Nội Dung Chính
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Chương Pācittiya: Phẩm Bóng Tối
Điều học thứ nhất
Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỳ khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthī vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy cùng người nam ấy một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào cùng người nam một nữ với một nam đứng chung hoặc chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Trong bóng tối ban đêm: khi mặt trời đã lặn.
Không có đèn: không có ánh sáng.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng đứng chung nói chuyện.
Cùng: cùng với.
Một nữ với một nam: là chỉ có người nam và vị tỳ khưu ni.
Hoặc đứng chung: vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc chuyện trò: vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tộipācittiya.
Sau khi tách rời khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với Dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội dukkaṭa.
Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác vị ni đứng chung hoặc chuyện trò, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ nhất.
–ooOoo–
Điều học thứ nhì
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỳ khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthī vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán cùng người nam một nữ với một nam đứng chung chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn” nên cùng chính người nam ấy một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào cùng người nam một nữ với một nam đứng chung hoặc chuyện trò ở chỗ được che khuất thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Chỗ được che khuất nghĩa là chỗ được che khuất bởi bức tường, bởi cánh cửa, bởi tấm màn, bởi khung chắn, bởi cội cây, bởi cột nhà, bởi nhà kho, hoặc bởi bất cứ vật gì.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng đứng chung nói chuyện.
Cùng: cùng với.
Một nữ với một nam: là chỉ có người nam và vị tỳ khưu ni.
Hoặc đứng chung: vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc chuyện trò: vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tộipācittiya.
Sau khi tách rời khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với Dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội dukkaṭa.
Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác vị ni đứng chung hoặc chuyện trò, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ nhì.
–ooOoo–
Điều học thứ ba
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỳ khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthī vì công việc cần làm nào đó.
Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán cùng người nam một nữ với một nam đứng chung chuyện trò ở chỗ được che khuất” nên đã cùng chính người nam ấy một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào cùng người nam một nữ với một nam đứng chung hoặc chuyện trò ở khoảng trống thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Khoảng trống nghĩa là không bị che khuất bởi bức tường, bởi cánh cửa, bởi tấm màn, bởi khung chắn, bởi cội cây, bởi cột nhà, bởi nhà kho, hoặc là không bị che khuất bởi bất cứ vật gì.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng đứng chung nói chuyện.
Cùng: cùng chung.
Một nữ với một nam: là chỉ có người nam và vị tỳ khưu ni.
Hoặc đứng chung: vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc chuyện trò: vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tộipācittiya.
Sau khi tách rời khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với Dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội dukkaṭa.
Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác vị ni đứng chung hoặc chuyện trò , vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ ba.
–ooOoo–
Điều học thứ tư
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ cùng người nam một nữ với một nam hoặc đứng chung, hoặc chuyện trò, hoặc thầm thì vào tai, hoặc đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Đường có xe cộ nghĩa là đường có xe kéo hàng được đề cập đến.
Ngõ cụt nghĩa là họ đi vào bằng chính lối nào thì đi ra bằng chính lối đó.
Giao lộ nghĩa là nơi ngã tư đường được đề cập đến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng đứng chung nói chuyện.
Cùng: cùng với.
Một nữ với một nam: là chỉ có người nam và vị tỳ khưu ni.
Hoặc đứng chung: vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc chuyện trò: vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tộipācittiya.
Hoặc thầm thì vào tai: vị ni nói vào lỗ tai của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì: vị ni có ý định hành xử sai nguyên tắc rồi đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì thì phạm tội dukkaṭa. Khi vị ni (kia) đang rời khỏi tầm nhìn hoặc tầm nghe thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã rời khỏi thì phạm tội pācittiya. Sau khi tách rời khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với Dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội dukkaṭa.
Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác vị ni đứng chung hoặc chuyện trò, vị ni không có ý định hành xử sai nguyên tắc, vị ni đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì khi có việc cần làm,[2] vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ tư.
–ooOoo–
Điều học thứ năm
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có tỳ khưu ni nọ là vị thường tới lui với các gia đình và là vị nhận bữa ăn thường kỳ của gia đình nọ. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỳ khưu ni ấy đã mặc y cầm y bát rồi đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi[3] rồi đã ra đi không thông báo các chủ nhân.
Người nữ nô tỳ của gia đình ấy trong lúc quét nhà đã bỏ chỗ ngồi ấy bên trong cái thùng. Trong khi không nhìn thấy chỗ ngồi ấy, mọi người đã nói với tỳ khưu ni ấy điều này: – “Thưa ni sư, chỗ ngồi ấy đâu rồi?” – “Này các đạo hữu, tôi không nhìn thấy chỗ ngồi ấy.” – “Thưa ni sư, hãy đưa ra chỗ ngồi ấy.” Họ đã chê trách và đã ngưng lại bữa ăn thường kỳ. Sau đó, những người ấy trong khi làm sạch sẽ nhà đã nhìn thấy chỗ ngồi ấy ở bên trong cái thùng nên đã xin lỗi vị tỳ khưu ni ấy và thiết lập lại bữa ăn thường kỳ.
Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi lại ra đi không thông báo các chủ nhân?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo các chủ nhân, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi lại ra đi không thông báo các chủ nhân vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo các chủ nhân thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Trước bữa ăn nghĩa là từ lúc mặt trời mọc cho đến giữa trưa.
Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.
Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.
Chỗ ngồi nghĩa là chỗ của tư thế kiết già được đề cập đến.
(Sau khi) ngồi xuống: sau khi ngồi xuống ở nơi ấy.
Ra đi không thông báo các chủ nhân: không thông báo người có trí suy xét ở gia đình ấy. Trong khi vượt qua mái che mưa thì phạm tội pācittiya. Ở ngoài trời, trong khi vượt qua vùng lân cận thì phạm tội pācittiya.
Khi chưa thông báo, nhận biết là chưa thông báo, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa thông báo, có sự hoài nghi, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa thông báo, (lầm) tưởng là đã thông báo, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya.
Không phải là chỗ của tư thế kiết già thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã thông báo, (lầm) tưởng là chưa thông báo, phạm tội dukkaṭa. Khi đã thông báo, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã thông báo, nhận biết là đã thông báo thì vô tội.
Vị ni đi khi đã thông báo, ở chỗ ngồi không thể di động, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ năm.
–ooOoo–
Điều học thứ sáu
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân rồi ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi.[4] Mọi người trong khi khiêm tốn đối với tỳ khưu ni Thullanandā nên không ngồi xuống cũng không nằm xuống. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao ni sư Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân rồi ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý các chủ nhân rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Sau bữa ăn nghĩa là khi đã quá giữa trưa cho đến khi mặt trời lặn.
Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.
Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.
Không hỏi ý các chủ nhân: người nào là chủ nhân ở gia đình ấy thì không hỏi người ấy để cho phép.
Chỗ ngồi nghĩa là chỗ của tư thế kiết già được đề cập đến.
Ngồi xuống: vị ni ngồi xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Nằm xuống: vị ni nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội pācittiya.
Không phải là chỗ của tư thế kiết già thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý thì vô tội.
Vị ni có hỏi ý rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi, ở chỗ được quy định thường xuyên, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ sáu.
–ooOoo–
Điều học thứ bảy
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu ni trong khi đi đến thành Sāvatthī trong xứ Kosala nhằm lúc chiều tối đã ghé vào ngôi làng nọ và đi đến gia đình Bà-la-môn nọ xin chỗ ngụ. Khi ấy, người nữ Bà-la-môn đã nói với các tỳ khưu ni ấy điều này: – “Này các ni sư, hãy chờ đến khi ông Bà-la-môn về.” Các tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Đến khi ông Bà-la-môn về” rồi đã trải ra chỗ nằm; một số đã ngồi xuống một số đã nằm xuống. Sau đó, người Bà-la-môn ấy đã trở về vào ban đêm và đã nói với người nữ Bà-la-môn điều này: – “Các cô này là ai?” – “Thưa ông, là các tỳ khưu ni.” – “Mấy người hãy lôi những bà cạo đầu khả ố này ra.” Rồi đã cho người lôi ra khỏi nhà.
Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đã đi đến thành Sāvatthī và đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý các chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý các chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý các chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý các chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Lúc trời tối nghĩa là khi mặt trời đã lặn cho đến lúc rạng đông.
Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.
Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.
Không hỏi ý các chủ nhân: người nào là chủ nhân ở gia đình ấy thì không hỏi ý người ấy để cho phép.
Chỗ nằm nghĩa là ngay cả tấm trải nằm bằng lá.
(Sau khi) trải ra: sau khi tự mình trải ra.
(Sau khi) bảo trải ra: sau khi bảo người khác trải ra.
Ngồi xuống: vị ni ngồi xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Nằm xuống: vị ni nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội pācittiya.
Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý thì vô tội.
Vị ni có hỏi ý sau đó trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ bảy.
–ooOoo–
Điều học thứ tám
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, vị tỳ khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī phục vụ Bhaddā Kāpilānī rất nghiêm chỉnh. Bhaddā Kāpilānī đã nói với các tỳ khưu ni điều này: – “Này các ni sư, tỳ khưu ni này phục vụ tôi rất nghiêm chỉnh. Tôi sẽ cho cô này y.” Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác rằng: – “Này ni sư, nghe nói tôi không phục vụ sư thầy nghiêm chỉnh. Nghe nói sư thầy sẽ không cho tôi y.”
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao tỳ khưu ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Do hiểu sai: do được hiểu cách khác.
Do xét đoán sai: do được xét đoán cách khác.
Với vị khác: vị ni than phiền với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya.
Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni than phiền thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni than phiền thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị ni than phiền thì phạm tộipācittiya.
Vị ni than phiền với người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ tám.
–ooOoo–
Điều học thứ chín
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni trong khi không nhìn thấy đồ đạc của bản thân đã nói với tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī điều này: – “Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đồ đạc của chúng tôi không?” Tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Chẳng lẽ chính tôi là nữ đạo tặc hay sao? Chẳng lẽ chính tôi là kẻ không biết xấu hổ hay sao? Những ni sư nào trong khi không nhìn thấy đồ đạc của bản thân những vị ni ấy đã nói với tôi như vầy: ‘Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đồ đạc của chúng tôi không?’ Này các ni sư, nếu tôi lấy đồ đạc của các cô, tôi không còn là nữ Sa-môn, tôi bị tiêu hoại Phạm hạnh, tôi bị sanh vào địa ngục. Còn cô nào đã nói sai trái về tôi như thế, ngay cả cô ấy cũng hãy không còn là nữ Sa-môn, hãy bị tiêu hoại Phạm hạnh, hãy bị sanh vào địa ngục.”
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Caṇḍakāḷī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Bản thân: đối với cá nhân mình.
Người khác: vị đã tu lên bậc trên.
Vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.
Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.
Vị ni nguyền rủa về sự sanh làm loài thú hoặc về cảnh giới ngạ quỷ hoặc về phần số xui của loài người thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni nguyền rủa người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.
Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị ni (nói để) đề cập đến Pháp, vị ni (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ chín.
–ooOoo–
Điều học thứ mười
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī sau khi gây gỗ với các tỳ khưu ni lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Caṇḍakāḷī lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Chính mình: đối với cá nhân mình.
Vị ni đánh đấm, khóc lóc thì phạm tội pācittiya. Vị ni đánh đấm, không khóc lóc thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni khóc lóc không đánh đấm thì phạm tội dukkaṭa.
Bị tác động do sự mất mát về thân quyến hoặc do sự mất mát về vật dụng hoặc do sự bất hạnh vì bệnh hoạn vị ni khóc lóc không đánh đấm, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ mười.
Phẩm Bóng Tối là thứ nhì.
–ooOoo–
Tóm lược phẩm này
Trong bóng tối, ở chỗ được che khuất, ở khoảng trống, ở giao lộ, hai điều về không hỏi ý, lúc trời tối, và có sự hiểu sai, về địa ngục, vị ni đã đánh đấm.”
–ooOoo–
[2] Khi có việc cần làm là nhằm mục đích hoàn thành công việc rút thẻ cho bữa trai phạn, v.v… hoặc mục đích sắp xếp lại sự bề bộn ở trong trú xá (VinA. iv, 927).
[3] Từ āsanaṃ có nghĩa Việt “chỗ ngồi, hành động ngồi,” nhưng ở ngữ cảnh này là một loại chỗ ngồi gọn gàng, có thể di chuyển được, dường như là “một loại đệm lót ngồi” (ND).
[4] Tuy đây cũng là āsanaṃ nhưng lớn hơn vì có thể nằm xuống (ND).
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)