Hạnh Phúc Và Đau Khổ
Hạnh phúc và Đau khổ Một thanh niên Tây phương vừa mới đến một trong những tu viện trong rừng
ĐỌC BÀI VIẾTNgài Thiền Sư Ajahn Chah
Thiền sư sanh trong một gia đình khá giả ở vùng nông thôn nước Lào gần vùng đông bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa-di hồi còn nhỏ, hai mươi tuổi ngài thụ giới tỳ khưu (bhikkhu). Trên trình độ lớp bốn ở trường làng, ngài đã học giáo lý căn bản và kinh điển khi còn là một vị sư trẻ. Sau đó ngài thực hành thiền định dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thiền sư địa phương theo truyền thống ẩn dật ở Lào.
Ngài đi bộ nhiều năm theo phong cách của một nhà sư thọ hạnh đầu đà, ngủ dưới gốc cây và qua một thời gian ngắn tu tập với thiền sư Achaan Mun, một trong những vị thiền sư Thái Lan – Lào có năng lực và nổi tiếng ở thế kỷ này.
Sau nhiều năm vân du và thực hành thiền, ngài trở về cư ngụ trong một khu rừng rậm rạp gần làng quê của ngài. Người dân ở đây nói khu rừng này không có người ở, được biết đây là nơi ở của rắn hổ mang, cọp và ma quỷ, nhưng ngài nói, đây là một nơi hoàn hảo nhất cho một vị tỳ khưu thọ hạnh đầu đà. Một thiền viện lớn đã được thành lập khi có tăng ni và phật tử đến nghe pháp và lưu lại đây. Bây giờ ngài có nhiều đệ tử dạy thiền và nhiều ngôi chùa trong rừng khắp miền đông bắc Thái Lan.
Ði vào Wat Ba Pong, trước tiên người ta dễ trông thấy chư sư đang quay nước giếng, và một tấm bảng treo trên con đường có ghi: “Quý vị đến đây hãy yên lặng, chúng tôi đang hành thiền.” Mặc dù có một nhóm hành thiền và tụng kinh hai lần một ngày và thường buổi chiều ngài Achaan Chaa thuyết pháp, cơ bản của thiền định là cách sống. Công việc chư sư là vá y và quét dọn đường rừng và sống thật đơn giản. Chư sư ở đây sống theo hạnh đầu đà giới hạn bửa ăn một ngày một buổi và giới hạn vật dụng, y phục và chỗ ở. Chư vị sống trong những cái lều cá nhân rải khắp cả khu rừng, và tu tập thiền hành trên con đường sạch sẽ dưới những gốc cây. Nhiều đệ tử người phương Tây của ngài bây giờ chọn nơi cư ngụ ở thiền viện mới và sống thiền trong những túp lều rải rác được xây dựng trong những hang động trên sườn đồi.
Thiền sư Achaan Chaa không có nhấn mạnh bất cứ kĩ thuật thiền nào đặc biệt mà cũng không động viên tu tập tích cực để đạt đến tuệ giác và giác ngộ mau lẹ. Trong hình thức ngồi, người ta có thể theo dõi hơi thở cho đến khi nào tâm tĩnh lặng, và sau đó tiếp tục thực hành bằng cách quan sát tiến trình thân tâm. Sống đơn giản, hãy để tự nhiên, và hãy theo dõi tâm là cơ bản cho sự thực hành. Nhẫn nại là điều quan trọng. Khi còn là một tu sĩ mới ở thiền viện của ngài, tôi bị chán nản bởi những khó khăn của việc tu tập về sự thực hành và hình như giới luật thất thường mà tôi phải theo. Tôi bắt đầu phê bình những vị sư khác về sự thực hành tùy tiện và nghi ngờ trí tuệ trong lời dạy của ngài Achaan Chaa. Có một lúc nọ, tôi đến gặp ngài để nêu lên những thắc mắc và nhận xét rằng ngài đã mâu thuẫn nhau và hình như chính ngài thường làm trái ngược trong cách tu chưa rõ ràng. Ngài cười và chỉ cho thấy bao nhiêu điều mà tôi đã đau khổ do việc phê bình những người xung quanh tôi. Sau đó ngài giải thích rằng, thực ra lời dạy của ngài chỉ là sự bình thường hóa cái tâm. Ðiều đó như là tôi gặp gỡ những người đi trên con đường mà tôi đã quen, ngài nói: “Tôi ngước lên và trông thấy ai đó sắp sửa té xuống mương tay phải của con đường hay là đi lạc ra con đường mòn bên tay phải do vậy tôi gọi to anh ta: “Hãy đi bên tay trái, hãy đi bên tay trái”. Một cách tương tự tôi gặp một ai đó sắp sửa đi lạc vào con đường mòn phía tay trái hoặc sắp sửa rơi vào cái hố bên tay trái, tôi gọi to lên: “Hãy đi bên tay phải, hãy đi bên tay phải”. Tất cả sự thực hành chỉ là phát huy tâm quân bình, không có dính mắc, không có ích kỷ”. Ngồi thiền hay làm việc trong những sinh hoạt hàng ngày của chúng ta là một phần của việc tu tập và theo dõi sát một cách kiên nhẫn để trí tuệ mở mang và an lạc một cách tự nhiên. Ðây là con đường của thiền sư Achaan Chaa.
Thiền sư Achaan Chaa tiếp đãi ân cần những người phương Tây và hơn hai mươi người đã sống và tu học với ngài nhiều năm tháng. Trí tuệ là một cách sống, và ngài Achaan Chaa duy trì lối sống đơn giản, của các tỳ khưu thời đức Phật, áp dụng cho việc học giáo pháp ngày hôm nay.
Các Cuốn Sách Ngài Thiền Sư Ajahn Chah Biên Soạn Hoặc Tác Phẩm Liên Quan:
Buddho (4)
Chẳng Có Ai Cả (13)
Dưỡng Nuôi Phật Giáo Bằng Pháp Niệm Tâm (1)
Giác Minh (8)
Hương Vị Giải Thoát (11)
Lẽ Sinh Diệt Lý Tu Hành
Đi Đến Bình An (3)
Giác Thừa (10)
Giáo Pháp Sống (9)
Mọi Sự Đến Rồi Đi (38)
Mọi Thứ Đều Dạy Chúng Ta (11)
Sự Bình An Không Lay Chuyển (11)
Sự Rõ Ràng Của Trí Tuệ (2)
Thức Ăn Cho Tâm (4)
Vị Giải Thoát (11)
Mặt Hồ Tĩnh Lặng (56)
Một Cội Cây Rừng (48)
Ngôi Nhà Chân Thực (6)
Ngôi Nhà Thuật Sự Của Ta (2)
The Still Forest Pool (8)
Thư mục tác giả Ngài Thiền sư Ajahn Chah
Thư mục videos Ngài Thiền sư Ajahn Chah
Thư mục ebooks Ngài Thiền sư Ajahn Chah
Thư mục audios Ngài Thiền sư Ajahn Chah
Nguồn tổng hợp
Hạnh phúc và Đau khổ Một thanh niên Tây phương vừa mới đến một trong những tu viện trong rừng
ĐỌC BÀI VIẾTTâm phân biệt Nghĩa rốt ráo của Chánh Kiến là không phân biệt. Thấy mọi người như nhau, không tốt
ĐỌC BÀI VIẾTTheo thầy Muốn hành thiền tiến bộ, bạn phải có một vị thầy để dạy dỗ và hướng dẫn bạn.
ĐỌC BÀI VIẾTCái gì còn mới thì đều tốt đẹp Ngài Ajahn Chah đến thăm một trung tâm thiền ở Hoa kỳ.
ĐỌC BÀI VIẾTHãy để cho cây mọc tự nhiên Đức Phật dạy rằng sự vật diễn biến theo đường lối riêng của
ĐỌC BÀI VIẾTTại sao phải hành thiền? Một nhóm người hành hương đến thăm Ngài Ajahn Chah, hỏi Ngài ba câu hỏi
ĐỌC BÀI VIẾTGiữ rắn trong tay Ngài Ajahn Chah nói với một nhà sư mới: — Việc hành thiền ở đây là
ĐỌC BÀI VIẾTGiới hạnh Có hai trình độ thực hành giáo pháp. Gìn giữ giới luật là phần căn bản đầu tiên.
ĐỌC BÀI VIẾTGiới, Định, và Tuệ Đức Phật chỉ dạy con đường thoát khổ — nguyên nhân khổ đau và con đường
ĐỌC BÀI VIẾTĐừng bắt chước Người ta thường có khuynh hướng bắt chước theo thầy của mình. Họ trở thành bản sao,
ĐỌC BÀI VIẾTThế nào là tự nhiên Nhiều người muốn hành đạo một cách “tự nhiên.” Họ than phiền rằng lối sống
ĐỌC BÀI VIẾTĐiều hòa Ba điểm căn bản thực hành là Thu Thúc Lục Căn (nghĩa là không chìm đắm và dính
ĐỌC BÀI VIẾTHãy nương tựa vào mình Đức Phật dạy người nào muốn hiểu biết thì phải tự mình thấy rõ chân
ĐỌC BÀI VIẾTBiết mình, biết người Hãy tìm hiểu chính thân tâm của bạn, bạn sẽ hiểu người khác. Gương mặt, cử
ĐỌC BÀI VIẾTTình yêu thật sự Tình yêu thật sự là trí tuệ. Tình yêu như phần lớn mọi người nghĩ chỉ
ĐỌC BÀI VIẾTĐương đầu với tâm mình Đạo, Quả và Niết Bàn không phải là chuyện ngẫu nhiên đạt được. Đạo, Quả,
ĐỌC BÀI VIẾT