Nội Dung Chính
- Mahāthera Ledi Sayadaw
- Bài viết về Thiền Sư Ledi Sayadaw trích từ VRIDhamma.org
- Early Years
- Research Work
- Leaving Robes to become Layman
- Became Bhikkhu
- Role in the Fifth Council
- Introduction to Vipassana Meditation
- Retreat to Ledi Forest and Assuming Name of Ledi Sayadaw
- Outstanding Scholastic Work
- Recognition by Government
- Last Years
- Notes:
- Collection of Ledi Sayadaw’s writings
- Các Cuốn Sách Ngài Thiền Sư Ledi Sayadaw Biên Soạn Hoặc Tác Phẩm Liên Quan:
Mahāthera Ledi Sayadaw
(1846-1923), Miến Điện. Aggamahāpandita, D.Litt.
Đại Trưởng Lão Thiền Sư Ledi Sayadaw, bậc Đại Hiền trí (Aggamahāpandita) của Miến Điện, là hình ảnh nổi bật của thời đại này. Ngài đã viết bằng tiếng Pāli cũng như tiếng Miến Điện hơn 70 đầu sách loại Dīpāni (một loại sách giảng giải chi tiết về các pháp). Sự nghiệp to lớn của Ngài đã góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp, nhất là giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy sang các nước Tây Phương. Ngài còn là bậc thiền sư khả kính. Dòng thiền của Ngài hiện nay còn nhiều vị rất nổi tiếng, thiền sư S.N Goenka là một trong số đó.
Trích trong cuốn Chánh Kiến & Nghiệp – Ledi Sayadaw (Tỳ Khưu Pháp Thông dịch)
Trong những năm đầu thế kỷ 20, thiền sư Ledi Sayadaw đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa toàn bộ nền Phật giáo Miến Điện. Ngài đã phục hưng phương pháp thực hành thiền Minh Sát, quán sát sự vận hành của các dòng tâm, một phương pháp thực hành không chỉ dành cho tăng, ni, mà hầu hết các thành phần trong xã hội từ những chủ doanh nghiệp, các kỹ sư phần mềm, nhà giáo, học sinh tới những người nông dân đều có thể tiếp cận và thực hành được. Những phương pháp tu học mà ngài truyền trao đã thắp lên ánh lửa, đặc biệt chú trọng tới người cư sĩ như là một phương tiện để trì giữ truyền thống Phật giáo trước sự đe dọa của thực dân Anh.
Ledi Sayadaw là một Thiền sư trứ danh, ngài đã hoằng dương và phục hưng Phật giáo tại Myanmar trong suốt giai đoạn đất nước bị người Anh đô hộ. Hơn một thế kỷ trước, khi người Anh đô hộ Myanmar, Thiền sư Ledi Sayadaw đã quan tâm tới những đe dọa ngày một lớn về truyền thống Phật giáo tôn quý của đất nước. Ngài tin tưởng rằng người Myanmar vẫn chưa biết cách để bảo vệ quốc bảo của mình trước ách đô hộ của thực dân và ngài cũng chứng kiến Giới luật của chư tăng, ni, những người chịu trách nhiệm trì giữ mạng mạch Phật pháp, khi ấy đang ngày một bị suy đồi nghiêm trọng. Ledi Sayadaw đã phát nguyện hoằng dương chính pháp, đặc biệt các phương pháp thực hành thiền Minh Sát bằng trí tuệ và sự tu chứng của mình.
Thiền sư Ledi Sayadaw chính là bậc thầy phục hưng phương pháp thực hành thiền Minh Sát, quán sát sự vận hành của các dòng tâm, một phương pháp thực hành không chỉ dành cho tăng, ni, mà còn dễ tiếp cận với hầu hết các thành phần xã hội, từ giới tri thức tới cả những người thợ săn, người nông dân và người làm nghề chài lưới. Những pháp thực hành này cũng đang được thực hành trong gần như tất cả các truyền thống Phật giáo tại các nước như Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản… và trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình nghiên cứu khoa học, khoa học thực nghiệm, khoa học tâm lý, thần kinh học và triết học phương Tây.
Ledi Sayadaw sinh ra tại một ngôi làng cách Mandalay 80 dặm vào năm 1846. Thời điểm đó Mandalay vẫn còn là thủ đô của một vương quốc độc lập, chiếm hơn một nửa diện tích đất nước Myanmar ngày nay. Vào thời điểm đó, trong tín ngưỡng Phật giáo Myanmar có một niềm tin phổ biến rằng Phật pháp có thể bị biến mất trên thế giới này và không xuất hiện trở lại trong nhiều kỷ sau đó. Và vào thời điểm bị ách thống trị của thực dân Anh, niềm tin ngày càng được củng cố trong người dân và phật tử Myanmar.
Ledi Sayadaw khát ngưỡng trở thành một tu sĩ, dành trọn vẹn cuộc đời tu hành. Vào tuổi 20, ngài rời ngôi làng để tới Mandalya ở Thanjaun, một trong những ngôi tự viện nổi tiếng nhất ở Myanmar bấy giờ. Bất kỳ tu sĩ nào muốn được chấp nhận tu học tại đây đều phải ngồi bên ngoài cổng, đọc thuộc chính xác toàn bộ giới luật của tu sĩ. Chư tăng tại tự viện Thanjaun có ảnh hưởng rất lớn tại Myanmar. Trụ trì tự viện là cố vấn thân cận nhất của nhà vua, ngài và các tăng sĩ khác trong tự viện đều thuộc hội đồng cố vấn quốc gia.Ledi Sayadaw nhanh chóng được chấp thuận vào tự viện bởi ngài trụ trì nhanh chóng chú ý tới một vị tăng trẻ có trí nhớ đặc biệt. Ngài có giọng tụng đầy uy lực và đặc biệt, có trí nhớ vượt trội so với mọi người. Ngài tu học dưới sự hướng đạo của thầy trụ trì và chư tăng cao cấp trong tự viện. Tại đây, chương trình tu học chú trọng tới học thuật. Chư tăng phải học, ghi nhớ và tranh biện kinh, luật, luận mà ít dành thời gian cho hành thiền.
Với năng lực của mình, Ledi Sayadaw sớm được giao trọng trách làm giảng sư dự thính, rồi giảng sư chính thức. Tuy nhiên trong thời gian này ngài tự thấy bản thân không có thành tựu bất cứ pháp thực hành nào. Thực sự không có văn bản nào ghi lại rằng ngài đã tham thiền nghiêm ngặt trong suốt những năm tháng tại Mandalay, từ 1867 tới 1883. Ngài tập trung vào việc học thuật, chủ yếu đọc kinh văn bằng ngôn ngữ Pali, đặc biệt các bản kinh văn triết học trừu tượng như Vi diệu pháp. Những bản kinh văn này mô tả thực tại từ phương diện tuyệt đối. Ở hệ thống này, tất thảy vạn pháp đều được quán chiếu trong một chuỗi tiến trình hiện khởi, tác động, trôi chảy và biến mất trong từng khoảnh khắc của dòng tâm. Những kẻ phàm phu thì lại thấy thế giới tương đối này là có thực và có bản chất cố hữu.
Trước những biến cố đó của đất nước, ngài quay trở lại ngôi làng nơi mình sinh ra, kiến lập một ngôi tự viện gần làng và Pháp danh Ledi, “bậc thầy tôn quý của Rừng” cũng bắt đầu từ đó. Vào thời gian này, ngài nhiệt thành tham thiền, sử dụng các lý thuyết mà mình đã tu học để thực hành. Những năm tiếp theo, ngài dành trọn thời gian chỉ tham thiền, tới năm 1900, ngài đã hoàn toàn rời bỏ trọng trách trụ trì tự viện và chuyển tới thực hành nghiêm mật trên những hang động ở vùng núi cao gần bờ sông Chindwin. Trong một cuốn tiểu sử về ngài kể lại rằng, có một lần người thị giả tới hộ thất, đã hữu duyên chứng kiến ngài trong lần nhập định, thân hình bay lơ lửng trên không trung! Cho dù những lời kể lại trên có đúng hay không, thì những luận giảng của ngài trong thời gian này cũng chia sẻ về những thành tựu trong việc khai triển những năng lực của dòng tâm. Trong một tài liệu mà ngài chia sẻ như sau: “Khi truyền thống Phật giáo bị suy đồi, nhưng đã có nhiều người hữu duyên tìm cầu tới ta, người cất cao ngọn cờ của sự tinh tiến vĩ đại và vô song! Ta đã thực hành trọn vẹn tất cả các pháp thiền. Ta đã thành tựu con đường trí tuệ, thuần thực và thành tựu được năm loại trí tuệ siêu việt”.
Thông thường các bậc thầy rất hiếm hiển lộ những thành tựu tu tập của mình, đặc biệt đối với một tăng sĩ truyền thống Theravada. Nhưng Ledi Sayadaw là một bậc thầy vô song. Ngài chia sẻ đôi chút những thành tựu của mình, có lẽ cũng là phương tiện để cảm hóa nhiều thành phần trong xã hội.
Với nhiều năm tham thiền trên những hang động trên núi cao, Thiền sư Ledi Sayadaw thấy đã tới lúc nhập thế hoằng dương chính pháp. Những năm tiếp theo, ngài đã dành trọn thời gian, đi tới khắp các vùng miền trong đất nước, tới những vùng xa xôi, vùng núi cao để hoằng dương giáo pháp. Ngài giảng dạy giáo pháp những nơi mình tới, viết luận, thơ, luận giảng Phật giáo, thiết lập các trung tâm tu học cho chư tăng ni, cho phật tử, cư sĩ. Tầm ảnh hưởng của ngài lúc này vô cùng to lớn, rộng khắp đất nước. Một viên chức người Anh đã phải thốt lên: “Bất kỳ nơi nào ngài viếng thăm, có hàng ngàn đệ tử thành kính cung nghinh và đỉnh lễ dưới gót sen của bậc thánh tăng”. Một nhà văn Myanmar khi ấy đã tán thán rằng, thời gian này những “cơn mưa Pháp” đã tuôn tràn khắp mọi nơi trên đất Myanmar. Tham thiền cũng là một chủ đề quan trọng nhưng thường được trình bày trong văn cảnh của triết lý Vi diệu pháp.
Trước thời gian ngài truyền pháp, những người phật tử, những người dân bình thường hầu như chưa bao giờ được lắng nghe về giáo pháp đức Phật, về Vi diệu pháp một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống; những giáo pháp này được coi là quá khó cho những người thường. Nếu bạn là một người phật tử, cách tốt nhất là tập trung vào các vấn đề đơn giản như giữ làm việc thiện lành, học cách làm người tốt, cúng dường, bố thí bên ngoài. Nhưng ngài đã thành công khi truyền trao Vi diệu pháp một cách sâu rộng. Ledi Sayadaw lo lắng rằng Phật giáo sẽ bị suy đồi nếu mỗi người không thực hành, thể nghiệm những chân lý mà đức Phật đã truyền trao, người phật tử cũng đã thấu hiểu rằng với việc tu học Vi diệu pháp, chính họ cũng là những ngọn đuốc giúp trì giữ được những giáo pháp tôn quý.
Bên cạnh việc giảng dạy các kỹ thuật tham thiền, Thiền sư Ledi Sayadaw cũng rất chú trọng vấn đề giới luật cho các phật tử thực hành. Trong các buổi thuyết pháp và các bài luận mà ngài trước tác đều rất chú tới giới cấm uống rượu, sử dụng các chất gây nghiện, ăn thịt bò và nhiều chất cấm khác, những thứ mà ngài thường cho rằng người Anh lại đang khuyến khích sử dụng tại đất nước mình. Ngài từng dạy rằng: Tôi chắc chắn Chính phủ sẽ ủng hộ những chia sẻ của tôi. Tất nhiên sẽ có nhiều ngành nghề trong xã hội ví như nấu rượu, buôn bán chất gây nghiện cần phải bị hạn chế và cấm sau những buổi thuyết pháp của tôi. Chỉ như vậy mới đảm bảo đời sống đạo đức cho người dân.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, Thiền sư Ledi Sayadaw đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa toàn bộ nền Phật giáo Myanmar. Các hành giả cư sĩ, bao gồm cả người nam và người nữ đều đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo, những phương pháp tu học mà ngài truyền trao đã thắp lên ánh lửa, đặc biệt chú trọng tới người cư sĩ như là một phương tiện để trì giữ truyền thống Phật giáo trước sự đe dọa của thực dân Anh.Trước đây nhiều người quan niệm rằng, sự chứng nghiệm các trạng thái của tâm thường chỉ dành cho những ai hiến dâng trọn cuộc đời hoặc phải dành nhiều năm tháng ẩn cư mới có thể đạt tới thì nay với phương pháp của ngài, những người bận rộn ở đời sống thế tục vẫn có thể tham thiền và chuyển hóa được các dòng tâm phiền não của mình. Các phương pháp ngài truyền trao vẫn là chuẩn mực của các phương pháp thiền tập ở Myanmar ngày nay.
Thiền sư Ledi Sayadaw đã truyền trao giáo pháp theo hướng kết hợp giữa tu và học, kết hợp giảng dạy triết lý với thực hành, đưa các phương pháp thiền Minh Sát tới quảng đại quần chúng. Trong nhiều trước tác của mình, ngài đã nhiều lần luận giảng rằng, người phật tử, cư sĩ tu học, dù ở mức độ sơ khởi đi hay chăng nữa thì vẫn tạo một nền móng cho những bước thiền quán sâu sắc hơn về sau. Ngài khích lệ mọi người tu tập, quán chiếu một cách chi tiết về tứ đại, đất, nước, gió, lửa và tin tưởng rằng mọi người đều có thể thấu hiểu và trải nghiệm được các tri kiến này. “Nếu có sự thấu hiểu thì những thiền quán sâu sắc về vô thường sẽ thành tựu được ngay khi đang lắng nghe pháp thoại hoặc ngay trong đời sống thường nhật. Bất kỳ ai nếu được dạy về các phương pháp của thiền Minh Sát đều cũng có thể quan sát, điều phục và chuyển hóa dòng tâm trong đời sống thường nhật của mình.”
Những giá trị của cách tiếp cận này vượt xa trong phạm vi phương pháp thiền quán Minh Sát. Với con đường thực hành được khởi nguồn từ ngài thì một hành giả Phật giáo tại gia có thể trở thành bậc trì giữ giáo pháp, bảo hộ và nắm giữ mạch giáo pháp. Ledi Sayadaw luận giảng rằng, con đường này có thể được gọi là “những thầy tu trong đời sống thế tục”. Những “thầy tu” này không chỉ giữ những giới luật bên ngoài mà cả những kỷ luật nghiêm mật của các phương pháp hành thiền. Tri kiến này đã làm thay đổi quan niệm về vai trò của người cư sĩ và hành giả tại gia trong truyền thống.
Trước khi viên tịch vào năm 1923, Thiền sư Ledi Sayadaw đã dạy thiền tập cho hàng ngàn người dân Myanmar, truyền trao dòng truyền thừa thực hành cho thế hệ các đệ tử, những hành giả vẫn tiếp tục hoằng dương phương pháp hành trì rộng khắp trên thế giới. Thế hệ các đệ tử của ngài đã tiếp tục kế thừa mạch pháp chú trọng tu học, hành trì quán sát, chuyển hóa dòng tâm, thiết lập nhiều trung tâm Phật giáo không chỉ tại Myanmar mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Một trong những đệ tử xuất sắc của ngài là Thiền sư, cư sĩ Thetgyi, ngài Thetgyi là bậc thầy của cư sĩ U Ba Khin, từng là một viên chức chính phủ Myanmar. Ngài U Ba Khin là bậc thầy của nhiều Thiền sư suất sắc trên thế giới ngày nay như ngài Daw Mya Thwin, Ruth Denison, Robert Hover, John Coleman và S.N Goenka.
Riêng ngài Goenka đã thiết lập hơn 120 trung tâm thiền Minh Sát trên toàn thế giới và ngài chính là bậc thầy của hai Thiền sư chính niệm có sức ảnh hưởng lớn tại các quốc gia phương Tây hiện nay là Sharon Salzberg và Joseph Goldstein. Ngài Migun Sayadaw là đệ tử tăng xuất sắc của ngài Ledi Sayadaw. 24 năm sau khi ngài Ledi viên tịch, ngài Mingun Sayadaw đã truyền trao các phương pháp thiền tập đặc biệt cho Thiền sư Mahasi Sayadaw, người có sức ảnh hưởng to lớn tới các quốc gia phương Tây ngày nay. Những phương pháp thiền tập của ngài Mahasi Sayadaw được coi là phương pháp chuẩn mực của nhiều trung tâm thiền Minh Sát trên toàn thế giới, được nhiều học giả, hành giả phương Tây học hỏi, kế thừa, đặc biệt có ảnh hưởng to lớn tới các chương trình tu học, ứng dụng Phật giáo trong các lĩnh vực đời sống xã hội, ví như chương trình Mindfulness-Based Stress Reduction Program của Jon Kabat-Zinn.
La Sơn Phúc Cường
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2018
Bài viết về Thiền Sư Ledi Sayadaw trích từ VRIDhamma.org
Early Years
The Ven. Ledi Sayadaw was born in 1846 in Saing-pyin village, Dipeyin township in the Shwebo district (currently Monywa district) of northern Burma (nowadays called Myanmar.) His childhood name was Maung Tet Khaung. (Maung is the Burmese title for boys and young men equivalent to “master.” Tet means “climbing upward” and Khaung indicates “roof” or “summit.”) It proved to be an appropriate name since young Maung Tet Khaung indeed climbed to the summit in all his endeavours.
In his village he attended the traditional monastery school where the bhikkhus (monks) taught the children to read and write in Burmese as well as how to recite many Pali texts: the Mangala Sutta, mettā Sutta, Jataka stories, and so on. Because of these ubiquitous monastery schools Myanmar has traditionally had a very high literacy rate.
Research Work
At the age of eight, he began to study with his first teacher U Nanda-dhaja Sayadaw, and he ordained as a samanera (novice) under the same Sayadaw at the age of fifteen. He took the name Nana-dhaja (the banner of knowledge). His monastic education included Pali grammar and various texts from the Pali canon with a specialty in Abhidhammattha-sangaha, a commentary which serves as a guide to the Abhidhamma2 section of the canon.
Later in his life he wrote a somewhat controversial commentary on Abhidhammattha-sangaha, called Paramattha-dipani (Manual of Ultimate Truth), in which he corrected certain mistakes he had found in the earlier (and then accepted) commentary on that work. His corrections were eventually accepted by the bhikkhus and his work became the standard reference.
During his days as a samanera, in the middle part of the nineteenth century (before modern lighting) he would routinely study the written texts during the day and join the bhikkhus and other samaneras in recitation from memory after dark. Working in this way he mastered the Abhidhamma texts.
Leaving Robes to become Layman
When he was eighteen, Samanera Nana-dhaja briefly left the robes and returned to his life as a layman. He had become dissatisfied with his education, feeling it was too narrrowly restricted to the Tipitaka3. After about six months his first teacher and another influential teacher, Myinhtin Sayadaw, sent for him and tried to persuade him to return to the monastic life; but he refused. Myinhtin Sayadaw suggested that he should at least continue with his education. The young Maung Tet Khaung was very bright and eager to learn, so he readily agreed to this suggestion.
“Would you be interested in learning the Vedas (ancient sacred writings of Hinduism)?” asked Myinhtin Sayadaw.
“Yes, venerable sir,” answered Maung Tet Khaung.
“Well, then, you must become a samanera,” the Sayadaw replied. “Otherwise Sayadaw U Gandhama, of Yeu village, will not take you as his student.”
“I will become a samanera,” he agreed. In this way, he returned to the life of a samanera, never to leave the robes of a monk again. Later on, he confided to one of his disciples, “At first I was hoping to earn a living with the knowledge of the Vedas by telling peoples’ fortunes. But I was more fortunate in that I became a samanera again. My teachers were very wise; with their boundless love and compassion, they saved me.”
Became Bhikkhu
The brilliant Samanera Nana-dhaja, under the care of Gandhama Sayadaw, mastered the Vedas in eight months and continued his study of the Tipitaka. At the age of twenty, on 20 April 1866, he took the higher ordination to become a bhikkhu under his old teacher U Nanda-dhaja Sayadaw, who became his preceptor (one who gives the precepts).
In 1867, just prior to the monsoon retreat, Bhikkhu Nana-dhaja left his preceptor and the Monywa district where he had grown up, in order to continue his studies in Mandalay. Mandalay was the royal capital of Burma at that time, during the rule of King Min Don Min (who ruled 1853-1878), and was the most important centre of learning in the country. He studied there under several of the leading Sayadaws and learned lay scholars as well. He resided primarily in the Maha-Jotikarama monastery and studied with Ven. San-Kyaung Sayadaw, a teacher who is famous in Myanmar for translating the Visuddhimagga (Path of Purification) into Burmese.
Role in the Fifth Council
During his time in Mandalay, King Min Don Min sponsored the fifth council, calling bhikkhus from far and wide to recite and purify the Tipitaka. It was held in Mandalay in 1871 and the authenticated texts were carved into 729 marble slabs that stand today (each slab housed under a small pagoda) surrounding the larger golden Kuthodaw Pagoda at the foot of Mandalay hill. At this council, Bhikkhu Nana-dhaja helped in the editing and translating of the Abhidhamma texts. During the time of his studies in Mandalay, Ven. San-Kyaung Sayadaw gave an examination of twenty questions for two thousand students. Bhikkhu Nana-dhaja was the only one who was able to answer all the questions satisfactorily. These answers were later published in 1880, under the title Parami-Dipani (Manual of Perfections). This was the first of many books to be published in Pali and Burmese by Ven. Ledi Sayadaw.
After eight years as a bhikkhu, having passed all his examinations, Ven. Nana-dhaja was qualified as a beginning Paliteacher at the San-Kyaung monastery (also known as the Maha-Jotikarama monastery) where he had been studying.
Introduction to Vipassana Meditation
For eight more years he remained there, teaching and continuing his own scholastic endeavours, until 1882 when he moved to Monywa. He was now thirty-six years old. At that time Monywa was a small district centre on the east bank of the Chindwin River, which was renowned as a place where the teaching method included the entire Tipitaka, rather than just selected portions. While he was teaching Pali to the bhikkhus and samaneras at Monywa, his habit was to come to town during the day for his teaching duties. In the evening he would cross to the west bank of the Chindwin river and spend the nights in meditation in a small vihara (monastery) on the side of Lak-pan-taung mountain. Although we do not have any definitive information, it seems likely that this was the period when he began practicing Vipassana in the traditional Burmese fashion: with Anapana (respiration) and vedana (sensation).
Retreat to Ledi Forest and Assuming Name of Ledi Sayadaw
The British conquered upper Burma in 1885 and sent the last king, Thibaw (who ruled from 1878-1885), into exile. The next year, 1886, Ven. Nana-dhaja went into retreat in Ledi forest, just to the north of Monywa. After a while many bhikkhus started coming to him there, requesting him to teach them. A monastery to house them was built and named Ledi-tawya monastery. From this monastery he took the name by which he is best known: Ledi Sayadaw. It is said that one of the main reasons that Monywa grew to be a larger town, as it is today, was because so many people were attracted there to Ledi Sayadaw’s monastery. While he taught many aspiring students at Ledi-tawya, he retained his practice of retiring to his small cottage vihara across the river for his own meditation.
Outstanding Scholastic Work
When he had been in the Ledi forest monastery for over ten years his main scholastic works began to be published. The first was Paramattha-Dipani (Manual of Ultimate Truth), mentioned above, published in 1897. His second book of this period was Nirutta Dipani, a book on Pali grammar. Because of these books he gained the reputation as one of the most learned bhikkhus in Burma. Though Ledi Sayadaw was based at the Ledi-tawya monastery, he travelled throughout Burma at times, teaching both meditation and scriptural courses. He is indeed a rare example of a bhikkhu who was able to excel in both pariyatti (the theory of Dhamma) as well as patipatti (the practice of Dhamma) in his life. It was during these trips up and down Burma that many of his published works were written. For example, he wrote the Paticca-samuppada Dipani in two days while travelling by boat from Mandalay to Prome. He had no reference books with him, but he had a thorough knowledge of the Tipitaka, so he needed none. In the Manuals of Buddhism there are seventy-six manuals (dipanis), commentaries, essays, and so on, listed under his authorship, but this is not a complete list of his works.
Later he also wrote many books on Dhamma in Burmese. He said he wanted to write in such a way that even a simple farmer could understand. Before his time, it was not usual to write on Dhamma subjects so that lay people could have access to them. Even while teaching orally, the bhikkhus would commonly recite long passages in Paliand then translate the passage literally, which was very hard for the ordinary person to understand. It must have been that the strength of Ledi Sayadaw’s practical understanding and the resultant mettā (loving-kindness), overflowed in his desire to spread Dhamma to all levels of society. His Paramattha-sankhepa, a book of 2,000 Burmese verses which translates the Abhidhammattha-sangaha, was written for young people to learn and is still very popular today. His followers started many associations which promoted the learning of Abhidhamma by using this book.
In his travels around Burma Ledi Sayadaw also discouraged the use of cow meat. He wrote one book called Go-mamsa-matika which urged people not to kill cows for food and promoted a vegetarian diet in general.
It was during this period, just after the turn of the century, that the Ven. Ledi Sayadaw was first visited by U Po Thet who learned Vipassana from him and subsequently became one of the most well-known lay meditation teachers in Burma, and the teacher of Sayagyi U Ba Khin, Goenkaji’s teacher.
Recognition by Government
By 1911 his reputation both as a scholar and meditation master had grown to such an extent that the British government of India, which also ruled Burma, conferred on him the title of Aggamaha-pandita (foremost great scholar). He was also awarded a Doctorate of Literature from the University of Rangoon. During the years 1913-1917 he had a correspondence with Mrs. Rhys-Davids of the Pali Text Society in London and translations of several of his discussions on points of Abhidhamma were published in the “Journal of the Pali Text Society.”
Last Years
In the last years of his life Ven. Ledi Sayadaw’s eyesight failed him because of the years he had spent reading, studying and writing, often with poor illumination. At the age of seventy-three he went blind and devoted the remaining years of his life exclusively to meditation and teaching meditation. He died in 1923 at the age of seventy-seven at Pyinmana, between Mandalay and Rangoon (now Yangon), in one of many monasteries that had been founded in his name as a result of his travels and teaching all over Burma.
The Venerable Ledi Sayadaw was perhaps the outstanding Buddhist figure of his age. All who have come into contact with the path of Dhamma in recent years owe a great debt of gratitude to this scholarly, saintly monk who was instrumental in re-enlivening the traditional practice of Vipassana, making it more available for renunciates and lay people alike. In addition to this most important aspect of his teaching his concise, clear and extensive scholarly work served to clarify the experiential aspect of Dhamma.
Notes:
The title Sayadaw means “venerable teacher.” It was originally given to important elder monks (Theras) who instructed the king in Dhamma. Later on it became the title of highly respected monks in general.
Abhidhamma is the third section of the Pali canon in which the Buddha gave detailed technical descriptions of the reality of mind and matter in a very profound form.
Tipitaka is the Pali name for the entire canon. It means “three baskets,” i.e., the “basket”of the Vinaya (rules of the monks); the “basket” of the Suttas (or discourses); and the “basket” of Abhidhamma (see note 2, above).
Collection of Ledi Sayadaw’s writings
Manuals of Dhamma, a book published by VRI containing writings of Ledi Sayadaw
Venerable Ledi Sayadaw is an invaluable link in the chain of teachers that preserved Vipassana in its pristine purity in Myamnar. Hence it is natural that Vipassana students should be eager to read the books written by the Venerable Sayadaw, probably the most illustrious Abhidhamma scholar of the last two centuries.
However, the writings of this great meditation master are not easily available today. Therefore, Vipassana Research Institute has published The Manuals of Dhamma, a collection of the Venerable Ledi Sayadaw’s writings translated into English. The reader will find a great treasure of information as well as inspiring guidance for the practice of Dhamma in these texts. The Manuals of Dhamma will be of immense benefit to students of Vipassana as well as to research scholars.
Các Cuốn Sách Ngài Thiền Sư Ledi Sayadaw Biên Soạn Hoặc Tác Phẩm Liên Quan: