MỤC LỤC
KỆ LỄ BÁI TAM BẢO
LỜI NÓI ĐẦU
[1.1] CHƯƠNG I – BA NGÔI CAO CẢBa Ngôi Cao Cả

ĐỨC PHẬT (BUDDHA)

Buddha nghĩa là gì?

Bậc Thánh Thanh Văn Giác có 3 hạng
Đức Phật Độc Giác
Đức Phật Chánh Đẳng Giác có 3 hạng
Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt
Đức Phật Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt
Đức Phật Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt

ĐỨC PHẬT GOTAMA

Tiền kiếp của Đức Phật Gotama
24 Đức Phật thọ ký theo tuần tự

Đức Phật Dīpaṅkara
Đức Phật Koṇḍañna
Đức Phật Maṅgala
Đức Phật Sumana
Đức Phật Revata
Đức Phật Sobhita
Đức Phật Anomadassī
Đức Phật Paduma
Đức Phật Nārada
Đức Phật Padumuttara
Đức Phật Sumedha
Đức Phật Sujāta
Đức Phật Piyadassī
Đức Phật Atthadassī
Đức Phật Dhammadassī
Đức Phật Siddhattha
Đức Phật Tissa
Đức Phật Phussa
Đức Phật Vipassī
Đức Phật Sikhī
Đức Phật Vessabhū
Đức Phật Kakusandha
Đức Phật Koṇāgamana
Đức Phật Kassapa
Xác định thời gian trở thành Phật
Đức Bồ Tát tiền kiếp được 24 Đức Phật thọ ký
9 kiếp Tỳ khưu
5 kiếp Đạo sĩ
5 kiếp người tại gia
2 kiếp Long vương
1 kiếp Đức vua trời Sakka
1 kiếp Thống tướng Yakkha
1 kiếp Sư tử chúa
Tên gọi kiếp trái đất (Kappa)

Đức Bồ Tát Sumedha, Bậc đại trí

Nguyện ước của Đức Bồ Tát Sumedha
Đức Bồ Tát cần có đầy đủ 8 điều kiện thọ ký
Thời gian hoàn thành 30 pháp hạnh ba-la-mật
Những lộ trình có mục đích cuối cùng
Tâm đại bi vô lượng của Đức Bồ Tát Sumedha
Hành 30 pháp hạnh ba-la-mật
Ba-la-mật nghĩa là gì?
Pháp hạnh ba-la-mật có 10 loại
Pháp hạnh ba-la-mật có 3 bậc

Thỉnh Đức Bồ Tát giáng thế

Quán xét 5 điều trước khi tái sinh
Đức Bồ Tát quán xét tuổi thọ con người
Đức Bồ Tát quán xét châu đến tái sinh
Đức Bồ Tát quán xét xứ sở đến tái sinh
Đức Bồ Tát quán xét dòng họ nơi tái sinh
Đức Bồ Tát quán xét tuổi thọ của mẫu thân để đầu thai

Đức Bồ Tát tái sinh làm người

Chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī mộng
Quân sư Bàlamôn đoán mộng
Oai lực kiếp chót của Đức Bồ Tát

Đức Bồ Tát đản sinh

Chư thiên – chư phạm thiên tụ hội
Đức Bồ Tát truyền dạy lời tối quan trọng đầu tiên
Bảy người và vật đồng sinh với Đức Bồ Tát
Đầu thai sinh làm người có 4 hạng người
Tích vị Đạo sĩ Kāḷadevila
Đạo sĩ Kāḷadevila mĩm cười và khóc
Lễ đặt tên Đức Bồ Tát Thái tử

[1.2] 32 tướng tốt của Đức Bồ Tát kiếp chót32 tướng tốt của bậc Đại Nhân
Thiện nghiệp cho quả 32 tướng tốt
Nhận xét về nghiệp và quả của nghiệp80 tướng tốt phụ của Đức Bồ Tát kiếp chótPhật mẫu Mahāmayādevī quy thiên
Tuyển chọn nhũ mẫu
Cuộc đời Thái tử Siddhattha
Nguyên nhân Đức Bồ Tát đi xuất gia
Đức Bồ Tát thọ giáo pháp hành thiền định
Đức Bồ Tát hành pháp khổ hạnh
Đức Bồ Tát từ bỏ pháp hành khổ hạnh đi khất thực
Đức Bồ Tát thọ nhận cơm sữa bò của nàng Sujātā
Ngôi bồ đoàn toàn thắng Ác Thiên MaĐức Bồ Tát chứng đắc Tam Minh, thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác

Tam Minh
Túc Mạng Minh
Thiên Nhãn Minh
Lậu Tận Minh
Phật ngôn đầu tiên của Đức Phật
Đức Phật an hưởng pháp vị giải thoát Niết Bàn
Đức Phật suy tư về pháp Siêu tam giới
Đại Phạm Thiên thỉnh Đức Phật thuyết pháp

Chuyển Pháp Luân

Đức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên
Nội dung bài kinh Chuyển Pháp Luân
Ngài Koṇḍanna thành bậc Thánh đầu tiên
Tam Bảo trọn vẹn xuất hiện trên thế gian
Kinh Anattalakkhaṇasutta.
Những ngày quan trọng trong Phật giáo

[1.3] 45 hạ (vassa) của Đức PhậtHạ đầu tiên
Hạ thứ nhì
Hạ thứ ba và thứ tư
Hạ thứ năm
Hạ thứ sáu
Hạ thứ bảy
Hạ thứ tám
Hạ thứ chín
Hạ thứ mười
Hạ thứ mười một
Hạ thứ mười hai
Hạ thứ mười ba
Hạ thứ mười bốn
Hạ thứ mười lăm
Hạ thứ mười sáu
Hạ thứ mười bảy
Hạ thứ mười tám và mười chín
Hạ thứ hai mươi
Bốn đặc ân khước từ
Bốn đặc ân khẩn khoản
Hạ thứ hai mươi mốt đến hạ thứ bốn mươi bốn
Hạ thứ bốn mươi lămNhững ngày tháng cuối cùng của Đức Phật
Ngài Đại đức Sāriputta tịch diệt Niết Bàn
Ngài Đại đức Mahāmoggallāna tịch diệt Niết Bàn
Ma vương thỉnh Đức Phật tịch diệt Niết Bàn
Chánh pháp căn bản, 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo
Kinh thành Vesāli đến xứ Kusinārā
Đức Thế Tôn thọ món sūkuramaddava
Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn tại Kusinārā
Cúng dường Đức Thế Tôn
Ngài Đại đức Ānanda khóc
Lý do Đức Thế Tôn chọn xứ Kusinārā làm nơi tịch diệt Niết Bàn
Đêm cuối cùng của Đức Phật
Pháp và Luật là vị Tôn sư
Lời giáo huấn cuối cùng của Đức Phật
Đức Phật tịch diệt Niết BànNghiệp tiền kiếp của Đức PhậtĐức Bồ Tát kiếp đầu tiên của Đức Phật Gotama
Đức Bồ Tát kiếp chót của Đức Phật Gotama
Quả nghiệp thiện và bất thiện của Đức Phật
Nghiệp cũ của Đức Phật Gotama
Đức Bồ Tát hành khổ hạnh suốt 6 năm trường
Đức Phật bị nàng Ciñcamāṇavikā vu khống giữa tứ chúng
Đức Phật thắng nàng Ciñcamāṇavikā
Đức Phật bị vu khống do bởi cô tu nữ ngoại đạo Sudarī
Đức Phật và chư Tỳ khưu Tăng bị vu khống giết cô tu nữ Sudarī để giấu tội lỗi
Đức Phật bị lữa phỏng Đại đức bàn chân
Tuyển chọn nhóm xạ thủ bắn Đức Phật
Đức Phật bị đụng mảnh đá nơi ngón chân cái
Đức Phật bị mảnh đá đụng ngón chân cái làm bầm máu
Đức Phật bị mổ vết thương bằng dao
Đức Phật bị voi Nāḷāgiri rượt đuổi
Đức Phật bị bệnh đau đầu
Đức Phật độ cơm gạo đỏ
Đức Phật bị bệnh đau lưng
Đức Phật bị bệnh đại tiện ra máu
Đức Phật khát nước

Đức Phật với Đại cội Bồ Đề

Tích chuyện tiền kiếp Kaliṅgabodhijātaka
Tượng Đức Phật
Tượng Đức Phật có phù hợp với Phật giáo hay không?
Biểu tượng của Phật giáo
Tượng Đức Phật là một biểu tượng Phật giáo
Tượng Đức Phật theo mỹ thuật của mỗi dân tộc

[1.4] ĐỨC PHÁP (DHAMMA)Pháp học Chánh Pháp

Chuyển Pháp Luân đầu tiên
Bài kinh Chuyển Pháp Luân
Ý nghĩa Kệ khai kinh Chuyển Pháp Luân
Ý nghĩa bài kinh Chuyển Pháp Luân
Hai pháp thấp hèn
Pháp hành Trung Đạo

Tứ Thánh Đế

Tam Tuệ Luân trong Tứ Thánh Đế
Tam Tuệ Luân trong Khổ Thánh Đế
Tam Tuệ Luân trong Nhân sinh Khổ Thánh Đế
Tam Tuệ Luân trong Diệt Khổ Thánh Đế
Tam Tuệ Luân trong Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế
Vai trò của Tam Tuệ Luân trong Tứ Thánh Đế
Ngài Koṇḍañña chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế
Ngài Koṇḍañña xin thọ Tỳ khưu

Tam Bảo trọn vẹn xuất hiện

Tóm lược cốt yếu bài kinh Chuyển Pháp Luân
Tìm hiểu rõ ý nghĩa Tứ Thánh Đế
Tam Tuệ Luân
Trí tuệ học biết Tứ Thánh Đế
Trí tuệ hành phận sự Tứ Thánh Đế
Trí tuệ thành phận sự Tứ Thánh Đế
Nhân – quả liên quan Tam Tuệ Luân
Tam Tuệ Luân của mỗi Thánh Đế
Tam Tuệ Luân của 4 bậc Thánh Nhân
Tính chất 4 phận sự Tứ Thánh Đế
Vai trò 4 trí tuệ hành và 4 trí tuệ thành
Tứ Thánh Đế trong giáo pháp của Đức Phật
Nhân quả liên quan của Tứ Thánh Đế

Kinh Vô Ngã Tướng

Ngũ uẩn là vô ngã
Ngũ uẩn có 3 trạng thái chung
Trí tuệ thiền tuệ không chấp thủ nơi ngũ uẩn
Nhóm 5 Tỳ khưu thành bậc Thánh Arahán
Giải thích danh từ trong bài kinh Vô Ngã Tướng
Ý nghĩa danh từ Anattā
Ý nghĩa danh từ Attā

Chúng sinh trong tam giới

Chúng sinh có ngũ uẩn
Pháp ngũ uẩn
Những ví dụ về ngũ uẩn

Pháp vô ngã Anattā

Tự ngã có thật hay không?
Chấp ngã có 3 loại
Chấp ngã – Không chấp ngã

[1.5] Phật GiáoPháp học Phật giáo là gì?
Pháp vị giải thoát
Phân loại toàn giáo pháp của Đức Phật
Phật ngôn ba thời kỳ
Pháp và Luật
Tam TạngTạng Luật
Tạng Luật có 3 đặc tính đặc biệt
Tỳ khưu giới
Tỳ khưu ni giới
Phạm giới āpatti
Quả báu của sự giữ gìn giới
Quả báu của việc học Tạng LuậtTạng Kinh
Tạng Kinh có 3 đặc tính đặc biệtTạng Vi Diệu Pháp
Tạng Vi Diệu Pháp có 3 đặc tính đặc biệt

Quả báu của việc học Tam Tạng
Ngũ Bộ
Trường Bộ Kinh
Trung Bộ Kinh
Đồng Loại Bộ Kinh
Chi Bộ Kinh
Tiểu Bộ Kinh
Cửu Chi
84.000 Pháp Môn
Phương pháp đếm pháp môn trong Tam Tạng

Duy trì pháp học Phật giáo

Kết tập Tam Tạng Pāḷi
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ nhất
Phân chia phận sự duy trì Tam Tạng và Ngũ Bộ
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ nhì
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ ba
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ tư
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ năm
Kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ sáu
Thi thuộc lòng Tam Tạng
Những vị Đại đức thi đậu cả thuộc lòng lẫn thi viết
Những vị Đại đức thi đậu đọc thuộc lòng
Chư Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam Tạng
Qua các thời kỳ học thuộc lòng Tam Tạng
Tipiṭaka-Aṭṭhakathā-Ṭīkā-Anuṭīkā
Tipiṭaka (Tam Tạng)
Aṭṭhakathā (Chú giải)
Ṭīkā-Anuṭīkā (Phụ Chú giải – phụ theo Chú giải)

Pháp học Phật giáo
Tam Tạng là gì?
Chú giải là gì?
Phụ Chú giải và phụ theo Chú giải là gì?

Pháp hành Phật giáo
Pháp hành Phật giáo là gì?
Pháp hành giới là gì?
Pháp hành định là gì?
Pháp hành tuệ là gì?

Pháp thành Phật giáo
Pháp thành Phật giáo là gì?
Sự liên quan giữa pháp học, pháp hành, pháp thành

Phật giáo suy đồi

Pháp thành Phật giáo suy đồi như thế nào?
Pháp hành Phật giáo suy đồi như thế nào?
Pháp học Phật giáo suy đồi như thế nào?

[1.6] ĐỨC TĂNG (SAṂGHA)Chư Tăng

Thế nào gọi là chư Thánh Tăng?
Bậc Thánh Tăng có 4 đôi
8 bậc Thánh Tăng
4 bậc Thánh Nhân
Quả báu của bậc Thánh Nhân
Quả báu của bậc Thánh Nhập Lưu
Quả báu của bậc Thánh Nhất Lai
Quả báu của bậc Thánh Bất Lai
Quả báu của bậc Thánh Arahán
108 bậc Thánh
Ba bậc Thánh nam Thanh Văn Giác
Bậc Thánh Thanh Văn Giác hạng thường
Bậc Thánh Đại Thanh Văn Giác
Bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác
Ba bậc Thánh nữ Thanh Văn Giác

Thế nào gọi là chư phàm Tăng?
Chư Tăng có hai hạng
Chư Tăng là bậc Thánh Nhân cao thượng như thế nào?
Chư Tăng do chế định như thế nào?

Cách thức thọ Tỳ khưu
Đối với Tỳ khưu có 5 cách
Đối với Tỳ khưu ni có 3 cách
Thọ Tỳ khưu ni
Tám trọng pháp
Tỳ khưu đầu tiên và cuối cùng của Đức Phật
Hai hạng Đức Tăng hiện hữu
Thánh Tăng
Tỳ khưu Thánh Nhân có 4 bậc
Phàm Tăng
Hai hạng phàm nhân
Khả năng bậc Thánh Nhân
Đức Tăng suy đồi
Xá Lợi Đức Phật Niết Bàn
Xá Lợi Đức Phật Niết Bàn như thế nào?

[2] CHƯƠNG IITAM BẢORatana – Bảo là gì?

Chọn món quà vô giá
Món quà Pháp Bảo
Ý nghĩa 9 Ân đức Phật
Ý nghĩa 6 Ân đức phá
Ý nghĩa 9 Ân đức Tăng
Pháp hành thiền định
Tôn kính món quà Pháp Bảo
Lễ cung nghinh Pháp Bảo
Lễ đón rước món quà Pháp Bảo
Quả báu của món quà Pháp Bảo
Tiền kiếp Đức vua Pakkusāti

TAM BẢO (RATANATTAYA)

Ý nghĩa Ratana: Bảo
Năm đặc tính trong ba ngôi Tam Bảo
Đức Phật Bảo
Đức Pháp Bảo
Đức Tăng Bảo
Duyên lành nơi Tam Bảo
Đại đức Sāriputta thuyết pháp tế độ thân mẫu
Biết Đức Phật, kính Đức Phật
Giúp cơ hội đến người khác
Cúng dường Pháp Bảo

ĐOẠN KẾT
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

-ooOoo-

   Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức A-ra-hán, Đức Chánh Đẳng Giác

Paṇāmagāthā

Tilokekagaruṃ Buddhaṃ
Pāyādibhayahiṃsakaṃ
Āyuno pariyosānaṃ
Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Ādimajjhantakalyāṇam
Buddhassa dhammamosadhaṃ
Nibbānapariyosānaṃ
Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Tassa sāvakasaṃghañca
Puññakkhettaṃ anuttaraṃ
Arahattapriyosānaṃ
Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Buddhaṃ Dhammañca Saṃghañca
Abhivandiya sādaraṃ
Mūlabuddhasāsanan ti
Ayaṃ gantho mayā kato.

*

Kệ lễ bái Tam Bảo

Đức Thế Tôn cao thượng nhất tam giới
Dắt dẫn chúng sinh thoát khỏi họa tai,
Nguyện suốt đời con xin quy y Phật
Mong chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.

Pháp của Ngài như linh dược nhiệm mầu
Hoàn hảo ở phần đầu giữa và cuối,
Nguyện suốt đời con, xin quy y Pháp
Mong được chứng ngộ Niết Bàn thoát khổ.

Tăng bậc Thánh Thanh Văn đệ tử Phật
Là phước điền cao thượng của chúng sinh,
Nguyện suốt đời con xin quy y Tăng.
Mong được chứng đắc Thánh A-ra-hán.

Đức Phật Đức Pháp Đức Tăng cao thượng
Con hết lòng thành kính lạy Tam Bảo
Rồi góp nhặt biên soạn tập sách nhỏ
Soạn phẩm này gọi “Nền Tảng Phật giáo”.

-ooOoo-

Lời nói đầu

Nền Tảng Phật Giáo là một bộ sách có 7 quyển gồm 9 chương. Mỗi chương được khái quát như sau:

Chương thứ nhất: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

– Đức Phật (Buddha)
– Đức Pháp (Dhamma)
– Đức Tăng (Saṃgha)

Chương thứ nhì: Tam Bảo (Ratanattaya)

– Đức Phật Bảo (Buddharatana)
– Đức Pháp Bảo (Dhammaratana)
– Đức Tăng Bảo (Saṃgharatana)

Chương thứ ba: Ân đức Tam Bảo (Ratanattayaguṇa)

Ân đức Phật (Buddhaguṇa)
Ân đức Pháp (Dhammaguṇa)
Ân đức Tăng (Saṃghaguṇa)

Chương thứ tư: Quy y Tam Bảo (Tisaraṇa)

Quy y Phật Bảo (Buddhasaraṇa)
Quy y Pháp Bảo (Dhammasaraṇa)
Quy y Tăng Bảo (Saṃghasaraṇa)

Chương thứ năm: Giới hạnh (Sīlācāra)

Giới hạnh của người tại gia cư sĩ (Gahaṭṭhasīla)
Giới hạnh của bậc xuất gia tu sĩ (Pabbajitasīla)

Chương thứ sáu: Nghiệp – Quả của nghiệp (Kamma-kammaphala)

Bốn loại nghiệp (Kammacatukka)
Bất thiện nghiệp (Akusalakamma)
Quả bất thiện nghiệp (Akusalavipāka)
Thiện nghiệp (Kusalakamma)
Quả thiện nghiệp (Kusalavipāka)

Chương thứ bảy: Phước thiện (Puññakusala)

10 nhân sinh phước thiện (Puññakiriyāvatthu)

Chương thứ tám: Pháp hạnh ba-la-mật (Pāramī)

10 pháp hạnh ba-la-mật (Dasapāramī)

Chương thứ chín: Pháp hành (Bhāvanā)

Pháp hành thiền định (Samathabhāvanā)
Pháp hành thiền tuệ (Vipassanābhāvanā)

Bộ Nền Tảng Phật Giáo gồm 9 chương, chia thành 7 quyển, mà mỗi quyển được đặt tên theo nội dung của từng chương:

*

“Nền Tảng Phật Giáo, quyển I: Tam Bảo” gồm có chương thứ nhất và chương thứ nhì.

Chương thứ nhất: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

Đức Phật (Buddha)
Đức Pháp (Dhamma)
Đức Tăng (Saṃgha)

Đức Phật (Buddha) đó là Đức Phật Gotama.

Để trở thành Đức Phật Gotama, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đã trải qua vô lượng kiếp để tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, thời gian lâu dài trải qua 3 thời kỳ:

– Thời kỳ phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.

– Thời kỳ phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.

– Thời kỳ được 24 Đức Phật thọ ký xác định thời gian còn lại Đức Bồ Tát chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất. Đến kiếp chót là Đức Bồ Tát Siddhattha trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 năm, cho đến khi Ngài tịch diệt Niết Bàn.

Thực ra, chư Đức Bồ Tát đó là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát Độc Giác, Đức Bồ Tát Thanh Văn Giác, những tiền kiếp của quý Ngài là một cuộc hành trình tử sinh luân hồi trên con đường thẳng theo thời gian để tạo những pháp hạnh ba-la-mật, thuộc pháp thiện có cứu cánh cuối cùng là Niết Bàn. Cho nên, từ kiếp này sang kiếp khác, tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau, dù thay đổi về phần sắc thân, còn phần tâm vẫn có phận sự tích lũy ba-la-mật diễn tiến trên con đường thẳng đến mục đích cuối cùng, tùy theo sở nguyện của mỗi vị, như để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác hoặc Đức Phật Độc Giác hoặc bậc Thánh Arahán Thanh Văn Giác, sẽ tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bồn loài. Như vậy, chư Đức Bồ Tát dù trải qua vô số kiếp từ vô thủy mà hữu chung (không biết kiếp bắt đầu, mà có kiếp cuối cùng).

Các hạng chúng sinh khác không phải là Đức Bồ Tát, vô số kiếp của họ cũng là một cuộc hành trình trên con đường vòng tròn tử sinh luân hồi, cũng tạo nghiệp (thiện nghiệp hoặc ác nghiệp) mà không có mục đích cuối cùng; nghĩa là không có sở nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác hoặc Đức Phật Độc Giác hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác. Bởi vì, không có mục đích cuối cùng, cho nên các chúng sinh ấy cứ luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Như vậy, các hạng chúng sinh không phải là Đức Bồ Tát thì phải trải qua vô số kiếp từ vô thủy đến vô chung (không biết kiếp bắt đầu, cũng không có kiếp cuối cùng).

Đức Pháp (Dhamma) đó là những lời giáo huấn của Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Gồm có 10 chánh pháp:

– Pháp học
– 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đaọ + 4 Thánh quả + 1 Niết Bàn)

Hoặc nói cách khác, Phật giáo có 3 pháp:

Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana).
Pháp hành Phật giáo (Paṭipattisāsana)
Pháp thành Phật giáo (Paṭivedhasāsana)

Trong Phật giáo, người Phật tử là bậc xuất gia tu sĩ hoặc hàng tại gia cư sĩ cần phải cố gắng tinh tấn theo học pháp học Phật giáo, rồi theo hành pháp hành Phật giáo sẽ dẫn đến kết quả chứng đắc pháp thành Phật giáo đó là chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng nhất. Trí tuệ biết rõ kiếp này là kiếp chót, sau khi chết chính là lúc tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Trong đời, một người dù cố gắng tinh tấn theo học và hành một bộ môn nào, cũng khó có thể nói đã học và hành rốt ráo xong bộ môn ấy. Ví như một sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, có bằng cấp, học vị rất cao; nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên ấy học và hành xong rồi, không còn phải học và hành nữa. Thật ra, sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên ấy cần phải học và hành nhiều hơn nữa. Bởi vì, các môn học trong đời hoàn toàn không đạt đến “chân lý” và “mục đích” cuối cùng. Do đó, thành ngữ xưa có câu: “Càng học, càng thấy dốt”.

Hơn nữa, trong đời không có môn học nào dẫn đến sự diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, nhưng ngược lại, các môn ấy có thể là nhân duyên làm phát sinh thêm phiền não, tham ái; mà tham ái là nhân sinh khổ. Nếu tham ái càng nhiều, thì khổ càng nhiều. Vì vậy, các môn học và hành trong đời sẽ không dẫn đến giải thoát khổ tử sinh, mà chỉ có kéo dài sự tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài mà thôi.

Đức Tăng (Saṃgha) đó là chư Thánh Tăng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Gồm có 4 đôi: Thánh Đạo – Thánh Quả tương xứng, thành 8 bậc Thánh.

4 đôi: Thánh Đạo – Thánh Quả tương xứng.

Nhập Lưu Thánh Đạo → Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo → Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo → Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo → Arahán Thánh Quả.

8 Bậc Thánh: 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả.

Nhập Lưu Thánh Đạo
Nhất Lai Thánh Đạo
Bất Lai Thánh Đạo
Arahán Thánh Đạo
Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Quả

Tám bậc Thánh chia làm hai hạng:

Bậc Thánh hữu học (Sekkha) gồm có 7 bậc Thánh từ bậc Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả cho đến Arahán Thánh Đạo là các bậc Thánh cần phải học và hành giới- định-tuệ.

Bậc Thánh vô học (Asekkha) đó là bậc Arahán Thánh Quả, bậc Thánh Arahán cao thượng nhất không còn học và hành giới-định-tuệ nữa; đã hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh Đế lần cuối cùng, đã thành tựu xong phạm hạnh cao thượng. Bậc Thánh Arahán ngay trong kiếp hiện tại, đến khi hết tuổi thọ đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Trong đời, các hàng đệ tử hoặc các học trò của các vị thầy khác trong các trường học trong đời, ví như những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, với học vị rất cao, khi ra trường, làm việc đúng theo sở học của họ, để giúp đời và nuôi mạng trong kiếp hiện tại này.

Chương thứ nhì: Tam Bảo (Ratanattaya)

Đức Phật Bảo (Buddharatana)
Đức Pháp Bảo (Dhammaratana)
Đức Tăng Bảo (Saṃgharatana)

Đức Phật gọi là Đức Phật Bảo, Đức Pháp gọi là Đức Pháp Bảo, Đức Tăng gọi là Đức Tăng Bảo; bởi vì mỗi ngôi có 5 đặc tính quý báu và cao thượng, mà các thứ báu vật trong cõi người, cõi Long vương, các cõi chư thiên, phạm thiên không thể sánh với Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Tam Bảo được. Cho nên những người nào đã từng tạo phước duyên nơi Đức Phật hoặc Bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Phật trong thời quá khứ, thì nay kiếp hiện tại này, những người ấy mới có duyên lành được gần gũi thân cận với Đức Phật hoặc Bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Họ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo, nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo. Như vậy, họ có Tam Bảo ở trong tâm của họ, có thiện tâm an lạc, đức tin càng tăng trưởng, mọi thiện pháp cũng càng tăng trưởng từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp đem lại sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai.

Nếu những người ấy có đầy đủ pháp hạnh ba-la-mật, thì ngay trong kiếp hiện tại, những người ấy có khả năng tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng. Có vị là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hạng thường, có vị là bậc Thánh Đại Thanh Văn đệ tử, có vị là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử. Mỗi vị Thánh Thanh Văn được thành tựu do sở nguyện của mình từ trong kiếp quá khứ. Ngay kiếp hiện tại, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, đồng thời chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Những người giàu sang phú quý trong đời, dù họ thường trang điểm kim cương, hột xoàn, ngọc mani… các thứ báu vật ấy làm nhân phát sinh tâm hoan hỷ. Tất cả báu vật quý giá ấy chỉ có thể đem lại sự lợi ích, sự an lạc trong kiếp hiện tại này mà thôi, chứ không thể đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho những kiếp vị lai.

* Nội dung diễn tiến của mỗi ngôi cao cả từ khi bắt đầu cho đến cuối cùng

Đức Phật Gotama: Tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát, từ khi bắt đầu có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Ngài đã tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trải qua 3 thời kỳ:

1) Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát đã phát nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Ngài đã tạo các pháp hạnh ba-la-mật suốt thời gian 7 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

2) Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát đã có đủ năng lực ba-la-mật, nên đã phát nguyện ra bằng lời nói, để cho mọi chúng sinh biết ý nguyện của Ngài muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Ngài đã tạo các pháp hạnh ba-la-mật suốt thời gian 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

3) Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Sumedha được Đức Phật Dīpaṅkara lần đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Ngài chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama. Từ đó, Ngài trở thành Đức Bồ Tát cố định (niyatabodhisatta) bất thoái, cố gắng tinh tấn không ngừng bồi bổ cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Trong suốt thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, hễ một khi có Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thì Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đều đến hầu Đức Phật Chánh Đẳng Giác ấy, và được Đức Phật ấy thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama.

Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đã được 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký. Đức Phật Kassapa là Đức Phật cuối cùng thọ ký xác định thời gian, trong thời vị lai, ngay trong kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, Đức Bồ Tát chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức PhậtGotama.

Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama tiếp tục bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật, cho đến kiếp chót là Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha.

Thái tử lên ngôi Vua năm 16 tuổi ngự tại kinh thành Kapilavatthu suốt 13 năm. Đức vua từ bỏ kinh thành ngự đi xuất gia năm 29 tuổi, Ngài đã hành pháp hành khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. Bỏ pháp hành khổ hạnh, Ngài tiến hành thiền định, và tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, mọi tham ái, mọi ác pháp; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật đã tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ. Ngài đã tự mình trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trong toàn thế giới chúng sinh, gọi là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama, đúng như Chư Phật quá khứ đã thọ ký. Lúc ấy, Ngài tròn 35 tuổi. Đức Phật Gotamathuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 hạ (năm) cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn, năm tròn 80 tuổi.

Đó là diễn tiến cuộc hành trình trải qua vô số kiếp của Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama, từ khi bắt đầu cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn.

Đức Pháp: Phật ngôn đầu tiên của Đức Phật Gotama bắt đầu từ hai câu kệ mà Ngài tự thuyết ở trong tâm tại Đại cội Bồ đề, nơi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama, vào đêm rằm tháng tư (âm lịch).

Anekajātisaṃsāraṃ…
Taṇhānaṃ khayamajjhagā
” [1]

Vào chiều rằm tháng sáu (âm lịch) Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 Tỳ khưu là Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana. Trong nhóm 5 Tỳ khưu sau khi lắng nghe bài kinh ấy, chỉ có một mình Ngài Koṇḍañña chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não tà kiến và hoài nghi, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Tiếp theo mỗi ngày một vị chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, đến ngày 19 tháng 6 cả nhóm 5 Tỳ khưu đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Ngày 20 tháng 6 (âm lịch) Đức Phật thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) tế độ nhóm 5 Tỳ khưu này. Sau khi lắng nghe bài kinh xong, cả nhóm 5 Tỳ khưu đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, trở thành Chư Thánh Thanh Văn đệ tử đầu tiên của Đức Phật Gotama.

Từ đó về sau, suốt 45 hạ (năm) Đức Phật cùng Chư Thanh Văn đệ tử của Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh gần xa trong cõi người, các cõi trời dục giới, các cõi trời sắc giới. Những chúng sinh ấy gồm có nhân loại, chư thiên, phạm thiên… đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh.

Giáo pháp của Đức Phật gồm có 3 phần chính:

Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana)
Pháp hành Phật giáo (Paṭipattisāsana)
Pháp thành Phật giáo (Paṭivedhasāsana)

Trong ba pháp chính này, pháp học Phật giáo là nền tảng căn bản được gom thành Tam Tạng, hoặc Ngũ Bộ, hoặc Cửu Chi, hoặc 84.000 pháp môn.

Tuy Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, song vẫn còn lại 84.000 pháp môn, như là vị Tôn sư tồn tại trên thế gian, theo giáo huấn, dạy dỗ các hàng Thanh Văn đệ tử.

Phật giáo được giữ gìn duy trì bằng trí tuệ ba-la-mật của các hàng Thanh Văn đệ tử. Về sau, theo thời gian, trí tuệ ba-la-mật của các hàng Thanh Văn đệ tử càng ngày càng kém dần; do đó, Phật giáo càng ngày càng bị mai một, bị suy đồi theo thời gian.

Bắt đầu pháp thành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần; bởi do pháp hành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi. Pháp hành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần; bởi do pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi.

Pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần theo thời gian tuổi thọ của Phật giáo là 5.000 năm. Đến khi các hàng Thanh Văn đệ tử không còn ai ghi nhớ được một câu kệ của Đức Phật. Pháp học Phật giáo, pháp hành Phật giáo, pháp thành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi. Khi ấy, Phật giáo hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi.

Đức Pháp diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.

Đức Tăng: Đức Tăng xuất hiện trên thế gian này sau Đức Phật và Đức Pháp. Sau khi Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) để tế độ nhóm 5 Tỳ khưu là Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji. Trong nhóm 5 Tỳ khưu chỉ có một mình Ngài Koṇḍañña chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não tà kiến và hoài nghi, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Ngài Đại đức Koṇḍañña kính xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Sadi – Tỳ khưu. Quán xét về phước thiện và ý nguyện của Ngài Đại đức Koṇḍañña xong, rồi Đức Phật cho phép Ngài Đại đức Koṇḍañña thọ Tỳ khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu!”rằng:

“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya”.

Sau khi Đức Phật vừa dứt lời, Ngài Đại đức Koṇḍañña trở thành Tỳ khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của Tỳ khưu phát sinh do phước thiện (thần thông), có tăng tướng trang nghiêm như một vị Tỳ khưu có 60 hạ.

Ngài Đại đức Koṇḍañña là vị Tỳ khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama; đồng thời, ngay khi ấy, lần đầu tiên Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo đầy đủ trọn vẹn cũng xuất hiện trên thế gian, vào ngày rằm tháng sáu (âm lịch).

Đức Phật cùng nhóm 5 Tỳ khưu an cư nhập hạ đầu tiên tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana trong xứ Bārāṇasī. Mỗi ngày tiếp theo, tuần tự Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu và cũng được Đức Phật cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”.

Đến ngày 20 tháng 6, Đức Phật thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) tế độ nhóm 5 Tỳ khưu, quý Ngài đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Như vậy, Đức Phật đã có 5 vị Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Ngài trong thế gian.

Đức Phật còn thuyết pháp tế độ công tử Yasa, công tử chứng đắc thành bậc Thánh Arahán và được Đức Phật cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”…

Nhóm 54 người bạn thân xưa của Ngài Đại đức Yasa, nghe tin Ngài Đại đức Yasa đã trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama; tất cả đều đến hầu đảnh lễ Đức Phật, lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, tất cả đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, và được Đức Phật cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”. Sau khi trở thành Tỳ khưu không lâu, tất cả 54 vị đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán.

Trong mùa hạ đầu tiên này, Đức Phật đã có 60 vị Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Ngài. Sau khi mãn 3 tháng hạ, Đức Phật truyền dạy 60 vị Thánh Arahán, mỗi vị một con đường (2 vị không nên đi chung cùng một con đường) du hành khắp mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng sinh.

Từ đó về sau, càng ngày càng có đông người xuất gia trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật, thậm chí có số đông tu sĩ phái Bàlamôn, phái ngoại đạo cũng theo xuất gia trở thành Tỳ khưu Phật giáo.

Đức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng du hành khắp mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng sinh có duyên lành nên tế độ. Ngày đêm suốt 45 hạ, Đức Phật có sự tinh tấn không ngừng làm 5 phận sự để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh, cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn tại khu rừng Kusinārā, vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), năm Ngài tròn đúng 80 tuổi.

Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn rồi, chư Tỳ khưu Tăng vẫn tiếp tục đi du hành khắp mọi nơi để thuyết pháp tế độ chúng sinh.

Vào thời kỳ Đức vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn; Đức vua là một Đấng Minh Quân trị vì cõi Nam Thiện Bộ Châu, Người là một cận sự nam có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có nhiệt tâm hết lòng phụng sự Tam Bảo. Đức vua đã truyền lệnh xây cất 84.000 ngôi chùa tháp trên khắp cõi Nam Thiện Bộ Châu, để cúng dường Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo và Đức Tăng Bảo. Thời kỳ âý, Phật giáo được phát triển mạnh, số chư Tỳ khưu Tăng, chư Tỳ khưu ni rất đông.

Đức vua Asoka không chỉ là một đại thí chủ (mahādāyaka) chưa từng có từ trước đến nay, mà còn là một thân quyến kế thừa của Phật giáo (dāyāko sāsanassa) nữa, bởi vì, Đức vua đã cho phép Thái tử MahindaCông chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành Tỳ khưu, Tỳ khưu ni trong Phật giáo.

Đức vua Asoka không những hộ độ chư Tỳ khưu Tăng để quý Ngài phát triển Phật giáo trong nước, mà còn hộ độ quý Ngài truyền bá Phật giáo sang các nước lân cận.

Phật lịch năm 236 (sau Đức Phật tịch diệt Niết Bàn) Đức vua Asoka hộ độ phái đoàn do Ngài Đại đức Mahindatthera [2] làm trưởng đoàn cùng với 4 vị Đại đức khác đi sang đảo quốc Srilankà để truyền bá Phật giáo. Và một phái đoàn khác do Ngài Đại đức Sonatthera và Ngài Đại đức Uttaratthera đi sang vùng Suvaṇṇabhūmi: Vùng đất vàng, nay là nước Indonesia, nước Myanmar, nước Thái Lan, nước Lào, nước Campuchia… để truyền bá Phật giáo.

Đức vua Asoka cũng gởi một phái đoàn Tỳ khưu ni do Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Saṃghamittā [3] làm trưởng đoàn đi sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất gia thọ Tỳ khưu ni cho các cận sự nữ trên đảo quốc này. Từ đó, chư Tỳ khưu ni Tăng cũng được phát triển cho đến sau thời kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankà. Theo sử liệu, thời gian sau 500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, thì không còn Tỳ khưu ni nữa.

Như vậy, chư Tỳ khưu ni Tăng đã bị mai một trước, chỉ còn lại chư Tỳ khưu Tăng tồn tại trên các nước Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) cho đến thời hiện tại này.

Ngày nay, Phật giáo được truyền bá rộng đến nhiều nước trên thế giới. Chư Tỳ khưu Tăng vẫn còn giữ gìn duy trì theo truyền thống từ thời kỳ Đức Phật. Nhưng trong thời vị lai, trải qua thời gian lâu dài về sau, chư Tỳ khưu sẽ mất dần tăng tướng, thậm chí đến nổi chỉ còn một mảnh y nhỏ quấn trên cổ, hoặc cột ở cổ tay, vẫn còn tên gọi “Tỳ khưu: Bhikkhu” mà không hiểu rõ lời giáo huấn của Đức Phật, không hành giới mà hành ác pháp, làm ăn nuôi mạng. Cuối cùng những vị Tỳ khưu này nghĩ rằng: “Lợi ích gì mảnh y nhỏ này!”, những vị Tỳ khưu ấy vứt bỏ mảnh y nhỏ, cũng đồng thời chư Tỳ khưu bị mai một hoàn toàn trên cõi thế gian này.

Đức Tăng diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn. Phật giáo cũng bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.

*

Trong quyển sách “Tam Bảo” này, bần sư đã cố gắng hết sức mình để sưu tầm, góp nhặt những tài liệu có liên quan đến Tam Bảo, từ Tam Tạng Pāḷi và các Chú giải Pāḷi chỉ được bấy nhiêu thôi! Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về Tam Bảo, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.

Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện trí từ bi chỉ giáo, góp ý chân tình. Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an lạc cho phần đông chúng ta. Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.

Quyển sách “Tam Bảo” này được hoàn thành do nhờ có nhiều người giúp sức như: Đệ tử Sīlācāra (Giới Hạnh), cô Dhammanandā đã tận tình đánh máy vi tính, dàn trang, làm thành quyển; các thí chủ trong nước và ngoài nước có đức tin trong sạch lo ấn hành là: Pháp đệ Bửu Đức cùng nhóm Phật tử chùa Hương Đạo (Hoa Kỳ), gia đình anh Đinh Vạn Xuân cùng nhóm Phật tử ở Úc, các nhóm Phật tử ở Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Úc… gia đình anh Hoàng Quang Chungvà đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho phép ấn hành. Bần sư vô cùng hoan hỷ và biết ơn tất cả quý vị.

*

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (Tỳ khưu Hộ Pháp) thành kính dâng phần pháp thí thanh cao này đến Ngài Cố Vaṃsarakkhitamahāthera (Cố Đại Trưởng Lão Hộ Tông) là sư phụ của con, đồng thời đến Ngài Cố Đại Trưởng Lão Thiện Luật, Ngài Cố Đại Trưởng Lão Bửu Chơn, Ngài Cố Đại Trưởng Lão Giới Nghiêm, Ngài Cố Trưởng Lão Hộ Giác (chùa Từ Quang) cùng chư Đại Trưởng Lão, Đại đức khác đã dày công đem Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt Nam thân yêu, và xin kính dâng đến chư Đại Trưởng Lão ở nước Thái Lan, nước Myanmar (Miến Điện), đã có công dạy dỗ con về pháp học và pháp hành.

Con kính mong quý Ngài hoan hỷ.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Phước thiện pháp thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để thóat khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phước đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng sinh từ cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh, nhân loại, chư thiên trong các cõi trời dục giới, chư phạm thiên trong các cõi trời sắc giới,… tất cả quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi sự khổ, được an lạc lâu dài.

Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tiếp tục tử sinh luân hồi, thì do năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này ngăn cản mọi ác nghiệp không có cơ hội cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh; và cũng do năng lực phước thiện này chỉ hỗ trợ thiện nghiệp cho quả tái sinh trong cõi thiện giới: cõi người, các cõi trời dục giới… mà thôi. Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con cũng là người có chánh kiến, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện trí, lắng nghe chánh pháp của bậc thiện trí, có đức tin trong sạch nơi bậc thiện trí, cố gắng tinh tấn hành theo lời giáo huấn của bậc thiện trí, không ngừng tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, mong diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, trở thành bậc Thánh Arahán.

Trong vòng tử sinh luân hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng ngự nơi nào, dù gần dù xa, chúng con liền phát sinh tâm hỷ lạc, có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng; quyết tâm tìm đến nơi ấy, để hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, hoặc chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Ngài, lắng nghe chánh pháp, cố gắng tinh tấn hành theo chánh pháp của Ngài, để mong chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp, trở thành bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nay chúng con hết lòng thành kính thọ phép quy y Tam Bảo: Quy y Đức Phật Bảo, quy y Đức Pháp Bảo, quy y Đức Tăng Bảo, và thành tâm hộ trì Tam Bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp. Do nhờ năng lực phước thiện thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có được duyên lành sâu sắc trong Phật giáo.

<span”>Do nhờ năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con, khi thành tựu quả báu ở cõi người (manussasampatti) như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc khi thành tựu quả báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được an lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. Bởi vì mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con là cầu mong sớm thành tựu quả báu chứng ngộ Niết Bàn (Nibbānasampatti), giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.</span”>

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ
Khippameva samijjhatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con
Cầu mong sớm được thành tựu như ý.

Tỳ khưu Hộ Pháp
Thiền viện
Viên Không
Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành
Bà Rịa-Vũng Tàu
Mùa an cư nhập hạ Pl: 2548/2004

* Chú ý: Cách đọc chữ Pāḷi trong phần Phụ lục

[1] Dhammapadagāthā câu kệ số 153-154.

[2] Ngài vốn là Thái tử của Đức vua Asoka, nay Ngài là Bậc Thánh Arahán.

[3] Ngài vốn là Công chúa của Đức vua Asoka, nay là bậc Thánh nữ Arahán.

-ooOoo-

 

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Tam Bảo (bản cũ), tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu    

* Link  Cuốn Tam Bảo (bản cũ)

* Link  Tải sách ebook Tam Bảo (bản cũ)

* Link  Video cuốn Tam Bảo (bản cũ)

* Link  Audio cuốn Tam Bảo (bản cũ)

* Link  Thư mục Tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu 

* Link  Thư mục Ebook Hộ Pháp Tỳ Khưu

* Link  Giới thiệu tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu  

* Link  Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app