Tôn giả Poṭhila [32]
Khi Đức Thế Tôn ngự tại Jetavanavihāra (Tinh xá Kỳviên), có Trưởng lão Poṭhila là người tinh thông Pháp luật do Đức thế Tôn giảng dạy, Ngài có đồ chúng là 5oo vị tỳkhưu.
Có lần, Ngài Poṭhila cùng đồ chúng đi đến yết kiến Đức Thế Tôn, quán xét thấy được duyên lành của Tôn giả Poṭhila, Đức Thế Tôn phán gọi Tôn giả Poṭhila là “Poṭhila rỗng không”.
Ngài Poṭhila suy nghĩ : “Ta tinh thông Pháp luật của Đức Thế Tôn chỉ dạy, là giáo thọ sư của 5oo vị tỳkhưu, vì sao Đức Thế Tôn gọi ta là Poṭhila rỗng không?”
Rồi Ngài suy gẫm rằng: “Chỉ vì ta chưa chứng đạt được pháp thượng nhân nên Đức Thế Tôn gọi ta là “rỗng không”.
Ngài Poṭhila giải tán hội chúng, đi vào rừng quyết định tu tập, Ngài đi cách xa thành Sāvatthī 120 dotuần (yojana), đến một trú xứ có 30 vị Trưởng lão Alahán ẩn cư. Ngài Poṭhila đến đảnh lễ vị Đại trưởng lão trưởng hội chúng, xin học tập nơi Ngài. Vị Đại trưởng lão nói:
– Này Tôn giả, Ngài là vị giảng sư danh tiếng, chúng tôi còn phải học nơi Ngài, vì sao Ngài lại yêu cầu chúng tôi dạy Ngài?
– Bạch ngài, vì Đức Thế Tôn gọi con là “Poṭhila rỗng không”, con biết mình chưa thành tựu được pháp thượng nhân, nên tìm đến đây mong học tập pháp hành nơi các Ngài.
Vị Đại trưởng lão suy nghĩ: “Poṭhila là vị giảng sư đa văn, hẳn vẫn còn kiêu mạn về sở học của mình, chúng ta hãy giúp Poṭhila diệt trừ ngã mạn (māna)”, Ngài giới thiệu Poṭhila đến vị Đại trưởng lão thứ hai, cứ thế cho đến vị Sadi 7 tuổi trong nhóm.
Tôn giả Poṭhila vẫn nhẫn nại tìm đến vị Sadi 7 tuổi, nhờ thế nên kiêu khí của Ngài đã giảm nhiều.
Vị Sadi Alahán bảo rằng:
– Nếu Ngài kham nhẫn được thì tôi sẽ dạy Ngài.
– Bạch Ngài, tôi kham nhẫn được.
– Vậy Ngài hãy giúp tôi múc nước hồ, đổ đầy vào các lu nước của các vị Đại trưởng lão đi.
Ngài Poṭhila làm theo lời của vị Sadi, khi xong rồi, vị Sadi dạy rằng:
– “Này Tôn giả, ví như có con Kỳ đà trú trong hang, hang ấy có sáu lối ra vào. Muốn bắt con Kỳ đà ấy, phải đóng kín 5 lối ra vào, con Kỳ đà sẽ đi ra ngỏ thứ sáu và nó sẽ bị bắt. Cũng vậy, Tôn giả hãy thu thúc, gìn giữ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; hãy nhận thức ý căn”.
Nghe xong, với phẩm chất thông minh Ngài Poṭhila đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa của vấn đề, Ngài nói rằng:
“Thưa Ngài, như thế đã đủ rồi”.
Và Ngài Poṭhila ngồi xuống tập trung quán xét tâm mình. Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngự cách xa nơi ấy 120 dotuần, Ngài thấy được duyên lành đạo quả Alahán của Tôn giả Poṭhila, nhưng Tôn giả Poṭhila cần có sự trợ giúp, nên Đức Thế Tôn phóng hào quang hiện thân trước mặt Tôn giả Poṭhila, thuyết lên kệ ngôn:
“Yogā vejāyati bhūri. Ayogā bhūri saṅkhayo
Etaṃ dvedhā pathaṃ ñatvā. Bhavāya vibhavāya ca
Tath’ attānaṃ niveseyya.Yathā bhūri pavaḍḍhati”.
Tu tập [33] sinh nhiều trí [34] . Không tu tập, trí hư hoại [35]
Biết rõ hai con đường. Tái sinh và không tái sinh
Hãy tự mình chọn lấy [36] . Giúp trí tuệ vững mạnh [37] .
Dứt kệ ngôn, tôn giả Pothila chứng thánh quả A-la-hán.
b- Chuẩn bị tâm lý xuất gia.
Cần phải chuẩn bị tâm lý xuất gia, vì đời sống “xuất gia thật sự” rất khó khăn, gặp phải nhiều cám dỗ, gặp nhiều chướng ngại.
“Yañhi taṃ, Kassapa, sammā vadamāmo vadeyya- “upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena abhipaddavena abhipatthanā brahmacārī brahmacāri-abhipatthanenā’ti, etarahitaṃ, Kassapa, sammā vadamāno vadeyya.
“Này Kassapa, ai nói chân chánh như sau: “Người sống phạm hạnh phải chịu đựng những hiễm nạn của Phạm hạnh, người sống Phạm hạnh phải bị bức não bởi những áp bức của Phạm hạnh. Nói như vậy, này Kassapa là nói một cách chân chánh” [38] (HT. Thích Minh Châu dịch)
Và câu truyện trong chú giải kinh Pháp cú sau đây minh họa cho “đời sống xuất gia cần phải cố gắng chống lại mọi cám dỗ của dục lạc”.
Tương truyền, khi Thế Tôn trú ngụ ở Mahāvana (Đại Lâm), một Hoàng tử xứ Vajjī (Bạtkỳ) xuất gia trong Tăng đoàn.
Ngài sống ẩn cư trong khu rừng gần thành Vesāli. Vào ngày trăng tròn tháng Kattika, kinh thành Vesāli mở hội vui chơi cho đến suốt đêm.
Ở trong rừng, nghe tiếng âm nhạc từ kinh thành vọng lại, vị Tỳkhưu nhớ lại những buổi lễ hội náo nhiệt khi còn là Tử hòang vị ấy hưởng thụ; giớ đây nơi rừng vắng chỉ có mảnh trăng treo là bạn, Ngài nổi cơn phiền muộn than rằng:
“Ekakā mayaṃ araññe vihārama. Apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ;
Etādisikāya rattiyā. Kosu nāmamhehi papiyo’ti”.
“Trong rừng, ta cô đơn. Như khúc cây bị bỏ.
Trong đêm dài hôm nay. Có ai khổ bằng ta”.
Bình thường Ngài giữ gìn giới hạnh nghiêm túc, thực hành hạnh đầu đà (dhutaṅhga) ẩn lâm, như trong lúc này, các dục lạc xưa kia kéo về, nên Ngài buốn khổ than lên như thế.
Vị thọ thần gần đấy biết được, nghĩ rằng: “Ta nên sách tấn vị Tỳkhưu có giới hạnh này”. Thọ thần nói lên kệ ngôn:
“Ekakovā tvaṃ araññe viharasi,
Apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ;
Tassa te bahukā pihayanti,
Nerayikā viya saggagāminaṅti”.
“Ngài cô đơn trong rừng. Như khúc cây vứt bỏ.
Nhiều người ước như thế. Như kẻ đọa địa ngục
Ganh với người thiên giới”.
Nghe lời sách tấn của Thọ thần, hôm sau Ngài đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch lại câu chuyệm đêm rồi. Nhân đó Đức Thế Tôn dạy:
“Duppajjaṃ durabhirama. Durāvāsā gharā dukhā.
Dukkho’samānasaṃvāso. Dukkhānupatitaddhagū
Tasmā na c’addhagū siyā. Na ca dukkhānupatito siyā”.
“Vui hạnh xuất gia khó. Tại gia sinh hoạt khó,
Sống bạn không đồng, khổ. Trôi lăn luân hồi, khổ,
Vậy chớ sống luân hồi. Chớ chạy theo đau khổ” (HT. Thích Minh Châu dịch) [39] .
c- Tiến trình tu tập.
Nên ghi nhận lời dạy của Đức thế Tôn :
“Pubbeva me, bhikkhave, sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattasseva satto etadahosi…
“Này các Tỳkhưu, trước khi Ta giác ngộ, chưa thành bậc Chánh Giác, còn là Bồtát, Ta suy nghĩ như sau…” [40] .
Có thể hiểu lời dạy “khi còn là Bồtát” như sau:
– Là kiếp chót trước khi Ngài thành bậc Chánh giác.
– Khi còn là Bồtát trong những kiếp quá khứ.
Vì rằng: Những lời dạy của Đức Thế Tôn là sự thực chứng, là kinh nghiệm mà Ngài đã thực hành, là đường lối tu tập của Ngài đã đi qua.
Khi thành bậc Chánh giác, Ngài dạy lại cho chư Tỳkhưu những pháp môn mà Ngài đã thực hành trong quá khứ, lẫn hiện tại; những pháp môn mà Ngài đã chứng nghiệm được trong quá trình thực hành pháp.
“Seyyathāpi, bhikkhave, sālisūkaṃ vā yavasūkaṃ vā sammāpaṇihitaṃ hatthena vā pādena vā akkantaṃ hatthaṃ vā pādaṃ vā bhaccati lohitaṃ vā uppādessatīti ṭhānametaṃ vijjati.
Này các Tỳkhưu, tay hay chân đè lên sợi râu lúa mì hay hay lúa mạch được đặt đúng hướng, có thể bị xuyên thủng da tay hay da chân, hay có thể bị đổ máu, việc này có thể xảy ra.
Taṃ kissa hetu? Sammāpaṇihitattā, bhikkhave, sūkassa.
Do nhân nào? Này các Tỳkhưu, do sợi râu được đặt đúng hướng.
“Evamevaṃ kho, bhikkhave, so vata bhikkhu sammāpaṇihitena cittena avijjaṃ bheccati, vijjaṃ upādessati, nibbānaṃ sacchikarissatīti ṭhānametaṃ vijjati.
“Cũng vậy, này các Tỳkhưu, vị Tỳkhưu đặt tâm đúng hướng, có thể phá vỡ vô minh, khiến minh sinh lên, chứng đạt Nípbàn; điều này có thể xảy ra”.
Taṃ kissa hetu? Sammāpaṇihitattā, bhikkhave, cittassā’ti.
Do nhân nào? Này các Tỳkhưu, do tâm được đặt đúng hướng [41] .
Tâm được đặt đúng hướng có hai:
1’- Trong dục lạc.
“Yāvakīvañcāhaṃ, bhikkhave, sattā lokassa assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇavato yathābhūtaṃ nābbhaññāsuṃ.
“Này các Tỳkhưu, cho đến khi nào chúng sinh, chưa thật biết rõ lạc thú (assāda) trong đời là lạc thú, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly.
Neva tāva, bhikkhave, sattā sadevakālokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaṃyuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā vihariṃsu.
Không (biết) ba pháp này, này các Tỳkhưu, chúng sinh (là) thiên giới, ma giới, là Samôn, là Bàlamôn, là hội chúng Samôn, là hội chúng Bàlamôn, là hội chúng chư thiên, loài người; không thể an trú tâm với thoát ly (nissaṭā), với không trói buộc (nisaṃyuttā), với giải thoát (vippamuttā), với vô hạn lượng (vimariyādikatena).”(sđd).
Và:
“Ye keci, bhikkhave, samaṇā vā brahmaṇā vā lokassa assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇavato yathābhūtaṃ nappajānanti,
“Này chư Tỳkhưu, các Samôn hay Bàlamôn nào, không như thật biết rõ lạc thú trong đời là lạc thú, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly,
“na me te, bhikkhave, samaṇā vā brahmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brahmaṇesu vā brahmanasammatā..
“Này các Tỳkhưu, đối với Ta, người ấy không được thừa nhận là Samôn trong hội chúng Samôn, không được thừa nhận là Bàlamôn trong hội chúng Bàlamôn…
Vì thế, trước tiên phải thấy rõ các nguy hại của dục lạc, rồi đến sự nguy hại của các cảnh giới tái sinh (sinh hữu), sự thấy rõ các nguy hại ấy là trí nguy hại (ādīnava ñāṇa).
Và khi thấy rõ như thế, người có tâm “tầm cầu thượng nhân pháp, sẽ đặt tâm thoát ra những dục lạc”
2’- Trong các cõi.
Bất kỳ cảnh giới tái sinh nào, người muốn thoát ra sinh tử luân hồi đều không thích thú. Đức Phật có dạy:
“Seyyathāpi bhikkhave, appamattakopi gūtho duggandho hoti; evamevaṃ kho ahaṃ, bhikkhave, appamattakampi bhavaṃ na vaṇṇemi, antamaso accharāsaṅghātamattampi.
“Ví như, này các Tỳkhưu, một ít phân có mùi hôi thối. Cũng vậy, này các tỳkhưu, Ta không tán thán về hiện hữu, dầu cho có chút ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay.”(HT. Thích Minh Châu dịch) [42] .
Khi tạo bất kỳ việc lành nào, người có tâm muốn thoát ra các cảnh giới tái sinh, muốn thoát ra sinh tử luân hồi, không mong mỏi bất kỳ cảnh giới nào, bấy giờ người ấy là Bồtát. Với những ai khi tạo việc lành còn mong cầu hưởng phước hữu vi, còn mong sinh về thiên giới hay trở thành phạm thiên, người ấy chưa thật sự là Bồtát.
d- Thực hành.
Trước tiên, vị xuất gia nên nhận biết và tìm hiểu điều “lợi ích cho mình, lợi ích cho người, lợi ích cả hai”, điều “có hại cho mình, có hại cho người, có hại cả hai”.
“Uppajjati kāmavitakko, so evaṃ pajānāmi: Uppanno kho me ayaṃ kāmavitakko, so ca kho attabyābādhāya pi saṃvattati, parabyābādhāya pi saṃvattati, ubhayabyābādhāya pi saṃvattati, paññānirodhiko vighātapakkhiko anibbānasaṃvattatīti.
“Khi dục tầm khởi lên, Ta biết: Dục tầm này khởi lên nơi ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Nípbàn” [43] .
Và Đức Thế Tôn dạy “mỗi khi biết dục tầm này đưa đến tự hại” thỉ dục tầm này biến mất; “mỗi khi bết dục tầm đưa đến hại người” thì dục tầm này biến mất….
Điều “tự hại” là đắm nhiễm trong sắc, thinh, hương, vị, xúc, xinh đẹp; tuy không tạo ác nghiệp, nhưng cũng chính vì thế mà phải trôi lăn trong luân hồi dục giới, còn đắm nhiễm trong các thiền chứng thì phải trôi lăn trong Sắc và Vô sắc giới.
Điều “hại người”, là chính vì tìm kiếm những dục lạc này mà chúng sinh mãi quây quần bên bờ này, không thể đến bờ kia:
“Ye taranti aṇṇavaṃ saraṃ setuṃ katvāna visajja pallalāni.
Kulaṃ hi jano pabandhati; tinnā medhāvi janā’ti.
“Những ai làm cầu vượt biển trùng dương, bỏ lại đất sủng đầm ao, trong khi người phàm phu đang cột bè.
Những người ấy thật là những vị được trí tuệ giải thoát. [44]
Điều “tự hại lẫn hại người”, là cũng từ năm trần dục này, chúng sinh tạo ác nghiệp như trộm cắp…làm tổn thất lợi ích cú người khác.
Tương tự như thế với sân tầm, điều “tự hại” là: Sân là một bất thiện pháp, là một chướng ngại cho sự chứng đắc thiền định; sân ở đây chỉ cho trạng thái chán nản trong thích thú trong tu tập, khó chịu…
Điều “hại người” là: Cũng vì sân mà chúng sinh lao vào ác nghiệp, tạo ác nghiệp dẫn đến khổ cảnh trong tương lai, như “ngạ quỷ trăn”, “ngạ quỷ đầu heo”, được ghi trong chú giải Kinh Pháp cú.
Điều “hại cả hai”, như đệ tử Ngài Mahā Kassapa chỉ vì bị thầy rầy, phát sinh sân hận đốt liêu thất của Ngài Mahā Kassapa.
Hại tầm cũng như thế.
Các bậc Thánh hiền trong hiện tại, thành tựu quả vị cao, nhanh chóng chứng đắc đạo quả thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, vì trong quá khứ đã nhận thức “tội lỗi” khi ý vừa khởi lên một bất thiện pháp, hay vô tình làm “hại người”.
Câu truyện “trọng pháp Kuru (Kurudhamma)” [45] là minh họa. Tóm lược như sau:
Khi xưa trong vương quốc Kuru, Bồtát là vị quốc vương có tên là Dhañanjaya, Ngài trị vì quốc độ bằng thập vương pháp, Ngài là người gìn giữ nghiêm túc 5 giới. Theo gương Ngài, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Phó vương (là em Ngài), những người tại gia, Bàlamôn, người đánh xe, người thủ kho, người gác cổng, người nữ tỳ, nàng kỹ nữ… ai ai cũng tuân thủ giới luật.
Vương quốc lân cận xứ Kuru là Kālinga. Xứ Kālinga lâu năm không mưa, phát sinh nạn đói, theo lời các quan đại thần, vua xứ Kālinga cho người đến xin voi hạnh phúc có tên là Añjana Vasabho của xứ Kuru mang về, nhưng trời vẫn hạn hán.
Vua xứ Kālinga tìm hiểu biết được rằng “từ vua cho đến chí dân đều giữ giới, nên xứ Kuru mưa thuận gió hòa”. Vua xứ Kālinga sai tám vị Đại thần mang trả lại voi hạnh phúc, đồng thời mang bảng vàng ghi chép giới hạnh của dân xứ Kuru.
Sau khi mang trả voi về cho vua Dhañanjaya, đoàn Bàlamôn thưa rằng:
– Thưa Đại vương, Đức vua của chúng tôi muốn học tập gương chánh pháp của quý quốc, xin Đại vương hãy dạy chánh pháp cho chúng tôi, chúng tôi ghi chép vào bảng vàng để phổ biến trong quốc độ của chúng tôi.
– Này các vị, ta có hành chánh pháp, nhưng ta đang nghi ngờ chánh pháp của ta không được trong sạch. Vì sao vậy?
Vì rằng, mỗi ba năm vào ngày trăng tròn tháng Kattika (rằm tháng mười âl, tính theo lịch Việt Nam), quốc độ thường tổ chức lễ hội, theo nghi thức lễ hội ta phải bắn đi bốn mũi tên ra bốn hướng, khi tìm lại những mũi tên bắn ra, chỉ tìm được ba mũi, mũi thứ tư rơi trên nước nên không tìm thấy. Ta suy nghĩ “có thể mũi tên này là chết sinh vật dưới nước”, nên tâm ta áy náy không yên.
Tuy nhiên, mẹ ta là người giữ giới tinh chuyên, các vị hãy tìm đến mẹ ta mà học tập.
– Thưa Đại vương, Ngài không cố ý sát sanh, thì không gọi là sát sanh được, một vô ý như thế mà Ngài còn không yên tâm thì còn nói gì đến sự cố ý. Xin Ngài hãy dạy cho chúng tôi chánh pháp đi.
Đức vua Dhañanjaya truyền 5 giới cho đoàn Bàlamôn. Đoàn Bàlamôn đi đến yết kiến Hoàng Thái Hậu xin học tập chánh pháp, Hoàng Thái Hậu cũng bảo giới của ta cũng không thật trong sạch trọn vẹn, nguyên nhân như vầy:
Có vị vua lân bang gởi tặng con ta những thứ dầu thơm làm bằng gỗ trầm rất quý, trị giá 100 ngàn đồng và chiếc vòng trang sức đeo cổ cũng có giá trị 100 ngàn đồng. Con ta đem dâng cho ta, ta nghĩ : “Ta không xức dầu thơm bằng gỗ trầm, cũng chẳng trang sức bằng vòng đeo cổ, ta hãy cho hai con dâu”. Rồi ta suy nghĩ : “Con dâu trưởng của ta là Hoàng hậu, ta hãy cho vòng đeo cổ để trang điểm, còn con dâu thứ thì nghèo, ta hãy cho dầu để thoa xức”. Sau khi cho xong, ta áy náy “ta đã thực hành chánh pháp, dâu con có nghèo hay giàu đâu có thành vấn đề, ta đã tỏ ra thiên vị con dâu trưởng, như vậy là không thích hợp”.
– Thưa lệnh bà, những gì thuộc về lệnh bà, bà cho như thế nào là tùy ý. Một việc nhỏ nhặt như thế mà lệnh bà còn áy náy thì làm sao lệnh bà gây tội lỗi cho được. Xin bà hãy dạy chúng tôi chánh pháp.
Hoàng Thái hậu dạy cho đoàn sứ thần 5 giới, rồi bảo rằng:
“Con dâu ta thực hành chánh pháp rất thanh nghiêm, các vị hãy đến đó mà học tập.”
Theo lời Hoàng Thái hậu, đoàn sứ giả đếng viếng Hoàng hậu, Hoàng hậu bảo “ta có hành trì chánh pháp, nhưng giới của ta không trong sạch trọn vẹn”. Nguyên nhân là:
Trong một cuộc diễn hành long trọng quanh kinh thành, Hoàng hậu từ lầu cao nhìn xuống, trông thấy vị Phó vương xinh đẹp ngồi trên lưng voi phía sau Đức vua, bà bổng thương yêu Phó vương, ước ao rằng: “Khi Đức vua mất, Phó vương lên thay, mong chàng sẽ lấy ta làm Hoàng hậu”.
Thế rồi, bà hối hận: “Ta là người chấp trì chánh pháp, ta đã có chồng, vì sao ta lạ yêu thương người đàn ông khác, tâm ta ray rứt. Đây là một tỳ vết trong giới hạnh của ta”.
– Thưa Hoàng hậu, một ý nghĩ sai lầm đã bị phát hiện, đức hạnh không vì thế mà bị rạn nứt. Nhưng một ý nghĩ sai lầm như vậy, bà đã chận đứng và diệt trừ thì nói gì đến những tội lỗi từ thân và ngữ. Xin bà hãy dạy chánh pháp cho chúng tôi.
Hoàng Hậu dạy 5 giới cho đoàn sứ giả, rồi giới thiệu họ đến Phó vương.
Phó vương cũng tự trách giới hạnh của mình không được thanh nghiêm; nguyên nhân là: Thường mỗi buổi chiều, Phó vương cùng đoàn tùy tùng đến vấn an Đức vua.
Khi xe Phó vương đến cung điện của Đức vua, nếu Phó vương muốn trú lại trong đêm ở Hoàng cung cùng Đức vua,, Ngài sẽ gác dây cương cùng roi ngựa trên ách xe, nếu Ngài muốn ra ngay sau đó, Ngài sẽ để dây cương cùng roi ngựa vào trong xe, theo dấu hiệu đó đoàn tùy tùng sẽ ra về, sáng hôm sau sẽ trở lại Hoàng cung đón vị phó vương và người đánh xe cũng mang xe về, sáng hôm sau đến sớm để rước Phó vương. Hoặc tất cả đứng chờ đợi vị Phó vương ra về ngay sau đó.
Có lần, Phó vương đến vấn an Đức vua, Ngài muốn ra về sau khi đã vấn an, nên để dây cương cùng roi ngựa trên ách xe; bất ngờ một trận mưa lớn và kéo dài khởi lên, Đức vua không cho Phó vương về, Phó vương đành ở lại trong cung.
Sáng ra, khi Phó vương đến chỗ dừng xe của mình, thấy tùy tùng ướt át đang đứng đó, Ngài hối hận : “Chắc chắn giới hạnh của ta có tỳ vết” và Ngài ray rứt về việc vô ý của mình.
– Thưa Phó vương, Ngài không có ý làm cho đoàn tùy tùng khổ nhọc, đó chỉ là sự vô ý. Một lỗi vô ý mà Ngài còn ân hận, thì còn nói gì đến sự cố ý, xin ngài hãy dạy chúng tôi về Chánh Pháp.
Phó vương dạy cho đoàn sứ giả 5 giới và giới thiệu đến người đánh xe của mình.
Câu truyện này rất dài, đọc giả có thể tìm đọc trong Chú giải Bổn sanh, số 276.
Ở đây chỉ nêu ra: Một ý nghĩ vi phạm vào tội lỗi, các vị hiền trí thuở xưa đã nhận ra và ngăn chận ngay, như Hoàng hậu.
Ngay cả hành động vô ý các Ngài làm hại đến người, sau khi quán xét các Ngài không còn vi phạm nữa. Tuy nhiên, chính vì sự ray rứt đó là một chướng nạgi cho tâm lý.
Giờ đây, nhờ Đức Phật dạy, chúng ta hiểu rõ “cố ý mới tạo thành nghiệp và có quả báo nặng”, nên sau khi biết rồi, không vi phạm nữa, đồng thời không để tâm ray rứt vì đó là sân tầm, một loại tâm bất thiện.
Chính sự kiểm soát mình, hiểu biết mình sẽ dẫn đến an lạc trong hiện tại lẫn vị lai, như Phật ngôn:
“Attanā coday’attānaṃ; paṭimāse attaṃ attanā.
So attagutto satimā; sukhaṃ bhikkhu vihāhisi.
“Tự mình kiểm soát mình; tự mình dò xét mình.
Hãy tự canh phòng và giác tỉnh; hỡi Tỳ khưu con sẽ an lạc”. (ông Phạm Kim Khánh dịch) [46] .
Tiếp theo, vị xuất gia thanh trừ dần những ác bất thiện pháp, trong đó sự đắm nhiễm trong dục lạc là điều cần thiết nhất. Bằng cách nào?
Bằng cách suy tưởng đến một tướng khác, như khi dục tầm sinh khởi thì suy tưởng đến ly dục tầm, khi sân tầm sinh khởi thì suy nghĩ đến ly sân tầm, khi hại tầm sinh khởi thì suy nghĩ đến ly hại tầm. Như Phật ngôn:
Adhicittaṃ anuyuttena bhikkhave bhikkhunā pañca nimittāni kālena kālaṃ manasikātabbāni, katamāni pañca: .
Chư Tỳkhưu, vị Tỳkhưu muốn thực tu tăng thượng tâm, cần phải thường thường suy tư năm tướng. Thế nào là 5?
Idha bhikkhave,bhikkhuno yaṃ nimittaṃ āgamma yaṃ nimittaṃ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitā pi dosūpasaṃhitā pi mohūpasaṃhitā pi.
Ở đây, vị Tỳkhưu y cứ tướng nào, suy tư tướng nào, các ác bất thiện tư duy liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sinh khởi.
Tena bhikkhave bhikkhunā tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasikātabbaṃ kusalūpasaṃhitaṃ,
Thời này, các Tỳkhưu, vị Tỳkhưu ấy cần phải suy tư một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia”.(HT. Thích Minh Châu dịch) [47] .
Khi đã tạm thời trừ diệt ba loại tư duy bất thiện này, bằng ba loại tư duy thiện là ly dục, ly sân và ly hại, ví như dùng một cây nêm đánh bật cây niêm khác, xem như hành giả hoàn tất được xuất ly độ bậc hạ. Từ đây, hành giả tinh cần phát triên tuệ quá có thể chứng đạt Nípbàn, như trường hợp bà Visākhā, trưởng giả Cấpcôđộc, vua Bình sa …
“Kathañca bhikkhave, bhikkhu anāvilasaṇkappo hoti?
Và này các Tỳkhưu, như thế nào là Tỳkhưu các tư duy không có uế trược?
Idha, bhikkhave, bhikkhuno kāmasaṅkappo pahīno hoti, byāpādasaṅkappo, vihiṃsāsaṅkappo pahīno hoti. Evaṃ kho, bhikkhave bhikkhu anāvilasaṅkappo hoti.
Ở đây, này các Tỳkhưu, Tỳkhưu đã đoạn tận dục tư duy, đã đoạn tận sân tư duy, đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỳ khưu, là các tư duy không có uế trược”[48] .
Khi tu tập tinh cần, hành giả chứng được Sơ định, làm mù mắt ác ma, xem như hoàn thành xuất ly độ bậc trung.
Khi hành giả tu tập tuệ quán thấy được tam tướng, xem như hoàn thành cơ bản xuất ly đến bờ cao tột.
Duyên lành đầy đủ, phước báu hội tụ, hành giả chứng đạt Nípbàn, khi đoạn tận ba tà tư duy (dục tầm, sân tầm, hại tầm) vị ấy trở thành bậc Thánh Anahàm.
Katamā cānanda, pahānasaññā?
Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn tận?
Idhānanda, bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati vinodheti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti.
“Ở đây, này Ānanda, Tỳkhưu không chấp nhận dục tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh khởi.
Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati vinodheti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti.
Không chấp nhận sân tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh khởi.
Upapnnaṃ vihiṃsavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati vinodheti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti
Không chấp nhận hại tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh khởi.
Uppannupppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṃ gameti.
Không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấp dứt đi đến không sinh khởi.
Ayaṃ vuccatānanda, pahānasaññā.
Này Ānanda, đây được gọi là tưởng đoạn tận [49]
Sau cùng “thoát ra” mọi phiền não, chứng đạt Thánh vị Alahán.
Dứt phần xuất ly độ.
-ooOoo-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh Tạng PĀLI.
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch:
– Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), I, II, III. (1972). Sài Gòn, Tu thư Viện Đại Học Vạn Hạnh.
– Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh), I, II. (1973). Sài Gòn, Tu thư Viện Đại Học Vạn Hạnh.
– Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ), I, II, III, IV, V. (1987 – 1988), Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam.
– Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng bộ), I, II. (1982), Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh.
– Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh), (1982), Tu thư Đại Học Vạn Hạnh.
*- Suttanipāta (Kinh tập).
*- Itivuttaka (Như thị thuyết).
*- Dhammapāda (Kinh Pháp cú).
*- Jātaka atthakātha (Câu chuyện tiền thân).
– Đại trưởng lão Pháp Minh, Chú giải kinh Pháp cú I (1997), II (1998), III (2000) (Dhammapāda – Atthakathā), Thành hội Phật Giáo Tp Hồ Chí Minh.
– Đại Trưởng lão Bửu Chơn, (1962), Kho Tàng Pháp Bảo, Sài Gòn, nhà in Nguyên Ba.
– Đại trưởng lão Bửu Chơn (dịch), Từ Điển Pāli.
– Đại Trưởng lão Giới Nghiêm, (1962 – 1981), Mi Tiên vấn đáp I (Milindapañhā),
– Sớ giải Theragāthā. Đại Đức Thiện Phúc dịch (kn) (Trưởng lão Tăng kệ).
– Đại Đức Giác Giới, (kn), Tầm nguyên ngữ căn.
– Đại Đức Minh Huệ (dịch), Pháp duyên khởi.
– Đại Đức Minh Huệ (dịch), Đại Vương Thống sử (Mahāvaṃsa).
– Đại Đức Giác Nguyên (dịch), Phật Giáo sử (Buddhavaṃsa).
– Đại Đức Giác Nguyên (dịch), Độc Giác truyện.
– Sớ Giải Hạnh Tạng (cariyapitaka-Atthakātha).
– Sư cô Thích nữ Trí Hải (dịch), (2001), Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), Nxb Tôn Giáo.
Luật Tạng.
– Luật xuất gia tóm tắt – Đại trưởng lão Hộ Tông soạn (1993).
– Đại Đức Nguyệt Thiên (dịch) (2005), Luật Đại Phẩm (Vinaya- Mahā Vagga).
– Đại Đức Nguyệt Thiên (dịch) (2005), Tiểu Phẩm (CullaVagga).
– Đại Đức Nguyệt Thiên (dịch) (2005), Tập Yếu (ParivāraVagga).
– Đại Đức Giác Giới (dịch):
* (Kn) Luật Đại Phân Tích Tỳ Kheo (Mahā Vibhaṅga bhikkhu).
* Vibhaṅga
-ooOoo-
[1] – Sañatuttamo, nghĩa đen là “điều phục điểm cao nhất, là đầu”, nên dịch là “điều phục ý”
[2] – Ajjhattu, nghĩa đen là “bên trong”, ở đây chỉ cho đề mục thiền.
[3] – Dhp, kệ ngôn 362.
[4] – Dhp, kệ ngôn 367.
[5] – JA. Truyện 505.
[6] – Dhp, câu 9.
[7] – M.i, Nivāpasuttaṃ, bài kinh số 25.
[8] – Ác Ma ở đây chỉ cho phiền não ma, chính là tham dục.
[9] – Ám chỉ những sở hữu sinh chung với tham.
[10] – JA, truyện số 488
[11] – JA, truyện số 538.
[12] – Luật tạng, Phân tích giới Tỳkhưu, điều học thứ 1.
[13] – M. ii. Ratthapālasuttaṃ (Kinh Ratthapāla).
[14] – A.v, 87 (pháp 10 chi, kinh các pháp – Dhammāsuttaṃ).
[15] – Pariv (Tập yếu), Chương XV. Phẩm Đầuđà (dhutaṅgavaggo), 443.
[16] – Là thuận tiện cho vị tỳkhưu đi vào làng khất thực, thuận tiện cho những bậc đồng phạm hạnh đến trú ngụ, thuận tiện cho các cư sĩ đến để học hỏi đạo pháp hay cúng dường. Điển hình là các ngôi đại tự như Veḷuvana (Trúc Lâm Tịnh xá), Jetavana (Kỳviên Tịnh xá)…
[17] – A.v, 15.
[18] – M.i,Vanapatthasuttaṃ.
[19] – Là niệm chưa an trú không an trú, tâm không dịnh tỉnh, các pháp ngâm tẩm (āsava) chưa đoản trừ không đoạn trừ được.
[20] – JA. số 488.
[21] – JA. Câu truyện số 510
[22] – JA.510.
[23] – JA. truyện số 525.
[24] – D.i, Kinh Sa Môn Quả,(Sāmaññā-Phala sutta), (d.ii 75).
[25] – A.iv, 338 – chương 9, phẩm niệm (sativaggo), kinh Gốc rễ (mūlakasuttaṃ).
[26] – A.ii, 27, Pháp bốn chi, Phẩm Uruvela, kinh Truyền thống bậc Thánh (ariyavaṃsasuttaṃ).
[27] – A.i, 258; pháp ba chi, phẩm Chánh giác (sambodhavaggo), kinh Trước khi giác ngộ (Pubbevasambodhasuttaṃ)
[28] – A.i, 260, pháp ba chi, phẩm Chánh giác (sambodhavaggo), kinh Lạc thú số 2 (dutiya assādasuttaṃ).
[29] – DhpA, kệ ngôn số 334 – 337.
[30] – Trong hiện tại có những tỳkhưu giống như vậy không nhỉ? (Ns).
[31] – Bản dịch Việt ngữ của HT. Thích Minh Châu (1982), TP Hồ Chí Minh, Tu thư Phật Học Vạn Hạnh, tr.115 (từ số 766 – 771).
[32] – DhpA, kệ ngôn số 282.
[33] – Yogā, từ ngữ yogāvacara: người tu tập, người hành đạo.
[34] – Niveseyya.
[35] – Saṅkhaya.
[36] – Bhūri.
[37] – Pavaḍḍhati.
[38] – S.ii, 208: chương V: Tương ưng Kassapa (Kassapasaṃyuttaṃ); Tatiya-ovādasuttaṃ (Kinh Giáo giớ thứ ba);
[39] – DhpA, kệ ngôn số 302.
[40] – M.i, kinh Thánh cầu (Ariyapariyesana sutta) (kinh số 26 ) ; A.i, 258.
[41] – A.i, 8. Pháp một chi, Paṇihita-acchavaggo (Phẩm đặt hướng và trong sáng).
[42] – A.i,33- Pháp một chi, Chương XVIII: Makkhali
[43] – M.i; HT. Thích Minh Châu (d), kinh Song tầm (Dvedhāvitakkasutta) (1973); Tu thư Đại học Vạn Hạnh, tr.115.
[44] – D.iii ; HT. THC (d), kinh Đại bát Niết Bàn (Parinibbānasuttaṃ) (1972); Viện Đại học vạn Hạnh, tṛ 89.
[45] – JA; truyện số 276.
[46] – Dhp; kệ ngôn số 379.
[47] – M.i; kinh Đình chỉ tư duy ( Vitakkasanthaanasuttaṃ)
[48] – A.v, 29.
[49] – A.v, 108 ; kinh Girimānanda (Girimānandasuttaṃ).
-ooOoo-