V. ƯNG ÐỐI TRỊ (PÀCITTIYA)
Pàcittiya nghĩa là tội làm cho thiện pháp phải sa sẩy. Tàu dịch là “Ưng đối trị”, nghĩa là không phải như tội chất chứa y, bình bát trái phép, cho nên không phải xả, chỉ nên sám hối trước mặt 1, 2, 3 Tỳ-khưu hoặc giữa Tăng thì được khỏi tội.
Có 92 điều học chia làm 9 phần:
1) NÓI DỐI PHẦN THỨ NHẤT (musàvàdavagga) có 10 điều học.
2) THẢO MỘC LẦN THỨ NHÌ (bhùtagàmavagga) có 10 điều học.
3) DẠY PHÁP PHẦN THỨ BA (ovàdavagga) có 10 điều học.
4) VẬT THỰC PHẦN THỨ TƯ (bhojanavagga) có 10 điều học.
5) ÐẠO LÕA THỂ PHẦN THỨ NĂM ( accelokavagga) có 10 điều học.
6) UỐNG RƯỢU PHẦN THỨ SÁU (surà pànavagga) có 10 điều học.
7) GIẾT CÔN TRÙNG PHẦN THỨ BẢY (sappànakavagga) có 10 điều học.
8) NÓI THEO PHÁP PHẦN THỨ TÁM (saha dhammikavagga) có 12 điều học.
9) TRONG ÐỀN VUA PHẦN THỨ CHÍN (ràjavagga) có 10 điều học.
Tổng cộng 92 điều học.
- NÓI DỐI PHẦN THỨ NHẤT (musàvàdavagga).
1) Nói dối (musàvàdà): Tỳ-khưu nói dối phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Hatthaka nói dối.
Chú giải: Tỳ-khưu trước khi nói, trong khi nói biết là không sự thiệt, rồi ra dấu giải dối, như có hỏi hỏi “thấy hay không thấy” rồi dối, lúc lắc đầu cho người biết là không thấy, hoặc nói dối phạm Ưng đối trị.
Tỳ-khưu nói dối để khoe pháp bậc cao nhơn, phạm Bất cộng trụ: nói dối vô cớ để cáo Tỳ-khưu khác phạm Bất cộng trụ thì phạm Tăng tàn, nói dối vô cớ để cáo gian Tỳ-khưu khác phạm tội Ưng đối trị, nói dối vô cớ cáo gian Tỳ-khưu khác phạm tội làm quấy thì phạm Tác ác, người nghe hiểu biết ý nghĩa thì phạm Trọng tội, người nghe không rõ ý nghĩa thì phạm Tác ác.
Tỳ-khưu nói dối thấy, nói không thấy, nghe nói không nghe biết rằng mũi, lưỡi thân, mà nói không biết hoặc không thấy, không nghe, nói có thấy, có nghe, không biết, nói biết, tâm không biết, nói rằng biết như thế phạm Ưng đối trị.
Chưa suy nghĩ rồi nói gấp hoặc tính nói như vầy rồi nói lên lời khác, sai lời thiệt và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:
– Tính nói lời không thiệt (visamvàdanapurekkhàratà).
– Ra dấu hoặc nói cho người nghe hiểu sự lý mà mình cố ý muốn nói sai lời thiệt (vinnà panapayogo).
Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị.
Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (adinnàdana sikkhàpada).
2) Chưởi mắng (omasavàda)
Tỳ-khưu chưởi rủa hoặc mắng nhiếc vị khác, phạm Ưng đối trị .
Điều học nàu Đức Phật cấm chế tại Kỳ Viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ, do phe Lục sư chửi mắng Tỳ-khưu có giới trong sạch.
Chú giải: Tỳ-khưu chưởi mắng ngay trước mặt, phạm Ưng đối trị . Nếu chửi mắng sau lưng thì phạm Tác ác, kể theo mỗi tiếng chưởi . Tỳ-khưu cố ý chửi để giuễu chơi thì phạm Tác ác, kể theo mỗi tiếng chưởi .
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu không cố ý chưởi mắng, nói đạo, dạy đạo, và Tỳ-khưu điên, đều không phạm tội .
Điều học này không phạm tội vì dạy người khác chửi (anàpattika) có 4 chi:
– Chửi Tỳ-khưu (tassa upasampannattà)
– Chửi trước mặt (jàti àdihi akkosanam)
– Người bị chửi biết răng mình bị chửi (mamakko sati tijànanatà)
– Không phải nói đạo, thuyết pháp dạy người (atthadhamma purekkhàratàdinàbhàvo)
Đều đủ cả 4 chi ấy thì mới phạm Ưng đối trị .
Chỗ sanh tội (samutthàna vidhi) như trong điều học “trộm cắp” (adinnàdana sikkhàpada). Chỉ khác nhau là trong điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).
3) Lời đâm thọc (pesunna).
Tỳ-khưu nói lời đâm thọc vị khác, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nói dối đâm thọc các vị Tỳ-khưu khác.
Chú giải: Tỳ-khưu nghe vị khác chưởi Tỳ-khưu với nhau, rồi cố ý muốn cho người chưởi ấy thương mình hoặc muốn cho cả 2 người chia rẽ nhau rồi nói lời đâm thọc, đem lời chửi của vị này, đến nói với vị kia, phạm Ưng đối trị, đều đủ mỗi tiếng.
Nếu đem lời của Tỳ-khưu chưởi không nói ngay đến Tỳ-khưu bị chưởi, hoặc đemlời của Sa-di chưởi đến cho Tỳ-khưu hay, hoặc đem lời chưởi của Sa-di đến cho Sa-di hay, đều phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu không cố ý muốn cho vị bị chưởi thương mình, hoặc không muốn cho cả 2 vị chia rẽ nhau và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người đâm thọc (anànattika) có 3 chi:
– được nghe lời người chưởi (không phải do người khác mà biết) rồi đem nói lại cho người bị chưởi (jàti àdihi… bhikkhussa upasamharanam).
– muốn cho người bị chưởi thương yêu mình hoặc muốn cho 2 người chia rẽ nhau (piyakamyatà bhedàdhippàyesu annataratà).
– người bị chưởi hiểu biết sự lý (tassa vijjànanam).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (adinnàdanà sikkhàpada).
4) Dạy kệ pháp (padasodhamma).
Tỳ-khưu dạy kệ pháp đến người chưa tu lên bực trên (upasampanna) đọc chung cùng nhau phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư dạy kệ đến người chưa tu lên bực Tỳ-khưu và đọc chung cùng nhau.
Chú giải: như “rùpam aniccam” gọi là 1 câu đầu, câu sau như ‘ vedanàniccà” gọi là câu nói (anupada) Tỳ-khưu dạy pháp làm bằng kệ rằng: asevanàcabàlànam, đọc rồi, Sa-di đọc theo, Tỳ-khưu đọc chung cùng nhau với Sa-di, rồi đọc tiếp nối thêm asevanà cabàlànam, đọc chung cùng nhau như thế phạm Ưng đối trị, kể theo mỗi câu.
Tỳ-khưu dạy pháp 1 lần 2 câu như là “asevanàcabàlànam panditànanca sevanà” rồi trở lại đọc nữa với Sa-di, Sa-di đọc câu đầu không kịp, đọc theo kịp câu thứ nhì thì rằng “pandità nan sevanà” chung cùng với Tỳ-khưu như thế gọi là trước đọc khác nhau, sau đọc chung cùng nhau, phạm Ưng đối trị kể theo câu sau.
Tỳ-khưu dạy Sa-di đọc “rùpam aniccam vedanàaniccà”, rồi Tỳ-khưu chỉ đọc đến được rùpam aniccam, Sa-di lẹ miệng đọc đến vedanàanicca là câu nối tiếp liền theo câu aniccam như thế phạm Ưng đối trị, kể theo mỗi câu.
Thể thức không phạm tội:
Học Pali chung với Sa-di hoặc học nơi Sa-di hoặc đọc chung nhau, tụng kinh đã đọc thuộc lòng rồi hoặc Sa-di tụng sai, Tỳ-khưu dạy rằng “đọc như vầy” rồi đọc chung cùng nhau, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:
– Người chư tu lên bậc Tỳ-khưu (anupassam pannatà).
– Dạy học pháp bằng câu kệ (vuttalakkhanam dhammam padaso vàcanatà).
– Ðọc dính chung cùng nhau (ekato osàpanam).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) dạy pháp bằng kệ (padasodhamma samutthàna), phạm vì làm (kiriỳa), không khỏi phạm vì tưởng (nosannavimokkha), không cố ý cũng phạm, phạm tội vì Phật cấm (pannattika), khẩu nghiệp (vàcikamma), có 3 tâm, 3 thọ.
5) Nằm chung trong chỗ có che lợp lần thứ nhất (pathamasahaseyya).
Tỳ-khưu nằm trong chỗ có dừng, lợp chung với người chưa tu lên bực trên (chưa tu lên bậc trên là chưa thọ cụ túc giới làm Tỳ-khưu – upasampanna) quá 3 đêm phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại pháp Aggâlava gần thành Aggalavi, do Tỳ-khưu mới xuất gia ngủ quên trong phước xá chung cùng với cư sĩ.
Chú giải: Tỳ-khưu ngủ trong nơi dừng kín, hoặc lợp kín, hoặc lợp nhiều, dừng nhiều chung với người chưa tu lên bực trên (trừ ra Tỳ-khưu với nhau), dầu ngủ chung với súc sanh có khiếu có thể sanh tội Bất cộng trụ. Nếu quá 3 đêm, phạm Ưng đối trị, kể từ đêm thứ 4.
Chỗ ở có dừng vách không chí với nóc, cao 1 hắc, 1 gang chung quanh gọi là “chỗ ở dừng kín” hết. Cho nên chỗ ở như thế dầu là lầu 7 tầng hoặc nhà 4 mặt, có 100 phòng, nếu có 1 cửa ra vào chung cùng nhau, cũng gọi là chỗ ở chung cùng nhau.
Tỳ-khưu ngủ chung với người chưa tu lên bực trên, trong chỗ ở như thế đến 3 đêm, rồi qua ngày thứ 4, khi mặt trời đã lặn, người ấy nằm trước Tỳ-khưu đóng cửa phòng hoặc không đóng rồi nằm, hoặc Tỳ-khưu nằm trước, người ấy nằm sau mà Tỳ-khưu không ngồi dậy thì phạm Ưng đối trị, kể theo mỗi lần nằm xuống và ngồi dậy với người ấy và kể theo số người (Sa-di, cư sĩ) nằm trong nơi ấy.
Tỳ-khưu mà tưởng là Sa-di hay là cư sĩ hoặc nghi rồi nằm phạm Tác ác.
Chỗ ở lợp phần nửa dừng phần nửa, lợp kín dừng ít, lợp nhiều dừng ít, dừng kín lợp ít, dừng nhiều lộp ít, đều là vật phát sanh tội Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Chỗ ở lợp kín, không dừng hoặc không lợp mà dừng kính hoặc không lợp nhiều, không dừng nhiều đều là vật không cho phát sanh tội, ngủ đến 2 hay là 3 đêm hoặc trong đêm thứ 3, ra trước mặt trời mọc rồi trở thêm nữa đến đêm thứ tư, Sa-di cư sĩ nằm, Tỳ-khưu ngồi hoặc Tỳ-khưu nằm, đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người nằm (anànattika) có 3 chi:
– chỗ ở cho sanh tội Ưng đối trị (pàcittiyavatthu senàsanam).
– nằm cùng người chưa tu lên bực trên, trong nơi ấy (tattha anupasampanne sahanipajjanam).
– mặt trời đã lặn trong ngày thứ 4 (catutthadi vasesuri yatthamgamanam).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học thọ lông cừu (alakaloma samutthàna).
Phạm tội do thân, do thân ý, phạm vì làm (kiriya) không khỏi phạm vì tưởng (nosannà vimokkha) vô ý cũng phạm (acittaka), tội vì Phật cấm (pannttivajja) thân nghiệp (kàyakamma) có 3 tâm, 3 thọ.
6) Nằm chung trong chỗ kín lần thứ nhì (dutiyasahaseyya).
Tỳ-khưu nằm trong chỗ lợp, dừng chung cùng phụ nữ, dầu chỉ trong 1 đêm, cũng phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do đức Anuruddha vào ngủ chung trong nhà với phụ nữ.
Chú giải: Dầu nằm chung với phụ nữ mới sanh 1 ngày cũng phạm tội Ưng đối trị.
Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trước, chỉ khác nhau là điều học này dầu nằm chung chỉ trong 1 đêm cũng phạm.
Tỳ-khưu nằm chung với tinh nữ, ngạ quỉ nữ có thân hình rõ rệt, bộ nấp và thú cái là vật cho sanh sự hành dâm, phạm Tác ác.
7) Thuyết pháp đến phụ nữ (dhamma desanà).
Tỳ-khưu nói pháp quá 6 tiếng đến phụ nữ, không có người nam, biết nghe chung với, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu nói pháp đến phụ nữ.
Chú giải: Tỳ-khưu nói pháp quá 6 tiếng đến phụ nữ như đã giải trong điều học “dạy kệ đến người chưa tu lên bực trên” (padasodhamma), đến phụ nữ biết nghe lời quấy phải và lời thô tục, phạm Ưng đối trị, kể theo số phụ nữ, theo câu kệ, trừ ra có người nam biết nghe ở chung với, như đã có nói trong điều học “bất định thứ nhì” thì không phạm tội.
Không phải phụ nữ, tưởng là phụ nữ hoặc nghi rồi mới nói pháp đến tinh nữ, ngạ quỉ nữ, bộ nấp và thú cái có thân hình như người thì phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu chỉ nói pháp đến 6 tiếng, hoặc ít hơn 6 tiếng hoặc có người nam như đã có giải ở chung với hoặc Tỳ-khưu nói rồi ngồi xuống, rồi nói tiếp thêm, hoặc phụ nữ đứng dậy, rồi ngồi xuống, rồi Tỳ-khưu nói tiếp thêm, hoặc nói pháp đến phụ nữ khác, hoặc phụ nữ hỏi đạo, Tỳ-khưu đáp và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người nói pháp (anànattika) có 5 chi:
– Nói pháp quá 6 tiếng (channam vàpànam uparidesanà).
– Phụ nữ như đã có giải (vuttalahhkanomàtugàmo).
– Không thay đổi oai nghi (iriỳa patha parivattanàbhàvo).
– Không có người nam biết nghe ở chung với (vinnupurisàbhàvo).
– Không có sự luận đạo (apanhavisajjanà).
Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học “dạy kệ pháp đến phụ nữ” (padasodhamma samutthàna) chỉ khác nhau là điều học này phạm vì làm và không làm (kiriỳa akiriyà) làm là: thuyết quá 6 tiếng, vì không làm là “không đổi oai nghi”.
8) Khoe sự thiệt (bhuttàrocana).
Tỳ-khưu khoe pháp bậc cao nhơn mà tự mình đã đắc, đến người chưa tu lên bực trên, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Phước xá Kùtàgàra gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do chư Tỳ-khưu khoe pháp bậc cao nhơn cùng nhau.
Chú giải: Tỳ-khưu khoe pháp bậc cao nhơn như là đắc thiền định mà chính mình đã được, đến người chưa tu lên bực trên, phạm Ưng đối trị.
9) Khai tội nặng (dutthullàrocana).
Tỳ-khưu nói tội nặng là (là tội Tăng tàn) mà vị khác đã phạm, đến người chưa tu lên bực trên, phạm Ưng đối trị, trừ ra Tăng cho phép nói.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nói tội Tăng tàn của Tỳ-khưu Upananda đến người thế.
Chú giải: không phải tội nặng Tỳ-khưu tưởng là tội nặng, nghi rồi nói hoặc nói phạm 5 tội khác (Trọng tội, Ưng đối trị,… ) đến người chưa tu lên bực trên, phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Nếu chỉ nói ngăn điều học rằng, “Tỳ-khưu này cố ý cho tinh di hoặc đụng chạm phụ nữ hoặc chỉ tội rằng: Tỳ-khưu này phạm Tăng tàn, phạm Trọng tội”, hoặc “Tăng” cho phép nói đến đâu thì nói đến đó và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội”.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác nói (anànattika) có 3 chi:.
– Nói tội Tăng tàn của Tỳ-khưu cả và cách phạm tội (savatthukosanghàdiseso).
– Nói đến người chưa tu lên bực trên (anupasampannassa arocanam).
– Tăng không cho phép (bhikkhusammatiyabhavo).
Chỗ sanh tội (samutthàna vidhi) như trong điều học “trộm cắp”, chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ.
10) Đào đất (pathàvìkhanana).
Tỳ-khưu đào đất, hoặc dạy người khác đào đất bằng lời không nên, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Tháp Aggàlava gần thành Àlavi do phe Tỳ-khưu Alavi đào đất và dạy người khác đào đất.
Chú giải: Đất có 2 thứ: đất có đất nhiều hơn các vật khác (jàtapathavì) và đất có đất ít hơn các vật khác.
Đất thứ nhất toàn là đất phân, đất sét, đất có đá ít, có sỏi ít, đất có cát ít, có phần đất nhiều, có đất sét nhiều, hoặc đất mà họ chưa từng đốt, hoặc đống phân đất, đống đất sét mà chưa có mưa xuống nhằm trên 4 tháng gọi là đất phì (đất tốt).
Đất thứ nhì: đất toàn là đá, toàn là sỏi, toàn là cát có đất phần ít, có đất sét ít có cát nhiều, đất đã có người đốt rồi gọi là Đất chai (ajàtapathavì). Đất toàn là sỏi, đá, cát thì không phạm tội.
Tỳ-khưu cố ý đào hoặc dạy người đào bằng lời không nên, làm cho đất nẻ, bể, lở, phạm Ưng đối trị. Kể theo mỗi lần làm. Tỳ-khưu dạy nói “ngươi hãy đào” dạy, dầu đào suốt ngày, chỉ phạm 1 tội Ưng đối trị thôi, người dạy nhiều lần phạm nhiều tội Ưng đối trị. đất Tỳ-khưu nghi, không phải đất tưởng là đất, hoặc nghi rồi làm cho cử động, phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Ðất cục không dính với đất liền, đất lở không phạm, hoặc nói “ngươi hãy biết cái lỗ cật này, ngươi hãy cho tôi đất này, ngươi hãy lầy đất này cho tôi, tôi cần dùng đất”, không cố ý làm cho cử động, hoặc dùng ngón chân, tay, xủi đất, hoặc tưởng không phải là đất đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người (anànattika) có 3 chi:
– Chất đất phì (jàtapathavità)
– Biết là đất (pathavisannità).
– Tự mình đào hoặc dạy người khác đào (khananakhanàpanànam anntaram).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (adinnàdàna samutthàna), chỉ khác nhau là trong điều học này phạm tội vì Phật cấm (pannattivajja) có 3 tâm, 3 thọ.
- THẢO MỘC PHẦN THỨ NHÌ (Bhùtagàmavagga).
Có 10 điều học:
1) Phá hoại thảo mộc (Bhùtagàma).
Tỳ-khưu phá hoại cây cỏ sanh, mọc trên đất hoặc trong 1 nơi nào, cho đứt lìa, gãy, tét, phạm Ưng đối trị .
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Tháp Aggalava gần thành Aggàvi, do Tỳ-khưu đốn cây làm các công việc.
Chú giải: Các thứ cây cỏ, dầu nhỏ nhem đến đâu (rong rêu), mọc trong một nơi nào chẳng hạn, Tỳ-khưu đã biết mà tự mình dạy kẻ khác nhổ, chặt, bẻ làm cho lìa khỏi chỗ nó mọc, phạm Ưng đối trị .
Các thảo mộc mà người đã đào đã nhổ khỏi chỗ nó mọc dù không có rể, mụt, củ, hột… mà còn giống (bìjagàma), họ đem để trong đồ đựng hoặc cất trong một nơi nào (có thể còn gieo trồng nữa được) mà Tỳ-khưu làm hại thì phạm Tác ác. Nghi trong thảo mộc, hoặc các thứ giống thảo mộc, không phải thảo mộc tưởng là thảo mộc hoặc giống của thảo mộc, phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Thảo mộc hoặc giống của thảo mộc tưởng là không phải rồi làm hại, Tỳ-khưu điên vô ý hoặc kéo cây, lăn đá mà thảo mộc chết đều không phạm tội. không cố ý giết hại, không cố ý nhớ như Tỳ-khưu nói chuyện cùng nhau mà lấy ngón chân hoặc tay làm hại thảo mộc cũng không phạm tội hoặc nói người nên biết bông cây này,trái cây này cho tôi dùng được. Nói như thế không phạm tội.
Khi ăn rau, cần phải nhờ Sa-di hoặc thiện tín làm cho có thể ăn được khỏi phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:
– Thảo mộc (dhutagamo).
– Biết là thảo mộc (bhutagamasannita).
– Tự mình hoặc dạy kẻ khác phá hoại (vikopanam vàvikapàpanamvà).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học đào đất (Pathavìkhananam).
2) Lời nói tráo trở (annavàdaka).
Tỳ-khưu làm quấy, Tăng đã gọi đến hỏi tra mà cố ý nói tráo trở, hoặc nín thinh không nói. Nếu Tăng đã tụng lời khuyên răn, mà còn giữ thái độ như thế phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Ghosita gần thành Kosambi do Tỳ-khưu Channa làm quấy, đến Tăng hỏi mà nói tráo trở.
Chú giải: Tỳ-khưu cố ý muốn dấu lỗi, nòi tráo trở như nói “ai phạm, phạm tộigì”, làm khó cho Tăng, phạm Tác ác. đến khi Tăng đã tra hỏi mà còn tráo trở nữa, hoặc nín thinh phạm Ưng đối trị.
Tỳ-khưu không làm khó cho Tăng, không nói tráo trở như thế phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu không biết tội hoặc không biết mình phạm tội hoặc hỏi “ngài hỏi thế nào”, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này có 3 chi:
– Tụng để cáo tội (dhammakamme àropita).
– Tăng tra hỏi tội hoặc điều phạmtội (ànuyujjiyamànatà).
– Nói tráo trở, hoặc nín thinh, vì muốn dấu lỗi (patticaranamvà tunhìbhàvovà).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (adinnàdàna samutthàna).
3) Tỳ-khưu nói xấu vị khác (ujjhàpanaka).
Tỳ-khưu nói xấu vị khác mà Tăng đã chỉ định để làm việc cho Tăng như lót chỗ ngồi, hoặc chia tài vật, nếu vị ấy làm việc cho Tăng được đúng đắn, Tỳ-khưu nói xấu, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Vihàra veluvàna) gần thành Vương xá (Ràjagaha). do phe Lục sư nói xấu đức A la hán Dabbamallaputta.
Chú giải: Nếu Tỳ-khưu mà Tăng đã chỉ định hành đúng theo phép, thì vội nói xấu phạm Ưng đối trị, hành không đúng theo phép vị nói xấu thì phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu nói xấu vị khác hành theo 4 pháp tây vị (agati) (như thương riêng) nghĩa là: không làm đúng phép và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác nói xấu (anànattika) có 6 chi:
– người mà Tăng đã chỉ định hành đúng theo phép (djamma kammena sammatàta).
– người mà Tăng chỉ định ấy là Tỳ-khưu (upasampannatà).
– làm không tây vị (agatigamanàbhàvo).
– cố ý cáo tội đến người ấy (tassa avannakàmatà).
– cáo tội hoặc nói xấu dếnngười nào, người ấy là Tỳ-khưu (tassa upasampannatà).
– cáo tội hoặc nói xấu (ujjhàpanam vàkhi yanamvà).
Ðều đủ cả 6 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (adinnàdàna samutthàna). Chỉ khác nhau là: điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).
4) Chỗ ngồi nằm thứ nhất (pathama senàsana).
Tỳ-khưu lấy tọa cụ của Tăng đem trãi nằm trong thất của Tăng, khi đi khỏi nơi ấy, mà không dọn, hoặc không nhờ người khác dẹp cất, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do chư sư đem vật lót ngồi, nằm nơi trống mà không dọn cất.
Chú giải: Ngoài 4 tháng mưa, trong nơi mát, dưới cội cây mà thú không đại, tiểu tiện nhằm, Tỳ-khưu để ngọa cụ nơi ấy, đi ra khỏi không phạm tội. Tỳ-khưu lót cho các vị khác mà các vị này không ngồi trong nơi ấy, hoặc không nói “Ông đi đi” thì còn về phận sự người lót trải. Tỳ-khưu ngồi trên bàn ghế,giường mà tự mình dọn ra, hoặc nhờ người dọn ra cho mình, các vật ấy đều về phận sự mình.
Tỳ-khưu đứng trong nhà ăn, dạy rằng: người đem để trong giữa chùa rồi đi. Tỳ-khưu ấy ra khỏi nhà ăn, đi đến nơi khác như thế, nên cho luật sư phạt tội.
Nếu chỗ ngồi nằm của Tăng thì phạm Ưng đối trị, vật riêng của Tỳ-khưu thì phạm Tác ác.
Tỳ-khưu ngụ trong rừng, nếu không có chỗ che mưa, đem các vật ấy để trên nhánh cây cho khỏi thú phá hoại (như mối ăn) rồi đi khỏi nơi ấy cũng được.
Thể thức không phạm tội:
Chỗ ngồi nằm của mình và Tỳ-khưu thân thiết nhau, không phạm tội, tự mình cất hoặc nhờ người khác cất, hoặc gởi đem phơi, rồi đi tính sẽ trở lại dọn cất, hoặc có người ở hoặc có Tỳ-khưu trưởng lão [*] lại đuổi, hoặc cho Sa-di, người thế đến lấy, có thú dữ đến đứng nơi ấy, không được dọn dẹp rồi đi khỏi vì sợ có điều hại hoặc khó tu hành, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
[*] nếu có vị trưởng lão bảo dậy, hoặc có tinh, ngạ quỉ đến ngồi nơi ấy hoặc có quan lớn đến ngồi nơi ấy, bỏ đi khỏi phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 6 chi:
– Nhất là giường, bàn thấp dài của Tăng (mancàdinam samghikatà).
– Tự mình hoặc dạy người đem ra ngồi nằm trong chỗ đã nói (santhàranam và santhàràpanamvà).
– Không có người lại tranh giành (abalibuddhatà).
– Không có điều hại (àpadàyàbhàvo).
– Không cố ý trở lại dẹp cất (nirapekkhatà).
– Ði khỏi nơi ấy (lenducàtàtikkamo).
Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học lễ dâng y lần thứ nhất (pathamakathinasamuttàna). Chỉ khác nhau là điều học này phạm vì làm là dọn ra, và không làm là không dọn cất, hoặc không gởi cho người khác (kiriỳakiriyà).
5) Chỗ ngồi nằm thứ nhì (dutiya senasana).
Tỳ-khưu đem gởi ngọa cụ của Tăng lót nằm trong thất của Tăng, khi đi khỏi nơi ấy, không dọc cất, hoặc không nhờ người khác dọn, phạm Ưng đối trị .
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Thập thất sư đến trải lót ngọa cụ rồi bỏ ra đi không dẹp nên bị mối ăn hư hết.
Chú giải: các thứ ngọa cụ của Tăng, nệm, y lót lưng, y lót giường, y đắp, chiếu, đệm, da, tọa cụ có bìa… Tỳ-khưu lấy 1 thứ tọa cụ nào đem lót nằm trong chùa, thất của Tăng, rồi không đem cất, hoặc không nhờ kẻ khác cất, đi ra khỏi nơi ấy, 1 buớc đầu phạm Tác ác, khỏi bước thứ 2 phạm Ưng đối trị. trong nơi nào không có điều hại, dầu không gởi rồi cũng phạm, gởi là phận sự của Tỳ-khưu. Trong chỗ của Tăng thì phạm Ưng đối trị, trong chổ của Tỳ-khưu thì phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Chỗ ở của mình hoặc của Tỳ-khưu thân thiết tự mình dọn cất hoặc nhờ người dọn cất, hoặc có người tranh dành (như đã có giải) rồi bỏ đi, hoặc tính sẽ lại dọn cất trong ngày ấy, hoặc đi rồi tính trở lại nhưng có tai hại không trở lại được và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 7 chi:
– chỗ nằm như đã nói (vuttalakkhanàseyà).
– chỗ nằm ấy của Tăng (tassàsamghikatà).
– mình lót trải hoặc dạy người khác lót trải trong nơi như đã nói (santharanam và santharàpanamvà).
– không có người tranh dành (aPalibhudhatà).
– không có điều hại (àpadàyàbhàvo).
– đi đến nơi khác,không cố ý trở về (anapekkhasSa-disà pakkamanam).
– đi khỏi ranh chùa (upacàra simàtikkamo).
Ðều đủ cả 7 chi ấy mới phạm tội.
Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trên.
6) Chen lấn (anupakhajja).
Tỳ-khưu biết là thất của Tăng đã có vị khác vào ngụ trước rồi, cố ý lấy đồ trải lót ngồi, hoặc nằm chen lấn trong nơi ấy, làm cho vị đã vào ngụ trước phải chịu chật hẹp, khó khăn, rồi bỏ đi rakhỏi, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư dành chỗ ở tốt đẹp làm cho chư trưởng lão phải khó khăn.
Chú giải: tự mình hoặc dạy kẻ khác lót trải ngọa cụ trong chỗ ở của Tăng, phạm Tác ác, ngồi hoặc nằm phạm Ưng đối trị. Trong chỗ ở của Tỳ-khưu phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Lót trải trong chỗ ở của mình hoặc trong chỗ ở của Tỳ-khưu thân thiết, trong chỗ ở của Tỳ-khưu bịnh, hoặc vì có điều hại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 4 chi:
– Chỗ ở của Tăng (sanghikahàratà).
– Biết rằng đã có người vào trước không nên chen lấn (anumatthàpaniyabhàvajànanam).
– Cố ý làm cho Tỳ-khưu ấy chật hẹp (sambàdhetukàmatà).
– Ðã ngồi hoặc nằm trong nơi ấy (upacàre nisìdanamvà nippajùnamvà).
Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pthama pàràjika), chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).
7) Lôi Tỳ-khưu ra khỏi thất (nikaddhana).
Tỳ-khưu giận hờn vị khác rồi lôi kéo hoặc đuổi vị ấy ra khỏi thất của Tăng, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư dành chỗ ở nên kéo lôi phe Thập thất sư.
Chú giải: Tỳ-khưu giận đuổi, dạy người khác lôi kéo, trong khi dạy phạm Tác ác, đuổi hoặc lôi ra khỏi cửa thất, phạm Ưng đối trị, đuổi, hoặc kéo hoặc lôi ra khỏi chỗ ở Tỳ-khưu phạm Tác ác. đuổi Sa-di, liệng vật dụng ra khỏi chỗ ở của Tăng, phạm Tác ác, kể theo mỗi vật dụng.
Thể thức không phạm tội:
Kéo lôi ra khỏi chỗ ở của mình,hoặc chỗ ở của Tỳ-khưu thân thiết, hoặc can gián người cãi cọ rồi liệng vật dụng của cải ra khỏi chỗ ở của Tăng, hoặc ép Tỳ-khưu phá giới, đệ tử của mình làm quấy, hoặc liệng vật dụng của người làm quấy và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 3 chi:
– chỗ ở của Tăng (sanghikahàratà).
– kéo lôi Tỳ-khưu vô tội, không cãi cọ (bhandanakàrakabhàvàdivimuttatà).
– tự mình kéo hoặc dạy người khác kéo lôi Tỳ-khưu ấy vì giận hờn (kopenanikadhanamvà nikaddhàpanamvà).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada) . Chỉ khác nhau là điểu học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).
8) Gác trong thất (vehàsakùtì).
Tỳ-khưu ngồi hoặc nằm trên giường, ghế mà họ chỉ kê đỡ, chưa làm thiệt chắc, để trên gác trong thất, phạm Ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu ở trên gác, ngồi trên giường mà họ kê sỡ, rớt xuống nhằm đầu Tỳ-khưu ở tầng dưới.
9) Tịnh thất lớn (mahallaka).
Tỳ-khưu dùng đất và vôi tô tịnh thất chỉ được phép tô nhiều lắm là 3 lớp, nếu tô quá 3 lớp phạm Ưng đối trị .
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Ghosita gần thành Kosambi do Tỳ-khưu Channa tô thất lớp nhiều lớp làm cho thất phải ngã sập.
Chú giải: Phải đứng tránh chỗ cây xanh (cây, cỏ) là đứng xa cho khỏi ruộng, vườn, mà người có trồng cây, gieo mạ, trồng dâu… Nếu đứng trong các nơi ấy mà tô, sơn, phết, phạm Tác ác.
10) Nước có côn trùng (sappànaka).
Tỳ-khưu biết nước có côn trùng sống rồi đem tưới cây, cỏ, hoặc tưới đất phạm Ưng đối trị .
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tháp Aggàlava, gần thành Aggalavi, do các Tỳ-khưu xứ Aggalavi dùng nước tưới côn trùng đem tưới cỏ, đất.
Chú giải: Liệng cây, cỏ xuống chỗ nước ít làm cho côn trùng chết, liệng 1 lần phạm 1 tội.
Trong nước không có côn trùng tưởng là có, hoặc nghi, rồi đem tưới cây cỏ, phạm Tác ác.
Thể thức không phạm tội:
Tưới vì tưởng là nước không có côn trùng, không cố ý, quên không biết, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 4 chi:
– Nước có côn trùng sống (udakassasasappànakatà).
– Biết rằng côn trùng sẽ chết vì sự tưới nước (marissantitijànanam).
– Nước sẽ rút hết (tabbà udakamtàdisameva).
– Như đem nước tưới cỏ, vì 1 lẽ gì (tinàndinamsibbànam).
Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada). Chỉ khác nhau là điều học này phạm tội vì Phật cấm (pannattivajja), có 3 tâm, 3 thọ.
-ooOoo-