VÔ THƯỢNG SĨ 

Tại sao Đức Phật có hiệu là Anuttaro (Vô Thượng Sĩ)?

Bởi Ngài có đức hạnh không ai sánh bằng.

Trong kinh Saṃyutta Nikāya có câu Phật ngôn như vầy: “Như Lai chẳng thấy trên thế gian này, luôn cả Chư Thiên, Ma vương và Phạm Thiên, trong thế hệ này luôn cả đạo sĩ, bà-la-môn, vua chúa và nhân loại, có chúng sanh nào đức hạnh cao thượng hơn Như Lai”.

Thật vậy, trong thế gian này không ai có thể sánh bằng Đức Phật vì Ngài có những 43 ân đức quí trọng kể sau đây:

  • Quí trọng vì sắc thân không tội lỗi (rūpakāyesu anuttaro), không tật nguyền, có oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi), tốt đẹp, đằm thắm, đầy đủ 32 tướng hảo và 80 tướng phụ có hào quang phóng ra sáng ngời, nhân loại và Chư Thiên không ai sánh bằng.
  • Quí trọng vì giới hạnh (sīlesu anuttaro). Giới có 2 là phàm giới (lokiya   sīla), thánh giới (lokuttara sīla). Phàm giới là ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới và cụ túc giới. Đức Phật đã luôn luôn gìn giữ những giới ấy không bợn nhơ trong lúc còn lặn hụp trong vòng sanh tử luân hồi trọn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp của quả địa cầu. Lại nữa, Ngài đã thực hành trọn đủ giới ba- la-mật: bậc hạ (sīla pāramī), bậc trung (sīla uppapāramī), bậc thượng (sīla paramattha parāmi). Thánh giới: từ vô số kiếp quá khứ, Ngài đã thực hành viên mãn 3 pháp chân chánh là chánh ngữ (sammāvācā), chánh nghiệp (sammā kammanto), chánh mạng (sammā ājīvo) khiến cho phát sanh thánh đạo diệt tận các pháp ác. 
  • Quí trọng vì thiền định (samādhimhi anuttaro). Thiền định có 2: cận định (upacāra samādi), nhập định (appanā samādhi). Cận định là trạng thái tâm lành an trụ trong một cảnh giới song chưa vững chắc. Nhập định là trạng thái tâm lành an trụ kiên cố trong một cảnh giới. Nhập định có 2: phàm định (lokiya samādhi) và thánh định (lokuttara samādhi). Phàm định là định trong thế gian, là thiền của phàm nhân, có lúc tiêu hoại. Phàm định có 8 là 4 bậc thiền trong cõi Sắc giới (rūpāvacara samāpatti) và 4 bậc thiền trong cõi Vô Sắc giới (arūpāvacara samāpatti). Thánh định là định xuất thế gian, là thiền của bậc Thánh nhân, chắc vững, không hư hoại. 
  • Quí trọng vì trí tuệ (paññāsu anuttaro): Ngài có trí tuệ vô lượng vô biên (mahāpañño), Chư Thiên và nhân loại không ai sánh bằng; có trí tuệ thậm thâm (puthuppañño), sâu dày như quả địa cầu; có trí tuệ làm cho chúng sanh vui thích (hāsappañño) trong khi nghe Ngài thuyết Pháp; có trí tuệ thông hiểu mau lẹ (javanappañño) các Pháp; có trí tuệ sắc bén (tikkhanappañño); có trí tuệ trong sự thuyết Pháp (nibbedhikappañño) là không bao giờ lẫn lộn hoặc vấp váp trong khi thuyết Pháp. Những trí tuệ ấy chẳng phải Đức Phật mới đắc được trong khi thành đạo, ngay trong những kiếp quá khứ lúc còn Bồ tát tu huệ ba-la-mật (paññā pāramī), Ngài có tên là Mahosatha, vidhura v.v… đã có trí tuệ trội hẳn các bậc trí thức khác trong thời bấy giờ.
  • Quí trọng vì sanh làm người nam (purisasīlamācāresu) (Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta) đầy đủ ngũ quan, diện mạo phi phàm, học lực xuất chúng, thông hiểu trọn bộ kinh Phệ-đà, kiếm cung, tài lực siêu phàm bạt tụy, không người nam nào có thể sánh bằng, ai ai cũng đều cảm phục kính nể. 
  • Quí trọng vì phẩm hạnh thanh cao (bhavassa sammācāresu) hơn tất cả chúng sanh trong tam giới. 
  • Quí trọng vì trí tuệ thông hiểu phương pháp giải thoát khỏi các pháp ác (phiền não) (parapuggalavimuttiññāṇe) hơn các bậc trí thức khác. 
  • Quí trọng vì trí tuệ biết rõ các tiền kiếp của Ngài và của các chúng sanh là đắc túc mạng thông (pubbenivāsānussatiññāṇe). 
  • Quí trọng vì Ngài có thiên nhãn thông (dibbacakkhuññāṇe). 
  • Quí trọng vì trí tuệ biết rõ cái quả của mỗi chúng sanh đều do nghiệp thiện hoặc ác đã tạo (kammavipākaññāṇe). 
  • Quí trọng vì Ngài đã dùng lưỡng thông (yamakappātihāriyaññāṇe) là thần thông hóa thân làm 2 vị Phật : một vị ở cõi trời Đạo Lợi thuyết tạng Luận độ Phật mẫu liên tiếp trong hạ thứ 7, một vị đi trì bình mỗi buổi sáng ở Bắc Cu Lu châu. 
  • Quí trọng vì Ngài đã dùng thần thông làm cho Chư Thiên, nhân loại và chúng sanh trong địa ngục đồng nhìn thấy nhau rõ ràng (lokavivaranappātihāriyaññāṇe), sau khi Ngài thuyết xong tạng Luận, từ cõi trời Đạo Lợi trở xuống trần gian. 
  • Quí trọng vì Ngài hiểu biết rành mạch sự phạm tội (āpattikusalatāya), là vị tăng nào phạm tội (giới luật) hoặc không phạm tội, Ngài đều rõ biết. 
  • Quí trọng vì Ngài hiểu biết rành mạch cách thoát khỏi tội (āpattivuṭṭhānakusalatāya), là nếu vị tăng nào sơ ý phạm tội, Ngài từ bi cho phép thực hành những phương thế giải tội (sám hối…) 
  • Quí trọng vì Ngài hiểu biết rành mạch bản chất tứ đại (dhātukusalatāya) hữu thức (upādinnaka dhātu) của chúng sanh và bản chất tứ đại vô thức (anupādinnaka dhātu) của đất, núi, cây, đá… , luôn cả bản chất của chúng sanh vui thích trong tứ đại là đất, nước, gió, lửa. 
  • Quí trọng vì Ngài rành mạch cách chú tâm (manasikārakusalatāya), điều chi Ngài để tâm ghi nhớ thì không bao giờ quên. 
  • Quí trọng vì Ngài rành mạch (thānāthānakusalatāya) trong nguyên nhân (hetu) hay không phải nguyên nhân. Nhân đây là nhân lành, có 3 là: không gian tham (alobho), không sân hận (adoso), không si mê (amoho).
  • Quí trọng vì hai thần lực (dvīsu iddhīsu) có 2: thần lực do tâm (cittiddhi) là tâm thanh tịnh nhờ thiền định, thần lực do trí tuệ (vimaṃsiddhi) là trí tuệ sáng suốt nhờ minh sát. 
  • Quí trọng vì hai oai đức cao thượng (dvisu anuttariyesu) không ai sánh bằng là giới cao thượng (sīlānuttariya), trí tuệ cao thượng (paññānuttariya). 
  • Quí trọng vì ba hạnh tuyệt luận (tīsukathāvatthūsu) là bố thí (dāna), trì giới (sīla), tham thiền (bhāvanā).
  • Quí trọng vì 3 bậc thiền định (tīsusamādhisu) là bậc thiền có đủ tầm và sát (vitakkavicārasamādhi), bậc thiền không có tầm nhưng có sát (avitakkasavicārasamādhi), bậc thiền không tầm và không sát (avitakka avicārasamādhi).
  • Quí trọng vì những điều phi thường xảy ra (tīsu pātihāriyesu) khi Ngài lên pháp tọa, trong lúc đang thuyết pháp và khi xuống pháp tọa.
  • Quí trọng vì thông thấu tứ niệm xứ (catūsu satipaṭṭhānesu) là: niệm thân (kāyānupassanā satipaṭṭhāna), niệm thọ (vedanānupassanā satipaṭṭhāna), niệm tâm (cittānupassanā satipaṭṭhāna), niệm pháp (dhammānupassanā satipaṭṭhāna).
  • Quí trọng vì bốn điều đầy đủ (sampadā) (catūsu sampadāsu) khiến cho sự phước thí được quả báu cao thượng là: đầy đủ cả 3 tác ý (cetanā sampada) là tác ý đầu tiên (pubba cetanā) là suy tính trước khi làm phước, tác ý trong khi làm (muñcana cetanā) là tâm vui thích trong lúc đang làm phước, tác ý suy nghĩ thỏa thích sau khi làm rồi (aparāpara cetanā); đầy đủ tứ vật dụng (paccaya sampadā) (y phục, vật thực, cốc liêu, thuốc trị bệnh); đầy đủ các vật cúng dường (vatthu sampadā); đầy đủ ân đức (guṇātireka sampadā) của cả 2 bậc Thánh nhân là A-na-hàm và A-la-hán khi các Ngài vừa xuất đại định. 
  • Quí trọng vì tứ thần túc (catūsu iddhipādesa): nguyện vọng thần túc (chandiddhipāda), tinh tấn thần túc (viriyiddhipāda), tâm năng thần túc (cittiddhipāda), trí tuệ thần túc (vimaṃsiddhipāda).
  • Quí trọng vì 4 quả (catūsu maggesu catūsu phalesu) bắt đầu từ Tu-đà-huờn đạo, Tu-đà-huờn quả, v…
  • Quí trọng vì 4 pháp thánh tông (catūsu ariyavaṃsesu): có sự ham muốn ít (appiccho), có sự tri túc (sallekho), có đức tin kiên cố (saddhā) trong 10 pháp ba-la-mật, trì giới (sīlaṃ) trong sạch theo ngũ giới, bát quan trai giới và tứ thanh tịnh giới.
  • Quí trọng vì trí tuệ, thông hiểu 4 phương pháp giải thoát (catūsu vimuttiññānesu) khỏi các pháp ác (phiền não): giải thoát bằng thánh tuệ (paññāvimuti) là tuệ xuất thế gian, giải thoát bằng sự đoạn tuyệt (samuccheda vimutti), giải thoát bằng sự đè nén (vikkhambhana vimuti) của thiền định, giải thoát các pháp ác (tadaṅga vimutti) trong mỗi nấc tâm do minh sát tuệ. 
  • Quí trọng vì ngũ lực (pañcabalesu): tín lực (saddhā balaṃ) là đức tin dũng mãnh nơi Tam bảo và lý nhân quả để diệt trừ lòng mê tín, tà kiến; tấn lực (viriya balaṃ) là tinh tấn dõng mãnh để diệt trừ sự lười biếng, giải đãi; niệm lực (sati balaṃ) là trí nhớ dõng mãnh để diệt trừ tâm nhớ vẫn vơ bên ngoài, định lực (samādhi balaṃ) là thiền định dõng mãnh để diệt trừ tâm không chăm chú, không an trụ; tuệ lực (paññā balaṃ) là trí tuệ dũng mãnh để diệt trừ vô minh.
  • Quí trọng vì ngũ căn (pañcindriyesu) (tinh thần): tín căn (saddhindriyaṃ) là cội tin ân đức Tam bảo và tin nhân quả để diệt trừ tà kiến; tấn căn (viriyindriyaṃ) là cội tinh tấn để diệt trừ sự lười biếng, giải đãi; niệm căn (satindriyaṃ) là cội trí nhớ để diệt trừ tâm nhớ vẩn vơ bên ngoài; định căn (samādhindriyaṃ) là cội chánh định để diệt trừ tâm không an trụ; tuệ căn (paññindriyaṃ) là cội trí tuệ để diệt trừ vô
  • Quí trọng vì ngũ thông (pañcābhiññāsu): nhãn thông (dibbacakkhu), nhĩ thông (dibba sota), thần thông (iddhividha), tha tâm thông (paracitta vijjā), túc mạng thông (pubbenivāsānussati). Ngũ thông kể trên còn trong phạm vi của hạng phàm nhân, các bậc Thánh nhân đắc thêm lậu tận thông (āsavakkhaya) là tuệ biết rõ các pháp trầm luân để diệt tận, cộng chung là 6 cái thông (abhiññā).
  • Quí trọng vì sáu trí tuệ vô thượng (chāsādhāraṇaññāṇeru): huệ biết rõ các pháp khuynh hướng (āsaya) và các pháp ngủ ngầm (anusaya) trong tâm chúng sanh (āsayānusayaññāṇa), huệ biết rõ căn cơ dõng mãnh hay yếu hèn của chúng sanh (indriyaparopariyattiññāṇa), huệ lanh lẹ trong sự dùng lưỡng thông là thần thông hóa thân làm 2 vị Phật (yamakappāṭihāriyaññāṇa), huệ biết rõ phương pháp tế độ chúng sanh khi xả đại bi định (mahākaruṇāsamāpattiññāṇa), huệ thông hiểu tất cả mọi vật không dư sót (Toàn giác) (sabbaññūtaññāṇa), huệ thông hiểu mọi vật không chướng ngại, không chi che án được (anāvaraññāṇa). 
  • Quí trọng vì sự thuyết pháp về 7 pháp thanh tịnh (sattavisuddhidesanāsu) như thanh tịnh do sự trì giới ((sīla visuddhi); thanh tịnh do sự sửa trị tâm (citta visuddhi) làm cho phát sanh cận định và nhập định; thanh tịnh do sự hiểu thấy chân chánh (diṭṭhi visuddhi) là tuệ thấy rõ “danh và sắc” (ngũ uẩn) do sự hòa hợp của tứ đại và hằng bị chi phối bởi 3 tướng vô thường, khổ não, vô ngã; thanh tịnh do tuệ thấy rõ nhân duyên của danh sắc và dứt khỏi hoài nghi đối với danh sắc trong tam thế (kaṅkhāvitaraṇa visuddhi); thanh tịnh do tuệ không sai lầm theo 10 phiền não của minh sát, thấy rõ là đạo hay chẳng phải là đạo (maggāmaggaññāṇadassana visuddhi); thanh tịnh do tuệ thấy rõ cách thức tiến hóa là nên thực hành 9 pháp minh sát tuệ (paṭipadāñāṇadassana visuddhi); thanh tịnh do tuệ xuất thế gian (ñāṅadassana visuddhi) thấy rõ 4 thánh đạo và 4 thánh quả.Quí trọng vì thông hiểu đạo tuệ của bảy bậc Thánh nhân (sattākhīṇāsavabalesu) là những bậc hữu học (sekkho puggalo) có mãnh lực diệt tận từng giai đoạn các pháp trầm luân, nhất là 10 sử (samyojana: pháp thằng thúc). Bảy bậc Thánh nhân ấy là Tu-đà-huờn đạo, Tu-đà-huờn quả, Tư-đà- hàm đạo, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm đạo, A-na-hàm quả và A-la-hán đạo.
  • Quí trọng vì 10 đề kasiṇa23 (dasakasiṇāyatanesu): đề mục đất (pathavī kasiṇa), đề mục nước (āpo kasiṇa), đề mục gió (vāgo kasiṇa), đề mục lửa (tejo kasiṇa), đề mục màu xanh (nīla kasiṇa), đề mục màu vàng (pīta kasiṇa), đề mục màu đỏ (lohita kasiṇa), đề mục màu trắng (odāta kasiṇa), đề mục hư không (ākāsa kasiṇa), đề mục ánh sáng (āloka kasiṇa).
  • Quí trọng vì hiểu rõ 11 phước báu (ekādasamettānisaṅsadesanāsu) do sự rải lòng bác ái: khi ngủ được an vui (sukhaṃ supati), khi thức dậy cũng được an vui (sukhaṃ paṭibujjhati), không nằm mộng thấy điều dữ xấu xa (na pāpakaṃ supinaṃ passati), mọi người đều thương mến (manussānaṃ piyohoti), phi nhân cũng thương mến (amanussānaṃ piyohoti), Chư Thiên thường hộ trì (devatā rakkhanti), lửa, thuốc độc và khí giới không làm hại được (nāssa aggi vā visaṃ vā satthaṃ vā kamati), tâm nhập thiền một cách mau lẹ (tuvāṭaṃ cittaṃ samādhiyati), màu da, gương mặt được tươi tỉnh sáng sủa (mukhavaṇṇo vippasīdati), khi sắp lâm chung, tâm được bình tĩnh không mê loạn (asammuḷho kālaṃ karoti), nếu chưa đắc đạo quả cao thượng thì khi chết được sanh về cõi trời Phạm Thiên (Sắc giới) (uttariṃ appaṭivijjhanto brahmalokūpagohoti).
  • Quí trọng vì biết rõ tâm của chúng sanh ở trong mười hai điều tội lỗi (dvādasākusaladesanāsu) là 12 ác tâm24 (akusalacitta): 8 tâm xan tham, 2 tâm sân hận, 2 tâm si mê.
  • Quí trọng vì thông hiểu cách hành 13 pháp đầu đà (terasa dhuṭaṅgaguṇesu): hành bằng cách lượm vải bỏ để may y mặc  (paṃsukūlika),   hành   bằng   cách   chỉ có tam y (tecīvarika), hành bằng cách chỉ đi khất thực không thọ trai tăng (pindapātika), hành bằng cách thường đi khất thực theo mỗi nhà mỗi xóm (sapadānacārika), hành bằng cách chỉ ngồi thọ thực một chỗ (ekāsanika) (chỉ thọ mỗi ngày một lần thôi), hành bằng cách chỉ thọ thực trong bát mà thôi (pattapiṇḍika), hành bằng cách khi đã ngăn25 vật thực người dâng rồi thì không được phép thọ thực nơi nào nữa (khalupacchābhattika), hành bằng cách chỉ ở trong rừng (không được ở trong xóm làng) (āraññika), hành bằng cách chỉ ở nơi cội cây (không được ở cốc liêu hoặc chỗ có che lợp) (rukkhamūlika), hành bằng cách chỉ ở ngoài trời, khoảng trống (dầu dưới bóng cây cũng không được) (abbhokāsika), hành bằng cách chỉ ở nơi mồ mả hoặc chỗ bỏ tử thi (sosānika), hành bằng cách chỉ ở chỗ nào chư tăng đã chỉ định đầu tiên, không dời đổi (yathāsanthalika), chỉ ngồi chớ không nằm (đi, đứng được) (nesajjika).
  • Quí trọng vì mười bốn trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, vô lượng vô biên (cuddasabuddhaññāṇesu): huệ thấy rõ khổ đế là chân thật (dukke ñāṇaṃ), huệ thấy rõ tập đế là chân thật (dukkha samudaye ñāṇaṃ), huệ thấy rõ diệt đế là chân thật (dukkha nirodhe ñāṇaṃ), huệ thấy rõ đạo đế là chân thật (dukkha nirodhagāminipaṭipadāya ñāṇaṃ), huệ thấy rõ cái quả hay cái lý (thông suốt cả nghĩa lý của chú giải) (atthapaṭisambhidā), huệ biết rõ cái nhân hay thông suốt cả các pháp (dhammapaṭisambhidā), huệ biết rõ ngữ căn hay thông suốt các thứ tiếng (niruttipaṭisambhisā), huệ phân tách rõ ràng và mau lẹ tất cả sự vật (paṭibhāṇa paṭisambhidā). 8 cái huệ vừa kể trên + 6 cái huệ đã giải ở chi số 32 thành 14 cái huệ.
  • Quí trọng vì sự thuyết pháp về sanginippakaraṇa (trong tạng luận) chia tâm lành ra 21 (ekavīsatikusaladesanāsu): 8 thiện tâm trong cảnh Dục giới (kāmāvacarakusala), 5 thiện tâm trong cảnh Sắc giới (rūpāvacarakusala), 4 thiện tâm trong cảnh Vô Sắc giới (arūpāvacarakusala), 4 thiện tâm xuất thế của bậc Thánh nhân (lokuttarakusala).
  • Quí trọng vì sự thuyết pháp māhāpaṭṭhāna (duyên khởi đại luận) về 24 cái nhân (paccaya) bắt đầu từ hetuppaccaya (nguyên khởi nhân) và cuối cùng là avigatappaccaya (bất tán nhân) (catuvisatipasayadesanāsu).
  • Quí trọng vì huệ thông suốt hằng hà vô tận, pháp môn (kotisatasahassa sañcaritadhamma vajīraññāṇesu) là dukapaṭṭhāna, tikapaṭṭhāna,   dukatikapaṭṭhāna, tikadukapaṭṭhāna

Do nhờ những ân đức quí trọng, không ai có thể sánh bằng vừa kể trên, nên Đức Phật có hiệu là Anuttaro (Vô Thượng Sĩ).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app