Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 13 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

 

 

BÀI HỌC SỐ 13

Thứ Ba, 22-09-2020

TIỀN TỐ (upasagga)

Tiền tố là thành phần được ghép ở đầu các động từ, phân từ, bất biến quá khứ phân từ, nguyên mẫu, danh từ và tính từ để tạo nên sự khác biệt (có thể đổi nghĩa hoặc tăng cường) so với từ gốc. Có tất cả 20 tiền tố trong Pāli ngữ:

Tiền tố Nghĩa Ví dụ
abhi hướng tới, ngược lại, hơn, trên, tăng abhigacchati (đi đến, đến gần); abhivandati (cung kính đảnh lễ); abhijānāti (hiểu thấu, thắng tri); abhiññā (thắng trí)
adhi trên, ở trên, vượt trội hơn, tuyệt vời  adhigacchati (đi qua, chứng đạt, giác ngộ); adhitiṭṭhati (đứng ở trên); adhisīla (giới cao thượng); adhisīta (rất lạnh)
anu cùng, sau, gần đến, ít hơn, thấp, y theo anugacchati (đi theo sau); anukkamati (bắt chước); anunāyaka (phó lãnh đạo); anulomato (y theo)
apa tắt, xa, khỏi, tổn thương, tôn kính apagacchati (đi xa khỏi); apamaññati (xem thường); apasālāya (từ đại sảnh); apavāda (lời khiển trách/chỉ trích)
api/pi trên, hết, gần, hướng tới apidahati (che, chùm lại); pinayhati (ràng buộc, tham gia vào)
ati xa hơn, vượt ngoài, qua, quá khứ, rất atikkamati (vượt/đi qua); atineti (dẫn/băng qua); aticarati (vi phạm); atisundara (rất đẹp)
ava/o thấp, xuống, xa, một bên, ít avajānāti (khinh thường); oloketi (nhìn xuống); avaharati (lấy mất, dời đi); avacarati (đi ngang/vượt qua)
ā trờ lại, gần, ra, tới, trên, cho đến āgacchati (đến, đi lại); āsanna (gần, lân cận); āharati (mang lại)
dus/dur khó, cứng, xấu, nghèo dujjana (người xấu); duggandha (mùi hôi); duggati (khổ cảnh); duddama (khó dạy); duranubodha (khó nhận thức)
ni xuống, vào, tự do, không có, tuyệt vời nidahati (cất giấu); nihanti (đánh xuống); niggacchati (đi ra ngoài); nikkhamati (rời khỏi), nirāhāra (không có thức ăn); nigama (thị trấn)
nis/nir/nī ngoài, ra, không có nīharati (lấy mất/đi); nīroga (mạnh khoẻ, vô bệnh); nīrasa (vộ vị, không có nhựa sống)
pa trước, hướng tới, trong, trưởng pabbajati (xuất gia); pajānāti (biết rõ); pabala (dũng mạnh); payāti (đi tới)
parā xa, trở lại, đối lập, một bên parakkamati (phấn đấu); parājeti (thắng phục); parājaya (sự thất bại)
pari xung quanh, hoàn toàn, quá nhiều paricarati (đi quanh); paricchindati (cắt quanh, đánh dấu); parisuddha (toàn tịnh); pảikkhipati (vất quanh, vây quanh)
pati/paṭi lùi, ngược lại, trờ lại 1 lần nữa, gần patibhāsati (đáp lời); paṭikkhipati (từ chối); patirūpaṃ (giả mạo, thích hợp); paṭíotaṃ (ngược dòng); paṭilomaṃ (nghịch chiều)
saṃ với, cùng, đầy đủ, tự mình sambhuñjati (ăn cùng); saṃvasati (sống chung); sambuddha (tự giác ngộ); saṅgaha (góp nhặt); sammukha (đối mặt); sameti (gặp nhau)
su tốt, an vui, tăng sugati (lạc cảnh); sugandha (mùi thơm); sukara (dễ làm); sudesita (khéo thuyết); sujana (người tốt)
u/ud lên, bên trên, ra, ngoài uggacchati (đi lên, mọc); uttama (cao thượng); ucchindati (cắt đứt); ukkhipati (ném lên trên)
upa tới, hướng tới, gần, bên dưới, ít hơn upakkamati (tấn công, đi hướng về); upakāra (sự giúp đỡ); upagacchati (đến gần); upādāna (sự chấp thủ); upakaṇṇa (bên trong tai); uparājā (phó vương)
vi hết, rời xa, riêng biệt, phân tán, khác nhau vijānāti (thấu hiểu, phần biệt); vicchindati (cắt/ngắt đoạn); vimala (vô cấu); vigata (được tách biệt); vipassati (thấy rõ); vimutti (sự giải thoát)

Một số ví dụ về Tiền tố:

  1. Ime manussā yāni puññāni vā pāpāni vā karonti tāni te anugacchanti.
  2. Yāgu khudhaṃ hanti, pipāsaṃ vinodeti, vātaṃ anulometi, vatthiṃ sodheti, āmāvasesaṃ pāceti.
  3. Gambhīre uṭṭhitā ūmi na velaṃ ativattati. 
  4. Sabbā itthiyo vāpiyaṃ nahātvā padumāni pilandhitvā āgacchiṃsu.
  5. Kassa putto dakkhiṇaṃ disaṃ gantvā vīhiṃ āharissati?

Ngữ vựng:

puñña (trut): phước báu, công đức

yāgu (nut): cháo suông, nước cháo loãng

khudhā (nut): sự đói

pipāsā (nut): sự khát

vinodeti (vi+√nud+e+ti): làm tiêu tan/mất đi

vāta (nt): gió

anulometi (đt định danh từ anuloma): làm cho hợp/tương thích với

vatthi (nut): bọng đái, bàng quang

sodheti (đt nguyên nhân của sujjhati): làm sạch, tịnh hoá 

āmāvasesa (phần chưa tiêu hoá) = āma (tt) sống, thô+avasesa (trut) phần còn dư/sót lại

pāceti (đt nguyên nhân của pacati): khiến cho sôi

gambhīra (tt): sâu thẳm

ūmi (nut): con sóng

velā (nut): bờ (sông, biển)

ativattati (ati+√vat+a+ti): vượt qua, thắng phục

sabba (tt): tất cả, toàn bộ, mọi

vāpi (nut): bể/ao nước

nahāyati (√nhā+ya+ti): tắm

paduma (trut): hoa sen

pilandhati (api+nah+a+ti): trang điểm, đeo

putta (nt): người con trai, nam tử

dakkhiṇa (tt): thuộc phía Nam

disā (nut): hướng

vīhi (nt): lúa

BẤT BIẾN TỪ (nipāta)

Bất biến từ gồm tất cả những từ không có biến cách văn phạm như: Trạng từ, Tiền tố, Giới từ, Liên từ, Thán từ, Nghi vấn từ, Bất biến quá khứ phân từ và Nguyên mẫu. Trong đó, Bất biến quá khứ phân từ, Nguyên mẫu và Tiền tố đã được đề cập ở trên.

1. Trạng từ:

Trạng từ là từ chỉ định động từ (ví dụ: so sīghaṃ dhāvati – nó chạy nhanh), tính từ (ví dụ: sā ati cāruṃ saddaṃ bhavati – cô ấy có giọng nói rất quyến rũ) hoặc trạng từ khác (ví dụ: so ati sīghaṃ dhāvati – nó chạy rất nhanh). 

Trạng từ tiếng Pāli có thể được chia thành 3 nhóm: 

(i) Trạng từ phát sinh được tạo nên bằng cách thêm hậu tố vào gốc đại từ, gốc danh từ, hoặc tính từ như

  1. thêm ‘dhā/dhi, khattuṃ, ka’ vào số từ hoặc tính từ để tạo nên nghĩa gấp đôi, tập thể, ví dụ: ekadhā (một lần); dasaguṇa (10 lần); sabbadhā/sabbadhi (ở mọi nơi); ekaso (từng cái một); dvikkhattuṃ (2 lần); catukka (gồm 4 thứ)
  2. thêm ‘to’ vào giới từ (abhito – gần, parato – xa), danh từ (dakkhiṇato – ở phía Nam, piṭṭhito – từ bề mặt/phía sau) và tính từ (sabbato – ở khắp nơi)
  3. thêm ‘tra, tha’ vào tính từ để chỉ nơi chốn, ví dụ: aññatha (ở nơi khác), sabbatha (ở mọi nơi)
  4. thêm ‘’ tính từ và số từ, ví dụ: ekadā (một lần), sadā=sabbadā (mọi lúc)
  5. thêm ‘so, sā’, ví dụ: bahuso (phần lớn)
  6. iti’ được dùng như phân từ đoạn trích dẫn và thường được viết tắt là ‘ti’.

(ii) Trạng từ dạng biến cách:

  1. Một số biến cách đại từ và tính từ được dùng như trạng từ.
  2. Đối cách được dùng nhiều như kiṃ (tại sao?); taṃ (đó, ấy)…
  3. Từ danh từ như divasaṃ (trong ngày); rattiṃ (vào ban đêm)…
  4. Từ tính từ như ciraṃ (lâu dài); khippaṃ (nhanh chóng)…
  5. Một số trạng từ có nguồn gốc mơ hồ nên được xếp vào Đối cách của danh từ hoặc tính từ đã lỗi thời như mitho, mithu (lẫn nhau); alaṃ (đủ); tuṇhī (im lặng)…

Công cụ cách: thường được dùng với đại từ (tena – do đó; yena – bởi vì); với danh từ (divasena – trong 1 ngày, divā – ban ngày, sahāsā – đột nhiên); với tính từ (cirena – dài, antarena – bên trong, ở giữa)

Tặng cách: được dùng hạn chế (atthāya – vì mục đích; cirāya – vì lâu bền; hitāya – vì lợi ích)

 Xuất xứ cách: thường được dùng với đại từ như kasmā (tại sao?); yasmā (bởi vì); pacchā (phía sau); heṭṭhā (bên dưới)

Sở hữu cách: hiếm khi được dùng với đại từ (kissa – tại sao?); với tính từ (cirassa – dài/lâu); với danh từ (hetussa – có nhân quả)

Vị trí cách: thường được dùng như bāhire (bên ngoài); dūre (xa); avidūre (không xa); samīpe, santike (gần); rahasi (riêng tư, bí mật); bhuvi (rên địa cầu)

(iii) Trạng từ thuần tuý: là những trạng từ nằm ngoài 2 nhóm trên như kira, kila (họ nói, chúng ta được bảo rằng); hi (chắc chắn, thực sự); khalu (thực vậy); tu (bây giờ, thực sự); atha, atho (và, cũng vậy, sau đó)…

Na’ diễn đạt sự phủ định đơn giản; ‘’ diễn đạt sự cấm đoán và thường được dùng với thì Bất định khứ; ‘nanu’ được dùng để đặt câu hỏi cho câu trả lời khẳng định; ‘nu’ dùng để hỏi những câu đơn giản; ‘no’ không phải; ‘nūna’ chắc chắn, có lẽ; ‘nānā’ khác nhau.

Phân từ ‘kva’ ở đâu?

Các phân từ trên đây được các văn phạm gia gọi là nipātā, chúng có số lượng khoảng hai trăm từ.

Tiền tố động từ (20 loại ở trên), còn có 4 loại không thể tách rời là:

  1. a’ (không, không có) như abhaya (vô uý); abāla (không ngu ngốc); apassanto (không nhìn thấy)… 
  2. du’ (xấu, bệnh, khó) như dubbaṇṇo (xấu xí, xấu tính); duddamo (khó thuần phục); duggo (khó vượt qua)…
  3. su’ (tốt, dễ dàng, dư thừa, xuất sắc) như subhāsito (khéo nói); subahu (rất nhiều); sudanto (khéo thuần phục); sukaro (dễ làm)…
  4. sa’ được dùng thay cho ‘sam’ (sở hữu, tương tự; với, và; bao gồm) như sabhāriya (với vợ); salajja (có xấu hổ); sabhoga (giàu có); savihārī (sống với)… 

Về nội dung, trạng từ tiếng Pāli còn được chia thành 6 loại:

(i) Trạng từ chỉ thể cách: dùng để trả lời cho tiếng ‘kathaṃ?’ (thế nào?), ví dụ: so dukkhaṃ vasati (hắn sống đau khổ). Chúng là: aññamaññaṃ (lẫn nhau); anupubbaṃ (tuần tự); cittarūpaṃ (tuỳ/vừa ý); dukkhaṃ (một cách khó nhọc)…

(ii) Trạng từ chỉ nơi chốn: dùng để trả lời cho tiếng ‘kuhiṃ?’ (ở đâu?), ví dụ: so atra āgantvā vasati (hắn đi đến và sống ở đây). Chúng là: atra, ettha, iha, idha (ở đây); tatra, tattha, tahiṃ (ở đó); ekamantaṃ (một bên), ato, ito (từ đây); tato (từ đó, do đó)…

(iii) Trạng từ chỉ thời gian: dùng để trả lời cho tiếng ‘kadā?’ (khi nào?), ví dụ: so suve gāmaṃ gacchissati (ngày mai, hắn sẽ đi đến làng). Chúng là: aciraṃ (không bao lâu); hiyyo, hīyo (hôm qua); ajja (hôm nay); suve, sve (ngày mai); idāni, dāni (hiện nay, bây giờ)…

(iv) Trạng từ chỉ mức độ: dùng để chỉ số lượng, mức độ,… của sự vật, ví dụ: seṭṭhi dhanaṃ atibālhaṃ bhavati (vị triệu phú có rất nhiều tài sản). Chúng là: atibālhaṃ (quá/rất nhiều); ekajjaṃ (chung); catukkhattuṃ (bốn lần); bahukkhattuṃ (nhiều lần); bhiyyo, bhīyo (hơn)…

(v) Trạng từ chỉ ý kiến: dùng để chỉ ý định, quan điểm,…, ví dụ: āma, jānāmi (vâng, tôi hiểu). Chúng là: āma (vâng, dạ); alaṃ (đủ/vừa rồi); evaṃ (như vậy, phải)…

(vi) Trạng từ nghi vấn: là những từ mang tính cách hỏi, ví dụ: kuto idhāgato asi? (bạn từ đâu đến đây?) Chúng là: kathaṃ (thế nào? làm sao?); kutra, kattha, kuhiṃ, kahaṃ, kva (ở đâu); kuto (từ đâu? từ cái gì?); kadā, kudā (khi/lúc nào?); kiṃ (ai? cái gì?)… 

Vị trí:  Trạng từ có thể đứng đầu câu hoặc trước từ (động từ, danh từ, trạng từ khác) mà nó chỉ định.

Một số ví dụ về Trạng từ:

  1. Imesaṃ dasannaṃ dhanavantānaṃ pañcamo sukhaṃ jīvati. 
  2. Bhikkhū Bhagavato santikaṃ āgantvā taṃ vanditvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. 
  3. Kathaṃ te cattāro vāṇijā tattha vasanti? 
  4. Kīvaciraṃ pabbajitosi, āvuso bākula? 

Ngữ vựng:

sukhaṃ (trt): an lạc

jīvati (√jiv+a+ti): sống, cư trú

santikaṃ (trt): gần, sát

vandati (√vand+a+ti): đảnh lễ

ekamantaṃ (trt): 1 bên

vāṇija (nt): thương nhân

kīva (bbt): bao lâu?

ciraṃ (trt); cho bền lâu

2. Giới từ:

Giới từ là tiếng đứng liên lạc giữa các danh từ hoặc danh từ tương đương với các thành phần khác trong mệnh đề. 

Các tiền tố động từ có thể là các giới từ, và được dùng với danh từ và động từ. 

Nhiều trạng từ (2 nhóm ở trên, trừ nhóm Trạng từ dạng biến cách vì ít được dùng) được dùng như giới từ đi kèm với danh từ. 

Các giới từ hoặc từ được dùng như giới từ có thể chi phối các cách, trừ Chủ cách và Hô cách.

Các tiến tố động từ (20 loại) yêu cầu danh từ phải ở biến cách này hoặc biến cách khác.

Biến cách thường được dùng với các giới từ hoặc các trạng từ thuộc giới từ là: Đối cách (ví dụ: abhito gāma vasati – hắn sống gần làng), Công cụ cách (ví dụ: puttena saha dhanavā pitā – người cha giàu có cùng với đứa con trai) và Sở thuộc cách. 

Một số ví dụ về Giới từ:

  1. Hiyyo so tassa mittehi saddhiṃ nahāyituṃ nadiṃ nerañjaraṃ pati gacchi. 
  2. Bandhavo susūhi saddhiṃ amhākaṃ gehaṃ āgamissanti. 
  3. Purisena pharasunā chinno so rukkho tassa gehassa upari pati.
  4. Purā samaṇo kumārakassapo setabyake brāhmaṇagahapatike bāle abyatte saññāpeti. 

Ngữ vựng:

mitta (nt): bạn bè/hữu

nahāyati (√nha+ya+ti): tắm

bandhu (nt): người bà con

susu (nt): bé trai, cậu bé

pharasu (nt): búa, rìu

bāla (tt): trẻ con, dại dột

abyatta (tt): ngu si, thiếu kinh nghiệm

saññāpeti (saṃ+√ñā+āpe+ti): thuyết phục, dạy dỗ

3. Liên từ:

Liên từ là từ nối các từ với các mệnh đề hoặc các mệnh đề với nhau trong cùng một câu. Liên từ được phân ra làm 2 loại: liên từ tập hợp và liên từ phụ thuộc.

(i) Liên từ tập hợp: là từ nối các từ với các mệnh đề cùng một giá trị, ví dụ: kumārā ca kumāriyo ca aṅgaṇe kīḷanti (các cậu bé và cô bé đang chơi trên sân). Một số liên từ tập hợp: athavā, vā (hoặc); ca, api, api ca (và); pana (nhưng, trái lại); handa (vậy thì, cho nên); appeva (nếu); evañca pana (như vậy thì); kiṃ pana (huống nữa là); kho, khalu (thật vậy); have (dĩ nhiên)… 

(ii) Liên từ phụ thuộc: từ nối hai mệnh đề khác giá trị nhau (chính – phụ), ví dụ: yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya (nếu đã hợp thời đến Tăng, thì Tăng nên phục vị tỳ-khưu ấy). Liên từ phụ thuộc gồm có 6 loại là:

  1. Chỉ thể cách: iva, viya, yathā (như là, ví như), ví dụ: Tato naṃ sukhamanveti, chāyāva anapāyinī. (An lạc theo sau người ấy như bóng không rời hình)
  2. Chỉ thời gian: tāvad’eva (ngay khi); yato, yasmā (từ khi); yāva… tāva (trước khi); tasmiṃ antare (trong khi); yāva (cho tới khi)…, ví dụ: Yāva so āgacchati tāva tava kammaṃ niṭṭhāpehi. (Hãy hoàn tất việc của bạn trước khi hắn tới)
  3. Chỉ nơi chốn: yatra, yattha, yahiṃ (ở đâu); yattha, yattha katthaci (bất cứ đâu), ví dụ: Yattha Bhagavā dhammaṃ deseti tattha mahājano sannipatati. (Thế Tôn thuyết pháp ở đâu thì đại chúng tụ hội ở đó.)
  4. Chỉ duyên cớ: yasmā, tasmā, tena (vì, bởi vì), ví dụ: Tasmā saṃyamamattānaṃ, assaṃ bhadraṃva vāṇijo. (Vậy hãy tự điều phục như khách buôn ngựa hiền.)
  5. Chỉ điều kiện: ce, sace, yadi (nếu); no ce, yadi na (trừ phi, nếu… không), ví dụ: Sace corā tatra gantvā amussa gahapatino gehaṃ pavisissaṃsu, rājapurisā sabbe te agaṇhissaṃsu. (Nếu các tên trộm đi đến đó và lẻn vào nhà của người gia chủ, thì các cảnh sát có thể tóm gọn bọn chúng.)
  6. Chỉ sự tương phản: kiñcāpi, yadi pi, yajjapi (mặc dù, tuy rằng), ví dụ: Aduñhi, bho gotama, allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ, kiñcāpi ārakā udakā thale nikkhittaṃ. (Thưa tôn giả Gotama, khúc gỗ tươi đầy nhựa này, dù bị quăng ở chỗ ẩm ướt)

Một số ví dụ về Liên từ:

  1. Kiñcāpi kho, bho gotama, mahā bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, ahañca brāhmaṇesu abhippasanno; adhivāsetu me bhavaṃ gotamo svātanāya bhattaṃ saddhiṃ bhikkhusaṅghena. 
  2. Yattha yattha paṇḍitā samaṇabrāhmaṇā atthī’ti vadanti, tattha tattha gantvā sākacchaṃ karonti. 
  3. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ — ‘paññāvuddhiyā vaḍḍhissāmā’ti 
  4. Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekarūpampi samanupassāmi yaṃ evaṃ purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati yathayidaṃ, bhikkhave, itthirūpaṃ. 

Ngữ vựng:

mahā (tt) lớn

aḍḍhateḷasa (121/2) = aḍḍha (tt) 1/2+teḷasa (tt) 13

abhippasanna (qkpt của abhippasīdati): có lòng tin nơi

adhivāseti (đt nguyên nhân của adhivasati): đồng ý, chấp thuận

svātanāya (tt): cho ngày hôm sau

paṇdita (tt): thông thái, khéo léo

sākacchā (nut): cuộc đàm luận

sikkhati (√sikkh+a+ti): học hỏi, tự huấn

paññā (nut): trí tuệ

vuddhi (nut): sự tăng trưởng

vaḍḍhati (√vaḍḍh+a+ti): tăng trưởng, phát triển

samanupassati (saṃ+anu+√dis+a+ti): thấy, nhận biết

pariyādāti (pari+ā+√dā+a+ti): xâm chiếm, làm kiệt sức

yathayidaṃ (lt): như, giống như

itthirūpa (trut): sắc của nữ nhân = itthi (nut) nữ nhân+rūpa

4. Thán từ: 

Thán từ là những từ biểu thị cảm xúc hoặc để gọi đáp khiến cho câu nói thêm phần sinh động. Nó không có giá trị về mặt văn phạm. Thán từ có thể tạm phân thành 2 loại: Hô thán từ và Cảm thán từ.

1. Hô thán từ được dùng để kêu gọi, xưng hô… và được dùng kèm với danh từ hô cách. Sau đây là một số Hô thán từ được tìm thấy trong Pāli ngữ:

are = ê!, này! (diễn tả sự ngạc nhiên và kích động)

hare = ê!, này! (dùng cho người nhỏ hơn)

he = ê!, này! (dùng cho người ngang hàng)

ambho = kìa bạn!, này bạn!

bho, bhante = thưa/bạch ngài!

yagghe = tâu!, bẩm!, thưa! (dùng với người lớn hơn hoặc để cổ vũ)

āvuso = hỡi bạn!, này hiền giả! (dùng với người nhỏ hơn)

bhaṇe = này!, xem đây!, ta bảo! (thường được nhà vua dùng với thần dân)

tāta = thân!, yêu dấu! (dùng gọi người thân cho cả người lớn hoặc người nhỏ)

re = ê!, ê này!, cút đi! (diễn tả sự khinh thường)

2. Cảm thán từ được dùng để diễn tả cảm xúc, ý tưởng… Sau đây là một số Cảm thán từ được tìm thấy trong Pāli ngữ:

hā, aho, ahaha =  ôi!, chao ôi! (diễn tả sự buồn bã, tiếc nối hoặc không tán thành)

aho dukkhaṃ = ôi!, chao/than ôi!, trời ơi!

hā, aho, handa, alakkhikaṃ = a!, than ôi!, ha ha!, lạ quá! (tỏ ý ngạc nhiên, nghi ngờ, vui sướng, đắc thắng)

aho = thôi đi! (tỏ ý khinh thường, không tán thành)

aho vata = a!, chà!, ôi chao!

sotthy’atthu = chào tạm biệt!

sādhu = lành thay!, hay lắm!, tốt!

evam atthu! = mong như vậy!

āma, evaṃ = được, nhất trí

dhi, dhiratthu = xì!, úi chà!, khiếp!, thật là xấu hổ/nhục nhã! (tỏ ý khinh/ghê tởm)

sādhu, bhavatu = tốt!, lành thay!, nên như vậy!

apehi, apayāhi, apagaccha, apakkama = đi/cút/xéo đi!

svāgataṃ, suvatthi, sotthi = chào!, xin chào! (có Tặng cách theo sau)

suṇātha = nghe đây!

tuṇhī, tuṇhī bhavatha, nissaddā hotha (xuỵt!, im lặng!)

jaya jaya = hoan hô! hoan hô!

bhaddhaṃ = đúng!

apasara = xuỵt!, xuỳ! (xua người/vật đi chỗ khác)

ciraṃ jīvatu = muôn năm!

svāgataṃ = hoan nghênh!

maññe = tôi nghĩ rằng!

bhaṇe = để chắc chắn!, nhìn đây

Một số ví dụ về Thán từ:

  1. Sādhu vata bhavantaṃyeva gotamaṃ paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. 
  2. Sakkā nu kho, bho kaccāyana, evemeva diṭṭhena dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññāpetuṃ? 
  3. Acchariyaṃ, vata bho, abbhutaṃ, vata bho, puññānaṃ gati, puññānaṃ vipāko.
  4. Ehi kho, mārisa moggallāna, svāgataṃ, mārisa moggallāna! Cirassaṃ kho, mārisa moggallāna, imaṃ pariyāyaṃ akāsi yadidaṃ idhāgamanāya.

Ngữ vựng:

paṭibhāti (paṭi+√bhā+a+ti): làm cho rõ/hiển nhiên; giải thích

bhāsita (trut): lời nói

sandiṭṭhika (tt): rõ ràng

sāmaññaphala = sāmañña (trut) sa-môn hạnh+phala (trut) quả

paññāpeti (pa+√ñā+āpe+ti): tuyên bố, định nghĩa 

acchariya (tt): kỳ diệu, phi thưởng

abbhuta (tt): lạ lùng

gati (nut): sự đi

puñña (trut): phước báu, công đức

eti (√i+a+ti): đến

mārisa (tt dùng trong hô cách): thưa/bạch ngài

cirassaṃ (trt): đã rất lâu/lâu rồi

pariyāya (nt): sự sắp xếp/sửa soạn

pariyāyaṃ karoti (thng): sắp xếp, sửa soạn

yadidaṃ (bbt): cụ thể là, ấy là

āgamana (trut): sự đến/đến gần

5. Nghi vấn từ:

Nghi vấn từ là những phân từ mang nghĩa nghi vấn trong câu. Nó khác hoàn toàn với Đại từ nghi vấn (ví dụ: kati, kaci…) và Tính từ nghi vấn (ví dụ: ). Sau đây là một số phân từ nghi vấn trong Pāli ngữ:

api, api nu, nu = phải không? (‘nu’ thường được ghép sau các đại từ nghi vấn như kacci nu,…)

nanu = có phải?, phải chăng? (nghi vấn khẳng định từ)

su = phải không? (thường được ghép sau các đại từ nghi vấn như kiṃ su, kaccissu,…)

Một số ví dụ về Nghi vấn từ:

  1. Bhabbo nu kho so puriso parittaṃ aggiṃ ujjālituṃ? 
  2. Nanu mayā, moghapurisa, anekapariyāyena antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā? 
  3. Kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ. 
  4. Saññāvedayitanirodhaṃ samaṇo gotamo āha; tañca sukhasmiṃ paññapeti. Tayidaṃ kiṃsu, tayidaṃ kathaṃsu? 

Ngữ vựng:

bhabba (tt): có thể

paritta (tt): nhỏ, bé

aggi (nt): lửa

ujjāleti (đt nguyên nhân của ujjalati): đốt, nhóm (lửa)

moghapurisa (nt): kẻ ngu/vô dụng = mogha (tt) rỗng không, ngu ngốc, vô dụng+purisa

anekapariyāya (nt): các cách khác nhau = aneka (tt) nhiều, vô số+pariyāya

antarāyika (tt): gây/tạo chướng ngại

vuccati (√vac+ya+ti): được gọi/nói

kacci nu (nghvt): có chăng?, phải không?

sīla (trut): giới hạnh

upavadati (upa+√vad+a+ti): chỉ trích, mắng nhiếc

pabbajita (nt): người xuất gia, nhà sư

abhiṇhaṃ (trt): thường xuyên

paccavekkhati (pati+ava+√ikkh+a+ti): suy ngẫm, quán chiếu 

tayidaṃ = taṃ+idaṃ

kiṃsu (nghvt): là gì?

kathaṃsu (nghvt): thế nào?, ra sao?

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————


Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app