Nội Dung Chính
Đức-Phật Gotama có 80 vị Thánh Đại-thanh-văn-giác.
80 Vị Thánh Đại-Thanh-Văn-Giác
40 Vị Thánh A-Ra-Hán Bên Phải Đức-Phật
1- Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta (Aggasāvaka),
2- Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña,
3- Ngài Trưởng-lão Vappa,
4- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya,
5- Ngài Trưởng-lão Mahānāma,
6- Ngài Trưởng-lão Assaji,
7- Ngài Trưởng-lão Nālaka,
8- Ngài Trưởng-lão Yasa,
9- Ngài Trưởng-lão Vimala,
10- Ngài Trưởng-lão Subāhu,
11- Ngài Trưởng-lão Puṇṇaji,
12- Ngài Trưởng-lão Gavampati,
13- Ngài Trưởng-lão Uruvelakassapa,
14- Ngài Trưởng-lão Nadīkassapa,
15- Ngài Trưởng-lão Gayākassapa,
16- Ngài Trưởng-lão Mahākassapa,
17- Ngài Trưởng-lão Mahākaccāyana,
18- Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhita,
19- Ngài Trưởng-lão Mahākappina,
20- Ngài Trưởng-lão Mahācunda,
21- Ngài Trưởng-lão Anuruddhā,
22- Ngài Trưởng-lão Kaṅkhārevata,
23- Ngài Trưởng-lão Ānanda,
24- Ngài Trưởng-lão Nandaka,
25- Ngài Trưởng-lão Bhagu,
26- Ngài Trưởng-lão Nandiya,
27- Ngài Trưởng-lão Kimila,
28- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya,
29- Ngài Trưởng-lão Rāhulā,
30- Ngài Trưởng-lão Sīvali,
31- Ngài Trưởng-lão Upāli,
32- Ngài Trưởng-lão Dabba,
33- Ngài Trưởng-lão Upasena,
34- Ngài Trưởng-lão Mahāpuṇṇa,
35- Ngài Trưởng-lão Cūḷapuṇṇa,
36- Ngài Trưởng-lão Soṇakuṭikaṇṇa,
37- Ngài Trưởng-lão Soṇakoḷivisa,
38- Ngài Trưởng-lão Rādha,
39- Ngài Trưởng-lão Subhūti,
40- Ngài Trưởng-lão Khadiravaniyarevata.
40 Vị Thánh A-Ra-Hán Bên Trái Đức-Phật
1- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna (Aggasāvaka),
2- Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla,
3- Ngài Trưởng-lão Vakkali,
4- Ngài Trưởng-lão Kāḷudāyi,
5- Ngài Trưởng-lão Mahā-udāyi,
6- Ngài Trưởng-lão Pilindavaccha,
7- Ngài Trưởng-lão Sobhita,
8- Ngài Trưởng-lão Kumārakassapa,
9- Ngài Trưởng-lão Raṭṭhapāla,
10- Ngài Trưởng-lão Vaṅgīsa,
11- Ngài Trưởng-lão Sabhiya,
12- Ngài Trưởng-lão Sela,
13- Ngài Trưởng-lão Upavāna,
14- Ngài Trưởng-lão Meghiya,
15- Ngài Trưởng-lão Sāgata,
16- Ngài Trưởng-lão Nāgita,
17- Ngài Trưởng-lão Lakuṇḍakabhaddiya,
18- Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja,
19- Ngài Trưởng-lão Mahāpanthaka,
20- Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka,
21- Ngài Trưởng-lão Bākula,
22- Ngài Trưởng-lão Kuṇḍadhāna,
23- Ngài Trưởng-lão Dārucīriya,
24- Ngài Trưởng-lão Yasoja,
25- Ngài Trưởng-lão Ajita,
26- Ngài Trưởng-lão Tissametteyya,
27- Ngài Trưởng-lão Puṇṇaka,
28- Ngài Trưởng-lão Mettagū,
29- Ngài Trưởng-lão Dhotaka,
30- Ngài Trưởng-lão Upasīva,
31- Ngài Trưởng-lão Nanda,
32- Ngài Trưởng-lão Hemaka,
33- Ngài Trưởng-lão Todeyya,
34- Ngài Trưởng-lão Kappa,
35- Ngài Trưởng-lão Jatukaṇṇi,
36- Ngài Trưởng-lão Bhadrāvudha,
37- Ngài Trưởng-lão Udaya,
38- Ngài Trưởng-lão Posāla,
39- Ngài Trưởng-lão Piṅgiya,
40- Ngài Trưởng-lão Mogharāja.
Vị Thánh A-Ra-Hán Có Danh-Hiệu Etadagga
Trong 80 vị Thánh A-ra-hán Đại-thanh-văn-giác có 41 vị được danh hiệu Etadagga đức-hạnh xuất sắc nhất trong hàng Thánh nam thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama:
1- Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña có tuổi hạ cao đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
2- Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta có đại-trí-tuệ đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
3- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggalāna có các phép-thần-thông đệ nhất…
4- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa thọ hạnh đầu- đà đệ nhất…
5- Ngài Trưởng-lão Anuruddha có thiên-nhãn-thông đệ nhất…
6- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya sinh trong dòng dõi cao quý đệ nhất…
7- Ngài Trưởng-lão Lakuṇḍakabhaddiya có giọng nói ngọt ngào nghe êm tai đệ nhất…
8- Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja có lời nói dũng cảm như sư tử rống đệ nhất…
9- Ngài Trưởng-lão Puṇṇa là vị pháp-sư đệ nhất…
10- Ngài Trưởng-lão Kaccāna có tài thuyết giải rộng đệ nhất…
11- Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka có phép đa-dạng- thần-thông biến hóa theo tâm đệ nhất…
12- Ngài Trưởng-lão Mahāpanthaka xả thiền vô-sắc- giới, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ để trở thành bậc Thánh A-ra-hán đệ nhất…
13- Ngài Trưởng-lão Subhūti thọ dụng vật thí hoàn toàn không có lỗi đệ nhất…
14- Ngài Trưởng-lão Khadiravaniyarevata có hạnh sống trong rừng đệ nhất…
15- Ngài Trưởng-lão Kaṅkhārevata thường nhập thiền đệ nhất…
16- Ngài Trưởng-lão Soṇakoḷivisa có hạnh đại tinh- tấn đệ nhất…
17- Ngài Trưởng-lão Soṇakuṭikaṇṇa có tài thuyết pháp nói đạo hay đệ nhất…
18- Ngài Trưởng-lão Sīvali có tài lộc đệ nhất…
19- Ngài Trưởng Lão Vakkali có đức-tin trong sạch đệ nhất…
20- Ngài Trưởng-lão Rāhula rất mong mỏi học giới, định, tuệ đệ nhất…
21- Ngài Trưởng-lão Raṭṭhapāla xuất gia với đức-tin đệ nhất…
22- Ngài Trưởng-lão Kuṇḍadhāna bắt thăm được số một đệ nhất…
23- Ngài Trưởng-lão Vaṅgīsa có trí-tuệ nhạy bén đệ nhất…
24- Ngài Trưởng-lão Upasena có hạnh đáng tôn kính đệ nhất…
25- Ngài Trưởng-lão Dabba sắp đặt chỗ ở chư tỳ- khưu đệ nhất…
26- Ngài Trưởng-lão Pilindavaccha được chư-thiên kính yêu đệ nhất…
27- Ngài Trưởng-lão Dārucīriya chứng đắc mau lẹ đệ nhất…
28- Ngài Trưởng-lão Kumārakassapa có tài thuyết pháp hay đệ nhất…
29- Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhita có đầy đủ tứ-tuệ- phân-tích đệ nhất…
30- Ngài Trưởng Lão Ānanda là bậc đa văn túc trí, trí nhớ tốt, trí-tuệ thông suốt, có sự tinh-tấn không ngừng, hầu hạ Đức-Phật chu đáo đệ nhất…
31- Ngài Trưởng-lão Uruvelakassapa có đệ tử đông đảo đệ nhất…
32- Ngài Trưởng-lão Kāḷudāyī làm cho dòng họ kính trọng đệ nhất…
33- Ngài Trưởng-lão Bākula có sức khỏe đầy đủ đệ nhất…
34- Ngài Trưởng-lão Sobhita có tiền-kiếp-thông nhớ tiền-kiếp đệ nhất…
35- Ngài Trưởng-lão Upāli thọ trì tạng luật đệ nhất
36- Ngài Trưởng-lão Nandaka có tài dạy dỗ tỳ khưu-ni đệ nhất…
37- Ngài Trưởng-lão Nanda giữ gìn lục căn thanh- tịnh đệ nhất…
38- Ngài Trưởng-lão Mahākappina có tài dạy dỗ tỳ khưu đệ nhất…
39- Ngài Trưởng-lão Sāgata nhập thiền đề mục lửa đệ nhất…
40- Ngài Trưởng-lão Rādha phát triển trí-tuệ từng bậc đệ nhất…
41- Ngài Trưởng-lão Mogharāja sử dụng (mặc) y vải loại thô xấu đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Mỗi vị Thánh A-ra-hán có danh hiệu Etadagga xuất sắc này do tâm phát nguyện, riêng 2 vị là Ngài Đại- Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā- moggalāna được Đức-Phật Anomadassī trong thời quá- khứ thọ ký, 39 vị còn lại được Đức-Phật Padumuttara trong thời quá-khứ thọ ký và xác định thời gian đến thời Đức-Phật Gotama được thành tựu.
3- Vị Thánh Thanh-văn-giác hạng thường như thế nào?
Để trở thành vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường, thì vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy cần phải tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt khoảng thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
Vị Bồ-tát ấy có duyên lành đến hầu Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian hoặc Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn.
Vị Bồ-tát ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc:
* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.
* Hoặc chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô (dosa), trở thành bậc Thánh Nhất-lai là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.
* Hoặc chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế (dosa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.
* Hoặc chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn- chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.
Vị Bồ-tát hành-giả ấy trở thành Thánh-nhân bậc nào là do năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp- chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp- chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của vị Bồ-tát thanh- văn-giác hạng thường ấy.
Đức-Phật Gotama có vô số bậc Thánh thanh-văn- giác hạng thường đủ các loài chúng-sinh như loài người, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong cõi trời sắc-giới.
Hoặc bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bậc thiền vô- sắc-giới sau khi chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời vô-sắc-giới.
Vấn: Vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác và vị Đại- thanh-văn-giác khác nhau với bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường như thế nào?
Đáp: * Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác vốn dĩ là vị Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác được Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa và Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị lai.
Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy sinh làm người có đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la- mật, trực-tiếp đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Vị Bồ-tát tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Tối- thượng thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh thanh-văn đệ- tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.
* Và bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác vốn dĩ là vị Bồ- tát Đại-thanh-văn-giác được Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa và Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị lai.
Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy sinh làm người có đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật, trực- tiếp đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Vị Bồ-tát tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Đại- thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.
* Bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường vốn dĩ là vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường không có Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại.
Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường tạo 10 pháp- hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất (thời gian không nhất định).
Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường có nhân-duyên đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian hoặc Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn, nhưng giáo-pháp của Đức-Phật hiện còn lưu truyền trên thế gian.
Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường là bậc xuất-gia tỳ-khưu, sa-di hoặc cận-sự-nam, cận-sự-nữ, chư vị thiên- nam hoặc vị thiên-nữ, hoặc chư phạm-thiên,… có đức- tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh-pháp của Đức- Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được phiền-não, trở thành Thánh-nhân bậc nào do năng lực của các pháp-hạnh ba- la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp- chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy.
Đó là sự khác nhau giữa bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác với bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường như vậy.
Bậc Thánh Nữ Thanh-Văn-Giác
Trong Phật-giáo, bậc Thánh nữ Thanh-văn-giác có ba thứ bậc:
1- Bậc Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvikā).
2- Bậc Thánh nữ Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvikā). 3- Bậc Thánh nữ thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvikā).
Để trở thành vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác và vị Thánh nữ Đại-thanh-văn-giác nào, thì vị Bồ-tát nữ thanh-văn-giác ấy cần phải thực hành 10 pháp-hạnh ba- la-mật bậc hạ và nói lời phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh thanh-văn-giác ấy, được Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác thọ ký cũng như vị Bồ-tát nam thanh-văn-giác.
Để trở thành vị Thánh nữ thanh-văn-giác hạng thường, thì vị Bồ-tát nữ thanh-văn-giác ấy cũng cần phải thực hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt khoảng thời gian như vị Bồ-tát nam thanh-văn-giác bậc thường.
Đức-Phật Gotama có 2 vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác là:
* Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Khemā là vị Thánh nữ A- ra-hán Tối-thượng thanh-văn-giác có trí-tuệ đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
* Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā là vị Thánh nữ A-ra-hán Tối-thượng thanh-văn-giác có phép-thần- thông đặc biệt xuất sắc bậc nhất trong hàng Thánh nữ- thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Hai vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác ấy do đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.
Đức-Phật Gotama có số vị Thánh nữ Đại-thanh-văn- giác không rõ, nhưng điều chắc chắn có 13 Thánh nữ A- ra-hán, mỗi vị có đức-hạnh đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Đức-Phật Gotama có vô số vị Thánh nữ thanh-văn- giác hạng thường đủ các loài chúng-sinh.
Vị Thánh Nữ A-Ra-Hán Có Danh Hiệu Etadagga
Trong các vị Thánh nữ A-ra-hán có 13 vị được danh hiệu Etadagga đức-hạnh xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama:
1- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Mahāpajāpatigotamī xuất gia tỳ-khưu-ni đầu tiên có tuổi hạ cao nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
2- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Khemā có đại trí-tuệ đệ nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
3- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā có các phép-thần-thông đệ nhất…
4- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Paṭācārā thông suốt tạng luật đệ nhất…
5- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Dhammadinnā là vị pháp sư thuyết pháp hay đệ nhất…
6- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Nandā nhập thiền hưởng an lạc đệ nhất…
7- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Soṇā có pháp tinh-tấn đệ nhất…
8- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Sakulā có phép nhãn-thông đệ nhất…
9- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Kuṇḍalakesā có trí-tuệ nhạy bén đệ nhất…
10- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Bhaddākāpilānī có phép tiền-kiếp-thông nhớ tiền-kiếp đệ nhất…
11- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Bhaddakaccānā Yasodharā có phép đại-thần-thông đặc biệt đệ nhất…
12- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Kīsāgotamī thường sử dụng (mặc) y vải loại thô đệ nhất…
13- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Siṅgālakamātu có đức- tin trong sạch đệ nhất trong hàng Thánh nữ Thanh-văn- đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Mỗi vị Thánh nữ A-ra-hán có danh hiệu Etadagga xuất sắc này do tâm phát nguyện và được Đức-Phật Padumuttara trong thời quá khứ thọ ký xác định thời gian đến thời Đức-Phật Gotama được thành tựu.
Thế nào gọi là chư phàm-Tăng?
Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật, quý Ngài đã lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi đang thực-hành theo pháp-hành thiền-tuệ mà chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả nào, vẫn còn là phàm-nhân.
Vì vậy, chư tỳ-khưu-Tăng phàm-nhân ấy gọi là chư phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha).
Chư-Tăng có 2 hạng
1- Paramatthasaṃgha: Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng.
2- Sammutisaṃgha: Tỳ-khưu-Tăng do chế định.
Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng như thế nào?
Tỳ-khưu là bậc Thánh-nhân cao thượng (paramattha- saṃgha) là tỳ-khưu đã trở thành bậc Thánh-nhân bậc cao thì không bao giờ trở xuống bậc Thánh-nhân bậc thấp, hoặc Thánh-nhân bậc thấp không bao giờ bị thoái hóa trở xuống thành hạng phàm-nhân.
Thật ra, chỉ có bậc Thánh-nhân bậc thấp chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-nhân bậc cao là bậc Thánh A-ra- hán mà thôi.
Cho nên, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng này gọi là bậc Thánh-nhân cao thượng (paramatthasaṃgha).
Tỳ-khưu-Tăng do chế định như thế nào?
Tỳ-khưu này được thành tựu do chư tỳ-khưu-Tăng làm lễ hành-tăng-sự tụng ñatticatutthakammavācā nâng đỡ lên, rồi chế định thành tỳ-khưu. Vị tỳ-khưu này vẫn còn là hạng phàm-nhân, chưa phải Thánh-nhân.
Chư tỳ-khưu phàm-nhân này thực-hành giới giống như vị tỳ-khưu Thánh-Tăng và cũng hành-tăng-sự chung với chư tỳ-khưu Thánh-Tăng.
Tỳ-khưu thuộc hạng phàm-nhân này có thể tiến hóa trong pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, thực- hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, để chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn, trở thành bậc Thánh-nhân cao thượng.
Và trái lại, tỳ-khưu thuộc hạng phàm-nhân này cũng có thể thoái hóa trong Phật-giáo, hoàn tục trở lại đời sống người tại gia cư-sĩ.
Vì vậy, tỳ-khưu này do chư tỳ-khưu-Tăng chế định (sammutisaṃgha) gọi là tỳ-khưu, khác với chư tỳ-khưu Thánh-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng.
Cách Thức Thọ Tỳ-Khưu
Trong Phật-giáo, Đức-Phật đã chế định ra 8 cách thức thọ tỳ-khưu Upasampadā.
* Đối với tỳ-khưu có 5 cách như sau:
1- Ehi Bhikkhūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách Đức-Phật gọi “Ehi Bhikkhu”.
2- Saraṇagamanūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-Bảo.
3- Ovādapaṭiggahaṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách thọ nhận lời giáo huấn của Đức-Phật.
4- Pañhābyākaraṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách trả lời đúng câu hỏi của Đức-Phật.
5- Ñatticatutthakammūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn).
* Đối với tỳ-khưu-ni có 3 cách như sau:
1- Garudhammapaṭiggahaṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu- ni bằng cách thọ nhận 8 trọng-pháp.
2- Dūtenūpasampadā: Thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.
3- Aṭṭhavācikūpasampadā: Thọ tỳ-khưu-ni bằng cách hành tăng sự giữa chư Tăng 2 phái: tỳ-khưu-ni-Tăng trước và tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành- sự-ngôn) trở thành 8 lần tụng (aṭṭhavācikūpasampadā).(1)
Phần Giải Thích:
* Thọ Tỳ-Khưu (Bhikkhu upasampadā)
Đức-Phật chế định ban hành phép xuất-gia trở thành tỳ-khưu có 5 cách như sau:
1- Ehi Bhikkhūpasampadā như thế nào?
Người cận-sự-nam, hoặc đạo-sĩ, tu-sĩ ngoại-đạo sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu, người cận- sự-nam ấy đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Đức-Phật sử dụng Phật-nhãn xem xét đến tiền-kiếp người nam ấy, thấy rõ, biết rõ: “Người nam ấy là người đã tạo đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ, đã từng bố thí 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu (tam y, quả bát, dây thắt lưng, dao cạo tóc, ống kim chỉ và đồ lọc nước) và đã phát nguyện trở thành Ehi Bhikkhu”.
Vì vậy, khi Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ truyền dạy rằng:
“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”
– “Này con! Con hãy đến với Như-Lai, con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn thực-hành phạm- hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A- ra-hán Thánh-quả, hầu mong chấm dứt sự khổ tử sinh luân-hồi.”
Khi Đức-Phật truyền dạy vừa dứt lời, ngay tức thì, người cận-sự-nam ấy, hoặc đạo-sĩ, tu-sĩ ngoại-đạo ấy trở thành tỳ-khưu, có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, được thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông của giới-tử ấy. Vị tỳ-khưu ấy có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu, ý thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách gọi: Ehi Bhikkhūpasampadā.
Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là vị đầu tiên thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu”, cũng là vị tỳ- khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, và tiếp theo tuần tự các Ngài Trưởng-lão Vappa, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma, và Ngài Trưởng-lão Assaji cũng đều thọ tỳ-khưu bằng cách gọi: “Ehi Bhikkhu”.
Chỉ có Đức-Phật mới có khả năng cho phép giới tử thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu” mà thôi.
Ngoài ra, chư bậc Thánh thanh-văn đệ-tử không có oai lực cho thọ tỳ-khưu theo cách ấy.
Đức-Phật Gotama cho phép giới tử thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu” tất cả gồm có 28.647 vị tỳ khưu.
* Trong Tạng Luật Pāḷi gồm có 1.344 vị như sau:
– Nhóm Pañcavaggī có 5 vị.
– Ngài Trưởng-lão Yasa và bạn hữu gồm có 56 vị.
– Nhóm Bhaddavaggī và bạn hữu gồm có 1.030 vị.
– Nhị vị Aggasāvaka và nhóm đệ tử gồm có 252 vị.
– Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla có 1 vị.
* Trong Tạng Kinh Pāḷi gồm có 27.303 vị như sau:
– Bà-la-môn Sela và nhóm đệ tử gồm có 301 vị.
– Đức vua Mahākappina và các quan cận thần gồm có 1.001 vị.
– Dân kinh-thành Kapilavatthu gồm có 10.000 vị,
– Bà-la-môn Pārāyanika và nhóm đệ tử gồm có 16.001 vị.
Gồm có tất cả 28.647 vị tỳ khưu Ehi Bhikkhu.
2- Saraṇagamanūpasampadā như thế nào?
Trong thời-kỳ đầu tiên truyền bá Phật-giáo, Đức-Phật truyền dạy chư bậc Thánh-Tăng mỗi vị một con đường đi khắp nơi thuyết pháp để tế độ chúng-sinh, nếu có người cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có ý- nguyện muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu, thì Đức-Phật cho phép chư bậc Thánh-Tăng rằng:
– Anujānāmi bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampadaṃ.(1)
– Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép thọ sa-di, tỳ- khưu bằng cách cho thọ phép quy-y Tam-bảo.
Giới-tử thọ sa-di, tỳ-khưu trước tiên phải cạo tóc, râu, mặc y cà-sa màu lõi mít, để chừa vai bên phải, ngồi chồm hổm, chắp 2 tay để trên trán xin thọ phép quy-y Tam-bảo: “Quy-y Phật-bảo, Quy-y Pháp-bảo, Quy-y Tăng-bảo” bằng tiếng Pāḷi, giới-tử cần phải đọc từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi theo Ngài Trưởng-lão thầy tế-độ như sau:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dhammaṃsaraṇaṃ gacchāmi. Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Khi người giới-tử nào thọ phép quy-y Tam-bảo xong, người giới-tử ấy trở thành tỳ-khưu.
Tuy nhiên, với điều kiện Ngài Trưởng-lão thầy tế-độ và giới-tử cả 2 bên đều đọc từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi gọi là ubhato suddhi thì giới-tử mới trở thành sa-di, tỳ-khưu được.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-bảo.
3- Ovādapaṭiggahaṇūpasampadā như thế nào?
Đức-Phật giáo huấn Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa 3 điều rằng:
– Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực- hành rằng:“Trước tiên ta nên biết hổ-thẹn tội-lỗi và biết ghê-sợ tội-lỗi đối với vị cao hạ, vị bằng hạ, vị nhỏ hạ.”
– Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực- hành rằng:“Ta nên lắng nghe chánh-pháp, nên cung kính chánh-pháp, ghi nhớ đầy đủ mọi chánh-pháp ấy.”
– Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực- hành rằng: “Ta nên thực-hành thân niệm-xứ.”
Khi Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa thọ nhận 3 điều giáo huấn của Đức-Phật, chính là sự thành tựu thọ tỳ-khưu của Ngài.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách thọ nhận lời giáo huấn của Đức-Phật.
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa mà thôi.
4- Pañhābyākaraṇūpasampadā như thế nào?
Tại ngôi chùa Pubbārāma, Đức-Phật đang ngự đi kinh hành. Khi ấy Sa-di Sopāka đến hầu đảnh lễ Đức- Phật. Đức-Phật bèn hỏi Sa-di Sopāka câu hỏi liên quan đến đề mục asubha “bất-tịnh” rằng:
– Uddhamātakasaññā’ti và Sopāka! rūpasaññā’ti vā ime dhammā nānatthā nānā byañjanā, udahu ekatthā byañjanameva nānā …
– Này Sopāka! Niệm tưởng tử-thi 2-3 ngày sình lên hoặc niệm tưởng sắc-pháp, hai pháp này nghĩa khác nhau, danh từ gọi khác nhau? Hay nghĩa giống nhau, danh từ gọi khác nhau?”
Vị Sa-di Sopāka mới lên 7 tuổi, bạch với Đức-Phật rằng:
– Uddhamātakasaññā’ti và Bhagavā rūpasaññā’ti vā ime dhammā ekatthā byañjanameva nānā …
– Kính bạch Đức Thế Tôn, niệm tưởng tử-thi 2-3 ngày sình lên hoặc niệm tưởng sắc-pháp, nghĩa giống nhau, chỉ có danh từ gọi khác nhau. Bạch Ngài.
Đức-Phật hài lòng câu trả lời của vị Sa-di Sopāka, nên Đức-Phật cho phép vị Sa-di Sopāka trở thành tỳ-khưu.
Đó gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách trả lời đúng câu hỏi của Đức-Phật.
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho vị Sa-di Sopāka mà thôi.
5- Ñatticatutthakammūpasampadā như thế nào?
Chư Thánh-Tăng đi du hành khắp mọi nơi thuyết- pháp tế độ chúng-sinh, các cận-sự-nam (upāsaka) phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu càng ngày càng đông.
Cho nên, Đức-Phật bỏ cách thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-bảo rằng:
– Yā sā bhikkhave, mayā tīhi saraṇagamanehi upasampadā anuññatā, taṃ ajjatagge paṭikkhipāmi.
– Anujānāmi bhikkhave, ñatticatutthena kammena upasampādetuṃ.(1)
– Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã cho phép thọ tỳ-khưu bằng cách thọ Tam-quy. Kể từ nay về sau, Như-Lai bỏ cách thọ tỳ-khưu ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép thọ tỳ-khưu bằng cách tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn), gọi là ñatti- catutthakammavācā.”
Cách thọ tỳ-khưu này bắt đầu từ Ngài Trưởng-lão Rādha và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Hiện nay, trong các nước Phật-giáo theo truyền thống Nguyên-thuỷ Theravāda, như các nước Srilankā (Tích- Lan), nước Myanmar (Miến-Điện), nước Thailand (Thái-Lan), nước Cambodia (Cam-pu-chia), nước Laos (Lào), Phật-giáo Nguyên-Thủy Theravāda Việt-Nam, v.v… mặc dầu mỗi nước có ngôn ngữ khác nhau, song tất cả đều căn cứ theo Tạng Luật Pāḷi làm cơ bản.
Cho nên các nước Phật-giáo Theravāda vẫn cố gắng giữ gìn, duy trì y nguyên theo truyền thống thọ sa-di theo cách thọ phép quy-y Tam-bảo bằng tiếng Pāḷi, vị thầy tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo, giới-tử thọ phép quy-y Tam-bảo, cả hai bên (giới-tử và vị thầy tế-độ) đều phải phát âm từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi gọi là ubhato suddhi thì giới-tử mới trở thành sa-di được.
Và nghi thức thọ tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-Tăng từ 5 vị tỳ-khưu thật trở lên hội họp tại nơi Sīmā, có 1 hoặc 2 hoặc 3 Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatticatuttha- kammavācā: tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn), phát âm từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi mới thành-tựu, giới-tử trở thành vị tỳ-khưu.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách tụng ñatti- catutthakammavācā.
Ngoài cách thọ tỳ-khưu này ra, còn lại tất cả mọi cách hành-Tăng-sự (saṃghakamma) khác, chư tỳ-khưu-Tăng các nước hội họp tại Sīmā cũng tụng ñattikammavācā bằng tiếng Pāḷi, hầu như giống hệt nhau, kể cả tụng những bài kinh parittapāḷi nữa.
Đây là đặc tính chung của các nước Phật-giáo theo truyền thống nguyên-thuỷ Theravāda, bởi vì các nước này đều căn cứ y theo Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi làm nền tảng cơ bản chính để hành tăng-sự (saṃgha- kamma) trong các nghi lễ trong Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda.
Thọ Tỳ-Khưu-Ni (Bhikkhunī upasampadā)
Đức-Phật chế định ban hành phép thọ tỳ-khưu-ni có 3 cách như sau:
1- Garudhammapaṭiggahaṇūpasampadā như thế nào?
Thời-kỳ Đức-Phật ngự tại giảng đường Kuṭāgāra trong khu rừng lớn thuộc xứ Vesalī. Khi ấy, bà Mahā- pajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya tự cạo đầu, mặc y giống như bậc xuất-gia, đi chân không từ kinh-thành Kapilavatthu đến xứ Vesalī, đứng trước cổng giảng đường Kuṭāgāra, buồn tủi khóc than, vì Đức-Phật không cho phép phái nữ thọ tỳ-khưu-ni.
Ngài Trưởng-lão Ānanda nhìn thấy bá mẫu Mahā- pajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya thật đáng thương như vậy, nên Ngài Trưởng-lão vào kính xin Đức-Phật cho phép người nữ được thọ tỳ-khưu- ni. Đức-Phật truyền dạy:
– Nếu dì mẫu Mahāpajāpatigotamī chấp thuận thọ nhận 8 trọng pháp (garudhamma) thì đó là sự thọ tỳ- khưu-ni của dì mẫu.
Bà Mahāpajāpatigotamī cung kính chấp thuận, thọ nhận 8 trọng pháp mà Đức-Phật đã chế định ban hành vào hạ thứ 5 của Đức-Phật tại giảng đường Kuṭāgāra trong khu rừng lớn gần kinh thành Vesālī.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu-ni bằng cách thọ nhận 8 trọng pháp.
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho bà Mahā- pajāpatigotamī mà thôi. Vị Đại-đức tỳ-khưu-ni Mahā- pajāpatigotamī là vị tỳ-khưu-ni đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Còn 500 cận-sự-nữ dòng Sakya được Đức-Phật cho phép xuất gia thọ tỳ-khưu-ni chỉ có phái chư tỳ-khưu- Tăng tụng ñatticatutthakammavācā mà thôi, bởi vì chưa có tỳ-khưu-ni-tăng.
2- Dūtenūpasampadā như thế nào?
Trường hợp cô Aḍḍhakāsī, trước khi thọ tỳ-khưu-ni, cô là một kỹ nữ nổi tiếng. Nay nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī đã thọ tỳ-khưu-ni giữa tỳ-khưu-ni-Tăng rồi, chuẩn bị lên đường đi đến kinh-thành Sāvatthi để hầu đảnh lễ Đức- Phật và xin thọ tỳ-khưu-ni giữa tỳ-khưu-Tăng.
Nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī hay tin có một nhóm trai trẻ ăn chơi sẽ đón đường bắt cô. Do đó, nữ-giới-tử không dám đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, nên nhờ một người đại diện đến bạch với Đức-Thế-Tôn về sự khó khăn, trở ngại của cô trong việc đi đến xin phép thọ tỳ-khưu-ni giữa chư tỳ-khưu-Tăng.
Đức-Phật biết sự việc như vậy, nên truyền dạy chư tỳ- khưu rằng:
– Anujānāmi bhikkhave, dūtena pi upasampadetuṃ.
– Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.
Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī mà thôi.
3- Aṭṭhavācīkūpasampadā như thế nào?
Trước khi thọ tỳ-khưu-ni, giới-tử là Sikkhāmānā được tu tập giữ gìn 6 giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn suốt 2 năm (nếu phạm giới nào, phải bắt đầu trở lại).
Khi giới-tử Sikkhāmānā đủ 2 năm rồi, được phép thọ giới tỳ-khưu-ni gồm có 2 giai đoạn.
* Giai đoạn đầu: Phái tỳ-khưu-ni-Tăng hội họp tại nơi Sīmā (ranh-giới Sīmā), có 2 hoặc 3 vị tỳ-khưu-ni luật sư tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng
3 lần Kammavācā (thành-sự-ngôn), gọi là ñatti- catutthakammavācā.
* Giai đoạn cuối: Giới-tử tỳ-khưu-ni ấy đến trình phái tỳ-khưu-Tăng hội họp tại nơi Sīmā, có 2 hoặc 3 vị tỳ- khưu luật sư tụng 1 lần ñatti và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā, gọi là ñatticatutthakammavācā.
Như vậy, cách thọ tỳ-khưu-ni phải hành-Tăng-sự giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và tiếp theo phái tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái đều tụng ñatti-catutthakammavācā, gồm đủ 8 lần, nên gọi là Aṭṭha- vācīkūpasampadā.
Đó là cách thọ tỳ-khưu-ni được áp dụng chung cho tất cả tỳ-khưu-ni.
Trong thời-kỳ Đức-Phật, bà Mahāpajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya đến xin Đức-Phật thọ tỳ-khưu-ni.
Đặc biệt bà Mahāpajāpatigotamī cung kính chấp thuận thọ nhận 8 trọng-pháp của Đức-Phật đã ban hành. Đó là cách thọ tỳ-khưu-ni của bà Mahāpajāpatigotamī.
Còn nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya, Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu-ni, chỉ có phái tỳ-khưu-Tăng tụng 1 lần ñatti và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā, gọi là ñatti- catutthakammavācā, bởi vì, khi ấy chưa có phái tỳ- khưu-ni-Tăng. Tất cả nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya trở thành tỳ-khưu-ni.
Kể từ đó về sau, nghi thức thọ tỳ-khưu-ni giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và chư tỳ-khưu- Tăng sau, mỗi phái tụng ñatticatutthakammavācā, gồm đủ 8 lần gọi là Aṭṭhavācīkūpasampadā.
Tám Trọng-Pháp (Aṭṭha Garudhamma):
1- “Dù tỳ-khưu-ni có 100 hạ, cũng phải đứng dậy đón tiếp, chắp tay cung kính đảnh lễ tỳ-khưu vừa mới thọ tỳ- khưu trong ngày hôm ấy.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
2- “Tỳ-khưu-ni không nên an cư nhập hạ nơi chùa không có tỳ-khưu-Tăng.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
3- Tỳ-khưu-ni luôn luôn quan tâm 2 điều:
– Hỏi ngày Uposatha: Ngày lễ tụng giới bổn.
– Nghe lời giáo huấn của tỳ-khưu-Tăng hằng nửa tháng một lần.
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
4- “Tỳ-khưu-ni sau khi an cư nhập hạ xong, phải làm lễ Pavāraṇā: Thỉnh mời giữa chư Tăng 2 phái: Phái tỳ- khưu-ni-Tăng và phái tỳ-khưu-Tăng.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
5- “Tỳ-khưu-ni phạm tội nặng (saṃghādisesa), phải bị hành phạt mānatta suốt 15 ngày giữa chư Tăng 2 phái: Phái tỳ-khưu-ni-Tăng và phái tỳ-khưu-Tăng.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
6- “Giới-tử là Sikkhāmānā(1) đã thực-tập 6 giới trong sạch và đầy đủ suốt 2 năm, rồi mới được làm lễ thọ tỳ- khưu-ni giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và phái tỳ-khưu-Tăng sau.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực hành theo cho đến trọn đời.
7- “Tỳ-khưu-ni không được chửi rủa mắng nhiếc tỳ- khưu-Tăng trong bất cứ trường hợp nào.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực hành theo cho đến trọn đời.
8- “Sau khi thọ tỳ-khưu-ni rồi, cấm dạy tỳ-khưu-Tăng, chỉ có tỳ-khưu dạy tỳ-khưu-ni mà thôi.”
Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
Đó là 8 trọng pháp (aṭṭha garudhamma) mà chư tỳ- khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.
Tỳ-Khưu Đầu Tiên Và Cuối Cùng Của Đức-Phật
* Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm-lịch), đúng 2 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp bài kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên tại khu rừng Uruvelā, gần kinh-thành Bārāṇasī, tế độ nhóm 5 tỳ-khưu có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm.
Sau khi lắng nghe bài kinh này xong, chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu (Sotapanna) đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nên Đức-Phật gọi Ngài Đại-Trưởng-lão với tên mới là Aññāsikoṇḍañña.
Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức- Phật cho phép thọ sa-di, tỳ-khưu. Đức-Phật cho phép Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thọ tỳ-khưu theo cách thức gọi “Ehi Bhikkhu!”
Khi Đức-Phật vừa dứt lời, ngay khi ấy, Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu, ý thanh-tịnh như một Ngài Đại-đức có 60 hạ.
Như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là vị tỳ-khưu Thánh-Tăng đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, đồng thời Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo đầy đủ trọn vẹn xuất hiện trên thế gian.
Từ đó về sau, Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư (âm lịch), tại khu rừng Kusinārā, trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, có vị đạo-sĩ ngoại đạo Subhadda đến hầu đảnh lễ Đức- Phật, kính xin phép hỏi những điều hoài-nghi mà chưa có một vị Đạo-sư nào có thể giải đáp làm cho ông hài lòng được.
Đức-Phật biết rõ vị đạo-sĩ Subhadda này có duyên lành với Đức-Phật, chỉ có Đức-Phật mới tế độ vị đạo-sĩ Subhadda này được, nên Đức-Phật ngự đến khu rừng Kusinārā này để tịch diệt Niết-bàn, chờ tế độ vị đạo-sĩ Subhadda người đệ-tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.
Vị đạo-sĩ Subhadda bạch hỏi những điều hoài-nghi, nhưng Đức-Phật không trực tiếp giải đáp câu hỏi, mà Đức-Phật thuyết giảng trong giáo-pháp của Đức-Phật có pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, nên mới có bậc Thánh thứ nhất là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh thứ nhì là bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh thứ ba là bậc Thánh Bất-lai và bậc Thánh thứ tư là bậc Thánh A-ra- hán cao-thượng nhất.
Lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp như vậy, vị đạo-sĩ Subhadda phát sinh đức-tin trong sạch trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, kính xin Đức-Phật cho phép thọ sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, vị tỳ-khưu Subhadda thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái,mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A- ra-hán, trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.
Vậy, Ngài Trưởng-lão Subhadda là vị tỳ-khưu cũng là bậc Thánh A-ra-hán cuối cùng của Đức-Phật Gotama.
Đức-Tăng Có 2 Hạng
– Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha)
– Phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha)
1- Thánh-Tăng là thế nào?
Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha) gồm có nhiều tỳ-khưu là bậc Thánh (Ariyabhikkhu) đã diệt tận được phiền não, tham-ái, ác-pháp … tùy theo khả năng của Thánh-đạo- tuệ của mỗi bậc Thánh tỳ-khưu.
Tỳ-Khưu Thánh-Tăng Có 4 Bậc
– Tỳ-khưu Thánh-Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
– Tỳ-khưu Thánh-Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
– Tỳ-khưu Thánh-Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
– Tỳ-khưu Thánh A-ra-hán.
Chư tỳ-khưu-Tăng đều là bậc Thánh-nhân gọi là chư Thánh-Tăng.
2- Phàm-Tăng là thế nào?
Phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha) gồm có chư tỳ-khưu phàm-nhân (puthujjanabhikkhu) có từ 5 vị tỳ-khưu trở lên, chưa diệt tận được phiền-não, tham-ái, ác-pháp nào.
Khả Năng Của Bậc Thánh-Nhân
* Các bậc Thánh-nhân ngang bằng nhau, có khả năng biết lẫn nhau, qua cuộc đàm đạo với nhau, hoặc biết bằng tha-tâm-thông của bậc Thánh-nhân.
* Thánh-nhân bậc thấp không có khả năng biết Thánh-nhân bậc cao, mà chỉ có Thánh-nhân bậc cao có khả năng biết Thánh-nhân bậc thấp mà thôi.
* Tất cả mọi hạng phàm-nhân hoàn toàn không có khả năng biết được các bậc Thánh-nhân, bởi vì, muốn biết bậc Thánh-nhân phải biết bằng tuệ-nhãn (paññā- cakkhu), không phải thấy bằng mắt-thường (maṃsa- cakkhu) hoặc trí-tuệ của hạng phàm-nhân.