5. Chân Đế và Tục Đế
Có hai loại sự thật: sự thật chế định, hay tục đế, và sự thậttuyệt đối, hay chân đế.
Tất cả sự vật, dầu là sinh vật hay những vật vô tri, đều có thể được chấp nhận là những sự thật trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta: đàn ông, đàn bà, con gái, con trai, cha, mẹ, ghế, bàn, sông, núi, v.v… đều là sự thật chế định hay tục đế. Tất mọi sự vật, dầu là sinh vật hay vật vô tri, mà chúng ta chấp nhận là sự thật, thực ra là những vật không hiện hữu, không có thật. Chẳng có đàn ông, đàn bà, con gái, con trai, cha, mẹ, ghế, bàn, sông, núi, v.v… Tất cả chỉ là vật chấtvà tâm hay danh và sắc mà thôi. Đó là sự thật tuyệt đối hay chân đế.
Khi sống chung đụng với mọi người trong đời sống hằng ngày thì tục đế là sự thật. Khi sống chung đụng với mọi người thì rõ ràng là có đàn ông, đàn bà, ghế, bàn, v.v… Bởi vậy, phải dùng tục đếtrong khi sống trong xã hội.
Khi nói chuyện với một người khác, thì tục đế là sự thật. Khi nói chuyện với một người khác, ta không thể nói rằng: “vật chất và tâm” này đang nói với “vật chất và tâm” kia. Nói như thế thì sẽ vô nghĩa và dễ lầm lộn. Thế nên, khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống hằng ngày, tục đế là sự thật và phải dùng tục đế.
Khi làm việc phước thiện, tục đế là sự thậtvà đúng. Khi làm việc phước thiện, ta không thể nói: “vật chất và tâm” này đang dâng cúng cho “vật chất và tâm” kia. Ta phải nói: một người đàn ông hay một người đàn bà đang dâng cúng cho một nhà sư. Như vậy, tục đế phải được sử dụng trong khi làm việc phước thiện.
Cũng thế, khi giữ giới thì tục đế là sự thật, chúng ta không thể bỏ tục đế. Khi một người giữ giới, chúng ta không thể nói: “vật chất và tâm” kia đang giữ giới. Ta phải nói: một thiện nam hay một tín nữ đang giữ giới. Như vậy, trong việc giữ giới, tục đế là sự thật.
Trong khi hành thiền chỉ hay thiền vắng lặng, đặc biệt là niệm tâm từ, chúng ta cần tục đế. Tục đếlà sự thật khi chúng ta thiền chỉ. Trong thiền chỉ, chúng ta phải chú tâm vào tục đế như: đất, nước, xanh, vàng, đỏ, đàn ông, đàn bà, con gái, con trai, v.v… Vậy phải dùng tục đế khi hành thiền chỉ. Ví dụ như khi niệm tâm từ, chúng ta niệm: “Cầu mong cho tôi có đầy đủ sức khỏe, an vui hạnh phúc, cầu mong cho cha mẹ tôi có đầy đủ sức khỏe, an vui hạnh phúc…”. Như vậy, chúng ta đã dùng tôi, dùng cha, dùng mẹ để làm đối tượng hành thiền. Đó là dùng tục đế để hành thiền.
Tóm lại, tục đế là sự thật khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi làm việc phước thiện, khi giữ giới, khi hành thiền chỉ. Tục đế là sự thật rất thích hợp trong cuộc sống thế tục.
Dĩ nhiên, nếu chỉ biết đến thế tục, chỉ biết đến tục đế, thì không thể nào đạt được giải thoát, đạt được thánh quả. Chúng ta phải biết chân đế, hay sự thật tuyệt đối. Chúng ta cần chân đế khi chúng ta hành thiền minh sát. Phải thấy rõ sự thật để đạt chân lý. Chúng ta không cần chân đếtrong đời sống thế tục này.
Theo chân đế thì chỉ có “vật chất và tâm”.
Theo Vi Diệu Pháp, có 89 loại tâm (tâm vương) và 52 tâm sở. Nhập chung lại, ta có tâm. Nhưng trong việc hành thiền minh sát thì con số không quan trọng. Bạn chỉ cần biết một điều sau đây là đủ. Đó là: Tâm là tiến trình của nhận biết. Nếu bạn biết tâm là tiến trình của nhận biết thì bạn được xem như có đủ điều kiện để hành thiền minh sát rồi.
Có 28 loại vật chất hay sắc, nhưng trong việc hành thiền minh sát thì con số không quan trọng. Nếu bạn hiểu: Vật chất là một tiến trình không có sự nhận biết, vậy là đã đủ cho bạn hành thiền minh sát. Thế nên, theo chân đế, chỉ có Vật chất và Tâm, hay Danh và Sắc. Tâm là tiến trình của nhận biết và vật chất là tiến trình không nhận biết.
*** (Mục đích của hành thiền minh sát là thấy bản chất vô thường, khổ và vô ngã hay tam tướngcủa vật chất và tâm. Biểu hiện của vô thường là sự biến đổi. Biểu hiện của khổ là sự sinh diệt. Biểu hiện của vô ngã là không điều khiển hay kiểm soát, không nắm bắt kịp và không có bản chất, vừa khởi sinh là đã rơi vào không).
Chúng ta không thể thấy được sự biến đổi hay thấy tam tướng của vật chất bên ngoài như ghế, bàn, nhà cửa, sông núi… vì chúng là tục đế. Chúng ta không thể thấy được sự biến đổi hay tam tướng của vật chất trong thân của chúng ta như mặt, mũi, tay chân… vì chúng là tục đế. Chúng tachỉ có thể nhận biết sự biến đổi hay tam tướng của vật chất bên ngoài và bên trong thân chúng taqua các đặc tánh cứng mềm, dính hút, chuyển động và nhiệt độ… vì chúng là chân đế.
Vật chất bao gồm sự vật bên ngoài và thân chúng ta. Nhưng khó thấy được các đặc tánh cứng mềm, dính hút, chuyển động và nhiệt độ… của sự vật bên ngoài. Nếu không thấy được các đặc tánh cứng mềm, dính hút, chuyển động và nhiệt độ… của vật chất bên ngoài thì làm sao thấy được sự biến đổi hay tam tướng của vật chất.
Chúng ta chỉ có thể thấy đặc tánh cứng mềm, dính hút, chuyển động và nhiệt độ… chính trong thân của chúng ta, và qua sự quán sát các yếu tố này ta mới thấy được sự biến đổi hay tam tướng.
Khi hành thiền ta chỉ chú ý đến yếu tố vật chất trong thân chúng ta mà không cần quan tâm đến vật chất bên ngoài. Khi hành thiền, thiền sư thường dạy chúng ta chú tâm quán sát thân tâm mà ít khi nói quán sát vật chất và tâm. Vậy khi nói quán sát thân và tâm cũng có nghĩa là quán sát vật chất và tâm).
Vật chất và tâm có bản chất vừa sanh ra là diệt ngay tức khắc. Vật chất và tâm hay thân và tâm là vô thường, biến hoại, và không thể điều khiển, kiểm soát được. Chỉ có “vật chất và tâm” mà chẳng có đàn ông đàn bà, con gái, con trai, nhà cửa, ghế, bàn, v.v… chi cả.
Để bạn có thể tự kiểm chứng rằng chẳng có đàn ông, đàn bà, v.v… tôi sẽ kể cho bạn biết ba mươi hai thứ đã hợp thành thân thể này. Để có thể tự kiểm chứng là không có đàn ông, đàn bà, không có con trai, con gái, v.v… chúng ta hãy dùng phương pháp phân tích ba mươi hai bộ phận của cơ thể:
___________________