Nội Dung Chính
GIẢI VỀ CÁCH THỨC ADHITTHÀNA
Y nên adhitthàna [*] có 7 thứ.
– Tam y (ticìvara).
– Y tắm mưa (vàsikasàtikà).
– Y lót ngồi (nisìdanam).
– Y lót nằm (paccattharanam).
– Y rịt ghẻ (kandupaticchàdi).
– Y lau mặt (muhkamunchana colam).
– Các thứ phụ tùng nhỏ như vải lược nước, áo bát, đảy (parikkharacolam).
Cả 7 thứ y đều là vật nên adhitthànatheo tên.
[*] Tam y đã adhitthàna rồi đi vào xóm khỏi đem theo năm điều: 1. Tỳ-khưu có bịnh, 2. Trong 4 tháng mưa, 3. Ði qua sông, 4. Chỗ ở cửa có khoá kín, 5. Có thọ lễ dâng y .
Ðức Phật dạy phải adhitthàna tam y, không cho gởi adhitthàna y tắm mưa đến 4 tháng, hết 4 tháng mưa rồi phải gởi, adhitthàna vải rịt ghẻ, cho đến khi hết ghẻ rồi gở, adhitthàna y lau mặt không cho gởi, adhitthàna các thứ y phụ tùng, không cho gởi.
Tam y là: y 2 lớp để đắp trùm (sanghàti), y vai trái (uttarasanga), y nội để mặc (antaravàsaka). Ba y ấy phải cắt, may làm cho đúng phép rồi nhuộm cho có màu, làm dấu (bindukappa) rồi mới nên nguyện đặt tên (adhithàna), không cắt không nên mặc, vì đức Phật có dạy “Màbhikkhave acchinnakàni cìvaràni dhà — retabbàni”. Chẳng nên mặc y cà-sa không cắt, Tỳ-khưu nào dùng ca-sa không cắt, phạm Tác ác.
Tam y, dầu cắt cho lớn rộng đến đâu đến đâu cũng phải nhỏ hơn y của Phật mới nên. Nhỏ hơn hết là: y 2 lớp và y vai trái, bề dài 4 hắc và 1 bàn tay, bề ngang dầu 2 hắc cũng được. lớn hoặc nhỏ hơnkiểu ấy không nên là nguyện là ca-sa.
Khi đã cắt may, nhuộm xong nên:
1) Làm dấu y, nên dùng 1 trong 3 màu (đem, xanh, sám tro, hoặc bùn) vẽ vòng tròn bằng mắt ngỗng, đọc “imam bindukappam karomi” rồi adhitthàna.
2) Adhitthàna có 2 cách: adhitthàna bằng thân và bằng khẩu.
Nếu y 2 lớp cũ, nên đọc xả adhitthàna rằng “imam sanghàtim paccuddharàmi: tôi xả y 2 lớp này” lấy tay cầm y 2 lớp hoặc để trên mình đọc trong tâm rằng “imam sanghàtim adhitthàna” (tôi adhitthàna y hai lớp này) như thế gọi là adhitthànabằng thân.
Adhitthànabằng khẩu thì đọc “imam sanghàtim adhitthàmi”. adhitthàna bằng khẩu có 2 cách:
- trong hắc
2. Ngoài hắc.
Nếu ở trong hắc, đọc “imam sanghàtim adhitthàmi”. Y ở ngoài hắc để trong phòng, trong chùa, phải nhớ đến chỗ để y, rồi đọc “etam sanghatim adhitthàmi”.
Các y khác cũng làm như thế, chỉ nên đổi tên thôi.
Ðọc xả y ở trong hắc:
Imam / Etam [*] uttaràsangam paccuddharàmi antaravàsakam paccuddharàmi
Ðọc adhitthàna:
Imam / Etam [*] Uttarasangam adhitthàmi, Antaravàsakam adhitthàmi, Vassika sàtikam adhitthàmi, imam paccattharanam adhitthàmi, etam kandupatticchàdi adhitthàmi, mukhamunchanacolam adhitthàmi, parikkhàracolam adhitthàmi
nếu adhitthàna tam y làm phụ tùng, đọc:
Imam / Etam [*] cìvaram parikkhàracolam adhitthàmi
nếu adhitthàna nhiều y chung cùng nhau đọc:
Imam / Etam [*] cìvaràni parikkhàracolam adhitthàmi
nếu adhitthàna patta thì đọc:
Imam pattam adhitthàmi
[*] Y để trong hắc (hathapàsa) đọc: “Imam”; Y để ngoài hắc (hathapàsa) đọc: “Etam”.
GIẢI VỀ CÁCH GỞI Y DƯ (Vikappa)
Ðức Phật dạy:
“Anujànàmi bhikkhave atirekacìvaram vikappetum. anu… àyàmenaatthangulamsu gatam gulena caturangulavitthatam pacchimam cìvaram vikappetum.”
Này các Tỳ-khưu! Như Lai dạy phải gởi y dư — Như Lai dạy phải gởi y pacchimacìvara là y nhỏ hơn hết bề dài 8 ngón tay, bề ngang 4 ngón tay (ngón tay của đức Phật).
Y tắm mưa, vải rịt ghẻ, khi đã hết kỳ adhitthàna rồi nên gởi bằng 2 cách: gởi trước mặt, gởi khuất mặt.
1) gởi y trước mặt 2 cách:
- Trong hắc đọc:
Imam cìvaram tuyham vikappemi
Imàni cìvaràni tuyham vikappemi (nhiều y).
- Ngoài hắc đọc:
Etam cìvaram tuyham vikappemi
Etàni cìvaràni tuyham vikappemi (nhiều y).
đọc gởi trước mặt 1 vị Tỳ-khưu, rồi cất y cũng được.
Nếu đem ra mặc, xả hoặc adhitthàna không nên. Khi người chịu gởi đọc:
Imam cìvaram mayham santakam
Imàni cìvaràni mayham santakam (nhiều y).
Paribhunjavàvisajjehivà yathàpaccayamvàkarohi
Ngài lấy dùng, hoặc xả hoặc làm theo việc cần dùng của tôi.
Ðọc xả như thế rồi đem dùng mặc, đắp cũng nên.
2) Gởi y để khuất mặt
Gần, đọc:
Imam cìvaram tuyham vikappanatthàyadammi
Imàni cìvaràni tuyham vikappanatthàyadammi (nhiều y).
Tôi gởi y này đến ngài.
Xa, đọc:
Etam cìvaram tuyham vikappanatthàyadammi
Etàni cìvaràni tuyham vikappanatthàyadammi (nhiều y).
đọc gởi trước mặt 1 vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu chịu lãnh gởi nên hỏi chủ y rằng “Người xuất gia nào thân thiết hay gần gủi với ngài?” Chủ gởi y, tùy thích nói: “Ngài Tissa (hoặc Sa-di Tissa) là người thân thiết với tôi”. Vị chịu lãnh gởi nói “aham tissabhikkhudammi” hoặc “aham tissassasàmanerassa dammi” theo tên mà Tỳ-khưu xin gởi ấy. như thế gọi là khuất mặt, rồi cất giữ như thế ấy cũng được. Khi Tỳ-khưu dùm chịu lãnh gởi ấy đọc “tissassabhikkhuno santakam paribhunjavàvisajjehivà yathàpaccayam và karohi” như đã có giải trong cách gởi trước mặt, điều thứ 2 ấy rồi, mới gọi là xả, khi đã xả rồi, đem y ra mặc đều được cả.
Vấn — Gởi trước mặt và khuất mặt, khác nhau như thế nào?
Ðáp — Trong cách gởi trước mặt ấy, tự mình nhờ người khác gởi xả. Trong cách gởi khuất mặt, nhờ người khác gởi cho, nhờ người khác xả cho, khác nhau như thế ấy. Nếu đã gởi đến người nào, người ấy không thông hiểu các xả, nên đem y ấy gởi cho Tỳ-khưu thông hiểu, rồi nhờ vị ấy xả, mới nên. Người chủ đem y ấy adhitthàna theo tên rồi dùng, dầu quá 10 ngày, cũng không phạm tội, ấy là adhitthàna và vikappa y dư trước 10 ngày, nếu để quá 10 ngày, phạm Ưng xả đối trị theo điều học “lễ dâng y lần thứ nhất” (pathamakathina sikkhàpada).
GIẢI VỀ CÁCH ÐỨT ADHITTHÀNA
y đã adhitthàna theo tên, như đã có giải, đứt adhitthàna do 9 điều:
– Cho đến người khác (annassadànena).
– Bị bọn cướp đoạt (acchinditvàgahanena).
– Bạn thiết lấy (vissàsagàhena).
– Trở làm người thấp hèn (phạm Bất cộng trụ theo ngoại đạo) (hinàyàvattanena).
– Xả giới (sikkhàpaccakkhànena).
– Chết (kàlakiriyàya).
– đổi tướng mạo (trai biến ra gái, giá biến ra trai) (lingaparivattanena).
– Xả bỏ adhitthàna(paccuddharanena).
– Lủng lỗ
Y lủng lỗ bằng lưng ngón tay út, lủng đứt hết chỉ mới đứt adhitthàna.
Y hai lớp, y vai trái rách bề dài từ bìa vào 1 gang, rách bề ngang từ bìa vào 8 ngón tay mới đứt adhitthàna. y nội rách bề dài từ bìa vào 1 gang, bề ngang từ bìa vào 4 ngón tay mới đứt adhitthàna.
Y đã đứt adhitthàna như thế, phải may vá lại rồi adhitthàna thêm, đem mặc mới nên. Nên vá y trong 10 ngày kể từ ngày rách, để quá 10 ngày, phạm Ưng xả đối trị, như y dư.
-ooOoo-
TỔNG KẾT
TRÍCH DỊCH Ở TẠNG LUẬT
Bhàsitamitam tena bhagavatà jànatà passatà ahetà sammàsambuddhena
Ðức Thế Tôn đã hiểu, ngài là bậc Chánh đẳng chánh giác có giảng thuyết rằng:
Sampannasìlà bhikkhave viharatha sampannappàtimokkhà
Này các thầy Tỳ-khưu! các thầy hãy là người có giới đầy đủ, có Pàtimokkha [*] ấy đủ rồi ở yên đi.
[*] Tàu âm là Ba-la-đề-mộc-xoa, pháp diễn mà người đã thọ đúng đắn rồi hằng làm cho người thoát khỏi 4 ác đạo.
Pàtimokkha samvaravuto viharatha àcàraga càra sampanno
Hãy là người thu thúc bằng sự kiềm chế trong pàtimokkha, đầy đủ hạnh kiểm và nơi vãng lai thích hợp.
Anumattesu vajjesu bhayadassàvì samàdàya sikkhàttha sikkhàpadesùti
Hãy là người thường thấy sự lo sợ tội lỗi dù là nhỏ nhen chút ít, rồi nghiêm trì các điều học (sikkhàpada).
Tasmàtihamhehi sikkhitabbam
Vì thế, chúng ta là hàng xuất gia trong Phật giáo nên học hành rằng:
Sampamasìlà viharissàma sampannappàtimokkhà
Chúng ta là người có giới đầy đủ, có Pàtimokkha đầy đủ rồi ở yên.
Pàtimokkhasam varasamvutà vihàrissàma àcàra gocàrasampanno
Chúng ta sẽ là người thu thúc, kềm chế trong pàtimokkha, có đầy đủ hạnh kiểm và nơi vãng lai thích hợp rồi ở yên.
Anumattesu vajjesu bhayadassàvì samàdàya sikkhissàma sikkhàpadesùti
Chúng ta sẽ là người thấy sự lo sợ, tự nhiên, trong tội nhỏ nhen chút ít, rồi nghiêm trì các điều học.
Evanhino sikkhitabbam
Chúng ta phải học hành như vậy.
Pàtimokkha visodhento appeva jìvitam jahe
Bậc xuất gia tín thực khi đã trau giồi (tín thực: tin chắc chắn).
Pàtimokkha
Thu thúc Giới, dám hy sinh sanh mạng mình.
Pannattam lokanathenana bhinde silasamvaram
Không phá thu thúc Giới mà đấng Cứu thế chế ngự để lại đâu.
Kikìva andam camarìva vàladhim
Chim Cà-cưỡng liều mình cố giữ trứng nó, thú Camari (bò có lông đuôi dài ở Tây Tạng) liều thân ráng giữ lông nó, thế nào.
Piyamvà puttam nayanam và ekakam
Người cố chăm sóc con một.
Taheva silam anurakkhamànakà
Người chột mắt cố duy trì mắt sáng thế nào, ta hãy thọ trì Giới của ta cho được, nhất là như chim cà cưỡng vậy
Supesalà homa sadà sagàravo
Cho được là người có Giới là nơi thương yêu, có lễ phép đúng đắn và tôn kính mãi mãi.
Satthà sàvakkànam sikkhapàdam pannapeti dasa atthavase paticca
Ðức Thầy chế ngự điều học đến các thầy Thinh Văn vì 10 điều lợi ích là:
Sanghasutthutàya
1. cho có điều tuyệt hảo đến Tăng.
Sanghaphàsuttàya
2. cho có sự an lạc đến Tăng.
Dummankùnam puggalànam niggahàya
3. để khiển trách kẻ bướng bỉnh phá giới.
Pesalànam bhikkhùnamphàsuvìhàya
4. cho có sự ở yên đến chư Tỳ-khưu có giới là nơi thương mến.
Dittha dhammikànam àsavànam samvaràya
5. để ngăn ngừa các lậu phiền trong hiện tại.
Samparàyikànam àsavànam patighàtàya
6. để đẩy lui những lậu phiền não trong đời vị lai.
Appasannànam pasàdàya
7. để kích thích những người bất mãn, được tín ngưỡng.
Pasannànam bhiyyo bhàvàya
8. khiến kẻ thích càng tin chắc.
Saddhammatthitiyà
9. cho chánh pháp được thêm kiên cố.
Vinayà nuggahàya
10. để hổ trợ tạng Luật.
Vinayamhi mahatthesu
Pesalànam sukhàvaho
Niggahànanca papicche
Lajjìnam paggahesuca
Sàsamàdhàrane ceva
Sabbannuji nugocare
Anannavisaye khema
Suppannatte asamsaye
Khi tạng Luật có đại lợi đem sự vui đến Tăng có giới đáng kính mến, khiển trách nhóm Tỳ-khưu ham muốn xấu xa, nâng cao nhóm Tỳ-khưu có sự hổ thẹn, có khí chất duy trì giáo pháp là nơi vãng lai của đấng Chánh Biến Tri không thuộc quyền hạn của kẻ khác, là nơi yên tâm; nghĩa là đức Thế Tôn đã chế ngự chân chánh không còn ngờ được.
Khandhake vinaye ceva parivàre ca màtike yathattakàri kusalo patipajjati yoniso
Bậc trí tuệ hay làm điều lợí ích thích hợp hằng thực hành theo phương pháp trong thiên Luật trong Parivàra và Màtika (một phần trong Luật) .
Pamutthami ca suttante
Adhidhame ca tàvade
Vinaya avinatthamhi
Puna titthati sàsanam
Dù là tạng Kinh và tạng Luận đã phá hủy mà tạng Luật chưa tiêu hoại, thì Phật giáo vẫn tồn tại.
PHÁP LÀM CHO TRỞ NÊN SA-MÔN.
Ðức Chánh Biến Tri có giảng thuyết về danh hiệu và cái pháp của Sa-môn rằng “Samanà samanàti vo bhikkhave jano jano sanjànàti”: này các Tỳ-khưu, đại chúng hằng rõ danh hiệu của các ngươi rằng là Sa-môn. Về phần các ngươi cũng vậy, khi có ai hỏi rằng, ông là chi? Các ngươi cũng nhận rằng: Chúng tôi là Sa-môn”.
Như vậy: Nếu các ngươi có danh hiệu như thế và nhận mình đúng như vậy rồi biết rằng:
Ye dhammà samanakarànà brahmana karanà: Các pháp nào làm cho thành Sa-môn và bà la môn, chúng ta sẽ thọ trì những pháp đó.
Hành động như thế, mới vừa sự nhận thức chơn chánh của chúng ta, theo lời họ đã gọi thật.
Lại nữa, chúng ta đã thọ dụng y, bát, thực phẫm, chỗ ngụ, thuốc mên của những thí chủ nào thì cái nghiệp lành của họ sẽ sanh phước lớn, có nhiều quả báo chẳng sai vậy, vì họ nương nhờ nơi chúng ta.
Hơn nữa, sự xuất gia của chúng ta, chẳng phải là vô hiệu quả dầu pháp để tu hành được nhiều phước báu thật.
Này các Tỳ-khưu! Các ngươi cần biết mình như vậy, chẳng nên quên.
Ngài bèn giảng tiếp 2 pháp trọng yếu nhất là: hổ thẹn (hiri) và ghê sợ (ottappa) tội lỗi.
Rồi giải rằng:
Parisuddhi kàyasamàcàra, parisuddhi vacìsamàcàra, parisuddhi manosamàcàra, parisuddha àjìva, indriyasamvara bhojanamattannù jàgariyànuyoga, satisampajanna: Sự nương ngụ trong nơi thanh vắng, cách trau dồi cái tâm cho xa khỏi pháp cái (nìvaranadhamma) rồi tập trung tinh thần cho trí tuệ thấy rõ “Tứ Diệu đế”. Tất cả pháp đó là pháp pháp của Sa-môn.
1) Hổ thẹn (hiri) về sự xấu hổ đối với các pháp ác.
2) Ghê sợ (ottappa) là nói về sự ghê sợ các tội lỗi.
Cả hai pháp trên đây là quan trọng đặc biệt của Sa-môn, bằng không cũng chẳng gọi là Sa-môn được. Có 2 pháp đó rồi, các đức tánh khác mới có thể phát sanh lên được.
3) Thân trong sạch đầy đủ (parisuddhi kaỳisamàcàra), chỉ về 3 nghiệp lành của thân.
4) Khẩu trong sạch đầy đủ (parisuddhi vacì samàcàra), chỉ về 4 nghiệp lành của miệng.
5) Tâm trong sạch đầy đủ (parisuddhimano samàcàra), chỉ về 3 nghiệp lành của ý.
6) Sự nuôi mạng trong sạch (parisuddha àjìva) tức là sự nuôi sống cho thanh cao (xem trong Chánh mạng Thanh tịnh giới).
7) Lục căn thu thúc (indriyasamàcàra) (xem trong Lục căn Thanh tịnh giới).
8) Biết tiết chế trong thực phẩm (bhojanama tannù) chỉ biết về tiết độ trong sự thọ thực (xem trong phép Quán tưởng thọ vật dụng Thanh tịnh giới).
9) Tỉnh thức thường thường (jàgariyànuyoga) là dạy phải thức nhiều ngủ ít.
10) Trí nhớ biết mình (satisampajanna).
11) Sự nương ngụ trong nơi thanh vắng. Nghĩa là sự trú ẩn trong rừng hoặc dưới bóng cây hay là nơi tịnh thất vắng vẻ.
12) Sự trau dồi cái tâm cho xa khỏi pháp triền cái, rồi chú tâm tham thiền.
13) Làm cho trí tuệ thấy rõ pháp “Tứ điệu đế”: là làm cho phát sanh sự thấy biết rõ rệt cái khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, đạo diệt khổ (xem trong Tứ diệu đế).
Tất cả các pháp đó là pháp của Sa-môn cần phải có, bằng không, ắt sẽ sa vào trong 4 ác đạo chẳng sai.
Ðức Thế Tôn giảng thuyết về hàng Sa-môn và cái pháp của hàng Sa-môn như thế.
PHƯƠNG TIỆN CHO PHÁP SANH PHÁP CỦA BẬC XUẤT GIA HOẶC SA-MÔN.
Người đã tự nguyện xuất gia hoặc Sa-môn phải chú tâm rằng “Ta là bậc xuất gia hoặc Sa-môn rồi, cần gìn giữ đức tín thanh cao vừa theo cái tướng mạo của người xuất gia hoặc Sa-môn mới được”. Hay quán tưởng theo Phật ngôn rằng: “Bây giờ đây ta có tướng mạo khác hơn kẻ thế, nhất là cách thức hành động của Sa-môn thế nào, ta cần phải làm theo, không nên sai suyển”. Bậc xuất gia ví như người thương mãi, buôn bán muốn được lợi, nếu hành đúng cách, mới được lời nhiều, bằng làm sái ắt phải lỗ vốn. Vì thế đức Phật có giảng về pháp đè nén cái tâm của người xuất gia như vầy:
Kusoyathà duggahito hatthamevà nukantati sàmannam dupparamattham niràyàyùpakadhati yamkinci sithilam kammam samkilitthanca yamvattam sankassaram brhmacariyam natamhoti mahapphalam kayirà ce kayiràthenam dalhamenam parakkame sithilo hi paribhajo bhiyyo akirate rajam
Lẽ thường, cỏ tranh mà người không khéo lắm, kéo ngược trở lại ắt phải đứt tay, thế nào, sự xuất gia của hành giả, tu không chơn chánh, sái pháp luật, hằng lôi kéo họ sa trong địa ngục, cũng như thế ấy.
TỘI CỦA BẬC XUẤT GIA TU HÀNH KHÔNG CHƠN CHÁNH.
Người mặc y vàng, song không thu thúc theo pháp của Sa-môn, cũng không khỏi sa địa ngục, như Phật ngôn rằng:
Kàvàvakanthà bahavo pàpadhammà asannatà pàpà papehi kammehi nirayam te upapajjare.
Phần đông người có áo cà sa dính cổ, tức là mặc y vàng, song là kẻ có pháp xấu xa, không thu thúc theo pháp của Sa-môn, thường phải bị đọa trong cảnh địa ngục, do các nghiệp xấu của họ đã tạo. Lại nữa, người xuất gia đã phá giới, rồi thọ thực của thí chủ dâng cúng bằng đức tin không nên đâu, ráng dùng cục sắt đương nóng còn hơn, hiệp theo Phật ngôn rằng:
Seyyo ayogulo bhutto tatto aggisikhù pamo yance bhunjeyya dussìlo rattha pindam asannato.
Người xuất gia phá giới, là người không thu thúc mà cũng dùng vắt cơm của kẻ thế chẳng dễ đâu, ráng ăn cục sắt đương nóng còn hơn.
Ðức Phật đã giảng thuyết chỉ rõ tội khổ của bậc xuất gia và Sa-môn không trú trong pháp của họ, như những qui tắc đã giải.
MƯỜI PHÁP MÀ BẬC XUẤT GIA PHẢI QUÁN TƯỞNG THƯỜNG XUYÊN.
1) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường rằng: Bây giờ ta đã có tướng mạo khác hơn kẻ thế, nghĩa vụ nào của Sa-môn ta phải làm cho tròn.
2) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: Sự nuôi sanh mạng của ta nương nơi kẻ khác, ta cần phải làm cho người cấp dưỡng dễ dàng.
3) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: sự làm cho thân khẩu thêm chơn chánh, vẫn còn nữa chẳng phải chỉ có bấy nhiêu.
4) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: tâm ta không tự chê bai ta vì Giới không đầy đủ chăng?
5) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: hàng trí tuệ đã xem xét rồi, họ không khiển trách ta vì Giới không đầy đủ chăng?
6) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: ta phải chia lìa sự vật mà ta thương yêu vừa lòng, không sao tránh khỏi được.
7) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: ta có cái nghiệp của ta, ta làm lành thì được vui, gây dữ thì chịu khổ.
8) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: ngày và đêm hằng qua mau lẹ, bây giờ đây ta làm được cái chi chăng?
9) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: ta có ưa thích trong nơi thanh vắng chăng?
10) Bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường rằng: ta có các đức cao quí chăng? Khi có bậc phạm hạnh để hỏi ta trong giờ cuối cùng, ta sẽ không hổ thẹn chăng?
Mười pháp mà các bậc xuất gia nên quán tưởng thường thường đó gọi là Thập pháp (dasadhamma), song dịch như trên đó, mới thật đúng lý. Người tu học cần phải hiểu rằng Thập pháp là pháp dành cho hàng xuất gia, tuy nhiên như đã có giải, điều nào thuộc về hàng xuất gia, điều ấy người cư sĩ hành theo cũng được.
Trong 10 pháp đó nên hiểu như vầy:
1- Dạy phải quán tưởng về tướng mạo.
2- Dạy phải quán tưởng về chánh mạng.
3- Dạy phải quán tưởng về hành động.
4 & 5 – Dạy phải quán tưởng về qui tắc.
6 & 7 – Dạy phải quán tưởng về luật tự nhiên
8- Dạy phải quán tưởng về thời gian.
9- Dạy phải quán tưởng về chỗ ngụ.
10- Dạy phải quán tưởng về đức hạnh cao quí.
Về phước báu trong quán tưởng có chia ra làm 2 là: Phần riêng và chung.
Giải về phần riêng của mỗi phần trước.
1) Giải về phương tiện phát sanh sự hổ thẹn (hiri) và ghê sợ (ottappa) tội lỗi, để thực hành cho vừa với bổn phận của người xuất gia, nghĩa là điều nào không đúng quy tắc của bậc xuất gia thì phải chừa bỏ, nhất là phải hành những pháp chơn chánh, như là trì Giới, cho thân khẩu trong sạch, tu Định cho tâm yên lặng, hành Tuệ cho thấy rõ chánh tà. Phải cần kíp làm cho tròn nghĩa vụ.
2) Khi đã quán tưởng như vậy thì sẽ được 2 điều lợi ích:
– được làm tròn phận sự đối với người cấp dưỡng.
– sẽ có sự hành động cho họ dễ nuôi, nghĩa là làm cho mình thành người biết đủ (sandona), thọ 4 vật dụng tùy có tùy được. Họ cho vật chi thì vừa lòng với vật ấy không được chọn tốt, xấu, ngon, dỡ.
3) Bậc xuất gia chưa chứng đạo quả, là đức hạnh cuối cùng trong Phật giáo gọi là còn phận sự phải hành, nghĩa là phải tu tập cho thanh cao hơn nữa, cần phải học những điều chưa biết, thực hành những điều đã biết. Khi đã trì giới được trong sạch thì cần tu Thiền thêm lên, cho trí tuệ phát sanh để đắc đạo quả Niết Bàn là mục đích tối cao của Phật Giáo. Nếu bậc xuất gia được biết mình như vậy, thì hằng có sự lợi ích, để tự hóa trở thành nên bậc cao nhân. Nếu lầm tưởng rằng: Mình là đủ, không cần tu tập nữa, vừa lòng với bấy nhiêu thì không cần mẫn hành bậc cao mà mình chưa chưa đắc. Như thế, bậc xuất gia vẫn còn mắc trong vòng phàm tục và phải bị luật vô thường chi phối, sa vào 4 ác đạo chẳng sai. Nếu hành giả hằng quán tưởng biết mình như thế ắt sẽ tinh tấn tu hành thêm lên.
4 và 5) Bậc xuất gia quán tưởng hiểu rõ trong điều thứ tư và điều thư năm như vậy rồi, sẽ thấy mình chưa toàn thiện thì phát tâm cố gắng tu trì, không để, không để mình tự chê trách mình được. Nhưng lẽ thường phàm nhơn hiếm có người đọc biết chân chánh như thế .Vì vậy, có lúc làm sai mà họ cho là phải, có khi hành chánh mà họ cho là tà.
Cho nên có Phật ngôn rằng: “Tội mình khó biết, lỗi người dễ xem!” Nhân đó, đức Phật dạy phải luôn luôn quán tưởng những điều trên đây, cho phát sanh trí nhớ.
6) Đã thường quán tưởng điều này, thì sẽ rõ sự chia lìa do 2 lẽ là:
– Các sự vật mà ta thương yêu vừa lòng, nó sẽ lìa ta khi ta còn sanh tiền cũng có.
– Trong giờ mạng chung, ta phải bỏ nó cũng có, đó là lẽ tự nhiên không sao tránh được.
Khi thấy rõ 2 pháp trên rồi, mình được 3 điều lợi ích:
– Dứt tâm bất bình nóng giận, khi gặp sự vật đáng ghét bỏ
– Ngăn tâm không cho buồn rầu thương tiếc, lúc ly biệt sự vật thương yêu.
– Kiềm chế tâm ham muốn, sự vật của mình để tránh tà mạng gây ra các nghiệp ác.
Ðó là 3 điều lợi ích mà bậc xuất gia nhờ sự quán tưởng thường thường mới thấy rõ được.
7) Trong điều này nên hiểu câu “Ta có cái nghiệp của ta” rằng: Mọi người trong mỗi kiếp đều có tạo nghiệp, không dữ thì lành, chẳng tốt thì xấu, không có ai tránh khỏi, cho nên gọi là “Ta có cái nghiệp của ta”. Lại nữa, nếu làm lành thì được vui, làm dữ thì chịu khổ. Cớ ấy sự quán tưởng trong điều thứ 7 mới có lợi ích, không cho làm ác, chỉ tạo việc lành, vì hiểu rõ quả báo của nghiệp.
8) Đức Phật có khuyên các Tỳ-khưu cần phải biết thời gian qua rồi, chẳng khi nào trở lại. Nên hiểu rõ chơn chánh rằnh: Nó chỉ thoáng qua mau lẹ, nếu không thì hằng để cho ngày giờ trãi qua vô ích, sẽ có điều hối hận ăn năn. Có Phật ngôn rằng “Những người còn trai tráng, có tánh thông minh mà lười biếng không chuyên cần làm các công việc thì khó gặp được xuất thế bằng “Trí tuệ”.
Lời Phật dạy đây để tỉnh thức họ cho tinh tấn trong niên cấp còn khỏe mạnh, cho sự tu hành mau được tấn hoá trong 2 phương diện đời và đạo, sự quán tưởng thường thường trong điều này, hằng đem lại hạnh phúc yên vui cho mình chẳng sai.
9) khi đã quán tưởng thường thường thì có sự tĩnh tâm vừa lòng trong nơi thanh vắng, lìa xa bè đảng bàu bạn, ưa thích trong nơi yên lặng, để tham thiền cho tâm an trụ, rồi suy xét điều chi cũng được chân chánh rõ rệt, không có trở ngại và bậc tu thượng được dễ dàng.
10) giải rằng: – “Các đức tính cao quí chỉ về tâm thiền định hoặc giải thoát”. Nếu đã quán tưởng thường như thế thì được tĩnh tâm, không hề vừa lòng với các hạnh phúc nhỏ nhen bực hạ, tinh tấn trong đức tánh cao thượng theo thứ tự.
Về phước báu trong cách quán tưởng 10 điều đó, hằng đem lại sự yên tĩnh cho tâm, để tiến bộ trong chánh pháp, tu giới, định, tuệ cho càng tăng trưởng thanh cao. Nói tóm lại, sẽ được mãn nguyện trong 2 đường: đời và đạo xuất thế, chứng quả Niết bàn là mục đích cứu cánh của Phật giáo.
-ooOoo-
PHẬT NGÔN
1) Tỳ-khưu có 5 chi hằng sa địa ngục (chi: cái duyên ở một thể chia ra):
Tỳ-khưu tư vị vì thương .
Tỳ-khưu tư vị vì ghét.
Tỳ-khưu tư vị vì dốt nát.
Tỳ-khưu tư vị vì sợ.
Tỳ-khưu dùng của Tăng như của mình.
2) Tỳ-khưu có đủ 4 chi mới đáng gọi là Tỳ-khưu:
Phải hằng niệm tưởng đức của Phật.
phải hằng có tâm bác ái (mettà).
phải hằng tham thiền đối tưởng tử thi (asubha).
phải hằng niện tưởng sự chết (maranasati).
3) Sa-môn có đủ 4 chi mới gọi là Sa-môn:
phải có tâm nhẫn nại.
Phải thận trọng trong việc phước đức.
Phải dứt bỏ lợi danh và phiền não.
Không bận lòng về thế sự.
4) Người sớm tới đi vào địa ngục có 3 hạng:
người không phải hành đạo cao thượng mà tư xưng là hành đạo cao thượng.
Người cáo gian bậc phạm hạnh.
Người nói ngũ dục không có tội, rồi thọ dụng ngũ dục.
5) Lời nói cao thượng có 4:
Không thấy, nói không thấy.
Không nghe, nói không nghe.
Nói không trúng, nói rằng Nói không trúng
Không biết rõ rệt, nói rằng Không biết rõ rệt
6) Tỳ-khưu có giới đáng tôn kính có 4 chi:
không tư vị vì thương.
không tư vị vì ghét.
không tư vị vì si mê.
không tư vị vì sợ.
7) đệ tử đối với thầy có 5 pháp:
Phải hết lòng thương yêu thầy.
Phải hết lòng tinh tấn thực thà.
Phải hết lòng hỗ thẹn tội lỗi.
Phải hết lòng tôn trọng thầy.
Phải hết lòng nhớ tưởng thầy.
8) Thầy đáng cho đệ tử nương tựa có 7 pháp:
Phải có tâm bác ái bình đẳng.
Phải có giới tinh nghiêm.
Ðáng cho trò tôn trọng.
Phải nhẫn nại, khi trò bất bình, biết tùy cơ cảm hoá trò.
Phải biết đạo lý cao siêu và biết giảng giải theo sức trò.
Phải ngăn trò không cho làm điều vô ích tội lỗi.
Phải tìm phương pháp để chỉ dẫn trò cho mau tiến hoá.
9) Bậc minh tuệ có 4 chi (pandità) là bậc đáng nương tựa:
Biết ơn người đã làm đến mình (katannù).
Biết làm cho mình được trong sạch (attasuddhi).
Biết làm cho người được trong sạch (para suddhi).
Tế độ người tế độ (sangaho).
10) Bậc tịnh giả (thiện trí thức) có 7 chi:
Biết nhân.
Biết quả.
Biết mình.
Biết tiết độ.
Biết thì giờ.
Biết nơi hội hợp.
Biết người.
Ba bậc trên đây (8, 9,.10) là hạng người đáng nương tựa, thân cận thì sẽ được hưởng thụ 4 quả báu:
Hằng làm cho giới được tăng tiến cao thượng.
Hằng làm cho định được tăng tiến cao thượng.
Hằng làm cho tuệ được tăng tiến cao thượng.
Hằng làm cho sự giải thoát được tăng tiến cao thượng.
TỲ-KHƯU CÓ 7 PHÁP HÀNG PHẠM HẠNH THƯƠNG MẾN
Không mong được lợi.
Không mong được danh giá .
Không ngã chấp.
Hỗ thẹn tội lỗi.
Ghê sợ tội lỗi.
Không ganh tỵ.
Không bỏn xẻn (đáng thân cận).
TỲ-KHƯU CÓ 7 PHÁP KHÔNG ÐÁNG CHO HÀNG PHẠM HẠNH THƯƠNG MẾN.
mong được lợi.
mong được danh giá .
ngã chấp.
không thẹn tội lỗi.
không ghê sợ tội lỗi.
ganh tỵ.
bón rít (không nên gần gũi).
SÁU ÐẶC TÍNH CỦA KẺ SI MÊ
Mong được người ca tụng.
Mong được đứng đầu trong hàng Tỳ-khưu .
Mong được làm cả trong chùa .
Mong được thiện tín cúng dường .
Mong được ưa thích, việc của kẻ khác làm mà nói là của mình .
Mong được kẻ khác dưới quyền mình trong tất cả mọi việc.
Những kẻ có đặc tính như thế là người hèn hạ không nên thân cận
SÁU HẠNG XUẤT GIA
xuất gia của người dốt nát.
Xuất gia của người hay giận.
xuất gia của người chơi giỡn.
xuất gia của người thu góp của cải.
xuất gia của người để nuôi sống.
xuất gia của người muốn được thoát khổ.
(chỉ có hạng người xuất gia thứ 6 mới gọi là chơn chánh.).
-ooOoo-