Phần II. LUẬT CƯ SĨ TÓM TẮT ‒ GIHIVINAYAṂKHEPA

1.      Phép tu bước đầu ‒ Pubbabhāgapaṭipatti

Những người có lòng tin tưởng đến ân đức Tam bảo và muốn quy y làm thiện nam (upāsaka) hoặc tín nữ (upāsikā) là phép tu bước đầu cho đặng chín chắn theo bổn phận người cư sĩ, trước hết phải tỏ lòng sám hối giữa Tam bảo (đối trước tượng Phật hoặc trước tháp thờ Xá Lợi hoặc trước một, hai, ba vị tỳ khưu hoặc trước mặt tăng chúng là bốn vị tỳ khưu trở lên mà sám hối cũng được). Trước phải làm phép sám hối, rồi sau mới thọ tam quy đặng làm thiện nam hoặc tín nữ trong đạo Phật mới đúng theo luật tại gia cư sĩ, xong rồi phải thọ trì ngũ giới cho đến trọn đời. Nếu có lòng tín thành sốt sắng hơn nên thọ trì bát quan trai giới theo ngày đã định thì càng được thêm nhiều phước.

‒ Nếu chỉ có 1 người nam hoặc 1 người nữ làm phép sám hối thì đọc như sau này:

Accayo mam bhante accagamā yathā bālam yathā mūḷhaṃ yathā akusalaṃ. Bạch Đức Thế Tôn[8], vì tôi là người dốt nát, lầm lạc và không minh mẫn nên đã phạm các tội lỗi.
Yo’haṃ[9] bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā bhagavato[10] vā dhammassa vā shaṅghassa vā agāravaṃ akāsiṃ tassa[11] me bhante bhagavā[12] accayaṃ. Bạch Đức Thế Tôn8, sợ e tôi đã dể duôi, không đem lòng thành kính do thân, khẩu, ý của tôi bất tịnh mà phạm đến Phật, Pháp, Tăng.
Accayato paṭiggaṇhātu[13]  āyatiṃ saṃvarāya. Bạch Đức Thế Tôn8. Cầu xin Đức Thế Tôn8, xá các tội lỗi ấy cho tôi, bởi các tội lỗi ấy là điều quấy thật, cho tôi làm những việc lành từ nay về sau.

Xong rồi thầy tỳ khưu hoặc chư tăng chứng minh nơi ấy phải nhậm lời bằng tiếng “sādhu”, nghĩa là phải rồi, đúng rồi.

‒ Nếu có nhiều thiện tín, từ 2 người trở lên đồng lòng xin sám hối một lượt thì đọc:

Accayo no bhante accagamā yathābāle[14] yathā mūḷhe[15] yathā akusale[16]. Ye[17] mayaṃ bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā bhagavato buddhassa vā dhammassa vā saṅghassa vā agāravam akasimhā tesaṃ[18] no bhante bhagavā,[19] accayaṃ accayato paṭigganhātu[20] āyatiṃ saṃvarāya.

Nghĩa giải y như trước, chỉ khác nhau là đổi “tôi” ra “chúng tôi”.

Khi đã làm lễ sám hối giữa Tam bảo rồi nên xin thọ trì tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) mới đúng theo phép tu của thiện nam, tín nữ trong Phật Pháp.

Phép quy y đối trước tượng Phật, hay trước mặt 1, 2, 3 thầy tỳ khưu, hoặc giữa tăng chúng đều được cả.

‒ Nếu chỉ có 1 người nam hoặc 1 người nữ làm phép quy y trước thầy tỳ khưu hoặc giữa tăng chúng thì phải đọc như vầy:

Esāhaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ bhagavantaṃ saraṅaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca.

 

Bạch Đại đức, chư Đại đức, Đại đức tăng.  Tôi cầu xin phép quy y Phật đã nhập Niết-bàn, cầu xin thọ xin phép quy y Pháp, cầu xin thọ xin phép quy y Tăng.
Upāsakaṃ[21] mam, ayyo[22] dhāretu[23], ajjatagga pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

 

Cầu xin Đại đức[24], nhận biết cho tôi là người thiện nam[25], đã quy y Tam bảo từ nay cho đến trọn đời.

Xong rồi thầy tỳ khưu hoặc chư tăng chúng phải nhậm lời bằng tiếng “sādhu”.

‒ Nếu có nhiều thiện tín, từ 2 người trở lên đồng lòng xin thọ phép quy y thì đọc:

Ete[26] mayaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ bhagavantaṃ saraṅaṃ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake[27] no, ayyo[28] dhāretu[29] ajjatagge pāṇupete[30] saraṅaṃ gate[31].

‒ Nếu 1 người nam hoặc nữ đối trước tượng Phật hoặc trước tháp thờ Xá Lợi mà làm phép quy y thì đọc:

Esāhaṃ bhante bhagavantaṃ saranaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ[32] maṃ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṅaṃ gataṃ.

Dứt phần phép tu bước đầu ‒

  1. Giải về pháp hiệu gọi thiện nam, tín nữ và pháp của người tại gia tín ngưỡng Phật pháp, nhứt là giải về giới luật.

Những người có pháp hiệu gọi là thiện nam hoặc tín nữ là bởi đã quy y tam bảo y theo lời của Đức Thế Tôn đã thuyết cho Đại đức Mahānāmasakyarāja rằng: “Mahānāma này! Những cư sĩ nào đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng thì được gọi tên là thiện nam hoặc tín nữ”. Phạn ngữ có nói: “Ratanattayaṃ upāsatīti upāsako”, nghĩa là: người nào vào ngồi gần Tam bảo thì được gọi là thiện nam.

Chú giải: tiếng upāsaka là chỉ về cái ý, nếu có người nào ở xa, nhưng ý hằng tưởng đến Tam bảo, nương theo Tam bảo thì cũng gọi là người ngồi gần Tam bảo; vào ngồi gần mà ý không tin tưởng đến Tam bảo thì gọi là người ở xa Tam bảo, như thế, không phải là người thiện nam.

Giới của thiện nam và tín nữ

Phạn ngữ có nói: “Pañcavirati cetanā”, nghĩa là: “cái tác ý chửa cải năm điều oan kết, gọi là giới luật thiện tín”, y theo lời của Đức Thế Tôn đã giải cho Mahānāmasakyarāja rằng: Mahānāma này, người nào chừa cải: sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu thì người ấy gọi là thiện-nam, tín nữ có giới.

  • Phép chánh mạng của thiện nam và tín nữ

Sự tránh khỏi năm nghề buôn bán tà và ở theo phép nuôi mạng chơn chánh gọi là phép Chánh mạng của thiện tín. Theo lời của Đức Thế Tôn đã giải cho các thầy tỳ khưu rằng: “Các thầy tỳ khưu này! Những người thiện tín không nên phạm đến năm điều buôn bán tà là: nghề buôn bán khí giới (satthavaṇijjā) tự mình làm, hoặc biểu kẻ khác làm, hoặc có khí giới ấy vì một cớ nào, rồi đem đi bán; nghề buôn bán người (sattavaṇjjā); nghề buôn bán thịt thú[33] (maṃsavaṇjjā); nghề buôn bán rượu (majjavaṇjjā); nghề buôn bán thuốc độc (visavaṇjjā). Những người thiện tín tránh khỏi nghề buôn bán tà ấy, và nuôi mạng được chơn chánh gọi là ở theo phép chánh mạng.

  • Điều hại của thiện tín

Những việc làm cho giới luật và chánh mạng của thiện tín hư hại có năm điều: không tin tưởng ân đức Tam bảo (asaddho hoti); phá giới (dussīlo hoti); không quyết định (kotuhalamaṅgaliko hoti); chấp kẻ có tà thuật cho sự tội phước, không tin tội, phước do nơi nghiệp mà sanh ra (maṅgalam pacceti no kammam); chỉ tìm làm phước nơi người ngoại đạo (ito ca bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavesati tattha ca pubbakāraṃkoroti). Những người thiện tín đã phạm nhầm một trong năm điều đã kể trên, thì gọi là người thiện tín đáng cho các bậc Thiện trí thức khinh bỉ.

  • Việc lợi của thiện tín

Những việc làm cho giới luật và chánh mạng của thiện tín được lợi ích có năm điều: có đức tin chắc trong Đức Tam bảo (saddho hoti); có giới luật (sīlavā hoti); có tâm quyết định (na kotuhalamaṅgaliko hoti); tin lý nhân quả: không tin kẻ có tà thuật ngoại đạo (kammaṃ pacceti nomaṅgalaṃ); không xu hướng theo kẻ tà đạo, và chỉ tìm làm phước nơi bậc dakkhineyyapuggalā, là bậc tu có giới trong sạch, đáng thọ lãnh vật thí của người tin lý nhân quả đem dâng cúng (na ito bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavasati idha ca pubbakāraṃ karoti).

Những người thiện tín đã tu hành theo năm điều lợi ích này gọi là: thiện tín cao thượng ví như hồng liên (upāsakapaduma) hoặc gọi là thiện tín như bạch liên vậy (upāsakapuṇḍarika).

  • Đức của thiện tín

Phép để cho thiện nam tín nữ tu hành, tăng thêm đạo đức có 10 điều: thiện tín chia vui, chia khổ với tăng; thiện tín có thân và khẩu trong sạch; thiện tín lấy pháp làm trọng, nghĩa là mỗi khi làm công việc gì đều phải lấy pháp là lớn, là gốc, là bằng cứ, không khi nào sai lạc; hay ưa mến sự bố thí tùy sức mình; nghĩa là có ít bố thí ít; có nhiều bố thí nhiều, không để cho lòng bỏn xẻn làm chủ; siêng năng trong việc học hỏi cho thấu rõ lý đạo của Phật đã giáo truyền; có chánh kiến, nghĩa là có trí huệ thấy biết điều phải lẽ quấy; tránh xa những người không có ý quyết định, và không tin kẻ có tà thuật cho họa phước, chỉ tin lý nhân quả, làm lành được quả vui, làm dữ mang quả khổ; không quên Tam bảo, dầu có gặp nạn đến nỗi hại mình, cũng không hề xu hướng theo kẻ khác và kính họ làm thầy, cho họ là cao thượng hơn Tam bảo; ưa mến sự đồng ý cùng nhau; tu hành chín chắn theo Phật Pháp.

Các thiện tín phải hết lòng theo 10 phép ấy, là đạo làm cho mình mau được kết quả mỹ mãn, mà cũng là duyên lành của Niết-bàn vậy.

  1. Phép thọ ngũ giới

Những người đã thọ phép tam quy rồi được gọi là thiện nam, tín nữ nếu muốn thọ ngũ giới, phải xin thọ nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di.

Trước hết phải đọc bài “Lễ bái Tam bảo” tưởng đến ân đức Phật, Pháp, Tăng rồi mới nên đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di mà xin thọ ngũ giới bằng lời sau này:

Ukāsa ahaṃ[34] bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi[35]. Bạch hóa Đại đức, tôi[36] xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Dutiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi. Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.
Tatiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi. Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.

Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này 3 lần: “Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa ‒ Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy”.

Ông thầy đọc tiếp bài quy y Tam bảo, người thọ giới phải đọc theo:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin quy y Phật

Tôi ……………………….. xin quy y Pháp

Tôi ……………………….. xin quy y Tăng

Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi ………… xin quy y Phật, lần thứ nhì.

Tôi ………… xin quy y Pháp, lần thứ nhì.

Tôi ………… xin quy y Tăng, lần thứ nhì.

Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi ………… xin quy y Phật, lần thứ ba.

Tôi ………… xin quy y Pháp, lần thứ ba.

Tôi ………… xin quy y Tăng, lần thứ ba.

Ông thầy đọc: “Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇaṃ ‒ Phép quy y Tam bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu”.

Người thọ tam quy phải đọc lời sau: “Āma bhante” nghĩa là “Dạ, vâng”

Ông thầy đọc (người thọ ngũ giới phải đọc theo):

1) Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

2) Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

3) Kāmesumicchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

4) Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

5) Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự giết thác loài sanh mạng.

Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.

Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu.

Ông thầy đọc:

Imāni pañca sikkhāpadāmi sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ. Người (hoặc các người) nên thọ trì ngũ giới này cho được trong sạch, phải vâng giữ hành theo cho đến trọn đời, chẳng nên dể duôi.

Người thọ giới đọc: “Āma bhante” nghĩa là “Dạ, vâng”

Ông thầy giải về quả báo trong việc trì giới:

Sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhaye. Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên người (hoặc các người) phải ráng thọ trì giới luật cho trong sạch, đừng nên để lấm nhơ.

Người thọ trả lời: “Sādhu” (phải rồi).

  1. Phép thọ bát quan trai giới

Những người thiện tín cầu xin thọ bát quan trai, trước ngày hạn kỳ thọ giới, phải sắp đặt cho xong xuôi công nghệ của mình làm trong ngày thường, đặng sáng ra xin thọ giới cho được trong sạch, khỏi bị việc trần ràng buộc.

Đến kỳ, sáng phải thức cho sớm, dọn mình cho sạch sẽ rồi mới nên đi thọ giới, nếu đi được trong lúc rạng đông thì tốt, bằng không có thể đi thọ được, phải ngồi trước kim thân mà phát nguyện như sau:

Ajja uposatho imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathiko[37]  bhavissāmi. Nay là ngày phải thọ trì giới bát quan trai, tôi là người thọ trì giới bát quan trai, trọn ngày nay và đêm nay.

Nếu không thuộc tiếng Phạn thì phát nguyện bằng tiếng Việt Nam cũng được.

Sau khi phát nguyện xong rồi, phải giữ một lòng không nên phạm điều học mà mình đã phát nguyện. Sau khi phát nguyện, nếu tiện thì phải đi xin thọ giới nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di, dầu đi khi mặt trời đã lên cao rồi mà mình mới đi thọ giới, thì cũng cho rằng mình được trọn một ngày một đêm vậy bởi vì mình cũng đã có phát nguyện rồi, phước báu cũng bằng nhau.

Khi đối trước mặt thầy tỳ khưu và sa di, mà xin thọ giới bát quan trai, trước hết phải đọc bài lễ bái Tam bảo, sau mới xin thọ giới.

Xin thọ bát quan trai phải đọc như sau này:

Ukāsa ahaṃ[38]  bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi[39] Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Dutiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi. Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ nhì.
Tatiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi. Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ ba.

Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bài Namo 3 lần và đọc luôn bài tam quy, mình phải đọc theo y như trong phép thọ ngũ giới có giải.

Bát quan trai giới:

1) Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự giết thác loài sanh mạng.
2) Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3) Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm.
4) Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5) Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu.
6) Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.
7) Naccagītavāditavisūkadassanamālā gandhavilepanadhāranamandaṇavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
8) Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhapadaṃ samādiyāmi. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm và ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Xong rồi người xin thọ gới đọc:

Imaṃ aṭṭhaṅgasamannāgataṃ buddhappaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammadeva abhirakkhituṃ samādiyāmi Tôi xin thọ trì bát quan trai giới trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay, mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết-bàn trong ngày vị lai.

Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bằng lời sau này để nhắc nhở cho mình ghi nhớ:

Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposatha sīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ. Người nên thọ trì bát quan trai giới cho trong sạch trọn ngày nay và đêm nay không nên dể duôi.

Người xin thọ giới đọc: “Āma bhante” (Dạ, xin vâng).

Xong rồi ông thầy giải về quả báo trì giới: “Sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhaye”. Nghĩa như chương trước.

Người thọ trả lời: “Sādhu” (Phải rồi).

  • Chi của ngũ giới

‒ Giới sát sanh có 5 chi: 1) chúng sanh có thức tánh (pāṇo); 2) biết chúng sanh có thức tánh (pāṇasaññitā); 3) tính giết (vadhakacittaṃ); 4) ráng sức giết (upakkamo); 5) chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (tenamaranaṃ).

‒ Giới trộm cắp có 5 chi: 1) vật có chủ gìn giữ (parapariggahitaṃ); 2) biết rằng vật có chủ gìn giữ (parapariggahitasaññitā); 3) tính trộm cắp (theyyacittaṃ); 4) ráng sức trộm cắp (upakkamo); 5)trộm cắp được bởi ráng sức ấy (tenaharanaṃ).

‒ Giới tà dâm có 4 chi: 1) người nữ không nên tà dâm, nghĩa là gái có người gìn giữ (agamanīyaṭṭhānaṃ);  2) tính tà dâm với gái đó (tasmiṃsevanācittaṃ); 3) ráng sức tà dâm (upakkamo); 4) đã tà dâm (maggena maggappaṭī pādanaṃ).

‒ Giới nói dối có 4 chi: 1) điều không thật (atathaṃ vatthu); 2) tính nói dối (visaṃvādanacittaṃ); 3)ráng sức nói dối (tajjovāyāmo); 4) đã làm cho người tin chắc lời nói dối ấy (parassa tadatthavijānanaṃ).

‒ Giới ẩm tửu có 4 chi: 1) rượu (majjanīyavatthu); 2) tính uống (pātukaṃyatācittaṃ); 3) ráng sức uống rượu ấy (tajjovāyāmo); 4) đã uống rượu ấy khỏi cổ (tassa pānaṃ).

  • Chi của giới bát quan trai

Các chi trong giới sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu đều giống trong ngũ giới.

‒ Giới thông dâm có 4 chi: 1) trong 30 khiếu[40] (bhedanavatthu); 2) tính thông dâm (sevanacittaṃ); 3) ráng sức thông dâm (tajjovāyāmo); 4) đã thông dâm (maggena maggappatipādanaṃ).

‒ Giới ăn sái giờ có 3 chi: 1) sái giờ (là từ chinh xế đến mặt trời mọc) (vikālo); 2) vật thực được phép ăn trong giờ (yāvakālikaṃ) (từ mặt trời mọc đến đứng bóng); 3) đã ăn khỏi cổ (ajjhoharanaṃ).

‒ Giới múa hát, đờn kèn, xem múa hát, nghe đờn kèn, điểm trang nhan sắc, nhứt là xức dầu thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa có 6 chi: 1) múa hát, đờn kèn (naccagītādi); 2) tính làm (kattukamyatācittaṃ); 3) đi nghe hoặc xem và đã nghe hoặc đã xem (sutadassanaṭṭhāyagamanaṃ); 4) vật để điểm trang nhứt là tràng hoa (mālādi); 5) cố ý dùng đồ trang điểm nhan sắc (dhāranacchandatā); 6) đã dùng đồ trang điểm mà trang sức (tassa dhāranaṃ).

‒ Giới nằm ngồi chỗ quá cao và xinh đẹp có 3 chi: 1) nơi nằm ngồi quá cao và xinh đẹp (uccāsayanamahāsayanaṃ); 2) tính nằm hoặc ngồi (paribhogacittaṃ); 3) đã nằm hoặc đã ngồi (paribhogakaranaṃ).

Khi thiện tín đã phạm trọn đủ chi trong mỗi giới gọi là dứt giới, bằng phạm chưa đủ chi thì chưa gọi là phá giới, chỉ gọi là giới bất tịnh.

  • Hạn kỳ trong phép thọ giới bát quan trai

Nếu luận về ngày kỳ, thì giới bát quan trai chia ra làm hai cách: 1) phép bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm (pakatiuposatha); 2) phép bát quan trai thọ trì thêm ngày rước và ngày đưa (paṭijāgara uposatha).

Bát quan trai thọ trì trong một ngày, một đêm có 8 ngày trong mỗi tháng: ngày 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30, tháng thiếu thì ngày 28 và 29. Bát quan trai thọ thêm ngày rước và ngày đưa, có 12 ngày trong mỗi tháng: ngày 1, 4, 6, 7, 9, 13, 16, 19, 21, 22, 24, 28 (tháng thiếu ngày 27); trong 12 ngày ấy đều là ngày trước và sau liên tiếp 8 ngày bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm.

  • Giải tóm tắt về hai cách thọ trì bát quan trai

Trong bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm ấy, thiện tín phải đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di, mà xin thọ giới mỗi khi đến ngày kỳ. Trong bát quan trai thọ trì thêm ngày đưa và ngày rước, thiện tín phải trau giồi đức tánh, tưởng nhớ tám điều học, trong 12 ngày đưa rước, chỉ phải giữ mình, lánh xa ngũ trần để chờ ngày đặng xin thọ trì bát quan trai 1 ngày, 1 đêm cho thêm sự tinh khiết, không buộc phải đi thọ giới nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di. Phép bát quan trai thọ trì 1 ngày 1 đêm, dạy phải đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di mà xin thọ trì tám điều học; đến khi mãn một ngày một đêm ấy, chỉ phải giữ gìn không cho phạm đến tám điều học, nhưng không buộc phải xin thọ giới.

Khi Phật còn tại thế có truyền phép bát quan trai 6 ngày trong mỗi tháng, là ngày 8, 14, 15, 29, 30, (tháng thiếu thì 28, 29).

Sau khi Phật tịch diệt được 4 tháng, có cuộc đại hội nhóm 500 vị A-la-hán. Đại đức Maha Ca Diếp làm tọa chủ để kết tập kinh luật, thấy còn cách khoảng (từ 15 đến 23, từ 30 tới mùng 8), các ngài định thêm ngày 5 và 20 để làm phép bát quan trai trong mỗi tháng có tám ngày.

  • Việc nên làm

Thiện nam, tín nữ đã xin thọ giới bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn.

Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.

Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v…; phải nói về điều lành là biện luận về phép thọ ngũ giới, bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí huệ và nghe thuyết pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này: Sắc, thinh, hương, vị, xúc năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn. Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ bị tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.

Lại suy gẫm thêm về phép kinh cảm: Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bậu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không chỗ nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được.

Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta; dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó rồi, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép bố thí, trì giới, tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo, thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy. Nếu đã suy gẫm như vậy rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng. Đức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay và thong thả, xây mặt ngay phía trước, tâm cho thanh tịnh mà niệm.

Phép niệm Phật có ba cách:

1 – Phải tưởng “Itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho” cho đến “bhagavā” rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt; nhưng tùy sức của mình (Xem hiệu Phật nơi chương ân đức Phật Bảo).

2 – Phải tưởng “So bhagavā itipi arahaṃ, so bhagavā itipi sammāsambuddho” cho đến “so bhagavā itipi bhagavā” rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, nhưng tùy sức của mình.

3 – Phải tưởng một hiệu Arahaṃ, hoặc Sammāsambuddho, hoặc Buddho, hoặc Bhagavā. Trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, tưởng như vậy là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt, nhưng tùy sức mình. Song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem ở chương ân đức Phật Bảo).

Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ, lạc, vui sướng, no lòng, không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này: cách no vui, da và lông đều nổi ốc (khuddakāpīti); cách no vui, như thấy trời chớp (khaṇikāpīti); cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (okkantikāpīti); cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (ubengāpīti); cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (pharaṇāpīti). Nếu có một trong 5 cách no vui nào phát sanh ra thì được kết quả gần vào bậc sơ định.

Phép niệm Phật không có kết quả đến bậc sơ định được, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si không phát khởi lên đặng: năm phép chướng ngại (tham sắc, giận hờn, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, tưởng như thấy có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.

Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc, sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; cớ ấy, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật: phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.

  1. Thập ác nghiệp

‒ Thân có 3 nghiệp: sát sanh (pānātipāto), trộm cắp (adinnādānaṃ), tà dâm (kāmesu micchācāro).

‒ Khẩu có 4 nghiệp: nói dối (mūsāvādo), nói hai lưỡi (pisuṇāvācā), nói độc ác (pharusavācā), nói vô ích (samphappalāpo).

‒ Ý có 3 nghiệp: tham muốn (abhijjhā), thù oán (byāpādo), thấy lầm (micchādiṭṭhi).

Các chi của nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối đã có giải ở chương ngũ giới và bát quan trai rồi.

‒ Nghiệp nói 2 lưỡi có 4 chi: người mà ta đâm thọc (bhinditabboparo), cố ý nói đâm thọc người ấy (bhedanapurekkhāratā), ráng sức nói đâm thọc người ấy (tajjovāyāmo), làm sao cho người ấy biết rõ cách đâm thọc đó (tassa tadatthavijānānaṃ).

‒ Nghiệp nói độc ác có 3 chi: người mà ta đã mắng chửi (akkositabbo paro), lòng nóng giận (kuppitacittaṃ), đã mắng chửi (akkosanā).

‒ Nghiệp nói lời vô ích có 2 chi: lời nói vô ích nhứt là nói về việc đánh giặc của vua Mahābhārada và nói về chuyện Rābaṃ cướp nàng Sitā (bhāratayuddhasitaharanādiniratthakathā), đã nói lời vô ích có trạng thái như thế ấy (tathārūpīkathākathanaṃ).

‒ Ý tham muốn có 2 chi: tài vật của người (parabhaṇḍaṃ), tính muốn đem về làm của mình (attano parināmanaṃ).

‒ Ý thù oán có 2 chi: người khác (ngoài mình ra) (parasatto), tính chờ làm hại người ấy (tassa taṃ taṃ vināsacintā).

‒ Ý thấy lầm có 2 chi: ý biến đổi theo điều lầm lạc, nhứt là không tin tam bảo (vatthuno ca gahitākaravipāritatā), ý thấy lầm lạc ấy hiểu lầm cách nào và chấp theo sự hiểu lầm ấy cho là phải (yathā ca naṃ ganhāti tathăbhāvena tassū paṭṭhanaṃ).

Trong 10 nghiệp dữ đã giải, khi đã phạm đều đủ chi trong mỗi nghiệp, thì người phạm tội phải mang quả khổ trong đời này và đời sau. Nếu trong đời hiện tại mà chưa bị hành phạt, là bởi cái quả dữ ấy chưa đến kỳ, qua đời vị lai sẽ bị hành phạt chẳng sai.

  1. Thập thiện nghiệp

‒ Thân có 3 nghiệp: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

‒ Khẩu có 4 nghiệp: không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói độc ác, không nói vô ích.

‒ Ý có 3 nghiệp: không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình, không có ý thù oán mong làm hại người, thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy.

Người nào hành theo 10 nghiệp lành đã giải trên, thì sẽ được hưởng quả vui trong đời hiện tại và vị lai chẳng sai.

  1. Tứ thập nghiệp (kammapatha)

‒ Giết loài động vật: mình giết loài động vật, bảo kẻ khác giết loài động vật, vui trong sự giết loài động vật, khen sự giết loài động vật.

‒ Trộm cắp: mình trộm lấy của người, bảo kẻ khác trộm lấy của người, vui trong sự trộm lấy của người, khen sự trộm lấy của người.

 ‒ Tà dâm: mình làm sự tà dâm, bảo kẻ khác làm sự tà dâm, vui trong sự tà dâm, khen sự tà dâm.

‒ Nói dối: mình nói dối, bảo kẻ khác nói dối, vui trong lời nói dối, khen lời nói dối.

‒ Nói đâm thọc: mình nói lời đâm thọc, bảo kẻ khác nói lời đâm thọc, vui trong lời đâm thọc, khen lời nói đâm thọc.

‒ Nói dữ: mình nói lời dữ, bảo kẻ khác nói lời dữ, vui trong lời nói dữ, khen lời nói dữ.

‒ Nói lời vô ích: mình nói lời vô ích, bảo kẻ khác nói lời vô ích, vui trong lời nói vô ích, khen lời nói vô ích.

‒ Tham muốn của người: lòng mình tham muốn của người về làm của mình, bảo kẻ khác tham muốn của người, vui trong việc tham muốn của người, khen việc tham muốn của người.

‒ Thù oán: lòng mình thù oán mong hại người, bảo kẻ khác thù oán hại người, vui trong việc thù oán hại người, khen việc thù oán hại người.

‒ Thấy quấy: mình thấy quấy (giả cho là thiệt, tà cho là chánh), bảo kẻ khác thấy quấy, vui trong việc thấy quấy, khen việc thấy quấy.

Trong 40 nghiệp này, nếu phạm vào một nghiệp nào, thì gọi là nghiệp ác.

 

 

  1. Giải về 14 phép dâng cúng vật thực

Nếu thiện nam, tín nữ có lòng tín thành sốt sắng, muốn dâng cúng vật thực đến tăng chúng hoặc tỳ khưu, sa di, thì nên làm theo 14 phép sau này:

  1. Phép dâng cúng vật thực đến tăng chúng (saṅghabhattaṃ).
  2. Phép dâng cúng vật thực đến 1, 2 hoặc 3 thầy tỳ khưu (uddhesabhattaṃ).
  3. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu mà mình thỉnh đến (nimantanabhattaṃ).
  4. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu mà mình bắt thăm (salākabhattaṃ).
  5. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, trong một ngày nào không nhứt định, trong thượng huyền hoặc trong hạ huyền (pakkhikabhattaṃ).
  6. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng trong một ngày bát quan trai (uposathikabhattaṃ).
  7. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, trong một ngày mùng 1 hoặc ngày 16 (paṭipadikabhattaṃ).
  8. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, ở xa mới đến (āgantukabhattaṃ).
  9. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng có việc phải đi nơi khác (gamikabhattaṃ).
  10. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng có bịnh (gilānabhattaṃ).
  11. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, dưỡng bịnh cho tỳ khưu, tăng cùng nhau (gilānupaṭṭhākabhattaṃ).
  12. Phép dâng cúng vật thực thường thường đến thầy tỳ khưu, tăng (niccabhattaṃ).
  13. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, tại chỗ ở, nhứt là tại thất (kuṭikabhattaṃ).
  14. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng và theo phiên mà mình đã hứa chịu cúng (vārakabhattaṃ).

‒ Trong 14 phép dâng cúng vật thực này, nếu thí chủ muốn dâng cúng theo phép nào, thì phải nêu cái hiệu phép ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa vào chỗ dấu (…) móc đầu câu, mà đọc, để dâng cúng:

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc ba lần)

Ayaṃ no bhante piṇḍapāto dhammiko dhammaladdho dhammeneva uppādito mātāpituādike guṇavante uddissa imaṃ (…) saparikkhāraṃ buddhappamukkhassa saṅghassa dema te gunavantādayo imaṃ (…) attano santakaṃ viya maññamānā anumodantu anumoditvāna yathicchitasampattīhi samijjhantu sabbadukkhā pamuñcantu iminā nissandena. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ: những vật thực này của chúng tôi làm, hiệp theo lẽ đạo, được cũng hiệp theo lẽ đạo, chúng tôi xin hồi hướng cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, chúng tôi dâng những vật thực này gọi là lễ (… tên cái lễ) có cả món ăn phụ tùng, dâng cúng đến Chư Tăng, xin Phật chứng minh. Xin cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, hay biết rằng lễ cúng này gọi là lễ (… tên cái lễ) về phần các vị đó, và xin các vị đó được phép thọ hưởng tùy ý. Khi thọ hưởng rồi, thì được thoát khỏi những điều lao khổ và được kết quả làm người, quả trời cùng quả Niết-bàn, và cho được như ý muốn của các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, do theo phước báu chảy vào không dứt. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng bốn món vật dụng đến chư tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho ime cattāro paccaye paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem cả bốn món vật dụng này đến đây để dâng cũng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh bốn món vật dụng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng bốn món vật dụng đến thầy tỳ khưu thì đọc:

Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā āyasmato dema sādhu bhante āyasmā ime paccaye patiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi …

Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi đem cả bốn món vật dụng này đến đây, để dâng cúng đến Đại đức. Cầu xin Đại đức nhận lãnh các món vật dụng này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

  1. Nếu dâng cúng ca-sa đến chư tăng thì đọc:

Imaṃ dussaṃ kaṭhinacivaraṃ saṅghassa dema. Dutiyampi, tatiyaṃpi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi xin dâng ca-sa này để làm lễ cúng ca-sa đến Đại đức Tăng. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

Nếu dâng cúng những vật phụ tùng trong lễ cúng ca-sa thì đọc:

Yenamhākaṃ kathinaṃ gahitaṃ kathinānisaṃ sāni tasseva dema. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, ngài nào đã nhận lãnh lễ cúng ca-sa của chúng tôi, thì chúng tôi xin dâng cúng các món phụ tùng theo lễ ca-sa đến ngài đó. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

Mười thứ y mà Đức Thế Tôn đã cho phép các vị Sa-môn dùng là: 1) tam y (này): imaṃ ticivaraṃ; 2)y tắm (này): imaṃ vassikasātikaṃ; 3) tọa y (này): imaṃ nisīdanaṃ
4) ngọa y (này): imaṃ paccattharaṇaṃ; 5) vải rịt ghẻ (này): imaṃ ganduppaṭicchādiṃ; 6) khăn lau mặt (này): imaṃ mukhapuñchanacolaṃ; 7) y phụ tùng (này): imaṃ parikkhāracolaṃ; 8) vải lược nước (này): imaṃ parissāvanaṃ; 9) y tắm mưa (này): imaṃ vassāvāsikaṃ; 10) y dâng cúng gấp (này): accekacivaraṃ (10 thứ y này dâng từ ngày 16 tháng 9 đến rằm tháng 10, ngày lễ Kaṭhina).

Mười thứ y này, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào đến chư tăng, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Phạn, và nghĩa thêm vào chỗ dấu (…) mà đọc:

Mayaṃ bhante imaṃ (…) idhanetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imaṃ (…) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem (…) đến nơi đây để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh (…) cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

Trong 10 thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng thứ nào đến chư tăng; nếu y ấy có nhiều thứ thì phải đọc hiệu y ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa như sau này: 1) tất cả tam y này: (imāni ticīvarāni); 2) tất cả y để tắm này: (imāni vassikasāṭikāyo); 3) tất cả tọa y này: (imāni nisīdanāni); 4) tất cả ngọa y này: (imāni paccattharaṇāni); 5) tất cả y rịt ghẻ này: (imāni ganduppaticchādīni); 6) tất cả khăn lau mặt này: (imāni mukhapuñchanacolāni); 7) tất cả y phụ tùng này: (imāni parikkhāracolāni); 8) tất cả vải lược nước này: (imāni parisāvanāni); 9) tất cả y tắm mưa này: (imāni vassāvāsikāyo); 10) tất cả y dâng cúng gấp này (accekacivaraṃ) (là y dâng từ ngày 16 tháng 9 cho đến rằm tháng 10, ngoài lễ Kaṭhina.)

Trong 10 thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa thêm vào chỗ dấu (…) mà đọc.

‒ Nếu dâng cúng y tắm mưa đến chư tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni (vassikasāṭikāyo) idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imā (vassikasāṭikāyo) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukkhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem các y tắm mưa này đến đây dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh (các y tắm mưa này) cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng vật thực đến chư tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni khādanīyabhojanīyadīni sajjetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukkhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi sắp đặt những vật thực nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, đem dâng cúng đến chư tăng. Bạch hóa Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh tất cả vật thực nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng vật thực, đến một vị tỳ khưu thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni khādanīyabhojanīyādīni sajjetvā sīlavato dema sādhu bhante sīlavā imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.  Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi sắp đặt những vật thực, nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, đem dâng cúng đến đại đức. Bạch Đại đức, cầu xin đại đức là người có giới hạnh nhận lãnh những vật thực, nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba

‒ Nếu dâng cúng gạo đến chư tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni taṇdulāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni taṇdulāni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem gạo này, đến nơi đây, để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh gạo này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng các thứ trái cây đến chư tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni nānāphalāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni nānāphalāni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi đem các thứ trái cây này đến nơi đây, để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh các thứ trái cây này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng tịnh xá (chùa) thì đọc:

Mayaṃ bhante imaṃ (uposathāgāraṃ) kāretvā uposathapavāraṃ ādisaṅghakammakaraṇetthāya cātuddisassa bhikkhu saṅgghassa dema sādhu bhante bhikkhu saṅgho imaṃ (uposathāgāraṃ)paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi lo cất tịnh xá này để dâng cúng đến tỳ khưu, tăng hành đạo, nhứt là để làm lễ phát lồ và phép cấm phòng. Bạch Đại đức tăng, xin chư Tăng nhận lãnh tịnh xá này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng nhà mát, trường học đạo thì đọc: “Imaṃ sālaṃ” nhà mắt này.

‒ Dâng cúng tịnh thất đã làm xong, thì đọc: Imaṃ  kappiyakutiṃ.

‒ Dâng cúng cốc nhỏ thì đọc: imaṃ kuṭiṃ.

‒ Dâng cúng cốc lớn thì đọc: imaṃ vihāraṃ.

‒ Dâng cúng nhà xí thì đọc: imaṃ vaccakuṭiṃ.

‒ Dâng cúng của tăng thì đọc: Mayaṃ bhante imaṃ garubhaṇḍaṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhusaṅgho imaṃ garubhaṇḍaṃ paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem của tăng đến nơi đây hầu dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh của tăng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng mật ong, thì đọc: Mayaṃ bhante imaṃ madhuṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhusaṅgho imaṃ (madhuṃ) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.

Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem mật ong này đến nơi đây, hầu dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh mật ong này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.

‒ Nếu dâng cúng dầu thì đọc: Imaṃ telaṃ.

‒ Nếu dâng cúng nước mía, thì đọc: Imaṃ phāṇiṭaṃ.

‒ Nếu dâng nước thốt nốt, thì đọc: Imaṃ tālodakaṃ.

‒ Nếu dâng thuốc chữa bịnh, thì đọc: Imaṃ gilānabhesajjaṃ.

  1. Phương pháp dâng cúng vật dụng

Những người thiện tín, nếu có lòng thành kính đem lễ vật dâng cúng đến chư tăng, trước phải thông hiểu phép ấy, và vâng giữ làm y theo, mới được trọn phước.

Trong luật này có dạy thầy tỳ khưu, nếu thọ lãnh vật dụng của thiện nam, tín nữ đem dâng cúng phải hiệp theo 5 lẽ sau này: 1) Những vật dụng của thiện tín bố thí, nếu thầy tỳ khưu muốn cần dùng, chỉ được phép thọ lãnh nhiều lắm là đủ sức cho người bực trung gánh vác nổi thôi; 2) Thí chủ phải vào quì dâng xa thầy tỳ khưu một hắc, hoặc 1 hắc 1 gang; 3) Trong lúc dâng cúng, kẻ thí chủ phải nghiêng mình cung kính; 4) Những kẻ thí chủ là Trời, hoặc người, chẳng phải người hoặc thú; 5)Thầy tỳ khưu tự mình thọ lãnh, bằng tay hoặc dùng khăn, hoặc y tắm đưa ra để thọ lãnh.

Những vật thực sắm để bố thí đến chư tăng để dâng qua ngày sau, chẳng nên dâng cúng đến tay tăng, nhưng được phép giao cho người coi tài vật cho tăng, dâng cúng thế cho mình, mình cũng được phước vậy.

Về cách thọ trái cây, Đức Phật có cho phép các thầy tỳ khưu dùng trái cây của thí chủ dâng theo cách sau này: 1. trái cây đã đốt, nướng, hoặc nhúng vào nước sôi, nước nóng: là trái cây có hột, như ớt, rau dừa, rau muống, v.v…; 2. trái cây đã gọt, bấm, xâm bằng cây nhọn (trái trâm); 3. trái cây mà hột không có thể gieo được (trái tươi); 4. trái cây đã chặt, gọt, xẻ (ổi, lựu, tầm ruột) xoài, v.v….

Lời chú giải: Nếu trái cây nhỏ nhỏ nhiều thì phải ngắt bỏ đầu đít ít trái để trên mặt rồi dâng cúng cũng được, hay là ngắt ngọn hết càng tốt.

11. Bài thỉnh pháp sư ‒ Dhamma desanāyācanagāthā

Brahmā ca lokādhipatī sahampatī katañjalī andhivaraṃ ayācatha santīdha sattāpparajakkhajātikā desetu dhammaṃ anukampimaṃ pajaṃ saddhammabheriṃ vinayañca kāyaṃ suttañca bhandhaṃ abhidhammacammaṃ ākoṭayanto catusaccadaṇḍaṃ pabbodha neyye parisāya majjhe. Evaṃ sahampatī brahmā bhagavantaṃ ayācatha tuṇhībhāvena taṃ buddho kāruññenādhivāsaya tamhā vuṭṭhāya pādena migadāyaṃ tato gato pañcavakyādayo neyye amaṃ pāyesi dhammato tato pabhūti sambuddho anūnā dhammadesanaṃ māghavāssāni desesi sattānaṃ atthasidhakaṃ tena sādhu ayyo bhante desetu dhammadesanaṃ sabbāyidha parisāya anukampampi kātave.

 

Thuở Phật mới đạt thành quả vị

Có Xá-ham-bát-tí Phạm thiên

Cả trong thế giới các miền

Thanh cao quán chúng cần chuyên đạo mầu

Hiện trước Phật đê đầu đảnh lễ

Bạch xin Ngài tế thế độ nhơn

Chúng sanh trong khắp cõi trần

Tối mê điên đảo không phân tội tình

Cầu Phật tổ cao minh át truất

Hiển oai linh tỉnh thức dắt dìu

Hoằng khai đạo pháp cao siêu

Tu hành theo đặng kết nhiều thiện duyên

Thế Tôn được mãn viên đao quí

Tôi hết lòng hoan hỷ tán dương

Nhưng vì hoàn cảnh đáng thương

Không đành bỏ mặc, lạc đường làm thinh

Chúng sanh vốn đa tình lắm bậc

Không thông đâu chơn thật giả tà

Vô thường, khổ não, chấp ta

Ngày nay sơ bộ thiết tha nhờ Ngài

Xin mở lượng cao dày răng dạy

Chuyển pháp luân diễn giải diệu ngôn

Chúng sanh nghe đặng pháp môn

Thát vòng khổ não dập dồn bấy lâu

Giải thoát những nguồn sầu câu thúc

Diệt tham lam ái dục bao vòng

Tối tăm sẽ được sáng trong

Phát sanh trí tuệ hiểu thông tinh tường

Thông thấu lẽ vô thường vắn giỏi

Ba tướng trong ba cõi mỏng manh

Vô minh duyên của nhân hành

Cội căn dắt dẫn chúng sanh luân hồi

Biển trần khổ nổi trôi chìm đắm

Bị ngũ ma vày nắm chuyển đi

Vậy nên cầu đấng Từ Bi

Tạo thuyền bát nhã trải đi vớt người

Đưa qua chốn tốt tươi yên tịnh

Bờ Niết-bàn chẳng dính trần ai

Như đèn rọi suốt trong ngoài

Chiếu tia sáng khắp các loài hân hoan

Pháp ví trống khải hoàn rầm rộ

Luật ví như đại cổ hoằng dương

Kinh như dây buộc trên rường

Luận như mặt trống vẹt đường vô minh

Tứ diệu đế có hình dùi trống

Gióng khua tan giấc mộng trần gian

Chúng sanh tất cả bốn hàng

Như sen trong nước minh quang luống chờ

Trời lố mọc đặng nhờ ánh sáng

Trổ hoa lành rải tản mùi hương

Pháp màu ánh sáng phi thường

Chiếu khắp ba cõi rõ đường an vui

Phạm Thiên vẫn ngậm ngùi khẩn khoản

Phật nhậm lời nhưng chẳng dĩ hơi

Quyết lòng mở đạo dạy đời

Nhắm vườn Lộc Giả Ngài dời chân sang

Thuyết Pháp độ các hàng đệ tử

Có năm thầy thính dự Pháp từ

Đó là nhóm Kiều Trần Như

Được nếm hương vị Hữu dư Niết-bàn

Rồi từ đó mở mang giáo Pháp

Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn

Một lòng chẳng thối không mòn

Những điều lợi ích hằng còn lâu năm

Cả tam giới thừa ân phổ cập

Đám mưa lành rưới khắp thế gian

Bởi nhân cớ tích rõ ràng

Thỉnh Ngài thuyết Pháp noi đàng từ bi

Chúng sanh ngồi khắp chốn ni

Tối mê cầu được trí tri vẹn toàn.

 

12. Kệ thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an ‒ parittabhāsanāyācanagāthā

Vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbadukkhavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ, vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbabhayavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ. Vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbarogavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.

Cầu xin các Đại đức tụng kinh cầu an để ngăn ngừa, tránh khỏi các điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho tất cả khổ não, kinh sợ và bịnh hoạn đều tiêu tan.     

13. Bài thỉnh Chư thiên ‒ Sagge kāme

Sagge kāme ca rūpe girisikharataṭe cantalikkhe vimāne dīpe raṭthe ca gāme taruvanagahane gehavatthumhi khette bhummā cāyantu devā jalathalavisame yakkhagandhabbanāgā tiṭṭhantā santike yaṃ munivaravacanaṃ sādhavo me suṇantu. Dhammassavanakālo ayambhadantā. Dhammassavanakālo ayambhadantā. Dhammassavanakālo ayambhadantā.

Xin thỉnh Chư thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư thiên ngự trên đỉnh núi, núi không liền, hoặc nơi hư không; ngự nơi cồn bãi đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn; Chư Dọa xoa, Càn thác bà cùng Long vương dưới nước trên bờ hoặc nơi không bằng phẳng gần đây, xin thỉnh hội họp lại đây. Lời nào là kim ngôn cao thượng của Đức Thích Ca Mâu Ni mà chúng tôi tụng đây, xin các bậc hiền triết nên nghe lời ấy. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo.

  1. Những pháp nên suy xét hằng ngày

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có nói: “Thương yêu sanh ra lo, thương yêu sanh ra sợ. Không thương yêu thì không lo, không sợ. Ham muốn sanh ra lo, ham muốn sanh ra sợ. Không ham muốn thì không lo, không sợ”.

Mà lo sợ là khổ. Bởi đâu có thương yêu ham muốn? Bởi vô minh. Vô Minh (avijjā) nghĩa là không biết, là không biết thiệt, không biết giả, thiệt nói là giả, giả nói là thiệt, như ba điều này: vạn vật trong tam giới đều không bền vững lâu dài, nay dời mai đổi (aniccaṃ) mà mình lại cho là bền vững; nếu vạn vật không bền vững thì là khổ (dukkhaṃ), mà mình lại cho là vui; chẳng có một vật gì là thật của ta (anattā) mà mình lại cho là của ta (vợ ta, con ta, của cải ta). Bởi cái lầm tưởng ấy nên mình mới có lòng sa mê theo cảnh trần giả dối. Có sa mê mới có chịu khổ đến ngày nay vậy.

Chúng sanh trong sáu đường (trời, người, a tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục) nào có ai được bền vững lâu dài đâu; nay còn mai mất; nay tạo mai diệt; nay dời, mai đổi; nay hiệp mai tan. Xem coi cha mẹ ta, chồng ta, vợ ta, con ta, sanh ra rồi thì lật bật kế già, đau, chết, nào có ai trẻ hoài mà không già, đến khi già thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai sống hoài mà không chết, đến khi gần chết thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai hiệp hoài mà không lìa, đến khi lìa thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai thạnh hoài mà không suy, đến khi suy thì lo sợ, lo sợ là khổ. Thật vậy, chẳng có một ai tránh khỏi các sự khổ ở đời.

Bởi có vô minh mới có tưởng lầm, làm quấy, cho cái giả là thật, cho cái khổ là vui, mới có thương yêu ham muốn, sa mê theo ngũ trần dục lạc là: mắt hay tìm xem sắc tốt, tai hay tìm nghe tiếng hay, mũi hay tìm ngửi mùi thơm, lưỡi hay tìm nếm vị ngon, thân hay ưa sự rờ rẫm, vuốt ve rồi cho đó là thú vị tuyệt vời, ngoài ra chẳng còn một vật gì là khoái lạc hơn nữa.

Than ôi! Thiệt là lầm thay, ấy cũng vì mình sa đắm trong năm món trần đó, cho nên chơn tánh mới lu lờ, tinh thần mới ám muội, tạo nên nghiệp ác sâu dày, mắc phải trầm luân khổ hải, từ đời vô thủy nhẫn lại đây, chẳng biết bao nhiêu kiếp mà kể cho xiết.

Nếu muốn thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi thì phải trừ cái vô minh. Nếu muốn trừ cái vô minh, thì phải dứt cái lòng ái dục (taṇhā). Nếu muốn dứt cái lòng ái dục thì: mắt chẳng nên luyến theo sắc trần, tai chẳng nên luyến theo tiếng trần, mũi chẳng nên luyến theo mùi trần, lưỡi chẳng nên luyến theo vị trần, thân chẳng nên luyến theo xúc trần.

Phải hồi quang phản chiếu để xem xét câu niệm Phật, tham thiền về cái kiếp phù sanh chóng qua, vóc ảo chẳng chắc, đều phải hư hoại. Cái thân tứ đại giả hiệp, từ đầu chí chơn, ở trong có đủ 36 vật trược: tóc, lông, móng, răng, da, tủy, tim, gan, sọ, bầy nhầy, thịt, gân, xương, tỉ, phổi, phèo, cật, ruột non, ruột già, đồ ăn mới, phẩn, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, dầu, nước mắt, phèn, nước miếng, nước mũi, nước tiểu, cứt ráy, lá lách, như vậy thường chạy theo cửu khiếu. Nếu căn không luyến theo trần và hồi quang phản chiếu được như vậy rồi thì đâu có sự tiếp xúc, lãnh chịu, đâu có thương yêu ham muốn, đâu có lo sợ, thì cái khổ do đâu mà sanh được?

Kinh Pháp Hoa cũng có nói: “Cái nhân trong các việc khổ, là gốc bởi lòng tham muốn, bằng dứt lòng tham muốn thì cái khổ không chỗ sanh vậy”. Đức Tông Bổn nói: “Các nhơn giả thử xem người trên đời, ai chẳng yêu sắc dục, chẳng ưa rượu thịt, chẳng tham danh lợi, chẳng muốn giàu sang, ta biết các việc ấy là cội khổ, luân hồi, cho nên ta không lo cầu vậy”.

Than ôi! Người đời chẳng biết sự khổ, hay làm nhiều điều rối rắm, chẳng ngay thảo, chẳng nghĩa nhân, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ sang áp hèn, ỷ giàu khinh nghèo, theo vạy bỏ ngay, ỷ lớn hiếp nhỏ làm những việc quấy như vậy, nên mới nổi chìm trong biển khổ.

Các nhơn giả này! Phải biết cái đau, cái chết khi đến rồi, thì không ai thay thế cho mình đặng. Dầu ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, con cháu, cùng là công danh sự nghiệp, cũng đều không chỗ nhờ, chỉ phải mình gắng hết sức tu hành thì mới mong thoát khỏi đặng. Huống chi thiều quang thấm thoát, ngày chẳng chờ người, cơn sống thác vô thường, cuộc phù sanh đâu chắc. Bởi vậy, lời Tiên Đức có nói rằng: “Thôi, thôi, thôi, kíp sớm tu, trời nắng chẳng chịu đi, chờ mưa đến ướt đầu”. Lời ấy rất phải lắm vậy.

Phật có nói: Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi mà còn phải bị cái khổ già, không sao tránh khỏi. Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi, mà còn phải bị cái khổ đau, không sao tránh khỏi. Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi, mà còn phải bị cái khổ chết, không sao tránh khỏi.

Bị ba cái khổ trọng đại ấy, mà con người không sớm tìm đàng thoát ra cho khỏi. Thảm thay, thảm thay! Ấy cũng vì chúng ta quá si mê, lầm tưởng cho chúng ta còn trẻ chưa già, còn mạnh chưa đau, còn sống lâu chưa chết, quên câu: Mạng bất khả diên, thời bất khả đãi (Mạng chẳng khá chờ, giờ chẳng khá đợi). Lại có câu: Một hậu trầm luân, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp bất phục (Chết rồi đọa lạc, một thuở mất thân, muôn kiếp chẳng đặng lại), cho nên chúng ta phải sớm tua thức tỉnh, chớ nên say mê theo ngũ trần dục lạc làm cho bổn tánh lu lờ, tinh thần điên đảo, gây nên nghiệp báo sâu dày, mắc phải trầm luân khổ hải, thì biết bao giờ, mới thoát khỏi đặng. Nếu chúng ta thường nhớ mà suy xét đến cái cảnh khổ già, đau, chết bằng cách này: Tất cả chúng sanh trai hoặc gái chẳng hạn, từ vua chí dân, đều phải mang ba cái khổ trọng đại đó, chẳng có một ai tránh khỏi được. Suy xét thường thường như vậy, thì chúng ta mới mau được tự tỉnh ăn năn, hồi tâm hướng thiện, quy y Tam bảo, mới có thể thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi đặng.

Đức Phật có giảng giải như vầy. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở thân ngươi, nên chế phục thân ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở thân ngươi và dùng thân ngươi để làm việc đạo đức. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở miệng ngươi, nên chế phục miệng ngươi, nên từ tuyệt những điều tội lỗi ở miệng ngươi và dùng miệng ngươi để nói lời đạo đức. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở ý ngươi, nên chế phục ý ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở ý ngươi và dùng ý ngươi để tưởng về đạo đức.

Bậc Thánh nhân nhờ tịnh được tam nghiệp (thân, khẩu, ý) nên ngài mới làm chủ lấy ngài. Lời nói chơn thật là điều cần yếu thứ nhứt; lời nói hòa nhã là điều cần yếu thứ nhì; lời nói hiền lành là điều cần yếu thứ ba; lời nói hữu ích là điều cần yếu thứ tư.

Phải nhẫn nhục để trừ giận hờn. Phải nhân từ để trừ hung dữ. Phải chơn thật để trừ giả dối. Phải bố thí để trừ tham lam.

15. Kết luận

Trước khi Phật nhập Niết-bàn, ông A Nan và ông Ưu Bà Ly hỏi Phật như vầy: Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Ngài diệt độ, chúng tôi phải lấy ai làm thầy? Phật dạy phải lấy Pháp luật làm thầy. Theo lẽ ấy, nếu tu không trì giới thì cũng như tu không thầy. Nếu đã tu không thầy thì không sao nên đặng.

Giới ví như trái đất nếu không trái đất thì tất cả nhơn vật chẳng biết nương dựa vào đâu. Giới ví như vách nhà, nếu nhà không vách thì lấy chi ngăn ngừa đạo tặc. Giới cũng như chiếc thuyền để độ người qua biển, nếu không thuyền không sao qua biển đặng. Cho nên các bậc tu Phật, nếu muốn cho chắc được khỏi khổ mà không giữ giới, thì dầu có hết lòng thành tín đi nữa, cũng phải bị gió trần nhiễm ô, đã bị nhiễm ô, thì tâm thần phải điên đảo, không thế nào hết khổ được.

Kinh Lăng Nghiêm có nói: Những người tu hành mà không dứt đường dâm dục, sát sanh, trộm cắp, nói dối, mà muốn nên đạo Phật, ví như kẻ nấu cát làm cơm, nấu đến vô lượng kiếp cũng chẳng nên cơm đặng.

Trong kinh Ba La Đề Mộc Xoa (Patimokkha), Đức Phật Thích Ca có làm bài kệ. Ngài gom cả tinh thần lý đạo, tôi xin diễn ra sau đây:

 

Giữ thân trong sạch hạnh phúc biết bao,

Giữ miệng trong sạch hạnh phúc biết bao,

Giữ ý trong sạch, hạnh phúc biết bao,

Thân cùng khẩu ý trọn lành

Xa rồi tội lỗi gắn cành hoa sen;

Ai mà thân khẩu ý rèn,

Giữ theo thiện nghiệp, thân bèn đặng an.

Ba nghiệp hằng đặng rảnh rang,

Thác thời nhập thánh là đàng xưa nay.

Bị mắng chửi, lòng chẳng phai,

Với người tham lẫn, giận gay chẳng sờn;

Giữ mình thanh tịnh là hơn.

Dầu ai gây dữ oán hờn mặc ai.

 

‒ Dứt luật cư sĩ ‒

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app