Nội Dung Chính
Pháp-Hành Trong Phật-Giáo
Trong Phật-giáo có 2 pháp-hành:
– Pháp-hành thiền-định.
– Pháp-hành thiền-tuệ.
Phương pháp thực-hành mỗi pháp-hành và kết quả của mỗi pháp-hành(1) hoàn toàn khác biệt với nhau.
* Hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp- hành thiền-định, có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì trong kiếp hiện-tại, hành-giả nhập bậc thiền (jhānasamāpatti) hưởng sự an-lạc trong thiền ấy.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện- nghiệp, hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô- sắc-giới phạm-thiên, được tái-sinh kiếp sau trên tầng trời nào hoàn toàn tùy thuộc vào bậc thiền quả-tâm bậc cao sở đắc của hành-giả, hưởng sự an-lạc trong tầng trời ấy cho đến hết tuổi thọ, rồi lại tái-sinh kiếp sau tùy theo thiện-nghiệp của hành-giả.
Như vậy, pháp-hành thiền-định vẫn còn tử sinh luân- hồi trong tam-giới, pháp-hành thiền-định này có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo.
* Hành giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:
– Hành-giả chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, vĩnh viễn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái- sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra- hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
– Hành-giả chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền- não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
Bậc Thánh Nhất-lai sau khi chết, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới 1 kiếp nữa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
– Hành-giả chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền não là sân loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, chắc chắn không tái sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tại cõi trời ấy.
– Hành-giả chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A- ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê- sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra- hán cao thượng.
Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Đối với chư vị Bồ- tát là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật đã từng tạo và tích-luỹ các pháp-hạnh ba-la-mật của mình đầy đủ từ vô số tiền-kiếp trong quá-khứ.
Nay kiếp hiện-tại, hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân bậc nào trong Phật-giáo, hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi hành-giả ấy.
Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta)
Ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp lần đầu tiên bài kinh Dhammacakkappavattana- sutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 vị tỳ- khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Tiếp theo sau, mỗi ngày một vị trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, đến ngày 19 tháng 6, nhóm 5 vị tỳ- khưu đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Đến ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Phần I: Ý Nghĩa Kệ Khai Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã
Dhammacakkaṃ pavattetvā…
Khu rừng yên tịnh nơi phóng sinh nai
Tên gọi là I-si-pa-ta-na
Gần kinh thành Ba-ra-na-xi ấy,
Ngày rằm tháng sáu, trăng tròn sáng tỏ,
Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-pháp-luân,
Ngài Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu,
Tuần tự theo mỗi ngày, thêm một vị.
Nhóm năm tỳ-khưu thành Thánh Nhập-lưu,
Đến ngày 20 tuần trăng hạ huyền
Đức-Phật thuyết kinh Trạng-thái-vô-ngã.
Tế độ tỳ-khưu trở thành A-ra-hán.
Này chư thiện-trí! Xin hãy lắng nghe
Chúng tôi tụng kinh Trạng-thái-vô-ngã.
Phần II: Ý Nghĩa Bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta) (1)
Lời của Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng:
– Evaṃ me sutaṃ…
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính! Con là Ānanda, được nghe bài kinh Trạng-thái- vô-ngã từ Đức-Thế-Tôn như vầy:
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana (trước kia chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống). Tại nơi đây, Đức-Thế-Tôn bèn gọi nhóm 5 tỳ-khưu rằng:
– Này chư tỳ-khưu!
Chư tỳ-khưu đáp lời Đức-Thế-Tôn:
– Dạ, Kính bạch Đức-Thế-Tôn.
Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Trạng-thái-vô-ngã như sau:
Ngũ-Uẩn Là Vô-Ngã
1- Sắc-uẩn là vô-ngã.
– Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).
– Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu sắc-uẩn này là ta (ngã) thì sắc-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh hoạn, các con có thể mong muốn sắc-uẩn này rằng:
“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”
– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì sắc-uẩn này là vô- ngã, do đó, sắc-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh hoạn.
Vì vậy, các con không thể mong muốn trong sắc-uẩn này rằng:
“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”
(Sắc-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của mình).
2- Thọ-uẩn là vô-ngã
– Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).
– Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thọ-uẩn này là ta (ngã) thì thọ-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh thân, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:
“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”
– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thọ-uẩn này là vô- ngã, do đó thọ-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh thân, bị bệnh tâm.
Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:
“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”
(Thọ-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).
3- Tưởng-uẩn là vô-ngã
– Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).
– Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu tưởng-uẩn này là ta (ngã), thì tưởng-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:
“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.
Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”
– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì tưởng-uẩn này là vô- ngã, do đó, tưởng-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:
“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.
Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”
(Tưởng-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).
4- Hành-uẩn là vô-ngã
– Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).
– Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu hành-uẩn này là ta (ngã), thì hành-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:
“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”
– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì hành-uẩn này là vô- ngã, do đó, hành-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm.
Vì vậy, các con không thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:
“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”
(Hành-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).
5- Thức-uẩn là vô-ngã
– Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).
– Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thức-uẩn này là ta (ngã), thì thức-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:
“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”
– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thức-uẩn này là vô- ngã, do đó, thức-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:
“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”
(Thức-uẩn như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào nhân- duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).
Ngũ-Uẩn Có 3 Trạng-Thái-Chung
6- Sắc-uẩn có 3 trạng-thái-chung
– Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Sắc-uẩn này là thường hay vô-thường?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.
– Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường. Vậy, sắc-uẩn ấy là khổ hay lạc?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên sắc-uẩn ấy là khổ.
– Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.
Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi sắc-uẩn ấy rằng:
“Sắc-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), sắc-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), sắc-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ sắc-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
7- Thọ-uẩn có 3 trạng-thái-chung
– Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thọ-uẩn này là thường hay vô-thường?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.
– Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường. Vậy, thọ-uẩn ấy là khổ hay lạc?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thọ-uẩn ấy là khổ.
– Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.
Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thọ-uẩn ấy rằng:
“Thọ-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thọ-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thọ-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thọ-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
8- Tưởng-uẩn có 3 trạng-thái-chung
– Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Tưởng-uẩn này là thường hay vô-thường?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.
– Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường. Vậy, tưởng-uẩn ấy là khổ hay lạc?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên tưởng-uẩn ấy là khổ.
– Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.
Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi tưởng-uẩn ấy rằng:
“Tưởng-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), tưởng-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), tưởng-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ tưởng-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
9- Hành-uẩn có 3 trạng-thái-chung
– Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Hành-uẩn này là thường hay vô-thường?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.
– Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường. Vậy, hành-uẩn ấy là khổ hay lạc?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên hành-uẩn ấy là khổ.
– Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.
Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi hành- uẩn ấy rằng:
“Hành-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), hành-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), hành-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ hành-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
10- Thức-uẩn có 3 trạng-thái-chung
– Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thức-uẩn này là thường hay vô-thường?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.
– Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường. Vậy, thức-uẩn ấy là khổ hay lạc?
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thức-uẩn ấy là khổ.
– Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.
Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thức-uẩn ấy rằng:
“Thức-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thức-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thức-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thức-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
Trí-Tuệ-Thiền-Tuệ Không Chấp-Thủ Ngũ-Uẩn
11-Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi sắc-uẩn
– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những sắc-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc sắc-uẩn bên trong của mình, hoặc sắc-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc sắc-uẩn thô, hoặc sắc-uẩn vi-tế, hoặc sắc-uẩn thấp hèn, hoặc sắc-uẩn cao quý, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi gần.
Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả sắc-uẩn ấy rằng:
“Sắc-uẩn ấy không phải là của ta, sắc-uẩn ấy không phải là ta, sắc-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”
12- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thọ-uẩn
– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thọ-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thọ-uẩn bên trong của mình, hoặc thọ-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thọ-uẩn thô, hoặc thọ-uẩn vi-tế, hoặc thọ-uẩn thấp hèn, hoặc thọ-uẩn cao quý, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi gần.
Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thọ-uẩn ấy rằng:
“Thọ-uẩn ấy không phải là của ta, thọ-uẩn ấy không phải là ta, thọ-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”
13- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi tưởng-uẩn
– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những tưởng-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc tưởng-uẩn bên trong của mình, hoặc tưởng-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc tưởng-uẩn thô, hoặc tưởng-uẩn vi-tế, hoặc tưởng- uẩn thấp hèn, hoặc tưởng-uẩn cao quý, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi gần.
Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả tưởng-uẩn ấy rằng:
“Tưởng-uẩn ấy không phải là của ta, tưởng-uẩn ấy không phải là ta, tưởng-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”
14- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi hành-uẩn
– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những hành-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc hành-uẩn bên trong của mình, hoặc hành-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc hành-uẩn thô, hoặc hành-uẩn vi-tế, hoặc hành-uẩn thấp hèn, hoặc hành-uẩn cao quý, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi gần.
Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả hành-uẩn ấy rằng:
“Hành-uẩn ấy không phải là của ta, hành-uẩn ấy không phải là ta, hành-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”
15- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thức-uẩn.
– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thức-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thức-uẩn bên trong của mình, hoặc thức-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thức-uẩn thô, hoặc thức-uẩn vi-tế, hoặc thức-uẩn thấp hèn, hoặc thức-uẩn cao quý, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi gần.
Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thức-uẩn ấy rằng:
“Thức-uẩn ấy không phải là của ta, thức-uẩn ấy không phải là ta, thức-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”
16- Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn
– Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh của ngũ-uẩn như vậy, bậc Thánh Thanh-văn có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn đúng theo thật-tánh, nên phát sinh trí-tuệ- thiền-tuệ nhàm chán trong sắc-uẩn, nhàm chán trong thọ-uẩn, nhàm chán trong tưởng-uẩn, nhàm chán trong hành-uẩn, nhàm chán trong thức-uẩn.
Khi trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn, nên tâm xả ly tham-ái, do tâm xả ly tham-ái, nên chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo giải thoát khỏi mọi tham-ái, mọi phiền-não. Trí-tuệ-quán-triệt biết rõ rằng:
“A-ra-hán Thánh-quả đã giải-thoát hoàn toàn mọi phiền-não trầm-luân. Không còn phải thực-hành pháp- hành bát-chánh-đạo nữa, mọi phận sự trong tứ Thánh- đế đã hoàn thành xong, phạm hạnh cao-thượng đã hoàn thiện xong. Kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”
Nhóm 5 Tỳ-khưu Trở Thành Bậc Thánh A-ra-hán
Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh trạng-thái vô- ngã này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-duy-tác-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.
Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh này, nhóm 5 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc đến A-ra- hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trầm-luân, không còn chấp-thủ trong ngũ-uẩn này nữa (trở thành bậc Thánh A-ra-hán).
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)