BUỔI HỌC 20: KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Thứ Ba, 13-10-2020
Anatta-lakkhaṇa-sutta
1. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi – ‘bhikkhavo’ti. ‘Bhadante’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
(Tôi đã được nghe như vầy. Một thời/thuở nọ, Thế Tôn trú tại Vườn nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī. Ở đấy, Thế Tôn đã gọi nhóm năm vị tỳ-khưu: ‘Này các tỳ-khưu’. Các vị tỳ-khưu ấy đã đáp lời Thế Tôn rằng: ‘Bạch Ngài’. Thế Tôn đã dạy điều này –)
2. ‘Rūpaṃ, bhikkhave, anattā. Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe – ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati rūpe – ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’’ti.
(Này các tỳ-khưu, sắc là vô ngã. Và này các tỳ-khưu, nếu sắc này thực sự là tự ngã, thì sắc này không nên khiến cho có đau khổ, và các ông có thể có sắc như vầy: ‘Mong cho sắc của ta như vậy/thế này, mong cho sắc của ta đừng như vậy/thế kia’. Và này các tỳ-khưu, vì sắc là vô ngã, nên sắc dẫn đến đau khổ, và không có sắc như vầy: ‘Mong cho sắc của ta như vậy/thế này, mong cho sắc của ta đừng như vậy/thế kia’.)
3. ‘Vedanā anattā. Vedanā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya, lab/bhetha ca vedanāya – ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati vedanāya – ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti.
(Này các tỳ-khưu, thọ là vô ngã. Và này các tỳ-khưu, nếu thọ này thực sự là tự ngã, thì thọ này không nên khiến cho có đau khổ, và các ông có thể có thọ như vầy: ‘Mong cho thọ của ta như vậy/thế này, mong cho thọ của ta đừng như vậy/thế kia’. Và này các tỳ-khưu, vì thọ là vô ngã, nên thọ dẫn đến đau khổ, và không có thọ như vầy: ‘Mong cho thọ của ta như vậy/thế này, mong cho thọ của ta đừng như vậy/thế kia’.)
4. ‘Saññā anattā. Saññā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ saññā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca saññāya – ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati saññāya – ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti.
(Này các tỳ-khưu, tưởng là vô ngã. Và này các tỳ-khưu, nếu tưởng này thực sự là tự ngã, thì tưởng này không nên khiến cho có đau khổ, và các ông có thể có tưởng như vầy: ‘Mong cho tưởng của ta như vậy/thế này, mong cho tưởng của ta đừng như vậy/thế kia’. Và này các tỳ-khưu, vì tưởng là vô ngã, nên tưởng dẫn đến đau khổ, và không có tưởng như vầy: ‘Mong cho tưởng của ta như vậy/thế này, mong cho tưởng của ta đừng như vậy/thế kia’.)
5. ‘Saṅkhārā anattā. Saṅkhārā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissaṃsu, nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyuṃ, labbhetha ca saṅkhāresu – ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesu’nti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā ābādhāya saṃvattanti, na ca labbhati saṅkhāresu – ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesu’’nti.
(Này các tỳ-khưu, các hành là vô ngã. Và này các tỳ-khưu, nếu các hành này thực sự là tự ngã, thì các hành này không nên khiến cho có đau khổ, và các ông có thể có các hành như vầy: ‘Mong cho các hành của ta như vậy/thế này, mong cho các hành của ta đừng như vậy/thế kia’. Và này các tỳ-khưu, vì các hành là vô ngã, nên các hành dẫn đến đau khổ, và không có các hành như vầy: ‘Mong cho các hành của ta như vậy/thế này, mong cho các hành của ta đừng như vậy/thế kia’.)
6. ‘Viññāṇaṃ anattā. Viññāṇañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca viññāṇe – ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati viññāṇe – ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’’ti.
(Này các tỳ-khưu, thức là vô ngã. Và này các tỳ-khưu, nếu thức này thực sự là tự ngã, thì thức này không nên khiến cho có đau khổ, và các ông có thể có thức như vầy: ‘Mong cho thức của ta như vậy/thế này, mong cho thức của ta đừng như vậy/thế kia’. Và này các tỳ-khưu, vì thức là vô ngã, nên thức dẫn đến đau khổ, và không có thức như vầy: ‘Mong cho thức của ta như vậy/thế này, mong cho thức của ta đừng như vậy/thế kia’.)
Ngữ vựng:
anattalakkhaṇa = na + atta (nt) linh hồn, tự ngã; chính mình + lakkhaṇa (trut) dấu hiệu, đặc tính, tướng trạng
āmanteti (ā+√mant+e+ti): kêu, gọi, mời
paccassosuṃ (bđkh của paṭisuṇāti): đã đồng ý/ưng thuận/tán thành
etadavoca = etaṃ (đat) này, đó + avoca (bđkh của vatti) người ấy đã nói
rūpa (trut): hình dáng, tướng mạo, sắc pháp, vật chất
ābādha (nt): bệnh tật, nỗi đau đớn
saṃvatteti (đt nguyên nhân của saṃvattati): làm cho tiếp tục
yasmā… tasmā (bbt): vì … do vậy/đó, cho nên, vì thế
saṃvattati (saṃ+√vat+a+ti): dẫn/đưa đến, mang lại
labbhati (√labh+ya+ti): được lấy/nhận/đạt đến
vedanā (nut): cảm giác/thọ
saṅkhāra (nt): hành, thuộc tính tâm thức (ngoài thọ và tưởng)
viññāṇa (trut): sự hay biết, ý thức, thức
7. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti? ‘Aniccaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.
(Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ gì về điều này, sắc là thường hay vô thường? ‘Vô thường, bạch Ngài’. Rồi cái gì vô thường, cái ấy là khổ hay lạc? ‘Khổ, bạch Ngài’. ‘Rồi cái gì là vô thường, khổ, biến hoại pháp, cái ấy có thích hợp để nhận thức như vầy: ‘Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi không?’ ‘Chắc chắn cái ấy là không, bạch Ngài’.)
8. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, vedanā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.
(Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ gì về điều này, thọ là thường hay vô thường? ‘Vô thường, bạch Ngài’. Rồi cái gì vô thường, cái ấy là khổ hay lạc? ‘Khổ, bạch Ngài’. ‘Rồi cái gì là vô thường, khổ, biến hoại pháp, cái ấy có thích hợp để nhận thức như vầy: ‘Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi không?’ ‘Chắc chắn cái ấy là không, bạch Ngài’.)
9. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, saññā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.
(Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ gì về điều này, tưởng là thường hay vô thường? ‘Vô thường, bạch Ngài’. Rồi cái gì vô thường, cái ấy là khổ hay lạc? ‘Khổ, bạch Ngài’. ‘Rồi cái gì là vô thường, khổ, biến hoại pháp, cái ấy có thích hợp để nhận thức như vầy: ‘Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi không?’ ‘Chắc chắn cái ấy là không, bạch Ngài’.)
10. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, saṅkhārā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.
(Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ gì về điều này, các hành là thường hay vô thường? ‘Vô thường, bạch Ngài’. Rồi cái gì vô thường, cái ấy là khổ hay lạc? ‘Khổ, bạch Ngài’. ‘Rồi cái gì là vô thường, khổ, biến hoại pháp, cái ấy có thích hợp để nhận thức như vầy: ‘Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi không?’ ‘Chắc chắn cái ấy là không, bạch Ngài’.)
11. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti? ‘Aniccaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.
(Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ gì về điều này, thức là thường hay vô thường? ‘Vô thường, bạch Ngài’. Rồi cái gì vô thường, cái ấy là khổ hay lạc? ‘Khổ, bạch Ngài’. ‘Rồi cái gì là vô thường, khổ, biến hoại pháp, cái ấy có thích hợp để nhận thức như vầy: ‘Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi không?’ ‘Chắc chắn cái ấy là không, bạch Ngài’.)
Ngữ vựng:
maññati (√man+ya+ti): nghĩ, suy nghĩ, tưởng tượng
nicca (tt): liên tục, bất biến, thường hằng
vipariṇāmadhamma = vipariṇāna (nt) sự thay đổi (theo hướng xấu), sự biến hoại + dhamma
kalla (tt): thích hợp, đúng đắn
samanupassati (saṃ+anu+√dis+a+ti): thấy, nhận thức
esohamasmi = eso + ahaṃ + asmi
12. ‘Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā vedanā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci saññā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā saññā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbe saṅkhārā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
(Do vậy, này các tỳ-khưu, ở đây bất cứ sắc nào thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, hạ liệt hoặc cao quý, xa hoặc gần, tất cả sắc ấy cần được hiểu với chánh trí như thật ấy như vầy: ‘Cái này không phải là của tôi, tôi không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của tôi’. Do vậy ở đây, này các tỳ-khưu, bất cứ thọ nào thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, hạ liệt hoặc cao quý, xa hoặc gần, tất cả thọ ấy cần được hiểu với chánh trí như thật ấy như vầy: ‘Cái này không phải là của tôi, tôi không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của tôi’. Do vậy ở đây, này các tỳ-khưu, bất cứ tưởng nào thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, hạ liệt hoặc cao quý, xa hoặc gần, tất cả tưởng ấy cần được hiểu với chánh trí như thật ấy như vầy: ‘Cái này không phải là của tôi, tôi không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của tôi’. Do vậy ở đây, này các tỳ-khưu, bất cứ các hành nào thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, hạ liệt hoặc cao quý, xa hoặc gần, tất cả các hành ấy cần được hiểu với chánh trí như thật ấy như vầy: ‘Cái này không phải là của tôi, tôi không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của tôi’. Do vậy ở đây, này các tỳ-khưu, bất cứ thức nào thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, hạ liệt hoặc cao quý, xa hoặc gần, tất cả thức ấy cần được hiểu với chánh trí như thật ấy như vầy: ‘Cái này không phải là của tôi, tôi không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của tôi’.)
13. ‘Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttami’ti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti.
(Khi thấy như vậy, này các tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử nghe nhiều cũng cảm thấy nhàm chán trong sắc, trong thọ, tưởng, các hành, và trong thức. Khi cảm thấy nhàm chán, vị ấy ly tham; từ sự ly tham, vị ấy được giải thoát. Trí khởi sanh trong sự giải thoát là ‘sự giải thoát’. Vị ấy biết rằng: ‘Sự tái sanh đã diệt, Phạm hạnh đã được an trú, điều nên làm đã được làm, ở đây không còn gì cho tương lai’.)
14. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.
(Thế Tôn đã nói về điều ấy. Nhóm năm vị tỳ-khưu được hài lòng, hoan hỷ với lời dạy từ Thế Tôn. Khi sự giải thích này đang được nói đến, tâm của nhóm năm vị tỳ-khưu không còn chấp thủ và được giải thoát khỏi các lậu hoặc.)
Anattalakkhaṇasuttaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt Kinh vô ngã tướng.)
Ngữ vựng:
atītānāgatapaccuppannaṃ = atīta (tt) quá khứ + anāgata (tt) vị/tương lai + paccuppanna (tt) hiện tại/thời
ajjhatta (tt): thuộc bên trong, nội phần, chủ quan
bahiddhā (tt): thuộc bên ngoài, ngoại phần, khách quan
oḷārikaṃ (tt): thô, không mịn
sukhuma (tt): tế, vụn vặt
hīna (tt): hạ liệt, thấp hèn
paṇīta (tt): cao quý, suất sắc
dūra (tt): xa, xa xôi
santika (tt): gần, kế bên
daṭṭhabba (khnc của passati): cần/đáng được nhận thấy/hiểu biết
passa (htpt của passati): khi thấy
ariyasāvaka = ariya + sāvaka (nt) đệ tử, học trò
nibbindati (ni+√vid+ṃ-a+ti): bị nhàm chán/chán ghét
nibbindaṃ (htpt của nibbindati): khi cảm thấy/bị nhàm chán
virajjati (vi+√rad+ya+ti): tách biệt khỏi tham ái, ly tham
virāga (nt): sự ly tham/đoạn diệt tham ái
vimuccati (vi+√muc+ya+ti): được giải thoát/thoát khỏi
khīṇa (qkpt của khīyati): đã được đoạn diệt/tiêu huỷ/dời đi
vusita (qkpt của vasati): đã được an trú/sống
brahmacariya = brahma (nt) Phạm thiên + cariya (trut) hạnh kiểm, hành vi
karaṇīya (tt): điều nên được làm/tạo tác
nāparaṃ (tt = na+aparaṃ): không còn gì nữa (trong tương lai)
itthatta (nt = ittha+tta): ở đây (trong cõi giới này), đời này
bhaññamāna (htpt của bhaññati): khi đang nói/thuyết
anupādāya (được giải thoát, không còn bám chấp vào tái sanh) = na + upādāya (bbqkpt của upādiyati) chấp thủ
Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: [email protected]
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.