Mahāsatipaṭṭhānasutta – Đại Kinh Thiết Lập Niệm / Kinh Đại Niệm Xứ (tiếp theo)
(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)
Vedanānupassanā (Thọ tuỳ quán)
16. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.
(Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thọ trên các thọ như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu khi đang cảm nghiệm thọ lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ lạc thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ lạc không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc không thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ không thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc không thuộc dục lạc’.)
Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati. ‘Atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.
(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thọ trên các thọ ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thọ trên các thọ ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thọ trên các thọ ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong các thọ, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong các thọ, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong các thọ. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thọ đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thọ trên các thọ.)
Vedanānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Thọ tuỳ quán.)
Cittānupassanā (Tâm tuỳ quán)
17. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu sarāgaṃ vā cittaṃ ‘sarāgaṃ citta’nti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ ‘vītarāgaṃ citta’nti pajānāti. Sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ citta’nti pajānāti, vītadosaṃ vā cittaṃ ‘vītadosaṃ citta’nti pajānāti. Samohaṃ vā cittaṃ ‘samohaṃ citta’nti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ ‘vītamohaṃ citta’nti pajānāti. Saṅkhittaṃ vā cittaṃ ‘saṅkhittaṃ citta’nti pajānāti, vikkhittaṃ vā cittaṃ ‘vikkhittaṃ citta’nti pajānāti. Mahaggataṃ vā cittaṃ ‘mahaggataṃ citta’nti pajānāti, amahaggataṃ vā cittaṃ ‘amahaggataṃ citta’nti pajānāti. Sauttaraṃ vā cittaṃ ‘sauttaraṃ citta’nti pajānāti, anuttaraṃ vā cittaṃ ‘anuttaraṃ citta’nti pajānāti. Samāhitaṃ vā cittaṃ ‘samāhitaṃ citta’nti pajānāti, asamāhitaṃ vā cittaṃ ‘asamāhitaṃ citta’nti pajānāti. Vimuttaṃ vā cittaṃ ‘vimuttaṃ citta’nti pajānāti. Avimuttaṃ vā cittaṃ ‘avimuttaṃ citta’nti pajānāti.
(Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán tâm trên tâm như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ tâm có tham là ‘tâm có tham’; hoặc biết rõ tâm không có tham là ‘tâm không có tham’; hoặc biết rõ tâm có sân là ‘tâm có sân’; hoặc biết rõ tâm không có sân là ‘tâm không có sân’; hoặc biết rõ tâm có si là ‘tâm có si’; hoặc biết rõ tâm không có si là ‘tâm không có si’; hoặc biết rõ tâm chuyên chú là ‘tâm chuyên chú’; hoặc biết rõ tâm dao động là ‘tâm dao động’; hoặc biết rõ tâm được tăng trưởng (đáo đại) là ‘tâm được tăng trưởng (đáo đại)’; hoặc biết rõ tâm không được tăng trưởng (không đáo đại) là ‘tâm không được tăng trưởng (không đáo đại)’; hoặc biết rõ tâm hữu thượng là ‘tâm hữu thượng’; hoặc biết rõ tâm tối thượng là ‘tâm tối thượng’; hoặc biết rõ tâm định tĩnh là ‘tâm định tĩnh’; hoặc biết rõ tâm không định tĩnh là ‘tâm không định tĩnh’; hoặc biết rõ tâm được giải thoát là ‘tâm được giải thoát’; hoặc biết rõ tâm không được giải thoát là ‘tâm không được giải thoát’.)
Iti ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati, bahiddhā vā citte cittānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, ‘atthi citta’nti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati.
(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán tâm trên tâm ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán tâm trên tâm ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán tâm trên tâm ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong tâm, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong tâm, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong tâm. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có tâm đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán tâm trên tâm.)
Cittānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Tâm tuỳ quán.)
Ngữ vựng:
vedayamāna (htpt của vedeti, vedayati): đang cảm giác/kinh qua/cảm nghiệm
adukkhamasukha (tt) phi khổ phi lạc, trung dung, xả = na+dukkhaṃ+sukha
sāmisa (tt): thuộc xác thịt/phàm tục/dục lạc
nirāmisa (tt) không thuộc xác thịt/phàm tục/dục lạc = nis+āmisa
sarāga (tt): liên hệ đến dục, có tham đắm, hữu tham
vītarāga (tt): không có tham đắm, ly tham = vīta (tt) không có + rāga
sadosa (tt): có sân hận, hữu sân
samoha (tt): có si mê, hữu si
saṅkhitta (qkpt của saṅkhipati): được tập trung, chú tâm, chuyên chú
vikkhitta (qkpt của vikkhipati): dao động, bối rối, lúng túng
mahaggata (tt): được phát triển/tăng trưởng, đáo/quảng đại
sauttara (tt): liên hệ đến quý/giỏi hơn, hữu thượng
anuttara (tt): liên hệ đến quý/giỏi nhất, tối thượng
samāhita (qkpt của samādahati): điềm tĩnh, chuyên chú, vững chắc, định tĩnh
vimutta (qkpt của vimuccati): được giải thoát/thoát khỏi
* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông. Email: [email protected]