốn trả thù Đức Bạch-tượng Chúa, nên Bà gọi kẻ tiện dân đến, rồi truyền bảo rằng:

“- Này người thợ săn Sonuttara! Ta đã từng làm phước-thiện và cầu nguyện mong được thành tựu như ý.

Vậy, ngươi chớ nên lo sợ, xin ngươi hãy cố gắng giúp ta giết Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta chết, rồi cưa lấy cặp ngà có hào quang sáu màu đem về dâng cho ta.

Ngươi cố gắng hoàn thành phận sự như vậy, ta sẽ tâu lên Đức-vua Bārāṇasī ban thưởng cho ngươi 5 xóm nhà để cho ngươi lấy thuế, hưởng sự an-lạc suốt đời.”

– Muôn tâu Đức Bạch-tượng chúa Chaddanta cao thượng, chính bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā hướng dẫn chỉ đường hướng cho kẻ tiện dân này đến tại nơi đây.

Nghe người thợ săn Sonuttara tâu như vậy, Đức-Bồ-tát Bạch-tượng chúa Chaddanta nghĩ rằng:

“Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā này không phải muốn được cặp ngà của ta, mà chính là bà có tác-ý ác-tâm muốn nhờ người thợ săn này giết ta chết, để trả thù ta theo lời kết oan trái trong tiền-kiếp của Bà.

Tiền-kiếp của bà là voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhị Cūḷasubhaddā phát sinh ác-tâm ganh tị, ghen tức với voi Chánh-cung Hoàng-hậu đệ nhất Mahāsubhaddā của ta.

Nay kiếp hiện-tại bà là Chánh-cung Hoàng-hậu Subhaddā của Đức-vua Bārāṇasī dùng quyền thế để trả thù ta.” 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app