Summary of the Majjhima Nikaya
Bhikkhu Bodhi

Tóm tắt Trung Bộ Kinh
Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch

1. Mùlapariyàya Sutta – The root of all things.
The Buddha analyses the cognitive processes of four types of individuals – the untaught ordinary person, the disciple in higher training, the arahant and the Tathàgata. This is one of the deepest and most difficult suttas in the Pali Canon, and it is therefore suggested that the earnest student read it only in a cursory manner on a first reading of the Majjhima Nikàya, returning to it for an in-depth study after completing the entire collection.

Gốc rễ của vạn pháp.
Phật phân tích tiến trình nhận thức của bốn hạng người: phàm phu chưa nghe pháp, bậc hữu học, A la hán và Như lai. Kinh này là một trong những kinh sâu sắc và khó hiểu nhất trong tạng kinh Pali, bởi thế đề nghị học giả nghiêm túc sau khi đọc qua một lần đầu, hãy đọc trở lại kinh này khi đã xem trọn 152 kinh.

2. Sàbbàsava Sutta – All the taints.
The Buddha teaches the Bhikkhus seven methods for restraining and abandoning the taints, the fundamental defilements that maintain bondage to the round of birth and death.

Tất cả nhiễm ô.
Phật dạy các tỷ kheo bảy phương pháp để chế ngự và từ bỏ ô nhiễm, tức những phiền não căn bản cứ tiếp tục trói buộc con người vào chu kỳ sinh tử.

3. Dhammadàyàda Sutta – Heir in the dhamma.
The Buddha enjoins the Bhikkhus to be heirs in the Dhamma, not heirs in material things. The venerable Sàriputta then continues on the same theme by explaining how disciples should train themselves to become the Buddhás heir in the Dhamma.

Những người thừa kế Chính pháp.
Phật khuyến khích chư tỳ kheo hãy là những người thừa hưởng gia tài Pháp của Ngài chứ không phải thừa hưởng của cải vật chất. Sau đó tôn giả Xá lợi phất tiếp tục đề tài này bằng cách giải thích làm thế nào các đệ tử cần phải tu tập để trở thành những vị thừa kế của Phật trong lĩnh vực Pháp.

4. Bhayabherava Sutta – Fear and dread.
The Buddha describes to a bradhmin the qualities required of a monk who wishes to live alone in the forest. He then relates an account of his own attempts to conquer fear when striving for enlightenment.

Sợ hãi và khiếp đảm
Phật mô tả cho một bà la môn biết những đức tính cần thiết mà một tỳ kheo phải hội đủ nếu muốn sống độc cư ở rừng núi. Rồi Ngài kể lại cách Ngài chinh phục sự sợ hãi khi Ngài đang còn nỗ lực để đạt giác ngộ.

5. Anangana Sutta – Without blemishes.
The venerable Sàriputta gives a discourse to the Bhikkhus on the meaning of blemishes, explaining that a bhikkhus becomes blemished when he falls under the sway of evil wishes

Không lỗi lầm.
Tôn giả Xá lợi phất giảng cho các tỳ kheo ý nghĩa của cấu uế – hay lỗi lầm – giải thích rằng một tỳ kheo có lỗi khi vị ấy bị thao túng bởi những ước muốn xấu.

6. Àkankheyya Sutta – If a bhikkhu wish.
The Buddha begins by stressing the importance of virtue as the foundation for a bhikkhu’s training; he then goes on to enumerate the benefits that a bhikkhu can reap by properly fulfilling the training.

Tỳ kheo nên cầu mong những gì.
Mở đầu, Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của giới, nền tảng việc tu tập của một tỳ kheo. Kế đến Ngài kể ra những lợi lạc mà một tỳ kheo có thể gặt hái được nhờ viên mãn các học giới.

7. Vatthùpama Sutta – The simile of the cloth.
With a simple simile the Buddha illustrates the difference between a defiled mind and a pure mind.

Ví dụ tấm vải
Bằng một ví dụ đơn giản, Phật nói rõ sự khác nhau giữa một tâm ô nhiễm và một tâm thanh tịnh.

8. Sallekha Sutta – Effacement.
The Buddha rejects the view that the mere attainment of the mediative absorptions is effacement and explains how effacement is properly practised in his teaching.

Đoạn giảm (Viễn ly).
Phật bác bỏ quan điểm cho rằng chứng đắc các thiền đã là viễn ly [hay đoạn giảm], và giải thích cách tu tập đoạn giảm [đọan phiền não, giảm vô minh] thực sự trong giáo lý Ngài.

9. Sammàditthi Sutta – Right view.
A long and important discourse by the venerable Sàriputta, with separate sections on the wholesome and unwholesome, nutriment, the four Noble Truths, the twelve factors of dependent origination, and the taints.

Chánh tri kiến.
Một bản kinh dài và quan trọng do tôn giả Xá lợi phất thuyết giảng, với nhiều đoạn tách biệt nói về thiện và bất thiện, về thức ăn, về Bốn chân lý cao cả, về 12 nhân duyên và các ô nhiễm.

10. Satipatthàna Sutta – The foundations of mindfullness.
This is one of the fullest and most important suttas by the Buddha dealing with meditation, with particular emphasis on the development of insight. The Buddha begins by declaring the four foundations of mindfullness to be the direct path for the realisation of Nibbàna, then gives detailed instructions on the four foundations: the contemplation of the body, feelings, mind and mind objects.

Nền tảng của chính niệm.
Đây là một trong những kinh quan trọng và đầy đủ nhất mà Phật dạy về thiền, đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển tuệ quán. Khởi đầu, Phật tuyên bố bốn niệm xứ là con đường thẳng tắt để thực chứng niết bàn. Sau đó Ngài chỉ dạy chi tiết về bốn niệm xứ là quán thân, cảm thọ, tâm và các pháp đối tượng của tâm.

11. Cùlasìhanàda Sutta – The shorter discourse on the Lion’s roar.
The Buddha declares that only in his Dispensation can the four grades of noble individuals be found, explaining how his teaching can be distinguished from other creeds through its unique rejection of all doctrines of self.

Bài kinh ngắn nói về tiếng rống sư tử.
Phật tuyên bố, chỉ trong Giáo pháp Ngài mới có thể tìm thấy bốn cấp bực thánh chúng, và giải thích giáo lý Ngài khác với các tôn giáo khác ở chỗ độc đáo phủ nhận tất cả kiến chấp về bản ngã như thế nào.

12. Mahàsìhanàda Sutta – The greater discourse on the lion’s roar.
The Buddha expounds the ten powers of a Tathàgata, his four kinds of intrepidity, and other superior qualities which entitle Him to “roar his lion’s roar in the assemblies”.

Bài kinh dài nói về tiếng rống sư tử.
Phật giảng về Mười lực của một đức Như lai, Bốn vô úy và những đức thù thắng khác; nhờ đó Ngài đủ tư cách “rống tiếng rống sư tử” trong các hội chúng.

13. Mahàdukkhakkhanda Sutta – The greater discourse on the mass of suffering.
The Buddha explains the full understanding of sensual pleasures, material form, and feelings; there is a long section on the dangers in sensual pleasures.

Bài kinh dài nói về đống khổ.
Phật giải thích sự liễu tri các khoái lạc giác quan, liễu tri sắc và thọ; có một đoạn rất dài nói về những nguy hiểm của dục lạc.

14. Cùladukkhakkhandha Sutta – The shorter discourse on the mass of suffering.
A variation of the preceding, ending in a discussion with Jain ascetics on the nature of pleasure and pain.

Bài kinh ngắn về đống khổ.
Một dạng như kinh số 13, kết thúc bằng một cuộc đàm luận với những người Kỳ na giáo tu khổ hạnh, về bản chất của lạc và khổ.

15. Anumàna Sutta – Inference.
The venerable Mahàmoggallàna enumerates the qualities that make a bhikkhu difficult to admonish and teaches how one should examine oneself to remove the defects in onés character.

Tư Lượng (Suy diễn).
Tôn giả Mục kiền liên kể ra những đặc tính làm cho một tỳ kheo trở thành kẻ khó nói, và dạy người ta nên tự xét như thế nào để tẩy trừ những khuyết điểm trong nhân cách mình.

16. Cetokhila Sutta – The wilderness in the heart.
The Buddha explains to the bhikkhus the five “wilderness in the heart” and the five “shackles in the heart”.

Rừng hoang trong tâm.
Phật giảng cho các tỳ kheo “năm hoang dã trong tâm” và “năm xiềng xích trong tâm”.

17. Vanapattha Sutta – Jungle thickets.
A discourse on the conditions under which a meditative monk should remain living in a jungle thicket and the conditions under which he should go elsewhere.

Khu rừng rậm
Một bài giảng về những điều kiện nào một tỳ kheo thiền định nên tiếp tục sống tại một khu rừng, điều kiện nào nên bỏ đi chỗ khác.

18. Madhupinkika Sutta – The honey ball.
The Buddha utters a deep but enigmatic statement about “the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a man.” This statement is elucidated by the venerable Mahakaccàna, whose explanation is praised by the Buddha.

Viên mật.
Phật thốt lên một lời phát biểu sâu sắc nhưng khó hiểu về “cái nguồn gốc từ đấy các nhận thức và quan niệm đầy thiên kiến ám ảnh một con người.” Lời phát biểu ấy được tôn giả Đại Ca chiên diên làm sáng tỏ, và sự giải thích của tôn giả được Phật khen ngợi.

19. Dvedhàvitakka Sutta – Two kinds of thought.
With reference to his own struggle for enlightenment, the Buddha explains the way to overcome unwholesome thoughts and replace them by wholesome thoughts.

Hai loại tư duy.
Nhắc lại thời Ngài còn phấn đấu để đạt giác ngộ, Phật giải thích cách vượt qua những tư duy bất thiện và thay thế chúng bằng những tư tưởng tốt lành.

20. Vitakkasanthàna Sutta – The removal of distracting thoughts.
The Buddha teaches five methods for dealing with the unwholesome thoughts that may arise in the course of meditation.

An trú tầm (Sự tẩy trừ loạn tưởng).
Phật dạy năm phương pháp để đối trị những bất thiện tầm có thể khởi lên trong khi thiền định.

21. Kakacùpama Sutta – The simile of the saw.
A discourse on the need to maintain patience when addressed with disagreeable words.

Ví dụ về cái cưa.
Bài kinh về sự cần thiết phải kham nhẫn khi bị nói những lời khó chịu.

22. Alaggadùpama Sutta – The simile of the snake.
A bhikkhu named Arittha gives rise to a pernicious view that conduct prohibited by the Buddha is not really an obstruction. The Buddha reprimands him and, with a series of memorable similes, stresses the dangers in misapplying and misrepresenting the Dhamma. The sutta culminates in one of the most impressive disquisitions on non-self found in the Canon.

Ví dụ con rắn
Một tỳ kheo tên Arittha khởi lên tà kiến cho rằng hành vi mà Phật cấm thực sự không phải là chướng ngại (cho giải thoát). Phật quở trách ông, và nói nhiều với nhiều ví dụ đáng nhớ, Ngài nhấn mạnh những nguy hiểm của việc áp dụng sai và giải thích Pháp một cách sai lạc. Cao điểm kinh này là một trong những thiên trường luận khởi sắc nhất về vô ngã được thấy trong Kinh tạng.

23. Vammika Sutta – The ant-hill.
A deity presents a monk with an obscure riddle, which is unravelled for him by the Buddha.

Gò mối
Một vị trời đặt cho một tỳ kheo một câu đố bí hiểm, được Phật giải thích.

24. Rathavivùta Sutta – The relay chariots.
The venerable Punna Mantàniputta explains to Sàriputta that the goal of the holy life, final Nibbàna, is to be reached by way of the seven stages of purification.

Những cỗ xe tiếp vận.
Tôn giả Phú lâu na giải thích cho Xá lợi phất biết rằng niết bàn, mục tiêu của đời sống phạm hạnh, được đạt đến là nhờ bảy giai đoạn thanh tịnh.

25. Nivàpa Sutta – The bait.
The Buddha uses the analogy of deer – trappers to make known to the Bhikkhus the obstacles that confront them in their effort to escape from Mara’s control.

Miếng mồi.
Phật dùng ví dụ những thợ bẫy nai để hiển thị cho tỳ kheo những chướng ngại họ gặp phải trong khi nỗ lực thoát khỏi sự khống chế của ma vương.

26. Ariyapariyesana Sutta – The noble search.
The Buddha gives the Bhikkhus a long account of his own quest for enlightenment from the time of his life in the palace up to his transmission of the Dhamma to his first five disciples.

Sự tầm cầu cao thượng.
Phật kể cho chúng tỳ kheo về sự tầm cầu giác ngộ trong đời Ngài, từ khi còn ở trong cung điện cho đến khi truyền Pháp cho năm đệ tử đầu tiên.

27. Cùlahatthipadopama Sutta – The shorter discourse on the simile of the elephant’s footprint.
Using the analogy of a woodsman tracking down a big bull elephant, the Buddha explains how a disciple arrives at complete certainty of the truth of his teaching. The sutta presents a full account of the step by step training of the Buddhist monk.

Bài kinh ngắn về ví dụ dấu chân voi.
Phật lấy hình ảnh người thợ rừng theo dấu một con voi lớn để giải thích làm cách nào đệ tử đạt đến sự xác tín hoàn toàn đối với chân lý Ngài dạy.

28. Mahàhatthipadopama sutta – The greater discourse on the simile of the elephant’s footprint.
The venerable Sàriputta begins with a statement of the four noble truths, which he then expounds by way of the contemplation of the four elements and the dependent origination of the five aggregates.

Bài kinh dài về ví dụ dấu chân voi.
Tôn giả Xá lợi phất khởi đầu bằng tuyên bố về Bốn chân lý, rồi giảng giải bốn chân lý qua pháp quán bốn đại chủng và lý duyên khởi về năm uẩn.

29-30. Mahàsàropama & Cùlasàropama Suttas – The greater and shorter discourse on the simile of the heartwood.
These two discourses emphasize that the proper goal of the holy life is the unshakable deliverance of the mind, to which all other benefits are subsidiary.

Thí dụ lõi cây (đại kinh và tiểu kinh)
Cả hai kinh này nhấn mạnh rằng mục đích chính của đời sống phạm hạnh là tâm giải thoát bất động, đối với mục đích này thì tất cả những lợi lạc khác chỉ là cặn bã.

31. Cùlagosinga Sutta – The shorter discourse in Gosinga.
The Buddha meets three bhikkhus who are living in the concord, “blending like milk and water”, and inquires how they succeed in living together so harmoniously.

Bài kinh ngắn tại rừng Gosinga (Sừng bò).
Phật gặp ba tỳ kheo sống chung hòa hợp “như nước với sữa” và hỏi họ làm cách nào họ sống được hòa hợp như vậy.

32. Mahàgosinga Sutta – The greater discourse in Gosinga.
On a beautiful moonlit night a number of senior disciples meet together in a sàla tree wood and discuss what kind of bhikkhu could illuminate the wood. After each has answered according to his personal ideal, they go to the Buddha, who provides his own answer.

Bài kinh dài trong rừng Gosinga.
Vào một đêm trăng sáng, một số cao đệ của Phật tụ họp trong rừng cây sa la thảo luận về hạng tỳ kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng. Sau khi mỗi người đã trả lời theo lý tưởng riêng mình, họ cùng đi đến Phật. Ngài đưa ra câu trả lời của chính Ngài.

33. Mahàgopàlaka Sutta – The greater discourse on the cowherd.
The Buddha teaches eleven qualities that prevent a bhikkhu’s growth in the Dhamma and eleven qualities that contributes to its growth.

Bài kinh dài về người mục đồng.
Phật dạy 11 tính chất khiến tỳ kheo không lớn mạnh trong Pháp và 11 tính chất đưa đến sự tăng tiến Pháp.

34. Cùlagopàlaka Sutta – The shorter discourse on the cowherd.
The Buddha explains the types of of bhikkhus who “breast Màra’s stream” and get safely across to the further shore.

Bài kinh ngắn về người chăn bò.
Phật giải thích các hạng tỳ kheo “vượt qua được sông ma” để vượt qua bờ kia một cách an ổn.

35. Cùlasaccaka Sutta – The shorter course to Saccaka.
The debater Saccaka boast that on debate he can shake the Buddha up and down and thump him about, but when he finally meets the Buddha their discussion takes some unexpected turns.

Bài kinh ngắn giảng cho Saccaka.
Saccaka, người giỏi biện luận thuộc phái khổ hạnh Ni kiền tử khoe khoang rằng ông ta có thể tranh biện với Phật làm Ngài phải run lên, vần quanh Ngài. Nhưng cuối cùng khi ông gặp Phật, cuộc đàm luận đã có những chuyển biến bất ngờ.

36. Mahàsaccaka Sutta – The greater discourse to Saccaka.
The Buddha meets again with Saccaka and in the course of a discussion on development of body and development of mind he relates a detailed narrative on his own spiritual quest.

Bài kinh dài giảng cho Saccaka.
Phật lại gặp Saccaka và trong một cuộc thảo luận về thân tu tập và tâm tu tập, Ngài thuật lại chi tiết về cuộc tầm đạo của chính mình.

37. Cùlatanhàsankhaya Sutta – The shorter discourse on the destruction of craving.
The venerable Mahà Moggallàna overhears the Buddha give a brief explanation to Sakka, ruler of gods, as to how a bhikkhu is liberated through the destruction of craving. Wishing to know if Sakka understood the meaning, he makes a trip to the heaven of the Thirty-three to find out.

Bài kinh ngắn về sự diệt ái.
Tôn giả Mục kiền liên nghe lỏm một bài kinh ngắn Phật giảng cho Đế thích thiên chủ, làm thế nào một tỳ kheo giải thoát nhờ diệt ái. Vì muốn biết Thiên chủ có hiểu được ý nghĩa lời dạy ấy không, tôn giả Mục Liên lên đến cõi trời 33 để tìm hiểu.

38. Mahàtanhàsankhàya Sutta – The greater discourse on the destruction of craving.
A bhikkhu named Sati promulgates the pernicious view that the same consciousness transmigrates from life to life. The Buddha reprimands him with a lengthy discourse on dependent origination, showing how all phenomena of existence arise and cease through conditions.

Bài kinh dài về Đoạn ái dục.
Một tỳ kheo tên Sati tuyên bố tà kiến cho rằng cũng một tâm thức ấy lưu chuyển đời này sang đời khác. Phật quở trách ông với một bài thuyết giảng dài về lý duyên sinh, chỉ rõ tất cả pháp hiện hữu [hiện tượng] đều sinh và diệt do những điều kiện.

39. Mahà-assapura Sutta – The greater discourse at assapura.
The Buddha elucidates “the things that make one a recluse” with a discourse covering many aspects of the bhikkhús training.

Bài kinh dài giảng ở xóm ngựa.
Phật kể ra những “pháp làm nên một sa môn ẩn sĩ” với một bài giảng bao quát nhiều phương diện tu tập của một tỳ kheo.

40. Cùla-assapura Sutta – The shorter discourse at assapura.
The Buddha explains “the way proper to the recluse” to be not the mere outward practice of austerities but the inward purification from defilements.

Bài kinh ngắn giảng tại xóm ngựa.
Phật giải thích “con đường chân chính của sa môn” để ám chỉ không những chỉ có khổ hạnh bề ngoài, mà còn sự tịnh hóa những ô nhiễm nội tâm.

41-42. Sàleyyaka & Veranjaka Suttas – The brahmins of Sàla and of Veranja.
In these two nearly identical suttas, the Buddha explains to the groups of brahmin householders the courses of conduct leading to rebirth in lower realms and the courses leading to higher rebirth and deliverance.

Các bà la môn ở Sàla và ở Veranja.
Trong hai kinh gần giống nhau này, Phật giảng cho các nhóm gia chủ Bà la môn về các nghiệp đạo đưa đến tái sinh ở các cõi thấp, và các nghiệp đạo đưa đến tái sinh cao cấp và đưa đến giải thoát.

43-44. Mahàvedalla & Cùlavedalla Suttas – The greater and shorter series of questions and answers.
These two discourses take form of discussions on various subtle points of Dhamma, the former between the venerable Mahà Kotthila and the venerable Sàriputta, the latter between the bhikkhunì Dhammadinnà and the lay follower Visàkha.

Tập hợp lớn và nhỏ các vấn đáp.
Hai kinh này mang hình thức đàm luận những điểm tế nhị về Pháp. Kinh trước là giữa hai tôn giả Câu thi la và Xá lợi phất, kinh sau giữa tỳ kheo ni Dhammadinnà và cư sĩ Visàkha.

45-46. Cùladhammasamàdàna & Mahà-dhammasamàdàna Suttas – The shorter and greater discourses on ways of undertaking things.
The Buddha explains, differently in each of the two suttas, four ways of undertaking things, distinguished according to whether they are painful or pleasant now and whether they ripen in pain or pleasure in the future.

Bài kinh ngắn và dài về những lối hành xử.
Phật giải thích trong hai kinh này, bốn cách thọ lãnh các pháp, khác nhau ở chỗ hiện tại chúng là lạc hay khổ và trong tương lai, chúng kết thành quả báo vui hay khổ.

47. Vìmamsaka Sutta – The inquirer.
The Buddha invites the bhikkhus to maek a thorough investigation of himself in order to find out whether or not he can be accepted as fully enlightened.

Người tìm hiểu.
Phật khuyên các tỳ kheo nên làm một cuộc tra tầm toàn diện về bản thân Ngài để tìm hiểu xem Ngài có đáng được chấp nhận là hoàn toàn giác ngộ hay không.

48. Kosambiya Sutta – The Kosambians.
During the period when the bhikkhus at Kosambi are divided by a dispute, the Buddha teaches them the six qualities that create love and respect and conduce to unity. He then explains seven extraordinary knowledges possed by a noble disciple who has realised the fruit of stream-entry.

Những người xứ Câu diệm bì.
Trong thời gian chư tỳ kheo ở Câu diệm bì chia rẽ vì một cuộc tranh cãi, Phật giảng dạy cho họ sáu đức tính tạo nên tình thương yêu và tương kính, đưa đến hòa hợp. Rồi Ngài giải thích bảy thắng trí mà một vị thánh đệ tử có được khi chứng quả Dự lưu.

49. Brahmanimantanika Sutta – The invitation of a brahmà.
Baka the Brahmà, a high divinity, adopts the pernicious view that the heavenly world over which he presides is eternal and that there is no higher state beyond. The Buddha visits him to dissuade him from that wrong view and engages him in a contest of Olympian dimensions.

Sự mời mọc của Phạm thiên.
Vị trời Baka cõi Phạm thiên, có tà kiến rằng cõi trời mà ông làm chủ là trường cửu, không có cõi nào cao hơn. Phật viếng thăm ông ta để giải trừ tà kiến ấy nơi ông, và đưa ông vào một cuộc tranh tài có tầm cỡ thế vận hội.

50. Màratajjanìya Sutta – The rebuke to Màra.
Màra attempts to harass the venerable Moggallàna, but the latter relates a story of the distant past to warn Màra of the dangers in creating trouble for a disciple of the Buddha.

Hàng phục Ác ma.
Ác ma cố quấy nhiễu tôn giả Mục kiền liên, Ngài bèn thuật lại một câu chuyện từ quá khứ lâu xa để cảnh cáo cho Ác ma biết những nguy hiểm xảy đến khi quấy rối một đệ tử của Phật.

-ooOoo-

51. Kandaraka Sutta – To Kandaraka.
The Buddha discusses four kinds of persons found in the world – the one who torments himself, the one who torments others, the one who torments both himself and others, and the one who torments neither but lives a truly holy life.

Kinh nói cho Kandaraka.
Phật bàn đến bốn hạng người được tìm thấy trên đời: hạng người tự hành khổ, hạng người hành khổ người, hạng vừa tự hành khổ vừa hành khổ người, hạng không tự hành khổ, không hành khổ người mà lại sống một đời thực thánh thiện.

52. Atthakanàgara Sutta – The man from Atthakanagara
The venerable Ànanda teaches eleven “dơrs to the Deathless “by which a bhikkhu can attain the supreme security from bondage.

Người từ thành Bát.
Tôn giả Ànanda dạy 11 “cửa bất tử”, qua cửa này một tỳ kheo có thể đạt đến vô thượng an ổn khỏi trói buộc.

53. Sekha Sutta – The disciple in higher training.
At the Buddha’s request the venerable Ànanda gives a discourse on the practices undertaken by a disciple in higher training.

Ðệ tử trên đạo lộ hữu học.
Phật bảo tôn giả Ananda giảng về các pháp tu của một bậc hữu học.

54. Potaliya Sutta – To Potaliya.
The Buddha teaches a presumptuous interlocutor the meaning of the “cutting off affairs” in his discipline. The sutta offers a striking series of similes on the dangers in sensual pleasures.

Giảng cho Potaliya.
Phật giảng dạy cho một người hợm hĩnh đến tham vấn, ý nghĩa của “đoạn trừ tục sự” trong pháp luật của Ngài. Kinh này đưa ra một loạt những ví dụ đặc sắc về những nguy hiểm của dục lạc.

55. Jivaka Sutta – To Jivaka.
The Buddha explains the regulations he has laid down concerning meat-eating and defends his disciples against unjust accusatioins.

Giảng cho Jivaka.
Phật giảng những quy luật Ngài đã chế định về sự ăn thịt và bảo vệ các đệ tử khỏi bị lên án bất công.

56. Upàli Sutta – To Upàli
The wealthy and influential householder Upàli, a prominent supporter of the Jains, proposes to go to the Buddha and refute his doctrine. Instead, he finds himself converted by the Buddha’s “converting magic”.

Giảng cho Upàli.
Gia chủ giàu có và nổi tiếng tên Upàli, một thí chủ quan trọng của giáo pháp Ni kiền tử, định đến bài bác chủ trương của Phật. Nhưng ngược lại, ông tự thấy mình bị cảm hóa bởi “pháp thuật cảm hóa” của Phật.

57. Kukkuravatika Sutta – The dog-duty ascetic.
The Buddha meets two ascetics, one who imitates the behaviour of a dog, the other who imitates the behaviour of an ox. He reveals to them, the futility of their practices and gives them a discourse on kamma and its fruit.

Khổ hạnh Chó.
Phật gặp hai nhà khổ hạnh, một người bắt chước lối sống của chó, một người bắt chước lối sống của bò. Ngài cho họ biết sự vô ích của lối tu ấy, và giảng cho họ nghe về nghiệp và quả báo.

58. Abhayaràjakumàra Sutta – To Prince Abhaya.
The Jain leader, Nigantha Nàtaputta, teaches Prince Abhaya a “two-horned questions” with which he can refute the Buddha’s doctrine. The Buddha escapes the dilemma and explains what kind of speech he would and would not utter.

Giảng cho Vô Úy vương tử.
Giáo chủ Ni kiền tử dạy cho Vô Úy vương tử một “câu hỏi hai móc” để có thể bài bác thuyết của Phật. Phật thoát khỏi ngõ bí và giải thích loại lời nào Ngài sẽ nói và loại nào không.

59. Bahuvedaniya Sutta – The many kinds of feeling.
After resolving a disagreement about the classification of feelings, the Buddha enumerates the different kinds of pleasure and joy that beings can experience.

Các loại cảm thọ.
Sau khi giải quyết một bất đồng về phân loại các cảm thọ, Phật kể ra các loại lạc và hỉ mà hữu tình có thể cảm thọ.

60. Apannaka Sutta – The incontrovertible teaching.
The Buddha gives a group of brahmin householders an “incontrovertible teaching” that will help them steer clear of the tangle in contentious views.

Giáo lý không thể tranh cãi.
Phật giảng cho một nhóm gia chủ là bà la môn một giáo lý không ai cãi được, để giúp họ khỏi mắc kẹt vào sự rối ren của các quan điểm tranh chấp.

61. Ambalatthikàràhulovàda Sutta – Advice to Ràhula at Ambalatthikà.
The Buddha admonishes his son, the novice Ràhula, on the dangers in lying and stresses the importance of constant reflection on one’s motives.

Lời khuyên Ràhula, ở rừng Ambala
Phật khuyến cáo con trai của Ngài là chú tiểu Ràhula về những nguy hiểm trong sự nói dối, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thường xuyên tư duy về những hành động của mình.

62. Mahàràhulovàda Sutta – The greater discourse of advice to Ràhula.
The Buddha teaches Ràhula the meditation on the elements, on mindfulness of breathing, and other topics.

Bài kinh dài để khuyên dạy La hầu la
Phật dạy cho La hầu la pháp thiền quán về các đại chủng, về niệm hơi thở, và các đề tài khác.

63. Cùlamàlunkya Sutta – The shorter discourse to Màlunkyàputta.
A bhikkhu threatens to leave the Order unless the Buddha answers his metaphysical questions. With the smile of the man struck by a poisoned arrow, the Buddha makes plain exactly what he does and does not teach.

Bài kinh ngắn giảng cho Man đồng tử
Một tỳ kheo dọa sẽ từ bỏ tăng đoàn nếu Phật không trả lời cho ông những câu hỏi về siêu hình. Với ví dụ người bị trúng một mũi tên độc, Phật nêu rõ những gì Ngài có giảng dạy và không giảng dạy.

64. Màhàmàlunkya Sutta – The greater discourse to Màlunkyàputta.
The Buddha teaches the path to the abandoning of the five lower fetters.

Bài kinh dài giảng cho Man đồng tử
Phật giảng dạy con đường từ bỏ năm hạ phần kết sử.

65. Bhaddàli Sutta – To Bhaddàli.
The Buddha admonishes a recalcitrant monk and explains the disadvantages of refusing to submit to the training.

Giảng cho Bhaddàli.
Phật quở trách một tỳ kheo ươn ngạnh và giải thích những bất lợi của sự không tuân theo học giới.

66. Latukilopama Sutta – The simile of the quail.
The Buddha drives home the importance of abandoning all fetters, no matter how harmless and trifling they may seem.

Ví dụ con chim cáy.
Phật cho thấy sự quan trọng của việc từ bỏ mọi kết sử, dù chúng có thể mang vẻ vô hại, không đáng kể.

67. Càtumà Sutta – At Càtumà.
The Buddha teaches a group of newly ordained monks four dangers to be overcome by those who have gone forth into homelessness.

Ở Catumà.
Phật giảng dạy cho một nhóm tân tỳ kheo về bốn nguy hiểm mà người xuất gia từ bỏ gia đình cần phải vượt qua.

68. Nalakapàna Sutta – At Nalakapàna.
The Buddha explains why, when his disciples die, he declares their level of attainment and plane of rebirth.

Ở Nalakapàna.
Phật giải thích tại sao Ngài công bố sự chứng đắc và cõi tái sinh của các đệ tử khi họ chết.

69. Gulissàni Sutta – At Gulissàni.
The venerable Sàriputta gives a discourse on the proper training of a forest – dwelling bhikkhu.

Ở Gulissàni
Tôn giả Xá lợi Phất giảng về cách tu tập thích hợp cho một tỳ kheo ở rừng.

70. Kìtàgiri Sutta – At Kìtàgiri.
The Buddha admonishes a group of disobedient monks, in the course of which he presents an important sevenfold classification of noble disciples.

Ở Kìtàgiri.
Phật giáo giới nhóm tỳ kheo bất tuân, và trình bày một phân loại quan trọng về bảy hạng hiền thánh.

71. Tevijjavacchagotta Sutta – To Vacchagotta on the threefold true knowledge.
The Buddha denies possessing complete knowledge of everything at all times and defines the threefold knowledge he does posses.

Giảng cho Vachchagotta về ba minh.
Phật phủ nhận có toàn tri về mọi sự vào mọi lúc, và định nghĩa ba minh mà Ngài chứng.

72. Aggivacchagotta Sutta – To Vacchagotta on fire.
The Buddha explains to a wanderer why he does not hold any speculative views. With the smile of an extinguished fire he tries to indicatethe destiny of the liberated being.

Giảng cho Vachchagotta về ngọn lửa.
Phật giảng cho một du sĩ tại sao Ngài không giữ một quan điểm tư duy nào. Với ví dụ ngọn lửa, Ngài cố nói ra số phận của người đã giải thoát.

73. Mahàvacchagotta Sutta – The greater discourse to Vacchagotta.
The story of the wanderer Vacchagotta’s full conversion to the Dhamma, his going forth, and his attainment of arahantship.

Bài kinh dài giảng cho Vachchagotta.
Câu chuyện về du sĩ Vacchagotta hoàn toàn quay về Pháp, việc ông xuất gia và đắc quả a la hán.

74. Dìghanakha Sutta – To Dìghanakha.
The Buddha counters the disclaimers of a sceptic and teaches him the way to liberation through the contemplation of feelings.

Giảng cho Trường trảo.
Phật bác bỏ những lời tuyên bố của một kẻ theo chủ thuyết hoài nghi và dạy con đường giải thoát do quán cảm thọ.

75. Magandiya Sutta – To Magandiya
The Buddha meets the hedonist philosopher Magandiya and points out to him the dangers in sensual pleasures, the benefits of renunciation, and the meaning of Nibbàna.

Giảng cho Magandiya.
Phật gặp người theo thuyết hưởng lạc tên Magandiya và chỉ cho ông ta thấy những nguy hiểm trong năm dục, lợi ích của xuất ly và ý nghĩa của Niết Bàn.

76. Sandaka Sutta – To Sandaka.
The Venerable Ànanda teaches a group of wanderers four ways that negate the living of the holy life and four kinds of holy life without consolation. Then he explains the holy life that is truly fruitful.

Giảng cho Sandaka.
Tôn giả A nan giảng dạy cho một nhóm du sĩ bốn đường lối phủ nhận đời sống phạm hạnh – phi phạm hạnh trú – và 4 loại đời sống phạm hạnh bất an “bất an phạm hạnh.” Rồi Ngài giảng thế nào là đời sống phạm hạnh thực sự có hiệu quả.

77. Mahàsakuludàyi Sutta – The greater discourse to Sakuludàyi.
The Buddha teaches a group of wanderers the reasons why his disciples venerate him and look to him for guidance.

Bài giảng dài cho Sakuludayi.
Phật dạy cho một nhóm du sĩ những lý do vì sao các đệ tử Ngài tôn trọng Ngài và sống dưới sự hướng dẫn của Ngài.

78. Samanamandikà Sutta – To Samanamandikà.
The Buddha explains how a man is “one who has attained to the supreme attainment.”.

Giảng cho Samanamandikà
Phật giải thích làm thế nào một người được gọi là đã đạt đến sự chứng đắc tối thượng

79. Cùlasakuludàyi Sutta – The shorter discourse to Sakuludàyi.
The Buddha examines the doctrine of a wandering ascetic, using the smile of “the most beautiful girl in the country” to expose the folly of his claims.

Bài kinh ngắn giảng cho Sakuludàyi.
Phật xét lý thuyết của một du sĩ khổ hạnh, dùng ví dụ người con gái đẹp nhất nước để nêu rõ tính điên rồ của những gì ông tuyên bố.

80. Vekhanassa Sutta – To Vekhanassa.
A discourse partly similar to the preceding one, with an additional section on sensual pleasure.

Giảng cho Vekhanassa.
Một bài kinh có phần tương tự kinh trước, thêm đoạn nói về dục lạc.

81. Ghatìkàra Sutta – Ghatìkàra the potter.
The Buddha recounts the story of the chief lay supporter of the past Buddha Kassapa.

Thợ gốm Ghatìkàra.
Phật thuật câu chuyện về người cư sĩ ngoại hộ chính thức của Phật Ca Diếp thời quá khứ.

82. Ratthapàla Sutta – On Ratthapàla.
The story of a young man who goes forth into homelessness against the wishes of his parents and later returns to visit them.

Về Ratthapàla.
Chuyện về một thanh niên cưỡng lại ước muốn của cha mẹ mà đi tu, và sau trở về thăm cha mẹ.

83. Makhàdeva Sutta – King Makhàdeva.
The story of an ancient lineage of kings and how their virtuous tradition was broken due to negligence.

Vua Makhàdeva.
Chuyện về một dòng vua ngày xưa, truyền thống tu hành của họ đã do phóng dật mà bị gián đoạn như thế nào.

84. Madhurà Sutta – At Madhurà.
The venerable Mahà Kaccàna examines the brahmin claim that brahmins are the highest caste.

Tại Madhurà.
Tôn giả Ðại Ca Chiên Diên xét lại lời công bố của bà la môn rằng chỉ có giai cấp của họ là tối thượng.

85. Bodhiràjakumàra Sutta – To Prince Bodhi.
The Buddha counters the claim that pleasure is to gained through pain with an account of his own quest for enlightenment.

Nói cho vương tử Bồ đề.
Phật bác lời tuyên bố rằng lạc có được nhờ khổ, bằng cách kể lại cuộc tầm cầu giác ngộ của chính Ngài.

86. Angulimàla Sutta – On Angulimàla.
The story of how the Buddha subdued the notorious criminal Angulimàla and led him to the attainment of arahanship.

Về Chuỗi Ngón Tay.
Kể chuyện Phật hàng phục Chuỗi ngón tay, tên tội phạm nổi tiếng, và đưa ông ta đến chứng đắc A la hán quả.

87. Piyajàtika Sutta – Born from those who are dear.
Why the Buddha teaches that sorrow and grief arise from those who are dear.

Do người thân mà phát sinh.
Vì sao Phật dạy sầu ưu khởi lên từ những người thân ái.

88. Bàhitika Sutta – The cloak.
The venerable Ànanda answers King Pasenadi’s questions on the Buddha’s behaviour.

Cái áo choàng.
Tôn giả A nan trả lời những câu hỏi của vua Ba tư nặc về hạnh của Phật.

89. Dhammacetiya Sutta – Monuments to the Dhamma.
King Pasenadi offers ten reasons why he shows such deep veneration to the Buddha.

Ðiện thờ Chính pháp.
Vua Ba tư nặc đưa ra mười lý do ông bày tỏ lòng kính mộ sâu xa đối với Phật.

90. Kannakatthala Sutta – At Kannakatthala.
King Pasenadi questions the Buddha on omnisscience, on cast distinctions, and on the gods.

Ở Kannakatthala.
Vua Ba tư nặc hỏi Phật về toàn tri, về phân biệt giai cấp, và về chư thiên.

91. Brahmàyu Sutta – To Brahmàyu.
An old and erudite brahmin learns about the Buddha, goes to meet him, and becomes his disciples.

Phạm chí Brahmàyu.
Một người bà la môn già uyên bác tìm hiểu về Phật, đến gặp Ngài và trở thành đệ tử Ngài.

92. Sela Sutta – To Sela.
The brahmin Sela questions the Buddha, gains faith in him, and becomes a monk along with his company of pupils.

Giảng cho Sela.
Bà la môn Sela hỏi Phật, đạt được đức tin nơi Ngài và trở thành một tỳ kheo theo đoàn đệ tử Phật.

93. Assalàyana Sutta – To Assalàyana.
A young brahmin approaches the Buddha to argue the thesis that the Brahmins are the highest caste.

Giảng cho Assalàyana.
Một thanh niên bà la môn đến Phật tranh luận đề tài giai cấp bà la môn là cao nhất.

94. Ghotamukha Sutta – To Ghotamukha.
A discussion between a brahmin and a bhikkhu on whether the renunciate life accords with the Dhamma.

Giảng cho Ghotamukha.
Một cuộc luận đàm giữa bà la môn và tỳ kheo về vấn đề: đời sống viễn ly có hợp chính pháp không.

95. Cankì Sutta – With Cankì.
The Buddha instructs a young brahmin on the preservation of truth, the discovery of truth, and the final arrival at truth.

Với Cankì.
Phật giáo giới một thanh niên bà la môn về sự hộ trì chân lý, khám phá chân lý, và chứng đạt chân lý.

96. Esukàrì Sutta – To Esukàrì.
The Buddha and a brahmin discuss the brahmin’s claim to superiority over the other castes.

Giảng cho Esukàrì.
Phật thảo luận với một bà la môn về lời tuyên bố giai cấp bà la môn là tối thắng hơn các giai cấp khác.

97. Dhànanjàni Sutta – To Dhànanjàni.
The venerable Sàriputta admonishes a brahmin who tries to excuse his negligence by appeal to his many duties. Later, when he is close to death Sàriputta guides him to rebirth in the Brahma – world but is reprimanded by the Buddha for having done so.

Giảng cho Dhànanjàni.
Tôn giả Xá Lợi Phất giáo giới một bà la môn lấy cớ bận nhiều phận sự để biện minh cho sự lơ đễnh (tu học) của mình. Về sau, khi ông gần chết, Xá lợi phất hướng dẫn ông tái sinh vào cõi Phạm thiên, nhưng Ngài bị Phật quở vì đã làm như vậy.

98. Vàsettha Sutta – To Vàsettha.
The Buddha resolves a dispute between two young Brahmins on the qualities of a true brahmin.

Giảng cho Vàsettha.
Phật giải quyết một cuộc tranh cãi giữa hai thanh niên bà la môn về những đức tính của một bà la môn chân chính.

99. Subha Sutta – To Subha.
The Buddha answers a young Brahmin’s questions and teaches him the way to rebirth in the Brahma – world.

Giảng cho Tư Bạt.
Phật trả lời những câu hỏi của một bà la môn trẻ và dạy cho anh ta con đường tái sinh lên Phạm thiên giới.

100. Sangàrava Sutta – To Sangàrava.
A brahmin student questions the Buddha about the basis on which he teaches the fundamentals of the holy life.

Giảng cho Sangàrava.
Một thanh niên bà la môn hỏi Phật về nền tảng dựa trên đó Ngài giảng dạy những điều căn bản của đời sống phạm hạnh.

-ooOoo-

101. Devadaha Sutta – At Devadaha.
The Buddha examines the Jain thesis that liberation is to be attained by self-mortification, proposing a different account of how striving becomes fruitful.

Tại Davadaha
Phật xem xét chủ trương của Kỳ na giáo cho cần khổ hạnh mới đạt giải thoát, và đề nghị một giải thích khác, làm thế nào để tinh cần đem lại kết quả

102. Pancattaya Sutta – The five and the three
A survey of various speculative views about the future and the past and of misconceptions about Nibbàna

Pháp Năm và Ba.
Xét qua các kiến chấp siêu hình về vị lai quá khứ và những quan niệm sai lạc về Niết bàn

103. Kinti Sutta – What do you think about me?
The Buddha explains how the monks can resolve disagreements about the Dhamma

Các ông nghĩ gì về ta?
Phật dạy các tỷ kheo cách giải quyết những bất đồng về Pháp

104. Sàmagàma Sutta – At Sàmagàma.
The Buddha lays down disciplinary procedures for the guidance of the Sangha to ensure its harmonious functioning after his demise.

Tại làng Sàma.
Phật ấn định những điều luật để chỉ đạo cho tăng chúng sống hòa hợp sau khi Ngài niết bàn.]

105. Sanakkhatta Sutta – To Sunakkhatta.
The Buddha discusses the problem of an individual’s overestimation of his progress in mediatation.

Giảng cho Thiện tinh
Phật bàn thảo vấn đề cá nhân đánh giá quá mức sự tiến bộ của mình về thiền.

106. Ànenjasappàya Sutta – The way to the imperturbable.
The Buddha explains the approaches to various levels of higher meditative states culminating in Nibbàna.

Con đường đến Bất động.
Phật giải thích những cách đạt đến các tầng thiền chứng, tột đỉnh của nó là Niết bàn.

107. Ganakamoggallàna Sutta – To Ganaka Moggallàna.
The Buddha sets forth the gradual training of the Buddhist monk and describes himself as the “shower of the way.”

Nói với nhà toán học Moggallàna.
Phật đề ra trình tự huấn luyện một tỷ kheo và tự cho mình là người chỉ đường.

108. Gopakamoggallàna Sutta – With Gopaka Moggallàna.
The venerable Ànanda explains how the Sangha maintains its unity and internal discipline after the passing away of the Buddha.

Với Gopaka Moggallàna.
Tôn giả A nan giải thích làm sao tăng chúng duy trì được sự thống nhất và kỷ luật nội bộ sau khi Phật qua đời.

109. Mahàpunnama Sutta – The greater discourse on the full-moon night.
A bhikkhu questions the Buddha on the five aggregates, clinging, personality view, and the realisation of non-self.

Bài kinh dài giảng vào đêm rằm.
Một tỷ kheo thỉnh vấn Phật về năm uẩn, về chấp thủ, thân kiến và sự chứng ngộ vô ngã.]

110. Cùlapunnama Sutta – The shorter discourse on the full-moon night.
The Buddha explains the differences between an “untrue man” and a “true man”.

Bài kinh ngắn giảng vào đêm rằm.
Phật giảng sự khác biệt giữa một người bất chính và một người chân chính.

111. Anupada Sutta – One by one as they occurred.
The Buddha describes the venerable Sàriputta’s development of insight when he was training for the attainment of arahantship.

Từng pháp một, ngay khi chúng khởi lên.
Phật mô tả sự phát triển tuệ giác của tôn giả Xá lợi Phất lúc ngài tu để đắc quả A la hán.

112. Chabbisodhana Sutta – The sixfold purity.
The Buddha explains how a bhikkhu should be interrogated when he claims final knowledge and how he would answer if his claim is genuine.

Sáu sự thanh tịnh.
Phật giảng cách chất vấn một tỷ kheo khi vị ấy tuyên bố đã đạt trí tối hậu; nếu đúng thật thì vị ấy phải trả lời như thế nào.

113. Sappurisa Sutta – The true man.
The Buddha distinguishes the character of a true man from that of an untrue man

Chân nhân.
Phật giản biệt đặc tính của một người chân chính khác với người bất chính.

114. Sevitabbàsedvitabba Sutta – To be cultivated and not to be cultivated.
The Buddha sets up three brief outlines of things to be cultivated and not to be cultivated, and the venerable Sariputta fills in the details.

Nên đào luyện và không nên đào luyện.
Phật nêu vắn tắt ba toát yếu về những pháp cần đào luyện và không cần, rồi tôn giả Xá lợi Phất nói chi tiết đầy đủ.

115. Bahudhàtuka Sutta – The many kinds of elements.
The Buddha expounds in detail the elements, the sense bases, dependent origination, and the kinds of situations that are possible and impossible in the world.

Nhiều loại yếu tố.
Phật giảng chi tiết về (mười tám) giới, (mười hai) xứ, duyên khởi, và những trường hợp có thể, không thể xảy ra ở đời.

116. Isigili Sutta – The gullet of the seers.
An enumeration of the names and epithets of paccekabuddhas who formely dwelt on the mountain Isigili.

Vật nuốt những vị tiên.
Kể ra tên và đặc điểm các vị Phật Độc giác trước kia đã cư trú trên núi Thôn tiên.

117. Mahàcattàrìsaka Sutta – The great forty.
The Buddha defines the factors of the Noble Eightfold Path and explains their inter-relationships.

Pháp bốn mươi vĩ đại.
Phật định nghĩa các chi của thánh đạo tám ngành và giải thích tương quan giữa các chi phần ấy.

118. Anàpànasati Sutta – Mindfulness of breathing.
An exposition of sixteen steps in mindfulness of breathing and of the relation of this meditation to the four foundations of mindfulness and the seven enlightenment factors.

Niệm hơi thở
Trình bày 16 bước trong pháp niệm hơi thở, tương quan giữa thiền pháp này với Bốn niệm xứ và Bảy giác chi.

119. Kayagatasati Sutta – Mindfulness of the body.
The Buddha explains how mindfulness of the body should be developed and cultivated and the benefits to which it leads.

Niệm thân.
Phật giải thích làm thế nào để tu tập pháp niệm thân và nói những lợi ích mà pháp tu này đem lại.

120. Sankhàrupapatti Sutta – Reappearance by aspiration.
The Buddha teaches how one can be reborn in accordance with one’s wish.

Sự tái sinh do ước nguyện.
Phật dạy làm thế nào ta có thể tái sanh tùy theo mong ước của mình.

121. Cùlasunnata Sutta – The shorter discourse on voidness.
The Buddha instructs Ananda on the “genuine, undistorted, pure descent into voidness.”

Bài kinh ngắn về Không tính.
Phật dạy A nan về sự chứng nhập Tánh Không thuần túy không bị cong quẹo.

122. Mahàsunnata Sutta – The greater discourse on voidness.
Upon finding that the bhikkhus have grown fond of socialising, the Buddha stresses the need for seclusion in order to abide in voidness.

Bài kinh dài về Không tính.
Thấy chư tỷ kheo khởi sự ưa tụ hội, Phật nhấn mạnh nhu yếu độc cư để an trú Tánh không

123. Acchariya-abbhùta Sutta – Wonderful and marvellous events.
At a gathering of bhikkhus the venerable Ananda recounts the wonderful and marvellous events that preceded and attended the birth of the Buddha

Hy hữu vị tằng hữu.
Trong một buổi họp chúng, tôn giả A nan thuật lại những sự cố ly kỳ mầu nhiệm trước và trong ngày Phật đản sanh.]

124. Bakkula Sutta – To Bakkula
The elder disciple Bakkula enumerates his austere practices during his eighty years in the Sangha and exhibits a remarkable death.

Giảng cho Bạc câu la
Tôn giả Bạc câu la kể ra những khổ hạnh của Ngài suốt 80 năm sống giữa tăng và hiển bày một cái chết đặc biệt.

125. Dantabhùmi Sutta – Grade of the tamed.
By analogy with the taming of an elephant, the Buddha explains how he tames his disciples

Các loại điều ngự
Phật giảng cách huấn luyện đệ tử với ẩn dụ luyện voi.

126. Bhùmija Sutta – To Bhùmija
The Buddha brings forward a series of similes to illustrate the natural fruitfulness of the Noble Eightfold Path

Giảng cho Phù di
Phật đưa ra một loạt ví dụ để hiển thị hiệu quả tự nhiên của đạo Bát chánh.

127. Anuruddha Sutta – To Anuruddha
The Venerable Anuruddha clarifies the difference betwên the immeasurable deliverance of mind and the exalted deliverance of mind.

Giảng cho A na luật
Tôn giả A na luật thuyết minh sự khác nhau giữa tâm giải thoát vô lượng và tâm giải thoát đại hành.

128. Upakkilesa Sutta – Imperfections.
The Buddha discusses the various impediments to meditative progress he encountered during his quest for enlightenment, with particular reference to the divine eye.

Những ô nhiễm.
Phật bàn về các chướng ngại trong quá trình tu thiền của Ngài để đạt giác ngộ, đặc biệt đề cập về thiên nhãn.

129. Bàlapandita Sutta – Fools and wise men.
The sufferings of hell and animal life onto which a fool is reborn through his evil deeds, and the pleasures of heaven that a wise man reaps through his good deeds.

Kẻ ngu và người trí.
Những thống khổ của cõi địa ngục và súc sinh mà do ác nghiệp, kẻ ngu tái sinh vào, và những thiên lạc mà người trí gặt hái do thiện hành.

130. Devadùta Sutta – The divine messengers.
The Buddha describes the sufferings of hell that await the evil-doer after death.

Sứ giả thiêng liêng.
Phật mô tả những nổi khổ ở địa ngục đang chờ đợi kẻ làm ác sau khi chết.

131-134. Bhaddekaratta Sutta (One Fortunate Attachment); Anandabhaddekaratta Sutta (Ananda and One Fortunate Attachment); Mahakaccanabhaddekaratta Sutta (Maha Kaccana and One Fortunate Attachment); Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta (Lomasa – kangiya and One Fortunate Attachment)
The above four suttas all revolve around a stanza spoken by the Buddha emphasising the need for present effort in developing insight into things as they are.

Kinh Nhất dạ hiền giả; A nan và kinh Nhất dạ hiền; Ðại Ca chiên diên và kinh Nhất dạ hiền; Lomasakangiya và kinh Nhất dạ hiền
Cả bốn kinh này đều xoay quanh một bài kệ Phật thuyết, nhấn mạnh nhu yếu nỗ lực ngay trong hiện tại để phát triển tuệ quán đi sâu vào các pháp hiện tại như chúng đang là.

135. Cùlakammavibhanga Sutta – The shorter exposition of action.
The Buddha explains how kamma accounts for the fortune and misfortune of beings.

Trình bày ngắn về nghiệp.
Phật giải thích nghiệp là nhân của may mắn và bất hạnh nơi hữu tình.

136. Mahàkammavibhanga Sutta – The greater exposition of action.
The Buddha reveals subtle complexities in the workings of kamma that overturn simplistic dogmas and sweeping generalizations.

Trình bày rộng rãi hơn về nghiệp.
Phật hiển thị những điều vi tế trong vận hành của nghiệp, làm đảo lộn những lập thuyết ngây ngô và quy nạp bừa bãi.

137. Salàyatanavibhanga Sutta – The exposition of the sixfold base.
The Buddha expounds the six internal and external sense bases and other related topics.

Trình bày về sáu xứ.
Phật giảng giải sáu nội ngoại xứ và các đề tài liên hệ.

138. Uddesavibhanga Sutta – The exposition of a summary.
The venerable Maha Kaccana elaborates upon a brief saying of the Buddha on the training of consciousness and the overcoming of agitation.

Giảng rộng một lời dạy vắn tắt.
Tôn giả Ðại ca chiên diên triển khai một lời dạy vắn tắt của Phật về sự tu luyện tâm thức để thắng lướt trạo cử giao động.

139. Aranavibhanga Sutta – The exposition of non-conflict.
The Buddha gives a detailed discourse on things that lead to conflict and things that lead away from conflict.

Trình bày về không tranh cãi.
Phật giảng chi tiết về những điều đưa đến tranh cãi và những điều làm lắng dịu tranh chấp.

140. Dhàtuvibhanga Sutta – The exposition of elements.
Stopping at a potter’s workshop for the night, the Buddha meets a monk named Pukkusati and gives him a profound discourse on the elements culminating in the four foundations of arahantship.

Trình bày về các yếu tố.
Khi dừng nghỉ đêm tại xưởng một người thợ gốm, Phật gặp một tỷ kheo tên Pukkusati và giảng cho vị ấy một pháp thoại sâu sắc về các yếu tố đưa đến tột đỉnh là bốn nền tảng của A la hán quả.

141. Saccavibhanga – The exposition of the truths.
The venerable Sariputta gives a detailed analysis of the Four Noble Truths.

Trình bày về những sự thật.
Tôn giả Xá Lợi Phất phân tích chi tiết về Bốn chân lý vi diệu.

142. Dakkhinàvibhanga Sutta – The exposition of offerings.
The Buddha enumerates fourteen kinds of personal offerings and seven kinds of offerings made to the Sangha.

Trình bày về các sự cúng dường.
Phật kể ra 14 loại cúng dường cá nhân và bảy loại cúng dường cho tập thể.

143. Anàthapindikovàda Sutta – Advice to Anathapindika.
The venerable Sariputta is called to Anàthapindika’s deathbed and gives him a stirring sermon on non-attachment.

Lời khuyên trưởng giả Cấp cô độc.
Tôn giả Xá Lợi Phất được mời đến bên tử sàng của trưởng giả. Ngài nói cho ông một pháp thoại gây nhiều cảm hứng về sự không chấp thủ.

144. Channovàda Sutta – Advice to Channa.
The venerable Channa, gravely ill, takes his own life despite the attempts of two brother-monks to dissuade him.

Lời khuyên Channa.
Tôn giả Channa ốm nặng, đã tự kết liễu mạng sống mặc dù hai vị tỷ kheo huynh đệ đã cố can ngăn.

145. Punnovàda Sutta – Advice to Punna.
The bhikkhu Punna receives a short exhortation from the Buddha and decides to go live among the fierce people of a remote territory.

Lời khuyên Punna.
Tỷ kheo Punna nhận một lời khích lệ của Phật và quyết định đến sống giữa dân chúng dữ dằn tại một xứ xa xôi.

146. Nadakovàda Sutta – Advice from Nandaka.
The venerable Nandaka gives the nuns a discourse on impermanence.

Lời khuyên dạy của tôn giả Nandaka.
Tôn giả giảng cho ni chúng một bài pháp về vô thường.

147. Cùlaràhulovàda Sutta – The shorter discourse of advice to Ràhula.
The Buddha gives Ràhula a discourse that leads him to the attainment of arahantship.

Bài kinh ngắn giảng cho La hầu la.
Phật giảng cho La hầu la một pháp thoại đưa Ngài đến chứng quả A la hán.

148. Chachakka Sutta – The six sets of six.
An especially profound and penetrating discourse on the contemplation of all the factors of sense experience as not-self.

Sáu bộ sáu.
Một bản kinh hết sức thâm thúy sâu xa dạy cách quán mọi yếu tố thuộc kinh nghiệm giác quan đều là phi ngã.

149. Mahàsalàyatanika Sutta – The great sixfold base.
How wrong view abou the six kinds of sense experience leads to future bondage, while right view about them leads to liberation.

Sáu xứ lớn lao.
Thế nào là tà kiến về sáu loại kinh nghiệm giác quan sẽ đưa đến trói buộc và chánh kiến về chúng sẽ đưa đến giải thoát.

150. Nagaravindeyya Sutta – To the Nagaravindans.
The Buddha explains to a group of brahmin householders what kind of recluses and brahmins should be venerated.

Nói cho dân chúng Nagaravinda
Phật giảng cho một nhóm gia chủ bà la môn biết hạng sa môn bà la môn nào đáng cung kính.

151. Pindapàtapàrisuddhi Sutta – The purification of almsfood.
The Buddha teaches Sariputta how a bikkhu should review himself to make himself worthy of almsfood.

Sự làm sạch đồ ăn khất thực.
Phật dạy Xá lợi Phất một tỷ kheo nên quán xét như thế nào để làm cho mình xứng đáng với thực phẩm xin được.

152. Indriyabhàvana Sutta – The development of the faculties.
The Buddha explains the supreme development of the control over the sense faculties and the arahant’s mastery over his perceptions.

Sự tu tập các giác quan.
Phật giải thích cách tu tập tối thượng là kiểm soát các giác quan và làm chủ các tưởng (nhận thức) nơi vị A la hán.

Các bài viết trong sách
36. Phần Ba

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app